1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức và niềm tin của sinh viên về một số rối loạn tâm thần và dự định tìm kiếm giải pháp ban đầu hỗ trợ các rối loạn tâm thần tổng quan tài liệu

38 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến Thức Và Niềm Tin Của Sinh Viên Về Một Số Rối Loạn Tâm Thần Và Dự Định Tìm Kiếm Giải Pháp Ban Đầu Hỗ Trợ Các Rối Loạn Tâm Thần - Tổng Quan Tài Liệu
Tác giả Đặng Thanh Quý
Người hướng dẫn Thạc Sỹ Nguyễn Thỏi Quỳnh Chi
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Chuyên ngành Cử Nhân Y Tế Cộng Đồng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 11,9 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIAO DUC VA DAO TAO - BO Y TE TRUONG DAI HQC Y TE CONG CONG

DANG THANH QUY

KIEN THUC VA NIEM TIN CUA SINH VIEN

VE MOT SO ROI LOAN TAM THAN VA DU DINH TIM KIEM

GIẢI PHAP BAN DAU HO TRO CAC ROI LOAN TAM THAN -

TONG QUAN TAI LIEU

TIỂU LUẬN TÓT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG Hướng dan khoa học

Thạc sỹ Nguyễn Thái Quỳnh Chỉ

TRƯỜNG DAI HOC Y TE CONG CONG

TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN

Trang 2

LOI CAM ON

Tiểu luận tốt nghiệp “Kiến thức và niềm tin của sinh viên vê một số rối

loạn tâm thần và dự định tìm kiếm giải pháp ban đầu hỗ trợ các rối loạn tâm

thân - Tông quan tài liệu” được thực hiện nhăm đáp ứng mục tiêu tơt nghiệp của chương trình đào tạo cử nhân khóa 10 và nguyện vọng của em trong việc áp dụng

kiến thức, kỹ năng đã được học tập tại nhà trường

Em xin được gửi lời cám ơn trân trọng nhất đến Trường đại học Y tế Cơng

cộng nói chung, chun ngành Truyền thông - Giáo dục sức khỏe nói riêng là môi

trường đào tạo với rất nhiều bài học và trải nghiệm quý giá Ngoài ra, em xin cám

ơn Phòng Đào tạo Đại học tạo điều kiện lựa chọn hình thức tốt nghiệp sao cho phù

hợp với mỗi sinh viên

Em sẽ không thể hoàn thành tiêu luận nếu không nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình và khích lệ động viên của giảng viên Nguyễn Thái Quỳnh Chi Cô đã giúp đỡ em rất nhiều từ việc xác định mục tiêu, thu thập thông tin, định hướng phân tích đến chỉnh sửa chỉ tiết Bên cạnh đó, em cịn nhận được sự gợi ý bồ ích khi lựa chon chủ đề tiểu luận từ cử nhân Đinh Thu Hà: sự chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp

viết tổng quan tài liệu từ cử nhân Nguyễn Thị Hải Lê và phần góp ý từ bạn học

Bài tiêu luận này không tránh khỏi thiêu sót, vì vậy em rât mong nhận được những ý kiến đóng góp để hồn thiện tốt hơn nữa

Hà Nội ngày 1Š tháng Š năm 2015

Sinh viên Đặng Thanh Quý

Trang 3

ii

MUC LUC

E8 cCACO (TƠ ÍY,T mHceihunnonnmenemnane iii

H1 ấn Ÿa=====ssco==SOUNN 4

ee ee COUA ác AI bàásieaeanedeaeoas 7

TẢ ‹‹‹ÝvWYF ⁄ 7O ŸỶŸEPŸỶỶŸỶỶ-RỶYreese 8

1 Tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và tiêu chuẩn loại trừ tài liệu 8 De TAG CTIA ssn sssecensssasnenecssssvenssssncncsosenssestaveanveress ess NRNM v226/1016600neriben § MOT SÓ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT 11

'.: đ Ta WwW>-<ô<-.-.e.ee 13

1 Kiến thức về rối loạn thân N ŒC 13

2 Niềm tin về rối loạn tâm thánÀ, (TT, .ccoooooieeeneieeee 15

3 Dự định tru si ko hỗ Aban đâu 19

"1 :Crr 44 rafWWïẶx ìì 21 ::' :'svux*šxs c ằễ '.ễ - 22 "(T141 71T 6(KHẢO 25

AB s -ằSẽneŸSe=—.5 5GẽeẰằẶẰằẶ=ẽễ - 28

PHỤ LỤC 1: Một số yếu tế liên quan đến kiến thức và niềm tin về rối loạn tâm

¬ .sẽẰ=ằ=.- 5= ằẮ ‹-.= 28

PHỤ LỤC 2: Bảng dịch một số thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt 33

2 [önnnănăẵăãg,

Trang 4

ili

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

K-A-P Kiến thức, thái độ và thực hành

SKTT Sức khỏe tâm thần

RLTT Rối loạn tâm thần TP Thanh pho

WHO Tổ chức Y tế thế giới

(World Health Organization)

ESE Ree sp essa eS eNO RAT a ET A YRS DT BTR I ER ON EL, BS EL EIT,

Trang 5

DAT VAN DE

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố có khoảng 450 triệu người mắc các rồi

loạn tâm thần (RLTT) trên toàn thế giới Tại các quốc gia đang phát triển có 75%

người mắc RLTT mà không được điều trị Các RLTT chiếm đến 13% gánh nặng bệnh tật tồn cầu và có xu hướng ngày càng phô biến hơn [40] Ở nước ta, các bệnh

tâm thần như lạm dụng rượu, trầm cảm, rối loạn lo âu, mắt trí nhớ đều thuộc “10 nguyên nhân hàng đầu về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam” [2] Thời điểm các

RLTT khởi phát khá sớm, nếu khơng có các biện pháp ứng phó sớm sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy đối với người mặc Hiện nay, những giải pháp được áp dụng cho các

bệnh nhân mắc RLTT bao gồm dự phòng và điều trị; tuy nhiên trong thực tế điều trị bằng thuốc và trị liệu về tâm lý chiếm đa số, còn mảng dự phịng ít được đề cập tới

Cho tới nay, biện pháp dự phòng phổ biến nhất là can thiệp về kiến thức, thái

độ và thực hành (K-A-P) Đến những năm 1970 sự ra đời của thuật ngữ “health literacy - năng lực sức khỏe” đã mở ra một hướng can thiệp mới trong việc thúc đây hành vi có lợi cho sức khỏe Ngay khi vừa mới xuất hiện, năng lực sức khỏe đã thu

hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới Do đó, phải tới năm

2012, Kristine Sorensen và cộng sự mới tổng hợp và phân tích những khái niệm

trước đó, để đưa ra một định nghĩa chung nhất: “Năng lực sức khỏe có liên quan

đến khả năng đọc, viết và bao hàm kiến thức, động cơ và khả năng của cá nhân trong việc tiếp cận, hiểu, đánh giả, và ứng dụng các thông tin về sức khỏe; để có những nhận định, từ đó đưa ra các quyết định trong việc phòng bệnh, nâng cao sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tê, tiễn đến nâng cao chất lượng cuộc sống trong suốt cuộc đời" [24] Phát triển dựa trên khái niệm năng lực sức khỏe, thuật ngữ "menfal

health literacy - năng lực sức khỏe tâm thân "' được đặt ra bởi Jorm et al, vào năm

1997, tại Úc Năng lực sức khỏe tâm thần (SKTT) được định nghĩa là ' kién thức và niềm tin của cá nhân về các RLTT để từ đó giúp cá nhân phát hiện và có biện pháp dự phòng” [10] [13] [14] [22] [25] Định nghĩa này được cụ thể hóa theo các yếu

tố sau đề thuận lợi hơn trong việc đo lường:

eRe TT PLE ELLIE TEEPE IN DTT SL ES ET I LTA TE ET BS IS EEE LE ST MIL RR NT LI EE

Trang 6

I Khả năng nhận biết sớm các RLTT cụ thể hoặc nhận biết các rối loạn khác

nhau

2 Kiến thức và niềm tin về yếu t6 nguy cơ hoặc nguyên nhân của những rồi

loạn đó

3 Kiến thức và niềm tin về khả năng tự hỗ trợ bản thân khi gặp các rối loạn

này

4 Kiến thức và niềm tin về sự trợ giúp của người có chun mơn

5 Thái độ của cá nhân về sức khỏe tâm thần dẫn đến khả năng nhận biết các

RLTT và dự định tìm kiếm trợ giúp

6 Kiến thức về việc làm sao để tìm kiếm được các thông tin về SKTT

Tương tự như năng lực sức khỏe, năng lực SKTT nhấn mạnh đến vai trò kiến thức

và niềm tin của cá nhân về các RLTT trong việc phát hiện ra các RLUTTT và biết cách

dự phòng chúng Những dự định ứng phó với các RUTT phụ thuộc rất nhiều vào

năng lực SKTT của cá nhân đó Năng lực SKTT không chỉ giới hạn trong phạm vi

kiến thức và niềm tin về các triệu chứng của RLTT, các nguyên nhân dẫn đến

RLTT Mà năng lực SKTT còn bao gồm cả khả năng nhận định, phán xét điều gì là tốt hay không tốt, nên hay không nên thực hiện đối với từng tình trạng SKTT, khả năng tìm kiếm sự trợ giúp, cũng như thái độ đối với hành động vì sức khỏe

Nhìn chung, thanh thiếu niên đang đối mặt với các thách thức về SKTT,

trong đó có nhóm sinh viên Trong năm học 2012 - 2013, cả nước có 2.2 triệu sinh

viên thuộc hệ đại học và cao đẳng: 562,6 nghìn sinh viên thuộc hệ trung cấp chuyên

nghiệp [6] Sinh viên đang gặp phải nhiều nguy cơ mắc RLTT trong cuộc sống như:

áp lực từ học tập mưu sinh, các mối quan hệ từ phía gia đình, xã hội Các nghiên

cứu mới đây trên sinh viên khoa y tế công cộng cho kết quả tỉ lệ rối nhiễu tâm trí

lên đến 58.4% [3] tỷ lệ bị stress bệnh lý chiếm 24,2%, trong đó có 2,8% sinh viên bị stress bệnh lý nặng [4] Những con số trên đã cho thấy cần có những giải pháp thực sự hiệu quả để cải thiện tình trạng RLTT ở sinh viên Đồng thời, cần ưu tiên

cho các biện pháp dự phòng, bởi khi sinh viên nhận biết sớm được các vấn đề SKTT

sẽ đễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp phù hợp với chính họ Điều này

Trang 7

hoàn tồn có tính khả thi, vì sinh viên có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh chóng, cởi mở khi đón nhận những quan niệm mới thuận lợi hơn trong trao quyên so với

các nhóm còn lại trong độ tuổi thanh thiếu niên Ngoài ra, hướng nghiên cứu, can

thiệp về năng lực SKTT đã được áp dụng và đem lại hiệu quả tại các quốc gia như Úc, Canada Trên những cơ sở đó, em thực hiện tiểu luận tốt nghiệp “Kiến thức và

niềm tin của sinh viên về rồi loạn tâm thân và dự định tìm kiếm một số giải pháp

ban đâu hô trợ các rôi loạn tâm thân”

_ sears re eran gS RET I SEES TET RT A EY I LTO TIN BE TE IOS TEE TLE EE TE NE SE NEBL SO TET ELT OE I EE EE

Trang 8

MỤC TIÊU TONG QUAN

1 Mô tả kiên thức và niêm tin của sinh viên về một sô rôi loạn tâm thân

2 Mô tả dự định tìm kiếm giải pháp ban đầu nhằm hỗ trợ các rối loạn tâm than của sinh viên

Trang 9

TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 Tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và tiêu chuẩn loại trừ tài liệu

> Tiêu chuẩn lựa chọn

— Về nội dung: Tài liệu có các từ khóa như “mental health literacy”,

“knowledge and beliefs about mental disorders”, “mental health in youth

and education”, “university”, “help-seeking”, “mental health first-aid”

— Về loại tài liệu: sách, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, bài báo, báo cáo nghiên cứ khoa học, luận án, luận văn

— Về nguồn tài liệu: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tạp chí Y học TP.Hồ Chí

Minh

— Về ngôn ngữ: các tài liệu tham khảo chính là tiếng Anh, một số tài liệu bổ trợ

các luận cứ trong khóa luận là tiêng Việt

—_ Về thời gian công bó cập nhập của tài liệu: trong vòng 10 năm trở lại đây (từ

2005 đến 2015)

> Tiêu chuẩn loại trừ

— Những tài liệu khơng đảm bảo có uy tín và độ tin cậy cao, không do các tổ

chức và cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu hay công bô 2 Quy trình:

> Bước I: Xác định vấn đề để tổng quan tài liệu

Tổng quan được thực hiện nhằm phục vụ cho nghiên cứu “Jim hiểu kiến

thức và niềm tin của sinh viên về một số rồi loạn tâm thân và dự định tìm kiếm giải

pháp ban đâu hỗ trợ các rồi loạn tâm thần” của giảng viên Nguyễn Thái Quỳnh

Chi Do đó, tổng quan tài liệu tập trung vào tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã

được thực hiện về kiến thức và niềm tin của sinh viên về một số RLTT cũng như dự

định tìm kiếm các giải pháp ban đầu hỗ trợ các RLTT của sinh viên

SESS STP ERTS EN SAE ES TE NI PL IES EES RE SU YL LTO SCRA LN LE POSE SELLE OL ET EL TE LL TT EI SL TO CTE IEE I NMOL EE ETE

Trang 10

> Bước 2: Thu thập thông fin

— Tham khảo những tài liệu sẵn có và tìm kiếm thêm những tài liệu phù hợp

với mục tiêu tổng quan

— Lựa chọn và tổng hợp những tài liệu đủ tiêu chuẩn sau đó sử dụng phần mềm Endnote X5 để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tham khảo

> Bước 3: Đánh gid thong tin

— Đọc lướt qua tài liệu để xây dựng bố cục tơng quan, từ đó sắp xếp những tài

liệu tương ứng theo từng chủ đề như: khái niệm về năng lực SKTT, kiến thức

về RLTT, niềm tin về RLTT, dự định tìm kiếm giải pháp ban đầu, các yếu tố

liên quan đến năng lực SKTT

— Tiếp đó, xây dựng ma trận thông tin tương ứng với mỗi chủ đê

— Đọc kĩ lại từng tài liệu để xác định những luận điểm chính cần trình bày (bao gồm cả các quan điểm có được sự đông thuận cao và những quan điêm còn

nhiều tranh cãi) và tìm kiếm thêm những luận cứ chứng minh cho luận điểm

nêu trên

> Bước 4: Viết và chỉnh sửa tổng quan

—_ Điều chỉnh lại mục tiêu, bô cục và những luận điêm chính đê đảm bảo tính

logic, rồi bắt tay vào viết chỉ tiết

— Trong quá trình viết tổng quan, xác định lại những thơng tin trích dẫn được

diễn đạt sao cho không chỉ đúng nghĩa mà còn cần phù hợp với bối cảnh Việt Nam Tuy nhiên, cần đảm bảo không sa đà vào việc chỉ tông hợp thông tin mà cần đưa ra được cái nhìn khách quan, đa chiều về vấn đẻ Sau đó, đọc lại

chỉnh sửa các lỗi chính tả, lặp từ

er cs ESS EYE ELIE PI EE BU PSE STR LT I NL I LR NS TEES,

Trang 11

10

Sơ đồ mô tả các tài liệu thu thập được

> Chủ thích (*): Do hạn chế bởi số lượng tài liệu tham khảo về năng lực

SKTT của sinh viên, nên khóa luận có tham khảo thêm một số tài liệu khác

về năng lực SKTT của thanh niên (từ 19 đến 24 tuổi) và người trẻ tuổi (từ 18

đến 24 tuổi)

Số tài liệu tham khảo trên thư

A A ae cA vign: 4

Tông sô tài liệu được thu

thập và rà soát 54

Số tài liệu tham khảo trên các eơ

sở dữ liệu điện tử: 50

Sô tài liệu liên quan đên “Kiên

thức về RLTT:6

Tổng số tài liệu có thơng tin

được trích dẫn trong tiểu Số tài liệu liên quan đến “Niềm

luận tin về RLTT”: 14

Số tài liệu liên quan đến “Dự định tìm kiếm giải pháp hỗ trợ

ban đầu”: 5

Số tài liệu liên quan đến “Các

yếu tố liên quan đến RLTT- Phụ

lực 1”: 11 Các phần khác

Trang 12

MOT SO KHAI NIEM SU DUNG TRONG BAI VIET > Sirc khée tam than (Mental health)

Sức khỏe tâm thần được định nghĩa là một trạng thái sức khỏe mà mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thăng bình

thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và thành công, và có thể đóng góp cho cộng đồng [6] [33]

> Rối loạn tâm thần (Menfal disorders)

RLTT bao gồm một loạt các vấn đề, với các triệu chứng khác nhau Tuy nhiên, chúng thường được đặc trưng bởi một số sự kết hợp của những suy nghĩ bình thường, cảm xúc, hành vi và các mối quan hệ với những người khác Ví dụ như tâm thần phân liệt, trầm cảm, chậm phát triển tâm thần và các rối loạn do lạm dụng ma túy Hầu hét những rối loạn này có thể được điều trị thành công [39]

> Trầm cảm (Depression)

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phỏ biến, đặc trưng bởi nỗi buồn sự mất

hứng thú/ niềm vui, cảm giác tội lỗi hay tự hạ thấp mình ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung

Nó có thể là lâu dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể khả năng hoạt động

tại nơi làm việc hay trường học, hoặc đối phó với cuộc sống hàng ngày của một

người Ở mức nghiêm trọng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử Ở thể nhẹ, trầm cảm có thể được xử lý mà không cần thuốc, nhưng khi bệnh tình trở nên vừa hoặc nang, thì cần tới thuốc và phương pháp trị liệu chuyên môn

Các chuyên gia có thể chẩn đoán và điều trị tram cảm như là một phần của

chăm sóc sức khỏe ban đầu Chăm sóc chuyên khoa là cần thiết cho một tỷ lệ nhỏ

người bị trầm cảm phức tạp hoặc những người không đáp ứng với điều trị tuyến ban

đầu

Trầm cảm thường khởi phát khi cịn trẻ Nó ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn

nam giới, và người thất nghiệp cũng có nguy cơ cao.[19]

Trang 13

12

> Tam than phan liét (Schizophrenia)

Tam than phân liệt là một rồi loạn nghiêm trọng về tỉnh than, đặc trưng bởi

sự gián đoạn sâu sắc trong tư duy, ngôn ngữ ảnh hưởng đến nhận thức, và ý thức cá nhân Nó thường bao gồm những trải nghiệm tâm than, chang han nhu nghe thay

tiếng nói hoặc có ảo giác Nó có thể làm giảm chức năng thông qua việc mắt khả năng kiếm kế sinh nhai, hoặc sự bất ồn trong học tập

Tâm thần phân liệt thường bắt đầu vào cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu tuôi trưởng thành Có phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh mất trí và những người bị ảnh hưởng bởi để có cuộc sống hữu ích và hòa nhập trong xã hội [39]

> Loan than (Psychosis)

Loạn thần là một vấn đề sức khỏe tâm thần øây ra cho con người thấy hoặc

giải thích những điều khác nhau từ những người xung quanh Điều này có thể liên

quan đến ảo giác hay ảo tưởng

Hai chính các triệu chứng của loạn than là:

— Ảo giác - nghe, thấy và trong một số trường hợp cảm thấy, ngửi hoặc nếm

những thứ không có thực; ảo giác thơng thường là nghe thấy tiếng nói

— Ảo tưởng - tin tưởng vào điều gì đó, khi kiểm tra tính hợp lý lại cho kết quả đó khơng phải sự thật Ví dụ suy nghĩ rằng hàng xóm đang có kế hoạch để

giết bạn

Sự kết hợp của ảo giác và ảo tưởng có thể thường xuyên nhiễu loạn nghiêm

trọng đến nhận thức, tư duy, cảm xúc và hành vi của người bệnh [ 1Š]

Trang 14

13

KÉT QUÁ

oA , A Ae A Ầ

1 Kiên thức về rôi loạn tâm thần

> Khả năng nhận biết các RLTT

Khi RLTT được nhìn nhận dưới góc độ là vấn đề của cuộc sống hơn là ở góc độ y tế, thì người bệnh không hề nhận thức được nguy cơ tiềm ấn, có thể bỏ lỡ việc phòng ngừa sớm và can thiệp kịp thời Đôi khi, người trẻ tuổi đã quen thuộc với những cảm xúc liên quan đến trầm cảm, do đó họ khơng coi đó như là một căn bệnh, mà chỉ đơn giản là một phần của cuộc song [28] Một nghiên cứu được tiến hành bởi Pill, Prior, và Wood tìm thấy rằng những người thất bại trong việc tham khảo ý kiến của bác sĩ, xuất phát từ việc họ không chắc chăn được là có hay khơng

các triệu chứng của một căn bệnh tâm thần thực sự [14] Từ đó có thể thấy khả năng

nhận biết các RLTT là một yếu td quan trọng, bởi việc không xác định được các

RLTT sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong việc tìm kiếm sự trợ giúp phù hợp

Có sự khác biệt về khả năng nhận biết các RLTT giữa các quốc gia khác

nhau Kết quả của một nghiên cứu tại Úc của Jorm et al (1997) đánh giá khả năng

nhận biết các RLTT cho thấy đa số người tham gia nhận ra một RLTT, nhưng không thê xác định chính xác rồi loạn đó là gì Trong đó, chỉ có 39% người nhận ra

đúng bệnh tram cam, va 27% người xác định được bệnh tâm thần phân liệt [14] Sau

10 năm có sự thay đổi tích cực hơn, một nửa số thanh niên Úc (tuổi từ 18-25) có thể

xác định chính xác bệnh tram cam (Burns & Rapee, 2006; Cotton, Wright, Harris,

Jorm, & Megorry, 2006; Rickwood et al, 2005; Wright et al, 2005) [25], [30] Cùng trong thời gian này, nghiên cứu tại Pakistan cho thấy tỉ lệ nhận ra RLTT còn thấp

hơn nhiều, khi chỉ có 19% người dân nhận biết được trầm cảm Lauber và các đồng

nghiệp báo cáo tỷ lệ nhận ra trầm cảm là 40% trên 844 người ở Thụy Sĩ Tiếp tục so sánh với một nghiên cứu khác của Elizabeth Lawlor (2008) trên người dùng Internet tại Ireland cho kết quả 78% những người tham gia đã mơ tả chính xác bệnh trầm

cam, 98% nêu chính xác các dấu hiệu của ảo giác [18] Tuy nhiên, cần cân nhắc kết

Trang 15

14

quả từ nghiên cứu của Elizabeth Lawlor bởi người tham gia trả lời bộ câu hỏi băng cách truy cập vào một trang diễn đàn trên mạng, nghĩa là khó xác định người tham gia có trả lời độc lập hay không, nên kết quả có thể khơng phản ánh chính xác khả năng nhận biết các RLTT

Ngồi ra, nữ giới có nhiều khả năng nhận biết bệnh trầm cảm hơn so với nam giới, nhưng họ không nhận biết được bệnh thần kinh Khơng tìm thấy mối liên quan

giữa tuổi tác và khả năng nhận biết bệnh trầm cảm, bệnh loạn thần Và khơng có

khác biệt đáng kể giữa các đô thị và cư dân nông thôn về khả năng nhận biết bệnh trầm cảm bệnh loạn than Điều này cho kết quả ngược lại với nghiên cứu của Suhail trước đó, đã chỉ ra có sự khác biệt về khả năng nhận thức biết trầm cảm, loạn thần giữa vùng đô thị và nông thôn [18]

> Kiến thức về các yếu tô nguy cơ hay nguyên nhân gây ra RLTT

Một nghiên cứu ở Úc đánh giá kiến thức về các yếu tố nguy cơ và nguyên

nhân gây ra các RLTT, trong đó, di truyền được xem là có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt và bệnh trầm cảm Một nghiên cứu tại Ireland (Elizabeth Lawlor, 2008) về nguyên nhân tiềm năng của RLTT, 83% số

người được hỏi ý kiến cho rằng RLTT có thể được gây ra bởi cần sa Quan điểm

cho rằng RLTT là hoàn toàn đi truyền đã được hỗ trợ bởi 15% số người được hỏi trong nghiên cứu này, trong khi chỉ có 2% tin rang RLTT là một hậu quả của từ việc

giáo dục và nuôi dưỡng thời thơ ấu [18] Những con số trên đã chỉ ra phân lớn thanh

thiếu niên không nêu ra hoặc có kiến thức sai lầm về các yếu tố nguy cơ, nguyên

nhân thực sự dẫn tới các vấn đề SKTT Bên cạnh đó, các nhận định trên có thể đóng

khung lối suy nghĩ của họ, dẫn tới việc không xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố quyết định SKTT bao gồm: môi trường, hành vi - lối sống dịch vụ y tế và sinh học (theo mơ hình các yếu tố quyết định sức khỏe của Lalonde, 1974) [8]

Trang 16

15

> Khả năng tự hỗ trợ bản thân khi gặp các RLTT

Một cuộc phỏng vẫn quan điện thoại (2012), với 774 sinh viên theo học tại

các trường đại học tại Úc cho kết quả 87% sinh viên (N = 178) cố găng làm gì đó để ứng phó với các RLTT Đây là một tỉ lệ cao, phần nào thể hiện được hiệu quả từ các can thiệp trước đó trong lĩnh vực này của chính phủ Úc

7

^»*

Có mối liên hệ giữa “khả năng nhận biết các rối loạn cụ thể” với “kiến thức và niềm tin về can thiệp tự giúp đỡ” Cũng trong nghiên cứu trên đã cho thấy những người nhận ra được chứng trầm cảm thì có khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên

nghiệp hiệu quả hơn 3,5 lần Một số yếu tố liên quan tự hỗ trợ bản thân được đề cập tới như: những người không sinh ra ở Úc tìm sự giúp đỡ từ cố vấn sinh viên nhiều

hơn gấp 3 lần so với những người sinh ra ở Úc; trong khi những người lớn tuổi hơn và là nữ giới thì đễ dàng tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp khác

2 Niềm tin về rối loạn tâm thần

> Niềm tin vào nguyên nhân gây ra các RLTT

Trong một nghiên cứu thậm chí có tới 50% người tham gia điều tra đều tin

rằng " tính cách yếu đuối" được coi là nguyên nhân gây trầm cảm và tâm thần phân liệt [14] Điều này có thể gây ra sự chủ quan trong phòng ngừa các RLTT và hạn

chế những nỗ lực can thiệp về sức khỏe tâm thần Ví như người có “tính cách yếu

đuối” có thể suy nghĩ, lo âu hơn về khả năng mắc bệnh: còn người có cá tính thì lại

bị động trong phòng ngừa các RLTT

> Thái độ của cá nhân về SKTT dẫn tới khả năng nhận biết các RLTT và dự

định tìm kiếm giúp đỡ

Tại nhiều cộng đồng, tâm thần không được coi là một bệnh lý thực sự mà

được xem như một sự khiếm khuyết trong tính cách [17] Vì vậy, người ta khơng muốn tin rằng họ hay một người nào đó trong gia đình họ mang bệnh tâm than

Phần lớn họ cảm thấy e ngại người khác sẽ nghĩ sao nếu biết họ mắc bệnh tâm thân

Nhưng sự chân chừ sẽ chỉ khiến cho tình trạng RLTT trở nên trầm trọng hơn [1]

Trang 17

16

Thái độ kỳ thị bắt nguồn tới nỗi sợ hãi về bất trắc và nguy hiểm với người

mắc RLTT, mặc dù nguy cơ bạo lực từ những người mắc bệnh tâm thần nói chung

là không cao hơn so với người khác [I] Nghiên cứu chỉ ra rằng sự sợ hãi và nhận thức về mức độ nguy hiểm liên quan đến bệnh tâm thân đã tăng lên trong vài thập

kỷ qua, phần lớn liên quan đến bệnh tâm thần nghiêm trọng như tâm thần phân liệt

và nhiều người cho răng người mắc bệnh tâm thần nặng dễ có hành động bạo lực và

gây ra nguy hiểm [13] Chính thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử trong xã hội đang

ngăn cản bệnh nhân RLTT và gia đình họ tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc SKTT [17] Sự hiểu lầm và kỳ thị đối với bệnh tâm thần vẫn lan tràn, mặc dù những

bước tiến trong cải thiện các phương pháp điều trị đang đần đem lại hiệu quả hơn

Điều này bắt nguồn từ niềm tin răng những người mắc RLTT thì khơng thể chữa

được, hoặc họ không đủ thông minh, hay khơng có khả năng đưa ra quyết định như những người bình thường khác [32]

Cả trong ngành y, thái độ kỳ thị của chuyên gia về SKTT tương tự với các

thành viên khác trong công đồng Nguyên nhân của tình trạng này có thể do trong

q trình đào tạo y tế, hiếm khi đề cập đến giải quyết các vấn đề kỳ thị một cách

trực tiếp [13]

> Niém tin về sự trợ giúp của người có chuyên môn

Tổn tại thực tế là người dân không tin hay nghi ngại vào hiệu quả của các

loại thuôc, phương pháp điêu trị và cả người có chun mơn

— Về thuốc và phương pháp điều trị: Nhiều người coi vitamin và chế độ ăn đặc

biệt có nhiều hữu ích hơn so với các thuốc chống trầm cảm và thuốc chống

loạn thần Các phương pháp điều trị như nhập viện trị liệu sốc điện (ECT) và sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tâm thần thường coi là có hại hơn so với

ích lợi mà nó đem lại Thậm chí họ cịn cho rằng các loại thuốc điều trị, như thuốc chống trầm cảm là mối đe dọa tiềm ẩn, có thể gây nghiện [14] Điều tra quốc gia của Canada năm 2012 cũng cho kết quả tương đồng người trẻ tuổi

perenne e280 2 SES ETRE ETE TT SO RL ET NT I OT A EET BO ELL RRC EO

Trang 18

17

(18-24 tuổi) có niềm tin tiêu cực là các loại thuốc điều trị bệnh tâm thần có

thể có hại hay thuốc chỉ điều trị được triệu chứng của bệnh Với niềm tin tích

cực như thc có thê hữu ích hay tâm lý trị liệu có thê hữu ích cịn khá khiêm

tốn [25]

— Về nhân viên y tế: Thậm chí khi xác định được bản thân mắc RLTT, họ vẫn

lo sợ rằng các bác sĩ sẽ không cung cấp hướng điều trị phù hợp Họ suy đoán

là các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, như thuốc chống trầm cảm, mà không

phải dành thời gian để tìm hiểu câu trả lời cho điều "thực sự" xảy ra với họ Trong khu vực công, chỉ có 51% tin rằng một bác sĩ tâm thần sẽ giúp ích cho người bị trầm cảm, trong khi chỉ 49% xem nhà tâm lý học là hữu ích Đánh

giá kiến thức và niềm tin về RLTT của sinh viên y khoa năm 2005 cho kết

quả không khả quan hơn: sự ủng hộ việc gặp bác sĩ như là sự giúp đỡ tốt nhất ở mức 40% với sinh viên năm nhất và 44% với sinh viên năm ba [14]

Một số nghiên cứu cho thấy răng số lượng người tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên

nghiệp đã tăng trong những năm qua, mặc dù điều này chỉ đại diện cho một số ít

những người có vấn đề về SKTT [13] Wilson và Deane (2006) cũng khăng định sự tìm kiếm trợ giúp phù hợp và hiệu quả là cần thiết để phòng ngừa, phát hiện sớm

các vấn đề sức khỏe tâm thần Tuy nhiên, khi trao đổi với thanh thiếu niên họ nhận

ra một thách thức lớn là sự miễn cưỡng của những người trẻ tuổi trong tìm kiếm sự

giúp đỡ chuyên nghiệp Điều này có thể khiến người trẻ tuổi bỏ lỡ cơ hội nhận được sự giúp đỡ cần thiết Có nhiều lý do dẫn tới thách thức trên:

— Thứ nhất, những người trẻ tuổi có nhiều khả năng tìm sự giúp đỡ từ các

nguồn không chính thức Họ thích nói chuyện với nhân viên tư vấn, bạn bè

và gia đình họ hơn là tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn Kết quả nghiên cứu

của Jorm et al chứng mính có 74% tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên tư vấn,

73% từ người thân trong gia đình, và 70% từ bạn bè [14]

_¬ ố ốaốằẰằẰeahaennees na nSnSSnS BS San 7

Tiểu luận tốt nghiệp 4 hanh-Q

TRƯỜNC UII HOC IE TONG Ci CONG

Trang 19

18

— Thứ hai, áp lực “giới” ảnh hưởng đến sự tìm kiếm trợ giúp cho các vấn đề

sức khỏe tâm thần Các chàng trai thường giữ vấn đề cho riêng mình, tự chịu đựng và im lặng Một thái độ tiêu cực được hình thành là: giới hạn những sự giúp đỡ về RLTT là điểu cần thiết với phái mạnh, đó là cách thể hiện sức mạnh chứ không phái sự yếu đuối Nam thanh niên cho rằng họ có thể quản lý các vấn đề sức khỏe tâm thần tốt hơn so với nữ thanh niên Có khá ít người trẻ ít đồng ý rằng mọi người có thể hồi phục hoàn toàn các vấn đề về SKTT, mà không có sự khác biệt theo giới tính [25]

— Thứ ba, thanh thiếu niên Úc không coi bác sĩ là người giúp đỡ thích hợp

(Burns và Rapee, 2005) Điều này chứng tỏ rằng, họ coi gặp gỡ bác sĩ chỉ khi có nhu cầu về sức khỏe thể chất, mà không phải với các vấn đề về SKTT

Kết quả này cũng tương tự với một nhóm thanh thiếu niên khác tại Ireland

[28]

> Niềm tin RLTT có thể điều trị được

Khi được hỏi về niềm tin vào kết quả điều trị, có 93% số người khăng định

những lợi ích của can thiệp sớm về tâm lý, cũng như đồng ý với tuyên bố “người

RLTT hồi phục nhanh hơn nếu được điều trị sớm” Chỉ có 3% tin vào việc "những người bị RLTT hiếm khi phục hồi” [18] Kết quả điều tra đem lại rất khả quan, tuy

nhiên các chuyên gia tâm lý trong lĩnh vực SKTTT có vẻ không nghĩ như vậy Họ

thường tiên liệu về kết quả điều trị lâu dài của bệnh tâm thần theo hướng khá bi

quan [13]

ERE 2 BTL I LEI TT TEES TS I EE DT a ES Ee a ES,

Trang 20

19

3 Dự định tìm kiếm giải pháp hỗ trợ ban đầu

Một khía cạnh quan trọng khác cua nang luc SKTT cần được quan tâm là sự

hỗ trợ ban đầu từ những người xung quanh với một người mắc RLTT Khi một người mắc RLTT, những thay đổi về hành vi và năng lực của họ có thể dễ nhận ra

bởi gia đình, bạn bè họ hơn Thật vậy, gia đình và bạn bè được xem như là nguồn

động lực quan trọng đối với cá nhân chịu ảnh hưởng bởi RLTT Vì vậy, họ đóng vai trị cung cấp giải pháp hỗ trợ ban đầu cho người mắc RLTT, và để tạo điều kiện cho sự trợ giúp chuyên môn về sau Sự hỗ trợ ban đầu về SKTT được định nghĩa là “sự trợ giúp cơ bản ban đầu dành cho người mắc RLTT hay khủng hoảng về SKTT”

(Jorm et al, 2007, 2008; Langlands et al, 2008) [11] Sự hỗ trợ này sẽ kéo đài cho

đến có sự giúp đỡ từ chuyên môn phù hợp hoặc cuộc khủng hoảng về SKTT chấm dirt

Đặc biệt đối với người trẻ tuổi, sự hỗ trợ ban đầu về SKTT được đánh giá là

phù hợp Các RLTT có thời gian khởi phát rất sớm, theo WHO có khoảng một nửa các RLTT bắt đầu trước tuổi 14 [38] Hơn nữa, những người trẻ cũng thể hiện sự ưu

tiên hàng đầu trong tìm kiếm giúp đỡ khi gặp các vấn đề về SKTT với gia đình và

bạn bé (Wright et al, 2005; Jorm va Wright, 2007) [14]

Có mối liên quan giữa sự hỗ trợ ban đầu về SKTT với kiến thức, trải nghiệm của cá nhân về các RLTT Những người có hiểu biết về các triệu chứng của RUTT hoặc có người thân/ bạn bè gặp các rỗi loạn này, họ thường có xu hướng cố găng

tìm cách xử lý vấn đề Trong số các sinh viên, 46% (N = 353) có ít nhất một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết gặp vấn đề cần giúp đỡ trong 12 tháng

qua Chín mươi phần trăm số người được hỏi cho biết (n = 319), họ đã làm điều gì

đó để giúp đỡ những ai gặp vấn đề tương tự Các hành động hỗ trợ giúp đỡ ban đầu

phổ biến nhất như: lắng nghe/ trò chuyện với người đang gặp van đề/ hỗ trợ tỉnh thần, khuyến khích tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp và dành thời gian bên cạnh/

giao lưu với người đó [30] Tuy nhiên, cịn nhiều người khơng biết nên hỗ trợ những người khác như thế nào

er TIE EERE BE ITTY EP PENS IS LEE ST IN TTA La BE EE Pv I OES

eee eee ee errr reer reer errr eee eee eee ——EeEeEeEeEeeeeeeeeEaaa9NnmmmmESEOO

Trang 21

20

Một cuộc khảo sát năm 2006 của giới trẻ Úc (độ tuổi từ 12-25) về dự định hỗ trợ ban đầu với bốn vấn đề của SKTT sau: trầm cảm, trầm cảm với lạm dụng rượu,

loạn thần, và ám ảnh xã hội được thực hiện Sau đó hai năm, liên tiếp 2005 cuộc

phỏng vấn và 608 báo cáo đánh giá lại trên nhóm đối tượng này, kết quả ghi lại

những hành động mà họ đã thực hiện để giúp các thành viên trong gia đình hoặc

bạn bè thân thiết khi gặp phải các vấn đề SKTT trên [26] Chính bởi vậy, dự định hỗ

trợ ban đầu về SKTT là yếu tố quyết định cho hành động hỗ trợ người thân cận trong thực tế

ESR A LI PI TSAR SPIE TE I STO ET TT LT ET ANE ER ATT LCE IONE RELI EE EE C01 Sa

Trang 22

21

HAN CHE CUA TONG QUAN

— Do thuat nett “mental health literacy” con kha mdi mé tai Vi¢t Nam, phan

lớn các tài liệu tham khảo chính đều là tiếng Anh Nên tồn tại sự sai lệch

trong quá trình dịch thuật, ảnh hưởng phần nào đến chất lượng thơng tin được trình bày

—_ Khái niệm năng lực SKTT được phân tích thành 6 yếu tố, tuy nhiên bởi hạn chế thông tin trong các tài liệu tham khảo nên còn một số khía cạnh/ yếu tố

chưa được phân tích làm rõ bao gồm: niềm tin về khả năng tự hỗ trợ bản thân

khi gặp các RL TT, kiến thức về sự hỗ trợ của người có chuyên môn, kiến

thức về việc làm sao đê tìm kiêm được các thông tin vê SK TT

en een eS EE PPS ST SIE TEP ST DE RI I TT EE TP ET a LE 00 EE

Trang 23

22

KÉT LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ

1 Kết luận

> Kiến thức và niềm tin của sinh viên về một số RLTT

Nhiều nghiên cứu về SKTT trên thế giới đã chỉ ra rằng phần lớn người dân

nói chung đều có hiểu biết rất hạn chế về các vẫn đề SKTT như: họ không xác định được đúng các RLTT, họ không nêu được nguyên nhân gây ra các RLTTT đó, nhiều người cảm thấy sợ những người có RLTT, họ khơng tin vào hiệu quả của các can thiệp, thường chần chừ trong việc tìm kiếm sự trợ giúp, và không biết hỗ trợ những người khác như thế nào Khả năng nhận biết các RLTT được cho là một yếu tố quan

trọng bởi việc không xác định được các RLTT sẽ dẫn đến việc chậm trễ trong việc

tìm kiếm sự trợ giúp phù hợp [13] Thái độ đối với các RLTT thường liên quan đến định kiến, kì thị [21, 22] Người có ếc vấn đề SKTT lo sợ bị kì thị Điều này có thể

làm ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm sự trợ giúp hoặc ảnh hưởng đến việc tuân thủ

điều trị Người dân nói chung biết đến các vấn đề SKTT như trầm cảm lo âu nhưng

lại không coi các vấn đề SKTT phô biến này là RLTT Liên quan đến hành vi tìm

kiếm sự trợ giúp, một số nghiên cứu đã cho thấy số người tìm đến sự hỗ trợ của người có chun mơn đang tăng dần trong những năm vừa qua mặc dù đây vấn là

con số vô cùng nhỏ trong số những người có các vấn đề SKTT Với tỷ lệ hiện mắc

của các RLTT trong quần thể dân cư cho thấy một thực tế là hầu hết mọi người đều

có thé tiếp xúc với người có vấn đề về SKTT vào một thời điểm nào đó, nhưng lại khơng có kiến thức và kỹ năng đề trợ giúp những người đó Hành vi tìm kiếm sự trợ

giúp chịu ảnh hưởng bởi hiểu biết của cá nhân về vấn đề, về nguyên nhân gây ra vấn đề đó và chân đốn vấn đè

> Dự định tìm kiếm giải pháp ban đầu nhằm hỗ trợ các RLTT của sinh viên

Người trẻ có điểm đặc trưng trong sự hỗ trợ ban đầu về SKTT Dự định hỗ

trợ ban đầu có mối liên quan với kiến thức và trải nghiệm về các RLTT Dự định hỗ trợ ban đầu về SKTT là yếu tố quyết định cho hành động hỗ trợ người thân cận trong thực tẾ

ESR SE SSE NS aT WT NE RSE TESORO SE IT LO IN BIS ET SB SR TE LES REN ER UE EN LO TEE ETE ELE EE,

Trang 24

23

2 Khuyến nghị

> Năng lực SKTT-— một hướng đi mới đáng để thử nghiệm

Khái niệm “mental health literacy — năng lực SK TT” đã hướng đến khía cạnh trao quyền trong nâng cao sức khỏe [36] Trao quyền giúp con người xác định được

các mối quan tâm của họ, có được các kĩ năng và niềm tin để hành động vì sức khoẻ

của mình [8] Đây chính là chìa khóa quan trọng để cải thiện thực trạng sức khỏe thâm thần hiện nay Do đó, mặc dù nghiên cứu kiến thức và niềm tin về RLTT còn khá mới mẻ ở nước ta nhưng lại có ý nghĩa thiết thực

Nhìn chung, những nỗ lực để giải quyết các vấn đề về SKTT luôn gặp phải

các rào cản như quan niệm sai lầm, sự sợ hãi, sự thiếu hiểu biết, và sự kỳ thị bao

quanh bệnh tâm thần [27] Trong khi đó, nâng cao kiến thức và niềm tin về RLTT

góp phần giúp cá nhân và cộng đồng:

— Hiểu được các yếu tố và cơ chế ảnh hưởng đến SKTT

— Được trao quyền kiểm sốt về SKTT của chính mình

— Có khả năng vận động ở câp cộng đơng và chính sách đơi với các hành động xây dựng môi trường lành mạnh hơn [34]

Nâng cao kiến thức và niềm tin của cộng đồng có ý nghĩa quan trọng góp phần giảm tỉ lệ RLTT đặc biệt trong bối cảnh nước ta không đủ cán bộ y tế có chuyên môn để giúp đỡ cho tất cả mọi người chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề SKTT Vì vậy, Việt Nam rất cần phố biến kiến thức và niềm tin về RLTT rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân

> Kiến thức và niềm tin của sinh viên về rối loạn tâm thần — câu hỏi chưa có

lời giải đáp

Nhìn chung, các nghiên cứu về SKTT trong nhóm sinh viên tại Việt Nam còn

khá ít, trong đó hầu hết các nghiên cứu thực hiện trên đối tượng là sinh viên y khoa,

nên không thể suy rộng các kết quả này cho sinh viên học các ngành khác Các

nghiên cứu đang không bám sát, phản ảnh được thực tế cuộc sống Sinh viên có nhu

PARE SE ELITE I EL LET I EN ESD NE II TEL ETN IE MEI ME TERETE RE ELIE OE PELL TELE ETE LILO LEE,

Trang 25

24

cầu cao về SKTT Theo thống kê của tổ chức NAMI (National Alliance on Mental Illness) ở Mỹ [29] hơn 25% sinh viên đại học (18-24 tuổi) được chân đoán và điều trị bởi người có chuyên môn tâm thần; hơn 11% sinh viên mắc rối loạn lo âu và khoảng 10% mắc trầm cảm; 73% sinh viên có trải nghiệm với khủng hoảng tính thần trong quá trình học tại trường nhưng 34,2% nói rằng bạn bè họ khơng biết gì

về các vấn đề mà họ đang gặp phải Nghiên cứu về các vấn đề SKTT trên thế giới cho thấy tỷ lệ mắc các RLTT như (stress, lo âu, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích rồi nhiễu hành vi) trong nhóm người trẻ tuổi rơi vào khoảng 25-75% [12], [20]

i231, (351, [37] Ở Việt Nam, tỷ lệ thanh niên (trong đó có nhóm sinh viên) có xuất hiện các triệu chứng khác nhau của RLTT khoảng 25-60% [3] [4] Ngoài ra, sinh

viên mắc RLTT đang đứng trước nhiều thách thức như điểm trung bình thấp, bỏ học hoặc bị thất nghiệp [21].[35] Ước tính khoảng 86% sinh viên bị RLTT bỏ học giữa chừng [30]

Điều đáng lo ngại là phần lớn sinh viên mắc RLTT không tìm kiếm sự giúp đỡ Các lý do phổ biến nhất về việc khơng tìm sự giúp đỡ ở người trẻ tuổi: dẫn đầu là thiếu khả năng nhận ra các vấn đề SKTT (chiếm 37% trong số người tham ø1A) tiếp theo là "cảm thấy xấu hỗ hay khó chịu nếu phải xin được giúp đỡ" (chiếm

22%), và "lo sợ sự kỳ thị khi chân đốn ra có vấn đề về SKTT" (chiếm 17%) [25]

Hiện chưa có nghiên cứu nào về năng lực sức khỏe của sinh viên Việt Nam công bố

kết quả, nên thực trạng về kiến thức và niềm tin của sinh viên về RLTT vẫn là an số

chưa được giải đáp Nếu không xác định được đúng thực trạng thì các can thiệp về SKTT trên sinh viên sẽ khó đáp ứng tính chi phí - hiệu quả Cũng như bỏ lỡ cơ hội để sinh viên nhận biết sớm về các vấn đề SKTT, chủ động tìm kiếm sự trợ giúp phù hợp với họ

_ ese ng 2a rR SES SI SY TRESTLE EL RE NEL TTT CE IS LT EE I TTT OO EET EE EI EET

Trang 26

10

11

12

25

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO > Tiếng Việt

Ban Y Tế Alberta (2007), Sức khỏe tâm thần, #ướng Đến Cuộc Sống Lành

Mạnh tr 2

BOY tế, Trường Đại học Y tế công cộng và Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2011), Gảánh nặng bệnh tật và Chan thuong o Viét Nam nam 2008, Nhà xuất bản Y học

Trân Ngọc Đăng, Đỗ Văn Dũng và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2011), “Ty le rồi nhiễu tâm trí và các yếu tố liên quan của sinh viên khoa Y tế công cộng Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh năm 2010", Tạp chí Y học TP Hồ Chí

Minh, 15(1), tr Ó

Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (201 1), "Tinh trang stress cua sinh vien Y tế công cộng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và một số yếu

tố liên quan năm 2010”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 15(1), tr 6

Tổ chức Y tế thế giới - Tây Thái Bình Dương (2008), Ngày Sứe khỏe Tâm

thân Thế giới — Một căn bệnh tiềm ẩn, truy cập ngày May 10-2015, tại trang web

Tổng cục Thống kê (2013) Thông cáo báo chí tình hình kinh té - xã hội sáu tháng đâu năm 2013, truy cập ngày May 09-2015, tai trang web

http://www.gso.gov.vn/default,aspx?tabid=507 &ItemID= 13683

Tiếng nói khắp năm châu - Tiếng Việt (2015), “Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam: Những bế tắc của một hệ thống”, Tạp chí Khoa học

Trường Đại học Y tế Công cộng (2005), Đại cương Giáo dục sức khoẻ và

Nâng cao sức khoẻ, Giáo trình lưu hành nội bộ

Trường Đại học Y tế Công cộng (2012), Truyền thông sức khỏe: Tài liệu dành cho Cử nhân y tê công cộng, định hướng Truyên thông - Giáo đục sức khỏe, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội

Tiếng Anh

Adrian Furnham, et al (2011), "Mental health literacy among university

students”, Journal of Public Mental Health, 10(4), p 14

Anthony F Jorm, Amy J Morgan, and Wright, Annemarie (2008), "First aid

strategies that are helpful to young people developing a mental disorder:

beliefs of health professionals compared to young people and parents”, BMC

Psychiatry, 2008(8), p 42

Ayat R Abdallah and Gab., Hala M (2014), "Depression, anxiety and stress

among first year medical students in an Egyptian public university”,

International Research Journal of Medicine and Medical Sciences, 2(1), p 9

Trang 27

13, 14 i: 16 17 18 19 20 Al 22 23 24 25 26 26

Bourget Management Consulting, Canadian Alliance on Mental Illness and

Mental Health, and Inc Gibson Library Connections (2007), Mental health

literacy: A review of the literature, [Ottawa, Ont.]: Canadian Alliance on

Mental IIIness and Mental Health, Editor“Editors, p 36

Cheslock, Patricia A (2005), Assessing Mental Health Literacy of First- and

Third-Year Medical Students : Knowledge and Beliefs About Mental

Disorders, PCOM Psychology Dissertations, Department of Psychology,

Philadelphia College of Osteopathic Medicine

choice, NHS (2014), Psychosis, accessed May 14-2015, from

http://www.nhs.uk/conditions/Psychosis/Pages/Introduction.aspx

Christine S Davis, et al (2008), Refinement of an Instrument to Measure

Mental Health Literacy and Examination of Interventions to Enhance Mental

Health Literacy Editor“Editors

Clement S, et al (2013), "Mass media interventions for reducing mental

health-related stigma ", The Cochrane Collaboration, 2013(7)

Elizabeth Lawlor, et al (2008), "Mental health literacy among Internet users”, Early Intervention in Psychiatry, 2008(2), p 9

Europe, WHO Regional Office for (2012), Depression: definition, accessed

May 15-2015, from http://www.euro.who.int/en/health- topics/noncommunicable-diseases

Grohol, John M (2008), Mental Disorders Common in Young Adults, accessed May 14-2015, from

http://psychcentral.com/blog/archives/2008/12/02/mental-disorders-

common-in-young-adults/

Illness, The National Alliance on Mental (2014), Learn about the issue,

accessed May 08-2015, from

http://www.nami.org/Content/NavigationMenu/Find_Support/NAMI_on_Ca

mpus1/Learn_About_The_Issue/Learn_About_The_Issue.htm

Jorm, Anthony F (2000), "Mental health literacy: Public knowledge and beliefs about mental disorders”, The British Journal of Psychiatry, 177, p 5 Khan, Muhammad S , et al (2006), "Prevalence of Depression, Anxiety and

their associated factors among medical students in Karachi, Pakistan”, J Pak

Med Assoc, 56(12), p 4

Kristine Sorensen, et al (2012), "Health literacy and public health: A systematic review and integration of definitions and models”, BMC Public

Health, 12(80), p 13

Malalyn Marcus and Westra, Henny (2012), "Mental Health Literacy in

Canadian Young Adults: Results of a National Survey”, Canadian Journal of Community Mental Health, 31(1), p 15

Marie Bee Hui Yap and Anthony Francis Jorm (2012), "Young people's

mental health first aid intentions and beliefs prospectively predict their

actions: Findings from an Australian National Survey of Youth”, Psychiatry

Research 196, pp 315-310

Trang 28

21 28 29 30 3] a2 33: 34 3D 36 STi 38 39 40 27

Massey, Jennifer (2010), Increasing Mental Health Literacy among Student

Affairs Staff: Assessing ‘Mental Health First Aid’

Moffatt, Valerie (2008), Irish Adolescents and Depression: A Study of

Mental Health Literacy and Help-Seeking School of Public Health and Population Science, University College Dublin

NAMI (2014), Learn about the issue, accessed November 30-2014, from http://www.nami.org/Content/NavigationMenu/Find_Support/NAMI_on_Ca

mpus1/Learn_About_The_Issue/Learn_About_The_Issue.htm

Nicola J Reavley, Terence V McCann, and Jorm, Anthony F (2012),

"Actions taken to deal with mental health problems in Australian higher

education students”, Early Intervention in Psychiatry, 6(2), pp 159-165

Organization, World Health (2005), Mental health: facing the challenges,

building solutions

Organization, World Health (2013) 70 facts on mental health, accessed May

07-2015, from

http://www.who.int/features/factfiles/mental_health/mental_health_facts/en/

Prevention, Centers for Disease Control and (2011), Mental Health Basics,

accessed May 08-2015, from http://www.cdc.gov/mentalhealth/basics.htm Reist, Dan (2013), Mental Health Literacy - What does it mean for substance use and why does it matter?, Visions: BC's Mental Health and Addictions

Journal, 8, p 2

Tabassum Alvi, et al (2010), "Depression, Anxiety and Their Associated

Factors Among Medical Students”, Journal of the College of Physicians and

Surgeons Pakistan, 20(2), p 5

The Canadian Alliance on Mental Illness and Mental Health (2008), National

Integrated Framework for Enhancing Mental Health Literacy in Canada,

Final Report, July 2008

University, Pennsylvania State (2014), Prevalence of Mental Health Issues among College Students: How Do Advisers Equip Themselves?, accessed May 14-2015, from http:/dus.psu.edu/mentor/2013/08/mental-health- college-students/

WHO (2013), /0 facts on mental health, accessed May 14-2015, from

http://www.who.int/features/factfiles/mental_health/mental_health_facts/en/ WHO (2014), Noncommunicable health topics, accessed May 14-2015, from http://www.who.int/nmh/topics/en/

WHO, Department of Mental Health and Substance Abuse (2012), Make a difference in the lives of people with mental disorders, accessed May 14-

2015, from

http://www.who.int/mental_health/mental_health_flyer_2012.pdf?ua=1

Trang 29

28

PHỤ LỤC

PHU LUC 1: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và niềm tin về rồi loạn tâm thần

Kiến thức và niềm tin về rối loạn tâm thần chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

liên quan Những yếu tố này có thể tác động tích cực, tiêu cực hoặc cả tích cực và tiêu cực đên vân đê:

> Susan có và đặc điểm nguồn thông tin ve SKTT

Thông tin sức khỏe là nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khỏe bởi vì giúp eon người hiểu biết hơn về sức khỏe, định hướng cho các hành vi, phương pháp điều trị và các quyết định sức khỏe [9]

Thông tin sức khỏe luôn sẵn có, chăng hạn như trên internet; đây được coi là cơ hội

tuyệt vời để phát triển năng lực sức khỏe Việc dễ dàng tiếp cận thông tin sức khỏe có thể tăng sự trao quyền, nhưng chỉ khi người dân có thể đọc, hiểu và áp dụng thơng tin đó [16]

Thông tin sức khỏe truyên tải đên người dân cân đảm bảo đê hiệu và có thê áp dụng được Bên cạnh đó, cân xem xét tới chât lượng và sô lượng của thông tin sức khỏe Một cuộc kiêm tốn trên các website phơ biên vê trâm cảm, cho thây

phần lớn thông tin không cân đối và còn sai lệch [1ó]

> Sw ki thi va phan biét đối xử

Người bị rối loạn tâm thần là một trong số những người ít được quan tâm

nhất trên thế giới Tại nhiều cộng đồng, bệnh tâm thần không được coi là một bệnh

lý thực sự mà được xem như một sự khiếm khuyết trong tính cách [17] Thậm chí ngay cả khi được cơng nhận là có bệnh, bệnh nhân tâm thần thường nhận được sự

điều trị thiếu tính nhân đạo [5] Trong đời sống, người mắc rối loạn tâm thần thường

gặp các phản ứng tiêu cực, thậm chí cịn bị miệt thị với các từ như “điên”, “đở

hơi ” “tâm thân không ổn định” Trong cuốn sách “Tổng quan tài liệu kiến thức và niêm tin vê SKTTT - Tư vân quản lý cho Liên minh Canada vê bệnh tâm thân và sức

Trang 30

29

khỏe tâm thần” đề cập quan điểm về thái độ kỳ thị đối với bệnh tâm thần nặng như

tâm thần phân liệt dường như ít phơ biến trong nên văn hóa khơng thuộc phương

Tây, bao gồm cả các cộng đồng nhỏ và thổ dân Inuit ở Canada [13] Tuy nhiên, quan điểm này đưa ra mang nặng cảm tính, bởi sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn khá

phổ biến trong mọi quốc gia, mặc dù có một số biến thế khác nhau (Pescosolido

2009) [17] Một số hành vi phân biệt đối xử có thể khơng quá “lộ liễu” như: yêu cầu

người mắc bệnh tâm thần đi cùng một người nào đó đến tái khám, do tình trạng sức

khỏe tỉnh thần của họ, trong trường hợp người bệnh muốn tự đi một mình Những hành động tương tự như ví dụ trên vẫn thể hiện sự thiếu tôn trọng, không lắng nghe ý kiến của người bệnh

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử còn liên quan tới nỗi sợ hãi về bắt trắc và nguy

hiểm, mặc dù nguy cơ bạo lực từ những người mắc bệnh tâm thần nói chung là

không cao hơn so với người khác [1] Nghiên cứu chỉ ra rằng sự sợ hãi và nhận thức

về mức độ nguy hiểm liên quan đến bệnh tâm thân đã tăng lên trong vài thập kỷ

qua, phần lớn liên quan đến bệnh tâm thần nghiêm trọng như tâm thần phân liệt và

nhiều người cho răng người mac bénh tam than nang dé có hành động bạo lực va

gây ra nguy hiểm [13]

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong xã hội đang ngăn cản bệnh nhân rối loạn

tâm thần và gia đình họ tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc SKTT [17] Sự hiểu lầm và kỳ

thị đối với bệnh tâm thần vẫn lan tràn, mặc dù những bước tiễn trong cải thiện các

phương pháp điều trị đang dần đem lại hiệu quả hơn Điều này bắt nguồn từ niềm

tin rằng những người mắc rối loạn tâm thần thì khơng thể chữa được hoặc họ

không đủ thông minh, hay khơng có khả năng đưa ra quyết định như những người

bình thường khác [32] Đôi khi người ta không muốn tin rằng họ hay một người nào

đó trong gia đình họ mang bệnh tâm thần Phần lớn họ cảm thấy e ngại người khác

sẽ nghĩ sao nếu biết họ mắc bệnh tâm thần Nhưng sự chân chừ khơng trị liệu thì chỉ

làm cho tình trạng xấu hơn [1] Trong y tế, các nghiên cứu còn thái độ kỳ thị của chuyên gia SKTT tương tự với các thành viên khác trong công đồng Nguyên nhân

Trang 31

30

có thể đo trong quá trình đào tạo, hiếm khi đề cập đến giải quyết các vấn đề kỳ thị

một cách trực tiếp Và các chuyên gia SKTT thường tiên liệu về kết quả lâu dài của

bệnh tâm thần một cách khá bi quan [13]

> Truyền thông

Truyền thông cần chịu một phần trách nhiệm cho sự gia tăng nỗi sợ hãi và

nhận thức về mức độ nguy hiểm liên quan đến các bệnh tâm thần, đặc biệt là bệnh tâm thần phân liệt Những hình ảnh truyền thông tiêu cực đã dấy lên sự lo lắng, làm tăng căng thăng tâm lý và sự kỳ thị đối với người bị rối loạn tâm thần [13] Bởi vì những người có bệnh bị kỳ thị thường không công bồ tính danh, những người khác lại thường hình thành thái độ thông qua những bộ phim, chương trình truyền hình

và tin tức mà họ thấy [31] Tuy nhiên, sức mạnh của truyền thông là rất lớn; nếu sức

mạnh này được khai thác hợp lý, thông tin „Ă tải đảm bảo tính chính xác và

được kiểm duyệt thì sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc giảm sự kỳ thị với các

van dé SKTT

> Van hoa, kinh tÊ và mơi trường chính sách

Văn hóa, xã hội, kinh tê và chính trị là những yêu tô ảnh hưởng sâu sắc đên

kiến thức và niềm tin về SKTT:

Có những khác biệt về văn hóa xã hội quan trọng trong cách mọi người nhận thức, giải thích và trải nghiệm liên quan đến rối loạn tâm thần Nền văn hóa Địa

Trung Hải và châu Mỹ La tính ghi nhận các trường hợp phan nan về chứng đau đầu

hay dây thần kinh Người châu Á thì đề cập tới một số triệu chứng như mệt mỏi, suy

nhược, hay cảm giác mất cân bằng Trong khi đó, người Tây Phi lại thừa nhận sự

tồn tại của các vấn đề của não bộ [13] Một ví dụ khác, ở nhiều cộng đồng, nam giới

được gắn với hình ảnh về sự mạnh mẽ, độc lập và có khả năng gánh vác cuộc sống

Nên trong các trường hợp gặp vấn đề về SKTT, nam giới thường chịu đựng một mình và giữ im lặng, điều này dẫn tới sự tìm kiếm trợ giúp của ở nam giới ít hơn

nhiều so với nữ giới [28] Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn ngày 28/1/2015, tiến sĩ

Trang 32

31

Trần Tuấn — giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng nêu

lên một thực trạng “ Việc gia đình người bị rồi nhiễu tâm trí và đặc biệt là bệnh

nhân tâm thần hỏi ý kiến thay bói, thây cúng là rất phổ biến ” [7] Có nhiều

nguyên nhân dẫn tới thực trạng này Thứ nhất là, về phong tục tập quán, khi gặp điều khó giải quyết người Việt thường ký gửi hi vọng vào cõi tâm linh Thứ hai,

hiện trạng lòng tin của người dân vào ngành y tế đang bị suy giảm Thứ ba, điều trị cho bệnh tâm thần chủ yếu dựa vào thuốc mà thiếu những giải pháp hỗ trợ tâm lý cho người bệnh và gia đình bệnh nhân

Ngồi ra, các nguồn tài chính đầu tư cho SKTT còn khá khiêm tốn, ước tính

vào khoảng 2 đô la/người/năm ở các nước có thu nhập thấp và 3-4 đô la/người/năm

ở các nước thu nhập trung bình thấp [32] Vì vậy, yếu tố kinh tế cũng là rào cản lớn đôi với những nỗ lực cải thiện các vân đê SKTT tại các quôc gia dang phat trién

Có khá ít quốc gia xây dựng khuôn khô pháp lý bảo vệ đầy đủ quyên lợi của

người mắc bệnh tâm thần [32] Điều này đã tạo lỗ hồng lớn dẫn đến sự vi phạm

nhân quyên của người khuyết tật tâm thân và tâm lý xã hội ở hâu hêt các quôc gia > Hệ thống y lễ trong chăm sóc SKTT

Trên tồn thế giới, tồn tại sự bất bình đăng rất lớn trong việc phân bổ nguồn

nhân lực có tay nghề cao cho SKTT Tình trạng thiếu bác sĩ tâm thân, điều dưỡng

tâm thần, nhà tâm lý học và nhân viên công tác xã hội là rào cản chính trong việc

cung cấp điều trị và chăm sóc cần thiết tại các nước có thu nhập thấp và trung bình

Các nước có thu nhập thấp có 0.05 bác sĩ tâm thần và 0,42 điều dưỡng trên 100.000 người Trong khi đó, tỷ lệ bác sĩ tâm thần ở các nước có thu nhập cao lớn hơn gấp

170 lần và tỷ lệ y tá lớn hơn 70 lần [32]

Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kề trong lĩnh vực chăm sóc

SKTT, tiêu biểu như Chương trình Mục tiêu Quốc gia về SKTT được hình thành

năm 1999 Chương trình đã tập trung vào xây dựng “mơ hình chăm sóc sức khỏe tam than dựa vào cộng đồng" Cho đến nay, mơ hình đã bao phủ trên toàn 64 tỉnh

Trang 33

SZ

thành với gần 40% xã/phường của Việt Nam Nhờ có mơ hình này những người

mắc tâm thần phân liệt và động kinh đã được quản lý tại cộng đồng và sự miệt thị

đã được giảm bớt Điều này đóng góp phần rất lớn trong việc giảm đau khổ và vất và cho cả bệnh nhân và gia đình họ Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nồi của tảng băng

chìm, thực tế vẫn tồn tại những thiếu sót, cần được khắc phục sớm:

— Chương trình chỉ tập trung vào một số bệnh tâm thần “truyền thống” Các bệnh tâm thần khác, đặc biệt là trầm cảm chưa được quản lý trong mơ hình này Điều này có nghĩa là những người mắc những bệnh này không nhận

được sự chăm sóc và điều tri tại cộng đồng thậm chí tại các cơ sở y tê

— Khái niệm “rối loạn tâm thần ” - tình trạng ban đầu của bệnh tâm thần chưa

được nhận thức đầy đủ Dẫn tới là các van đề về SKTT chỉ được xem như là các vấn đề của ngành y tế và chương trình SKTT hiện nay có xu hướng chú trọng vào khía cạnh lâm sàng hơn là phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh phát

sinh

— Mạng lưới chăm sóc sức khỏe nói chung và SKTT nói riêng chưa hoàn thiện,

thiếu nhân lực, thuốc men và trang thiết bị Về phía người bệnh và gia đình,

họ phải đối mặt với chỉ phí điều trị các bệnh tâm thân khá cao, do bản chất

kinh niên của bệnh [5] Hiện nay, có nhiều cơ sở tư nhân chăm sóc các bệnh

nhân tâm thần được mở ra, đã nhạy bén đáp ứng nhu cầu của người dân Thê

nhưng năng lực chuyên môn, chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở này

vẫn còn nhiều điều đáng băn khoăn Cịn trong hệ thống chính thức gồm các

bệnh viện trung ương và tỉnh chỉ tập trung điều trị bằng thuốc và hóa trị liệu Việc áp dụng các phương pháp không dùng thuốc, như trị liệu tâm lý, các trị liệu băng xây dựng hành vi, ứng xử, hoặc băng cách tạo các môi trường phù hợp cho bệnh nhân, thì chưa có trong các bệnh viện này [7]

—ỪỪằễằằẶằẶẰẰằằẶằẼẶB.PP=P

Trang 34

33

PHỤ LỤC 2: Bảng dịch một số thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiéng Việt

Từ góc tiếng Anh Dịch sang tiếng Việt

First-aid intention Dự định hỗ trợ ban dau

Health literacy Năng lực sức khỏe

Help-seeking Tìm kiêm sự trợ giúp

Mental health first-aid Hồ trợ ban đâu vê sức khỏe tâm thân

Mental health literacy Năng lực sức khỏe tâm than

hay Kiên thức và niêm tin vê rôi loan

tâm thần

EWES ELIAS PRET LTA REELED IPA RTEE L OE PO IE TI OLE PLT TE IRE ET EEE ETE EL LA TELLS OE TI LL LOL ELE LLL LTE NE A LE EE TE LE ESE ET

Tiểu luận tốt nghiệp Đặng Thanh Quy_K10B

Trang 35

¬"

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LH

mm mm

BIEN BAN CHINH SU'A KHOA LUAN TOT NGHIỆP

CU NHAN Y TE CONG CONG 2015

Chuyên ngành: Truyền thông Giáo dục sức khỏe

Sinh viên: Đặng Thanh Quý

Tên đề tài: Tổng quan tài liệu — Kiến thức và niềm tin của sinh viên về một số rỗi loạn

tâm thân và dự định tìm kiếm giải pháp ban đầu hỗ trợ các rối loạn tâm thần

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Nguyễn Thai Quynh Chi

Chữ ký giáo viên hướng dẫn

we

Trang 36

Nội dung chỉnh sửa trong khóa luận tốt nghiệp

Góp ý của giáo viên

Chỉnh sửa của sinh viên

Đặt vấn đề

Bô sung thêm câu dẫn dắt chuyển ý

giữa các đoạn trong

phần Đặt vấn đề

Mở đầu các đoạn văn có thêm các câu dẫn dắt chuyên ý sao cho không quá đột ngột, đảm bảo có sự liên kêt giữa các đoạn trong cùng phân Đặt van dé

(Chi tiết xem trang 5)

Cách việt cân nâng

cao hơn

Rút ngăn lại những chỗ diễn đạt dài dòng Làm rõ hơn lí do tại sao lại chọn đối tượng là sinh viên và giải đáp tên tổng quan tài liệu

(Chỉ tiết xem trang 5, 6)

Tài liệu và phương pháp

Bồ sung một sơ đồ tìm kiếm tài liệu tham khảo

Chỉ tiết '*Sơ đô mô tả các tài liệu thu thập được” xem trang 10

SỐ tài liệu tharmn khảo trên thư

= i giện: 4

Tổng số tài liệu được thu

thập va rà soát S4

8ê tài liệu tham khảoe trên các cơ

sở dữ liệu điện tử: SỐ

Số tài liệu liền quan đến “Kiến

thức vê RLTT”: 6

Tổng sổ tài liệu có thơng tín :

được trích dẫn trong tiểu Số tài liêu liên quan đến “Niềm

luận: 4O tin về RUIT": 14

Số tài liêu liên quan đến “Dự định tìm kiểm giải pháp hỗ trợ

ban đầu": 5

SỐ tài liêu liên quan điển “Các

yêu tô liên quan đến RLTT- Phụ

1Ue1”:11

— Các phần khác

Trang 37

ee

Những tài liệu tiếng

Việt được thu thập

bởi từ khóa gì?

Trong “Tiêu chuẩn lựa chọn”, làm rõ thêm “Về ngôn ngữ: các tài

liệu tham khảo chính là tiếng Anh, một số tài liệu bổ trợ các luận

cứ trong khóa luận là tiếng Việt”, trang 8

Kết quả

Cấu trúc lại từng

phan theo mạch:

chung — riêng, quốc

té — trong nước,

ngoài trường hoc —> trong trường học

Chỉnh sửa lại tối đa theo cau trúc trên, tuy nhiên do giới hạn thông

tin thu thập được, nên có phần chỉnh lại được, có phần vẫn giữ nguyên

Thông tin đưa ra cũ hơn so với thời gian

công bố, cập nhập tài

liệu (10 năm trở lại

đây)

Ra soát và chỉnh sửa lại các thông tin va ngu6n tài liệu trong các trang 17 18,19

Khơng trích dẫn tất

cả thông số kết quả

của nghiên cứu Chọn lọc lại các số liệu cân thiết dé trích dẫn trong trang 14, 16, 17 và 18

7k

Han chê của tông quan

Cần trình bày các ý

có tính khoa học, khơng được đưa ra

những ý mang tính

cá nhân

Hạn chế được đưa ra khách quan hơn như: sai sót trong quá trình

dịch thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt, đề tài mới nên số lượng

tài liệu tham khảo còn hạn chế Ngoài ra, một số phần không được

dé cập trong bài luận cũng được chỉ rõ

(Chi tiết xem trang 21)

Trang 38

Thông tin đưa ra cũ

hơn so với thời gian cơng bó, cập nhập tài

liệu (10 năm trở lại

đây)

Rà soát và chỉnh sửa lại các thông tin và nguôn tài liệu trong các trang 23

Danh mục tài liệu tham khảo

Tài liệu số 3 bị lặp

Kiểm tra lại lỗi kĩ thuật của phần mềm, chỉnh lại tài liệu tham

lại khảo số 3 và 4 để update thành một tài liệu tham khảo duy nhất,

theo dõi trang 25, 26, 27

Phụ lục

Lựa chọn từ ngữ phù | Đôi thành “môi trường chính sách”, Phụ lục 1, trang 30

hợp hơn trong tiếng

Việt để thay thế cho

yêu tơ “chính trị”

Lỗi chính tả

“intension” Sua lai la “intention” trong Phuc luc 2, trang 33

Ngày đăng: 02/12/2023, 11:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w