Tình hình tuân thủ điều trị methadone và các yếu tố liên quan của bệnh nhân trong trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Đắk Lắk năm 2018

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02/2018 đến tháng 07/2018 tại cơ sở điều trị Methadone Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đắk Lắk.

Phương pháp thu thập số liệu 1. Công cụ thu thập số liệu

- Học viên liên hệ với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Đắk Lắk để trình bày về mục tiêu, nội dung và mục đích tiến hành nghiên cứu; sau khi nhận được sự đồng ý cho phép tiến hành nghiên cứu tại cơ sở, học viên thống nhất cách thức, kế hoạch thực hiện với cơ sở điều trị, ĐTV đã tiến hành điều tra thử nghiệm 10 người đang điều trị tại cơ sở điều trị của TTPC HIV/AIDS và đã có những chỉnh sửa cần thiết (thực hiện trong tháng 2/2018). + Sau khi hoàn chỉnh bộ câu hỏi, điều tra viên đã tiến hành phỏng vấn bệnh nhân khi đến uống thuốc, nếu đủ tiêu chuẩn thì được lựa chọn, tiến hành phỏng vấn theo thứ tự đến uống thuốc và phỏng vấn cho đến khi hết đối tượng đủ tiêu chuẩn (từ tháng 3 đến tháng 7/2018 đã phỏng vấn được 277 bệnh nhân). Điều tra viên (ĐTV) là 2 cán bộ của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe tỉnh Đắk Lắk để đảm bảo tính khách quan của kết quả phỏng vấn (vì có những nội dung phỏng vấn liên quan đến cán bộ y tế và chất lượng của cơ sở điều trị).

Các biến số nghiên cứu (chi tiết xin xem phụ lục) Mục tiêu 1 bao gồm các nhóm biến số

+ Điều tra viên (ĐTV) xin được đối chiếu hồ sơ bệnh án sau mỗi buổi phỏng vấn để thu thập một số thông tin: uống thuốc trong 30 ngày gần đây, tình trạng xét nghiệm HIV/HBV/HCB và kết quả test heroine. + ĐTV có trách nhiệm phản ánh những vấn đề nảy sinh trong quá trình thu thập số liệu và báo cáo cho giám sát viên (01 cán bộ của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và 01 của Trung tâm Truyền thông-Giáo dục-Sức khỏe tỉnh) kịp thời. - Thực trạng tuân thủ điều trị: Số lần không uống Methadone trong 30 ngày gần nhất, lý do không tuân thủ, xử trí của ĐTNC và của cơ sở điều trị khi ĐTNC không tuân thủ điều trị.

Tiêu chuẩn đánh giá Đánh giá tuân thủ điều trị

Đánh giá về dịch vụ điều trị Methadone: Nghiên cứu này tham khảo phần đánh giá giá mức độ hài lòng của bệnh nhân với thái độ của cán bộ của cơ sở điều trị của Phạm Thị Bích đã nghiên cứu tại Hải Dương năm 2015 [1]. Ngoài ra phân tích từng câu để đánh giá Hài lòng của bệnh nhân đối với Bác sĩ khám điều trị, Tư vấn viên, nhân viên cấp phát thuốc, nhân viên hành chính, kỹ thuật viên xét nghiệm và nhân viên bảo vệ, chỉ dẫn. Phân tích mối liên quan nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân, kiến thức, thwcj hành, sự hài lòng của ĐTNC, sự hỗ trợ của gia đình, CBYT đến việc tuân thủ điều trị Methadone của ĐTNC (có tuân thủ hay không tuân thủ) và sử dụng kiểm định Khi bình phương, OR và 95%CI của OR.

Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu

Mỗi phiếu trả lời của đối tượng nghiên cứu được nhập và quản lý vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1. - Các số liệu được kiểm tra, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Phân tích thống kê mô tả nhằm mô tả các đặc trưng chung và xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân đang điều trị Methadone, tình trạng nhiễm HIV/HBV/HCV.

Sai số và cách khắc phục

- Nghiên cứu được thu thập hầu hết qua phỏng vấn người bệnh, điều này có thể dẫn đến sai số tự khai báo và sai số nhớ lại, đặc biệt khi hỏi các thông tin nhạy cảm như sử dụng ma túy và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc đảm bảo tính bí mật và quyền riêng tư cũng phần nào khắc phục được vấn đề này. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo kinh tế tự lo cho cá nhân Biểu đồ 3.1 cho thấy 34,3% bệnh nhân không tự lo được kinh tế cho bản.

Bảng 3.1 cho thấy đối tượng nghiên cứu là nam chiếm 97,5%; độ tuổi trung bình là 33,9 (tuổi cao nhất là 62 và thấp nhất là 22), đối tượng thuộc nhóm tuổi 30 trở lên chiếm tỷ lệ 67,4%; dân tộc kinh chiếm 94,9%
Bảng 3.1 cho thấy đối tượng nghiên cứu là nam chiếm 97,5%; độ tuổi trung bình là 33,9 (tuổi cao nhất là 62 và thấp nhất là 22), đối tượng thuộc nhóm tuổi 30 trở lên chiếm tỷ lệ 67,4%; dân tộc kinh chiếm 94,9%

Tình hình điều trị Methadone

- 64,4% bận công việc, có thể do sinh kế phải đi làm ăn xa hoặc bận việc thường xuyên với tính đặc thù về giờ giấc làm việc nên BN bỏ trị. - 2% không muốn đến, có trường hợp cảm thấy không thèm thuốc nữa nên đã bỏ trị. - 6,9% do nguyên nhân khác dẫn đến bỏ trị, hầu hết các BN này không muốn thổ lộ nguyên nhân vì sao đã bỏ trị.

Bảng 3.11 cho thấy liều điều trị hiện tại của BN nhỏ nhất là 25 mg, lớn nhất là 300 mg, trung bình 86,1 mg (± 40,4)
Bảng 3.11 cho thấy liều điều trị hiện tại của BN nhỏ nhất là 25 mg, lớn nhất là 300 mg, trung bình 86,1 mg (± 40,4)

Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone

Các yếu tố nữ giới, dân tộc ít người, sống một mình, trình độ học vấn dưới THPT có tỷ lệ không tuân thủ điều trị cao hơn các nhóm khác, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Các yếu tố nhóm tuổi < 30 tuổi, có thông báo cho người thân khi SDMT, chưa lần nào cai nghiện tại Trung tâm cai nghiện có xử lý không tuân thủ điều trị cao hơn các nhóm khác, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >. Kết quả bảng 3.20 cho thấy: Các yếu tố có SDMT trong thời gian điều trị liều duy trì, có sử dụng rượu bia, thuốc lá tại CSĐT Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Đắk Lắk có tỷ lệ không tuân thủ điều trị không có sự khác biệt so với các nhóm khác (p > 0,05).

Bảng 3. 19. Yếu tố tiền sử sử dụng ma túy liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone
Bảng 3. 19. Yếu tố tiền sử sử dụng ma túy liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone

BÀN LUẬN

Thực trạng tuân thủ điều trị Methadone tại cơ sở điều trị 1. Một số thông tin chung của BN

    Trong quá trình phỏng vấn, hầu hết các BN đều cho rằng khi sử dụng ma túy đầu óc họ vẫn tỉnh táo và cơ thể vẫn khỏe, làm việc hiệu quả nên việc cai nghiện đối với họ là khó thực hiện, hơn nữa họ không muốn gia đình và người thân biết họ nghiện ma túy, nhưng do sử dụng ma túy lâu ngày liều lượng ngày càng tăng nên khi thiếu hụt ma túy họ phải chịu đựng với sự đau đớn vô cùng về thể xác nên họ tìm đến việc cai nghiện. Trong tổng số 277 BN tham gia nghiên cứu của CSĐT tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Đắk Lắk, với tỷ lệ BN có kiến thức chung về điều trị Methadone đạt (bao gồm cả kiến thức cơ bản về Methadone và kiến thức tuân thủ điều trị Methadone) chiếm tỷ lệ 77,6%, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Dương Châu Giang năm 2015 tại thành phố Đà Nẵng với 42,3% bệnh nhân có kiến thức chung đạt yêu cầu. 36,5% bệnh nhân đã từng bỏ uống thuốc, kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Dương Châu Giang năm 2015 tại thành phố Đà Nẵng (65%), lý do BN bỏ uống thuốc nhiều nhất là bận công việc (64,4%), có thể do sinh kế phải đi làm ăn xa hoặc bận việc thường xuyên với tính đặc thù về giờ giấc làm việc nên BN bỏ trị, tiếp đến là quên (21,8%): có thể do ngủ quên hoặc sa đà vào công việc nào đó đến quá giờ làm việc của CSĐT.

    Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị Methadone của BN

    Bệnh nhân sử dụng ma túy <10 năm có tỷ lệ không tuân thủ điều trị Methadone chiếm 69,2% và bệnh nhân sử dụng ma túy >10 năm có tỷ lệ không tuân thủ điều trị Methadone chiếm 57,3%, như vậy cả hai nhóm bệnh nhân này đều có kết quả không tuân thủ điều trị cao hơn từ 1,02 đến 2,74 lần so với nhóm bệnh nhân tuân thủ điều trị. Việc phỏng vấn ở nhóm bệnh nhân này cũng cho thấy khả năng tái nghiện cao phù hợp với lý thuyết thực hành điều trị cai nghiện ma túy, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân sử dụng ma túy <10 năm vẫn cao hơn so với bệnh nhân sử dụng >10 năm, điều này có thể đặt ra giả thuyết để giải thích về khả năng không tuân thủ của bệnh nhân khi tình trạng kinh tế của bệnh nhân còn khá giả, sức khỏe bệnh nhân còn tốt đối với việc chống chịu bệnh tật và càng sử dụng lâu dài thì độ tuổi của bệnh nhân càng cao, và qua đó cho thấy sự tàn phá của ma túy đối với kinh tế và sức khỏe. Chúng ta biết rằng ma túy có tính chất dung nạp cao ở người hay nói khác hơn người sử dụng ma túy sẽ lệ thuộc về chất với liều lượng ngày càng tăng, việc sử dụng ma túy nhiều lần trong ngày sẽ làm tăng khả năng thèm nhớ ma túy và bệnh nhân sẽ khó kiểm soát việc sử dụng ma túy cũng như bất chấp để sử dụng ma tỳy dự biết rừ tỏc hại của chỳng.

    Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 1. Ưu điểm

      Chớnh những điều này đó dẫn đến việc không tuân thủ điều trị của bệnh nhân khi mới tiêm chích ma túy < 2 lần trong ngày là do thường xuyên có xu hướng tăng liều và tần suất sử dụng, hơn nữa khả năng thèm nhớ càng nhiều. Mặc dự đó cú cỏch khắc phục hạn chế này nhưng rừ ràng việc lựa chọn điều tra viên và việc thu thập số liệu qua quá trình phỏng vấn vẫn tốn nhiều thời gian và gây áp lực cho các điều tra viên. Quy mụ nghiờn cứu nhỏ nờn khụng cú thể làm rừ được giữa thỏi độ và kiến thức của bệnh nhân về Methadone, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone với việc tuân thủ điều trị Methadone.