1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010

104 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tác Động Của Việc Thực Hiện Nghị Định Số 43/2006/NĐ-CP Đến Nguồn Nhân Lực Điều Dưỡng Tại 7 Khoa Lâm Sàng Của Bệnh Viện Bạch Mai Năm 2010
Tác giả Bùi Văn Thắng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Anh
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Chuyên ngành Quản Lý Bệnh Viện
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 645,73 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. TÔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. Tổng quan về bệnh viện (15)
    • 1.2. Nguồn nhân lực y tế và nhân lực điều dưỡng nói riêng (18)
    • 1.3. Tự chủ bệnh viện (28)
    • 1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam (34)
  • Chương 2. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN cửu (0)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (40)
    • 2.2. Khung lý thuyết (Phụ lục 1) (40)
    • 2.3. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu (40)
    • 2.4. Cỡ mẫu (41)
    • 2.5. Xây dựng bộ công cụ thu thập số liệu (0)
    • 2.6. Phương pháp thu thập số ỉiệu (43)
    • 2.7. Phân tích số liệu (45)
    • 2.8. Đạo đức nghiên cứu (45)
    • 2.9. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục (45)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu (0)
    • 3.1. Thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng (47)
    • 3.2. Tác động của việc thực hiện Nghị định 43 đến nguồn nhân lực điều dưỡng (53)
    • 3.3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực điều dưỡng (65)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa (67)
    • 4.2. Tác động của việc thực hiện Nghị định 43 (71)
    • 5.2. Tác động của việc thực hiện Nghị định 43 đến nguồn nhân lực điều dưỡng (79)
    • 5.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực điều dưỡng (80)
  • Chương 6. KHUYÊN NGHỊ (0)
    • 6.1. Đối với các khoa lâm sàng (81)
    • 6.2. Đối với bệnh viện (81)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (98)
    • Bàng 3.4: Các tỷ lệ về nhân lực tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai tính trung bình năm 2009 (0)

Nội dung

TÔNG QUAN TÀI LIỆU

Tổng quan về bệnh viện

Bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật được tổ chức thành các khoa, phòng với trang thiết bị và cơ sở hạ tẩng thích hợp để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng cung cấp các dịch vụ y tế cho bệnh nhân Theo Tổ chức Y tế thế giới "Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng cùa nó là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và mói trường cư trú Bệnh viện còn là trung tám đào tạo cán bộy tế và nghiên cứu khoa học" [9],

Theo quan điểm hệ thống, bệnh viện là một hệ thống mở, là một tập hợp các bộ phận (khoa, phòng) có liên hệ lẫn nhau, phụ thuộc nhau, tương tác cả bên trong lẫn bên ngoài để hình thành một tổng thể hoàn chỉnh của một xã hội có tổ chức [13].

- Bệnh viện là một hệ thống lớn bao gồm: Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng.

- Bệnh viện là một phức hợp bao gồm rất nhiều yếu tố có liên quan từ khám bệnh, người bệnh vào viện, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc

- Bệnh viện là một tổ chức động bao gồm đầu vào là người bệnh, cán bộ y tế, trang thiết bị, thuốc cần có để chẩn đoán, điều trị Đầu ra là người bệnh khỏi bệnh ra viện hoặc phục hồi sức khỏe hoặc người bệnh tử vong.

Theo Quy chế Bệnh viện của Bộ Y tế, bệnh viện đa khoa được chia làm 4 hạng [11]:

- Bệnh viện hạng đặc biệt là cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, với các chuyên khoa đầu ngành được trang bị các thiết bị y tế và các máy móc hiện đại,

- với đội ngũ cán bộ chuyên khoa có trình độ chuyên môn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho BV hạng I.

- Bệnh viện hạng 1 là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tể hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các ngành, cỏ đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả năng hồ trợ cho BV hạng II.

- Bệnh viện hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tinh và các ngành, có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho BV hạng III

- Bệnh viện hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của quận, huyện trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện

Theo quy định của Bộ Y tế, một bệnh viện có 07 chức năng và nhiệm vụ chính: Khám bệnh, chữa bệnh; Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế và Quản lý kinh tế trong bệnh viện [11], Đối với bệnh viện hạng đặc biệt như bệnh viện Bạch Mai có các chức năng và nhiệm vụ sau:

- 1)- cẩp cứu - khám bệnh - Chữa bệnh:

- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện tuyến dưới chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật của các Bệnh viện tỉnh và thành phổ ở tuyến dưới gửi đến.

- Tẻ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố, trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

(2)- Đào tạo cán bộ y tế:

- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học, sau đại học và trung học.

- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

(3)- Nghiên cứu khoa học về y học:

- Tổ chức nghiên cứu, hợp tác các đề tài y học ở cấp nhà nước, cấp bộ, hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

- Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.

- Kết họp với bệnh viện bạn và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.

(4)- Chỉ đạo tuyển dưới về chuyên môn, kỳ thuật:

- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng I, II, III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.

- Kết họp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn các tình, thành phổ và các ngành.

Phối họp với các Bệnh viện tuyến dưới thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

Hợp tác với các bệnh viện, các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

- 7)- Quản lý kinh tế y tế:

- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao Ngân sách nhà nước cấp Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, BHYT, đầu tư nước ngoài và cùa các tổ chức kinh tế khác.

Nguồn nhân lực y tế và nhân lực điều dưỡng nói riêng

1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực y tế

Theo WHO (2006), nhân viên y tế là tất cả những người tham gia vào những hoạt động mà mục đích là nhằm nâng cao sức khỏe của người dân Nói chính xác, theo nghĩa này thì người mẹ chăm sóc con ốm và những người tình nguyện trong lĩnh vực y tế cũng bao gồm trong nguồn nhân lực y tế Họ góp phần quan trọng và quyết định việc thực hiện chức năng của hầu hết các hệ thống y tế Tuy nhiên, dữ liệu có thể về số nhân viên y tế chủ yếu giới hạn trong những người tham gia vào các hoạt động được trả lương Tuy nhiên, việc xếp loại nhân viên được trả lương cũng không phải đơn giản Một số người trong các bệnh viện mà công việc của họ không trực tiếp nâng cao sức khỏe (người quản lý, nhân viên kế toán, lái xe, nhân viên vệ sinh ) Mặt khác, những bác sỹ làm việc trong những công ty có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho công nhân, nhưng công ty đó không hoạt động nâng cao sức khỏe Vì những lý do đó, nguồn lực y tế được xem là bao gồm những người hưởng lương trong những cơ quan/tổ chức có mục đích chính là nâng cao sức khỏe cũng như những người mà công việc của họ cũng là nâng cao sức khỏe nhưng làm việc trong những cơ quan, tổ chức khác [37],

Cụ thể hơn, WHO định nghĩa nhân viên y tế là những người mà hoạt động của họ nhằm mục đích nâng cao sức khỏe Nhân viên y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tể: bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ, kỹ thuật viên và những người quản lý và nhân viên khác: nhân viên kế toán, cấp dưỡng, lái xe, hộ lý Ở trung tâm của mọi hệ thống y tế, nguồn nhân lực là nền tảng của những thành tựu về chăm sóc sức khòe cho cộng đồng Có những bằng chứng rõ ràng về số lượng và chất lượng nguồn lực y tể kết hợp chặt chẽ với kết quả tốt về mức độ bao phủ tiêm chủng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tử vong trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và tử vong mẹ [37] Trong bệnh viện, nhân lực chuyên môn y tế bao gồm bác sĩ, điều dường, hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý.

1.2.2 Lịch sử ngành điều dưỡng và chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng ỉ 2.2.1. Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới

Năm 60, bà Phoebe (Hy Lạp) đã đến từng gia đình có người ổm đau để chăm sóc Bà được ngưỡng mộ và suy tôn là người nữ điều dưỡng tại gia đầu tiên của thế giới.

Thế kỷ thứ IV, bà Fabiola (La Mã) đã tự nguyện biến căn nhà sang trọng của mình thành bệnh viện, đón những người nghèo khổ đau ốm về để tự bà chăm sóc nuôi dưỡng.

Thời kỳ viễn chinh ở châu Âu, nghề điều dưỡng bắt đầu trở thành nghề được coi trọng. Đến thế kỷ thứ 16, chế độ nhà tù ở Anh và châu Âu bị bãi bỏ, những người phụ nữ phạm tội bị giam giữ được tuyển chọn làm điều dưỡng, thay vì thực hiện án tù Bối cảnh này tạo ra quan niệm và thái độ xẩu của xã hội đổi với điều dưỡng.

Giữa thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ thứ 19, một phụ nữ người Anh đã được thế giới tôn kính và suy tôn là người sáng lập ra ngành điều dưỡng Đó là Florence Nightingale (1820-1910) Bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế và sau 2 năm bà đã làm giảm tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn từ 42 xuống còn 2%.

Florence đã lập ra hội đồng quản lý ngân sách 50.000 bảng Anh để thành lập trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thể giới ở nước Anh vào năm 1860 Hiện nay ngành điều dưỡng của the giới đã được xếp là một ngành riêng biệt, ngang hàng với các ngành nghề khác Có nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau: trung học, đại học, trên đại học Nhiều cán bộ điều dưỡng đã có bằng tiến sĩ, thạc sĩ và nhiều công trình khoa học mà các giáo sư, tiến sĩ hệ điều trị phải coi trọng [18],

1.2.2.2 Lịch sử ngành điều dường Việt Nam

Thời kỳ Pháp thuộc, trước năm 1900, họ đã ban hành chế độ học việc, cho những người muốn làm việc ở bệnh viện.

Năm 1901, mở lớp nam y tá đầu tiên tại bệnh viện Chợ Quán nơi điều trị bệnh tâm thần và phong.

Ngày 20-12-1906, toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thành lập ngạch nhân viên điều dưỡng bản xứ.

Năm 1910, lớp học rời về bệnh viện Chợ Rẩy để đào tạo y tá đa khoa.

Ngày 1-12-1912, công sứ Nam Kỳ ra nghị định mở lớp nhưng mãi đến ngày 18-6-1923 mới cỏ nghị định mở trường điều dưỡng bản xứ.

Năm 1924, Hội y tá ái hữu và nữ hộ sinh Đông Dương thành lập, người sáng lập ra là cụ Lâm Quang Thiện nguyên Giám đốc bệnh viện Chợ Quán.

Năm 1937, Hội chữ thập đò Pháp tuyển sinh lớp nữ y tá đầu tiên ở Việt Nam. Lớp học tại 38 Tú Xương (hiện là Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh quay ra số 59 Nguyễn Thị Minh Khai).

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, lớp y tá đầu tiên được đào tạo 6 tháng do

GS ĐỒ Xuân Hợp làm hiệu trưởng được tồ chức tại quân khu X (Việt Bắc). Ở miền Nam: năm 1956 có trường điều dưỡng riêng đào tạo điều dưỡng 3 năm. Năm 1968 do thiếu điều dưỡng trầm trọng nên đã mở thêm ngạch điều dưỡng sơ học

12 tháng chính quy tại các trường điều dưỡng Từ những năm 60 đã có điều dưỡng viên tại Bộ Y tế và năm 1970, hội Điều dưỡng Việt Nam được thành lập. Ở miền Bắc: năm 1954, Bộ Y tế đã xây dựng chương trình đào tạo y tể sơ cấp hoàn chỉnh để bổ túc cho số y tá học cấp tốc trong chiến tranh Năm 1968, Bộ Y tế xây dựng tiếp chương trình đào tạo y tá trung cấp, lấy học sinh tốt nghiệp lớp 7 phổ thông cơ sở đào tạo y tá 2 năm 6 tháng.

Năm 1975, kháng chiến chống Mỹ thang lợi, đất nước được thống nhất, Bộ Y tế đã chỉ đạo công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân ở cả 2 miền Từ đó, nghề điều dưỡng bắt đầu có tiếng nói chung giữa hai miền Nam-Bắc.

Năm 1982 Bộ Y tể ban hành chức danh y tá trưởng bệnh viện và y tá trưởng khoa Năm 1985, một số bệnh viện đã xây dựng phòng điều dưỡng, tổ điều dưỡng tách ra khỏi phòng y vụ Ngày 14 tháng 7 năm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định sổ 570/ BYT-QĐ thành lập phòng y tá và điều dưỡng viên trong các bệnh viện có trên 150 giường bệnh Ngày 14 tháng 3 năm 1992 Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định 356/BYT-

QĐ thành lập phòng y tá của Bộ đặt trong Vụ quản lý sức khỏe (Vụ điều trị) Ngày 10 tháng 6 năm 1993, Bộ Y tế ra quyết định số 526 kèm theo quy định về chế độ trách nhiệm của y tá trong việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện Cùng ngày đó, Vụ Quản lý sức khỏe (nay là Cục quản lý khám chữa bệnh) ra công văn số 3722 về việc triển khai thực hiện quy định trên.

Ngày 26 tháng 10 năm 1990, Hội y tá - điều dưỡng Việt Nam mở đại hội lần thứ nhất tại hội trường Ba Đinh lịch sử, đánh dấu bước trưởng thành của nghề điều dưỡng tại Việt Nam [18].

1.2.2.3 Chức năng nhiệm vụ của người điều dưỡng chăm sóc

Quy chế bệnh viện đã quy định người điều dưỡng chăm sóc có những chức năng nhiệm vụ sau [11]:

1- Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật.

2- Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc.

Tự chủ bệnh viện

1.3.1 Phân cấp trong chăm sóc sức khỏe và khái niệm tự chủ bệnh viện 1.3.1.1

Phân cấp trong chăm sóc sức khỏe

Phân cấp trong quản lý đang được tiến hành ngày càng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Phân cấp là một trong những cải cách về quản lý nhằm làm giảm sự ảnh hưởng của trung ương và nâng cao tính tự chủ của địa phương Mục tiêu của phân cấp trong y tế trước hết là tạo điều kiện cho mọi người dân được thụ hưởng bình đẳng đối với các dịch vụ y tế Phân cấp mang lại những thay đổi về quyền quyết định và chịu trách nhiệm tài chính đối với các dịch vụ CSSK Do đó, phân cấp có thể tác động lớn tới kết quả hoạt động CSSK [20].

Phân cấp trong y tế hiện đang được nhiều nước đang phát triển triển khai dưới hình thức này hay hình thức khác Các nghiên cứu đã tiến hành trên thế giới về phân cấp trong CSSK xoay xung quanh các nội dung về yếu tố tác động tới phân cẩp, ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của cải cách này trong CSSK về tác động tích cực của phân cấp trong y tế, một trong số những bàn luận phổ biến nhất về lợi ích của phân cấp trong y tế là cải cách này có thể nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng đáp ứng các dịch vụ công Chính sự phân cấp thúc đẩy các cơ sở cung ứng dịch vụ tiến hành các biện pháp sử dụng các nguồn lực khan hiếm một cách hiệu quả nhất Ngoài ra, phân cấp có thể thúc đẩy tính dân chủ, sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và quản lý tốt. Tranh luận của những người ủng hộ cải cách ngành y tế theo hướng phân cấp chủ yếu tập trung vào những lợi ích mà phân cấp đem lại cho ngành y tế đó là khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân về dịch vụ y tế có tăng lên và sự hợp lý về tài chính trong cung ứng dịch vụ [20],

1.3.1.2 Khái niệm tự chủ bệnh viện

Khái niệm bệnh viện tự chủ gẳn liền với khái niệm phân cấp trong hệ thống y tế Tư tưởng chủ đạo của bệnh viện tự chủ là sự ủy quyền của cấp trung ương cho địa phương và các đơn vị cấp dưới về thẩm quyền quản lý và trách nhiệm [20].

Nói một cách khác bệnh viện tự chủ về bản chất là một hình thức phân cấp trong đó phân chia quyền lực và trách nhiệm về kinh tế và hành chính giừa đơn vị Trung ương và đơn vị cấp dưới Thuật ngữ "tự chủ" đề cập đến mức độ phân cấp trong việc ra quyết định cho nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: quản lý mang tính chiến lược, tuyển dụng nhân lực, quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, điều hành hoạt động và quản lý chất lượng dịch vụ [36],

Trong thập kỷ qua, nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với vấn đề chất lượng dịch vụ y tế, hiệu quả hoạt động và chi phí ngày càng lớn tại các bệnh viện công Vì thế, ở các nước đã phát triển cũng như đang phát triển, bệnh viện công đang được cài cách ở những mức độ khác nhau Bước đầu của công cuộc cải cách ở các quốc gia là tự chủ hoá các bệnh viện công Cải cách này đã và đang được triển khai ở cả những nước đã phát triển như Pháp, Anh, Ireland, Na uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, New Zealand, Singapore và những nước đang phát triển như Án độ, Malawi, Zimbabwe, Ghana, Kenya, Pakistan và Indonesia Đáng chú ý là bệnh viện tự chủ cho phép tạo thêm các nguồn thu ngoài ngân sách và sử dụng các nguồn tài chính ngoài ngân sách này Tự chủ hoá các bệnh viện công gặp thách thức trong việc xây dựng các cơ chế khuyến khích hoạt động như của khu vực tư nhân để nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ.

Tự chủ hoá bệnh viện cũng có thể không đạt được các mục tiêu đề ra nếu việc tự quyết định và năng lực quản lý của lãnh đạo bệnh viện hạn chế Ngoài ra, sự thay đổi về thể chế chính trị cũng có thể ảnh hường tới thành công và kết quả của cải cách tự chủ hoá bệnh viện [20],

1.3.2 Tự chủ bệnh viện tại Việt Nam

Sự ra đời của hệ thống dịch vụ hành nghề y tư nhân theo Pháp lệnh Hành nghề

Y, Dược tư nhân chính thức được Nhà nước ban hành năm 1989 đã góp phần tạo ra một bước tiến quan trọng trong việc huy động các nguồn tài chính, nhân lực và cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân Kéo theo đó là việc thu hút nguồn nhân lực từ cơ sở y tế công sang cơ sở y tế tư nhân thông qua việc trả lương cao cũng như điều kiện làm việc tốt, sự chênh lệch này ngày càng lớn, vì vậy mà trong một thời gian ngắn, đã có nhiều NVYT của các cơ sở y tế công lập xin thôi việc để làm hợp đồng cho các cơ sở y tế tư nhân.

Ngày 16 tháng 1 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-

CP quy định chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu đã đánh dấu sự thay đổi quan trọng về cơ chể quản lý tài chính đối với nhiều đơn vị sự nghiệp trong đó có các đơn vị sự nghiệp y tế Nghị định 10 cho phép các đơn vị sự nghiệp chủ động về mặt tài chính và tổ chức nhân lực nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi bảo đảm trang trải kinh phí hoạt động, thực hiện tinh giản biên chế và tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước Nghị định 10 cũng khuyến khích các cơ sở y tế mở rộng cung cẩp các dịch vụ y tế chữa bệnh theo yêu cầu, phát triển và ứng dụng rộng rãi kỳ thuật cao nhằm nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp tổ chức cung ứng dịch vụ Để hướng dẫn thực hiện Nghị định 10, ngày 21/3/2002 Bộ Tài chính ban hành thông tư số 25/2002, quy định chi tiết chế độ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện tự chủ tài chính Đến tháng 2 năm

2004, liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 13/2004/TTLT riêng cho ngành y tế, hướng dẫn chi tiết thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, lao động và tiền lương cho các đơn vị sự nghiệp y tể như các bệnh viện, viện có giường, các trung tâm, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, viện phòng bệnh Các cơ sờ khám chữa bệnh được thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính sau khi đã có đề án và được cấp có thẩm quyền cho phép Trong lĩnh vực quản lý nhân lực, Thông tư liên tịch số

13 quy định thủ trưởng cơ sở y tế công lập có thu được chủ động bổ trí, sắp xểp, sử dụng biên chế, lao động để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đon vị Sau 2 năm ban hành Nghị định 10 mới có thông tư hướng dẫn thực hiện cho ngành y tế Điều này đã cho thấy tính đặc thù của dịch vụ y tế cũng như giải thích cho tiến độ chậm chạp của các đơn vị y tế khi triển khai chính sách này.

Việc thực hiện bệnh viện tự chủ theo Nghị định 10 đối với một số các đơn vị sự nghiệp có thu đã gặp phải một số khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện Các đơn vị mới chỉ được giao quyền tự chủ về tài chính, chưa được giao quyền tự chủ về biên chế, lao động và tổ chức hoạt động nên việc triển khai thiếu đồng bộ, vướng mắc Một số quy định về chế độ tiền công, tiền lương, về trích lập các quỹ chưa phù hợp và cụ thể Để khắc phục hạn chế của Nghị định 10, ngày 25 tháng 4 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế, tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập Mục tiêu của Nghị định này là nhàm:

1- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

2- Thực hiện chủ trương xâ hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

3- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn.

4- Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước [17],

Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giói

Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh viện tự chù ở các nước, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Malawi, Pakistan, Jordan, Indonesia Các nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá tác động của việc triển khai bệnh viện tự chủ đối với tình hình tài chính, nhân sự và tổ chức hoạt động của bệnh viện Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá toàn diện tác động của thực hiện tự chủ đối với việc cung ứng và sử dụng dịch vụ y tế cũng như đánh giá mặt tích cực và hạn chế của thực hiện bệnh viện tự chủ dưới góc độ là một chính sách y tế công cộng Nghiên cứu về việc triển khai bệnh viện tự chủ ở các nước chủ yếu tập trung vào các nội dung: lý do các nước tiến hành cải cách bệnh viện theo hướng tự chủ hoá, mô tả cách tiếp cận và quá trình trao quyền tự chủ cho các bệnh viện công, mô tả bản chất và mức độ tự chủ ở các bệnh viện, phân tích ảnh hưởng của thực hiện bệnh viện tự chủ đối với việc huy động nguồn lực, hiệu quả, tính công bằng, sự phân công chịu trách nhiệm và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Các nghiên cứu đã tiến hành cũng đề cập tới lý do vì sao cho đến nay tự chủ hoá bệnh viện công chưa đem lại những kết quả như mong đợi và nêu lên các khuyến nghị về nhũng yếu tố cần thiết để triển khai bệnh viện tự chù thành công ở các quốc gia [20].

Nghiên cứu của Rasekhuta Phillistus Lephalala trên 85 điều dưỡng đến từ các quốc gia không thuộc Châu Âu từ năm 1998 đến 2003 về những yếu tố dẫn đến bỏ việc cùa điều dưỡng tại các bệnh viện của nước Anh dựa trên thuyết động lực của Herzberg Kết quả cho thấy 48,79% điều dưỡng bỏ việc vì lý do không được khen thưởng một cách công bằng so với điều dưỡng khác cùng trình độ làm tại các bệnh viện tư [34].

Linda H Aiken đã tiến hành một nghiên cứu trên 10.319 điều dưỡng tại 303 bệnh viện ở Mỹ, Canada, Anh và Scotland Kết quả cho thấy: Tỷ lệ điều dưỡng có điểm trung bình về sự mệt mỏi với công việc trên mức bình thường thay đổi từ 54% ở

Mỹ đến 34% ở Scotland Sự không hài lòng, mệt mỏi với công việc và những mối quan tâm về chất lượng chăm sóc thường gặp ở những điều dưỡng thuộc 5 khu vực nghiên cứu Sự hỗ trợ về tổ chức và quản lý trong công tác điều dưỡng đã có hiệu quả rõ ràng đối với sự không hài lòng và sự mệt mỏi với công việc của điều dưỡng Sự hỗ trợ về mặt tổ chức đối với công tác điều dưỡng và việc bổ trí ca kíp hợp lý liên quan chặt chẽ đến chất lượng chăm sóc của điều dưỡng Kết quả phân tích đa biến chỉ ra rằng các vấn đề liên quan đến chất lượng chăm sóc của điều dưỡng được hỗ trợ và sắp xếp ca kíp kém cao gấp 3 lần so với những điều dưỡng được hỗ trợ và sắp xếp ca kíp tốt Tác giả đã đi đến kết luận: Bổ trí công việc hợp lý và hỗ trợ tốt công tác điều dưỡng là chìa khóa cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân, làm giảm sự không hài lòng và mệt mỏi với công việc của điều dưỡng và cuối cùng là cải thiện vấn đề thiếu hụt đội ngũ điều dưỡng ở các bệnh viện [35].

Theo Wim Van Lerberghe, những người làm trong ngành y tế phản ứng với việc trả lưorng không họp lý và môi trường làm việc kém bang cách tạo ra những chiến lược đối phó mang tính cá nhân khác nhau, một số người trong họ có bản chất lợi dụng Hậu quả dan đến việc “đánh cắp thời gian”, chảy máu chất xám và mâu thuẫn về quyền lợi [39].

1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Từ khi triển khai thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện theo tinh thần Nghị định

10 (năm 2002) và Nghị định 43 (2006) cho đến nay, ở Việt Nam đã có một sổ nghiên cứu đánh giá sơ bộ về việc thực hiện Nghị định 10 trong ngành y tể Tuy nhiên, phần lởn các nghiên cứu mới chỉ đánh giá thực trạng triển khai tự chủ tài chính tại các bệnh viện và các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 10, các bằng chứng về tác động tự chủ đối với chất lượng dịch vụ y tế, tính công bằng và chi trả của người dân còn rất hạn chế.

Một vài báo cáo đã phản ánh những thành công bước đầu trong triển khai Nghị định 10 tại một số bệnh viện như: bệnh viện Saint “ Paul, bệnh viện tỉnh Bình Dương và bệnh viện Thống Nhất - Đồng Nai Các bệnh viện này đã tăng được nguồn thu tài chính từ các dịch vụ y tế khám chữa bệnh theo yêu cầu với chất lượng dịch vụ cao hơn nhiều so với các dịch vụ viện phí và BHYT đồng thời tăng cường đầu tư, mở rộng các dịch vụ cung cấp cho người bệnh.

Nghiên cứu của Đàm Viết Cương và cộng sự năm 2008 về đánh giá tác động cùa việc thực hiện tự chủ tài chính đối với cung ứng và sử dụng dịch vụ bệnh viện tại

14 bệnh viện của 6 tình thành: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nang, Quảng Nam và Tiền Giang đã chỉ ra rằng chính sách tự chủ tài chính đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của chinh các bệnh viện cũng như từ phía cơ quan quản lý nhà nước như Sở Y tế, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan như Bảo hiểm xã hội. Thực trạng thiếu nguồn lực cho sự hoạt động và phát triển của bệnh viện là một vấn đề rẩt rõ ràng và bức xúc Do đó, chính sách tự chủ tài chính nhàm mục tiêu tăng nguồn thu cho các bệnh viện, nâng cao chất lượng phục vụ, cải thiện đời sổng cán bộ bệnh viện, giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước đã được sự đồng thuận cao từ các bên liên quan Tại các bệnh viện, chính sách tự chủ tài chính được sự ủng hộ, đồng tình không chỉ từ phía lãnh đạo bệnh viện mà ngay cả từ phía cán bộ trực tiếp điều trị là những người trước đây thường chỉ quan tâm tới các vấn đề chuyên môn Lý do rất đơn giản là Nghị định 10, Nghị định 43 trực tiép ảnh hưởng tới thu nhập và cách thức phân phổi thu nhập cho cán bộ bệnh viện [20].

Tác giả Trần Quỵ và các cộng sự tại bệnh viện Bạch Mai và Hội điều dưỡngViệt Nam đã tiến hành nghiên cứu về sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện và các yếu tố liên quan trên 2800 điều dưỡng - hộ sinh đang làm việc trong các bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương thuộc

12 tỉnh đại diện cho 3 vùng trong toàn quốc Các tác giả sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc gồm 46 câu hỏi về chỉ sổ chất lượng nghề nghiệp (Quality Work Index) của Whitley 1994 với thang đo về sự hài lòng từ

0 đến 4 điểm Bộ câu hỏi được chia thành 6 nhóm: (1) lương và thu nhập, (2) giá trị nghề nghiệp, (3) điều kiện lao động, (4) mối quan hệ đồng nghiệp, (5) quan hệ với người bệnh, (6) sự hỗ trợ của gia đình và người thân Kết quả cho thấy chỉ có 49,1% điều dưỡng hài lòng với công việc, có 4/6 yếu tố có điểm trung bình thấp: lương và thu nhập (0,9/4); giá trị nghề nghiệp (1,5/4); quan hệ với người bệnh (1,5/4); điều kiện lao động (1,6/4) và có 2/4 yếu tố có điểm trung bình cao: mối quan hệ với đồng nghiệp (2,1/4), sự hỗ trợ của gia đình và người thân (2,1/4) Những yểu tố có liên quan đến sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện bao gồm: nơi làm việc, trình độ chuyên môn, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện, áp lực tâm lý, an toàn nghề nghiệp, vị thế nghề nghiệp, cơ hội học tập, mối quan hệ với đồng nghiệp và sự hỗ trợ của gia đình [26].

Nghiên cứu của Trần Thị Châu trên 987 điều dưỡng công tác tại 10 bệnh viện và 4 TTYT tại TP Hồ Chí Minh về sự hài lòng nghề nghiệp Kểt quả cho thấy: 84,4% điều dưỡng tự hào về nghề nghiệp; 59,95% lạc quan với tương lai của nghề điều dưỡng; 58,76% cho ràng nghề điều dưỡng được đánh giá đúng mức; 77,41% hài lòng về phương tiện chăm sóc bệnh nhân; 60,49% hài lòng về cơ hội học tập vả phát triên; 67,88% không hài lòng về định hướng cho con cái theo nghề điều dưỡng Những yếu tố liên quan đến sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bao gồm: áp lực tâm lý, áp lực công việc, sự đánh giá nghề nghiệp điều dưỡng của gia đình, người thân, lương và thu nhập không tương xứng với công việc và trách nhiệm của người điều dưỡng [ ] 9].

Tác giả Lê Thanh Nhuận đã tiến hành nghiên cứu trên 142 nhân viên y tế là bác sỹ, dược sỹ, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhân viên khác đang công tác tạiBVĐK, TTYTDP và các trạm y tế xã, thị trấn của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc bằng bộ công cụ với 40 tiểu mục thuộc 7 yếu tố có giá trị dự đoán sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế cơ sở với độ tin cậy cao bao gồm: Mồi quan hệ với lãnh đạo (8 tiểu mục); Mối quan hệ với đồng nghiệp (6 tiểu mục); Lương và phúc lợi (6 tiểu mục); Học tập, phát triển và khẳng định (7 tiểu mục); Môi trường tương tác của cơ quan (7 tiểu mục); Kiến thức, kỹ năng và kết quả công việc (4 tiểu mục) và Cơ sở vật chất (2 tiểu mục) Kểt quả cho thấy có sự thiếu hụt và bất hợp lý về cơ cẩu nguồn nhân lực y tế tại tuyến y tế cơ sở huyện Bình Xuyên; nhân viên y tế cơ sở huyện Bình Xuyên chưa hài lòng đối với công việc Tỷ lệ nhân viên hài lòng đối với từng yếu tố đạt thấp: Lương và phúc lợi là 32,4%; Cơ sở vật chất là 39,4%; Kiến thức, kỹ năng và kết quả công việc là 50,0%; Mối quan hệ với lãnh đạo là 52,1%; Học tập, phát triển và khẳng định là 52,5%; Môi trường tương tác của cơ quan là 53,5%; Mối quan hệ với đồng nghiệp là 67,6% Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan cỏ ý nghĩa thống kê giữa sự hài lòng chung đối với công việc của nhân viên y tế cơ sở với các yếu tổ: giới, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, chức vụ quản lý

PHUƠNG PHÁP NGHIÊN cửu

Thiết kế nghiên cứu

Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Số liệu thứ cấp: Các báo cáo thống kê về nhân lực của bệnh viện Bạch Mai từ nãm 2005 đến năm 2009.

- Điều dưỡng viên hiện đang công tác tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện vào thời điểm nghiên cứu.

- Các vị đại diện: lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ, lãnh đạo phòng Điều dưỡng, Lãnh đạo và Điều dưỡng trưởng 7 khoa lâm sàng trong bệnh viện.

Thời gian nghiên cứu: được tiến hành từ tháng 12/2009 đến hểt tháng 06/2010.

Nội tiết & Đái tháo đường, khoa Hô hấp.

Cỡ mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng

+ Số liệu thứ cấp: báo cáo, thống kê về nhân lực và hoạt động chuyên môn của bệnh viện Bạch Mai từ năm 2005 (2 năm trước khi thực hiện Nghị định số cung cấp.

+ Tất cả Điều dưỡng viên hiện đang công tác tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện vào thời điểm nghiên cứu, không phân biệt biên chế hay không biên chế Các đối tượng này phải có thâm niên công tác tại các khoa từ trước năm 2007 Tổng cộng cỡ mẫu cho phát vấn là 150 mẫu, trên thực tế chúng tôi đã thu được 145 phiếu (đạt 96,7%).

+ Cỡ mẫu cho quan sát trực tiếp: tại các khoa quan sát theo nhóm chăm sóc, mỗi nhóm quan sát ít nhất 1 điều dường, trong đó:

+ Khoa Huyết học truyền máu: 06 phiếu.

+ Khoa Hồi sức tích cực: 04 phiếu.

+ Khoa Thận tiết niệu: 04 phiếu.

+ Khoa Nội tiết & đái tháo đường:04 phiếu.

+ Khoa Cơ xương khớp: 04 phiếu.

Tổng cộng đã quan sát được 30 phiếu.

2.4.2 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính

- Phỏng vấn sâu 01 lãnh đạo bệnh viện, 01 lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ, 01 lãnh đạo phòng Điều dưỡng, 07 lãnh đạo khoa.

- Thảo luận nhóm 07 điều dưỡng trưởng và 07 điều dưỡng viên của 07 khoa lâm sàng trong bệnh viện.

- Các điều dưỡng thuộc biên chế của Trường Đại học Y Hà Nội.

- Các điều dưỡng đi công tác xa hoặc nghỉ theo quy định, không có mặt tại bệnh viện trong thời điểm nghiên cứu.

- Các điều dưỡng có thâm niên công tác tại khoa từ sau năm 2007. thông tin cá nhân, tính chất công việc, nhân lực điều dưỡng, sự quan tâm của lãnh đạo khoa, sự phổi hợp của đồng nghiệp, thu nhập và chế độ đãi ngộ.

- Xây dựng bảng quan sát công việc hàng ngày của điều dưỡng.

- Xây dựng phiếu hưởng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn lãnh đạo của: bệnh viện, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Điều dưỡng và 7 khoa.

- Xây dựng phiếu hướng dẫn thảo luận nhóm đổi với điều dưỡng trường khoa và điều dưỡng viên.

Các phiếu này sau khi xây dựng đã được tiến hành nghiên cứu thừ nghiệm để điều chỉnh hoặc loại bỏ những câu hỏi không rõ ràng hoặc làm cho người được phỏng vấn hiểu khác nhau.

2.6 Phương pháp thu thập số liệu o Sổ liệu thứ cấp: báo cáo về nhân lực được thu thập tại phòng TCCB, báo cáo về kết quả hoạt động của bệnh viện qua các năm và kết quả kiểm tra bệnh viện được thu thập tại phòng KHTH Nguồn số liệu này do học viên trực tiếp đến từng đơn vị để thu thập. o Số liệu định tính:

- Dựa vào phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn lãnh đạo của: bệnh viện, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Điều dưỡng, 7 khoa Các cuộc phỏng vẩn này được thực hiện tại phòng làm việc của lãnh đạo vào thời gian thích hợp và có tiến hành ghi âm Nguồn số liệu này do học viên trực tiếp phỏng vấn và gỡ băng, có biên bản phỏng vấn kèm theo.

- Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm riêng đối với điều dưỡng trường và điều dưỡng viên của 7 khoa lâm sàng trong bệnh viện Buổi thảo luận này được tổ chức tại phòng họp tầng 2 khu nhà hành chính của bệnh viện Bạch Mai, do học viên điều khiển và một cán bộ khác đã tốt nghiệp Thạc sĩ Y tế công cộng ghi biên bản. o Số liệu định lượng: Được thu thập thông qua các điều tra viên

- 02 điều tra viên là học viên Cao học Quản lý bệnh viện khóa 1- những người đã từng tham gia nghiên cứu có kiến thức và kỹ năng điều tra, đã được tập huấn về lý thuyết và thực hành phỏng vấn điều dưỡng viên Giám sát viên là người nghiên cửu chính.

- Điều tra viên đã dùng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để khảo sát ý kiến của điều dưỡng 7 khoa lâm sàng về: thông tin cá nhân, tính chất công việc, nhân lực điều dưỡng, sự quan tâm của lãnh đạo, sự phối hợp của đồng nghiệp, thu nhập và chế độ đãi ngộ.

- Số liệu này được thu thập theo phương pháp phát vẩn: trong buổi giao ban của các đơn vị, điều tra viên thông báo mục đích của nghiên cứu và cách trả lời phiếu khảo sát theo quy định trong phiếu hướng dẫn, phát phiếu để điều dưỡng tự điền và kiểm tra sự đầy đủ của thông tin khi thu phiếu Điều dường có thể điền phiếu và nộp ngay hoặc điền vào thời gian thích hợp và nộp lại vào sáng hôm sau cho điều tra viên.

- Điều tra viên sau khi phát vấn và thu phiếu đã kiểm tra và làm sạch số liệu trước khi nộp phiếu cho giám sát viên.

- Giám sát viên có nhiệm vụ kiểm tra sự phù hợp của các thông tin trong các phiếu khảo sát từ điều tra viên Khi thấy có sự không phù họp cùa số liệu, giám sát viên đã gửi ngay cho điều tra viên để tiến hành khảo sát bổ sung Ngoài ra, giám sát viên cũng đã thực hiện giám sát và hỗ trợ các điều tra viên trong quá trình khảo sát.

- Đổi với phiếu quan sát trực tiếp công việc của điều dưỡng, 07 học viên điều dưỡng đang học nâng cao tay nghề tại bệnh viện đã được tập huấn về phương pháp thu thập thông tin theo phiếu được xây dựng sẵn, việc quan sát đà được thực hiện theo phương pháp mù đơn (quan sát không tham dự) Quan sát viên sẽ đến các khoa và ghi lại tất cả những công việc của người điều dưỡng trong 1 ngày làm việc (bẩt đầu từ lúc

7 giờ 30 phút cho đến khi hết ca), mỗi phiếu chỉ dùng để quan sát cho 1 điều dưỡng trong 1 nhóm chăm sóc Phiếu này nhằm mục đích thống kê xem điều dưỡng sử dụng thời gian nhiều nhất cho hoạt động chăm sóc nào.

- Số liệu định lượng sau khi thu thập đã được nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1 và được xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0 cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê Mức độ hài lòng so với trước khi khoán được chia thành 3 nhóm: nhóm ít hài lòng hom, sự hài lòng không thay đổi và nhóm hài lòng hơn để tính tỷ lệ hài lòng với việc thực hiện Nghị định 43 theo từng tiểu mục.

- Thông tin từ các phiếu quan sát đã được mã hỏa và phân tích theo số liệu định lượng, có liên hệ với chức năng nhiệm vụ của người điều dưỡng.

- Các sổ liệu định tính được xử lý theo phương pháp thông thường.

Phương pháp thu thập số ỉiệu

o Sổ liệu thứ cấp: báo cáo về nhân lực được thu thập tại phòng TCCB, báo cáo về kết quả hoạt động của bệnh viện qua các năm và kết quả kiểm tra bệnh viện được thu thập tại phòng KHTH Nguồn số liệu này do học viên trực tiếp đến từng đơn vị để thu thập. o Số liệu định tính:

- Dựa vào phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn lãnh đạo của: bệnh viện, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Điều dưỡng, 7 khoa Các cuộc phỏng vẩn này được thực hiện tại phòng làm việc của lãnh đạo vào thời gian thích hợp và có tiến hành ghi âm Nguồn số liệu này do học viên trực tiếp phỏng vấn và gỡ băng, có biên bản phỏng vấn kèm theo.

- Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm riêng đối với điều dưỡng trường và điều dưỡng viên của 7 khoa lâm sàng trong bệnh viện Buổi thảo luận này được tổ chức tại phòng họp tầng 2 khu nhà hành chính của bệnh viện Bạch Mai, do học viên điều khiển và một cán bộ khác đã tốt nghiệp Thạc sĩ Y tế công cộng ghi biên bản. o Số liệu định lượng: Được thu thập thông qua các điều tra viên

- 02 điều tra viên là học viên Cao học Quản lý bệnh viện khóa 1- những người đã từng tham gia nghiên cứu có kiến thức và kỹ năng điều tra, đã được tập huấn về lý thuyết và thực hành phỏng vấn điều dưỡng viên Giám sát viên là người nghiên cửu chính.

- Điều tra viên đã dùng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để khảo sát ý kiến của điều dưỡng 7 khoa lâm sàng về: thông tin cá nhân, tính chất công việc, nhân lực điều dưỡng, sự quan tâm của lãnh đạo, sự phối hợp của đồng nghiệp, thu nhập và chế độ đãi ngộ.

- Số liệu này được thu thập theo phương pháp phát vẩn: trong buổi giao ban của các đơn vị, điều tra viên thông báo mục đích của nghiên cứu và cách trả lời phiếu khảo sát theo quy định trong phiếu hướng dẫn, phát phiếu để điều dưỡng tự điền và kiểm tra sự đầy đủ của thông tin khi thu phiếu Điều dường có thể điền phiếu và nộp ngay hoặc điền vào thời gian thích hợp và nộp lại vào sáng hôm sau cho điều tra viên.

- Điều tra viên sau khi phát vấn và thu phiếu đã kiểm tra và làm sạch số liệu trước khi nộp phiếu cho giám sát viên.

- Giám sát viên có nhiệm vụ kiểm tra sự phù hợp của các thông tin trong các phiếu khảo sát từ điều tra viên Khi thấy có sự không phù họp cùa số liệu, giám sát viên đã gửi ngay cho điều tra viên để tiến hành khảo sát bổ sung Ngoài ra, giám sát viên cũng đã thực hiện giám sát và hỗ trợ các điều tra viên trong quá trình khảo sát.

- Đổi với phiếu quan sát trực tiếp công việc của điều dưỡng, 07 học viên điều dưỡng đang học nâng cao tay nghề tại bệnh viện đã được tập huấn về phương pháp thu thập thông tin theo phiếu được xây dựng sẵn, việc quan sát đà được thực hiện theo phương pháp mù đơn (quan sát không tham dự) Quan sát viên sẽ đến các khoa và ghi lại tất cả những công việc của người điều dưỡng trong 1 ngày làm việc (bẩt đầu từ lúc

7 giờ 30 phút cho đến khi hết ca), mỗi phiếu chỉ dùng để quan sát cho 1 điều dưỡng trong 1 nhóm chăm sóc Phiếu này nhằm mục đích thống kê xem điều dưỡng sử dụng thời gian nhiều nhất cho hoạt động chăm sóc nào.

Phân tích số liệu

- Số liệu định lượng sau khi thu thập đã được nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1 và được xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0 cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê Mức độ hài lòng so với trước khi khoán được chia thành 3 nhóm: nhóm ít hài lòng hom, sự hài lòng không thay đổi và nhóm hài lòng hơn để tính tỷ lệ hài lòng với việc thực hiện Nghị định 43 theo từng tiểu mục.

- Thông tin từ các phiếu quan sát đã được mã hỏa và phân tích theo số liệu định lượng, có liên hệ với chức năng nhiệm vụ của người điều dưỡng.

- Các sổ liệu định tính được xử lý theo phương pháp thông thường.

Đạo đức nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vẩn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu.

- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

- Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã được Hội đồng Đạo đức của Trường Đại học Y tế Công cộng thông qua.

- Nội dung nghiên cứu phù hợp, được Ban giám đốc bệnh viện Bạch Mai quan tâm và ủng hộ.

- Kết quả nghiên cứu được phản hồi và báo cáo cho Ban giám đốc và đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện khi kết thúc nghiên cứu Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng và Bệnh viện.

Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục

- Nghiên cứu được tiến hành tại 7 khoa lâm sàng đã thực hiện khoán quản theo Nghị định 43 trong đợt 1 nên kết quả không đại diện cho tất cả các khoa lâm sàng khác của Bệnh viện Bạch Mai.

- Do nghiên cứu tiến hành ở thời điểm hiện tại nên việc đánh giá các tiêu chí trước khi khoán quản chỉ dựa trên sự nhớ lại của điều dưỡng nên có thể gặp sai số.

- Việc thu thập thông tin chủ yểu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và tương đối dài nên có thể gặp sai số do kỹ năng hướng dẫn của từng điều tra viên cũng như thái độ hợp tác của điều dưỡng tham gia nghiên cửu.

- Việc quan sát công việc của điều dưỡng có thể gây sự mất tự nhiên và làm không theo thói quen hàng ngày.

- Có sự nhạy cảm khi hỏi về thu nhập nên có thể đối tượng nghiên cứu không nói thật vì sợ liên quan đến việc nộp thuế thu nhập cá nhân.

- Đã tiến hành tập huấn cho điều tra viên cẩn thận trước khi tiến hành thu thập số liệu tại các khoa.

- Điều tra viên đã hướng dẫn cẩn thận và đầy đủ về cách điền phiếu khảo sát cho điều dưỡng, nói cho họ hiểu về mục đích sử dụng thông tin là để tham khảo và tư vẩn cho lãnh đạo bệnh viện về việc nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực điều dưỡng khi triển khai thực hiện công tác khoán quản tại các đơn vị.

- Việc quan sát công việc hàng ngày của điều dưỡng do học viên đi học nâng cao tay nghề đảm nhận, các học viên này đã được tập huấn kỹ về phương pháp thu thập số liệu theo kiểu quan sát không tham dự.

- Với số liệu định tính, đã tiến hành thảo luận riêng cho từng nhóm đối tượng.

- Giám sát viên có mặt thường xuyên ở các khoa để giám sát và hỗ trợ điều tra viên Các phiếu điều tra được nhóm nghiên cứu kiểm tra ngay sau khi hoàn thành phỏng vấn và thu nhận phiếu, với những phiếu thông tin thu thập chưa đầy đủ hoặc không hợp lý được yêu cầu điều tra viên bổ sung ngay trước khi nộp lại cho giám sát viên.

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

Thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng

Bảng 3.1: Thông tin vê tuôl và thâm niên của đôi tượng nghiên cứu

Thông tin chung N Tỷ lệ (%)

Thâm niên công tác (mean = 13,9) 145 100

Bảng 3.1 cho thấy điều dưỡng trong nghiên cứu này có độ tuổi trung bình là 36,7;thẩp nhất là 25 tuổi và cao nhất là 59 tuổi Nhóm tuổi < 29 chiếm 16,6%; cao nhất là nhóm tuổi 30 - 39 chiếm 53,1%; nhóm tuổi 40 - 49 chiếm 17,2% và nhóm tuổi > 50 chỉ chiếm13,1% Điều dưỡng có thâm niên công tác < 9 năm chiếm đa số (40%); thâm niên > 30 năm chỉ chiếm 8,3%; điều này cho thấy nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng đa số là trẻ.

- Họp đồng với bệnh viện 1 0,7

Giới tính của điều dưỡng trong nghiên cứu này đa sổ là nữ (chiếm 93,8%); nam giới chỉ chiếm 6,2% Tỷ lệ này thấp hon so với tỳ lệ trong nghiên cứu của Trần Quỵ trên 2800 điều dưỡng - hộ sinh tại 12 bệnh viện đại diện tại 3 miền đất nước (13,3%) [26], Phần lớn điều dưỡng có trình độ trung cấp (84,1%); trình độ cao đẳng hoặc đại học chỉ chiếm 15,9% Điều này cũng chứng tỏ tình trạng thiếu hụt điều dưỡng có trình độ cao đẳng hoặc đại học.

Tỷ lệ này theo quy định đối với bệnh viện Bạch Mai phải đạt > 30%, trong đợt kiểm tra bệnh viện cuối năm 2009, bệnh viện cũng đã bị Bộ Y tể trừ điểm do không đạt các tiêu chí về cơ cấu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực điều dưỡng [8], Đại đa số điều dưỡng trong nghiên cứu này đều đã được biên chế (98,6%), trong đó 89,7% là điều dưỡng viên và10,3% là điều dưỡng trưởng đơn nguyên hoặc điều dưỡng trưởng khoa.

8,3% điều dưỡng còn độc thân; 91,7% có vợ hoặc chồng Hơn 1/2 đổi tượng nghiên cứu đã có gia đình và có đủ số con theo quy định của Nhà nước; tuy nhiên vẫn còn gần 1/2 điều dưỡng hiện vẫn chưa có con hoặc mới có ỉ con tức là vẫn có khả năng sinh con và nghỉ thai sản theo chế độ.

Theo so liệu thứ cấp thu thập được từ phòng Tổ chức cán bộ, tình trạng thiếu nhân lực điều dưỡng xảy ra ở tẩt cả các khoa Điều này được thể hiện trên bảng 3.4

Bảng 3.4: Các tỷ lệ về nhân lực tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai tính trung bình năm 2009 stt Tên đơn vị Tỷ lệ BS/ĐD

Theo quy định Thực tế

2 Nội tiết & Đái tháo đường 1/3 - 3,5 1/1,7

Bảng 3.4 cho thấy số lượng điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng trong bệnh viện hiện nay so với quy định đều thiếu đặc biệt là tại khoa Cơ xương khớp và khoa Nội tiết (mới đạt tỷ lệ 1 bác sĩ/1,7 điều dưỡng) Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ trung bình chung của toàn bệnh viện theo thống kê của phòng TCCB (1 bác sĩ/2,3 điều dưỡng) [5] Theo Thông tư liên tịch sổ 08/2007/TTLT-BYT-BNV tỷ lệ này tính cho các khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai phải là: 1/3 - 1/3,5 Khoa Hồi sức tích cực có tỷ lệ 1/3,8 nhưng đây là nơi chăm sóc bệnh nhân nặng, điều dưỡng làm việc theo ca nên theo quy định phải đạt tỷ lệ 1/4,8.

Bảng 3.5: số buổi trực của điều dưỡng trong một tuần

Số buổi trực trong 1 tuần N Tỷ lệ %

Chỉ có 14,5% điều dưỡng trong nghiên cứu là không phải tham gia trực buổi tối; còn lại trung bình có 64,1% tham gia trực 1 buổi/1 tuần và vẫn còn 21,4% đối tượng nghiên cứu phải tham gia trực 2 buổi/1 tuần.

Bảng 3.6: số lượng bệnh nhân trung bình mà 1 điều dưỡng phải chăm sóc

Số lượng bệnh nhân phải chăm sóc Trong giờ hành chính

Bảng 3.6 cho thấy số lượng bệnh nhân mà ỉ điều dưỡng phải chăm sóc hiện nay là rất đông, trung bình trong giờ hành chính có 41,4% điều dưỡng chăm sóc cho 40 bệnh nhân trong giờ hành chính nhưng tỷ lệ này tăng lên 62,1% trong ca trực.

Theo kết quả thảo luận nhóm, 'in điều dưỡng viên và 6/7 điều dưỡng trưởng đều cho rằng "Hiện nay 1 điều dưỡng phải chăm sóc cho quá nhiều bệnh nhân, không thể đáp ứng được yêu cầu về chăm sóc người bệnh toàn diện ” (TLN ĐD viên và TLN ĐD trưởng). Ý kiến của 7/10 lãnh đạo cho rằng “Trên thực tế, sổ lượng bệnh nhân nội trú tại các khoa luôn luôn vượt chỉ tiêu so với so giường bệnh kế hoạch, có những nơi công suất sử dụng giường bệnh lên đến hơn 200% thì việc quá tải bệnh nhân đổi với điều dưỡng là không thể tránh khỏi” (PVS cán bộ lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo khoa).

□ Giao ban ■ TH thuốc □ cs khác □ Ghi chép ■ Việc riêng

Biêu đô 3.1: Tỷ lệ ve thời gian làm việc của điêu dưỡng chăm sóc tiêm, truyền); những chăm sóc khác như hướng dẫn, thay băng, lẩy xét nghiệm chỉ chiếm 15,5% thời gian; 16,4% dành cho việc ghi chép; 9,8% dành cho việc giao ban khoa hoặc bàn giao bệnh nhân; thời gian điều dưỡng làm việc riêng chỉ chiếm 1,5%.

Bảng 3.7: Nhận xét của điểu dưỡng về sự phân bồ và sắp xếp nhân lực hiện nay tại khoa

Tổng cộng 145 100 Đại đa số điều dưỡng đều cho rằng việc sắp xểp nhân lực hiện nay trong khoa là hợp lý (71,7%) Chỉ có 28,3% cho là chưa hợp lý và giải pháp để khắc phục sự bất hợp lý này, 4/7 điều dưỡng viên cho rằng "Nên có sự quay vòng trong việc bố tri nhân lực điều dưỡng tại khoa 3 tháng 1 lần để tất cả mọi người đều có khả năng làm ờ các vị trí khác nhau và đểu phải làm những công việc như nhau ” (TLN của ĐDV).

Bảng 3.8: Thu nhập trung bình hàng tháng của điều dưỡng

Tổng cộng 145 100.0 trả lời ràng thu nhập hàng tháng hiện nay dưới 3 triệu đồng.

Tác động của việc thực hiện Nghị định 43 đến nguồn nhân lực điều dưỡng

Bảng 3.9: Tỷ lệ điều dưỡng/giường bệnh tại các đơn vị trước và sau khoán stt Tên đơn vị Tỷ lệ ĐD/GB

2 Nội tiết & Đái tháo đường 1/3,1 1/3,5

Bảng 3.8 cho thấy tính trung bình số giường bệnh kể hoạch do 1 điều dưỡng phụ trách tại các khoa đã tăng lên 1,1 giường so với trước khi khoán, đặc biệt là tại khoa Huyết học truyền máu (từ 2,1 lên 6,5) và khoa Thần kinh (từ 1,5 lên 3,4).

Bảng 3.10: Nhận xét của điều dưỡng về số lượng bệnh nhân phải chăm sóc hiện nay so vói trước khi khoán quản

Nhận xét N Tỷ lệ % ít hơn 0 0

Khi được hỏi về số lượng bệnh nhân mà mình phải chăm sóc hiện nay so với trước khi khoán quản, hơn 4/5 số điều dưỡng trong nghiên cứu này đều trả lời là nhiều hơn; chỉ có gần 1/5 cho là không thay đổi và không có điều dưỡng nào trả lời số bệnh nhân phải chăm sóc hiện nay ít hơn so với trước khi khoán.

Bảng 3.1 ỉ: Ý kiến của điều dưỡng về những công việc hiện nay

N % N % Điều dưỡng phải làm những công việc khác so với trước khi khoán 86 59,3 59 40,7

Khoa triến khai thêm các kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sau khi khoán quản

Kết quả tại bảng 3.10 cho thấy 59,3% điều dưỡng khi được hỏi đều trả lời là sau khi thực hiện khoán quản, họ phải làm thêm những công việc mà trước khi khoán họ không làm 7/7 điều dưỡng viên và 7/7 điều dưỡng trưởng cho rằng “Điều diĩỡng đang phải làm những việc mà đúng ra người khác phải làm như: thực chi thanh toán cho bệnh nhãn, quản lý thẻ bảo hiểm y tế, nhập y lệnh của bác sĩ vào máy tinh, đi lĩnh thuổc, ”

(TLN của ĐDV và ĐDT) 82,1% điều dưỡng trả lời là sau khi thực hiện khoán quản, khoa có triển khai thêm các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị, trong đó chỉ có 42,9% điều dưỡng không tham gia trong các kỳ thuật này; 50,4% kiêm nhiệm còn 6,7% là chuyên trách (bảng 3.12).

Sau khi thống kê tại các đơn vị, 6/7 khoa có triển khai thêm các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị, trong đó số điều dưỡng tham gia hàng ngày vào việc thực hiện kỹ thuật này ít nhất là 1 người, nhiều nhất là 7 người.

Biểu đồ 3.2: So sánh của điều dưỡng về khổĩ lưọng công việc, số lần mắc lỗi giữa trước và sau khỉ thực hiện khoán quản

88,3% điều dưỡng cho rằng khối lượng công việc của họ hiện nay là nhiều hơn; chỉ có 11,7% nhận xét vẫn như vậy và không có điều dưỡng nào cho rẳng công việc hiện tại ít hơn so với trước khi khoán.

Tất cả điều dưỡng viên và điều dưỡng trưởng tham gia thảo luận nhóm đều cho rang

"Sự quá tải của điều dưỡng hiện nay thể hiện ở: sổ lượng bệnh nhân phải chăm sóc hàng ngày, sổ lượng y lệnh phải thực hiện cho 1 bệnh nhân, có quả nhiều thẻ BHYT, đi lĩnh thuốc Hiện nay điều dưỡng không phải làm việc 8 giờ theo quy định mà cứ làm khi nào xong cóng việc trong ngày thì mới nghỉ. Trong những ngày nghỉ thì sự quá tải này càng trầm trọng hom ” (TLN của ĐDV và ĐDT).

Mặc dù khối lượng công việc nhiều nhưng chỉ 15,9% điều dưỡng trả lời là những sai sót nhiều hơn so với trước khi khoán; 57,2% cho là ít hơn và 26,9% cho là không có thay đổi gì Tuy nhiên khi được hỏi về việc thực hiện đẩy đủ các bước trong quy trinh kỹ thuật chăm sóc cho bệnh nhân, tỷ lệ cắt bớt các bước là khá cao.

Bảng 3.13: Nhận xét của điều dưỡng về việc thực hiện các bước khi tiến hành những kỹ thuật chăm sóc cho BN

Không thay đồi 48 33,1 Đẩy đủ hơn 35 24,1

Bảng 3.13 cho thấy chỉ có 24,1% điều dưỡng cho ràng việc thực hiện các bước trong quy trình kỹ thuật chăm sóc hiện nay là đầy đủ hơn so với trước khi khoán; 33,1% cho rằng vẫn như vậy và 42,8% cho rằng cắt bớt nhiều hơn 6/7 ý kiến của điều dưỡng trưởng cho ràng ‘‘những việc gì điều dưỡng đã làm thì chất lượng có đi lên nhưng xét về sự đầy đủ trong cảc quy trình thì lại kém hơn, có những việc đơn giản dễ bị bỏ qua, lý do là phải làm quá nhiều việc mà thời gian thì vân như vậy, đặc biệt việc ghi chép cùa điểu dưỡng đổi với bệnh nhân chăm sóc cấp II, cap III hiện nay mới mang tỉnh chất đổi phó, việc giao tiếp và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bệnh nhân chưa được chú trọng”

(TLN ĐDT). khi khoán quản

54,5% điều dưỡng khi được hỏi đều trả lời là số điều dưỡng hiện nay so với trước khi thực hiện khoán ỉà thiếu hơn Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế tại các đơn vị, theo ý kiến của vị đại diện lãnh đạo phòng tổ chức cán bộ bệnh viện "Tại 7 khoa này có 585 giường bệnh kế hoạch, có 87 bác sĩ và 215 điều dưỡng, như vậy nếu tính theo Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV với tỷ lệ BS/ĐD quy định là: 1/3 - 1/3,5 thì cỏn thiếu từ 46 đến 90 điều dưỡng” (PVS lãnh đạo phòng TCCB).

Bảng 3.15: Lý do thiếu điều dưỡng tại các khoa

Lý do N Tỷ lệ % Điểu dưỡng không muốn về khoa 10 12,7

Bệnh viện không cung câp đủ 12 15,1

Khoa không muốn nhận thêm 30 38,0

Quá tải bệnh nhân và công việc 20 25,3

Thiếu điều dưỡng đại học 1 1,3 ĐD không muốn về và BV không cung cấp đủ 1 1,3

BV không cung cấp đủ và khoa không nhận 3 3,8

Tống cộng 79 100 công việc (25,3%) Đây cũng chính là lý do được các vị lãnh đạo trong bệnh viện và phòng chức năng đưa ra khi được hỏi về vấn đề này.

Theo ý kiến của vị đại diện lãnh đạo bệnh viện "Khi thực hiện Nghị định này thì quyển tự chủ được giao cho lãnh đạo các đơn vị Mặc dù khối lượng công việc ngày càng nhiều, áp lực cũng tăng hơn so với trước khi thực hiện khoán quản nhưng xu hướng của các đơn vị là không muốn nhận thêm nhiều nhân lực để có điểu kiện nâng cao đời sổng cho nhân viên, phần nào dẫn đến tình trạng quả tải cho NVYT đặc biệt là đổi với đội ngũ điều dưỡng" (PVS lãnh đạo BV).

Bảng 3.16: số lần tham dự các khóa đào tạo về chuyên môn hiện nay của điều dưỡng so vói trước khi khoán quản

Nhận xét N Tỷ lệ % ithơn 29 20,0

80% điều dưỡng khi được hỏi đều cho rằng sổ lần tham dự các khóa đào tạo về chuyên môn hiện nay so với trước khi khoán là không thay đổi hoặc nhiều hơn, điều này cho thấy công tác đào tạo trong bệnh viện vẫn luôn được chú trọng Tuy nhiên vẫn còn 20% cho là số lẫn tham dự ít hơn, lý do được đưa ra chủ yếu là thiểu nhân lực nên khoa không sắp xếp được (bảng 3.17).

Bảng 3.17: Lý do điều dưỡng ít được tham gia các khóa đào tạo hon

Lãnh đạo khoa không cho đi 3 10,3

Theo kết quả tại bảng 3.17, gần 2/3 số điều dưỡng cho rằng họ ít được tham gia các khóa đào tạo hon so với trước khi khoán chủ yếu là do thiếu nhân lực về vấn đề này, 'in ĐDV và 6/7 ĐDT cho biết: "Trước đây các khoa thường tập huấn về chuyên môn theo chuyên khoa cho điều dưỡng 1 hặc 2 tuần/lần, nay thì I tháng/ỉần hoặc không thực hiện được một cách thường xuyên Một số diều dưỡng Trung cấp có nguyện vọng đi học lên Cao đẳng hoặc Đại học nhưng khoa không có người thay thế nên chưa sẳp xếp được”

(TLN của ĐDV và ĐDT).

4/7 điều dưỡng cho biết "Khi tham gia các lớp tập huấn, điều dưỡng phải cam kết không ảnh hưởng đến công việc tại khoa, nếu đi học thì phải làm bù, vì vậy nên ĐD cũng không muốn đi hoặc nếu đi thỉ cũng đến muộn về sớm " (TLN cùa ĐDV).

3.2.3 Tác động đến quan điểm của lãnh đạo khoa đối vói điều dưỡng

Bảng 3.18: Quan tâm của lãnh đạo khoa đến công tác của điều dưỡng

Nhận xét ít hon vẫn như vậy Nhiều hon

Lãnh đạo kiểm tra công tác chuyên môn của điều dưỡng so với trước khi khoán quản

Tô chức đào tạo tại chỗ cho điều dưỡng hoặc cử đi đào tạo so với trước khi khoán quản

Tạo áp lực cho điều dưỡng so với trước khi khoán quản 5 3,4 17 11,7 123 84,8

Giải pháp để nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực điều dưỡng

Bảng 3.24: Các giải pháp để nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực

Thông nhât một phân mêm trong bệnh viện 8/10 7/7 in

Trả điểu dưỡng về đúng chức năng nhiệm vụ của mình 6/10 7/7 7/7

Tuyển dụng thêm nhân lực, ưu tiên ĐD có trình độ cao đẳng hoặc đại học 5/10 7/7 7/7 Đào tạo nâng cao trình độ cho ĐD 4/10 'in 'in

Bác sĩ cho thuốc vào máy vi tính 4/10 'in 'in

Xây dựng các phác đồ điều trị chuẩn 3/10 7/7 'in

Thống nhất cách thức thực hiện khoán trong toàn bệnh viện 3/10 6/7 'in

Tăng cường kiểm tra việc ra y lệnh 2/10 'in 'in

Hạn chế dùng thuốc theo đường tiêm 2/10 'in 'in

Có biện pháp giảm tải BN nội trú 3/10 0/7 0/7

Quay vòng nhân lực trong khoa 0/10 0/7 6/7

Nâng cấp trường Trung cấp y tế Bạch Mai thành trường Cao đẳng 1/10 1/7 0/7

Bảng 3.24 cho thấy giải pháp được nhiều ý kiến đưa ra nhất là việc thống nhất một phần mềm trong toàn bệnh viện, tiếp đến là việc trả điều dưỡng về làm việc theo đúng chức năng nhiệm vụ chính của mình đó là chăm sóc bệnh nhân Giải pháp đứng hàng thứ 3 là cần tăng cường thêm nhân lực điều dưỡng cho các khoa Các giải pháp như giảm sổ bệnh nhân nội trú và quay vòng ực trong khoa nhận được ít ý kiến đóng góp nhất.

BÀN LUẬN

Thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa

Điều dưỡng trong nghiên cứu này có tuổi đời trung bình là 36,7 tuổi Trong nghiên cứu của Đỗ Xuân Quang và các cộng sự tại bệnh viện Bạch Mai năm 2005 trên

754 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên thì độ tuổi trung bình là 36 [25] Tuy nhiên do nghiên cứu này chỉ lấy các đối tượng đã công tác tại khoa từ năm 2007 trở về trước, số điều dưỡng công tác tại các khoa từ năm 2007 trở lại đây chiếm hon 60 người và đa số là trẻ, do vậy nếu tính chung độ tuổi của tất cả điều dưỡng các khoa thì tuổi đời trung binh sẽ thấp hơn Đây cỏ thể là yếu tố thuận lợi cho việc triển khai các công việc tại khoa vì điều dưỡng có lòng nhiệt tình, sức trẻ và đang mong muốn được thể hiện bản thân Bên cạnh đó cũng có 13,1% điều dưỡng có độ tuổi > 50, đây là đội ngũ sắp sửa về nghỉ hưu theo quy định, do vậy những nhà quản lý cũng cần phải co kế hoạch bổ sung nhân lực trong thời gian tới.

Do độ tuổi trung bình của điều dưỡng tại các khoa là trẻ nên thâm niên công tác 30 BN[26], số lượng bệnh nhân đông như vậy và y lệnh về thuốc theo đường tiêm truyền nhiều thì điều dưỡng sẽ có rất ít thời gian để thực hiện các chăm sóc khác cho bệnh nhân, do đó mục tiêu để tiến tới chăm sóc toàn diện với chất lượng cao là rất khó đạt được nếu không có sự bổ sung thêm nhân lực điều dưỡng và kiểm soát tốt số lượng bệnh nhân nội trú tại các khoa. về thu nhập, trung bình hiện nay điều dưỡng tại 7 khoa nhận được 4.347.587 đồng/tháng, tuy nhiên đây là câu hỏi nhạy cảm và trên thực tế có thể mức thu nhập này sẽ cao hơn Mặc dù đã có biện pháp khẳc phục nhưng vẫn không thể tránh khỏi sai số, đây cũng chính là hạn chế của đề tài này Theo nghiên cứu của Trần Quỵ và cộng sự năm

2005, thu nhập binh quân của điều dưỡng là 1.022.000 đồng/tháng, thấp nhất là 290.000 đồng/tháng và cao nhất là 3.000.000 đồng/tháng [26] Thu nhập trung bình của điều dưỡng trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm trên địa bàn Hà Nội năm 2004 là624.235 đồng/tháng [29].

Tác động của việc thực hiện Nghị định 43

4.2.1 Tác động đến công việc của người điều dưỡng

Sau khi thực hiện khoán quản, sổ giường bệnh kể hoạch tại các khoa đã tăng hơn so với trước kia và sổ bệnh nhân nội trú cũng tăng theo, cùng với đó là khối lượng công việc tương đối nhiều nhưng số lượng nhân lực điều dưỡng lại tăng không theo kịp với sự tăng của công việc Vào năm triển khai thực hiện khoán 2007, tại khoa Thận tiết niệu trung bình 1 điều dưỡng phụ trách 4,2 giường bệnh; đây là tỷ lệ cao nhất trong các khoa. Đến năm 2009, tỳ lệ cao nhất là tại khoa Huyết học truyền máu 1/6,5.

81.1 % điều dưỡng cho rằng số lượng bệnh nhân mà họ phải chăm sóc hiện nay so với trước kia là nhiều hơn Điều này cũng hoàn toàn hợp lý với sự gia tăng về số giường kế hoạch Tình trạng này xảy ra có thể là do khi thực hiện khoán, các đơn vị phải có chính sách phục vụ tốt hơn, tạo được uy tín đối với người bệnh nên các khoa nói riêng được nâng lên, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có tác động tiêu cực đó là tinh trạng quá tải tại bệnh viện ngày càng tăng, cùng với đó là sự quá tải đối với nhân lực điều dưỡng.

Thống kê cho thấy 40,7% điều dưỡng cho rằng họ đang phải làm thêm những việc mà trước khi khoán họ không phải làm Hiện nay, ngoài những công việc chuyên môn, điều dưỡng còn phải đàm nhiệm một số việc khác như thực chi thanh toán cho bệnh nhân, quản lý thẻ BHYT, đi lĩnh thuốc "Khoa Hô hấp: 03 ĐD thanh toán cho BN, 01 ĐD tiếp nhận BN mới vào, 01 ĐD quản lý thẻ BHYT, 01 ĐD đi lĩnh thuốc Khoa Thần kinh: 05 ĐD thanh toán cho BN tại 5 đom nguyên, 05 ĐD hành chính, quản lý thẻ BHYT và lĩnh thuốc, 02 ĐD hành chính chung của khoa Khoa Thận tiết niệu: 02 ĐD hành chính, 01 ĐD làm thuốc, công việc thanh toán cho BN giao cho các nhóm, nhóm nào chịu trách nhiệm thanh toán cho BN ở nhỏm đó ” (TLN của ĐDT) Như vậy, số lượng điều dưỡng tham gia trong công việc hành chính sự vụ của các đơn vị là tương đối nhiều, điều này cũng làm giảm số lượng điều dưỡng trực tiểp chăm sóc cho bệnh nhân tại các bệnh phòng.

Sau khi thực hiện khoán quản, đại đa số các khoa đều triển khai thêm các kỹ thuật mới trong chẩn đoản và điều trị, các kỹ thuật này đều có sự tham gia của điều dưỡng (tối thiểu là 1 và tối đa là 7 điều dưỡng mỗi ngày) Như vậy số nhân lực hiện có tính theo định biên đã thiếu nhưng trên thực tế, số lượng điều dưỡng trực tiếp tham gia công tác chuyên môn trong chăm sóc người bệnh lại càng thiếu hơn nhiều.

Mậc dù khối lượng công việc nhiều nhưng 57,2% điều dưỡng vẫn cho rằng những sai sót của họ là ít hơn so với trước khi khoán, chỉ có 15,9% cho là nhiều hơn Đe giải thích cho kết quả này, ý kiến thảo luận nhóm của các điều dưỡng viên cho rằng "Điều dưỡng luôn trong trạng thái căng thẳng do áp lực công việc, sợ mac loi vì khi trong khoa có sai sót gì thì đầu tiên mọi người thường nghĩ là do điều dưỡng, không có ai đứng lên để bảo vệ, cùng với đó là việc trừ tiền thưởng đổi với người để xảy ra sai sót nên mọi người đều cản thận hơn ”, Tuy nhiên khi được hỏi chăm sóc cho quá nhiều bệnh nhân, nếu thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình thì sẽ không đủ thời gian để thực hiện cho tất cả bệnh nhân và sẽ ảnh hưởng đến giờ dùng thuốc của người bệnh.

Từ những lý do làm cho công việc tăng nhiều hơn trước mà tỷ lệ điều dưỡng ít hài lòng hơn với công việc so với trước khi khoán chiếm tỳ lệ khá cao 32,4%; chỉ có 16,6% cảm thấy hài lòng hơn trước Nghiên cứu của Đỗ Xuân Quang và cộng sự tại bệnh viện Bạch Mai năm 2005 cho thấy 76.8% điều dưỡng trả lời hài lòng và rất hài lòng đối với công việc hiện tại [25] Nghiên cứu của tác giả Linda H Aiken đã cho thấy: Bố trí công việc hợp lý và hỗ trợ tốt công tác điều dưỡng là chìa khóa cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân, làm giảm sự không hài lòng và mệt mỏi với công việc của điều dưỡng và cuối cùng là cải thiện vẩn đề thiếu hụt đội ngũ điểu dưỡng ở các bệnh viện [35].

4.2.2 Tác động đến số lượng và chẩt lượng nhân lực điều dưỡng

54,5% điều dưỡng cho rằng số lượng nhân lực điều dưỡng hiện nay tại các khoa là thiếu hơn so với trước khi khoán Có nhiều lý do dẫn đến thiểu nhân lực điều dưỡng trong đó có lý do từ phía các khoa, theo ý kiến của 4/10 lãnh đạo “Khi thực hiện Nghị định này, ở một sổ đơn vị không muon nhận thêm nhân lực mặc dù khối lượng công việc bị quớ tải nhiều Khi đã thiếu nhãn lực thì vấn đề đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng cũng có phần hạn chế do thiếu nhân lực thay thế cho cản bộ đi học’’ (PVS lãnh đạo) Đây cũng là lý do mà 41,8% điều dưỡng đã chọn khi được hỏi về vấn đề này Tuy nhiên 6/10 lãnh đạo và 3/7 điều dưỡng trưởng khoa lại chưa đồng nhất với quan điểm này “Khoa vẫn ưu tiên để nhận thêm nhân lực vì có đủ người thì mới có thể triển khai dược cõng việc, trước khi nhận điều dưỡng về khoa đều cỏ ỷ kiến nhận xét cùa điều dưỡng trưởng và các điều dưỡng khác trong khoa, do thiếu nhân lực nến khoa đà phải hợp đồng thêm điều dưỡng đê đáp ứng yêu cầu công việc của khoa” (PVS lãnh đạo);

“Đe giải quyết tình trạng thiêu nhân lực, các khoa đã phải thuê thêm điều dưỡng làm việc tại khoa: khoa cung ứng và chi trả dịch vụ y tế, kết quả cho thấy một xu hướng phổ biến về gia tăng về số hợp đồng ngoài biên chế tại các bệnh viện sau khi thực hiện tự chủ Theo báo cáo của các bệnh viện, số hợp đồng này chủ yểu rơi vào nhóm đối tượng hộ lý/y công Bệnh viện Đà Nằng có hệ số cản bộ hợp đồng và cán bộ biên chế cao nhất lên tới 0,7 Tại Bệnh viện Từ Dũ hệ số này được duy trì ổn định ở mức 0,3-0,4 Hai bệnh viện huyện của Quảng Ninh là Yên Hưng và cẩm Phả có hệ số này thấp nhất, đặc biệt tại Yên Hưng không có cán bộ hợp đồng nào Ket quả phiếu khảo sát các giám đốc bệnh viện tại các tỉnh nghiên cứu cho thấy 61% ý kiến nhất trí là bệnh viện có tăng số lượng lao động hợp đồng ngoài quỹ lương từ khi triển khai tự chủ [20],

Khi thực hiện khoán quản, công tác đào tạo cho điều dưỡng cũng hạn chế do thiếu nhân lực "Trước đây các khoa thường tập hnẩn về chuyên môn theo chuyền khoa cho điều dưỡng 1 hặc 2 tuần/ỉần, nay thì 1 tháng/lần hoặc có khoa thì không thực hiện được một cách thường xuyên Một sổ điều dưỡng Trung cap có nguyện vọng đi học lên Cao dẳng hoặc Đại học nhưng cũng không thực hiện được do khoa không có người thay thế nên chưa sắp xếp được ” (TLN của ĐDT) Tuy nhiên kết quả khảo sát điều dưỡng lại cho thấy 20% được tham dự các khóa đào tạo ít hơn trước và 35,9% cho là nhiều hơn Ket quả nghiên cứu của tác giả Đàm Viết Cương khi khảo sát tại các bệnh viện cho thấy rõ sự gia tăng về đào tạo, đặc biệt là đào tạo các kỹ thuật chuyên môn ứng dụng trong hoạt động của bệnh viện Phiếu khảo sát giám đốc bệnh viện cho thấy 72% bệnh viện có tăng cường đào tạo cán bộ khi thực hiện tự chủ [20],

4.2.3 Tác động đến quan điểm của lãnh đạo khoa đối với điều dưỡng

Theo kết quả khảo sát 88,3% điều dưỡng cho biết sau khi thực hiện khoán quản,lãnh đạo khoa kiểm tra công tác chuyên môn của điều dưỡng nhiều hơn trước và áp lực tạo ra cho điều dưỡng cũng nhiều hơn trước, như vậy mới đạt được mục cán bộ nhăn viên cao hơn, thực hành tiết kiệm hơn, cường độ lao động và hiệu quả công việc tot hơn, nhán viên y tế ít nghỉ hơn kể cả khi vẫn còn nhiều ngày phép, mọi người chú ỷ đến công việc hơn vĩ sợ gặp phải sai sót, đời song của nhân viên y tế cao hơn và minh bạch hơn so với trước khi khoán ” (PVS lãnh đạo) Đây là một tác động tích cực khi triển khai Nghị định 43 K.ểt quả nghiên cứu của Đàm Viết Cương cũng cho thấy chính sách tự chù bệnh viện đã tạo một sự thay đổi cơ bản đối với cả nhà quản lý bệnh viện cũng như cán bộ bệnh viện trực tiếp cung ứng dịch vụ trong cách nghĩ và cả cách làm Họ sẽ không chỉ còn quan tâm đến chuyên môn nhằm chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà còn phải quan tâm đến những câu hỏi mang tính kinh tế như cung ứng dịch vụ gì, với mức giá bao nhiêu, cho đối tượng nào, với cách thức ra sao để đem lại nguồn lợi tối ưu cho bệnh viện trong khi vẫn hoàn thành nhiệm vụ, chức năng được giao [20] Trong nghiên cứu này 59,3% điều dưỡng cho rằng sau khi thực hiện khoán quản lãnh đạo khoa tổ chức đào tạo tại chỗ cho điều dưỡng hoặc cử đi đào tạo nhiều hơn so với trước khi khoán quản 53,8% điều dưỡng cảm thấy hài lòng hơn đối với lãnh đạo khoa.

4.2.4 Tác động đến sự phối hợp của đồng nghiệp

Một trong những tác động tích cực khác của việc thực hiện Nghị định 43 là tăng cường sự phối hợp và trao đổi thông tin giữa các nhân viên y tế với nhau 73,1% điều dưỡng cho rằng đồng nghiệp phối hợp tốt hơn; 69% trao đổi thông tin nhiều hơn; 59,3% nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn và tỷ lệ không hài lòng đối với đồng nghiệp là 4,9%; tỷ lệ hài lòng là 58,7% Trong nghiên cứu của Lê Thanh Nhuận đối với nhân viên y tế tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ hài lòng đối với đồng nghiệp là 67,6% [24],

Nguyễn Thị Minh Tâm và cộng sự trên địa bàn Hà Nội năm 2004, mức lương trung bình của điều dưỡng là 624.235 đồng/tháng [29], Theo nghiên cứu của Trần Quỵ và cộng sự đối với điều dưỡng bệnh viện năm 2005 thì chỉ số này là 1.022.000 đồng/tháng [26], Qua đây ta thấy được một tác động tích cực nữa cùa việc triển khai thực hiện Nghị định 43 đó là đời sống của NVYT được nâng lên, 75,9% điều dưỡng khi được hỏi đều cho rằng thu nhập hiện nay của bản thân cao hon so với trước khi khoán quản.

Khi thu nhập được nâng cao thi NVYT thường quan tâm đến vấn đề công bằng trong việc cống hiến và hưởng thụ; 22,1% điều dưỡng cho rằng việc bình xét * và xếp loại ABC hiện nay là ít công bằng hơn so với trước khi khoán Đồng thời có sự so sánh giữa khoa này với khoa khác “Khi thực hiện khoán, bệnh viện chưa có hướng dẫn cụ thể phải làm như thế nào, mỗi khoa tự xây dựng kế hoạch thực hiện và quy định riêng của mình dân đến không thống nhất nên có sự so sánh giữa các khoa, khoa này công bằng hơn khoa kia, ví dụ: có khoa khi đi học thì bị cắt ABC nhưng có khoa thì lại không” (TLN của ĐDV) Nhiều ý kiến cho rằng “Khi giao quyền tự chủ cho các khoa, bệnh viện chưa có một quy định chung về mức trần cũng như hệ sổ thưởng hàng tháng.

Từ đó mỗi khoa xây dựng và tiến hành một kiểu dan đến sự không thong nhất nên có sự so sánh giữa các khoa, khoa này công bằng hơn khoa kia, nảy sinh mâu thuẫn nội bộ trong đơn vị ” (TLN của ĐDV) Tuy nhiên điều này không phải diễn ra ở tẩt cả các khoa và bệnh viện đã có biện pháp giải quyết “Ket quả bước đầu sau khi thực hiện khoán là đời song của NVYT được nâng lén, tuy nhiên tại một sổ đơn vị chưa có sự công bằng trong việc cổng hiến và hưởng thụ giữa bác sĩ và điểu dưỡng nên có thể nảy sinh mẫu thuẫn nội bộ Bệnh viện đã phải có biện pháp chân chỉnh ngay, cho đến nay đã tương đổi ổn định trong toàn bệnh viện ” (PVS lãnh đạo BV). lòng hoặc rất hài lòng với thu nhập của bàn thân hiện nay là tương đối thấp (17,9%) Tỷ lệ này trong nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Nhuận là 32,4% [24], Theo nghiên cứu của tác giả Hà Thị Soạn thỉ nguyên nhân không hài lòng cùa điều dưỡng có nhiều lý do nhưng chủ yểu là mức thu nhập thấp chiếm tỷ lệ 63% [28] Điều này có thể lý giải là trong quá trình làm việc, điều dưỡng thường phải lao động rất vất vả, một số điều dưỡng có thời gian cổng hiến lâu nhưng khi tính tiền lương và thưởng thì chi trà theo bằng cấp và ngạch bậc, trong khi điều dưỡng có trinh độ trung cấp lại chiếm đa sổ, do đó thu nhập của họ còn chưa cao.

Mặc dù có một số yếu tố làm cho điều dưỡng ít hài lòng hơn so với trước khi khoán nhưng khi được hỏi về định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai, đại đa số đều trả lời là sẽ tiếp tục công tác lâu dài tại khoa và đi học để nâng cao trinh độ chuyên môn, chỉ có 0,7% dự kiến là sẽ chuyển đi nơi khác để làm việc Nghiên cứu của Rasekhuta Phillistus Lephalala trên 85 điều dưỡng đến từ các quổc gia không thuộc Châu Âu từ năm 1998 đến 2003 về những yếu tố dẫn đến bỏ việc của điều dưỡng tại các bệnh viện của nước Anh dựa trên thuyết động lực của Herzberg Kết quả cho thấy 48,79% điều dưỡng bỏ việc vì lý do không được khen thưởng một cách công bằng so với điều dưỡng khác cùng trinh độ làm tại các bệnh viện tư [34].

4.3 Giải pháp đế nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực

Tác động của việc thực hiện Nghị định 43 đến nguồn nhân lực điều dưỡng

- Khi thực hiện khoán quản thì ý thức trách nhiệm của điều dưỡng được nâng lên, cẩn thận hơn trong công việc đề tránh sai sót, điều dưỡng ít nghỉ hơn.

- Lãnh đạo khoa quan tâm hơn đến công tác chuyên môn của điều dưỡng.

- Sự phối hợp, giúp đỡ nhau giữa các NVYT trong khoa tốt hơn và sự trao đổi thông tin về người bệnh cũng nhiều hơn.

- Thu nhập cùa điều dưỡng cao hơn so với trước khi khoán, đời sống ổn định hơn giúp cho điều dưỡng yên tâm công tác.

- Sự quá tải cùa điểu dưỡng nhiều hơn so với trước khi khoán:

+ Điều dưỡng phải làm thêm những việc mà trước khi khoán họ không phải làm, trong đó có việc tham gia vào các kỹ thuật mới triển khai tại đơn vị.

+ Điều dưỡng phải chịu nhiều áp lực: quá tải về công việc, các quy định của khoa gây bất lợi cho điều dưỡng (mức thưởng ABC, khi có BN trốn viện thì ĐD là người phải đi đòi nợ ).

+ Việc đào tạo cho điều dưỡng tại một số khoa ít được quan tâm hơn: do công việc nhiều nên đào tạo tại chỗ ít được tổ chức hơn; Thiếu nhân lực thay thế nên không sắp xếp được cho điều dưỡng đi học.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực điều dưỡng

- Cần thống nhất một phần mềm quản lý thông tin của bệnh nhân trong toàn bệnh viện.

- Các đơn vị và cá nhân có liên quan đến công tác của điều dưỡng cần đảm nhận trách nhiệm của mình để trà điều dưỡng về làm việc theo đúng chức năng nhiệm vụ chính của mình đó là chăm sóc bệnh nhân.

- Tăng cường thêm nhân lực điều dưỡng cho các khoa, tạo điều kiện cho điều dưỡng đi học nâng cao trình độ chuyên môn.

- Xây dựng các phác đồ điều trị chuẩn hoặc protocol hướng dẫn tại các khoa để thống nhất về y lệnh.

KHUYÊN NGHỊ

Đối với các khoa lâm sàng

- Cần nhận thêm nhân lực điều dưỡng về khoa, cố gắng đạt chỉ tiêu về số lượng điều dưỡng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT/BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

- Ban lãnh đạo các khoa phải thực sự quan tâm, ủng hộ và bảo vệ quyền lợi cho điều dưỡng Tổ chức đào tạo tại chỗ để nâng cao chuyên môn cho điều dưỡng.

- Triển khai mô hình: bác sĩ cho thuốc trực tiếp vào máy vi tính để tránh nhầm lẫn và giảm gánh nặng cho ĐD.

Đối với bệnh viện

- Cần xác định nhu cầu bổ sung nhân lực điều dưỡng cùa các đơn vị và tiến hành tuyển dụng để đáp ứng công tác chuyên môn cũng như quy định của Bộ Trong đó ưu tiên tuyển dụng điều dưỡng có trình độ cao đẳng và đại học để tránh tinh trạng thiếu nhân lực do điều dưỡng đi học.

- Cần tiến hành điều tiết lại tỷ lệ khoán, xây dựng mức khung điều phối giữa các đổi tượng (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý ) thống nhất trong toàn bệnh viện, mở rộng thêm các loại hình dịch vụ y tế, đặc biệt là địch vụ theo yêu cầu để từng bước nâng cao đời sống cùa CBVC nói chung và điều dưỡng nói riêng.

- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng bằng nhiều hình thức: chính quy, tại chức, đào tạo lại, cầm tay chỉ việc, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa hoặc theo chuyên đề để điều dưỡng các khoa giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Các phòng chức năng, khối hậu cần cũng phải vào cuộc để trả điều dưỡng về làm việc theo đúng chức trách nhiệm vụ của minh, để điều dưỡng có nhiều thời gian dành cho việc chăm sóc bệnh nhân hơn. cả các đơn vị trong toàn bệnh viện, tránh tình trạng khi bệnh nhân chuyển nhiều khoa giữa nhà cũ và nhà mới hệ thống máy sẽ bị lỗi các khoa mới không làm thuốc được cho bệnh nhân sinh ra thắc mắc Cũng cần tăng thêm các nhân viên kỳ thuật về mạng để hỗ trợ cho các khoa, tránh để bệnh nhân phải chờ đợi và cuối cùng lại lá điều dưỡng chịu trách nhiệm.

1 Bệnh viện Bạch Mai (2007), Kế hoạch triển khai thực hiện Nghỉ định 43 CP, Hà

2 Bệnh viện Bạch Mai (2007), Báo cáo thông kê bệnh viện, Hà Nội.

3 Bệnh viện Bạch Mai (2008), Báo cáo thong kê bệnh viện, Hà Nội.

4 Bệnh viện Bạch Mai (2009), Báo cáo thẻng kê bệnh viện, Hà Nội.

5 Bệnh viện Bạch Mai (2009), Báo cáo thống kê nguồn nhân lực của bệnh viện Bạch

6 Bệnh viện Bạch Mai (2007), về việc ban hành Quy chế quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Quyết định số 252/QĐ-BM, ngày 21 tháng 5 năm 2007.

7 Bệnh viện Bạch Mai (2007), về việc thành lập Ban chỉ đạo giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị trong bệnh viện, Quyết định số 251/QĐ-

8 Bệnh viện Bạch Mai (2009), Bảng kiểm tra bệnh viện năm 2009, Hà Nội.

9 Bộ Y tế (2004), Tài liệu quản lý điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

10 Bộ Y tế (2006), về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đổi với đơn vị sự nghiệp công lập, Quyết định số 5550/QĐ-BYT, ngày 28 tháng 12 năm

11 Bộ Y tế (2001), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

12 Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2007), Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT/BYT-BNV, ngày 05 tháng 06 nãm 2007.

13 Bộ Y tế - Trường cán bộ quản lý y tế (2001), “Quản lý bệnh viện theo quan điểm hệ thống”, Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 115-122.

Thông tư số 71/2006/TT-BTC, ngày 9 tháng 8 năm 2006.

15.Bộ tài chính (2006), Hưởng dẫn chế độ kiểm soát chi đổi với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tồ chức bộ mảy, biên chế và tài chính, Thông tư số 81/2006/TT-BTC, ngày 6 tháng 9 năm

16.Bộ Tài chính (2007), Sửa đổi bổ sung Thông tư sổ 71/2006/TT-BTC ngày

09/08/2006 của Bộ Tài chinh hướng dẫn thực hiện Nghị định sổ 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyển tự chủ, tự chịu trách nhiệm vể thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ mảy, biên chế và tài chỉnh đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 113/2007/TT-BTC, ngày 24 tháng 9 năm 2007.

17.Chính phủ (2006), Quy định quyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đổi với sự nghiệp công lập, Nghị định số

43/2006/NĐ-CP, ngày 25 tháng 4 năm 2006.

18.Diễn đàn Điều dưỡng Việt (2010), Lịch sử phát triển ngành Điều dưỡng, truy cập từ: http://dieuduongviet.forumotion.net/forum-f36/topic-tl06.htm, ngày 25/5/2010. 19.Trần Thị Châu & cs (2005), "Khảo sát sự hài lòng của điều dưỡng về nghề nghiệp tại 14 cơ sở y tế ở TP Hồ Chí Minh", Kỷ yểu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội, tr 43-49.

20.Đàm Viet Cương & cs (2008), Đánh giả tác động ban đầu của việc thực hiện tự chủ tài chính đổi với cung ứng và chi trả dịch vụ y tế, Viện chiến lược và chính sách Y tế,

21.Phạm Mạnh Hùng (2004), Đổi mới kinh tế ngành y tế theo định hướng công bằng và hiệu quả, Nhà Xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

22.Phạm Đức Mục, Nguyễn Hải Ninh & Đào Thành (2002), "Một sổ nhận xét về sự phát triển tự nhiên của nguồn nhân lực y tá - điều dưỡng và hộ sinh trong bổi

24 Phạm Đức Mục & cs (2003), Kết quả điều tra nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý các bệnh viện Việt Nam năm 2003, Hà Nội.

25 Lê Thanh Nhuận (2008), Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đoi với công việc của nhân viêny tế cơ sở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

26 Đỗ Xuân Quang & cs (2005), Đánh giá nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại bệnh viện Bạch Mai năm 2005, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Ngày đăng: 01/12/2023, 14:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.4. Số lượng và mật độ nhân lực y tế tại các khu vực khác nhau trên thế giới - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 1.4. Số lượng và mật độ nhân lực y tế tại các khu vực khác nhau trên thế giới (Trang 25)
Bảng 1.3: số lượng bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh thiếu hụt ước tính theo các vùng của WHO (2006) - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 1.3 số lượng bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh thiếu hụt ước tính theo các vùng của WHO (2006) (Trang 25)
Bảng 1.4 trình bày sổ lượng và mật độ của 3 loại nhân viên y tế là bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh và nha sĩ của 193 nước thành viên WHO theo báo cáo thống kê năm 2009 - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 1.4 trình bày sổ lượng và mật độ của 3 loại nhân viên y tế là bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh và nha sĩ của 193 nước thành viên WHO theo báo cáo thống kê năm 2009 (Trang 26)
Bảng 3.1  cho thấy điều dưỡng trong nghiên cứu này có độ tuổi trung bình là 36,7; - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.1 cho thấy điều dưỡng trong nghiên cứu này có độ tuổi trung bình là 36,7; (Trang 47)
Bảng 3.4: Các tỷ lệ về nhân lực tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai tính trung bình năm 2009 - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.4 Các tỷ lệ về nhân lực tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai tính trung bình năm 2009 (Trang 49)
Bảng 3.5: số buổi trực của điều dưỡng trong một tuần - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.5 số buổi trực của điều dưỡng trong một tuần (Trang 50)
Bảng 3.4 cho thấy số lượng điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng trong bệnh viện hiện nay so với quy định đều thiếu đặc biệt là tại khoa Cơ xương khớp và khoa Nội tiết (mới đạt tỷ lệ 1 bác sĩ/1,7 điều dưỡng) - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.4 cho thấy số lượng điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng trong bệnh viện hiện nay so với quy định đều thiếu đặc biệt là tại khoa Cơ xương khớp và khoa Nội tiết (mới đạt tỷ lệ 1 bác sĩ/1,7 điều dưỡng) (Trang 50)
Bảng 3.6 cho thấy số lượng bệnh nhân mà ỉ điều dưỡng phải chăm sóc hiện nay là rất đông, trung bình trong giờ hành chính có 41,4% điều dưỡng chăm sóc cho &lt;10 bệnh nhân nhưng trong ca trực tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 18,6% - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.6 cho thấy số lượng bệnh nhân mà ỉ điều dưỡng phải chăm sóc hiện nay là rất đông, trung bình trong giờ hành chính có 41,4% điều dưỡng chăm sóc cho &lt;10 bệnh nhân nhưng trong ca trực tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 18,6% (Trang 51)
Bảng 3.8: Thu nhập trung bình hàng tháng của điều dưỡng - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.8 Thu nhập trung bình hàng tháng của điều dưỡng (Trang 52)
Bảng 3.7: Nhận xét của điểu dưỡng - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.7 Nhận xét của điểu dưỡng (Trang 52)
Bảng 3.9: Tỷ lệ điều dưỡng/giường bệnh tại các đơn vị trước và sau khoán - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.9 Tỷ lệ điều dưỡng/giường bệnh tại các đơn vị trước và sau khoán (Trang 53)
Bảng 3.8 cho thấy tính trung bình số giường bệnh kể hoạch do 1 điều dưỡng phụ  trách tại các khoa đã tăng lên 1,1 giường so với trước khi khoán, đặc biệt là tại khoa  Huyết học truyền máu (từ 2,1 lên 6,5) và khoa Thần kinh (từ 1,5 lên 3,4). - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.8 cho thấy tính trung bình số giường bệnh kể hoạch do 1 điều dưỡng phụ trách tại các khoa đã tăng lên 1,1 giường so với trước khi khoán, đặc biệt là tại khoa Huyết học truyền máu (từ 2,1 lên 6,5) và khoa Thần kinh (từ 1,5 lên 3,4) (Trang 53)
Bảng 3.1 ỉ: Ý kiến của điều dưỡng về những công việc hiện nay - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.1 ỉ: Ý kiến của điều dưỡng về những công việc hiện nay (Trang 54)
Bảng 3.13: Nhận xét của điều dưỡng về việc thực hiện các bước khi tiến hành những kỹ thuật chăm sóc cho BN - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.13 Nhận xét của điều dưỡng về việc thực hiện các bước khi tiến hành những kỹ thuật chăm sóc cho BN (Trang 56)
Bảng 3.15: Lý do thiếu điều dưỡng tại các khoa - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.15 Lý do thiếu điều dưỡng tại các khoa (Trang 57)
Bảng 3.16: số lần tham dự các khóa đào tạo về chuyên môn hiện nay của điều dưỡng so vói trước khi khoán quản - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.16 số lần tham dự các khóa đào tạo về chuyên môn hiện nay của điều dưỡng so vói trước khi khoán quản (Trang 58)
Bảng 3.17: Lý do điều dưỡng ít được tham gia các khóa đào tạo hon - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.17 Lý do điều dưỡng ít được tham gia các khóa đào tạo hon (Trang 58)
Bảng 3.19: Sự phối hợp của đồng nghiệp so với trước khi khoán Nhận xét - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.19 Sự phối hợp của đồng nghiệp so với trước khi khoán Nhận xét (Trang 60)
Bảng 3.18 và biểu đồ 3.3 cho thấy sau khi thực hiện khoán quản, lãnh đạo các đơn vị kiểm tra công tác chuyên môn của điều dưỡng nhiều hơn trước (88,3%) - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.18 và biểu đồ 3.3 cho thấy sau khi thực hiện khoán quản, lãnh đạo các đơn vị kiểm tra công tác chuyên môn của điều dưỡng nhiều hơn trước (88,3%) (Trang 60)
Bảng 3.20: Cách thức bình xét ABC tại khoa so với trước khi khoán quản - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.20 Cách thức bình xét ABC tại khoa so với trước khi khoán quản (Trang 62)
Bảng 3.19: Nhận xét về thu nhập của bản thân hiện nay so với trước khi khoán - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.19 Nhận xét về thu nhập của bản thân hiện nay so với trước khi khoán (Trang 62)
Bảng 3.21: Nhận xét về việc bình xét và xếp loại ABC tại khoa so với trước khi khoán quản - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.21 Nhận xét về việc bình xét và xếp loại ABC tại khoa so với trước khi khoán quản (Trang 63)
Bảng 3.22: Mức độ hài lòng của điều dưỡng giữa trước và sau khi khoán Hài lòng của điều - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.22 Mức độ hài lòng của điều dưỡng giữa trước và sau khi khoán Hài lòng của điều (Trang 63)
Bảng 3.23: Định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.23 Định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai (Trang 64)
Bảng 3.24 cho thấy giải pháp được nhiều ý kiến đưa ra nhất là việc thống nhất một  phần mềm trong toàn bệnh viện, tiếp đến là việc trả điều dưỡng về làm việc theo đúng chức  năng nhiệm vụ chính của mình đó là chăm sóc bệnh nhân - Luận văn phân tích tác động của việc thực hiện nghị định số 432006nđ cp đến nguồn nhân lực điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng của bệnh viện bạch mai năm 2010
Bảng 3.24 cho thấy giải pháp được nhiều ý kiến đưa ra nhất là việc thống nhất một phần mềm trong toàn bệnh viện, tiếp đến là việc trả điều dưỡng về làm việc theo đúng chức năng nhiệm vụ chính của mình đó là chăm sóc bệnh nhân (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w