1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009

98 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Chi Phí Điều Trị Bệnh Nhân Nội Trú Có Và Không Có Bảo Hiểm Y Tế Ở Một Số Bệnh Thường Gặp Tại Bệnh Viện Đa Khoa Đồng Tháp, Năm 2009
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nương
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Trí Dũng
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Chuyên ngành Quản Lý Bệnh Viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 652,89 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (16)
    • 1.1. Chi phí, viện phí và các quy định về viện phí (17)
    • 1.2. Bảo hiểm Y tế (23)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đen chi phí khám chữa bệnh (0)
    • 1.4. Tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ CSSK (31)
    • 1.5. Một số nghiên cứu về vấn đề chi phí tại Việt Nam (33)
  • Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu (0)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (35)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (35)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (35)
    • 2.4. Phương pháp chọn mẫu (35)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (37)
    • 2.6. Các biến số nghiên cứu (37)
    • 2.7. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá (37)
    • 2.8. Phương pháp phân tích số liệu (39)
    • 2.9. Đạo đức nghiên cứu (39)
    • 2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số (40)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu (0)
    • 3.3. Chi phí điều trị nội trú của các bệnh trên hai đối tượng bệnh nhân có và không có BHYT (0)
    • 3.4. Phân bố chi phí trung bình các bệnh trên hai nhóm đối tượng có và không có BHYT (62)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân trên 6 tuổi điều trị nội trú (68)
    • 4.2. Một vài khía cạnh về công bằng và đặc điểm bệnh nhân (70)
    • 4.3. Nhận định về kết quả tính toán chi phí điều trị nội trú của các bệnh nghiên cứu (73)
    • 4.4. Nhận định về kết quả tính toán, so sánh chi phí khám chữa bệnh giữa hai đối tượng có BHYT và không có BHYT (74)
  • Chương 5. KẾT LUẬN (0)
  • Chương 6. KHUYẾN NGHỊ (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

TỔNG QUAN

Chi phí, viện phí và các quy định về viện phí

Chi phí hay còn gọi là giá thành, là toàn bộ chi phí mà cơ sở cung cấp dịch vụ phải bỏ ra để chi trả cho nhân công, vật tư, thiết bị, nhà xưởng, phí quản lý hành chính để có thể cung cấp được một dịch vụ nào đó [20],

Các nhà kinh tế học định nghĩa chi phí là giá trị của các nguồn nhân lực và vật lực để sản xuất một sản phẩm nào đó bao gồm một DVYT cụ thể hay một nhóm các DVYT [5].

Các quan điểm khác nhau về chi phí [23]:

- Quan điểm của người trả tiền: đối với người trả tiền chỉ đơn giản là phí tổn chấp nhận được và sẵn sàng chi trả.

- Quan điểm của người cung cấp dịch vụ: chi phí là tất cả các khoản người sử dụng phải chi trả trên cơ sở đã tính đúng, tính đủ của việc chuyển giao dịch vụ.

- Quan điểm của người bệnh: chi phí là tổng số tiền mà người bệnh phải có, để trả trực tiếp cho các dịch vụ, cộng thêm các chi phí khác cần phải bỏ ra trong thời gian dưỡng bệnh và mất mát do nghỉ bệnh gây nên.

- Quan điểm của xã hội: chi phí xã hội là tổng chi phí ròng từ tất cả các thành tố khác nhau của xã hội Chi phí xã hội có thể coi như là chi phí cơ hội của xã hội, chi phí cơ hội trong việc đã chiếm dụng nguồn lực của các mục đích khác.

Khái niệm về viện phí: là các khoản cơ sở KCB thu của bệnh nhân khi cung cấp các DVYT cho họ, để bù đắp một phần hoặc toàn bộ các chi phí mà đơn vị đó đã sử dụng để vận hành mọi hoạt động của cơ sở [23].

Khái niệm về giá: giá của dịch vụ (DV) là số tiền mà người mua, hoặc người bệnh phải trả khi họ sử dụng DV Đứng về nguyên tắc, giá chính là viện phí ở ViệtNam hiện nay Tuy nhiên, trên thực tế, viện phí không thể hiện hết số tiền mà người bệnh phải bỏ ra khi sử dụng DV vì họ còn phải bỏ thêm nhiều tiền để mua những loại thuốc và DV không được quy định trong khung viện phí Giá của DV có thể cao hay thấp hơn chi phí (giá thành) của DV đó. Đối với hầu hết các DVYT tại cơ sở y tế nhà nước ở Việt Nam, giá thấp hơn giá thành của DV rất nhiều [20].

Khái niệm về khung giá: khung giá là độ lệch giữa mức giá tối đa và mức giá tối thiểu của một loại DV, là chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống giá cả Khuyến khích các cơ sở DV định giá DV của mình theo danh mục và khung giá đó, nhằm ổn định thị trường và phát triển các DV phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của quốc gia, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ [23].

1.1.2 Các chính sách liên quan đến viện phí

Trước “Đổi mới”, Nhà nước cung cấp DVYT miễn phí cho toàn dân Chính sách thu một phần viện phí được thực hiện theo quyết định số 45/HĐBT ngày 24/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) [25] Căn cứ quyết định này, các cơ sở KCB của Nhà nước được phép thu một phần viện phí Một phần viện phí không bao gồm chi phí khấu hao tài sản, đào tạo cán bộ mà chỉ gồm các khoản như tiền giường nằm điều trị, tiền thuốc, máu, xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị.

Ngày 24/4/1989, Liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn thu một phần viện phí theo Quyết định số 45/HĐBT Theo đó viện phí bao gồm các hao phí vật chất như: thuốc, máu, dịch truyền, tiền phim X - quang, tiền DV phẫu thuật và tiền khám bệnh, giường bệnh Thông tư cũng quy định mức thu trung bình cho các loại giường bệnh nhưng không có bảng giá cho các dịch vụ kỹ thuật.

Trong quá trình thực hiện, chính sách thu một phần viện phí đã nảy sinh một số bất cập, đặc biệt với sự ra đời của BHYT đòi hỏi một chính sách viện phí hoàn chỉnh và thống nhất trên cả nước Chính vì vậy ngày 27/4/1994 Chính phủ đã ban hành nghị định số 95/CP, về việc thu một phần viện phí [13] Theo đó một phần viện phí là một phần chi phí cho việc KCB tính theo DV đối với người bệnh ngoại trú và theo ngày giường bệnh đối với người bệnh nội trú Sau đó ngày 23/5/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 33/CP sửa đổi khoản 1 điều 6 của Nghi định

95/CP [14] Ngày 30/9/1995, Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động - Thương binh và xã hội - Ban Vật giá Chính phủ đã ban hành thông tư số 14/TTLB, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/CP của Chính phủ [1]:

Các đối tượng phải nộp một phần viện phí:

- Người không có thẻ BHYT và thuộc đối tượng nộp một phần viện phí.

- Người có thẻ BHYT nhưng muốn KCB theo yêu cầu riêng.

Các đối tượng được miễn một phần viện phí:

- Người tàn tật, trẻ em mồ côi và người già yếu không nơi nương tựa.

- Người bị bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, bệnh phong, bệnh lao phổi có

- Người bệnh thuộc diện quá nghèo.

- Đồng bào đi khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới trong thời gian 3 năm kể từ khi đến.

Từ năm 2002 đến nay, việc thực hiện tự chú tài chính trong các BV công theo Nghị định 10/CP năm 2002 và Nghị định 43/CP năm 2006, chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách, nhiều BV có xu hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, tạo điều kiện cho người bệnh có nhiều cơ hội được CSSK tốt hơn Mặt khác người dân cũng phải chi trả viện phí (từ tiền túi) nhiều hơn cho các chi phí y tế.

Bên cạnh chính sách thu một phần viện phí, Chính phủ cũng ban hành các chính sách hỗ trợ chi tiêu y tế cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong đó có Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về KCB cho người nghèo và Nghị định 36/2005/NĐ-CP về miễn phí KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi Chính phủ cũng có chính sách trợ cấp chi phí y tế cho các đối tượng xã hội khác như người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên, người tàn tật, người già cô đơn Những chính sách này đã góp phần rất lớn làm giảm chi phí KCB cho người dân.

Nghị quyết 46 của Bộ Chính tri, ngày 23/2/2005 [4], đã nêu định hướng quan trọng để bảo đảm công bằng trong CSSK nhân dân, đó là “Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính công (bao gồm Ngân sách nhà nước (NSNS), BHYT), giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh”.

Bảo hiểm Y tế

1.2.1 Bảo hiểm Y tế trên thế giới

Lịch sử phát triển của BHYT đã hơn 100 năm, với bề dày lịch sử như vậy, BHYT đã hình thành hầu hết ở các nước trên thế giới, tạo ra hệ thống vững mạnh và phát triển không ngừng Nhờ có BHYT mà công tác CSSK nói chung không ngừng được cũng cổ, các chỉ số sức khỏe của con người được cải thiện rõ rệt.

Nhìn chung trên thế giới có nhiều loại hình BHYT khác nhau, có thể sơ bộ chia thành các loại hình BHYT như sau:

- BHYT do Nhà nước tổ chức và quản lý.

- BHYT do cộng đồng tổ chức và quản lý.

- BHYT do các công ty tư nhân tổ chức và quản lý.

Dù hình thức nào đi nữa thì nguyên lý chung của BHYT là huy động sự đóng góp của người tham gia BHYT, tạo ra quỹ BHYT rồi ký hợp đồng với cơ sở KCB để thực hiện KCB cho người có thẻ BHYT.

Theo WHO, BHYT là lựa chọn hàng đàu cho các nước đang phát triển để thực hiện mục tiêu CSSK toàn dân Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển có một tỷ lệ lớn dân cư thuộc khu vực lao động không chính quy như nông nghiệp, lao động tự do Như vậy, việc mở rộng BHYT xã hội ra khu vực lao động không chính quy là một vấn đề cốt lõi để thực hiện BHYT toàn dân nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức.

Trong bối cảnh đó, một lựa chọn khác được đưa ra là BHYT cộng đồng tức là hình thức BHYT tự nguyện tổ chức tại cộng đồng dân cư Phương thức y tế hợp tác xã y tế (Cooperative Medical Schemes - CMS) của Trung Quốc được thế giới biết đến như một mô hình BHYT tự nguyện nông thôn tiêu biểu mang dấu ấn đặc trưng riêng của Trung Quốc.

Chi phí y tế, đặc biệt là chi tiền túi hộ gia đình tăng nhanh Năm 2006, chi tiền túi hộ gia đình cho y tế tại Trung Quốc tăng gấp 18 lần so với năm 1990 và chiếm tỷ lệ 49% tổng chi tiêu y tế Hệ thống y tế Trung Quốc đang đối mặt cùng lúc hai vấn đề nan giải là phần lớn dân số không có BHYT trong khi chi phí y tế leo thang Đây là một trong những thách thức của y tế Trung Quốc, chính vì vậy Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra giải pháp cải thiện hệ thống y tế hợp tác xã (mô hình BHYT tự nguyện) và đặt ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ đạt độ bao phủ y tế 100% [34]. Ở Mỹ, chi phí y tế ngày càng leo thang đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách của Chính phủ cũng như tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp và hộ gia đình Phí BHYT do chủ lao động đóng góp đã tăng gấp đôi trong 9 năm trở lại đây, tăng nhanh hon mức tăng lưomg đến 3 lần Chính vì vậy, Tổng thống Obama đã đề xuất và cam kết, Quốc hội đã thông qua Luật Cải cách y tế toàn diện Luật này nhằm kiểm soát tình trạng chi phí cho CSSK đang ngày càng tăng, đảm bảo cho mọi người dân Mỹ được cung cấp dịch vụ CSSK với chất lượng cao phù hợp với khả năng chi trả Một trong những trọng tâm của kế hoạch cải cách là tất cả người dân Mỹ đều được BHYT [24],

BHYT của Đức đã bao phủ gần như 100% dân số bởi một người đóng bảo hiểm thì những người phụ thuộc cũng được hưởng theo (con dưới 18 tuổi, vợ hoặc chồng, bố mẹ không có lương) Những chỉ số đánh giá chất lượng KCB ngoại trú rất có giá trị trong BHYT, bởi Đức thực hiện hai hình thức thanh toán BHYT đó là định xuất cho KCB ngoại trú và chi trả theo nhóm bệnh chẩn đoán (ICD X) Các BV ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHYT theo phương thức chi trả theo nhóm bệnh. Giá cả giữa các BV có giao động nhẹ và năm 2010 sẽ thống nhất giá trong toàn quốc. Người bệnh phải đồng chi trả 10 EU/ngày/15 ngày/năm, nếu số ngày nằm viện quá

15 ngày, quỹ bảo hiểm sẽ phải thanh toán toàn bộ [29].

1.2.2 Bảo hiểni Y tế tại Việt Nam

BHYT là việc huy động sự đóng góp của Nhà nước, cá nhân cho quỹ dự trữ bằng tiền, nhằm để thanh toán các chi phí KCB theo mức đã quy định cho người tham gia BHYT [23].

BHYT xã hội là chương trình BHYT trong đó mức phí bảo hiểm thường được tính theo tỷ lệ thu nhập của người lao động, trong khi quyền lợi KCB được hưởng không theo mức đóng góp mà theo nhu cầu KCB Quỹ BHYT xã hội được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và Chính phủ. Chương trình BHYT xã hội được thực hiện bắt buộc theo luật định, nên còn gọi là BHYT bắt buộc.

Cùng với BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện là chương trình BHYT cũng được thực hiện ở Việt Nam, là phi lợi nhuận với phí bảo hiểm đồng mức cho từng nhóm đối tượng ở từng khu vực, do BHXH Việt Nam thực hiện Chương trình BHYT này thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và hoàn toàn khác với khái niệm BHYT tự nguyện - thương mại ở nước ngoài [6].

1.2.2.2 Tổng quan về chính sách BHYT

Diện bao phủ BHYT: Điều lệ BHYT đầu tiên, ban hành theo Nghị định số 299/HĐBT của Hội đồng

Bộ trưởng ngày 15/8/1992 [16], áp dụng trong giai đoạn 1992 - 1998, quy định người làm công ăn lương từ NSNN, trong các doanh nghiệp nhà nước, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, người lao động Việt Nam trong các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước có từ 10 lao động trở lên tham gia BHYT bắt buộc.

Từ năm 1998, Nghị định sổ 58/1998/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn đã bổ sung một số đối tượng mới tham gia BHYT bắt buộc Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh năm 2005, cho thấy độ bao phủ BHYT tăng hàng năm, đến năm 2004 đã bao phủ được 20,5% dân số [36]; và đã bao phủ trên 30 triệu dân trong cả nước theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Tiến báo cáo tại Bộ Y tế năm 2007, đến cuối năm

2008 cả nước đã có 39,2 triệu dân tham gia BHYT [27], [37].

Từ 1/7/2005, Nghị định số 63/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành [15], mở rộng phạm vi áp dụng đối với một số đối tượng tuy đã tham gia BHYT bắt buộc theo một sổ văn bản quy phạm pháp luật nhưng chưa có trong Điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP Ngoài ra, Nghị định 63 bổ sung một số đối tượng mới tham gia BHYT bắt buộc, như người lao đông trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; người lao động trong mọi tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp; người thuộc hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

Sự thay đổi chính sách đáng chú ý nhất về đối tượng tham gia BHYT tự nguyện được ban hành gần đây là hủy bỏ điều kiện về tỷ lệ tham gia tối thiểu trong cộng đồng Theo thông tư liên tịch sổ 06/2007/TTLB-BYT-BTC, ngày 30/3/2007 [11], thì một trong những điều kiện cần để có thể tham gia chương trình BHYT tự nguyện theo hộ gia đình hoặc chương trình BHYT tự nguyện cho học sinh, sinh viên trong trường là phải đạt tối thiểu 10% tổng số hộ hoặc học sinh trong xã hoặc trong trường nhằm hạn chế sự lựa chọn bất lợi Ngày 10/12/2007 liên Bộ Y tế, tài chính đã ban hành thông tư số 14/2007/TTLB-BYT-BTC [10], hủy bỏ điều kiện tham gia tối thiểu nói trên.

Ngoài các chương trình BHYT tự nguyện trên, Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình BHYT cho hộ cận nghèo, với hỗ trợ của NSNN tối thiểu bằng 50% mức đóng BHYT [9]. về quyền lọi:

Từ năm 2005, quyền lợi của người tham gia BHYT được điều chỉnh theo Điều lệ BHYT mới, ban hành kèm theo Nghị định sổ 63/2005/NĐ-CP Những quyền lợi đáng chú ý là:

- Không thực hiện cùng chi trả 20% chi phí KCB đối với tất cả người tham gia BHYT.

Tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ CSSK

Cùng với các ngành có liên quan, Ngành Y tế có nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất là vận dụng nội dung và phát triển các quan điểm của Nhà nước trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân - đảm bảo công bàng xã hội đó là:

“Năng cao tính công bằng và hiệu quả trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ các dịch vụ CSSK Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu về y tế quốc gia, nâng cao chất lượng về CSSK ở tất cả các tuyến

Trong những năm gàn đây, DVYT hình thành một quan hệ phục vụ theo kiểu cơ chế thị trường, giữa một bên là “người bán” và một bên là

“người mua” Trong mối quan hệ này thì cả người cung cấp DV và người sử dụng DV đều tương đối tự do, mọi người dân đều có quyền quyết định sự lựa chọn DV theo ý muốn Nhưng với quan điểm sức khỏe cho mọi người, Ngành Y tế có chủ trương nhấn mạnh đến quan điểm công bằng trong CSSK: xây dựng cơ chế, các chính sách tập trung CSSK cho người nghèo, người có công với nước , bởi vì theo nghiên cứu của Phạm Huy Dũng cho thấy khoảng 2/3 người bệnh trả chi phí KCB từ nguồn tiền sẵn có, số còn lại phải vay mượn, bán tài sản hay nhờ người thân giúp đỡ [21]. về lý luận công bằng, thể hiện dưới hai hình thái:

- Công bằng theo chiều ngang nghĩa là: cung cấp những dịch vụ y tế giống nhau cho những cộng đồng, cá nhân có nhu cầu CSSK như nhau và việc thu phí như nhau đối với những cộng đồng, cá nhân nào có khả năng trả phí DVYT như nhau.

- Công bàng theo chiều dọc nghĩa là: cung cấp những DVYT nhiều hơn cho những cộng đồng, cá nhân có nhu cầu CSSK nhiều hơn, mức thu phí KCB sẽ phải cao hơn đối với những người có khả năng chi trả cao hơn.

BHYT là cơ quan trung gian để thanh toán chi phí KCB thay cho người bệnh, qua đó các cơ sở y tế yên tâm tiếp nhận KCB cho mọi đối tượng, trong đó có người nghèo vì đã có quỹ BHYT chi trả các chi phí đã cung cấp cho người bệnh Như vậy, chế độ BHYT ra đời đã góp phần đảm bảo công bằng trong KCB, đặc biệt là những người nghỉ hưu, mất sức, đối tượng chính sách xã hội và một bộ phận người nghèo, được yên tâm hơn khi đau ốm đã có chế độ BHYT Khoảng 40% đối tượng người nghèo tại năm tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên đã từng sử dụng thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh cho biết sử dụng dịch vụ CSSK nhiều hơn kể từ khi có thẻ bảo hiểm Lý do chính là không phải trả tiền cho khám chữa bệnh cũng như thuận tiện hơn trong tiếp cận dịch vụ y tế [18], Người có BHYT sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn người không có thẻ BHYT So với năm 2005, người nghèo đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhiều hơn BHYT đã giảm rõ rệt chi phí khám chữa bệnh cả ngoại trú và nội trú Tuy nhiên, bệnh nhân BHYT vẫn phải trả một khoản đáng kể khi đi khám chữa bệnh [19],

BHYT đã chứng minh tính nhân đạo và cộng đồng xã hội: "Mình vĩ mọi người, mọi người vỉ mình ’’ Thành quả lớn nhất của BHYT là đã khẳng định tính đúng đắn của một chính sách xã hội trong chiến lược CSSK nhân dân, phù hợp với tiến trình đoi mới của đất nước.

Một số nghiên cứu về vấn đề chi phí tại Việt Nam

Năm 1999, trong báo cáo kết quả nghiên cửu: “Viện phí và người nghèo ở Việt Nam”, kết quả phân tích số liệu từ bệnh án của bác sĩ cho thấy số ngày nằm viện của những bệnh nhân được miễn phí dài hơn số ngày nằm viện của những bệnh nhân trả tiền Ngược lại, chi phí KCB cho những bệnh nhân này thấp nhất ở bốn tỉnh được nghiên cứu Trong khi đó, chi phí cho thuốc chiếm chủ yếu trong chi phí KCB Do đó, những bệnh nhân này có thể đã được chữa bệnh với số lượng thuốc ít hơn và rẻ hơn so với những bệnh nhân trả tiền [22].

Năm 2002, qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chúc về chi phí của một sổ dịch vụ y tế cho thấy: giá thành tính đủ 6 yếu tố cao hơn giá thu phí tại Bệnh viện huyện Ba Vì từ 2 đến 12 lần Trong cơ cấu giá thành tính đủ, chi phí cho con người và khẩu hao cơ bản giao động lớn giữa các loại dịch vụ y tế, chiếm tỷ lệ 25 - 78% tổng chi phí Chi phí dành cho duy tu, sửa chữa chưa thích đáng [17].

Năm 2003, qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Mai về chi phí KCB Viêm loét dạ dày trên hai nhóm bệnh nhân nội trú có và không có BHYT điều trị tại Bệnh viện E Hà Nội, cho thấy bệnh nhân không có BHYT chi phí điều trị cao hơn bệnh nhân BHYT: gấp 1,15 lần/đợt và gấp 1,4 lần/ngày điều trị, bệnh nhân không có BHYT được làm xét nghiệm, CĐHA, sử dụng thuốc, VTTH nhiều hơn và số ngày điều trị trung bình ít hơn bệnh nhân có BHYT (BN BHYT 11,76 ngày và BN không BHYT là 8,79 ngày) [30].

Tháng 6/2005, trong báo cáo kết quả nghiên cửu: “Chi phí điều trị một số nhóm bệnh tại Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh”, cho thấy ngày điều trị trung bình khác nhau theo từng nhóm bệnh và giữa các BV, chi phí điều trị trung bình cho một nhóm bệnh cũng khác nhau giữa các BV: như bệnh viêm ruột thừa, chi phí trung bình cho môt đợt điều trị tại BV An Giang là 787.600 đồng, Tiền Giang là

1.256.700 đồng, Bình Thuận là 1.161.100 đồng, tại BV Hưng Yên là 641.200 đồng [28].

Năm 2007, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu về chi phí dịch vụ BV và phương thức thanh toán trọn gói theo trường hợp bệnh, kết quả cho thấy trong cấu trúc chi phí của dịch vụ BV thì cấu phần chi phí lớn nhất là chi cho thuốc và VTTH (32% đến 59%), xét nghiệm chiếm khoảng 7% đến 21% so với tổng chi phí dịch vụ BV [39].

Năm 2007, Đàm Viết Cương và cộng sự đã tiến hành đánh giá việc chi tiêu cho KCB của các đối tượng hưởng lợi sau khi thực hiện quyết định 139 Việc sử dụng thẻ KCB người nghèo/thẻ BHYT đã góp phần làm giảm chi phí y tế của dịch vụ KCB ngoại trú và nội trú Tuy nhiên, người nghèo vẫn phải trả thêm một khoản chi phí đáng kể cho các loại thuốc không được BHYT thanh toán cũng như cho các chi phí gián tiếp khác Nhìn chung, những người có thẻ phải chi trả cho các dịch vụKCB với số tiền ít hơn so với những người không có thẻ (cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp) [18].

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Số liệu các bệnh được phân loại theo ICD-10.

- Bệnh nhân > 6 tuổi (vì nghiên cứu này chúng tôi so sánh chi phí giữa bệnh nhân có BHYT và không có BHYT, trẻ 6 tuổi có BHYT và bệnh nhân dịch vụ y tế điều trị nội trú từ 01/04/2009 đến ngày 31/12/2009.

- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh án: tất cả bệnh án điều trị ra viện.

- Tiêu chuẩn loại trừ: tất cả bệnh án xin về, chuyển viện, bỏ viện, bệnh khác kèm theo và điều trị theo yêu cầu (kể cả nằm phòng dịch vụ).

- Cán bộ bệnh viên (ban giám đốc, trưởng/phó khoa và điều dưỡng hành chính/điều dưỡng trưởng các khoa có bệnh đã chọn)

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 01/2010 đến tháng 6/2010 (hồi cứu số liệu từ 01/04/2009 đến 31/12/2009).

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.

Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Phương pháp: sử dụng số liệu thứ cấp kết hợp định tính.

Phương pháp chọn mẫu

+ Tất cả số liệu bệnh nhân nhập viện từ 01/04/2009 đến 31/12/2009

+ Chọn 05 bệnh có tần suất nhập viện cao nhất.

+ Chọn toàn bộ các bệnh án (điện tử) đáp ứng theo tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ ở trên BVĐKĐT đã tin học hóa thông tin nên giúp việc thu thập số liệu dễ dàng và thuận tiện.

- Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu 09 người (05 cán bộ chủ chốt và 4 nhân viên)

Quần thể nghiên cứu gồm:

- Toàn bộ các bệnh theo mã ICD-10.

- Toàn bộ các bệnh án (điện tử) của bệnh nhân > 6 tuổi có BHYT và bệnh nhân không có BHYT (bệnh nhân DVYT) điều trị nội trú trong thời gian từ ngày 01/04/2009 đến ngày 31/12/2009 Vì bệnh viện bắt đầu áp dụng khung giá viện phí mới từ 10/03/2009 nên chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu là những bệnh nhân điều trị nội trú từ 01/04/2009 nhằm tránh sự khác biệt về khung giá viện phí.

- Chọn tất cả các bệnh án có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Không lấy những bệnh án dưới 6 tuổi để tránh những sai số liều thuốc khác nhau giữa người lớn và trẻ em.

+ Không có biến chứng nặng để tránh ảnh hưởng của những trường họp có biến chứng, chi phí điều trị rất khác nhau, có khi cao hơn mức chi phí bình thường hàng chục lần.

+ Bệnh nhân không có tai biến phải can thiệp ngoại khoa.

+ Không có những bệnh khác kèm theo để tránh chi phí cao hơn do dùng thêm thuốc cho bệnh khác.

+ Điều trị đủ đợt ra viện, không bỏ viện, trốn viện, xin về hoặc chuyển viện.

+ Bệnh nhân được điều trị nội trú bình thường không chọn những bệnh nhân điều trị theo yêu cầu (hoặc nằm phòng dịch vụ) vì chi phí sẽ cao hơn.

+ Mỗi khoa chọn 01 điều dưỡng hành chính của các khoa có năm bệnh chọn nghiên cứu (người trực tiếp nhập số liệu của bệnh nhân).

Phương pháp thu thập số liệu

+ Thu thập số liệu thứ cấp:

+ Thu thập toàn bộ bệnh án điện tử của những bệnh nhân đã chọn theo mẫu ở trên để thu thập các thông tin cần thiết theo phiếu điều tra (phụ lục 3).

+ Số liệu được thu thập tại Tổ Công nghệ thông tin của BV.

+ Nghiên cứu viên kết hợp với một nhân viên Tổ Công nghệ thông tin BV trực tiếp thu thập số liệu.

+ Thu thập số liệu định tính:

+ Mục đích phỏng vấn sâu đối tượng: để tìm hiểu thêm các thông tin sâu hơn bổ sung cho nghiên cứu, giúp giải thích những vấn đề càn làm rõ.

+ Định hướng các vấn đề phỏng vấn sâu (PVS), xây dựng nội dung phỏng vấn, thực hiện sau khi thu thập và xử lý số liệu thứ cấp.

+ Nghiên cứu viên phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo trong ban giám đốc, lãnh đạo các khoa liên quan và điều dưỡng hành chính khoa.

+ Hướng dẫn PVS được thiết kế riêng cho từng đối tượng (phụ lục 4,5,6).+ Thông báo trước thời gian phỏng vấn, cuộc phỏng vấn được ghi chép lại bằng biên bản Sau phỏng vấn tiến hành tổng hợp những thông tin cần thiết cho nghiên cứu.

Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu (phụ lục 2)

Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá

- Bệnh nhân BHYT: bệnh nhân có thẻ BHYT thuộc tất cả các đối tượng.

- Bệnh nhân không tham gia BHYT: BN không có thẻ BHYT, người bệnh trực tiếp trả chi phí khám chữa bệnh cho BV. trú như: thuốc, máu dịch truyền, VTTH, xét nghiệm, CĐHA, thủ thuật, phẫu thuật và ngày giường Bệnh nhân điều trị tại BVĐKĐT không phải mua thuốc, VTTH bên ngoài, BV cung cấp cho tất cả các đối tượng.

- Chi phí điều trị không bao gồm các phần được trợ cấp từ NSNN: tiền lương, tiền công và phụ cấp cho nhân viên y tế; chi phí sửa chữa, duy tu nhà cửa, máy móc và thiết bị; chi phí nghiên cứu khoa hoc, đào tạo phục vụ trực tiếp cho KCB

- Trong chi phí điều trị được chia các loại như sau:

+ Chi phí điều trị đối với bệnh nhân không có BHYT là chi phí bệnh nhân phải trả cho BV, chi phí này bao gồm: các dịch vụ y tế họ được sử dụng trong đợt điều trị như thuốc, dịch truyền, máu, VTTH, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, thủ thuật - phẫu thuật, ngày giường

+ Chi phí điều trị đối với bệnh nhân BHYT gồm: chi phí do cơ quan BHYT trả và chi phí do bệnh nhân đồng chi trả.

- Chi phí y tế cho một đợt điều trị gồm các khoản tiền sau:

+ Thuốc, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao.

+ Chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm.

+ Thủ thuật, phẫu thuật, tiền giường bệnh.

+ Thời gian nằm viện của từng bệnh nhân được tính từ ngày vào viện đến ngày ra viện (đơn vị tính là ngày).

So ngày nằm viện/đợt điểu trị/ BN = Ngày ra viện - Ngày vào viện

+ Thời gian nằm viện trung bình được tính như sau:

So ngày nằm viện trung bình = Tổng số ngày nằm viện của toàn bộ các bệnh nhăn trong bệnh án/ Tổng sổ bệnh án (tính theo từng bệnh, từng đổi tượng)

- Chi phí điều trị trung bình (CPĐTTB)

CPĐTTB/1 bệnh nhăn/1 đợt điểu trị = Tổng chi phí của tất cả bệnh nhân /Tong so bệnh nhãn.

CPTB cho thuốc, dịch truyền, máu/ Ibệnh nhăn/ 1 đợt điều trị = Tong chi phí cho thuốc, dịch truyền, máu của toàn bộ các bệnh nhân/ Tổng số bệnh nhân

CPTB cho xét nghiệm/ Ibệnh nhân/ 1 đợt điều trị = Tỏng chi phí cho xét nghiêm của toàn bộ các bệnh nhân/ Tổng số bệnh nhân

CPTB cho chẩn đoán hình ảnh/ Ibệnh nhân/ 1 đợt điều trị — Tổng chi phí cho chẩn đoán hĩnh ảnh của toàn bộ các bệnh nhãn/ Tổng sổ bệnh nhân

CPTB cho thủ thuật, phẫu thuật/ Ibệnh nhân/ 1 đợt điều trị = Tổng chỉ phỉ cho thủ thuật, phẫu thuật của toàn bộ các bệnh nhân/ Tong sổ bệnh nhân

CPTB cho vật tư tiêu hao/ Ibệnh nhăn/ 1 đợt điều trị = Tổng chi phí cho VTTH cùa toàn bộ các bệnh nhân/ Tổng số bệnh nhân

CPTB cho ngày giường/ Ibệnh nhân/ 1 đợt điều trị = Tổng chi phí cho ngày giường của toàn bộ các bệnh nhân/ Tồng số bệnh nhãn

Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu được thu thập và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, các chỉ số được thể hiện bàng tỷ lệ phần trăm hoặc số trung bình.

- So sánh 2 tỷ lệ sử dụng test X , so sánh 2 sô trung bình sử dụng test Student.

- Chi phí (viện phí) được xem là yếu tố kết quả của chi phí KCB Biến này được sử dụng để tìm hiểu các mối liên quan về chi phí điều trị với các biến tuổi, giới, bảo hiểm và không bảo hiểm

- Các số liệu định tính được xử lý theo phương pháp phân tích theo nội dung.

Mã hóa và chia thành hai nhóm: nhóm cán bộ chủ chốt và nhóm nhân viên

Đạo đức nghiên cứu

- Vấn đề đưa ra phân tích đã được sự đồng ý của lãnh đạo BV.

- Mọi thông tin thu được sẽ do sự hợp tác giữa người nghiên cứu và BV.

- Các số liệu về kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu đã đề ra, không được sử dụng cho các mục đích khác không liên quan đến nghiên cứu.

Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

- Hạn chế của nghiên cứu:

Thời gian và nguồn lực có hạn nên nghiên cứu chỉ tiến hành tại BV Đa khoa Đồng Tháp, trên bốn loại bệnh nên chưa đại diện cho toàn bộ các bệnh nhân Không suy rộng cho các BV khác trong tỉnh Đồng Tháp cũng như trên toàn quốc Các giải pháp chỉ áp dụng trong khuôn khổ nhất định.

Trong nội dung của đề tài chúng tôi chỉ đi sâu phân tích chi phí y tế, chưa đề cập tới vấn đề về chất lượng khám chữa bệnh, vấn đề lạm dụng BHYT

- Sai số và biện pháp khắc phục: Đây là một thiết kế nghiên cứu hồi cứu, kết quả phụ thuộc vào mức độ chính xác của các dữ liệu có sẵn.

Chúng tôi chọn chuyên gia chính trong Tổ Công nghệ thông tin của BV để trực tiếp thu thập số liệu cùng với nghiên cứu viên.

3.1 Mô hình bệnh tật của bệnh nhân trên 6 tuổi điều trị nội trú 9 tháng cuối năm 2009

Bảng 3.1 Phân bố 10 bệnh nội trú nhiều nhất

Tên bệnh Số ca N= 26558 Tỷ lệ (%)

Nhồi máu não (163) 613 2,3 Đục thủy tinh thể (H25) ^ 555 F 2,1

- 10 bệnh nhiều nhất của bệnh nhân trên 6 tuổi điều trị nội trú trong 9 tháng cuối năm 2009 là 9855 bệnh nhân chiếm 37%.

- Sanh thường chiếm nhiều nhất, kế đến là mổ đẻ và viêm ruột thừa.

Bảng 3.2 Phân bố nhóm bệnh của 10 bệnh nội trú nhiều nhất

STT Nhóm bệnh Tên bệnh Số ca n55

1 Không nhiễm Sanh thường, mổ đẻ, VRT, 8486 86,1

3 Tai nạn giao thông Chấn thương đầu 443 4,5

Phắn bổ nhóm bệnh cùa 10 bệnh nội trú nhiêu nhất

□ Không nhiễm □ Nhiễm B Tai nạn giao thông

Biểu đồ 3.1 Phân bố nhóm bệnh của 10 bệnh nội trú nhiều nhất

Trong 10 bệnh nhiều nhất: Nhóm bệnh không truyền nhiễm chiếm số lượng và ti lệ cao nhất (87%), kế đến là bệnh truyền nhiễm và bệnh do tai nạn giao thông.

Bảng 3.3 Phân bổ 10 bệnh chuyển viện nhiều nhất

Tên bệnh Số ca N = 1117 Tỷ lệ (%)

Nhồi máu cơ tim cấp (121) 41 3,7

Bệnh tim thiếu máu cục bộ (120) 18 1,6

Chấn thương sọ não không năm trong top 10 bệnh nội trú nhiều nhất, nhưng là bệnh được chuyển tuyến ữên cao nhất, chiếm gần 10% trong tổng số BN được chuyển tuyến Các bệnh mãn tính khác như nhồi máu cơ tim cấp, xuất huyết tiêu hóa,xuất huyết não cũng được chuyển tuyến nhiều, bệnh K phổi chuyển tuyến 3,2%,bệnh suy thận mạn chuyển viện 2,4%.

Nhồi máu cơ tim cấp (121) 6 7,2

Bệnh tử vong nhiều nhất vẫn là bệnh chấn thương sọ thông, kế đến là các bệnh lý tim. não do tai nạn giao

Bảng 3.5 Phăn bố 10 bệnh nặng xin về tiên lượng tử vong nhiều nhất trong năm 2009

Tên bệnh số ca N = 735 Tỷ lệ (%)

Chấn thương sọ não là bệnh gây tử vong nhiều nhất, nhưng xuất huyết não

3.2 Những thông tin chung về đối tượng nghiên cứu của năm bệnh có tần suất điều trị nội trú cao nhất năm 2009

Bảng 3.6 Cỡ mẫu thực tế được nghiên cứu của từng bệnh

Nhóm bệnh Chung BHYT Không BHYT n % n %

Theo kết quả mô hình bệnh tật của bệnh nhân trên 6 tuổi điều trị nội trú trên, chúng tôi chọn năm bệnh có tần suất cao nhất để tính chi phí khám chữa bệnh đồng thời so sánh chi phí KCB giữa bệnh nhân có BHYT và không có BHYT Cỡ mẫu thực tế của các bệnh được chọn là 4378 hồ sơ: sanh thường (2556), mổ đẻ (599), viêm ruột thừa (532), viêm phổi (391) và nhồi máu não (300) Cỡ mẫu này thấp hơn nhiều so với số liệu của mô hình bệnh tật bên trên vì ngoài việc chọn theo các tiêu chuẩn đã đưa ra trong nghiên cứu, chúng tôi còn chọn theo đặc thù của bệnh như đối với mổ đẻ có mổ làn 1, lần 2 và 3 do đó trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ chọn mổ đẻ lần 1 (vì giá phẫu thuật của các lần mổ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chi phí), đối với bệnh viêm ruột thừa chúng tôi chọn bệnh nhân mổ nội soi (giá của phẫu thuật thông thường khác với phẫu thuật nội soi đồng thời đa số bệnh nhân đều được mổ nội soi ngoại trừ các trường hợp có biển chứng viêm phúc mạc, áp xe hoặc bệnh nặng kèm theo thì được mổ bằng phương pháp cổ điển.

Bên cạnh đó trong khi xử lý, làm sạch số liệu chúng tôi đã loại ra các hồ sơ

Bảng 3.7 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân nữ chiếm 86,9% tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Các bệnh được chọn nghiên cứu có 02 bệnh riêng cho nữ (sanh thường, mổ đẻ) là lý do giải thích cho sự chêch lệch giữa nam và nữ trong mẫu nghiên cứu số bệnh nhân không có BHYT chiếm tỉ lệ cao hon bệnh nhân có BHYT (68,4%) về nghề nghiệp,trong nhóm nghiên cứu có 41,1% là công nhân - cán bộ công nhân viên, 31,6% nông dân, 11,5% hưu trí và trên 60 tuổi, 2,5% là học sinh sinh viên và 13,3% làm nghề khác.

BHYT Không BHYT Thông tin chung n % n %

Theo kết quả bảng 3.8 ta thấy:

Tuổi: - Nhóm đến 25 tuổi, BN BHYT (45,7%), BN không BHYT (55,8%).

- Nhóm 26-35 tuổi, BHYT (47,8%), BN không BHYT (37,8%)

- Nhóm >35 tuổi, BN BHYT ngang BN không BHYT.

Nghề nghiệp: Cả hai đối tượng BHYT và không BHYT đều có tỷ lệ cao nhất là công nhân và CBCNV, kế đến nông dân.

Tuổi: không có sự chênh lệch nhiều giữa hai đối tượng bệnh nhân BHYT và không BHYT của các nhóm tuổi.

Nghề nghiệp: BN BHYT, tỷ lệ cao nhất là công nhân và CBCNV (64,4%), kế đến nghề khác (24,2%); BN không BHYT, tỷ lệ cao nhất là công nhân và CBCNV(53,7%), kế đến là nông dân (30,6%).

- Nhóm 16-60 tuổi, BN không BHYT (93,7%), BN BHYT (76,3%).

- Nhóm trên 60 tuổi, BN BHYT (10,7%), BN không BHYT (3,2%). Giới: - Bệnh nhân bảo hiểm y tế tỷ lệ nữ là 59,1%, nam là 40,9%.

- Bệnh nhân không BHYT tỷ lệ nữ là 47%, nam là 53%.

Nghề nghiệp: BN BHYT, tỷ lệ cao nhất là công nhân và CBCNV (29,8%), học sinh, sinh viên (24,7%), nông dân (18,6%); BN không BHYT, tỷ lệ cao nhất là nông dân (63,7%), sau đó là nghề khác (12,3%), công nhân và CBCNV (12%) Bệnh viêm phồi'.

Tuổi: - Nhóm 7-15 tuổi, BN có BHYT (6,4%), BN không BHYT (7,4%).

- Nhóm 16-60 tuổi, BN BHYT (21,2%), BN không BHYT (38,3%).

- Nhóm trên 60 tuổi, BN BHYT (72,4%), BN không BHYT (54,3%). Giới: Tỷ lệ nữ, nam có BHYT và không BHYT bằng nhau

- Bệnh nhân bảo hiểm y tế tỷ lệ nữ là 60,6%, nam là 39,4%.

- Bệnh nhân không BHYT tỷ lệ nữ là 60,6%, nam là 39,4%.

Nghề nghiệp: BN BHYT, tỷ lệ cao nhất là hưu trí và trên 60 tuổi (73,4%), học sinh, sinh viên (7,1%), nông dân và nghề khác (6,7%); BN không BHYT, tỷ lệ cao nhất là hưu trí và trên 60 tuổi (54,3%), nông dân (28,7%), HS - sv (7,4%) Bệnh nhồi máu não:

Tuổi: - Nhóm 25 - 45 tuổi, BN có BHYT (5,7%), BN không BHYT (9,2%).

- Nhóm 46 - 65 tuổi, BN BHYT (35,2%), BN không BHYT (44,0%).

- Nhóm trên 65 tuổi, BN BHYT (59,1%), BN không BHYT (46,8%). Giới: - Bệnh nhân bảo hiểm y tế tỷ lệ nữ là 45,3%, nam là 54,7%.

- Bệnh nhân không BHYT tỷ lệ nữ là 44,7%, nam là 55,3%.

Nghề nghiệp: BN BHYT, tỷ lệ cao nhất là hưu trí và trên 60 tuổi (74,2%),công nhân và CBCNV (11,9%), nông dân (7,5%); BN không BHYT, tỷ lệ cao nhất là hưu trí và trên 60 tuổi (56,7%), sau đó là nông dân (34,0%), nghề khác (6,4%).

3.3.1 Một sổ chỉ số cho một đợt điều trị nội trú của các bệnh

Bảng 3.9 Tuổi TB, ngày nằm viện chung cho một đợt điều trị của các bệnh

Các bệnh Tuổi Ngày nằm viện

Tuổi trung bình của bệnh nhân tăng dần theo đặc thù của bệnh : tuổi trung bình của sanh thường (25,7), mổ đẻ (26,9), viêm ruột thừa (35,1) và cao nhất là bệnh nhồi máu não và viêm phổi (65,7 và 64,5)

Bệnh nhồi máu não có ngày nằm viện trung bình cao nhất 14,1 ngày, viêm phổi 10,5 ngày, mổ đẻ 6,5 ngày, VRT 5,2 ngày và sanh thường 3,7 ngày.

Bảng 3.10 Tuổi trung bình của bệnh nhãn điều trị nội trú trên hai nhóm đối tượng có và không có BHYT

Tuổi của các bệnh BHYT Không BHYT p

Tuổi trung bình của bệnh nhân BHYT cao hơn bệnh nhân không có BHYT ở tất cả các bệnh nghiên cứu.

Sanh thường Mổ đẻ Viêm ruột thừa Viêm phổi Nhồi máu não ị ■BHYT ■ Không BHYT

Biểu đồ 3.2 Ngày nằm viện trung bình của bệnh nhân có và không có BHYT của các bệnh nghiên cứu

Ngày nằm viện trung bình của BN có và không có BHYT gần như nhau ở các bệnh: sanh thường, mổ đẻ và viêm ruột thừa Tuy nhiên, bệnh viêm phổi và nhồi máu não có sự khác nhau rõ rệt, BN viêm phổi có BHYT có ngày nằm viện trung bình nhiều hơn BN không BHYT 2,3 ngày, đối với bệnh nhồi máu não là 3,8 ngày.

3.3.2 Chi phỉ và cơ cẩu chi phỉ cho một đợt điều trị nội trú của các bệnh trển hai nhóm bệnh nhân có và không cỏ BHYT

Bảng 3.11 Chi phí trung bình của từng loại dịch vụ cho một đợt điểu trị của các bệnh Đơn vị: 1000 đồng

Sanh thường Mổ đẻ VRT Viêm phổi NMN

CPTB/ngày 126,4 154,2 341,8 203,0 175,9 nhất là bệnh viêm ruột thừa CPTB của thuốc/1 đợt điều trị cao nhất là bệnh viêm phổi (1.163 ngàn), nhồi máu não (769 ngàn) và thấp nhất là sanh thường (28 ngàn). CPTB của xét nghiệm, CĐHA, tiền giường bệnh cho một đợt điều trị cao nhất thuộc bệnh nhồi máu não và thấp nhất là sanh thường CPTB của VTTH và thủ thuật - phẫu thuật cho một đợt điều trị cao nhất là bệnh viêm ruột thừa, thấp nhất là sanh thường (VTTH), viêm phổi (TT - PT).

“Điều dưỡng hành chính là người trực tiếp nhập và tỉnh chỉ phí các loại dịch vụ sử dụng cho bệnh nhản vào máy tính, nhập theo y lệnh từ hồ sơ bệnh án nhưng có một trường hợp nhập từ phiếu công khai của điều dưỡng chăm sóc ” [Nhóm nhân

■ Thuốc ■ VTTH Xét nghiệm CĐHA ■ Giường bệnh ■ TT - PT

Biểu đồ 3.3 Cơ cẩu chi phí chung cho một đợt đều trị nội trú của các bệnh

Chi phí cho thủ thuật - phẫu thuật: Sanh thường chiếm tỉ lệ cao nhất (61,8%), mổ đẻ (50,4%), thấp nhất là bệnh viêm phổi (3,7%).

Chi phí cho chẩn đoán hình ảnh: Bệnh nhồi máu não chiếm tỉ lệ cao nhất, thấp nhất là sanh thường.

Bảng 3.12 Chi phỉ của từng loại dịch vụ cho một đợt điều trị của sanh thường trên hai đối tượng BHYT và không BHYT Đơn vị: 1.000 đồng

Kết quả bảng 3.12 cho thấy:

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

Phân bố chi phí trung bình các bệnh trên hai nhóm đối tượng có và không có BHYT

Bảng 3.20 Phân bố chi phí điều trị theo giới của các bệnh Đơn vị: 1.000 đồng

Bệnh viêm ruột thừa: BN có BHYT, chi phí của BN nữ cao hơn nam; BN không có BHYT, chi phí điều tri của nam cao hơn nữ.

Bệnh viêm phổi và nhồi máu não: BN có BHYT, chi phí điều trị của BN nam cao hơn nữ ngược lại BN không có BHYT, chi phí điều trị của BN nữ cao hơn nam.

Bệnh viêm phổi, ở cả hai nhóm BN nam và nữ, chi phí cho cả đợt điều trị của

BN có BHYT cao hơn BN không có BHYT.

Bệnh nhồi máu não, cả hai nhóm BN nam và nữ chi phí cho cả đợt điều trị của BN BHYT cao hơn BN không BHYT.

Trong 05 bệnh nghiên cứu, cả hai nhóm BN có và không có BHYT chi phí cho cả đợt điều trị có xu hướng tăng theo nhóm tuổi, nhóm tuổi càng lớn chi phí điều trị càng cao Ngoại trừ nhóm BN không có BHYT của sanh thường thì ngược lại có xu hướng giảm theo nhóm tuổi, nhóm tuổi càng cao chi phí càng thấp.

Bảng 3.22 Phãn bố trung vị ngày nằm viện theo giới của các bệnh Đơn vị: ngày

Kết quả bảng 3.22 cho thấy

Trong 05 bệnh nghiên cứu, chỉ có bệnh viêm phổi và nhồi máu não là có sự khác nhau về số ngày nằm viện giữa nam, nữ và giữa BN có và không có BHYT.

Bệnh viêm phổi: Bệnh nhân không có BHYT, số ngày nằm viện của nữ cao hơn nam 01 ngày Ngày nằm viện của BN nam, có BHYT cao hơn không có BHYT

3 ngày Ngày nằm viện của BN nữ, có BHYT cao hơn BN không có BHYT 2 ngày (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p

Ngày đăng: 01/12/2023, 08:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Phân bố nhóm bệnh của 10 bệnh nội trú nhiều nhất - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.2. Phân bố nhóm bệnh của 10 bệnh nội trú nhiều nhất (Trang 41)
Bảng 3.3. Phân bổ 10 bệnh chuyển viện nhiều nhất - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.3. Phân bổ 10 bệnh chuyển viện nhiều nhất (Trang 42)
Bảng 3.5. Phăn bố 10 bệnh nặng xin về tiên lượng tử vong nhiều nhất trong năm 2009 - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.5. Phăn bố 10 bệnh nặng xin về tiên lượng tử vong nhiều nhất trong năm 2009 (Trang 43)
Bảng 3.6. Cỡ mẫu thực tế được nghiên cứu của từng bệnh - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.6. Cỡ mẫu thực tế được nghiên cứu của từng bệnh (Trang 44)
Bảng 3.7. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.7. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (Trang 45)
Bảng 3.9. Tuổi TB, ngày nằm viện chung cho một đợt điều trị của các bệnh - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.9. Tuổi TB, ngày nằm viện chung cho một đợt điều trị của các bệnh (Trang 50)
Bảng 3.10. Tuổi trung bình của bệnh nhãn điều trị nội trú trên hai nhóm đối tượng có và không có BHYT - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.10. Tuổi trung bình của bệnh nhãn điều trị nội trú trên hai nhóm đối tượng có và không có BHYT (Trang 50)
Bảng 3.11. Chi phí trung bình của từng loại dịch vụ cho một đợt điểu trị của các bệnh - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.11. Chi phí trung bình của từng loại dịch vụ cho một đợt điểu trị của các bệnh (Trang 51)
Bảng 3.12. Chi phỉ của từng loại dịch vụ cho một đợt điều trị của sanh thường trên hai đối tượng BHYT và không BHYT - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.12. Chi phỉ của từng loại dịch vụ cho một đợt điều trị của sanh thường trên hai đối tượng BHYT và không BHYT (Trang 53)
Bảng 3.14. Chì phí từng loại dịch vụ cho một đợt điều trị bệnh viêm ruột thừa trên hai đối tượng BHYT và không BHYT - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.14. Chì phí từng loại dịch vụ cho một đợt điều trị bệnh viêm ruột thừa trên hai đối tượng BHYT và không BHYT (Trang 56)
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân được làm chẩn đoán hình ảnh trên hai nhóm bệnh nhân cổ và không có BHYT của bệnh viêm ruột thừa - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân được làm chẩn đoán hình ảnh trên hai nhóm bệnh nhân cổ và không có BHYT của bệnh viêm ruột thừa (Trang 57)
Bảng 3.17. Tỷ lệ bệnh nhăn được làm chẩn đoán hình ảnh trên hai nhóm bệnh nhân có và không có BHYT của bệnh viêm phổi - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.17. Tỷ lệ bệnh nhăn được làm chẩn đoán hình ảnh trên hai nhóm bệnh nhân có và không có BHYT của bệnh viêm phổi (Trang 59)
Bảng 3.19. Tỷ lệ bệnh nhân được làm chẩn đoán hình ảnh trên hai nhóm bệnh nhăn cỏ và không cỏ BHYT của bệnh nhồi máu não - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.19. Tỷ lệ bệnh nhân được làm chẩn đoán hình ảnh trên hai nhóm bệnh nhăn cỏ và không cỏ BHYT của bệnh nhồi máu não (Trang 61)
Bảng 3.23. Phân bố trung vị ngày nằm viện theo nhóm tuổi của các bệnh - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.23. Phân bố trung vị ngày nằm viện theo nhóm tuổi của các bệnh (Trang 65)
Bảng 3.24. Dao động về chi phí điểu trì của các bệnh trên hai nhóm đối tượng BHYT và không BHYT - Luận văn nghiên cứu chi phí điều trị bệnh nhân nội trú có và không có bảo hiểm y tế ở một số bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa đồng tháp, năm 2009
Bảng 3.24. Dao động về chi phí điểu trì của các bệnh trên hai nhóm đối tượng BHYT và không BHYT (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w