1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018

87 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tuân Thủ Điều Trị Methadone Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Của Bệnh Nhân Đang Điều Trị Tại Cơ Sở Điều Trị Trung Tâm Phòng, Chống HIV/AIDS Đắk Lắk Năm 2018
Tác giả Nguyễn Lê Bảo Châu
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 677,65 KB

Cấu trúc

  • 1.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS (17)
    • 1.2.1. Trên thế giới (17)
    • 1.2.2. Tại Việt Nam (19)
    • 1.2.3. Tại Đắk Lắk (20)
  • 1.3. Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone (20)
    • 1.3.1. Thông tin chung về Mathadone (20)
    • 1.3.2. Tình hình triển khai điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone trên thế giới: 11 (21)
    • 1.3.3. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Việt Nam (23)
  • 1.4. Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone (23)
    • 1.4.1. Định nghĩa tuân thủ điều trị (23)
    • 1.4.2. Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone và một số yếu tố liên quan đến 1.4.3. thủ điều trị Methadone (24)
    • 1.4.4. Việt Nam (0)
    • 1.1.1. Yếu tố cá nhân (0)
    • 1.1.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị Methadone (0)
    • 1.1.3. Sự hỗ trợ của gia đình và xã hội (0)
    • 1.1.4. Yếu tố môi trường (0)
  • 1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu (30)
    • 1.6.1. Giới thiệu chung (30)
    • 1.6.2. Tình hình điều trị Methadone tại Đắk Lắk (30)
  • 1.7. Khung lý thuyết: Tuân thủ điều trị Methadone (32)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (34)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (34)
    • 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (34)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (34)
      • 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu (34)
      • 2.5.2. Quy trình thu thập số liệu (34)
    • 2.6. Các biến số nghiên cứu (chi tiết xin xem phụ lục) (35)
    • 2.7. Tiêu chuẩn đánh giá (36)
    • 2.8. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu (38)
    • 2.9. Sai số và cách khắc phục (38)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (40)
    • 3.2. Tình hình sử dụng ma túy (42)
      • 3.2.1. Tiền sử sử dụng ma túy (42)
      • 3.2.2. Tiền sử cai nghiện ma túy (43)
      • 3.2.3. Tình trạng sử dụng ma túy, rượu bia và thuốc lá hiện tại (44)
    • 3.3. Kiến thức về Methadone và tuân thủ điều trị Methadone (45)
    • 3.4. Tình hình điều trị Methadone (46)
    • 3.5. Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone tại cơ sở điều trị (47)
    • 3.6. Sự hỗ trợ của gia đình và CBYT đối với BN khi tham gia điều trị Methadone38 3.7. Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone (49)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (55)
  • KẾT LUẬN (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (66)

Nội dung

Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS

Trên thế giới

Theo báo cáo của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), trong năm 2012, trên thế giới có khoảng 162 triệu đến 324 triệu người đã sử dụng một loại thuốc bất hợp pháp (cần sa, CDTP, cocain, Amphetamine, ) ít nhất một lần trong năm trước đó Số người nghiện ma túy trên thế giới vẫn duy trì ở mức 16 -39 triệu người Các tổ chức UNODC, UNAIDS, WB và WHO dựa trên các dữ kiện mới nhất đã cùng nhau ước tính số lượng ngườiTCMT trên thế giới khoảng 12,7 triệu người Đặc biệt, khu vực Đông và Đông Nam châu Âu có tỷ lệ người TCMT cao hơn 4,6 lần so với tỷ lệ trung bình toàn cầu [50].

Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương ước tính có khoảng 3,8 triệu người TCMT. Trong số này có 2,5 triệu người đang sinh sống tại Trung Quốc [49] Tuy nhiên, nếu xét về số lượng người TCMT thực tế thì 3 nước Liên Bang Nga, Trung Quốc và Hoa

Kỳ chiếm 46% tổng số người TCMT trên toàn thế giới [50].

Tử vong là hậu quả nghiêm trọng nhất do hành vi sử dụng ma túy mang lại. Ước tính có khoảng 207.400 trường hợp tử vong liên quan đến ma túy đã được báo cáo trong năm 2014 Sử dụng ma túy quá liều là nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp tử vong có liên quan đến ma túy trên toàn cầu Bên cạnh đó, hành vi TCMT không an toàn như việc dùng chung bơm kim tiêm có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe, nguy cơ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng đường máu như HIV, viêm gan B và viêm gan C [51] Một nghiên cứu gần đây về gánh nặng bệnh tật toàn cầu từ việc lệ thuộc ma túy đã ước tính trong năm 2010 đã có 1.980.000 năm sống bị mất đi do hành vi tiêm chích ma túy không an toàn dẫn đến nhiễm HIV, đồng thời có 494.000 năm sống bị mất đi trên toàn thế giới do viêm gan

Theo số liệu thống kê của UNAIDS, tính đến cuối năm 2013, trên thế giới có khoảng 35 triệu người đang sống chung với HIV, trong đó có khoảng 3 triệu người nhiễm viêm gan B và khoảng 4,5 triệu người nhiễm viêm gan C Trong năm 2013, trên thế giới đã phát hiện 2,1 triệu ca nhiễm HIV mới, giảm 38% so với năm 2011 (3,4 triệu ca nhiễm HIV mới) Trong 3 năm vừa qua, số ca nhiễm HIV mới đã giảm 13% [49].

Trong số 12,7 triệu người TCMT trên thế giới hiện nay, có khoảng 13,1% đang sống chung với HIV Các tổ chức UNODC, WB, WHO, UNAIDS đã cùng nhau ước tính trên toàn cầu có khoảng 1,7 triệu người TCMT bị nhiễm HIV Xét về mặt số lượng thực tế, bốn quốc gia Trung Quốc, Pakistan, Liên Bang Nga và Hoa

Kỳ cộng lại đã chiếm 62% những người TCMT nhiễm HIV trên toàn cầu [50] Tại nhiều quốc gia, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người TCMT cao hơn nhiều lần so với tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng Báo cáo của UNAIDS năm 2012 chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người TCMT cao hơn ít nhất 22 lần so với dân số nói chung ở 49 quốc gia, và cao hơn ít nhất 50 lần ở 11 quốc gia [48] Tại Liên Bang Nga, các chính sách nhà nước không ủng hộ cho việc cung cấp dịch vụ điều trị thay thế CDTP cho những người TCMT thì tỷ lệ nhiễm HIV trong số những người TCMT ước tính trong khoảng 18- 31% Ngược lại, các quốc gia ở Tây và Trung Âu có mật độ bao phủ cao các dịch vụ can thiệp giảm tác hại như phân phát, trao đổi bơm kim tiêm sạch, chương trình điều trị thay thế nghiện các C'DTP dẫn đến số ca nhiễm HIV mới thấp [49].

Tại Việt Nam

Sử dụng thuốc phiện nổi lên là vấn đề xã hội chủ yếu ở Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ 20 Theo báo cáo của Bộ LĐ-TBXH, tính đến cuối tháng 8/2014, cả nước có 185.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý Tuy nhiên trong thực tế, số người nghiện ma túy có thể cao hơn do không có trong danh sách quản lý của Bộ Công an và Bộ LĐ-TBXH Số người nghiện ma túy đang gia tăng trong 3 năm qua tuy nhiên tốc độ tăng khá chậm Năm 2011 là 158.414 người; năm 2012 là 172.000 người (tăng 8,57%); năm 2013 là 181.396 người (tăng 5,46%); 8 tháng đầu năm 2014, tăng 0,8% Trong số người nghiện có 96% nam giới, 50% ở độ tuổi 16 -

30, 0,02% dưới 16 tuổi Thống kê cho thấy có gần 90% các quận, huyện của các tỉnh thành phố và 60% số xã, phường, thị trấn đều đã có người nghiện ma túy Cả nước hiện có 142 trung tâm cai nghiện đang quản lý và cai nghiện cho 32.200 người Hầu hết các học viên đều phải chấp hành cai nghiện đủ 24 tháng cai nghiện tại trung tâm [2, 14].

Sử dụng ma túy qua đường tiêm chích là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng các trường hợp nhiễm mới HIV tại Việt Nam Trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 6.883 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 3.484 người, số bệnh nhân tử vong là 1.260 trường hợp Ước tính năm 2017 sẽ phát hiện mới khoảng 9.800 người nhiễm và khoảng 1.800 người nhiễm HIV tử vong So sánh số liệu nhiễm HIV/AIDS, tử vong báo cáo năm 2016, số tường hợp nhiễm HIV phát hiện mới giảm 1,1%, số bệnh nhân AIDS giảm 39% và người nhiễm HIV tử vong giảm 15%.

Số người nhiễm HIV hiện được báo cáo đang còn sống là 208.371 trường hợp, tuy nhiên số quản lý được chỉ đạt 80%, số bệnh nhân AIDS trong số người nhiễm HIV là 90.493 trường hợp, tổng số người nhiễm HIV tử vong từ đầu vụ dịch đến nay được báo cáo là 91.840 trường hợp [6].

Tại Đắk Lắk

Ước tính toàn tỉnh có khoảng hơn 1.360 người nghiện chích ma túy và 355 gái mại dâm được quản lý Việc tiếp cận các đối tượng này gặp nhiều khó khăn do các đối tượng này thường thay đổi chỗ ở và không có kinh phí để chi trả cho nhóm đồng đẳng viên thực hiện việc thu thập thông tin [8].

Về tình hình nhiễm HIV/AIDS: Trong năm 2017, tỷ lệ mẫu giám sát phát hiện vượt 15,7% so với chỉ tiêu kế hoạch năm Có 56 trường hợp nhiễm mới phân bố rải rác ở 11/15 huyện/Thị xã/Thàn phố trong tỉnh, tập trung nhiều nhất ở huyện Krông Pắc, tiếp đến là TP Buôn Ma Thuột Phân bố theo hành vi nguy cơ: 32 trường hợp qua đường tình dục, 13 trường hợp qua đường máu, 01 trường hợp mẹ truyền sang con và 10 trường hợp không rõ đường lây; Phân bố theo độ tuổi: 50 tuổi: 02 trường hợp Phân bố theo giới: nam

38 trường hợp, nữ 18 Tỷ lệ nhiễm HIV toàn tỉnh tập trung ở đối tượng nghiện chích ma túy, hiện đã có 162/184 xã có người nhiễm HIV [21].

Tính đến ngày 15/12/2017, toàn tỉnh có 1.765 người nhiễm HIV còn sống được báo cáo, 1.001 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 428 người nhiễm HIV đã tử vong do AIDS [21].

Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone

Thông tin chung về Mathadone

Methadone được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1937 tại một phòng thí nghiệm dược phẩm của Đức Đây là thuốc tổng hợp có tác dụng kéo dài được sản xuất với mục đích ban đầu là làm thuốc giảm đau trong Chiến tranh thế giới thứ II.

Nó là một chất đồng vận với chất dạng thuốc phiện, nghĩa là có tác dụng tương tự các chất dạng thuốc phiện như morphine, heroin nhưng có thời gian tác dụng kéo dài hơn

Methadone được đăng ký vào năm 1941, và được công ty Eli Lilly giới thiệu vào Mỹ năm 1947 để sử dụng như thuốc giảm đau và chống ho Trong những năm

1940, một số nghiên cứu tiến hành tại Vương quốc Anh đã ghi nhận hiệu quả của Methadone trong việc điều trị hội chứng cai cho những người nghiện heroin Trong thập niên 1950 và thập niên 1960, khi việc sử dụng thuốc phiện đã trở thành một mối quan ngại trong các khu đô thị với sự gia tăng đáng kể các trường hợp phạm tội và tử vong, các nhà nghiên cứu và các bác sĩ đã tham gia trong việc cố gắng tìm một giải pháp y tế cho tình trạng phụ thuộc CDTP Vào cuối năm 1963 và đầu năm 1964, nghiên cứu về Methadone đầu tiên được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Y học Rockefeller do tiến sĩ Marie Nyswander và Vincent Dole thực hiện Nghiên cứu của họ đã kết luận rằng methadone có tác dụng ngăn ngừa hội chứng cai ở những người nghiện CDTP, ngăn chặn hưng phấn của heroin, và giảm cảm giác thèm thuốc ở những người nghiện CDTP và do đó xác nhận Methadone có hiệu quả như một loại thuốc duy trì sự phụ thuộc CDTP [52] Tuy nhiên, Methadone chỉ có tác dụng điều trị thay thế đối với các chất dạng thuốc phiện chứ không có tác dụng đối với người nghiện các chất ma túy khác (cocain, cần sa ), nhất là ma túy tổng hợp [16].

Năm 1963, Tiến sĩ Robert Holliday, một nhà nghiên cứu Canada, là người đã thiết lập chương trình điều trị Methadone đầu tiên trên thế giới tại British Columbia.

Kể từ thời điểm đó, điều trị thay thế nghiện CDTP bằng Methadone đã trở thành một lựa chọn hiệu quả cho việc điều trị những người nghiện CDTP trên toàn thế giới.Năm 2005, Methadone được WHO xếp vào danh mục thuốc thiết yếu để điều trị nghiện CDTP [52].

Tình hình triển khai điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone trên thế giới: 11

Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới như: Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kông và tại những nước này, chương trình Methadone đã góp phần đáng kể làm giảm tội phạm và giảm sự lây truyền HIV trong nhóm NCMT và từ nhóm NCMT ra cộng đồng [16, 18].

Sau khi có các bằng chứng khoa học về tác dụng của điều trị bằngMethadone, chương trình này đã được triển khai ở hầu hết các bang của Hoa Kỳ và được chính phủ Mỹ thừa nhận đây là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV Số cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone và số bệnh nhân được điều trị ngày càng gia tăng theo thời gian Năm 2004 có 1.100 cơ sở điều trị duy trì bằng thuốc Methadone tại 44 bang của nước Mỹ, đến năm 2010 tăng lên 1.433 cơ sở tại

46 bang Chương trình Methadone giúp BN cải thiện đáng kể về tình hình sức khỏe, giảm tội phạm, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV [23]. Úc ban hành hướng dẫn quốc gia đầu tiên về điều trị Methadone vào năm

1985 Kể từ đó, số người tham gia điều trị đã tăng nhanh chóng, từ 2000 người năm

1985, tăng lên 14.996 người năm 1994, đến nay có trên 2.132 cơ sở điều trị với 35.850 người được điều trị Methadone trên toàn lãnh thổ của Úc Chương trình điều trị Methadone được thực hiện tại cả hệ thống y tế công lập và tư nhân [31, 39].

Hồng Kông triển khai chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone từ năm 1972, hiện nay Hồng Kông có 20 cơ sở điều trị Methadone đang hoạt động Tổng số người đăng ký tham gia chương trình Methadone là 8.159 Trung bình hàng ngày có khoảng 6.214 trường hợp tham gia điều trị Chương trình điều trị Methadone tại Hồng Kông đã điều trị cho khoảng 60% số người nghiện các CDTP. Đây được coi là một trong những chương trình dự phòng HIV liên quan đến sử dụng ma túy thành công nhất vì Hồng Kông vẫn duy trì được tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người sử dụng ma túy thấp dưới 0,1% cho đến năm 2004 [45].

Trung Quốc triển khai chương trình điều trị thay thế bằng Methadone vào năm 2004 với 8 cơ sở Đến cuối năm 2010 đã có 738 cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone tại 28 tỉnh, điều trị cho 140.000 người nghiện các CDTP [37].

Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone tại Malaysia bắt đầu triển khai từ tháng 10/2005 với khoảng 4.000 bệnh nhân tham gia điều trị Tính đến năm

2010, Malaysia có 95 cơ sở và dự kiến tăng lên đến 674 cơ sở vào năm 2012, điều trị cho 44.428 người Malaysia đang tiến hành chuyển giao mô hình “Trung tâm cai nghiện bắt buộc” thành “Phòng khám tự nguyện” [27].

Thái Lan đưa chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốcMethadone vào hoạt động từ năm 1979 Hiện có khoảng hơn 4000 BN đang được điều trị Tuy nhiên Thái Lan là một nước không quan tâm đến việc mở rộng chương trình Methadone do đó tỷ lệ nhiễm HIV vẫn tiếp tục tăng cao trong nhóm nghiện chích ma túy tại nước này [40].

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Việt Nam

Tình hình triển khai chương trình điều trị Methadone. Đề án triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh đã được Bộ trưởng

Bộ Y tế ký quyết định phê duyệt ngày 12/12/2007, cho phép thí điểm điều trị Methadone tại 2 thành phố này trong 2 năm, bắt đầu từ tháng 4/2008 Kết quả đánh giá bước đầu Đề án triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do Bộ Y tế tiến hành ghi nhận những kết quả hết sức tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân BN, gia đình BN và xã hội.

Căn cứ trên những kết quả đã đạt được của Đề án thí điểm, Chính phủ đã cho phép nhiều tỉnh/thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS tiến hành triển khai chương trình Methadone tại địa phương Tính đến 30/6/2014, chương trình điều trịMethadone được triển khai tại 32 tỉnh, thành phố, với 92 cơ sở điều trị Tổng số BN đang được điều trị là 17.907 BN, so với cuối năm 2013 tăng thêm 2 tỉnh, 12 cơ sở điều trị và 2.355 BN [4] Theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/6/2014 về việc giao chỉ tiêu BN được điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015, dự kiến số BN được điều trịMethadone có thể tăng lên hơn 80.000 người vào năm 2015 [9].

Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone

Định nghĩa tuân thủ điều trị

Hiện nay, chưa có định nghĩa chuẩn tuân thủ điều trị Methadone Nghiên cứu của Ramli tại Malaysia năm 2012 định nghĩa không tuân thủ điều trị Methadone là bệnh nhân bỏ trị 2 tuần hoặc hơn, tuy nhiên nếu bệnh nhân đó tiếp tục duy trì điều trị sau 2 tuần thì vẫn được coi là tuân thủ điều trị, hay như định nghĩa trong nghiên cứu của A dili tại Tanzania, không tuân thủ điều trị là vắng mặt 30 ngày liên tiếp, sau đó có trở lại điều trị nhưng cần có can thiệp của nhân viên y tế [43] Nghiên cứu củaFemke tại Amsterdam năm 2010 lại đưa ra định nghĩa tuân thủ điều trị là dùng đủ95% thuốc trở lên trong 6 tháng gần nhất [34].

Dựa theo hướng dẫn điều trị Methadone của Bộ Y tế [5], nghiên cứu này đánh giá thực hành tuân thủ điều trị Methadone của bệnh nhân trong 1 tháng gần nhất (tính từ khi phỏng vấn) Bệnh nhân được đánh giá là tuân thủ điều trị khi

‘không bỏ bất kì ngày uống thuốc nào’ trong vòng 1 tháng trước khi phỏng vấn.

Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone và một số yếu tố liên quan đến 1.4.3 thủ điều trị Methadone

đến tuân thủ điều trị Methadone Trên thế giới

Một trong những thách thức của chương trình MMT là tuân thủ điều trị của các bệnh nhân Trên thế giới, tỉ lệ tuân thủ điều trị rất khác nhau giữa các khu vực và các quốc gia.

Theo kết quả theo dõi 172 bệnh nhân trong 2 năm tại cơ sở điều trị Methadone bệnh viện Tengku (Malaysia) 40,1% bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Cũng một nghiên cứu khác của Sharifa Ezat tại bệnh viện Kuala Lumpur năm 2009, tỉ lệ tuân thủ điều trị lại cao hơn rất nhiều với 86,1% [24].

Lamber tiến hành theo dõi 934 bệnh nhân HIV điều trị Methadone tại Amsterdam từ năm 1999 - 2009, tỉ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị trong khoảng 6,2% (năm 2002) đến 18,9% (năm 2005) và 11,9% trong thời gian 6 tháng gần nhất [33].

Mức độ tuân thủ điều trị Methadone trong một số nghiên cứu được chia như sau: tuân thủ tốt là không bỏ thuốc ngày nào, tuân thủ trung bình là bỏ 1 - 2 ngày, và tuân thủ kém là bỏ từ 3 ngày trở lên (trong thời gian 30 ngày trở lại kể từ thời điểm tiến hành nghiên cứu).

Nghiên cứu cắt ngang của Sharma trên 165 người nghiện ma túy đang điều trị methadone tại Kathmandu và Lalitpur (Nepal) năm 2016 đã đưa ra kết quả 72,1% tuân thủ tốt, 18,8% tuân thủ trung bình và 9,1% tuân thủ kém [44].

Kết quả không tuân thủ điều trị tại Nepal cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Roux tại Pháp năm 2014 Roux đã tiến hành nghiên cứu tuân thủ điều trị Methadone tại thời điểm 3, 6, 12 tháng trong quá trình diều trị Kết quả tại tháng 12 cho thấy 35,2% tuân thủ điều trị tốt, 55,9% tuân thủ điều trị trung bình và9% tuân thủ kém [41].

Nghiên cứu của M.Haskew tại London (2008) lại có cách chia mức độ tuân thủ điều trị khác: tuân thủ tốt là dùng thuốc đủ 28 - 30 ngày, tuân thủ trung bình là dùng thuốc (3 - 27 ngày) và tuân thủ kém là dùng thuốc 0 - 2 ngày Kết quả nghiên cứu trên 91 bệnh nhân đang điều trị methadone tại cộng đồng cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị tốt là 58%, trung bình là 24% và kém là 18% [28].

Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc do Lei Zhang và cộng sự tiến hành vào năm 2013 nhằm đánh giá một cách hệ thống tỷ lệ BN ra khỏi chương trình, sự thay đổi hành vi và lý do BN ra khỏi chương trình điều trị Methadone từ năm 2004 đến năm 2013 Các cơ sở dữ liệu tiếng Anh và tiếng Trung được rà soát để công bố tỷ lệ

BN duy trì điều trị, hành vi sử dụng ma túy và quan hệ tình dục của BN Đây là nghiên cứu tổng quan hệ thống những bài báo cáo khoa học đánh giá kết quả điều trị Methadone tại các cơ sở điều trị Methadone của Trung Quốc Qua phân tích cho thấy có khoảng 1/3 số người tham gia điều trị Methadone đã ra khỏi chương trình trong ba tháng đầu điều trị (tỷ lệ duy trì 69,0%) Nguyên nhân phổ biến nhất của việc ra khỏi chương trình là do công an bắt giữ hoặc bị đưa vào các trung tâm cai nghiện bắt buộc (chiếm 22,2%) Trong số những BN vẫn đang duy trì điều trị, hành vi sử dụng ma túy không an toàn có sự thay đổi rõ rệt hơn so với hành vi tình dục không an toàn Sau 1 năm điều trị, chỉ còn 24,6% BN có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính với heroin/morphine, 9,3% BN vẫn còn tiêm chích ma túy và chỉ có 1,1% đã bán dâm để có tiền mua ma túy Tuy nhiên, tỷ lệ BN sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục không có sự thay đổi đáng kể Nghiên cứu cho thấy chương trình điều trị Methadone cho người sử dụng ma túy ở Trung Quốc đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, những người duy trì điều trị đa phần là những người nghèo, có liên quan đáng kể đến việc giam giữ bắt buộc Do đó việc cải cách hệ thống giam giữ bắt buộc người sử dụng ma túy có thể cải thiện hiệu quả chương trình điều trị Methadone [35].

Theo kết quả đánh giá chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh của USAID,PEPFAR và FHI trong thời gian 2 năm (11/2009 - 11/2011), trong 3 tháng đầu của nghiên cứu, chỉ có 11,5% bệnh nhân bỏ liều trong vòng 1 đến 2 ngày (tuân thủ điều trị trung bình) Tỷ lệ này tăng dần - đạt đỉnh với 33,4% giữa tháng 12 đến tháng 18. Trong giai đoạn cuối (tháng thứ 18 đến tháng thứ 24), 27,6% bệnh nhân bỏ liều trong khoảng từ 1 - 2 ngày Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gián đoạn điều trị trong vòng từ

3 - 4 ngày, cũng như từ 5 ngày trở lên (1 - 3 %) (tuân thủ kém) [17].

Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị Methadone trong các nghiên cứu tại Việt Nam nhìn chung dao động trên dưới 80%.

Nguyễn Thị Hằng tiến hành nghiên cứu về tuân thủ điều trị methdone tại quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh, 65% bệnh nhân tuân thủ tốt [13] Tỉ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Phạm Thị Bích tại Hải Dương năm 2015, tỉ lệ tuân thủ điều trị là 78,7% [ 1 ]và Nguyễn Dương Châu Giang tại Đà Nẵng năm 2015, 73,4% bệnh nhân tuân thủ điều trị và trong số những bệnh nhân không tuân thủ điều trị, 3,1% bỏ thuốc 4 - 5 ngày liên tiếp và 5,4% bỏ thuốc trên 5 ngày [12] Kết quả về tuân thủ điều trị Methadone theo nghiên cứu của Trung tâm phòng chống HIV/A IDS Nam Định năm 2014 cũng khá cao (90%)[22].

1.5 Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tuân thủ điều trị Methadone bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: Các yếu tố nhân khẩu học (tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trang s ức khỏe ), liều điều trị, mối quan hệ xã hội, kiến thức về tuân thủ điều trị Methadone, sự hỗ trợ hay kỳ thị của gia đình, xã hội; chất lượng dịch vụ y tế, các yếu tố liên quan đến pháp luật [17, 43].

Một số yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị được chỉ ra trong các nghiên cứu là: tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử và tình trạng sử dụng chất gây nghiện, liều dùng Methadone, tình trạng sức khỏe.

- Về giới: Bệnh nhân nữ có tỉ lệ tuân thủ điều trị Methadone cao hơn trong nghiên cứu của A dili tại Tazania năm 2013 [43] và của Roux tại Pháp năm 2014 [41] Tuy nhiên tỉ lệ nữ giới tuân thủ điều trị thấp hơn nam giới trong nghiên cứu của Lambers tại A msterdam [34].

- Về thu nhập: Nghiên cứu của A dili tại Tanzania năm 2013 trên 609 bệnh nhân điều trị Methadone tại bệnh viện quốc gia Muhimbili cho biết 72,7% bệnh nhân có nguồn thu nhập từ việc làm, 56,7% có thu nhập từ gia đình/bạn bè và 42,7% từng có thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp Những bệnh nhân có thu nhập từ việc làm tuân thủ điều trị cao hơn 1,5 lần so với những bệnh nhân không có thu nhập [43].

Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Giới thiệu chung

Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 13.139 km 2 , dân số trung bình năm 2017 1.874.000 người; gồm 47 dân tộc (dân tộc ít người chiếm 30%), khá đa dạng về tập quán sinh hoạt với nhiều nét văn hoá khác nhau. Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp Khánh Hoà và Phú Yên, phía nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây có 70 km đường biên giới chung với Vương quốc Cam Pu Chia, có 15 đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện (184 đơn vị xã, phường; 2.683 thôn, buôn, khối phố); ở nhiều xã giao thông không thuận lợi đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa về mùa mưa đi lại rất khó khăn Tỷ lệ di dân tự do và dân di cư biến động lớn nhưng tình hình an ninh trật tự tại địa phương vẫn ổn định Đa số người dân sống bằng nghề nông chủ yếu trồng cây công nghiệp: cà phê, tiêu, cao su, chè.thu nhập bình quân đầu người khoảng 28.000.000đ/năm Khí hậu nóng và khô hanh, được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5 đến tháng10), mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

Tình hình điều trị Methadone tại Đắk Lắk

Tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn diễn biến phức tạp, tăng cả về số lượng người nghiện, loại ma túy và hình thức sử dụng Theo báo cáo của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Đắk Lắk, tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 1.133 người nghiện có hồ sơ quản lý tăng 41 người (4,0%) so với năm 2015, tội phạm liên quan đến ma túy trong năm 2016 là 126 vụ với 157 đối tượng; 124/184 xã, phường, thị trấn tại 15 huyện, thị, thành phố trong tỉnh có người nghiện ma túy, tăng 06 xã, phường, thị trấn (năm 2015: 118, năm 2016: 124) [8]. Đắk Lắk là một trong những tỉnh triển khai chương trình MMT khá muộn.Tháng 12 năm 2015, cơ sở MMT đầu tiên đã được triển khai tại Đắk Lắk Tính tới tháng 9 năm 2017, trên toàn tỉnh chỉ có 1 cơ sở điều trị tại Trung tâm Phòng, chốngHIV/AIDS Trong 9 tháng đầu năm 2017 đã có 403 bệnh nhân đăng ký điều trị, trong đó hiện đang điều trị là 307, có 86 bệnh nhân bỏ trị (chiếm 21,3 %), tỷ lệ này tương đương một số tỉnh như Đà Nẵng, Hải Dương, thấp hơn ở cơ sở điều trị Quận 6

- Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cao hơn nhiều so với Nam Định Với đặc thù điều trị MMT đòi hỏi liên tục và lâu dài và cần sự hỗ trợ của gia đình và xã hội trong điều trị MMT, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố tác động đến sự duy trì điều trị MMT khi hiện tại trên toàn tỉnh chỉ có 01 cơ sở điều trị và sẽ thu phí uống thuốc từ ngày01/01/2018.

Khung lý thuyết: Tuân thủ điều trị Methadone

Các yếu tố về dịch vụ y tế

Các yếu tố gia đình, xã hội

1 Gia đình: người chăm sóc, hỗ trợ điều trị

- Hỗ trợ của xã hội

Ghi chú: Do hạn chế thời gian NC và tiếp cận người nhà nên chỉ NC về Sự KTPBĐX, CSHT của người nhà và cộng đồng qua phỏng vấn BN

Bệnh nhân điều trị Methadone

1 Đặc tính riêng của bệnh nhân:

Bao gồm: Tuổi, Giới, Trình độ học vấn, Tình trạng hôn nhân, Nghề nghiệp, Hoàn cảnh sống (nơi ở, người chung sống), Tình hình sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy.

- Kiến thức của bệnh nhân về Methadone và điều trị Methadone.

- Thực hành tuân thủ điều trị của người NCCDTP với chương trình điều trị Methadone.

3 Tình trạng nhiễm HIV/HBV/ HCV, test heroine của ĐTNC khi đang điều trị.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đắk Lắk, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây: - Bệnh nhân trong giai đoạn duy trì liều từ 1 tháng trở lên.

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng trả lời bảng câu hỏi. Tiêu chí loại trừ: những bệnh nhân bị bệnh nặng, rối loạn trí nhớ, khó khăn trong giao tiếp.

Bệnh nhân được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone miễn phí được cấp từ nguồn kinh phí của dự án Quỹ toàn cầu qua sự phân phối của Cụ Phòng, chống HIV/AIDS.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02/2018 đến tháng 07/2018 tại cơ sở điều trị Methadone Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đắk Lắk.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Toàn bộ bệnh nhân đang điều trị ở giai đoạn duy trì liều, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn được chọn vào nghiên cứu Tổng cộng đã điều tra được 277 đối tượng.

Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Công cụ thu thập số liệu

Bộ câu hỏi có cấu trúc được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi của một số nghiên cứu đã thực hiện về Methadone, tuân thủ điều trị Methadone [1, 12] dùng để phỏng vấn đối tượng nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bộ câu hỏi được chia làm 8 phần (phụ lục 2):

Phần A: Thông tin chung về bệnh nhân: mã số bệnh nhân, các thông tin nhân khẩu học, tiền sử sử dụng ma túy, liều điều trị Methadone.

Phần B: Sử dụng ma túy:

Phần C: Nhận thức của bệnh nhân về Methadone, về tuân thủ điều trị Methadone.

Phần E: Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone: tình trạng bỏ thuốc, nguyên nhân, xử trí khi bỏ thuốc.

Phần F: Dịch vụ điều trị: Tính sẵn có và khả năng tiếp cận chương trình Methadone; Sự hài lòng của bệnh nhần về điều kiện, cơ sở vật chất, về thái độ của CBYT.

Phần G: Sự hỗ trợ của gia đình và xã hội khi tham gia điều trị Methadone Phần H: Tình trạng nhiễm HIV/HBV/HCB của ĐTNC.

2.5.2 Quy trình thu thập số liệu

- Chuẩn bị cho nghiên cứu:

+ Xây dựng phiếu phỏng vấn bệnh nhân.

+ Liên hệ với cơ quan có đối tượng nghiên cứu.

+ Tập huấn cho Điều tra viên (ĐTV), giám sát viên (GSV).

+ Chuẩn bị văn phòng phẩm; in, photocopy phiếu phỏng vấn và chuẩn bị công tác hậu cần.

- Học viên liên hệ với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Đắk Lắk để trình bày về mục tiêu, nội dung và mục đích tiến hành nghiên cứu; sau khi nhận được sự đồng ý cho phép tiến hành nghiên cứu tại cơ sở, học viên thống nhất cách thức, kế hoạch thực hiện với cơ sở điều trị, ĐTV đã tiến hành điều tra thử nghiệm 10 người đang điều trị tại cơ sở điều trị của TTPC HIV/AIDS và đã có những chỉnh sửa cần thiết (thực hiện trong tháng 2/2018).

+ Sau khi hoàn chỉnh bộ câu hỏi, điều tra viên đã tiến hành phỏng vấn bệnh nhân khi đến uống thuốc, nếu đủ tiêu chuẩn thì được lựa chọn, tiến hành phỏng vấn theo thứ tự đến uống thuốc và phỏng vấn cho đến khi hết đối tượng đủ tiêu chuẩn (từ tháng 3 đến tháng 7/2018 đã phỏng vấn được 277 bệnh nhân). + Điều tra viên (ĐTV) xin được đối chiếu hồ sơ bệnh án sau mỗi buổi phỏng vấn để thu thập một số thông tin: uống thuốc trong 30 ngày gần đây, tình trạng xét nghiệm HIV/HBV/HCB và kết quả test heroine.

+ ĐTV có trách nhiệm phản ánh những vấn đề nảy sinh trong quá trình thu thập số liệu và báo cáo cho giám sát viên (01 cán bộ của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và 01 của Trung tâm Truyền thông-Giáo dục-Sức khỏe tỉnh) kịp thời. Điều tra viên (ĐTV) là 2 cán bộ của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Đắk Lắk để đảm bảo tính khách quan của kết quả phỏng vấn (vì có những nội dung phỏng vấn liên quan đến cán bộ y tế và chất lượng của cơ sở điều trị) ĐTV được tập huấn về nội dung phiếu phỏng vấn, cách thức phỏng vấn.

Các biến số nghiên cứu (chi tiết xin xem phụ lục)

Mục tiêu 1 bao gồm các nhóm biến số:

- Đặc điểm chung: tuổi, giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp

- Sử dụng ma túy: tiền sử SDMT, tiền sử cai nghiện, tiết lộ thông tin SDMT cho người nhà, thực trạng TCMT.

- Thực trạng điều trị Methadone: Thời gian tham gia, liều điều trị.

- Tình trạng nhiễm HIV/HBV/HCV, test heroine của ĐTNC khi đang điều trị: kết quả xét nghiệm HIV, HBV, HCB và kết quả thử heroine.

Mục tiêu 2 bao gồm các nhóm biến số:

- Thực trạng tuân thủ điều trị: Số lần không uống Methadone trong 30 ngày gần nhất, lý do không tuân thủ, xử trí của ĐTNC và của cơ sở điều trị khi ĐTNC không tuân thủ điều trị.

- Nhận thức về điều trị Methadone: nhận thức về Methadone, nhận thức về tuân thủ điều trị Methadone.

- Dịch vụ điều trị Methadone: tính sẵn có và dễ tiếp cận dịch vụ, đánh giá của ĐTNC về thái độ phục vụ của CBYT, đánh giá dịch vụ điều trị của ĐTNC.

- Sự hỗ trợ của gia đình và xã hội đối với ĐTNC: Sự hỗ trợ của gia đình, sự hỗ trợ của CBYT, sự kỳ thị đối với bệnh nhân.

Tiêu chuẩn đánh giá

Đánh giá tuân thủ điều trị :

Dựa vào hướng dẫn điều trị Methadone của Bộ Y tế [5] tại Quyết định số 3140/2010/QĐ-BYT Hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone và kết hợp cách đánh giá mức độ tuân thủ điều trị Methadone trong nghiên cứu thí điểm tại Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh năm 2009 [ 11], tuân thủ điều trị MMT được đánh giá như sau:

- Tuân thủ điều trị: Không bỏ liều điều trị ngày nào trong 30 ngày gần nhất.

- Không tuân thủ điều trị: có bỏ liều điều trị trong 30 ngày gần nhất. Đánh giá nhận thức của ĐTNC về Methadone và tuân thủ điều trị Methadone:

Các câu hỏi nhận thức về điều trị Methadone, tuân thủ điều trị Methadone,được xây dựng dựa vào hướng dẫn điều trị Methadone của Bộ Y tế (2010) [2] và tham khảo nghiên cứu đã thực hiện tại Hải Dương năm 2015, Đà Nẵng 2015 [1] [12].

Trong nghiên cứu này, nhận thức của bệnh nhân được đánh giá cụ thể như sau:

Câu C1 hỏi về Methadone: trả lời 1 là hiểu đúng về Methadone; còn lại là hiểu không đúng.

Câu C2 hỏi về điều trị Methadone: trả lời 1 là hiểu đúng về điều trị Methadone; còn lại là hiểu không đúng.

Câu C3 hỏi về tuân thủ điều trị Methadone: trả lời 1 là hiểu đúng về tuân thủ Methadone; còn lại là hiểu không đúng.

- iến thức chung về điều trị Methadone được đánh giá Đạt khi trả lời đúng cả 3 câu C1, C2 và C3. Đánh giá về dịch vụ điều trị Methadone: Nghiên cứu này tham khảo phần đánh giá giá mức độ hài lòng của bệnh nhân với thái độ của cán bộ của cơ sở điều trị của Phạm Thị Bích đã nghiên cứu tại Hải Dương năm 2015 [1] Câu hỏi về dịch vụ điều trị chỉ đánh giá sự hài lòng của người bệnh về cơ sở vật chất và thái độ của CBYT theo ý kiến đánh giá của bệnh nhân từng câu một từ câu F6 đến F12 là có hài lòng hoặc không hài lòng. Đánh giá Hài lòng chung: Căn cứ vào tổng số điểm của các câu trả lời, nếu tổng số điểm của câu trả lời:

+ Từ 4 điểm trở lên: Hài lòng.

+ Dưới 4 điểm: Không hài lòng.

Ngoài ra phân tích từng câu để đánh giá Hài lòng của bệnh nhân đối với Bác sĩ khám điều trị, Tư vấn viên, nhân viên cấp phát thuốc, nhân viên hành chính, kỹ thuật viên xét nghiệm và nhân viên bảo vệ, chỉ dẫn. Đánh giá sự hỗ trợ của gia đình và cán bộ y tế :

Câu G1: Đánh giá sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình: Có hỗ trợ hay không hỗ trợ.

Câu G3: Đánh giá sự hỗ trợ của cán bộ y tế: Có hỗ trợ hay không hỗ trợ.Câu G5: Đánh giá sự kỳ thị khi tham gia điều trị Methadone: đã từng bị kỳ thị hay chưa bao giờ bị kỳ thị.

Mỗi phiếu trả lời của đối tượng nghiên cứu được nhập và quản lý vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1.

- Các số liệu được kiểm tra, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả phân tích được chia thành hai phần là phần mô tả và phân tích mối liên quan:

Phân tích thống kê mô tả nhằm mô tả các đặc trưng chung và xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân đang điều trị Methadone, tình trạng nhiễm HIV/HBV/HCV

Phân tích mối liên quan nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân,kiến thức, thwcj hành, sự hài lòng của ĐTNC, sự hỗ trợ của gia đình, CBYT đến việc tuân thủ điều trị Methadone của ĐTNC (có tuân thủ hay không tuân thủ) và sử dụng kiểm định Khi bình phương, OR và 95%CI của OR.

Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu

- Nghiên cứu được sự chấp thuận của lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk.

- Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức - Trường Đại học Y tế công cộng thông qua trước khi tiến hành triển khai trên thực tế (Quyết định số: 046/2018 YTCC/HD3).

- Những qui định về đạo đức nghiên cứu đã được tuân thủ đúng trong quá trình tiến hành nghiên cứu.

Sai số và cách khắc phục

Việc thu thập thông tin từ người nghiện các chất dạng thuốc phiện gặp sai số do thái độ hợp tác của họ, cách khắc phục là điều tra viên đã giải thích rõ ràng mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu, động viên sự tự nguyện tham gia

- Để tránh các sai số thông tin do ĐTNC không trả lời thật một số câu hỏi nhạy cảm hoặc mang tính đánh giá chất lượng dịch vụ (sợ ảnh hưởng đến việc tiếp cận DVYT và dịch vụ BHYT) Học viên giải thích rõ ý nghĩa cũng như mục đích của nghiên cứu, khéo léo trong việc khai thác thông tin cũng như xem xét các câu trả lời dựa trên bối cảnh và thái độ của ĐTNC.

- Nghiên cứu được thu thập hầu hết qua phỏng vấn người bệnh, điều này có thể dẫn đến sai số tự khai báo và sai số nhớ lại, đặc biệt khi hỏi các thông tin nhạy cảm như sử dụng ma túy và chất lượng cuộc sống Người bệnh có xu hướng trả lời theo những gì có lợi cho bản thân chứ không như thực tế Tuy nhiên, việc đảm bảo tính bí mật và quyền riêng tư cũng phần nào khắc phục được vấn đề này.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Tuổi TB Minimum: 22, Maximum: 62, Mean: 33,9, SD: 7,47

Tình trạng hôn nhân Độc thân 117 42,3 Đã kết hôn 140 50,5 Đã ly hôn/ly thân 20 7,2 Đang sống cùng ai

Bảng 3.1 cho thấy đối tượng nghiên cứu là nam chiếm 97,5%; độ tuổi trung bình là 33,9 (tuổi cao nhất là 62 và thấp nhất là 22), đối tượng thuộc nhóm tuổi 30 trở lên chiếm tỷ lệ 67,4%; dân tộc kinh chiếm 94,9% Số đối tượng làm nghề tự do chiếm 40,8%.

Biểu đồ 3 1 Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo kinh tế tự lo cho cá nhân

Biểu đồ 3.1 cho thấy 34,3% bệnh nhân không tự lo được kinh tế cho bản

Biểu đồ 3 2 Phân bố bệnh nhân theo nơi ở

Biểu đồ 3.2 cho thấy 80,9% bệnh nhân sống ở thành phố Buôn Ma Thuột là nơi có cơ sở điều trị Methadone duy nhất của tỉnh Đắk Lắk, có 19,1% bệnh nhân từ các huyện trong tỉnh (cách xa có sở điều trị > 20 km) tham gia điều trị ở đây.

Tình hình sử dụng ma túy

3.2.1 Tiền sử sử dụng ma túy

Bảng 3 2 Tuổi bắt đầu sử dụug ma túy của đối tượug nghiên cứu

DMT (TB): Minimum: 10, Maximum: 45, Mean: 23,68, SD: Tuổi bắt đầu 6,51

Tuổi bắt đầu TCMT (TB): Minimum: 13, Maximum: 50, Mean: 24,98, SD: 7,16

Bảng 3.2 cho thấy tuổi bắt đầu sử dụng ma túy nhỏ nhất là 10 tuổi, lớn nhất là

45 tuổi, trung bình là 23,7 (± 6,5) Tuổi bắt đầu SDMT < 30 chiếm 82,3% và từ 30 tuổi trở lên là 17,7%.

Tuổi bắt đầu TCMT nhỏ nhất là 13 tuổi, lớn nhất là 50 tuổi, trung bình là 25 (± 7,2) Tuổi bắt đầu TCMT < 30 tuổi chiếm 77,6% và từ 30 tuổi trở lên chiếm 22,4%.

Bảng 3 3 Tiền sử sử dụng ma túy của đối tượng nghiên cứu

Thời gian sử dụng ma túy

Số lần tiêm chích ma túy/ngày

Loại ma túy đã sử dụng

Tiền mua ma túy để chích/1 lần < 150.000 đồng 111 40,1

Tiền mua ma túy để chích/1 lần (trung bình): Minimum: 50.000, Maximum:

Thời gian sử dụng ma túy của bệnh nhân phần lớn là dưới 10 năm (52,7%, tiếp đến là từ 10-20 năm chiếm 42,2% và chỉ có 5,1% là có thời gian SDMT trên 20 năm 97,5% BN có TCMT và 87% TCMT > 2 lần/ngày.

100% bệnh nhân sử dụng Heroine, ngoài ra có 7,9% sử dụng thêm ma túy đá, 2,2% sử dụng thêm thuốc phiện, 1,4% các loại an thần khác và 0,7% dùng thêm Ketamin.

100% bệnh nhân được hỏi khi tiêm chích ma túy đều phải tốn tiền, 57,4% phải tốn > 150.000 đồng cho 1 lần tiêm chích; số tiền ít nhất là 50.000 đồng, cao nhất là 600.000 đồng, trung bình là 171.000 đồng (± 81.700 đồng).

3.2.2 Tiền sử cai nghiện ma túy

Bảng 3 4 Tiền sử cai nghiện ma túy của đối tượng nghiên cứu

Tiền sử Đã từng cai nghiện 135 48,7

Nội dung Số lượng % cai nghiện

Kết quả Bảng 3.4 cho thấy 48,7% ĐTNC đã từng cai nghiện ma túy.

Trong số 135 bệnh nhân đã từng cai nghiện có 53,3% tham gia cai nghiện một lần và 46,7% cai nghiện ma túy 2 lần trở lên Lý do cai nghiện ma túy được trình bày ở Bảng 3.5.

Bảng 3 5 Lý do cai nghiện ma túy của đối tượng nghiên cứu

Lý do cai nghiện Số lượng

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy 64,4% Chính quyền bắt buộc đưa vào cai nghiện, 5,2% do gia đình gửi vào và 30,4% tự nguyện vào Trung tâm cai nghiện.

3.2.3 Tình trạng sử dụng ma túy, rượu bia và thuốc lá hiện tại

Bảng 3 6 Tình trạng sử dụng ma túy hiện tại của đối tượng nghiên cứu

Sử dụng ma túy trong khi điều trị duy trì (test

Bảng 3.6 cho thấy trong 227 bệnh nhân được thử test Heroin có 37% bệnh nhân sử dụng lại ma túy trong khi đang điều trị liều duy trì.

Có 50 bệnh nhân chưa được làm xét nghiệm trong giai đoạn điều trị liều duy trì.

Bảng 3 7 Tình trạng sử dụng bia rượu, thuốc lá của đối tượng nghiên cứu

Sử dụng rượu, bia trong khi điều trị

Sử dụng thuốc lá trong khi điều trị

Bảng 3.7 cho thấy 35,4% ĐTNC có sử dụng rượu bia và 96,4% hút thuốc trong khi đang điều trị Methadone.

Kiến thức về Methadone và tuân thủ điều trị Methadone

Bảng 3 8 Kiến thức về Methadone và tuân thủ điều trị Methadone

Hiểu về mục đích điều trị

Hiểu về tuân thủ điều trị

Bảng 3.8 cho thấy: 93,1% bệnh nhân hiểu đúng về Methadone, 81,9% bệnh nhân hiểu đúng về mục đích điều trị và 97,1% bệnh nhân hiểu đúng về tuân thủ điều trị methadone.

Bảng 3 9 Hiểu về tác hại của việc không tuân thủ điều trị Methadone

Tăng SD chất gây nghiện khác 173 62,5%

Kéo dài thời gian ĐT 52 18,8%

Không biết/không trả lời 2 0,7%

Bảng 3.9 cho thấy 97,1% bệnh nhân hiểu tác hại của việc không tuân thủ điều trị sẽ xuất hiện hội chứng cai, 62,5% cho rằng sẽ tăng sử dụng chất gây nghiện khác, 18,8% cho rằng sẽ kéo dài thời gian điều trị và có 0,7% là trả lời không biết hoặc không trả lời.

Bảng 3 10 Kiến thức chung về điều trị Methadone

Kiến thức chung về điều trị

Bảng 3.10 cho thấy 77,6% BN có kiến thức chung về điều trị methadone và 22,4% chưa đạt.

Tình hình điều trị Methadone

Bảng 3 11 Tình hình điều trị Methadone

TB Minimum: 25, Maximum: 300, Mean: 86,1, SD: 40,4

Bảng 3.11 cho thấy liều điều trị hiện tại của BN nhỏ nhất là 25 mg, lớn nhất là 300 mg, trung bình 86,1 mg (± 40,4) Liều điều trị 120mg là 9,0% BN. Đối với thời gian điều trị từ >3-6 tháng có 6,1% BN, từ >6-12 tháng có18,1% BN và >12 tháng là 75,8% BN.

Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone tại cơ sở điều trị

Bảng 3 12 Tỉ lệ tuân thủ điều trị Methadone

Phân loại tuân thủ điều trị

Bảng 3.12 cho thấy 63,5% BN tuân thủ điều trị methadone tốt và 36,5% BN không tuân thủ điều trị Có 8,3% BN tuân thủ kém.

Biểu đồ 3 3 Phân bố tỷ lệ lý do bỏ trị của BN

Những lý do bỏ trị của BN có thể kể đến:

- 64,4% bận công việc, có thể do sinh kế phải đi làm ăn xa hoặc bận việc thường xuyên với tính đặc thù về giờ giấc làm việc nên BN bỏ trị.

- 5% khó khăn do đi lại Cơ sở điều trị ít, BN muốn điều trị phải di chuyển xa (có

- 2% không muốn đến, có trường hợp cảm thấy không thèm thuốc nữa nên đã bỏ trị.

- 6,9% do nguyên nhân khác dẫn đến bỏ trị, hầu hết các BN này không muốn thổ lộ nguyên nhân vì sao đã bỏ trị.

Bảng 3 13 Xử trí của BN k hi k hông đến uống thuốc

Thông báo với cơ sở điều trị Số lượng %

Các trường hợp không đến uống thuốc trong thời gian nghiên cứu là 101 người, trong đó: 37,6% có gọi điện thông báo cho cơ sở điều trị và 62,4% không thông báo.

Bảng 3 14 Lý do không thông báo với cơ sở điều trị khi BN không đến uống thuốc.

Lý do không thông báo Số lượng %

Không cần phải thông báo 28 44,4

Các trường hợp không đến uống thuốc mà không báo cho cơ sở điều trị là 63 người, trong đó 54% không kịp thông báo, 44,4% không cần phải thông báo và 1,6% do nguyên nhân khác.

Bảng 3 15 Xử trí của cơ sở điều trị khi BN không đến uống thuốc.

Xử trí của cơ s ở điều trị Số lượng %

Kết quả Bảng 3.15 cho thấy có 3,2% BN được cơ sở điều trị nhắc nhở thường xuyên và 96,8% không xử trí gì.

Sự hỗ trợ của gia đình và CBYT đối với BN khi tham gia điều trị Methadone38 3.7 Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone

Bảng 3 16 Hỗ trợ của gia đình đối với BN khi tham gia điều trị Methadone

Hình thức hỗ trợ Số lượng % Ủng hộ từ các thành viên GĐ 207 74,7

Cùng tham gia tư vấn 271 97,8

Hình thức hỗ trợ Số lượng %

Nhắc nhở đi uống thuốc 211 76,2 Đưa đến CSĐT hàng ngày 49 17,7

Chăm sóc ăn uống 139 50,2 Động viên an ủi 218 78,7

Các hình thức gia đình thực hiện được thống kê ở bảng 3.16, bao gồm: 18,9% được ủng hộ từ các thành viên gia đình, 24,7% cùng tham gia tư vấn với BN, 19,3% nhắc nhở đi uống thuốc hàng ngày, 4,5% đưa đến CSĐT hàng ngày, 12,7% chăm sóc ăn uống và 19,9% động viên an ủi.

Bảng 3 17 Hỗ trợ của CBYT đối với BN khi tham gia điều trị Methadone

Hình thức hỗ trợ Số lượng %

Nhiệt tình giải đáp thắc mắc 264 27,8%

Tư vấn rõ ràng liều ĐT 238 25,1%

Tư vấn khi gặp tác dụng phụ 188 19,8%

Hỏi thăm giúp đỡ về tinh thần 80 8,4%

Bảng 3.17 cho thấy cơ sở điều trị đã có những hình thức cụ thể như sau: 18,8% khuyến khích động viên, 27,8% nhiệt tình giải đáp thắc mắc, 25,1% tư vấn rõ liều methadone được điều trị, 19,8% giúp đỡ khi gặp tác dụng phụ và 8,4% giúp đỡ về mặt tinh thần.

3.7 Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone

Bảng 3 18 Yếu tố cá nhân liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone

Yếu tố liên quan tuân thủ điều trị

Yếu tố liên quan tuân thủ điều trị

Kinh 97 (36,9) 166 (63,1) (*) Đang sống cùng ai

Kinh tế cho bản thân

Kết quả bảng 3.18 cho thấy có mối liên quan giữa nghề nghiệp, kinh tế cho bản thân của BN với tuân thủ điều trị BN có nghề tự do có khả năng không tuân thủ điều trị cao gấp 2 lần so với BN có nghề khác, với OR= 2, 95%CI (1,22-3,29), p 0,05.

Bảng 3 19 Yếu tố tiền sử sử dụng ma túy liên quan đến tuân thủ điều trị

Yếu tố liên quan tuân thủ điều trị Không tuân thủ n (%)

Tuổi bắt đầu sử dụng ma túy

Số năm đã sử dụng ma túy

Số lần tiêm chích ma túy/ngày

Thông báo cho người nhà biết

C ó 61 (38,4) 98 (61,6) Đã từng cai nghiện ma túy

Bảng 3.19 cho thấy có mối liên quan giữa số năm SDMT, số lần SDMT/ngày của BN với tuân thủ điều trị tại CSĐT Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đắk Lắk BN có SDMT > 10 năm có khả năng không tuân thủ điều trị cao gấp 1,7 lần so với BN có số năm SDMT 2 lần/ngày, với OR= 2,3 và 95% CI (1,12-4,72), P< 0.05 có ý nghĩa thống kê.

Các yếu tố nhóm tuổi < 30 tuổi, có thông báo cho người thân khi SDMT, chưa lần nào cai nghiện tại Trung tâm cai nghiện có xử lý không tuân thủ điều trị cao hơn các nhóm khác, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3 20 Yếu tố sử dụng ma túy, rượu bia, thuốc lá liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone

Yếu tố liên quan tuân thủ điều trị

Sử dụng ma túy khi điều trị

Sử dụng rượu, bia khi điều trị

Có ít nhất 1 lần/tuần 62 (63,3) 36 (36,7) 0,98

Sử dụng thuốc lá khi điều trị

Kết quả bảng 3.20 cho thấy: Các yếu tố có SDMT trong thời gian điều trị liều duy trì, có sử dụng rượu bia, thuốc lá tại CSĐT Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Đắk Lắk có tỷ lệ không tuân thủ điều trị không có sự khác biệt so với các nhóm khác (p > 0,05).

Bảng 3 21 Yếu tố kiến thức chung về điều trị Methadone liên quan đến tuân thủ điều trị

Kiến thức chung về điều trị Methadone

Kết quả trên cho thấy yếu tố Kiến thức chưa đạt của BN có tỷ lệ không tuân thủ điều trị cao hơn nhóm kiến thức đạt là 45,2% so với 34%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

BÀN LUẬN

4.1 Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone tại cơ sở điều trị

4.1.1 Một số thông tin chung của BN

Nghiên cứu cho thấy 97,5% BN là nam giới Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Đào (2012), nam giới chiếm 94,5% [11]. Độ tuổi trung bình của BN là 33,9 (± 7,5) tương tự so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nương và cộng sự năm 2013 là 34,6 (±9,6 và tỷ lệ BN từ 30 tuổi trở lên chiếm 67,4%,), lại thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Nương (79,9%) [19] và cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Đình Cảnh năm 2014 là 31,5 (±0,2) và 56,6% [7].

Có 42,3% BN đang sống độc thân, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Hoàng Đình Cảnh năm 2011 là 63,9% Tỷ lệ đã kết hôn là 50,5% lại cao hơn nghiên cứu của Hoàng Đình Cảnh, chỉ có 36,1% BN là có gia đình [7]. Đối tượng tham gia nghiên cứu này có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên là 50,9%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long, Lê Trường Giang và Vũ Văn Công (2011) (45,5%) [17], và tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 của nghiên cứu Trần Thịnh là 45,3% [20].

Khoảng 1/2 BN tham gia nghiên cứu đã kết hôn (50,5%), trong đó 92,9% là đang sống cùng vợ/chồng.

4.1.2 Thực trạng sử dụng ma túy

BN sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi trung bình là 23,7 (±6,5), trong khi đó tuổi TCMT lần đầu trung bình là 24,5 (±6,9) Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nương và cộng sự (2013) lần lượt là 22,4 (±8,6 và 24,3 (±9,2) [ 19] Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi sử dụng ma túy lần đầu và TCMT lần đầu gần bằng nhau, tức là hình thức sử dụng ma túy lần đầu chủ yếu qua đường tiêm chích.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% BN đã sử dụng heroin trước khi điều trịMethadone Kết quả này phù hợp với tiêu chí lựa chọn BN tham gia điều trịMethadone theo quy định của Bộ Y tế [3] Ngoài ra trong đó có 7,9% BN sử dụng thêm ma túy đá, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe BN và gây khó khăn trong quá trình điều trị Methadone.

Tuổi trung bình lần đầu TCMT là 23,7 tuổi, tương đương với nghiên cứu Nguyễn Thành Long là 21 tuổi [17]; tỷ lệ BN < 30 tuổi chiếm đến 66,8% , tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với một số tỉnh/ thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng tỷ lệ người nghiện dưới 30 tuổi chiếm 80%-90% tổng số người nghiện như báo cáo của ông Lê Bạch Hồng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH tại hội nghị chuyên đề can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, Hà Nội, 7/2008 [15] Một số trường hợp sử dụng ma túy khi chưa đến tuổi thành niên là do tò mò hoặc bị dụ dỗ vì những lí do cá nhân (tiền, thể hiện bản lĩnh,.) hoặc do sự thiếu nghiêm khắc của gia đình.

Việc phỏng vấn BN cho thấy họ bị lệ thuộc ma túy phải dẫn đến cai nghiện nhiều lần là do ma túy làm cho BN vui vẻ phấn khích, tăng năng suất làm việc, hoạt bát trong giao tiếp, đây là những cảm giác rất mạnh mà BN khi dùng ma túy khó có thể quên và nó khiến họ muốn được tận hưởng lần Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ về bệnh tật như viêm gan B, viêm gan C, nhiễm HIV mà người bệnh không biết.

Trong quá trình phỏng vấn, hầu hết các BN đều cho rằng khi sử dụng ma túy đầu óc họ vẫn tỉnh táo và cơ thể vẫn khỏe, làm việc hiệu quả nên việc cai nghiện đối với họ là khó thực hiện, hơn nữa họ không muốn gia đình và người thân biết họ nghiện ma túy, nhưng do sử dụng ma túy lâu ngày liều lượng ngày càng tăng nên khi thiếu hụt ma túy họ phải chịu đựng với sự đau đớn vô cùng về thể xác nên họ tìm đến việc cai nghiện Một số khác do không kiểm soát được tình trạng thiếu thuốc đã thực hiện hành vi tiêm chích lộ liễu dẫn đến bị bắt tại chỗ rồi được đưa vào trại và số còn lại được gia đình động viên hoặc bắt buộc đưa vào cai nghiện tập trung tại trại.

48,7% ĐTNC đã từng cai nghiện ma túy, kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Đình Cảnh năm 2011 với 97,9% BN đã cai nghiện ma túy ít nhất 1 lần nhưng bị thất bại [7], sự khác biệt này là do những năm gần đây cai nghiện được khuyến khích là tự nguyện của bản thân hoặc gia đình gửi đi cai nghiện Trong số đã từng cai nghiện có 46,7% đã cai nghiện từ 2 lần trở lên, nhưng vẫn SDMT sau khi trở về, chứng tỏ để cai nghiện ma túy là rất khó khăn.

Không sử dụng ma túy trong thời gian điều trị duy trì là 63% tuy nhiên cũng không thể loại trừ được bệnh nhân né tránh xét nghiệm heroin trong khi đang điều trị (thời gian trước đây do thiếu sinh phẩm nên phòng khám phải yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm heroin ở ngoài cơ sở y tế nên bệnh nhân không chịu tuân thủ).

87% BN sử dụng ma túy từ 2 lần trở lên/ngày với số tiền trung bình 171.000 đồng/lần Như vậy trung bình một ngày BN phải mất trên 340.000 đồng để SDMT, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình, nguy cơ dẫn đến các hành vi phạm tội khi tham gia điều trị Methadone đã giúp cho BN không phải chi phí quá nhiều (hiện nay tại CSĐT chỉ thu phí 4.000 đồng/ngày chưa tính tiền thuốc), điều này càng chứng minh cho hiệu quả mà chương trình điều trị Methadone mang lại.

4.1.3 Thực trạng điều trị Methadone

Việc kê đơn thuốc methadone cho BN phải được bác sỹ trực tiếp khám và kê đơn theo quy định tại Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30-8-2010 của Bộ trưởng

Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và các quy định khác Đối với người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì, thời gian mỗi lần chỉ định thuốc Methadone không vượt quá 1 tháng và phải ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc của đợt điều trị

Liều duy trì trung bình của BN là (86 ± 40) mg/ngày, 73,6% BN có liều duy trì từ 60 đến 120 mg/ngày Kết quả này phù hợp với Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của Bộ Y tế năm 2010, nghĩa là liều duy trì thông thường khoảng 60-120mg/ngày [3].

Liều Methadone sử dụng cần phù hợp với thể trạng của từng người bệnh. Liều khởi đầu thường ở mức thấp và tùy thuộc vào kết quả đánh giá độ dung nạp CDTP của người bệnh Liều duy trì là liều có hiệu quả tối ưu trong việc làm giảm hội chứng cai và phong tỏa tác dụng gây khoái cảm của heroin trong vòng 24 giờ.

Do đó, BN nên đến uống thuốc vào khoảng thời gian cố định trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

4.1.4 Kiến thức tuân thủ điều trị của BN

Việc hiểu biết về methadone và hiểu biết về mục đích điều trị là những yêu cầu đầu tiên đối với BN khi được nhận vào điều trị ngay từ khi bắt đầu giai đoạn tư vấn nhóm lần thứ nhất Tuy nhiên, vẫn có một số BN chưa tập trung vào công tác tư vấn nhóm nên sự hiểu biết về methadone và hiểu biết về mục đích điều trị có thể hạn chế.

Ngày đăng: 01/12/2023, 14:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Hình s ử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy (Trang 33)
Bảng 3.1 cho thấy đối tượng nghiên cứu là nam chiếm 97,5%; độ tuổi trung bình là 33,9 (tuổi cao nhất là 62 và thấp nhất là 22), đối tượng thuộc nhóm tuổi 30 trở lên chiếm tỷ lệ 67,4%; dân tộc kinh chiếm 94,9% - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3.1 cho thấy đối tượng nghiên cứu là nam chiếm 97,5%; độ tuổi trung bình là 33,9 (tuổi cao nhất là 62 và thấp nhất là 22), đối tượng thuộc nhóm tuổi 30 trở lên chiếm tỷ lệ 67,4%; dân tộc kinh chiếm 94,9% (Trang 41)
Bảng 3. 2. Tuổi bắt đầu sử dụug ma túy của đối tượug nghiên cứu - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 2. Tuổi bắt đầu sử dụug ma túy của đối tượug nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 3.2 cho thấy tuổi bắt đầu sử dụng ma túy nhỏ nhất là 10 tuổi, lớn nhất là 45 tuổi, trung bình là 23,7 (± 6,5) - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3.2 cho thấy tuổi bắt đầu sử dụng ma túy nhỏ nhất là 10 tuổi, lớn nhất là 45 tuổi, trung bình là 23,7 (± 6,5) (Trang 42)
Bảng 3. 4. Tiền sử cai nghiện ma túy của đối tượng nghiên cứu - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 4. Tiền sử cai nghiện ma túy của đối tượng nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 3. 5. Lý do cai nghiện ma túy của đối tượng nghiên cứu - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 5. Lý do cai nghiện ma túy của đối tượng nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 3. 6. Tình trạng sử dụng ma túy hiện tại của đối tượng nghiên cứu - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 6. Tình trạng sử dụng ma túy hiện tại của đối tượng nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 3. 7. Tình trạng sử dụng bia rượu, thuốc lá của đối tượng nghiên cứu - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 7. Tình trạng sử dụng bia rượu, thuốc lá của đối tượng nghiên cứu (Trang 45)
Bảng 3. 8. Kiến thức về Methadone và tuân thủ điều trị Methadone - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 8. Kiến thức về Methadone và tuân thủ điều trị Methadone (Trang 45)
Bảng 3. 11. Tình hình điều trị Methadone - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 11. Tình hình điều trị Methadone (Trang 46)
Bảng 3.9 cho thấy 97,1% bệnh nhân hiểu tác hại của việc không tuân thủ điều trị sẽ xuất hiện hội chứng cai, 62,5% cho rằng sẽ tăng sử dụng chất gây nghiện khác,  18,8% cho rằng sẽ kéo dài thời gian điều trị và có 0,7% là trả lời không biết hoặc  không trả - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3.9 cho thấy 97,1% bệnh nhân hiểu tác hại của việc không tuân thủ điều trị sẽ xuất hiện hội chứng cai, 62,5% cho rằng sẽ tăng sử dụng chất gây nghiện khác, 18,8% cho rằng sẽ kéo dài thời gian điều trị và có 0,7% là trả lời không biết hoặc không trả (Trang 46)
Bảng 3.11 cho thấy liều điều trị hiện tại của BN nhỏ nhất là 25 mg, lớn nhất là 300 mg, trung bình 86,1 mg (± 40,4) - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3.11 cho thấy liều điều trị hiện tại của BN nhỏ nhất là 25 mg, lớn nhất là 300 mg, trung bình 86,1 mg (± 40,4) (Trang 47)
Bảng 3.12 cho thấy 63,5% BN tuân thủ điều trị methadone tốt và 36,5% BN không tuân thủ điều trị - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3.12 cho thấy 63,5% BN tuân thủ điều trị methadone tốt và 36,5% BN không tuân thủ điều trị (Trang 47)
Bảng 3. 13. Xử trí của BN k hi k hông đến uống thuốc - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 13. Xử trí của BN k hi k hông đến uống thuốc (Trang 48)
Bảng 3. 16. Hỗ trợ của gia đình đối với BN khi tham gia điều trị Methadone - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 16. Hỗ trợ của gia đình đối với BN khi tham gia điều trị Methadone (Trang 49)
Bảng 3. 14. Lý do không thông báo với cơ sở điều trị khi BN không đến uống  thuốc. - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 14. Lý do không thông báo với cơ sở điều trị khi BN không đến uống thuốc (Trang 49)
Bảng 3. 15. Xử trí của cơ sở điều trị khi BN không đến uống thuốc. - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 15. Xử trí của cơ sở điều trị khi BN không đến uống thuốc (Trang 49)
Hình thức hỗ trợ Số lượng % - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Hình th ức hỗ trợ Số lượng % (Trang 50)
Bảng 3. 17. Hỗ trợ của CBYT đối với BN khi tham gia điều trị Methadone - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 17. Hỗ trợ của CBYT đối với BN khi tham gia điều trị Methadone (Trang 50)
Bảng 3. 19. Yếu tố tiền sử sử dụng ma túy liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 19. Yếu tố tiền sử sử dụng ma túy liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone (Trang 52)
Bảng 3. 20. Yếu tố sử dụng ma túy, rượu bia, thuốc lá liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 20. Yếu tố sử dụng ma túy, rượu bia, thuốc lá liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone (Trang 53)
Bảng 3. 21. Yếu tố kiến thức chung về điều trị Methadone liên quan đến tuân thủ điều trị - Luận văn tuân thủ điều trị methadone và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị trung tâm phòng, chống hiv aids đắk lắk năm 2018
Bảng 3. 21. Yếu tố kiến thức chung về điều trị Methadone liên quan đến tuân thủ điều trị (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w