Đái tháo đường týp 2 phát triển luôn gắn liền với sự gia tăng tỷ lệ các biến chứng mạn tính, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng gánh nặng không chỉ cho mỗi cá nhân, gia đình người bệ
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯƠNG VĂN SÁU
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN, 2007
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯƠNG VĂN SÁU
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60 72 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Xuân Tráng
Thái Nguyên, 2007
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 22
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 29 3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu 34 3.3 Mối liên quan giữa một số chỉ số lipid với một số yếu
tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới 29 Bảng 3.2 Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp và giới 30 Bảng 3.3 Chỉ số BMI ở nhóm đái tháo đường theo giới 31 Bảng 3.4 Chỉ số WHR ở nhóm đái tháo đường theo giới 32 Bảng 3.5 Tỷ lệ THA ở nhóm ĐTĐ theo thời gian mắc bệnh 33 Bảng 3.6 Tần suất một số triệu chứng thường gặp ở nhóm ĐTĐ 34 Bảng 3.7 Tần suất một số biến chứng ở nhóm ĐTĐ týp 2 35 Bảng 3.8 Thời gian mắc bệnh đái tháo đường theo nhóm tuổi 35 Bảng 3.9 Tỷ lệ biến chứng theo thời gian mắc bệnh 36 Bảng 3.10 Tỷ lệ một số biến chứng theo độ tuổi 36 Bảng 3.11 Hàm lượng một số chỉ số sinh hóa trong huyết thanh 37 Bảng 3.12 Hàm lượng một số chỉ số sinh hóa trong máu theo giới 38 Bảng 3.13 Hàm lượng lipid máu với thời gian phát hiện ĐTĐ týp 2 38 Bảng 3.14 Rối loạn lipid máu liên quan đến giới 39 Bảng 3.15 Rối loạn lipid máu liên quan đến hoạt động thể lực 39 Bảng 3.16 Rối loạn lipid máu liên quan với tăng huyết áp 40 Bảng 3.17 Rối loạn lipid máu liên quan với chỉ số khối cơ thể 40
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới 29 Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp và giới 30 Biểu đồ 3.3 Chỉ số BMI ở nhóm đái tháo đường theo giới 31 Biểu đồ 3.4 Chỉ số WHR ở nhóm đái tháo đường theo giới 32 Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm ĐTĐ theo thời gian bị bệnh 33
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐTĐ Đái tháo đường
HDL- C (High Density Lipoprotein) Lipoprotein có tỷ trọng cao
IDF (International Diabetes Federation) Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế
JNC (United States Jonint National Commitee) Liên uỷ ban Quốc gia
Hoa Kỳ LDL- C (Low Density Lipoprotein) Lipoprotein có tỷ trọng thấp
THA Tăng huyết áp
HĐTL Hoạt động thể lực
TSGĐ Tiền sử gia đình
WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới
WHR (Waist Hip Ratio) Chỉ số eo hông
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh nội tiết chiếm khoảng 60% - 70% trong cấu trúc các bệnh nội tiết, trong đó đái tháo đường týp 2 chiếm từ 85% đến 95% trong tổng số bệnh nhân đái tháo đường Bệnh có tốc độ phát triển rất nhanh, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước đang phát triển Theo thông báo của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (IDF): Năm 1994
cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, năm 1995 là 135 triệu chiếm tỷ lệ 4,0% dân số toàn cầu, năm 2000 có 151 triệu, dự báo năm
2010 sẽ có 221 triệu [3] Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2025 sẽ có
300 - 330 triệu người mắc bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu Khu vực Tây Thái Bình Dương năm 2005 có 30 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự báo đến năm 2025 số người mắc bệnh là 56 - 60 triệu [3], [10] Tại Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong hơn 10 năm qua có chiều hướng gia tăng Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Lê Huy Liệu, Mai Thế Trạch, Trần Hữu Dàng và cộng sự cho thấy tỷ lệ ĐTĐ ở người trên 15 tuổi phân bố như sau: Hà Nội (1991) 1,2% (nội thành 1,44%, ngoại thành 0,63%) Thành phố Hồ Chí Minh (1993) ở nội thành 2,52 ± 0,4% Tại Huế (1996) là 0,96 ± 0,14% Năm 2001
tỷ lệ mắc bệnh tại khu vực nội thành của bốn thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Mính là 4,0% Năm 2002 - 2003 tỷ lệ mắc bệnh chung toàn quốc là 2,7%, vùng miền núi 2,1%, vùng trung du 2,2%, vùng đồng bằng 2,7%, vùng đô thị và khu công nghiệp 4,4% [3]
Ngày nay bệnh đái tháo đường không chỉ là mối quan tâm của các chuyên gia y tế, mà còn thu hút sự chú ý của các nhà quản lý xã hội Đái tháo đường týp 2 phát triển luôn gắn liền với sự gia tăng tỷ lệ các biến chứng mạn tính, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng gánh nặng không chỉ cho mỗi cá nhân, gia đình người bệnh, mà còn làm tăng gánh nặng cho toàn nền kinh tế
xã hội
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh đái tháo đường Tuy nhiên tại Việt Nam, những số liệu về bệnh đái tháo đường cũng chỉ giới hạn ở một số thành phố lớn Bắc Giang là một địa phương có nền kinh tế đang phát triển, đời sống nhân dân đang ngày nâng lên,
sự thay đổi hành vi lối sống như ít vận động thể lực, chế độ ăn uống, đã thực
sự tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đái tháo đường phát triển một cách nhanh chóng
Góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân
đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang” nhằm mục tiêu:
1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2
2 Xác định mối liên quan giữa một số chỉ số lipid với một số yếu tố nguy
cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Định nghĩa, chẩn đoán và phân loại đái tháo đường
1.1.1 Định nghĩa
Đái tháo đường là nhóm của các bệnh chuyển hóa được đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai Tăng đường huyết kéo dài kéo theo những tổn thương, rối loạn chức năng, suy giảm các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [4], [58]
1.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường, được Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) kiến nghị năm 1997 và được nhóm các chuyên gia về bệnh đái tháo đường của WHO công nhận vào năm 1998, tuyên bố áp dụng năm
1999, gồm 3 tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Đường huyết ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở bất kỳ thời điểm nào kèm theo các triệu chứng: uống nhiều, đái nhiều, giảm cân, đường niệu
- Tiêu chuẩn 2: Đường huyết lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (126 mg/dl) khi bệnh nhân nhịn đói sau 6 – 8 giờ
- Tiêu chuẩn 3: Đường huyết sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết 2 giờ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl)
Các xét nghiệm được lặp lại từ 1 đến 2 lần trong những ngày sau đó
1.1.3 Phân loại đái tháo đường
Có nhiều cách phân loại đái tháo đường khác nhau Do bệnh sinh của đái tháo đường ngày càng được hiểu rõ và đa dạng nên xếp loại có nhiều thay đổi Tới năm
1997, sau khi phân tích những nhược điểm về cách phân loại của WHO năm 1985, ADA đã phân loại chi tiết và được WHO công nhận vào năm 1998 32 , [59]
* Đái tháo đường týp 1
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguyên nhân có sự liên quan đến quá trình tự miễn dịch mạn tính Quá trình gây bệnh là quá trình phá huỷ tế bào beta của đảo tụy Langerhans dẫn tới thiếu hoàn toàn sự tiết insulin
* Đái tháo đường týp 2
Nguyên nhân có sự phối hợp của kháng insulin và giảm tiết insulin không đáp ứng đủ khả năng ổn định glucose máu của cơ thể
* Các thể đái tháo đường khác mà nguyên nhân có liên quan đến một
số bệnh, thuốc, hoá chất
+ Khiếm khuyết chức năng tế bào beta do gen: Nhiễm sắc thể thứ 20, HNF- 4 (MODY 1); Nhiễm sắc thể thứ 7, glucokinase (MODY 2); Nhiễm sắc thể thứ 12, HNF- 1 (MODY 3); Nhiễm sắc thể thứ 13, IPF ( MODY 4) + Bệnh lý tuyến tụy ngoại tiết: viêm tụy, ung thư tuỵ, u xơ tụy
+ Bệnh lý nội tiết: hội chứng Cushing, cường năng tuyến giáp
+ Thuốc và hoá chất: glucocorticoid, đối kháng - adrenergic và đối kháng - adrenergic, hormon tuyến giáp
+ Các hội chứng về gen khác: hội chứng Turner, hội chứng Down, hội chứng Wolfram, loạn dưỡng cơ, rối loạn chuyển hóa porphyrin, múa vờn, mất điều vận có tính chất gia đình
+ Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch: hội chứng tự kháng thể kháng insulin, kháng thụ thể insulin, hội chứng “cứng người” (Stiff Man)
* Đái tháo đường thai nghén
Là nói tới những phụ nữ được phát hiện đái tháo đường khởi phát trong thời kỳ mang thai Liên quan đến vai trò kháng thể kháng insulin và sự biến đổi hormon trong thời kỳ thai nghén
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF) 2005 3
Đặc điểm Đái tháo đường týp 1 Đái tháo đường týp 2
- Chứng tiêu gai đen (Acanthosis nigricans)
- Hội chứng buồng chứng đa nang Nhiễm toan - Dương tính Thường không có
C- peptid - Thấp/mất Bình thường hoặc tăng
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhưng các triệu chứng này ít khi gặp đầy đủ Phần lớn các trường hợp bệnh tiến triển âm thầm không bộc lộ các triệu chứng lâm sàng Trên 70% các trường hợp bệnh được phát hiện là nhờ xét nghiệm máu trong khám sức khoẻ định kỳ Đôi khi chẩn đoán được bệnh đái tháo đường týp 2 ở bệnh nhân đến với thầy thuốc với lý do khác như: U phì đại tiền liệt tuyến, áp xe cơ, hậu bối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm quanh răng, viêm phổi, tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, bệnh lý võng mạc… Nhiều trường hợp vào cấp cứu vì hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu mới phát hiện bị bệnh [32], [33]
1.2.2 Cơ chế bệnh sinh bệnh đái tháo đường týp 2
Bệnh sinh của đái tháo đường týp 2 cho đến nay còn nhiều vấn đề chưa
rõ ràng, mặc dù bệnh có tính chất gia đình rõ rệt Song có nhiều yếu tố đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh như: yếu tố gen và môi trường, hiện tượng kháng insulin, các giả thiết về độc tính của glucose [32]
* Yếu tố gen và môi trường
Nhiều chuyên gia hàng đầu về bệnh đái tháo đường trên thế giới đều thống nhất cơ chế hình thành bệnh đái tháo đường týp 2 là quá trình tác động qua lại phức tạp của hai nhóm nguyên nhân chính đó là yếu môi trường và tố gen [4]
+ Ảnh hưởng của yếu tố di truyền lên đái tháo đường týp 2 rất mạnh, người ta nhận thấy rằng tỉ lệ hai anh, chị em sinh đôi cùng chứng cùng bị bệnh đái tháo đường týp 2 là 90% đến 100%
+ Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thường có liên hệ trực hệ cùng bị đái tháo đường
+ Có sự khác nhau rất nhiều về tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường giữa các chủng tộc, sắc dân khác nhau Những sắc dân có tỉ lệ đái tháo đường týp 2 cao nhất liên quan đến kiểu di truyền thường trội giống kiểu MODY [43]
+ Dưới tác động của môi trường như ăn nhiều lipid, đặc biệt acid béo bão hòa, nhiều carbohydrat tinh, ít vận động thể lực hoặc tuổi cao, giảm tiêu thụ năng lượng dẫn tới tăng tích luỹ mỡ, đặc biệt ở bụng (cơ thể hình quả táo-
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
béo bụng) sẽ làm xuất hiện hoặc làm tăng sự đề kháng insulin của các cơ quan đích (tế bào cơ, gan, tổ chức mỡ) Sự kháng insulin ở cơ quan đích ngày càng mạnh dẫn đến hiện tượng giảm sử dụng đường ở cơ quan đích (giảm dung nạp glucose) và hậu quả của nó là tăng đường trong máu và rối loạn chuyển hóa liên quan khác Tăng đường máu liên tục, tích luỹ sợi fibrin giống amiloid trong tế bào bêta, tăng acid béo tự do và giảm tế bào bêta tụy dẫn đến tổn thương và giảm chức năng tế bào bêta Khi cơ thể không còn bù được tình trạng kháng insulin hoặc chức năng của tế bào bêta không còn khả năng bù trừ thì lúc này đái tháo đường xuất hiện [4]
* Hiện tượng kháng insulin
Kháng insulin đã được Himswarth và Kerr đề cập đến từ những năm
1930 Đến năm 1988 Reaven G.M đã mô tả vai trò của kháng insulin, tăng insulin và đặt tên là “Hội chứng X”, nay gọi là hội chứng kháng insulin Hội chứng này liên quan đến các rối loạn chuyển hóa bao gồm: đái tháo đường týp 2, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid [24], [43] Theo Frechet (1984): kháng insulin là sự giảm hiệu quả của insulin, biểu hiện trên lâm sàng
là sự tăng nồng độ insulin trong máu trong khi đường máu bình thường hoặc tăng Theo Defronzo và cộng sự (1996) khi dùng kỹ thuật kẹp “kẹp insulin-đường máu bình thường” đã đưa ra kết luận là tình trạng kháng insulin không chỉ ở người thừa cân, béo phì mà còn ở những người thể trạng gầy [3]
Sinh bệnh học chính xác của insulin chưa thật rõ ràng, nhưng sự kết hợp các yếu tố gen và môi trường là những vấn đề được đề cập nhiều nhất Các nghiên cứu cho rằng: các yếu tố làm thay đổi các receptor, ái lực của chúng với insulin, hoặc giảm các tín hiệu sau receptor, hoặc kết hợp với các yếu tố trên 13 Hoạt động của insulin phụ thuộc vào hàm lượng glucose máu, ái lực của thụ thể đặc hiệu với insulin ở tế bào đích và hàm lượng insulin Kháng insulin có thể do bất thường tại vị trí trước, sau và ngay tại thụ thể của insulin
ở mô đích
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Giảm hoạt độ của enzym tyrosinkinase ở vùng sau thụ thể của kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, làm cho insulin gắn vào thụ thể không phát huy được tác dụng sinh học, vì vậy không kích thích được sự vận chuyển glucose vào tế bào 13
Kháng insulin đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh đái tháo đường týp 2 Cơ chế kháng insulin ở tế bào bao gồm các thụ thể và hậu thụ thể của tế bào Ngoài ra tăng acid béo tự do cũng có ảnh hưởng đến kháng insulin trong
tế bào (giảm vận chuyển glucose, giảm tổng hợp glucogen và giảm hoạt động của quá trình pyruvatdehydrogenase…)
Biểu hiện của kháng insulin là sự thay đổi cấu trúc, chức năng của các thụ thể insulin và các hậu thụ thể của tế bào Insulin kiểm soát glucose nội sinh qua 3 cơ chế chính, các cơ quan này đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế kháng insulin, đó là: sản xuất glucose ở gan, hấp thụ glucose từ đường tiêu hoá, sử dụng glucose ở các tạng và ở cơ Giảm glucose tổ chức và bất thường bài tiết insulin, kháng insulin là những bất thường sớm nhất và là nguyên nhân của tiền đái tháo đường týp 2 ở người béo 24 , 30
* Một số giả thiết về độc tính của glucose máu
Nhiều tác giả cho rằng tăng đường máu mạn tính luôn kèm theo sự thay đổi mức độ nhạy cảm của insulin ở mô đích Giảm khả năng bài tiết insulin dẫn tới giảm nồng độ insulin huyết Trong điều trị đường máu trở về bình thường thì sẽ cải tiến tốt sự bài tiết insulin của tụy
Khi nghiên cứu điều hòa hệ thống vận chuyển Glucose của insulin ở tế bào đích, kết quả cho thấy tăng đường huyết mạn tính sẽ làm giảm 50% khả năng vận chuyển Glucose vào tế bào, glucose trong tế bào giảm sẽ dẫn tới tăng số lượng và hoạt động của chất vận chuyển Glucose
Chẩn đoán giai đoạn tiền đái tháo đường là rất quan trọng, là giai đoạn mới xuất hiện kháng insulin và tăng insulin huyết, các yếu tố nguy cơ khác cũng xuất hiện ở giai đoạn này, do đó việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ ngăn cản và làm chậm xuất hiện các biến chứng muộn 13 , 32
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.3 Rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
1.3.1 Khái niệm về rối loạn chuyển hóa lipid
Là tình trạng rối loạn và/hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid trong
máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng
nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu khác Hậu quả nặng nề nhất là dẫn đến tử vong hoặc tàn phế [3]
Ngày nay qua nghiên cứu người ta thấy đã có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỷ lệ các thành phần lipid trong máu có sự thay đổi Khái niệm này chỉ rõ rối loạn lipid có thể xảy ra từ rất sớm, ngay cả khi chưa có tăng nồng độ của các thành phần lipid trong máu Rất hiếm khi tìm được triệu chứng đặc thù của rối loạn lipid máu Người ta thường chỉ phát hiện được khi kiểm tra máu định kỳ hoặc có các biến chứng buộc phải vào viện như: đột quỵ, bệnh mạch vành hoặc bệnh lý mạch máu ngoại biên [3]
Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mặc dù kiểm soát glucose tốt, rối loạn chuyển hoá lipid có hạn chế, nhưng không trở về bình thường Rối loạn chuyển
hoá lipid thường liên quan đến tình trạng kháng insulin, tăng insulin máu [30]
Bảng 1.2 Giới hạn bệnh lý các thành phần lipid máu
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.3 Sự thay đổi chuyển hoá Lipoprotein ở bệnh nhân đái tháo đường [25], [47]
Thay đổi Ảnh hưởng tới Lipoprotein
Lipoprotein lipase (LPL) Triglyceride, HDL, Chylomicrom Hepatic Lipase (HL) Chất dư, HDL
1.3.3 Bệnh sinh rối loạn chuyển hóa lipid trong bệnh ĐTĐ týp 2
Tác động của đái tháo đường týp 2 đối với lipid và lipoprotein khó được đánh giá hơn vì sự không đồng nhất của của các yếu tố tham gia vào chu trình sinh bệnh học của bệnh như: kiểm soát đường máu, béo phì, tình trạng sử dụng thuốc Bệnh đái tháo đường týp 2 chưa được dùng insulin hoặc thuốc uống hạ glucose máu thường có tăng triglycerid máu Khi bắt đầu sử dụng insulin hoặc sulfamid làm hạ glucose máu, dẫn đến giảm mức VLDL-C và tăng HDL-C, còn nếu điều trị bằng metformin thì sẽ giảm VLDL-C, nhưng thường không tăng mức HDL-C
Hiệu quả điều trị các rối loạn chuyển hóa lipid lớn hơn nhiều nếu ngay từ đầu đã được điều trị đúng, kiểm soát đường máu tốt Tăng triglycerid máu và giảm HDL-C thường tồn tại ở người bệnh đái tháo đường týp 2 đôi khi không phụ thuộc vào mức độ kiểm soát glucose máu Những bất thường còn lại này được gọi là rối loạn lipid trong đái tháo đường Tăng triglycerid là kết quả của tăng bài tiết VLDL-C do quá trình dị hóa VLDL-C có thể bị tổn thương, mặc
dù lipoprotein lipase vẫn bình thường Phần nhiều do hoạt tính của lipoprotein lipase bị giảm Trong trường hợp này thiếu hụt insulin thường chiếm ưu thế
và luôn đi kèm với kháng insulin Các tàn dư của lipoprotein giàu triglycerid
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thường tăng lên trong bệnh đái tháo đường týp 2 Chuyển hóa LDL-C cũng bị rối loạn ở những người đái tháo đường týp 2 Nếu đái tháo đường týp 2 nhẹ không được điều trị, các tốc độ tổng hợp và loại bỏ LDL cùng tăng lên đồng thời, dẫn đến mức LDL-C bình thường Ở những người bệnh có glucose máu tăng trung bình không được điều trị, tổn thương dị hóa LDL-C có thể dẫn đến tăng nhẹ mức LDL-C Nhưng trong các trường hợp này quan tâm hàng đầu là
sự hiện diện của LDL-C hạt nhỏ đậm đặc LDL-C có thể được tái cấu trúc thành hạt nhỏ hơn, đậm đặc hơn bởi lipase gan có thể tăng lên trong đái tháo đường týp 2 Kích thước hạt LDL-C cũng tương quan nghịch với mức độ của thành phần hemoglobin HbA1c
Mức HDL-C giảm đi trong đái tháo đường týp 2 và tăng lên cùng với giảm cân, sử dụng insulin và sulfonylurea uống để làm hạ glucose máu Mức HDL-C tăng nếu mức triglycerid giảm trong điều trị, do sự đảo ngược của hiệu ứng này Song mức HDL-C cũng có thể tăng lên trong thời gian điều trị,
đó là kết quả của cải thiện dị hóa VLDL-C, với sự chuyển những thành phần
bề mặt của VLDL-C sang HDL-C 3
1.4 Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường týp 2
Những biến chứng của bệnh đái tháo đường thường rất phổ biến, các biến chứng này thường dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ Người ta xếp biến chứng đái tháo đường thành 2 loại: biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính
1.4.1 Biến chứng cấp tính
Các biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, điều trị không thích hợp, hoặc do nhiễm khuẩn cấp tính Biến chứng cấp tính có thể đe dọa tính mạng người bệnh, thường gặp ở các quốc gia đang phát triển Để hạn chế những biến chứng này cần phải giáo dục cho người bị mắc bệnh đái tháo đường cách nhận biết những dấu hiệu báo động sớm, để can thiệp điều trị kịp thời Các biến chứng thường cấp tính gồm:
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan acid lactic, hạ đường huyết, nhiễm khuẩn cấp tính 3
1.4.2 Biến chứng mạn tính
Các biến chứng lâu dài của đái tháo đường hay gặp, thậm chí các biến chứng này có ngay tại thời điểm bệnh được phát hiện, đặc biệt là ở những người mắc bệnh đái tháo đường týp 2
* Biến chứng mắt
Các biến chứng mắt do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới
mù lòa ở các nước đang phát triển, là mối lo ngại thường xuyên của bệnh nhân đái tháo đường 48 Đối với đái tháo đường týp 2 có khoảng 25% bệnh nhân đã có bệnh võng mạc không tăng sinh khi bệnh đái tháo đường được phát hiện Tần xuất bệnh võng mạc gia tăng khoảng 8%, nên sau thời gian bị bệnh 8 năm thì tần xuất này là 50% và sau 20 năm có thể tới 100% 43
Nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hoa (1999) cho thấy: trong 100 bệnh nhân đái tháo đường có tới 79% giảm thị lực, 43% bị bệnh võng mạc và tổn thương võng mạc do đái tháo đường gặp ở mọi lứa tuổi
Khi nghiên cứu trên 120 bệnh nhân đái tháo đường tại viện Quân y 103, Thái Hồng Quang thấy có 34,16% có biến chứng mắt, trong đó tổn thương võng mạc là 20% 27 Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Minh tại Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ biến chứng mắt là 70,2%
Có hai thể bệnh võng mạc do đái tháo đường chính đó là:
- Bệnh võng mạc không tăng sinh (còn gọi là “viêm võng mạc tổn thương nền”): là giai đoạn sớm nhất của biểu hiện ở võng mạc do đái tháo đường, đặc trưng bởi sự co dãn, khúc khuỷu của mạch máu, các phình mạch, xuất huyết hình chấm, xuất tiết và phù võng mạc Giai đoạn này protein, lipid và hồng cầu thoát khỏi huyết quản ra võng mạc Nếu xảy ra ở hoàng điểm, là nơi tập trung lớn nhất các tế bào thị giác, thì sẽ ảnh hưởng đến thị lực Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra mù lòa trong đái tháo đường týp 2
- Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Là biến chứng nặng nề nhất trong bệnh mắt do đái tháo đường, là nguy
cơ cao đối với chảy máu thuỷ tinh thể, sẹo, bong võng mạc và mù 27
Thiếu máu võng mạc kích thích phát triển và hình thành các mao mạch mới và các tổ chức mô xơ tại võng mạc và trong phòng kính Đây là hậu quả của sự tắc các mạch máu nhỏ gây ra thiếu oxygen tại võng mạc; Chính điều này lại kích thích sự phát triển các mạch máu mới 43 , 46 , 47 , 51
* Biến chứng thận
Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường gặp Tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian mắc bệnh Đối với đái tháo đường týp 1 thường xuất hiện biến chứng thận sớm và nhiều hơn so với đái tháo đường týp 2
Kết quả nghiên cứu tác giả Nguyễn Thị Thu Minh tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ biến chứng thận là 14,9% 27 Tác giả Triệu Quang Phú nghiên cứu tại Lạng Sơn là 39,2% 30 Lý Thị Thơ nghiên cứu tại Tuyên Quang là 32,6% 40
- Sinh bệnh học: Bệnh thận đái tháo đường là một bệnh lý vi mạch của thận đặc trưng bởi dày màng đáy của mao mạch cầu thận, lắng đọng các glycoprotein ở trung mạc Đây là các tổn thương Kimmelstiel-Wilson kinh điển Tổn thương sớm nhất của bệnh thận đái tháo đường được báo hiệu bằng
sự xuất hiện một lượng nhỏ protein (albumin) niệu tức là microalbumin niệu
Cơ chế tổn thương thận do đái tháo đường là: dày màng nền mạch máu tiểu cầu thận, tăng phát triển màng nâng cao cuộn mạch (mesangial), phì đại cầu thận, dần dần đưa đến giảm diện tích lọc của cầu thận, suy thận
Xơ tiểu cầu thận được chia làm thành 3 loại: xơ tiểu cầu thận khu trú, xơ tiểu cầu thận lan toả, xơ tiểu cầu thận xuất tiết 24 , 32 , 54
* Biến chứng thần kinh
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bệnh lý thần kinh đái tháo đường là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của tình trạng tăng đường huyết và hiện tượng thiếu máu liên quan đến sự tắc nghẽn các vi mạch cung cấp máu cho hệ thần kinh
Kết quả nghiên cứu tác giả Lý Thị Thơ (2005) tại Tuyên Quang cho biết
tỷ lệ biến chứng thần kinh là 20,2% Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Minh tại Thái Nguyên là 10,8% 27 , 40
Sinh bệnh học của tổn thương thần kinh do đái tháo đường rất phức tạp, nhiều vấn đề chưa rõ Các tác giả đã đưa ra một số giả thuyết về sinh bệnh học do tổn thương thần kinh do đái tháo đường như sau:
- Tăng chuyển hóa Glucose thành Sorbitol dưới tác dụng của Enzyme aldose reductase dẫn tới giảm nồng độ Myoinositol tự do và 6-valent alcohol Hậu quả là rối loạn vỏ Phospholipid của màng tế bào thần kinh, thay đổi
Na+/K+/ATPase dẫn tới giảm cung cấp năng lượng cho sợi thần kinh
- Giảm cung cấp oxy: các vi mạch máu bị tổn thương dẫn tới khả nuôi dưỡng sợi thần kinh bị giảm, đồng thời giảm chuyển hóa Myoinositol, ngoài
ra còn có sự thay đổi huyết động học do tình trạng tăng đường huyết mạn tính
- Các rối loạn vận chuyển xung động thần kinh ở sợi trục có thể làm giảm cung cấp năng lượng, giảm cung cấp oxy hoặc phối hợp cả hai yếu tố
- Những trường hợp đái tháo đường không được điều trị, hoặc điều trị không hiệu quả, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh lý do đa dây thần kinh nhiều hơn những trường hợp quản lý đường huyết tốt, mặc dù chuyển hóa của glucose không có sự tham gia của Enzyme [32]
Bệnh lý thần kinh do đái tháo đường có thể gặp các thể sau:
- Tổn thương đa dây thần kinh thực vật tự động gồm có: rối loạn thần kinh thực vật nội tạng và rối loạn thần kinh tự động ngoại vi
Lâm sàng biểu hiện sự thay đổi huyết áp, nhịp tim, khó tiêu hóa, bí đái, nhiễm trùng tiết niệu, phù chi dưới xuất hiện sớm, muộn hơn có thể có loét
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tổn thương đa dây thần kinh cảm giác đối xứng ở chi: biểu hiện cảm giác lạnh ở hai chân, ngứa dị cảm ở da chân, dần dần là đau, bỏng rát, bứt dứt khó chịu ở bàn chân tiến triển dần tới mất cảm giác ở chân và bàn chân
- Tổn thương thần kinh từng vùng riêng biệt: tổn thương này chỉ gặp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, biểu hiện của bệnh dễ bị che lấp bởi các biểu hiện của rối loạn chuyển hóa nặng: teo cơ không đối xứng thường gặp ở tứ đầu đùi, cơ Delta, cơ vùng mặt [32]
* Biến chứng tim mạch
Đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ lớn gây ra xơ vữa động mạch, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch là 45%, gấp 2-5 lần so với người bình thường, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm 70% tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường
Kết quả nghiên cứu tác giả Bùi Thế Bừng cho thấy tỷ lệ biến chứng tim mạch là 35,4% [13] Nghiên cứu của Lý Thị Thơ tại Tuyên Quang là 62,8% [40], Nguyễn Thị Thu Minh nghiên cứu tại Thái Nguyên là 72,9% [27]
+ Bệnh mạch vành: tần xuất mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 2-3 lần người không bị đái tháo đường, Nguy cơ tử vong ở người đái tháo đường do bệnh lý mạch vành cao gấp 3 - 4 lần so với người bình thường Trên lâm sàng điển hình là những cơn đau thắt ngực khi gắng sức, nhưng cũng có khi không điển hình “thiếu máu tại chỗ yên lặng” chỉ có rối loạn tái cực trên điện tâm đồ
+ Nhồi máu cơ tim: nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường thường không điển hình, có thể có đau ngực dữ dội hoặc chỉ tình cờ phát hiện được trên ECG Các bệnh về động mạch vành diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường rất cao, gấp 3 lần so với những người không đái tháo đường [31], [38]
+ Suy tim: suy tim trong bệnh đái tháo đường có cơ chế rất phức tạp, ngoài nguyên nhân chính là bệnh động mạch vành, chức năng tim có thể giảm
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trực tiếp do những thay đổi chuyển hóa như lắng đọng glucose, protein hay do phát triển các bệnh vi mạch
+ Bệnh mạch máu não: bệnh mạch máu não do đái tháo đường có xu hướng ngày càng tăng, tỷ lệ cao gấp 2 lần so với người không bị bệnh đái tháo đường, biểu hiện bằng rối loạn tuần hoàn não, huyết khối, tắc mạch não hoặc xuất huyết, bệnh nhân thường có xơ vữa động mạch, đưa đến giảm lưu lượng máu não, sa sút trí tuệ Tỷ lệ tử vong do tai biến mạch máu não chiếm 20% tổng số tử vong do đái tháo đường [44]
1.5 Một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường týp 2 được nhóm vào trong bốn nhóm nguy cơ lớn như nhóm di truyền, nhân chủng, hành vi lối sống và nhóm nguy cơ trung gian chuyển tiếp [52], [56]
1.5.1 Độ tuổi
Yếu tố tuổi (đặc biệt là độ tuổi từ 50 tuổi trở lên) được xếp lên vị trí đầu tiên trong các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2 [55] Bệnh bắt đầu tăng nhanh ở người trên 45 tuổi Ở nhóm người trên 65 tuổi lên tới 16% dân số chung, chiếm tỷ lệ là 43% trong số người mắc bệnh đái tháo đường [60] Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, ở người trên 70 tuổi tỷ lệ mắc đái tháo đường cao gấp 3 - 4 lần so với tỷ lệ mắc đái tháo đường chung ở người lớn [57]
Tác giả Trần Văn Lạc và cộng sự nghiên cứu tổng số 143 bệnh nhân đái tháo đường thuộc nhóm tuổi từ 30 - 69 tại Thành phố Nam Định cho thấy; tỷ
lệ bệnh đái tháo đường tỷ lệ thuận theo nhóm tuổi 55 – 64 là 20,1 – 24% [23] Khi cơ thể già đi, chức năng tuỵ cũng bị suy giảm theo và khả năng tiết insulin của tụy cũng bị giảm, trong khi đó nồng độ glucose máu có xu hướng tăng lên, đồng thời làm giảm sự nhạy cảm của tế bào đích với các kích thích của insulin Khi tế bào tụy không còn khả năng tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose khi đói tăng bệnh ĐTĐ thực sự xuất hiện [4]
1.5.2 Giới tính
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở 2 giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các vùng dân cư khác nhau, những ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh đái tháo đường không theo quy luật nó còn tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống và mức độ béo phì
Ở Bắc Mỹ và Tây Âu tỷ lệ nữ/nam thường là 1/4 Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung Quốc, Malaysia,
Ấn Độ, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở cả 2 giới tương đương nhau
Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước thì tỷ lệ nam/nữ cũng khác nhau Theo tác giả Nguyễn Thanh Sơn tỷ lệ nam 36,63%, nữ 63,37% [35] Nguyễn Thị Thu Minh nghiên cứu tại Thái Nguyên tỷ lệ nam 41,9%, nữ chiếm 58,1% [27]
Ngược lại, tác giả Bùi Thế Bừng cho biết tỷ lệ nam chiếm 51,9%, nữ 48,1% [13] Nghiên cứu của Triệu Quang Phú tỷ lệ nam 62,0%, nữ 38% [30]
1.5.3 Béo phì
Béo phì là yếu tố nguy cơ lớn nhất trong bệnh đái tháo đường týp 2 Khi nghiên cứu người ta thấy béo bụng có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể; dẫn đến sự thiếu hụt insulin tương đối
do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi Do tính kháng insulin cộng với
sự giảm tiết insulin dẫn tới giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hoá và oxy hóa glucose, làm chậm quá trình chuyển carbohydrat thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới và bệnh đái tháo đường xuất hiện [4] Trong bệnh béo phì, tích luỹ mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể sảy ra ở một số thời điểm và triglycerid dần được tích luỹ lại Ở người béo phì, đái tháo đường lâm sàng thường xuất hiện sau khi 50-70% tiểu đảo Langerhans bị tổn thương, khi cắt
bỏ tụy thì phải trên 90% lượng tế bào đảo bị cắt bỏ, bệnh đái tháo đường xuất hiện [3]
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự cho thấy những người
có BMI > 25 có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 nhiều hơn gấp 3,74 lần so với người bình thường Theo Thái Hồng Quang thì ở những người béo phì độ 1 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên 4 lần, béo phì độ 2 tỷ lệ bệnh tăng lên gấp 30 lần so với người bình thường [31] Theo Tạ Văn Bình thì thể trạng béo phì BMI ≥ 23 chiếm tỷ lệ 65,1% Khi BMI < 23 tỷ lệ đái tháo đường là 3,6%, BMI từ 23 – 29,9 tỷ lệ đái tháo đường là 6,2%, trong khi đó BMI > 30 thì tỷ lệ lên tới 17,9% [6], [8]
1.5.4 Tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể vừa là nguy cơ vừa là hậu quả của bệnh đái tháo đường Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Yến cho thấy những người tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 5,1 lần so với người không tăng huyết áp [45] Tác giả Triệu Quang Phú nghiên cứu thì tỷ lệ tăng huyết áp có đái tháo đường là 38,0% [30] Theo Tạ Văn Bình thì tỷ lệ tăng huyết áp là 14,8% [8] Khăm Pheng Phun Ma Kẹo nghiên cứu cho tỷ lệ 48,46% [22] Nguyễn Thị Thanh Hương thì tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chiếm (51,8%) [21]
Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường có thể là hậu quả của tổn thương thận do đái tháo đường hoặc do xơ vữa động mạch do đái tháo đường Bệnh sinh có sự liên quan đến các yếu tố béo phì (đặc biệt khi BMI > 25) có nguy cơ cao, vòng eo 90cm (nam) và 80cm (nữ), tăng lipid máu, tăng huyết áp làm tăng tình trạng kháng insulin ở tổ chức tạo điều kiện phát sinh bệnh đái tháo đường
1.5.5 Ít hoạt động thể lực
Luyện tập thể lực giúp giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy: tập luyện thể lực thường xuyên (30 phút/ngày) có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose huyết tương, giảm Triglycerid ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin,
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vận động thể lực còn có tác dụng làm giảm khả năng tích trữ glucose ở cơ [4], [43]
Theo kết quả nghiên cứu của Tạ Văn Bình cho thấy ít hoạt động thể lực tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 35,2% [6] Khi hoạt động thể lực < 30 phút/ngày tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 49,2%, nếu đi bộ thường xuyên tỷ lệ
là 22,2% [8], [9] Khăm Pheng Phun Ma Kẹo nghiên cứu tại bệnh viện Viên Chăn – Lào những người ít hoạt động hoặc hoạt động thể lực nhẹ tỷ lệ 76,92% [22] Theo Nguyễn Thị Yến thì ít hoạt động thể lực chiếm 9,76% [45]
1.6 Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
1.6.1 Nghiên cứu trên thế giới
Bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu Bệnh có tốc độ phát triển nhanh, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thay đổi liên quan đến trình độ phát triển kinh tế theo từng quốc gia, giống nòi, dân tộc và từng vùng địa lý khác nhau Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo týp 2 đường ở Mỹ là 11,4% (1976) tăng lên 14,3% (1988) Tại Trung Quốc ở lứa tuổi từ 25 - 74 tỷ lệ mắc bệnh là 2,5% (1994), cao gấp ba lần so với nhứng năm 1980 Tại Ấn Độ tỷ lệ mắc bệnh ở vùng thành phố tăng từ 8,3% (năm 1989) lên 11,6% (năm 1995), ở Australia từ 3% (1991) lên 7% (năm 2003) nghiên cứu ở người gốc ấn Theo báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế, năm 2000 có khoảng 151 triệu người (từ 20-79 tuổi) mắc bệnh đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 4,6% Trong đó cao nhất là khu vực Bắc Mỹ, Địa Trung Hải và Trung Đông với tỷ lệ tương ứng là 7,7 - 7,8%, khu vực Đông Nam châu Á là 5,3%; châu Âu 4,9%; Trung Mỹ 3,7%; khu vực Tây Thái Bình Dương 3,6%; Châu Phi 1,2%;
Hiện nay khu vực Đông Nam châu Á là một trong hai khu vực có số người mắc bệnh đái tháo đường cao nhất [49] Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (1991), tỷ lệ mắc bệnh ở Thái Lan 3,58%, Philippin
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4,27%, Malaysia 3,01%, Nam Triền Tiên 2,08%, Đài Loan 1,6%, Hồng Công
3% [3], [4]
1.5.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Tình hình mắc bệnh đái tháo đường đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là các thành phố lớn Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Lê Huy Liệu, Mai Thế Trạch, Trần Hữu Dàng và cộng sự cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở người trên 15 tuổi phân bố như sau: tại Hà Nội tỷ lệ 1,2%, Huế 0,96%, thành phố Hồ Chí Minh 2,52% Năm 2001, lần đầu tiên điều tra dịch tễ bệnh đái tháo đường của Việt Nam được tiến hành theo qui chuẩn quốc tế Với sự giúp
đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO, điều tra đã được tiến hành ở 4 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Mính Đối tượng nghiên cứu là lứa tuổi từ 30 đến 64 Kết quả điều tra thực sự là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng về bệnh đái tháo đường ở việt Nam Tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 4,0%, tỷ lệ các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường 38,5% Năm 2002 - 2003 điều tra quốc gia về tình hình đái tháo đường và yếu
tố nguy cơ; tỷ lệ mắc bệnh chung toàn quốc là 2,7% (Nữ 3,7%, Nam 3,3%), vùng núi cao 2,1%, vùng trung du 2,2%, vùng đồng bằng ven biển 2,7%, vùng
đô thị và khu công nghiệp 4,4% [3]
Theo phân loại của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế và tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của Việt Nam nằm trong khu vực hai (tỷ
lệ 2% - 4,99%) giống của các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và thấp hơn các nước thuộc khu vực ba (tỷ lệ 5%-7,99%) bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Australia [4]
Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình tỷ lệ mắc bệnh ở đối tượng có nguy
cơ bị bệnh tuổi từ 30 – 64 trong nghiên cứu rất cao 10,5%, nguy cơ của cộng đồng với mắc bệnh đái tháo đường là rất lớn Nguy cơ phổ biến nhất là BMI ≥
23 chiếm 65,1%, tăng huyết áp 42,7%, ít vận động thể lực (35,2%), tiền sử gia đình 15,5% [6]
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo Tô Văn Hải nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thanh Nhàn thấy: đái tháo đường týp 2 chiếm (92,2%), bệnh nhân nữ chiếm 57,9% nhiều hơn nam 42,1%, nhóm tuổi càng cao số biến chứng càng nhiều, chủ yếu ở những bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm 85,7%, nhiều nhất thuộc nhóm tuổi từ 60 - 69, số bệnh nhân liên quan đến yếu tố gia đình mắc bệnh đái tháo đường chiếm 20,5% [19]
Nguyễn Kim Lương nghiên cứu về rối loạn chuyển hóa lipid ở bênh nhân đái tháo đường týp 2 không tăng huyết áp và có tăng huyết áp thấy: 47,1% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng hàm lượng Triglycerid, 47,4%
có hàm lượng HDL-C thấp, 69,5% có tỷ lệ cholesterol toàn phần/HDL-C ở giới hạn bệnh lý [24]
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
* Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có độ tuổi ≥ 40, vào khám và điều trị ngoại trú tại khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
* Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường týp 2: theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (American Diabete Association) năm 1997, được WHO công nhận năm 1998 thì đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi bệnh nhân có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Đường huyết ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở bất kỳ thời điểm nào kèm theo các triệu chứng: Uống nhiều, đái nhiều, giảm cân, đường niệu
- Tiêu chuẩn 2: Đường huyết lúc đói ≥ 7,0mmol/l (126 mg/dl) khi bệnh nhân nhịn đói sau 6 – 8 giờ
- Tiêu chuẩn 3: Đường huyết sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết 2 giờ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl)
Các xét nghiệm được lặp lại từ 1 đến 2 lần trong những ngày sau đó
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2006 - tháng 6/2007
- Địa điểm nghiên cứu: khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang
2.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích: chọn 368 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn nghiên cứu vào khám và điều trị ngoại trú, tại khoa Nội – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.4.1 Thông tin chung
- Chỉ số khối cơ thể (BMI= Body Mass Index)
- Chỉ số WHR (Waist Hip Ratio)
- Định lượng glucose huyết tương lúc đói
- Định lượng ure, creatinin trong huyết thanh
- Định lượng các thành phần lipid máu
+ Định lượng cholesterol toàn phần
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.4.5 Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
- Sử dụng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản, bệnh nhân được
đo huyết áp động mạch cánh tay ở tư thế nằm, thời gian đo vào buổi sáng, bệnh nhân đã được nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo, bệnh nhân không dùng chất kích thích
- Tăng huyết áp: áp dụng phân loại tăng huyết áp ở người trên 18 tuổi theo JNC - VI năm 1997 [dẫn theo 19]
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.1 Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC - VI (1997)
Mức độ huyết áp Huyết áp TT (mmHg) Huyết áp TTr (mmHg)
Giai đoạn I (nhẹ)
Giai đoạn II (trung bình)
Giai đoạn III (nặng)
* Đo chỉ số khối cơ thể
+ Cân: sử dụng bàn cân Trung Quốc đã được chỉnh lý, có gắn thước đo chiều cao Khi cân bệnh nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng không đi giầy, dép Cân chính xác đến 0,1kg
+ Đo chiều cao: bệnh nhân đứng thẳng, hai gót chạm vào nhau, mắt nhìn thẳng về phía trước kéo thước đo từ trên xuống đến khi chạm đỉnh đầu và đọc kết quả ghi trên thước Kết quả chính xác đến 0,1cm
+ Tính chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index) theo công thức của tiểu ban dinh dưỡng Liên hợp quốc quy định năm 1990
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.2 Chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tiêu chuẩn phân độ của IOTF
(International Obesity Taskforce) áp dụng cho người châu Á-Thái Bình Dương
< 18,5 18,5 - 22,9 23,0 - 24,9 25,0 - 29,9 30,0
Gầy Bình thường Thừa cân
Béo phì độ I Béo phì độ II
* Xác định chỉ số WHR
- Đo vòng bụng, vòng mông: sử dụng thước vải nylon để đo vòng bụng, vòng mông Bệnh nhân đứng thẳng 2 chân cách nhau khoảng 10cm, trọng lượng phân bố đều 2 chân, thở đều, khi đo bệnh nhân thở ra nhẹ tránh co cơ thẳng bụng
+ Đo vòng bụng ngang qua rốn và điểm cong nhất của cột sống thắt lưng + Đo vòng mông ngang qua vị trí hai mấu chuyển lớn xương đùi
- Chỉ số WHR (Waist Hip Ratio): được tính bằng tỷ số vòng bụng/vòng mông (B/M), tỷ số bệnh lý ở nam ≥ 0,9, ở nữ ≥ 0,8 [56]
* Tiêu chuẩn hoạt động thể lực
Tính chất hoạt động thể lực của nghề nghiệp được chia thành 3 nhóm là:
- Nhóm nghề nghiệp có hoạt động thể lực nặng
- Nhóm nghề nghiệp có hoạt động thể lực vừa
- Nhóm nghề nghiệp có hoạt động thể lực nhẹ gồm những người lao động trí óc, hoặc nhóm an nhàn không có việc làm Những đối tượng được coi
là ít hoạt động thể lực là những người làm công việc hành chính, nghỉ hưu, thất
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiệp không tham gia hoạt động thể lực thêm Nhóm ít hoạt động thể lực được cho là có nguy cơ cao bị đái tháo đường [4]
* Chẩn đoán biến chứng
- Biến chứng mắt: được chẩn đoán xác định bằng khám mắt, đo thị lực,
đo nhãn áp, soi đáy mắt do các bác sỹ chuyên khoa mắt thực hiện
+ Tổn thương võng mạc biểu hiện xuất huyết dạng chấm, bông, giãn tĩnh mạch, viêm giác mạc, xuất huyết trong võng mạc
+ Đục thuỷ tinh thể, viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp được coi là tổn thương ngoài võng mạc
- Biến chứng tim mạch: xác định là các biểu hiện thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim Chẩn đoán xuất huyết não và nhũn não dựa vào lâm sàng và kết quả chụp C.T Scanner sọ não
- Biến chứng thận: bệnh nhân xác định biến chứng thận khi có xét nghiệm protein niệu > 300mg/l (đo 2 lần liên tục), hoặc có biểu hiện suy thận (Creatinin ≥ 130 mol/l, ure máu ≥ 0,8 mmol/l)
- Biến chứng thần kinh: rối loạn cảm giác nóng lạnh, ngứa dị cảm ở da, đau đầu, teo cơ không đối xứng, liệt cơ thường gặp ở vùng mặt
2.5.2 Kỹ thuật thu thập số liệu
+ Cách lấy máu xét nghiệm lipid máu: lấy 5ml máu ở tĩnh mạch khuỷu tay vào buổi sáng lúc đói, không chống đông, ly tâm lấy huyết thanh để xét nghiệm
+ Cách lấy máu xét nghiệm glucose máu: lấy 1ml máu ở tĩnh mạch khuỷu tay vào buổi sáng lúc đói, có chống đông để xét nghiệm
+ Các mẫu nước tiểu được lấy vào buổi sáng, giữa bãi
+ Xét nghiệm sinh hoá được tiến hành trên máy tự động BM.Autolab của Italy tại khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
- Định lượng glucose huyết tương bằng phương pháp enzym
- Định lượng cholesterol toàn phần bằng phương pháp đo quang
- Định lượng triglycerid bằng phương pháp đo quang