1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng đa khoa chính quy trường đại học kỹ thuật y – dược đà nẵng

84 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 388,44 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (12)
    • 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP (12)
      • 1.1.1. Khái niệm về khả năng thích ứng nghề nghiệp (12)
      • 1.1.2. Các yếu tố hình thành khả năng thích ứng nghề nghiệp (13)
    • 1.2. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA (14)
    • 1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG (0)
    • 1.4. CÁC THANG ĐO VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP. 16 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (20)
      • 2.2.1. Thời gian nghiên cứu (20)
      • 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu (20)
    • 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (20)
      • 2.3.2. Cỡ mẫu (20)
      • 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu (21)
      • 2.3.4. Biến số nghiên cứu (21)
      • 2.3.5. Công cụ thu thập số liệu (25)
      • 2.3.6. Quá trình thu thập số liệu (26)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (29)
    • 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (29)
      • 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (29)
      • 3.1.2. Khả năng khởi nghiệp và tính chủ động của đối tượng nghiên cứu (30)
    • 3.2. KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (31)
    • 3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN, KHẢ NĂNG KHỞI NGHIỆP, TÍNH CHỦ ĐỘNG VỚI KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (32)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (35)
    • 4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (35)
      • 4.1.1. Đặc điểm về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (35)
      • 4.1.2. Đặc điểm về khả năng khởi nghiệp của đối tượng nghiên cứu (37)
      • 4.1.3. Đặc điểm về tính chủ động của đối tượng nghiên cứu (38)
    • 4.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (39)
    • 4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN, KHẢ NĂNG KHỞI NGHIỆP, TÍNH CHỦ ĐỘNG VỚI KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (41)
      • 4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (41)
      • 4.3.2. Mối liên quan giữa khả năng khởi nghiệp, tính chủ động với khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (45)

Nội dung

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 303) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tuổi ĐTB ± ĐLC: 21,54 ± 0,58 Min: 21 Max:

Giữ chức vụ trong quá trình học tập

Hoàn toàn không hài lòng

Sinh viên tham gia nghiên cứu này có độ tuổi từ 21 tuổi đến 24 tuổi với độ tuổi trung bình là 21,54 ± 0,58, sinh viên nữ chiếm đa số (96,7%) Tỷ lệ sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4 gần bằng nhau và lần lượt là 55,1%, 44,9%. Đa số sinh viên tham gia nghiên cứu không giữ chức vụ trong quá trình học tập với tỷ lệ là 77,9% Tỷ lệ sinh viên đi làm thêm chỉ chiếm 1/3 tổng số sinh viên tham gia vào nghiên cứu

Trong nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên hài lòng với môi trường học tập lâm sàng cao nhất (58,7%) Ngược lại, sinh viên không hài lòng với môi trường học tập lâm sàng chiếm tỷ lệ ít (3%).

3.1.2 Khả năng khởi nghiệp và tính chủ động của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2 Điểm trung bình về khả năng khởi nghiệp và tính chủ động của đối tượng nghiên cứu (n = 303) Đặc điểm

Khoảng điểm thang đo ĐTB ± ĐLC GTNN của nghiên cứu

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

có kết quả điểm trung bình khởi nghiệp của đối tượng nghiên cứu là 122,77 ± 16,38 trong đó điểm thấp nhất là 78 và cao nhất là 168 điểm

Tính chủ động của nghiên cứu đo lường bằng thang đo PPS và có kết quả điểm trung bình tính chủ động của sinh viên là 53,59 ± 5,31 với điểm thấp nhất là 40 và cao nhất là 68 điểm.

3.2 KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.3 Điểm trung bình khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 303) Đặc điểm

Khoảng điểm thang đo ĐTB ± ĐLC

GTLN của nghiên cứu Các yếu tố khả năng thích ứng nghề nghiệp

Khả năng thích ứng nghề nghiệp chung

Từ bảng 3.3 cho thấy điểm trung bình khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên là 80,93 ± 14,56 với điểm số thấp nhất là 40 và cao nhất là 119 điểm

Về các yếu tố khả năng thích ứng nghề nghiệp, yếu tố kiểm soát với điểm trung bình cao nhất là 21,09 ± 4,31, tiếp đến là yếu tố quan tâm và tò mò lần lượt có điểm trung bình là 20,2 ± 3,92; 19,96 ± 4,44 và yếu tố tự tin có điểm trung bình thấp nhất là 19,7 ± 4,32.

MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN, KHẢ NĂNG KHỞI NGHIỆP, TÍNH CHỦ ĐỘNG VỚI KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.4 Sự khác nhau về khả năng thích ứng nghề nghiệp giữa các nhóm về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 303) Đặc điểm chung ĐTB ± ĐLC p

Giữ chức vụ trong quá trình học tập

Làm thêm ngoài giờ học

Sự hài lòng với môi trường học tập lâm sàng

5 Hoàn toàn không hài lòng

Từ kết quả bảng 3.4, nghiên cứu đã tìm thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về khả năng thích ứng nghề nghiệp giữa các nhóm hài lòng với môi trường học tập lâm sàng (p < 0,0001)

Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về khả năng thích ứng nghề nghiệp giữa hai nhóm: nam và nữ, năm 3 và năm

4, có/không giữ chức vụ trong quá trình học tập, có/không đi làm thêm (p > 0,05)

Nghiên cứu cũng không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và khả năng thích ứng nghề nghiệp (p = 0,235)

Bảng 3.5 Mối liên quan giữa khả năng khởi nghiệp, tính chủ động với khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 303) Đặc điểm ĐTB ± ĐLC r p

Qua bảng 3.5 cho thấy có mối tương quan thuận với mức độ mạnh giữa khả năng khởi nghiệp và khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng (r = 0,701; p < 0,0001).

Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy có mối tương quan thuận mức độ trung bình giữa tính chủ động và khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng với hệ số tương quan (r = 0,357; p < 0,0001).

BÀN LUẬN

ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.1.1 Đặc điểm về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu với sự tham gia của 303 sinh viên có độ tuổi trung bình là 21,54 ± 0,58, nằm trong khoảng tuổi từ 21 tuổi đến 24 tuổi Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Yan Tian và cộng sự (2014) trên 431 sinh viên điều dưỡng tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc với độ tuổi trung bình là 21,93 ± 1,15 nằm trong khoảng tuổi từ 19 tuổi đến 25 tuổi [11] và ệznur İspir (2019) khi nghiên cứu trên sinh viên điều dưỡng tại Thỗ Nhĩ Kỳ với độ tuổi trung bình 21,04 ± 1,29 [14] Tuy nhiên, nghiên cứu này có sự khác biệt với nghiên cứu của Aisha Elsayed-ElArab (2022) trên sinh viên điều dưỡng Ai Cập có độ tuổi trung bình được xác định là 20,25 ± 1,8 và nghiên cứu của Yin

Ma (2020) trên sinh viên điều dưỡng Trung Quốc với độ tuổi trung bình là 18,74 ± 1,64 [9],[10] Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện trên sinh viên điều dưỡng năm 3, năm 4, còn nghiên cứu của Yin Ma (2020), Aisha Elsayed- ElArab (2022) được thực hiện trên sinh viên điều dưỡng từ năm 1 đến năm 4.

Theo kết quả bảng 3.1 đa số đối tượng nghiên cứu là nữ (96,7%) Tỷ lệ này phù hợp vì đặc điểm của ngành điều dưỡng là sinh viên nữ thường chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên nam [48] Kết quả này tương đồng với nghiên cứu củaPark So Young, Cho Ok - Hee (2020) trên 215 sinh viên điều dưỡng của trường Đại học Kongju, Hàn Quốc với tỷ lệ sinh viên nữ tham gia nghiên cứu chiếm 90,2% [32], nghiên cứu của Wenjie Fang và cộng sự (2018) tại Trung

(2019) tại Thổ Nhĩ Kỳ khi chỉ có 14,7% sinh viên nam tham gia vào nghiên cứu [14] Nguyên nhân này có thể là do định kiến dựa trên giới tính về điều dưỡng đã tồn lại từ lâu và nó gây trở ngại lớn cho nam giới khi chọn ngành điều dưỡng để học [10].

Về sự phân bố tỷ lệ sinh viên theo năm học, sinh viên năm thứ 3 (55,1%) và sinh viên năm 4 (44,9%), có tỷ lệ gần bằng nhau Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Park Hyun Sook (2021) trên 150 sinh viên điều dưỡng tại Hàn Quốc cho kết quả về tỷ lệ phân bố sinh viên năm 3, năm 4 lần lượt là 49,3%; 50,7% [35] Tuy nhiên, tỷ lệ này có sự khác biệt so với nghiên cứu của ệznur İspir (2019) trờn 265 sinh viờn điều dưỡng tại Thổ Nhĩ Kỡ với tỷ lệ phân bố sinh viên năm 3 và năm 4 lần lượt là 62,3%; 37,7% [14] Nguyên nhân của sự khác biệt này do khác nhau về tỷ lệ sinh viên trong mỗi năm học của mỗi trường và phương pháp chọn mẫu

Giữ chức vụ trong quá trình học tập

Trong nghiên cứu này cho thấy đa số sinh viên không giữ chức vụ trong quá trình học tập (77,9%) Kết quả này khác biệt với nghiên cứu cắt ngang của Yan Tian và cộng sự (2014) trên 431 sinh viên điều dưỡng tại Trung Quốc cho kết quả sinh viên giữ chức vụ trong lớp và không giữ chức vụ trong lớp có tỷ lệ gần bằng nhau (49,4% , 50,6% ) [11] Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do hệ thống giáo dục và quy định về trường học giữa hai quốc gia này khác nhau. Đi làm thêm

Từ kết quả của bảng 3.1 cho thấy có 34% sinh viên đi làm thêm ngoài giờ học, còn lại 64% sinh viên không đi làm thêm Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Annida Nur Shalihah (2018) trên 142 sinh viên điều dưỡng thực tập tại Indonesia với 32,4% sinh viên đã có kinh nghiệm làm thêm ngoài giờ, 67,6% sinh viên chưa từng làm việc ngoài giờ học [5] Điều này là hoàn toàn hợp lý vì việc làm thêm ngoài giờ học sẽ tốn nhiều thời gian và sức lực của sinh viên, làm giảm thời gian dành cho việc học tập nên tỷ lệ sinh viên làm thêm ngoài giờ học sẽ thấp [50] Ngược lại, nghiên cứu của Aisha Elsayed-ElArab (2022) trên sinh viên điều dưỡng tại Ai Cập có kết quả sinh viên làm thêm ngoài giờ học thấp hơn nghiên cứu này (18%) [9] Nguyên nhân của sự khác nhau này có thể do điều kiện kinh tế, quy định về chính sách lao động và làm thêm có thể khác nhau giữa hai quốc gia

Sự hài lòng với môi trường học tập lâm sàng

Về sự hài lòng với môi trường học tập lâm sàng, phần lớn sinh viên tham gia nghiên cứu rất hài lòng và hài lòng với môi trường học tập lâm sàng (67,3%), sinh viên không hài lòng và rất không hài lòng với môi trường học tập lâm sàng chiếm tỷ lệ ít (3,3%) Kết quả này có cao hơn với nghiên cứu trước Cụ thể, nghiên cứu của Aisha Elsayed-ElArab (2022) trên sinh viên điều dưỡng Ai Cập cho kết quả hài lòng và rất hài lòng chiếm hơn một nửa (55,7%) và 4,1% sinh viên không hài lòng với môi trường học tập lâm sàng [9] Tương tự, nghiên cứu của Park So Young (2020) trên sinh viên điều dưỡng Hàn Quốc cũng cho kết quả gần một nửa sinh viên cảm thấy hài lòng với môi trường học tập lâm sàng 47,9% [32] Nghiên cứu của Yumi Kim (2017) cho thấy 52,2% sinh viên hài lòng với môi trường học tập lâm sàng và 7,5% sinh viên không hài lòng với môi trường học tập lâm sàng [51] Nguyên nhân của sự khác biệt này do môi trường thực tập lâm sàng của mỗi quốc gia khác nhau Nghiên cứu này thực hiện tại địa điểm luôn quan tâm và chú trọng cải thiện môi trường học tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng

4.1.2 Đặc điểm về khả năng khởi nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu này khả năng khởi nghiệp của sinh viên được đánh giá dựa trên thang đo USES với khoảng điểm từ 36 – 180 Qua bảng 3.2 cho thấy sinh viên có điểm trung bình về khả năng khởi nghiệp là 122,77 ± 16,38 Kết nghiờn cứu của ệznur İspir và cộng sự (2019), Ilknur Dolu và cộng sự (2016), Aykan và cộng sự (2022), Sarikửse (2023) với điểm trung bỡnh lần lượt là 135,2 ± 19,50, 139 ± 18,33, 138,61 ± 20,07, 130,72 ± 20,80 [14],[52],[53], [54] Nguyên nhân của sự khác biệt này do các trường đại học Y ở Thổ Nhĩ

Kỳ có chương trình giảng dạy khởi nghiệp Điều này tác động đến kỹ năng tư duy phản biện và ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên Các phương pháp giảng dạy khởi nghiệp khuyến khích đáng kể sự quan tâm của sinh viên đối với các hoạt động khởi nghiệp [14].

4.1.3 Đặc điểm về tính chủ động của đối tượng nghiên cứu

Dựa trên thang đo PPC, điểm trung bình chủ động của 303 sinh viên tham gia nghiên cứu là 53,59 ± 5,3 với điểm số cao nhất là 68 và thấp nhất là

40 Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Yin Ma (2021) trên 405 sinh viên điều dưỡng năm cuối tại Trung Quốc cho kết quả điểm trung bình của sự chủ động là 54,5 ± 11,5 [37] Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Ling-Na Kong (2021) thực hiện trên sinh viên điều dưỡng năm 1 đến năm 4 với điểm trung bình là 50,3 ± 8 [55] Sự khác biệt này có thể do giữa các nghiên cứu có sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này thực hiện trên đối tượng là sinh viên năm 3, năm 4 còn nghiên cứu của Ling-Na Kong thực hiện trên sinh viên từ năm 1 đến năm 4 Sinh viên năm 1, năm 2 mới bắt đầu khóa học có thể chưa quen với chương trình đào tạo ở đại học Sinh viên năm 3, năm 4 đã có sự chủ động tốt hơn, vạch ra mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng, dành nhiều thời gian hơn sau giờ học và điều này có thể giúp sinh viên phát triển nghề nghiệp của mình [55].

ĐẶC ĐIỂM VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này sử dụng thang đo CAAS (Carrer Adapt – Abilities Scale) để đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng với khoảng điểm từ 24 - 120 Qua bảng 3.3 cho thấy sinh viên điều dưỡng tham gia nghiên cứu có điểm trung bình khả năng thích ứng nghề nghiệp là 80,93 ± 14,56 với điểm thấp nhất là 40 và điểm cao nhất là 119 Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Park Hyun Sook (2021) trên 150 sinh viên năm 3, năm 4 tại Hàn Quốc với điểm trung bình khả năng thích ứng nghề nghiệp là 96,56 ± 11,63 [35] Tương tự, nghiên cứu của Yin Ma (2021) trên 405 sinh viên điều dưỡng năm cuối tại Trung Quốc chỉ ra điểm trung bình khả năng thích ứng nghề nghiệp là 101,52 ± 17,04 [37] Ngoài ra, nghiên cứu này cao hơn nghiờn cứu của Nurgỹl Gỹngửr Tavsanli (2022) tại khoa Khoa học Sức khỏe, Thổ Nhĩ Kỳ với số điểm là 77,25 ± 8,69 [4] và nghiên cứu của Aisha Elsayed-ElArab (2022) tại Ai Cập với số điểm là 76,02 ± 14,24 [9] Nguyên nhân của sự khác biệt về điểm trung bình khả năng thích ứng nghề nghiệp này là do khác nhau về đối tượng nghiên cứu, thời gian, địa điểm thực hiện nghiên cứu Cụ thể, mỗi quốc gia khác nhau không tương đồng về môi trường học tập và chương trình đào tạo từ đó dẫn đến sự khác nhau về khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trong các nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy điểm trung bình yếu tố quan tâm của sinh viên là 20,2 ± 3,92 Kết quả này cao hơn các nghiên cứu trước Cụ thể, nghiờn cứu của Nurgỹl Gỹngửr Tavsanli (2022) trờn sinh viờn điều dưỡng tại Thổ Nhĩ Kỳ với số điểm là 11,33 ± 1,94, nghiên cứu của Aisha Elsayed- ElArab (2022) trên sinh viên điều dưỡng Ai Cập với số điểm là 15,36 ± 4,95, nghiên cứu của Suqin Guo (2017) trên sinh viên điều dưỡng Trung Quốc với số điểm 18,55 ± 4,8 [4],[9],[56] Điều này có thể giải thích là do sự khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện trên đối tượng là sinh viên năm 3, năm 4, các nghiên cứu khác thực hiện trên sinh viên điều dưỡng từ năm 1 đến năm 4 Sinh viên điều dưỡng năm 3, năm 4 tập trung chuẩn bị và định hướng sự nghiệp của mình sau này

Kết quả này cũng cho thấy điểm trung bình về yếu tố kiểm soát của sinh viên là 21,09 ± 4,31 Kết quả này cao hơn các nghiên cứu trước Cụ thể, nghiên cứu của Yan Tian (2014) trên sinh viên điều dưỡng Trung Quốc với số điểm là 19,95 ± 3,15, nghiên cứu của Park So Young (2020) trên sinh viên điều dưỡng Hàn Quốc với số điểm là 19,3 ± 2,6 [11],[32].

Ngoài ra, nghiên cứu này cho thấy điểm trung bình về yếu tố tò mò của sinh viên là 19,96 ± 4,44 Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu: nghiờn cứu của ệznur İspir (2019) trờn sinh viờn điều dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ với số điểm là 19,8 ± 3,1, nghiên cứu của Park Hyun Sook (2021) trên sinh viên điều dưỡng Hàn Quốc với số điểm là 19,8 ± 2,85 [14],[35]

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy điểm trung bình về yếu tố tự tin của sinh viên là 19,7 ± 4,32 Kết quả này thấp hơn so với một số nghiên cứu trước Cụ thể, nghiờn cứu của Nurgỹl Gỹngửr Tavsanli (2022) trờn sinh viờn tại Thổ Nhĩ Kỳ với số điểm là 25,64 ± 3,07, nghiên cứu của Park So Young (2020) trên sinh viên điều dưỡng tại Hàn Quốc với số điểm là 22,02 ± 3,42 [4],[32] Vì vậy, chương trình giảng dạy cần có sự đánh giá các năng lực chuyên môn nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đã cho thấy rằng điểm trung bình cao nhất là yếu tố kiểm soát (21,09 ± 4,31) và điểm trung bình thấp nhất là yếu tố tự tin (19,7 ± 4,32) Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu tại Hàn Quốc ở các thời gian khác nhau: nghiên cứu của Park So Young và Cho Ok-Hee (2020) và nghiên cứu của Park Hyun Sook (2021) đều cho ra kết quả cao nhất ở yếu tố kiểm soát và thấp nhất ở tự tin [32],[35] Điều này cho thấy rằng sinh viên tham gia nghiên cứu tự quyết định, chịu trách nhiệm xây dựng sự nghiệp của chính mình ở mức độ cao qua yếu tố kiểm soát Ngược lại sinh viên có sự tự tin thấp tức là sinh viên chưa có khả năng giải quyết vấn đề và tự tin vào năng lực bản thân, điều này có thể gây khó khăn cho sinh viên khi xây dựng sự nghiệp và vượt qua những trở ngại trong công việc Tuy nhiên kết quả này lại khác biệt so với một số nghiên cứu trước: nghiên cứu của Suqin Guo và cộng sự (2017) trên sinh viên điều dưỡng Trung Quốc cho kết quả cao nhất ở yếu tố tự tin, thấp nhất ở yếu tố quan tâm [56], nghiên cứu của Aisha Elsayed-ElArab (2022) trên sinh viên điều dưỡng Ai Cập cho kết quả điểm trung bình cao nhất ở yếu tố kiểm soát, thấp nhất thuộc về quan tâm [9]. Nguyên nhân của sự khác nhau này có thể do khác nhau về chương trình học, các quốc gia có những khóa đào tạo kỹ năng chuyên sâu, mỗi trường quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của sinh viên Vì vậy, chương trình học của sinh viên điều dưỡng cần đẩy mạnh khả năng thích ứng nghề nghiệp, nâng cao sự tự tin cho sinh viên Ngoài ra, yếu tố thứ hai cần quan tâm là tò mò, sinh viên cần khám phá môi trường mới, tìm hiểu về nghề nghiệp, chủ động tìm hiểu các vấn đề mình quan tâm, cải thiện nhiều kỹ năng bổ trợ và trau dồi kiến thức để linh hoạt trong mọi tình huống nhiệm vụ.

MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN, KHẢ NĂNG KHỞI NGHIỆP, TÍNH CHỦ ĐỘNG VỚI KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.3.1 Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng không có mối tương quan giữa đặc điểm về độ tuổi và khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu(p = 0,235) Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước: nghiên cứu viên điều dưỡng, nghiên cứu của Ju Hee Kim và Hye Sook Shin (2020) trên sinh viên điều dưỡng tại Hàn Quốc, các nghiên cứu này đều cho thấy không có mối tương quan giữa đặc điểm về tuổi và khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng với p lần lượt là 0,592 và 0,756 [9],[57] Sự tương đồng này có thể do khoảng tuổi của sinh viên tham gia vào các nghiên cứu hẹp và sự chênh lệch về tuổi giữa các sinh viên nhỏ nên không có ý nghĩa thống kê.

Từ kết quả của bảng 3.4 cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về khả năng thích ứng nghề nghiệp giữa nhóm sinh viên nam và nữ (p = 0,607) Kết quả này có sự tương đồng với các nghiên cứu trước Cụ thể, nghiên cứu của Park So Young (2020) trên 215 sinh viên điều dưỡng Hàn Quốc; Aisha Elsayed-ElArab (2022) khi nghiên cứu trên 810 sinh viên điều dưỡng tại Ai Cập, các nghiên cứu này đều cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm về giới tính và khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng với p lần lượt là 0,757 và 0,821 [32],[9]. Điều này có thể được giải thích là do nam giới và nữ giới đều có thể thành công trong nhiều ngành nghề và vị trí công việc khác nhau [58] Sinh viên điều dưỡng nam và nữ đều có thể phát triển khả năng thích ứng thông qua học tập, trải nghiệm thực tế và phát triển kỹ năng chuyên môn Do đó, không có sự khác biệt về khả năng thích ứng nghề nghiệp giữa nam và nữ

Nghiên cứu này không tìm thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về khả năng thích ứng nghề nghiệp giữa nhóm sinh viên năm 3 và năm 4 (p = 0,397).Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Park Hyun Sook (2021) trên 150 sinh viên năm 3, năm 4 tại Hàn Quốc khi cũng đưa ra kết luận giữa nhóm năm học và khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,883) [35] Ngược lại, nghiên cứu của ệznur İspir và cộng sự (2019) tại Thỗ Nhĩ Kỳ với sự tham gia của 265 sinh viên điều dưỡng cho thấy khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng năm 3 và năm 4 có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,019) Tác giả cho rằng sinh viên năm 4 có khả năng thích ứng nghề nghiệp cao hơn [14] Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do môi trường giáo dục và chương trình đào tạo ở các quốc gia khác nhau

Về giữ chức vụ trong quá trình học tập, nghiên cứu không tìm thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về khả năng thích ứng nghề nghiệp giữa nhóm có/không giữ chức vụ trong quá trình học tập (p = 0,122) Kết quả này khác biệt với nghiên cứu của Yan Tian và cộng sự (2014) thực hiện trên 431 sinh viên điều dưỡng tại Trung Quốc khi tác giả đã tìm thấy khả năng thích ứng nghề nghiệp giữa nhóm có/không giữ chức vụ có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,001) [11] Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do sinh viên Trung Quốc có những khóa đào tạo tập huấn kỹ năng lãnh đạo, giữ chức vụ Những sinh viên điều dưỡng giữ chức vụ trong lớp có khả năng thích ứng nghề nghiệp tốt hơn so với những sinh viên không có giữ chức vụ Các sinh viên giữ chức vụ đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động ngoại khóa giúp nâng cao nguồn lực thích ứng nghề nghiệp của họ Điều này cho thấy rằng, việc cung cấp cho sinh viên cơ hội lãnh đạo có thể cải thiện khả năng thích ứng nghề nghiệp [11]

Trong nghiên cứu này không tìm thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đi làm thêm và không đi làm thêm với khả năng thích ứng nghề nghiệp (p = 0,288) Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của AishaElsayed-ElArab và cộng sự năm 2022 trên sinh viên điều dưỡng tại Ai Cập,Yan Tian (2014) trên sinh viên điều dưỡng Trung Quốc, Park So Young vàCho Ok - Hee năm 2020 trên 215 sinh viên điều dưỡng tại Hàn Quốc, các nghiên cứu này đều cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đi/không đi làm thêm với khả năng thích ứng nghề nghiệp với p lần lượt là 0,414, 0,625, 0,162 [9],[11],[32] Nguyên nhân của sự tương đồng này viên làm trong thời gian rảnh rỗi như dạy kèm, phục vụ quán cà phê, bán hàng online, nhân viên thời vụ,… các công việc làm thêm thường không đòi hỏi kĩ năng và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực điều dưỡng, công việc đa số là để kiếm tiền trang trải cuộc sống Việc sinh viên làm đúng chuyên ngành có thể hỗ trợ phát triển nghề nghiệp sau này, tăng khả năng tự tin của sinh viên hơn, từ đó nâng cao khả năng thích ứng nghề nghiệp

Về sự hài lòng với môi trường học tập lâm sàng, kết quả nghiên cứu chỉ ra có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về khả năng thích ứng nghề nghiệp giữa các nhóm hài lòng với môi trường học tập lâm sàng (p < 0,0001) Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu trước: nghiên cứu của Yan Tian và cộng sự (2014) trên sinh viên điều dưỡng Trung Quốc, nghiên cứu của AishaElsayed-ElArab (2022) trên sinh viên điều dưỡng Ai Cập, nghiên cứu củaPark So Young, Cho Ok - Hee (2020) trên sinh viên điều dưỡng Hàn Quốc,các nghiên cứu này đều kết luận giữa các nhóm hài lòng với môi trường học tập lâm sàng và khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), đồng thời các nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên càng hài lòng với môi trường học tập lâm sàng thì khả năng thích ứng nghề nghiệp sẽ càng cao [11],[9],[32] Môi trường học tập lâm sàng là một yếu tố quan trọng trong giáo dục điều dưỡng nhằm phát triển các năng lực của sinh viên [59] Tuy nhiên, đôi khi một số môi trường học tập lâm sàng không đáp ứng được những mong đợi của sinh viên, có những trở ngại mà sinh viên gặp phải trong môi trường học tập lâm sàng như mối quan hệ với nhân viên y tế, không khí tại khoa phòng thực tập,… [60], [61] Vì vậy, các trường điều dưỡng và các nhà giáo dục nên tạo cho sinh viên một môi trường học tập tốt bằng việc giúp sinh viên làm quen với các vấn đề xảy ra tại khoa thực tập, tăng cường sự quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập lâm sàng.

4.3.2 Mối liên quan giữa khả năng khởi nghiệp, tính chủ động với khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Từ kết quả của bảng 3.5 cho thấy khả năng khởi nghiệp và khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu có mối tương quan thuận với mức độ mạnh (r = 0,701, p < 0,0001) Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của ệznur İspir (2019) trờn 265 sinh viờn điều dưỡng năm 3, năm 4 trường Đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kì khi cũng đưa ra kết luận khả năng khởi nghiệp có mối tương quan thuận mức độ mạnh với khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên (r = 0,6, p < 0,01) [14] Bên cạnh đó, nghiên cứu của Aisha Elsayed-ElArab (2022) trên 810 sinh viên điều dưỡng tại Ai Cập cũng kết luận rằng có mối tương quan thuận giữa khả năng khởi nghiệp và khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng (r = 0,178, p = 0,013) [9]. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng nhà trường nên tạo điều kiện để sinh viên điều dưỡng có cơ hội tiếp cận các khóa học, hội thảo và tài liệu liên quan đến khởi nghiệp Điều này có thể giúp sinh viên phát triển các kĩ năng và tư duy cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc, đồng thời tăng cường sự tự tin và sự quyết tâm trong việc xây dựng sự nghiệp của mình

Dựa trên phép kiểm Pearson’s, kết quả nghiên cứu cho thấy tính chủ động và khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu có mối tương quan thuận mức độ trung bình với hệ số tương quan r = 0,357 (p

Ngày đăng: 06/12/2023, 22:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu - Đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng đa khoa chính quy trường đại học kỹ thuật y – dược đà nẵng
Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu (Trang 21)
Bảng 2.1. Số lượng sinh viên mỗi lớp - Đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng đa khoa chính quy trường đại học kỹ thuật y – dược đà nẵng
Bảng 2.1. Số lượng sinh viên mỗi lớp (Trang 21)
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 303) - Đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng đa khoa chính quy trường đại học kỹ thuật y – dược đà nẵng
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 303) (Trang 29)
Bảng 3.2. Điểm trung bình về khả năng khởi nghiệp và tính chủ động  của đối tượng nghiên cứu (n = 303) - Đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng đa khoa chính quy trường đại học kỹ thuật y – dược đà nẵng
Bảng 3.2. Điểm trung bình về khả năng khởi nghiệp và tính chủ động của đối tượng nghiên cứu (n = 303) (Trang 30)
Bảng 3.3. Điểm trung bình khả năng thích ứng nghề nghiệp  của đối tượng nghiên cứu (n = 303) - Đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng đa khoa chính quy trường đại học kỹ thuật y – dược đà nẵng
Bảng 3.3. Điểm trung bình khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 303) (Trang 31)
Bảng 3.4. Sự khác nhau về khả năng thích ứng nghề nghiệp giữa các nhóm về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 303) - Đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng đa khoa chính quy trường đại học kỹ thuật y – dược đà nẵng
Bảng 3.4. Sự khác nhau về khả năng thích ứng nghề nghiệp giữa các nhóm về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 303) (Trang 32)
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa khả năng khởi nghiệp, tính chủ động với khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 303) - Đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp và các yếu tố liên quan của sinh viên điều dưỡng đa khoa chính quy trường đại học kỹ thuật y – dược đà nẵng
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa khả năng khởi nghiệp, tính chủ động với khả năng thích ứng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 303) (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w