1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình sẩy thai 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan

65 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,94 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Sự thụ tinh, làm tổ và phát triển của phôi (14)
    • 1.2. Sự hình thành và phát triển của thai trong quí 1 (15)
    • 1.3. Vô sinh (17)
    • 1.4. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) (18)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (30)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (30)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (30)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (30)
      • 2.2.1. Thời gian nghiên cứu (30)
      • 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu (30)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (30)
    • 2.4. Biến số nghiên cứu và cách lượng hoá (30)
      • 2.4.1. Đặc điểm chung (30)
      • 2.4.2. Tiền sử (31)
      • 2.4.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng (31)
      • 2.4.4. Đặc điểm chu kỳ IVF (32)
    • 2.5. Phương pháp thu thập thông tin (32)
    • 2.6. Các tiêu chuẩn đánh giá liên quan đến nghiên cứu (33)
    • 2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (33)
    • 2.8. Đạo đức nghiên cứu (34)
    • 2.9. Hạn chế nghiên cứu (34)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (36)
    • 3.4. Đặc điểm của chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (42)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (44)
    • 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (45)
    • 4.2. Đặc điểm về tiền sử sản khoa, phụ khoa (48)
    • 4.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng (49)
    • 4.4. Đặc điểm của chu kỳ IVF (51)
  • KẾT LUẬN (53)
  • PHỤ LỤC (61)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Tất cả những trường hợp có thai sau thụ tinh trong ống nghiệm (hCG

 25 UI/L tại thời điểm sau chuyển phôi 14 ngày) và được theo dõi siêu âm đến 12 tuần tuổi thai ở Trung tâm Hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 05/2019 đến tháng 05/2020.

- Hồ sơ ghi đầy đủ thông tin đáp ứng với tiêu chuẩn nghiên cứu.

- Không có hồ sơ bệnh án lưu trữ.

- Các hồ sơ bệnh án không đủ tiêu chuẩn.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh việnTrung ương Huế.

Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.

- Phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Biến số nghiên cứu và cách lượng hoá

- Địa dư: thành thị, nông thôn.

- Nghề nghiệp của người vợ: văn phòng, phổ thông, nội trợ.

- Trình độ học vấn của người vợ: tiểu học, THCS, phổ thông, đại học / cao đẳng.

- Loại vô sinh: nguyên phát, thứ phát.

- Nghề nghiệp của người chồng: văn phòng, phổ thông, nội trợ.

- Tiền sử phụ khoa / sản khoa

+ Năm có kinh đầu tiên.

+ Tiền sử sinh đủ tháng.

+ Tiền sử sinh non tháng.

+ Tiền sử phẫu thuật phụ khoa.

- Tiền sử lạc nội mạc tử cung.

- Tiền sử ứ nước vòi trứng.

2.4.3 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

- Nguyên nhân gây vô sinh

+ Bệnh lý vòi tử cung.

+ Lạc nội mạc tử cung.

+ Do cả vợ và chồng.

+ Tinh trùng di động PR.

+ Tỷ lệ tinh trùng sống.

+ Tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường.

2.4.4 Đặc điểm chu kỳ IVF

- Loại phôi chuyển: phôi tươi, phôi trữ.

- Đặc điểm phôi chuyển: phôi ngày 3, phôi ngày 5.

+ Thai lâm sàng ngưng tiến triển trước 12 tuần.

Phương pháp thu thập thông tin

- Bước 1: Tìm các bệnh nhân có thai sau thụ tinh trong ống nghiệm (hCG  25 UI/L tại thời điểm sau chuyển phôi 14 ngày) và được theo dõi siêu âm đến 12 tuần tuổi thai ở Trung tâm Sản Phụ khoa tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 05/2019 đến tháng 05/2020.

- Bước 2: Lập danh sách bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu: em tiến hành lập danh sách bệnh nhân thỏa mãn tiểu chuẩn chọn mẫu gồm: họ và tên, tuổi, mã nhập viện và mã lưu trữ hồ sơ.

- Bước 3: Tiến hành hồi cứu hồ sơ bệnh án tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Trung ương Huế dựa vào mã lưu trữ hồ sơ.

- Bước 4: Thu thập số liệu dựa vào bộ câu hỏi nghiên cứu đã chuẩn bị.

- Bước 5: Tổng hợp kết quả.

Các tiêu chuẩn đánh giá liên quan đến nghiên cứu

- Đánh giá BMI theo WHO dành cho người châu Á: BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao 2 (m).

- Tiêu chuẩn về tinh dịch đồ bình thường: theo tiêu chuẩn của WHO năm 2010.

+ Thể tích tinh dịch:  1,5 ml.

+ Mật độ tinh trùng:  15 triệu/ml.

+ Tổng số tinh trùng:  39 triệu/ml.

+ Tinh trùng di động PR  32% hoặc PR + NP  40%.

+ Tỷ lệ tinh trùng sống  58%.

+ Tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường  4%.

- Tỷ lệ thụ tinh = Số noãn thụ tinh / tổng số noãn.

- Thai sinh hoỏ được xỏc định khi định lượng òHCG  25 IU/l sau 14 ngày chuyển phôi nhưng không phát triển thành thai lâm sàng.

- Thai lâm sàng được xác định khi có hình ảnh túi ối trên siêu âm đường âm đạo sau chuyển phôi 5 tuần.

- Sẩy thai sớm bao gồm thai sinh hoá và thai lâm sàng ngưng tiến triển trước 12 tuần.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Các số liệu thu thập, làm sạch và nhập bằng phần mềm Excel 2016, sau đó được quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS version 23.0.

- Mô tả số liệu bằng thống kê mô tả và thống kê phân tích.

- Các biến định tính sẽ được mô tả dưới dạng số lượng, tỷ lệ phần trăm.

- Các biến định lượng có phân phối chuẩn được mô tả dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn

- Phân tích mối liên quan bằng kiểm định chi bình phương.

- Các so sánh có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu sẽ được thực hiện khi được sự đồng ý của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Phòng kế hoạch tổng hợp, ban Giám đốc Bệnh viện Trung Ương Huế và Hội Đồng xét duyệt đề cương.

- Đây là một nghiên cứu mô tả - hồi cứu, không can thiệp trực tiếp vào đối tượng vì vậy không ảnh hưởng đến sức khoẻ, không vi phạm đời tư của bệnh nhân.

- Tất cả các thông tin về người bệnh đều được mã hoá và giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Hạn chế nghiên cứu

- Nghiên cứu bị hạn chế bởi số lượng cỡ mẫu còn nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn không bao quát được hết các đối tượng nghiên cứu.

- Dữ liệu chưa đầy đủ về những yếu tố góp phần gây sẩy thai đã biết.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm về tuổi và nghề nghiệp

Bảng 3.1 Phân bố theo tuổi và liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với tuổi của người vợ. Đặc điểm

Người chồng Người vợ n % n % Chu kỳ sẩy thai sớm/ Tổng

Nhận xét: Độ tuổi trung bình của người chồng là 33 tuổi và người vợ là

31 tuổi Đa số cả vợ và chồng đều nằm trong nhóm tuổi 30 – 35 tuổi Với p 0,277 > 0,05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sẩy thai sớm với tuổi của người mẹ.

Bảng 3.2 Phân bố theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Người vợ Người chồng

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Nghề nghiệp lao động phổ thông chiếm phần lớn tỷ lệ ở người vợ là 51,8% và chồng là 67,9%, tiếp theo đó là lao động văn phòng chiếm 41,1% ở người vợ và 30,4% ở người chồng, chiếm tỷ lệ thấp nhất là nội trợ với 7,1% ở người vợ.

Bảng 3.3 Phân bố theo địa dư Địa dư Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Hầu hết các cặp vợ chồng tham gia điều trị IVF đều sống ở thành thị chiếm tỷ lệ 91,1%, phần nhỏ các cặp vợ chồng còn lại sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ 8,9%.

3.1.3 Trình độ học vấn người vợ

Bảng 3.4 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Trình độ học vấn của người vợ đều ở cấp bậc phổ thông trở lên, trong đó cấp bậc phổ thông chiếm đa số với tỷ lệ 57,1%, tiếp theo là trình độ học vấn cao đẳng / đại học chiếm tỷ lệ 42,9%.

3.1.4 Loại vô sinh và thời gian vô sinh

Bảng 3.5 Liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với loại vô sinh và thời gian vô sinh Đặc điểm Số lượng / Tỷ lệ

Chu kỳ sẩy thai sớm/

Nhận xét: Vô sinh nguyên phát chiếm đa số các trường hợp với tỷ lệ

76,8% Hầu hết các cặp vợ chồng có thời gian vô sinh kéo dài từ 3 năm trở lên với tỷ lệ 87,5% Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ sẩy thai sớm với 2 đặc điểm loại vô sinh và thời gian vô sinh.

3.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ TIỀN SỬ SẢN KHOA, PHỤ KHOA

Bảng 3.6 Tiền sử sản khoa

Số lần Sinh đủ Sinh non Sống tháng tháng

Nhận xét: Có 10,7% bệnh nhân đã sinh con đủ tháng và có 8,9% trẻ sinh ra sống Không có trường hợp nào sinh non tháng trong nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu.

Bảng 3.7 Liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với tiền sử sẩy thai

Tiền sử sẩy thai Số lượng / Tỷ lệ

Chu kỳ sẩy thai sớm / Tỷ lệ (%) P

Nhận xét: Có 12,5% bệnh nhân tham gia điều trị IVF có tiền sử sẩy thai trước đó Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ thai ngưng phát triển với tiền sử sẩy thai của người vợ.

Bảng 3.8 Liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với tiền sử phẫu thuật phụ khoa. Tiền sử phẫu thuật phụ khoa

Chu kỳ sẩy thai sớm / Tỷ lệ (%) P

Nhận xét: Có 14,3% người vợ tham gia thụ tinh trong ống nghiệm có tiền sử phẫu thuật phụ khoa trước đó Với p = 0,438 > 0,05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thai ngưng phát triển với tiền sử phẫu thuật phụ khoa của người vợ.

Bảng 3.9 Liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với UXTC và LNMTCBT

Tiền sử Số lượng / Tỷ lệ (%) Chu kỳ sẩy thai sớm / Tỷ lệ

Lạc nội mạc tử cung buồng trứng

Nhận xét: Hầu hết những người vợ tham gia điều trị IVF đều không có tiền sử mắc UXTC và lạc nội mạc tử cung buồng trứng chiếm tỷ lệ lần lượt là 91,1% và 92,9% Với p > 0,05 nên không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ sẩy thai sớm với tiền sử u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung buồng trứng của người vợ

3.3 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG

3.3.1 Chỉ số khối cơ thể

Bảng 3.10 Liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với chỉ số khối cơ thể

Chỉ số khối cơ thể Chu kỳ sẩy thai sớm p

Nhận xét: 67,9% người vợ có chỉ số khối cơ thể bình thường Giá trị

BMI trung bình của người vợ là 20,82 ± 2,51 Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ sẩy thai sớm và chỉ số khối cơ thể của người vợ.

Biểu đồ 3.1 Nguyên nhân vô sinh

Bệ nh lý vò i t ử cu ng

Lạ c n ội m ạc tử cu ng

Do cả vợ và ch ồn g

Ch ưa rõ n gu yê n nh ân

Nhận xét: Đa số nguyên nhân vô sinh là do chồng chiếm tỷ lệ 66,1%

Tiếp đến cùng chiếm 10,7% là nguyên nhân vô sinh do cả hai vợ chồng và vô sinh chưa rõ nguyên nhân Vô sinh do bệnh lý vòi tử cung chiếm 7,1% và thấp nhất là vô sinh do lạc nội mạc tử cung chiếm 5,4% từ ngươi vợ.

3.3.4 Kết quả tinh dịch đồ

Biểu đồ 3.2 Phân loại kết quả tinh dịch đồ

Có tinh dịch đồ Tắc nghẽn OAT nặng

Nhận xét: Có 76,8% (43/56) các trường hợp đánh giá được các thông số về tinh dịch đồ 23,2% các trường hợp còn lại không thể đánh giá được các thông số về tinh dịch đồ bao gồm 16,1% tắc nghẽn và 7,1% OAT nặng.

Bảng 3.11 Liên quan về tỷ lệ thai ngưng phát triển với đặc điểm của tinh dịch đồ Đặc điểm

Chu kỳ sẩy thai sớm/

Tỷ lệ sống (%) Bất thường 2 / 15 4,7 0,260

Nhận xét: Chưa có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sẩy thai sớm với các đặc điểm của tinh dịch đồ bao gồm: mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng, di động của tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống và tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường.

Đặc điểm của chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm

Bảng 3.12 Liên quan về tỷ lệ sẩy thai sớm với đặc điểm số noãn chọc hút được Đặc điểm Số lượng / Tỷ lệ

Chu kỳ sẩy thai sớm / Tỷ lệ (%) P

Nhận xét: Hầu hết các trường hợp tham gia điều trị IVF đều chọc hút được trên 10 noãn chiếm tỷ lệ 57,1%, không có trường hợp nào chọc hút dưới

5 noãn Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ sẩy thai sớm với số noãn hút được.

3.4.2 Kết quả nuôi cấy phôi

Bảng 3.13 Tỷ lệ thụ tinh Đặc điểm TB ± SD Min - Max

Nhận xét: Tỷ lệ thụ tinh trung bình là 84.88 ± 10,94.

Bảng 3.14 Liên quan về tỷ lệ sẩy thai sớm với đặc điểm loại phôi chuyển và số lượng phôi chuyển Đặc điểm Số lượng /

Chu kỳ sẩy thai sớm/

Nhận xét: Đa số bệnh nhân được chuyển phôi tươi chiếm tỷ lệ 66,1% còn lại 33,9% được chuyển phôi trữ Và hầu hết bệnh nhân được chuyển nhiều hơn 2 phôi vào tử cung với tỷ lệ 60,7% Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ sẩy thai sớm với loại phôi chuyển và số lượng phôi chuyển.

Bảng 3.15 Đặc điểm phôi chuyển Đặc điểm phôi chuyển Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: 100% các bệnh nhân tham gia thụ tinh trong ống nghiệm đều được chuyển phôi ngày 3.

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm về tuổi, nghề nghiệp, địa dư và trình độ học vấn

Trong 56 cặp vợ chồng tham gia điều trị IVF được đưa vào nghiên cứu, người vợ có tuổi trung bình là 31,00 ± 3,77, thấp nhất là 23 tuổi, cao nhất là

38 tuổi; tuổi trung bình của người chồng là 33,86 ± 4,59 Trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hợi và cộng sự cho kết quả độ tuổi trung bình của người vợ tham gia điều trị IVF là 31,7 ± 5,2 [9] Trần Thị Phương Hoa và cộng sự cũng đưa ra kết quả nghiên cứu trên 183 bệnh nhân điều trị IVF bằng phương pháp ICSI có tuổi trung bình là 30,3 ± 4,3 [7] Các nghiên cứu của EstherWinter và cộng sự, Philippe Tummers và cộng sự, Neubourg và cộng sự khi nghiên cứu về bệnh nhân tham gia IVF cũng đều cho kết quả tuổi trung bình của người vợ xung quanh 31 tuổi [36], [34], [28] So sánh tuổi trung bình của người vợ trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu trong nước và ngoài nước.

Tuổi mẹ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai thành công cũng như tỷ lệ sẩy thai ở cả hai bối cảnh mang thai tự nhiên hay mang thai nhờ các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản [29] Điều này bởi vì sự suy giảm số lượng và chất lượng tế bào trứng, sụt giảm dự trữ buồng trứng theo tuổi của người phụ nữ dẫn đến [16] Theo nghiên cứu của Lê Hoàng và cộng sự (2016) trên 400 trường hợp IVF được chuyển phôi ngày 3 tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương báo cáo tỷ lệ không có thai lâm sàng có sự gia tăng theo các nhóm tuổi: 21 – 25 (40%), 26 – 30 (52,7%), 31 – 35 (56,8%), 36 – 40 (72%), > 40 (72%) [8] Hipp và cộng sự (2016) cũng đã báo cáo tỷ lệ thai ngưng phát triển sớm tăng theo tuổi mẹ cụ thể: < 30 tuổi (9,8%), 30 – 34 tuổi (11,2%), 35 – 37 (14,7%), 38 – 40 tuổi (22%), > 40 tuổi (36,8%) [23] Năm

2018, Hu và cộng sự cũng đã báo cáo kết quả nghiên cứu của họ trên 5.485 chu kỳ chuyển phôi IVF/ICSI có tỷ lệ thai ngưng phát triển tăng lên đáng kể khi tuổi mẹ tăng lên cụ thể: < 30 tuổi (11,4%), 30 – 35 tuổi (12%), 36 – 40 (17,8%), > 40 tuổi (37,7%) [24] Trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa tìm ra được mối liên quan giữa tuổi mẹ và tỷ lệ sẩy thai sớm có thể do hạn chế về số lượng mẫu nghiên cứu và nhóm bệnh nhân có tuổi > 35 tuổi còn ít.

Về nghề nghiệp của các cặp vợ chồng tham gia điều trị IVF chủ yếu là lao động phổ thông và văn phòng lần lượt là 51,8% và 41,1% với người vợ, 67,9% và 30,4% với người chồng Nội trợ chiếm tỷ lệ rất thấp

Về địa dư, các cặp vợ chồng tham gia IVF hầu hết sống ở thành thị chiếm 91,1% và số ít còn lại là sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ 8,9%

Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch tỷ lệ trên có thể lí giải do chi phí để thực hiện một chu kỳ IVF khá đắc đỏ đòi hỏi cần có tiềm lực kinh tế cao và ổn định Vì thế, các cặp vợ chồng có nghề nghiệp ổn định và đến từ thành thị sẽ dễ tham gia điều trị và hoàn thành chu kỳ IVF hơn

Về trình độ học vấn của người vợ đa phần là phổ thông và cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ lần lượt là 57,1% và 42,9% Nên việc tìm hiểu thông tin và tiếp cận với kỹ thuật IVF dễ dàng hơn Cũng như việc tư vấn cho bệnh nhân các thông tin khi thực hiện IVF và tham gia vào nghiên cứu này thuận lợi hơn.

4.1.2 Loại vô sinh và thời gian vô sinh

Về số năm vô sinh, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đa số các cặp vợ chồng có thời gian mong con từ 3 năm trở lên với tỷ lệ 87,5% Sự chênh lệch tỷ lệ này cũng hợp lý vì theo Tổ chức y tế thế giới định nghĩa vô sinh là một cặp vợ chồng quan hệ không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng không có con trong thời gian 12 tháng trở lên Như vậy các cặp vợ chồng thường sau 1 đến 2 năm quan hệ không bảo vệ nhưng chưa có con sẽ đến các cơ sở y tế để khám hiếm muộn Có nhiều phương pháp điều trị hiếm muộn sẽ được tư vấn để lựa chọn như kích thích phóng noãn, thất bại có thể bơm lọc tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản cuối cùng được chỉ định nếu các phương pháp trên đều thất bại Nên tỷ lệ thời gian mong con từ 3 năm trở lên chiếm đa số là hợp lý Và nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm được mối liên quan (p = 0,734) giữa tỷ lệ sẩy thai sớm với thời gian vô sinh.

Về phân loại vô sinh, hầu hết các cặp vợ chồng đều bị vô sinh nguyên phát chiếm tỷ lệ 76,8% số ít các cặp vợ chồng còn lại là vô sinh thứ phát với tỷ lệ 23,2% Nghiên cứu của Trần Đình Vinh và cộng sự (2020) cũng cho kết quả tỷ lệ vô sinh nguyên phát chiếm đa số với tỷ lệ 74,3% và vô sinh thứ phát chiếm 25,7% [14] Theo nghiên cứu của Hoàng Ngọc Sơn và cộng sự (2021) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,407) giữa tỷ lệ sẩy thai sớm với loại vô sinh nguyên phát hay thứ phát [12] Nghiên cứu của Hu (2018) cũng báo cáo không tìm ra sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ thai ngưng phát triển trước 12 tuần với phân loại vô sinh [24] Hai kết quả này tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi Tuy nhiên, trong nghiên cứu của

Hipp và cộng sự (2016) báo cáo có sự gia tăng đáng kể có ý nghĩa thống kê (p

< 0,0001) giữa tỷ lệ thai ngưng phát triển theo số lần mang thai trước đó: 0 lần chiếm 13,2%, 1 lần chiếm 15,4%, 2 lần trở lên chiếm 17,6% [23] Nên đây là vấn đề cần nghiên cứu để làm rõ hơn.

Đặc điểm về tiền sử sản khoa, phụ khoa

4.2.1 Đặc điểm về tiền sử sản khoa:

Nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận có 10,7% trường hợp đã có con sinh đủ tháng và chỉ có 8,9% em bé sinh ra sống Đây là nguồn động lực và khát vọng rất lớn của các cặp vợ chồng khi tìm đến phương pháp IVF với hi vọng có một đứa con khoẻ mạnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, người vợ có tiền sử sẩy thai trước đó chiếm tỷ lệ 12,5%; chu kỳ sẩy thai sớm ở bệnh nhân có sẩy thai trước đó chiếm tỷ lệ thấp hơn bệnh nhân không có tiền sử sẩy thai trước đó lần lượt là 5,4% và 17,9%, chưa có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,417) giữa tỷ lệ sẩy thai sớm và tiền sử sẩy thai trước đó Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Magnus và cộng sự (2019) cho thấy nguy cơ sẩy thai tăng lên ở những phụ nữ có lần mang thai trước đó kết thúc bằng sẩy thai so với những phụ nữ không mang thai trước đó, cụ thể: 1 (OR 1,54), 2 (OR 2,21) và 3 (OR 3,97) [25]. Hipp và cộng sự (2016) cũng đã báo cáo số lần sẩy thai trước đó của bệnh nhân làm tăng nguy cơ sẩy thai trong ba tháng đầu, cụ thể: 0 (13,8%), 1 (17,2%), ≥ 2 (19,2%) và p < 0,0001 [23] Lí do có sự khác biệt giữa các nghiên cứu trên với nghiên cứu của chúng tôi có thể là do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 14,3% bệnh nhân đã từng phẫu thuật phụ khoa trước đó chiếm 1,8% chu kỳ sẩy thai sớm và không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,365).

Về u xơ tử cung, Benson và cộng sự (2001) nghiên cứu trên hai nhóm phụ nữ có thai có u xơ tử cung và phụ nữ có thai với tử cung bình thường cho kết quả có sự gia tăng tỷ lệ sẩy thai với những phụ nữ mắc u xơ tử cung cụ thể tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ bị u xơ gần gấp đôi tỷ lệ ở phụ nữ có tử cung bình thường (14,0% so với 7,6%; p < 0,05) [18] Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Sundermann và cộng sự (2017) báo cáo rằng sự hiện diện của u xơ tử cung không liên quan đến tăng nguy cơ sẩy thai [33] tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi Do đó vấn đề này cần được nghiên cứu kĩ hơn. Đối với lạc nội mạc tử cung, Yang và cộng sự (2019) nghiên cứu trên hai nhóm đối tượng phụ nữ có và không có lạc nội mạc tử cung trải qua chu kỳ IVF báo cáo tỷ lệ sẩy thai giữa phụ nữ có và không có lạc nội mạc tử cung là tương tự nhau (22,4 và 20,1%, P = 0,085) và nguy cơ sẩy thai không tăng theo thống kê ở những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đã mang thai qua các chu kỳ IVF [37] Tuy nhiên, theo Santulli và cộng sự (2016) nghiên cứu trên

2 nhóm đối tượng phụ nữ lạc nội mạc tử cung đã được chẩn đoán bằng mô bệnh học sau khi phẫu thuật và nhóm chứng không bị lạc nội mạc tử cung báo cáo kết quả có sự liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) giữa nhóm phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung với không bị lạc nội mạc tử cung với tỷ lệ lần lượt là 29% và 19% [30] Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm ra được mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ sẩy thai sớm với lạc nội nội mạc tử cung (p 0,201) có lẽ do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi quá nhỏ Và việc điều trị lạc nội mạc tử cung cho bệnh nhân hiếm muộn nhằm giảm tỷ lệ sẩy thai còn chưa rõ ràng cần được nghiên cứu thêm.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

4.3.1 Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Theo Bellver và cộng sự (2022) béo phì ở phụ nữ có liên quan đến kết quả kém hơn trong quá trình thụ thai tự nhiên và thụ thai nhờ hỗ trợ sinh sản,bao gồm tăng nguy cơ sẩy thai [17] Theo nghiên cứu của Nogales và cộng sự

(2021) cho kết quả tỷ lệ sẩy thai sau IVF cao hơn đáng kể ở phụ nữ béo phì so với phụ nữ có cân nặng bình thường cụ thể phụ nữ nhẹ cân BMI < 18,5 có tỷ lệ sẩy thai là 13,4%, phụ nữa có cân nặng bình thường (BMI,5 – 24,9 có tỷ lệ sẩy thai là 12,1%, phụ nữ thừa cân (BMI= 25 – 29,9) với tỷ lệ sẩy thai là 14,5% và phụ nữ béo phì (BMI ≥ 30) có tỷ lệ sẩy thai là 19,2% [26]. Cozzolino và cộng sự (2021) cũng đã tiến hành nghiên cứu và đưa đến kết quả là tỷ lệ sẩy thai cao hơn đáng kể ở phụ nữ béo phì so với phụ nữ có cân nặng bình thường, chủ yếu là do tỷ lệ sảy thai lâm sàng tăng đáng kể [21]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ sẩy thai sớm với BMI Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn quá ít.

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nguyên nhân vô sinh do người chồng chiếm đa số với 66,1%, tiếp đến là vô sinh do cả hai vợ chồng và vô sinh chưa rõ nguyên nhân cùng chiếm tỷ lệ là 10,7%, có 7,1% vô sinh do bệnh lý vòi tử cung và 5,4% do lạc nội mạc tử cung của người vợ Trong nghiên cứu của Trần Đình Vinh và cộng sự (2014) thì vô sinh do chồng cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,4% tiếp đến là vô sinh do cả hai vợ chồng chiếm tỷ lệ 20,6%, 18,5% vô sinh do người vợ và 18,5% chưa rõ nguyên nhân [14].

Trong tổng số 56 cặp vợ chồng tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi có 16,1% trường hợp người chồng mắc vô sinh do tắc nghẽn và 7,1% trường hợp người chồng có tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng Trong 76,8% các trường hợp đánh giá được các thông số về tinh dịch đồ chúng tôi cũng chưa tìm ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các đặc điểm của tinh dịch đồ bao gồm: mật độ tinh trùng, tổng số tinh trùng, di động của tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống và tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường với tỷ lệ sẩy thai sớm Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Wennerholm và cộng sự

(2000) báo cáo không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sẩy thai tự nhiên sớm với chất lượng của tinh trùng [35].

Đặc điểm của chu kỳ IVF

Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào có kết quả số lượng noãn hút được dưới 5 noãn Đa số số noãn hút được nằm trong khoảng > 10 noãn chiếm tỷ lệ 57,1% còn lại 42,9% trường hợp số noãn hút được nằm trong đoạn từ 5 - 10 noãn Và không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ sẩy thai sớm với số noãn hút được Nghiên cứu của Hoàng Ngọc Sơn và cộng sự (2021) cũng báo cáo chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,40) giữa số noãn thu được với tỷ lệ thai ngưng phát triển [12]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Hipp và cộng sự (2016) cho thấy có sự giảm đáng kể (p < 0,0001) tỷ lệ thai ngưng phát triển với số lượng noãn hút được khi số lượng noãn tăng lên cụ thể tỷ lệ thai ngưng phát triển cao nhất (21,6%) khi số noãn hút được < 5 noãn và tỷ lệ thấp nhất (13,6%) khi số noãn hút được ≥ 30 noãn [23] Sự khác biệt về kết quả này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế về số lượng cỡ mẫu nghiên cứu.

Về tỷ lệ thụ tinh trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 84.88 ± 10,94 thấp nhất là 55,56 và cao nhất là 100 Nghiên cứu của Trần Thị Phương Hoa và cộng sự cũng cho kết quả tương đồng với chúng tôi có tỷ lệ thụ tinh trung bình là 84,05 ± 17,06 [7] Với tỷ lệ thụ tinh tương đối cao như vậy có lẽ do sự cải tiến của phương tiện và kỹ thuật ICSI cũng như nuôi cấy phôi.

Về loại phôi chuyển, Hipp và cộng sự (2016) báo cáo có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001) giữa tỷ lệ thai ngừng phát triển với nhóm chuyển phôi trữ đông (18,1%) cao hơn so với nhóm chuyển phôi tươi (14,3%)[23] Nghiên cứu của Hu và cộng sự (2018) cũng cho thấy mối liên quan giữa nguy cơ thai ngưng phát triển sớm cao hơn đối với chu kỳ chuyển phôi trữ đông (13,6%) so với chu kỳ chuyển phôi tươi (10,5%) [24] Tuy nhiên,Aflatoonian và cộng sự (2016) ghi nhận không có mối liên quan giữa tỷ lệ thai ngưng phát triển với loại phôi chuyển [15] Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thai ngưng phát triển đối với chu kỳ phôi tươi là 16% cao hơn so với chu kỳ chuyển phôi trữ đông là 7,1%, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,284) giữa tỷ lệ thai ngưng phát triển với loại phôi chuyển nguyên nhân có thể do cỡ mẫu còn hạn chế Do kết quả của các nghiên cứu chưa có sự thống nhất nên việc lựa chọn loại phôi chuyển cho bệnh nhân ưu tiên dựa trên đặc điểm lâm sàng của từng bệnh nhân. Đối với số lượng phôi chuyển, nghiên cứu của Hoàng Ngọc Sơn và cộng sự (2021) ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,587) giữa số lượng phôi chuyển với tỷ lệ thai ngưng phát triển [12] Trong nghiên cứu của Hipp và cộng sự (2016), cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001) giữa tỷ lệ thai ngưng phát triển với số lượng phôi chuyển, cụ thể:

1 (16,8%), 2 (12,6%), 3 (17,2%), ≥ 4 (24,1%) [23] Hu và cộng sự (2018) cũng ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ thai ngưng phát triển với số lượng phôi chuyển [24] Do đó, để xác định số lượng phôi chuyển cho bệnh nhân nên dựa vào số lượng phôi sẵn có của bệnh nhân và số lượng phôi đạt chất lượng tốt nhằm nâng cao tỷ lệ có thai và em bé sinh ra sống.

Ngày đăng: 05/12/2023, 23:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Hình ảnh chọc hút noãn qua siêu âm đường âm đạo - Nghiên cứu tình hình sẩy thai 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan
Hình 1. Hình ảnh chọc hút noãn qua siêu âm đường âm đạo (Trang 22)
Hình 2. Noãn thu được ở các giai đoạn trưởng thành khác nhau - Nghiên cứu tình hình sẩy thai 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan
Hình 2. Noãn thu được ở các giai đoạn trưởng thành khác nhau (Trang 24)
Hình 3. Noãn đã thụ tinh (2 tiền - Nghiên cứu tình hình sẩy thai 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan
Hình 3. Noãn đã thụ tinh (2 tiền (Trang 25)
Sơ đồ 1. Sơ đồ kết quả nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình sẩy thai 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan
Sơ đồ 1. Sơ đồ kết quả nghiên cứu (Trang 35)
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với - Nghiên cứu tình hình sẩy thai 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với (Trang 36)
Bảng 3.5. Liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với loại vô sinh và thời gian vô sinh Đặc điểm Số lượng / Tỷ lệ - Nghiên cứu tình hình sẩy thai 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.5. Liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với loại vô sinh và thời gian vô sinh Đặc điểm Số lượng / Tỷ lệ (Trang 37)
Bảng 3.7. Liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với tiền sử sẩy thai Tiền sử sẩy thai Số lượng / Tỷ lệ - Nghiên cứu tình hình sẩy thai 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.7. Liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với tiền sử sẩy thai Tiền sử sẩy thai Số lượng / Tỷ lệ (Trang 38)
Bảng 3.10. Liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với chỉ số khối cơ thể Chỉ số khối cơ thể Chu kỳ sẩy thai - Nghiên cứu tình hình sẩy thai 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.10. Liên quan tỷ lệ sẩy thai sớm với chỉ số khối cơ thể Chỉ số khối cơ thể Chu kỳ sẩy thai (Trang 40)
Bảng 3.11.  Liên quan về tỷ lệ thai ngưng phát triển với đặc điểm của - Nghiên cứu tình hình sẩy thai 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.11. Liên quan về tỷ lệ thai ngưng phát triển với đặc điểm của (Trang 42)
Bảng 3.13. Tỷ lệ thụ tinh - Nghiên cứu tình hình sẩy thai 3 tháng đầu sau thụ tinh trong ống nghiệm và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.13. Tỷ lệ thụ tinh (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w