1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình

130 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Tác giả Trần Thị Tuyết Minh
Người hướng dẫn Phó Giáo Sư - Tiến Sỹ Đinh Thị Phương Hòa
Trường học Đại học y tế công cộng
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 0,96 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TÔNG QUAN TÀI LIỆU (0)
    • 1.1. Một số khái niệm và định nghĩa (12)
    • 1.2. Tầm quan trọng của chăm sóc trước sinh (14)
    • 1.3. Tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ CSTS (17)
    • 1.4. Thực trạng CSTS (19)
    • 1.5. Khung lý thuyết của đánh giá (26)
  • Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu (28)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (28)
    • 2.2. Đổi tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu (0)
    • 2.3. Xác định cỡ mẫu, cách chọn mẫu (28)
    • 2.4. Các biến sổ, chỉ số cần đánh giá (0)
    • 2.5. Phương pháp thu thập sổ liệu (36)
    • 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu (38)
    • 2.8. Một số hạn chế của đề tài (39)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu (0)
    • 3.1. Tính sẵn có của dịch vụ chăm sóc trước sinh (40)
    • 3.2. Kiến thức và thực hành về chăm sóc trước sinh của cán bộ y tế (45)
    • 3.3. Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh (50)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (61)
    • 4.1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị (61)
    • 4.2. Kiến thức và thực hành về CSTS của CBYT (0)
    • 4.3. Sử dụng dịch vụ CSTS của bà mẹ (0)
    • 4.4. Một số yếu tổ thuận lợi, khó khăn (0)
  • Chưong 5. KẾT LUẬN (0)
  • Chương 6. KHUYẾN NGHỊ (0)
  • PHỤ LỤC (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (91)
    • Biểu 3.1. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (0)
    • Biểu 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cửu theo số năm kinh nghiệm (0)
    • Biểu 3.3. Thực hành về chăm sóc trước sinh (49)
    • Biểu 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (50)
    • Biểu 3.5. Nguyên nhân không khám thai đúng đủ 3 lần (53)
    • Biểu 3.6. So sánh sử dụng dịch vụ khám thai và xét nghiệm (56)
    • Biểu 3.7. Nguyên nhân không uống hoặc uống không đầy đủ viên sắt (57)
    • Biểu 3.8. Nội dung giáo dục sức khỏe (59)

Nội dung

TÔNG QUAN TÀI LIỆU

Một số khái niệm và định nghĩa

1.1.1 Khái niệm về chăm sóc trước sinh: Theo WHO và UNICEF, chăm sóc trước sinh là những chăm sóc mà người phụ nữ nhận được trong thời gian mang thai để đảm bảo rang người phụ nữ có sức khỏe tốt và sinh ra đứa con khỏe mạnh CSTS còn bao gồm hỗ trợ về dinh dưỡng, phòng chống thiếu máu, phòng và điều trị các bệnh sốt rét, lao, phòng và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản/HIV và tiêm phòng uốn ván [35] CSTS là một trong những chỉ tiêu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sản khoa và chăm sóc sơ sinh được đề cập trong Ke hoạch Quốc gia về Làm mẹ an toàn.

1.1.2 Nội dung của Hướng dẫn Chuẩn Quốc gia về dịch vụ chăm sóc trước sinh

Hướng dần Chuẩn Quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CQG) trong đó có nội dung về CSTS được Bộ Y tế ban hành lần thứ nhất vào năm 2003 Trong nội dung đề cập đến công tác CSTS đổi với các TYT xã bao gồm việc quy chuẩn hóa cơ sở vật chất và các dịch vụ chuyên môn Tháng 11, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn mới thay thế cho Hướng dẫn trước đây nhưng nội dung CSTS thì cơ bản không có gì thay đổi.

* về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc thiết yếu

Hướng dẫn CQG quy định rõ số phòng dịch vụ tại TYT và tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng phòng (trong đó có phòng khám thai và phòng tư vẩn), các trang thiết bị và phương tiện cần có đồng thời quy định các loại thuốc thiết yếu, cơ số cho từng loại Chi tiết quy định này được cụ thể hóa tại phụ lục 5.1.

Kỹ thuật khám thai và quản lý thai nghén của CBYT được mô tả khá chi tiết trongHướng dẫn CQG Theo quy định, khám thai gồm 9 bước: (i) Hỏi; (ii) Khám toàn thân; (iii)Khám sản khoa; (iv) Thử protein nước tiểu và huyết sắc tố; (v)Tiêm phòng uốn ván; (vi)Cung cấp thuốc thiết yếu; (vii) Giáo dục sức khỏe; (viii) Quản lý thai nghén; (ix) Thông báo kết quả và hẹn khám lại Khi CBYT thực hiện đầy đủ mang thai theo quy định Chi tiết mô tả 9 bước khám thai được cụ thể hóa tại phụ lục 8.

Theo Hướng dẫn Chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, dịch vụ CSTS bao gồm : (i) Khám thai, (ii) Xét nghiệm; (iii) Tiêm phòng uốn ván; (iv) Cung cấp thuốc; (v) Quản lý thai nghén; (vi) Giáo dục sức khỏe [3].

Khám thai: Trước đây phụ nữ có thai thường được khuyển cáo khám thai ít nhất 3 lần trong kỳ có thai: khám 1 lần vào 3 tháng đầu, 1 lần vào 3 tháng giữa và 1 lần vào 3 tháng cuối Hiện nay, Bộ y tế khuyến cáo nên: Khám 1 lần vào 3 tháng đầu, 1 lần vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mỗi tháng 1 lần [7]

Xét nghiệm: Là một nội dung quan trọng trong CSTS Xét nghiệm nước tiểu để tìm xem có protein không (nhằm phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm độc thai nghén), thử huyết sắc tố (xem có thiếu máu không) Ở nơi có điều kiện còn làm thêm xét nghiệm phát hiện HIV, giang mai, viêm gan.

Tiêm phòng uốn ván: uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa gây tử vong cao neu mắc phải Tiêm phòng uốn ván nhằm bảo vệ cho mẹ và trẻ sơ sinh không bị mắc loại bệnh nặng này Với người chưa tiêm phòng uốn ván lần nào: tiêm mũi đầu khi phát hiện thai nghén bất kỳ ở tháng nào; tiếp theo tiêm mũi thứ hai sau mũi tiêm đầu ít nhất một tháng và phải cách thời gian dự kiến đẻ ít nhất 1 tháng Với những người đã tiêm đủ 2 mũi, nếu lần tiêm trước trước < 5 năm lần này sẽ tiêm thêm 1 mũi, nếu lần tiêm trước > 5 năm lần này cần tiêm 2 mũi Với người đã tiêm ba mũi hoặc bốn mũi, cần tiêm nhắc lại một mũi Với người đã tiêm đủ năm mũi phòng uốn ván theo đúng lịch, nếu mũi tiêm cuối cùng cách đã

10 năm trở lên thì nên tiêm thêm một mũi nhắc lại [7].

Cung cấp viên sắt phòng chống chống thiếu máu cho bà mẹ mang thai.

Khi có thai, nhu cầu sắt của bà mẹ tăng để cung cấp cho thai nhi Việc cung cấp và tư vấn cho bà mẹ uống viên sắt là một công việc không quá khó khăn, chi phí thấp để có thể phòng được bệnh thiếu máu cho bà mẹ, giảm tỷ lệ biến chứng thai sản như định, 42% phụ nữ mang thai có bệnh thiếu máu trên toàn thế giới Hầu như 90% phụ nữ thiếu máu cư trú ở châu Phi hoặc châu Á [32]

Nguyên tắc sử dụng viên sẳt là uống càng sớm càng tốt, mỗi ngày uống 1 viên trong suốt thời kỳ có thai và sau đẻ 6 tuần, tối thiểu nhất cũng phải uống được 90 ngày trước đẻ Ở những vùng sổt rét lưu hành cung cấp thêm thuốc sốt rét để phòng ngừa bà mẹ bị mắc bệnh sốt rét.

Quản lý thai nghén: Quản lý thai là các biện pháp giúp cán bộ y tế xã nắm chẳc số người có thai trong từng thôn xóm, trong đó ai có thai bình thường, ai có nguy cơ cao, việc khám thai của bà mẹ thế nào Quản lý thai nghén còn giúp cho CBYT biết được nơi sinh của các bà mẹ từ đó giúp cho việc theo dõi, chăm sóc bà mẹ khi sinh đẻ và sau đẻ cho tới hết thời kỳ hậu sản Quản lý thai là một trong những công việc quan trọng nhất góp phần bảo vệ SKSS cho mọi gia đình, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ của y te tuyến xã, phường [7], Để làm tốt dịch vụ QLTN, 4 các công cụ cần phải có tại các TYT xã là: Bảng theo dõi QLTN; Phiếu khám thai cấp cho bà mẹ; sổ khám thai và hộp phiếu hẹn.

Giáo dục sức khỏe: Nhàm cung cấp các thông tin cần thiết giúp cho các bà mẹ có thể chủ động trong việc chăm sóc thai nghén Các vấn đề như: Dinh dưỡng, chế độ làm việc nghỉ ngơi, vệ sinh thai nghén, quan hệ tình dục khi mang thai sẽ được đề cập trong nội dung này.

Tầm quan trọng của chăm sóc trước sinh

1.2.1 Chăm sóc trước sinh góp phần làm giảm tử vong bà mẹ

Trong mỗi lần mang thai và sinh nở, người phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan tới những tai biến đột ngột và khó lường trước Những tai biến này có thế dẫn tới thương tật thậm chí tử vong cho bà mẹ và thai nhi.

Theo ước tính của WHO, UNICEF và UNFPA, hàng năm có 536.000 bà mẹ tử vong trong đó có 533.000 người ở các nước đang phát triển chiếm 99% và ở nước phát triển là 1%[36] Như vậy, nguy cơ tử vong mẹ ở các nước đang phát triển cao gấp 40 lần ở các nước phát triển Tại khu vực Châu Á, tỷ suất tử vong mẹ

6/100.000; Myanmar là 380/100.000 và Indonesia là 420/100.000 [40]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu về điều tra tử vong mẹ trong cộng đồng được tiến hành năm 2002 tại 7 tỉnh thuộc 7 vùng sinh thái cho thấy tử vong bà mẹ là 165/100.000 trẻ đẻ sống và con sổ này là 150/100.000 vào năm 2005 [4], Điều quan tâm là tử vong mẹ lại rất khác nhau giữa các vùng miền Thấp nhất là khu vực Đông Nam Bộ (45/100.000), cao nhất là khu vực miền núi phía Bắc (411/100.000) và như vậy nguy cơ tử vong mẹ ở khu vực miền núi phía Bắc cao gấp 11 lần Đông Nam Bộ Tử vong mẹ ở khu vực miền núi (269/100.000) gấp 3 lần so với khu vực đồng bằng (81/100.000).

Phân tích nguyên nhân tử vong mẹ cho thấy, 76,3% tử vong mẹ do nguyên nhân trực tiếp liên quan đen biến sản khoa như băng huyết, uốn ván, sản giật, nhiễm trùng 23,7% là do nguyên nhân gián tiếp như: Các vấn đề liên quan đến tim mạch, viêm gan, lao phổi, sốt rét Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các phụ nữ không được CSTS có nguy cơ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thai sản cao 6,5 lần so với những phụ nữ được chăm sóc đầy đủ Trong sổ các trường hợp tử vong mẹ, có 22% khám thai 1 lần, 65% không khám thai lần nào [28] Điều này cho thấy CSTS có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc phát hiện sớm yếu tố nguy cơ phòng ngừa tai biến góp phần giảm tử vong bà mẹ.

1.2.2 Chăm sóc trước sinh góp phần làm giảm tử vong ở trẻ em

Giáo dục sức khỏe và chăm sóc dinh dưỡng tốt cho bà mẹ sẽ làm giảm nguy cân nặng thấp ở trẻ sơ sinh Cân nặng lúc đẻ thấp là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ sơ sinh và cả ở trẻ nhỏ Tử vong trong năm đầu tiên ở trẻ có cân nặng thấp lớn gấp 5 - 6 lần so với trẻ cân nặng lúc đẻ trên 2.500g.

Cân nặng lúc đẻ lại tùy thuộc vào sự phát triển của thai Sự phát triển của thai liên quan đến sự chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và các yểu tố kinh tế xã hội Tỷ lệ cân nặng lúc đẻ thấp được coi như một chỉ số phản ánh sức khỏe của người mẹ, điều kiện dinh dưỡng và tình trạng kinh tế xã hội của một nước Như vậy, CSTS góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em [26]. sinh Tại một nghiên cứu tìm mối liên quan giữa việc uống viên sắt, tiêm phòng uốn ván và chết sơ sinh sớm đã cho thấy, việc bổ sung sắt và acid folic trong lúc mang thai ở Indonesia giảm đáng kể nguy cơ tử vong sơ sinh sớm và cũng có thể làm như vậy trong các nước có thu nhập thấp và trung bình [34], Với ý nghĩa như vậy, hầu hết các nước đều có các chính sách và chương trình bổ sung acid folic sắt trước khi sinh cho bà mẹ [34], Việc bo sung sat, a cide folic còn góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh sốt rét ở 19 Quốc gia cận Sahara - Châu Phi, ngăn ngừa tử vong mẹ do nguyên nhân gián tiếp [33],

Theo Tổ chức Y tể thể giới, nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sơ sinh bao gồm: 32% do các bệnh nhiễm khuẩn (uốn ván rốn, nhiễm khuẩn máu, viêm phổi, tiêu chay), 29% do ngạt và chấn thương trong khi đẻ, 24% do các biến chứng của đẻ non, 10% do dị tật bẩm sinh và 5% do các nguyên nhân khác Cung cấp kiến thức chăm sóc sơ sinh cho bà mẹ ngay trước khi sinh cũng là một phương án khả thi nhàm giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh tại các khu vực còn hạn chế về chăm sóc sơ sinh Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2008 ở 101 phụ nữ ở Lào cho thấy những người phụ nữ có trình độ học vấn thấp cũng tăng điểm số tương đương với những phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn sau đào tạo [37],

1.2.3 Chăm sóc trước sinh góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bà mẹ trong quá trình mang thai tăng được > 9kg trọng lượng thì đứa con sinh ra sẽ giảm được nguy cơ bị SDD 8,57 lần so với bà mẹ chỉ tăng được ít hơn 9 kg Bà mẹ trong quá trình mang thai có chế độ lao động chủ yếu là nghỉ ngơi thì đứa con sinh ra sẽ giảm nguy cơ bị SDD 6,45 lần so với bà mẹ vẫn lao động như bình thường Bà mẹ trong quá trình mang thai có uống viên sẳt thì đứa con sinh ra sẽ giảm được nguy cơ bị SDD 3,24 lần so với bà mẹ không uống viên sat Trẻ có cân nặng sơ sinh nhỏ hơn 2500 gram sẽ có nguy cơ bị SDD gấp 5,28 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh từ

Nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh về tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tổ liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tình Lào Cai năm 2005 cũng chỉ ra rằng, với lứa tuổi nhỏ hơn 24 tháng nguy cơ SDD ở mẹ không uống viên sắt khi mang thai gấp 2,1 lần so với bà mẹ uống viên sắt khi mang thai [1].

Như vậy, để đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ thì việc thực hành dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi của bà mẹ đóng vai trò rất quan trọng Các bà mẹ cần đi khám thai sớm để nhận được những thông tin cần thiết

Các nội dung của CSTS giúp nâng cao kiến thức của các bà mẹ và thành viên trong gia đình về chăm sóc thai nghén, thực hiện tốt chế dinh dưỡng, làm việc nghỉ ngơi khi có thai, giúp cho bà mẹ chủ động trong việc tự chăm sóc bản thân, nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm và chủ động tìm đen các CSYT Trong giai đoạn hiện nay, với quy mô gia đình nhỏ, công tác CSTS lại càng quan trọng hơn.

1.2.4 Chăm sóc trước sinh góp phần làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con

15% các trường họp nhiễm HIV là phụ nữ và đa phần trong sổ này đang trong độ tuổi sinh đẻ Các cháu bé sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm HIV sẽ đứng trước nguy cơ lây nhiễm 30% - 35% nếu không được dự phòng CSTS là cơ hội giúp chúng ta phát hiện sớm thai phụ nhiễm HIV, sử dụng thuốc điều trị kịp thời sẽ giảm xuống chi còn 1% - 2% [6],

Phòng khám chăm sóc trước sinh tại các cơ sở cung cấp dịch vụ là một mẳt xích liên kết các dịch vụ CSSKSS với phòng chống HIV Tại đây, các hoạt động dự phòng, tư vấn và xét nghiệm HIV đã được triển khai đổi với các đối tượng là nữ thanh niên, phụ nữ đang mang thai, phụ nừ có thai nhiễm HIV [29] Đây cũng là biện pháp làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em bị nhiễm HIV.

Tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ CSTS

Tại địa phương, dịch vụ CSTS được thực hiện tại tất cả các tuyến tỉnh, huyện, xã theo sơ đồ sau đây Bên cạnh đó các bà mẹ cũng có thể tìm đến dịch vụ y tế tư nhân để nhận dịch vụ CSTS.

Trong Chiến lược quốc gia về Chăm sóc SK.SS giai đoạn 2001 - 2010 đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ của TYT xã Đối với công tác CSTS, TYT xã là CSYT đầu tiên tiếp xúc với người dân thực hiện vận động các bà mẹ đi khám thai sớm, triển khai các dịch vụ như tiêm phòng uốn ván, quản lý thai nghén cho bà mẹ, phát hiện kịp thời các yếu tố nguy cơ để chuyến tuyến kịp thời.

Thực trạng CSTS

1.5 1 Tình hình chăm sóc trưóc sinh trên thế giói

Hàng năm trên The giới có trên nửa triệu bà mẹ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thai nghén và sinh đẻ Ước tính có khoảng 536.000 ca tử vong bà mẹ trên Thế giới vào năm 2005 trong đó 99% các ca này thuộc các nước đang phát triển Một nửa trong số này (270.000) thuộc các nước châu Phi cận Sahara và 1/3 trong số (188.000) này là ở Nam Á [40],

Tỷ lệ phụ nữ có thai khám thai ít nhất 1 lần trên toàn thế giới là 70% trong đó 68% ở các nước đang phát triển (Trừ Trung quốc), ở các nước phát triển là 98%, thấp nhất là ở Nam Á là 54%. Tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi là 65% Các nước Châu Phi cận Sahara, số liệu này là 68%. Các khu vực còn lại tỷ lệ này dao động từ 82-86% [39],

Theo một nghiên cứu của WHO và UNICEF tại 45 quốc gia đang phát triển, 2/3 nhận được dịch vụ CSTS tuy nhiên tỷ lệ này lại không đồng đều giữa các khu vực Nam Á chỉ đạt 54% trong khi đó châu Mỹ La tinh là 82% Đề cập đến xu hướng của dịch vụ CSTS, tỷ lệ phụ nữ có thai nhận được các dịch vụ chăm sóc trước sinh tăng 21% trong giai đoạn 1990 - 2001 trong đó Châu Á tăng nhiều nhất 31%, thấp nhất là tiểu sa mạc Sahara 4%, ở Trung Đông là 10% và Châu Mỹ La Tinh tăngl4% Trong 33/45 quổc gia nói trên, có khoảng 50% thai phụ khám thai 4 lần hoặc hơn 4 lần. Trong khi đó phần lớn các thai phụ ở Bangladesh, Ethiopia, Morocco, Nepal và Yemen chỉ khám thai 1 lần [39] Nhìn chung, 70% các thai phụ trên thế giới khám thai ít nhất 1 lần, trong đó 98% phụ nữ có thai ở các nước phát triển được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc trước sinh, ở các nước đang phát triển chỉ có 68% thai phụ tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc trước sinh, thấp nhất là ở các nước Nam Á 54% Tỷ lệ khám thai ít nhất 1 lần của thai phụ ở thành thị là 86%, ở vùng nông thôn là 65% Ở Pakistan chỉ có 7% phụ nữ nghèo được khám thai trong khi đó nhóm người giầu là70% [35] tuy nhiên ưong báo cáo chưa tìm thấy các con số phản ánh chất lượng dịch vụ CSTS như thế nào.

Nghiên cứu tại một quận nông thôn ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc năm 2003 trên đối tượng là 699 phụ nữ đã sinh con trong vòng 1 năm Bộ câu hỏi có cấu trúc bao gồm 60 câu hỏi đề cập đen cung cấp dịch vụ chăm sóc trước sinh, sau sinh, kể cả chăm sóc trẻ sơ sinh và cho con bú đã được sử dụng Kết quả cho thấy: 44,2% số phụ nữ đã đi khám thai đầu tiên vào 3 tháng đầu; 44,5% đi khám vào 3 tháng giữa; 2% đi khám vào 3 tháng cuối và 9,3% không đi khám thai lần nào/không nhớ Ngiên cứu cũng chỉ ra sổ lần khám thai của các bà mẹ: 9% không khám thai; 36,1% khám thai từ 1 - 4 lần; 54,9% khám thai từ 5 lần trở lên Các lý do không tham gia chăm sóc trước khi sinh là: cảm thấy việc chăm sóc là không cần thiết hoặc vô giá trị (42%), thiểu thời gian (17%), các vấn đề giao thông vận tải (15%), chi phí (4%), lý do khác (4%), không có trả lời (19%) [41],

Theo một nghiên cứu của Lào là nước lân cận với chúng ta được thực hiện trong tháng 1 năm

2008 ở quận Viengphukha, Louang Namtha cho thấy: Gần một phần tư bà mẹ (23,4%) đã có ít nhất một lần khám thai trong lúc mang thai gần đây nhất của họ, trong đó 4,5% > 4 lần Tỷ lệ các lần khám thai của các bà mẹ ở các vùng đông bằng và trung du là 7,6 lần và 3,6 lần cao hơn đổi với các bà mẹ vùng cao Tỷ lệ sử dụng dịch vụ CSTS thấp ở các bà mẹ dân tộc thiểu sổ tại Lào do người ít được đào tạo thực hiện [31].

1.4.2 Tình hình chăm sóc trước sinh ở Việt Nam

* về hệ thống cung cấp dịc vụ

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc

Một số nghiên cứu đã cho thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn Đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trước và trong khi sinh tại TYT xã một số tỉnh Tây Nguyên năm 2004 đã chỉ ra rằng chưa có tỉnh nào có đủ phòng riêng biệt theo CQG Hầu hết các cơ sở chỉ có 2 phòng dành cho sản, đặc biệt là phòng tư vấn thường chung với tiếp đón và hành chính của trạm Các phòng thực hiện dịch vụ cũng thấp, đặc biệt là phòng đẻ và phòng khám thai, chỉ có khoảng 30 - 50% số xã của 3 tỉnh có nước sạch ở những phòng này Trên 50% số xã của cả 3 tỉnh không có điện thoại để liên lạc với tuyến trên khi cần Hầu hết các cơ sở y tế đều không có đủ 100% các loại thuốc mà chỉ có khoảng 50 - 70% loại thuốc theo quy định [17] Điều tra cơ bản về tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ CSSKSS tại 7 tỉnh tham gia chu kỳ quốc gia 7 do UNFPA tài trợ cũng chỉ ra là hầu hết các TYT xã không có 6 phòng hoặc 4 phòng như quy định của Chuẩn Quốc gia; Không có phòng khám thai nào đạt Chuẩn Quốc gia;

Tỷ lệ TYT có các thuốc thiết yểu đủ lượng và hạn dùng cao nhất ở Tiền giang (34,2%) và thấp nhất ở Kon Turn (8,1%) [7]

Fe kiến thức và thực hành về CSTS của CBYT

Bên cạnh những hạn chế về cơ sở vật chất, kiến thức và thực hành của người CCDV tại các TYT xã cũng còn nhiều yếu kém Tại một số tỉnh Tây Nguyên, hầu hết các xã mới chỉ thực hiện đúng và đủ 50 - 70% các bước của quy trình khám thai [17] Các bước thường không làm đúng và đủ là khám toàn thân, xét nghiệm và ghi chép sổ sách Nghiên cứu của Phan Lạc Hoài Thanh về thực hành khám thai của nhân viên y tế xã tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh cho thấy cán bộ y tế đều không đạt tât cả các nội dung khám thai theo yêu cầu của Chuẩn Quốc gia, nội dung thực hiện nhiều nhất (56,3%) là hỏi ngày kinh cuối cùng, còn các nội dung khác có tỷ lệ đối tượng thực hiện rất thấp [21], Kiến thức về khám sản khoa là tốt nhất (74,2%) và thấp nhất là khám toàn thân (21,1%); Điều tra tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ, tỷ lệ người CCDV kể tên được 9 bước khám thai chỉ đạt 42%; Cán bộ CCDV chú trọng nhất vào khám sản khoa còn làm xét nghiệm là kém nhất (23,3%) [7]

* về sử dụng dịch vụ CSTS

Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe BMTE năm 2009, công tác CSTS của Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai đủ 3 lần là 88,3% tăng 3,7% so với năm 2005 tuy nhiên không đồng đều giữa các khu vực trong cả nước, cao nhất ở ở khu vực Đồng Bằng sông Hồng (98,5%) và thấp nhất ở khu vực Tây Bắc (70,1%) [27], Một số nghiên cứu khác về tình hình khám thai ở các địa phương cho thấy, khu vực Tây Nguyên mới chỉ đạt42,0% [13], Hà Giang:

45,2% [9] thấp hơn nhiều so với các tỉnh như Yên Phong - Bắc Ninh (91,8%) [14], Phú Thọ (94,3%), Thái Bình (97,1%), Bình Dương (95,7%) [9].

Tỷ lệ khám thai đủ 3 lần

Chung Toàn quốc Đông băc Tây Bắc ĐB sông

Nam bộ ĐB sông CL

Xét nghiệm nước tiểu là một việc làm bắt buộc đổi với CBYT khi khám thai tuy nhiên qua một số kết quả nghiên cứu cho thấy dịch vụ này được sử dụng rất hạn chế Tại Chlilab, tỷ lệ khám thai và TPUV đều là 98,5 nhưng xét nghiệm chỉ là 22,7% [21]; Tại Gia Lâm, tỷ lệ khám thai tại TYT xã là 87,5% nhưng xét nghiệm chỉ có 9,8% [11] Nhiều nghiên cứu khác đề cập đến tỷ lệ khám thai, TPUV, uống viên sắt nhưng không thấy kết quả của chỉ số này.

Tỷ lệ phụ nữ có thai được TPUV đủ mũi chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn quốc tuy nhiên vẫn có sự chênh lêch giữa các vùng miền, cao nhất ở ở khu vực Đồng Bằng sông Hồng (99,8%) và thấp nhất ở khu vực Tây Bắc (79,6%) [27] Một số nghiên cứu khác cho thấy, tỷ lệ này lần lượt ở Gia Lâm, Hà Nội là 88,1; Thanh Miện, Hải Dương là 78,5%; Yên Phong, Bắc Ninh là89,7% và Chililab, Hải Dương là 98,5% [11], [12], [14], [21].

Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván

Chung Toàn quốc Đông bắc Tây

Nam bộ ĐB sông CL

Cung cấp viên sắt là một giải pháp hữu hiệu để phòng chống thiếu máu cho bà mẹ khi mang thai tránh được các biến chứng như xảy thai, đẻ non, chảy máu tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ được uống viên sắt không cao Một thực tể là, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đạt cao nhưng tỷ lệ được cung cấp viên sắt chỉ đạt 15 đến 20% trên phạm vi toàn quốc Mặc dù, đây là một cố gắng của ngành y tế song rõ ràng việc giải quyết tình trạng thiểu máu do thiểu sắt cho phụ nữ ở độ tuôi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ có thai vẫn chưa đạt hiệu quả cao và đây là tình trạng tương đối phổ biến ở nước ta Điều này không chỉ làm sức khoẻ người mẹ giảm sút mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của thai nhi.

Một số nghiên cứu sau đây cho thấy mặc dù tỷ lệ bà mẹ đi khám thai cao nhưng tỷ lệ được uống viên sắt lại không tương đồng như vậy điều đó cho thấy dịch vụ này chưa được chú trọng. Địa điêm nghiên cứu Năm nghiên cứu Tỷ lệ bà mẹ đi khám thai

Tỷ lệ bà mẹ được uống viên sat

Chỉ số về QLTN cao nhất ở ở khu vực Nam Trung Bộ (97,9%) và thấp nhất ở khu vực Tây Bắc (86,3%) Kết quả này cho thấy công tác quản lý thai nghén ngày càng được chú trọng

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được QLTN tăng 10% so với năm 2006 trong toàn quốc tuy nhiên vẫn có sự chênh lêch giữa các vùng miền [27]

Công tác quả lý thai nghén Vùng

Toàn quốc Đông bắc Tây bắc ĐB sông

Nam bộ ĐB sông CL

* Giáo dục sức khỏe Đây cũng là một trong những mục tiêu được đề cập trong “Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc SKSS giai đoạn 2001 - 2010” tuy nhiên chúng tôi chưa tìm được nhiều nghiên cứu đánh giá về nội dung này Tại Chililab, 73,2% các bà mẹ được tư vấn trong kỳ có thai qua Tại Gia Lâm tỷ lệ này là 63,8% và tại Thanh Miện, Hải Dương là 57,7%.

1.4.3 Tình hình chăm sóc trước sinh tại tỉnh Hòa Bình [22J [23]

Tình Hòa Bình là một tỉnh thuộc khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Chăm sóc SKSS, các chỉ sổ về chăm sóc SKSS nói chung và chăm sóc trước sinh nói riêng có nhiều cải thiện ữong những năm qua Trong thời gian 5 năm (Từ năm 2005 đến 2009), những chỉ sổ này lần lượt là: (i) Tỷ lệ phụ nữ được khám thai: Tăng từ 95,5% đến 99,7%; (ii) Phụ nữ khám thai đủ 3 lần: Tăng từ 83,3,4% đến 91,7%; (iii) Tỷ lệ khám thai đủ 3 lần đúng lịch tăng từ 63,1 đến 75,4% (iv) Tiêm phòng uốn ván: Tăng từ 98,5% đến 99,8%; (v) Tỷ lệ phụ nữ đẻ được QLTN: Tăng từ 92,4% đến 99,7%; (vi) Tỷ lệ đẻ tại CSYT: Tăng từ 92,3% đến 98,3% số liệu này được thu thập theo hệ thống báo cáo từ tuyển huyện Nếu so sánh các chỉ số này với các chỉ số được xây dựng trong KHHĐ về Chăm sóc SKSS của tỉnh giai đoạn 2001 - 2010 thì về cơ bản, các chỉ sổ này đã đạt được mục tiêu đề ra tuy nhiên chưa có một nghiên cứu/đánh giá nào xác định được độ chính xác của sổ liệu Ngoài ra, cũng chưa thấy con số nào phản ánh được chất lượng của các dịch vụ này.

1.4.4 Tình hình chăm sóc trước sinh tại huyện Cao Phong [22] [23]

Khung lý thuyết của đánh giá

1.5.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ chăm sóc trước sinh: Là dịch vụ tuân theo quy trình kỹ thuật về CSTS được quy định trong Chuẩn Quốc gia về các dịch vụ cs SKSS đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

1.5.2 Khung lý thuyết của chất lưọng dịch vụ chăm sóc SKSS

Theo Tài liệu Htcớng dân Theo dõi, Giám sát, Đảnh giả khung khái niệm về chất lượng dịch vụ ứng dụng vào CSSKSS bao gồm 3 thành tố [5].

Tính sẵn có của chương trình chăm sóc Chất lượng chăm sóc Tác động

- Nguồn nhân lực đầy đủ và được đào tạo - Cung cẩp đủ thuốc men, vật tư.

- Cơ sở, phương tiện, thiết bị đủ.

- Tài liệu, thông tin TT-

- Quản lý (hồ trợ tài chính và chính sách)

- Khả năng kỹ thuật - Trao đổi thông tin - Lựa chọn dịch vụ/phương pháp - Sắp xếp họp lý dịch vụ.

- Cơ chế động viên KH tiếp tục sử dụng DV và theo dõi liên tục.

- Quan hệ qua lại NCCDV-

- Hiểu biết KH về CSSKSS

- Tỷ lệ sử dụng dịch vụ

- Tỷ lệ vị thành niên mang thai.

(i) Tính sẵn có của chương trình chăm SÓC' Bao gồm nguồn nhần lực đầy đủ và được đào tạo (nhân viên y tế phải nắm vừng kỹ năng và quy trình kỹ thuật được quy định trong CQG về các dịch vụ CSSKSS, có kỹ năng giám sát hỗ trợ, thu thập số liệu chính xác phục vụ cho theo dõi và đánh giá và nhận thức về chất lượng chăm sóc và quyền khách hàng), hỗ trợ về tài chính, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu, và cam kết/hỗ trợ về chính sách của các nhà quản lý cấp cao và các cơ quan liên quan (được thể hiện thông qua việc ban hành Chuẩn Quốc gia về

(ii) các dịch vụ cs KSS, hỗ trợ cho hoạt động giám sát như là biện pháp đế phát hiện và giải quyết vấn đề).

(iii) Chất lượng chăm SÓC' Liên quan nhiều đến các yếu tố khả năng kỹ thuật, cung cấp thông tin, tổ chức cung cấp dịch vụ hợp lý

(Ui) Tác động Đó chính là kết quả của việc cung cấp dịch vụ CSSK.SS đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện qua các chỉ số được cải thiện như: Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng, tỷ số chết mẹ

Ba thành tố này có mối quan hệ tương tác lẫn nhau Một chương trình chăm sóc SKSS có đầy đủ nguồn lực đầu vào (ví dụ: trang thiết bị, nhân lực, tài chính ) và đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc thì sẽ đưa lại tác động, hiệu quả, ví dụ như: hiểu biết của khách hàng được nâng cao, tỷ lệ sử dụng dịch vụ tăng, tỷ lệ chết mẹ giảm

1.5.3 Khung lý thuyết của chất lượng chăm sóc trước sinh (Phụ lục 3)

Từ sơ đồ khung chất lượng dịch vụ CSSKSS, tại nghiên cứu này chúng ta có thể khái quát lên khung lý thuyết của chất lượng dịch vụ CSTS bao gồm 2 thành tố: (1) Phía cung cấp dịch vụ và (2) Phía sử dụng dịch vụ hay còn nói là khách hàng Thành tổ (1) bao gồm toàn bộ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, tài liệu truyền thông, nhân lực và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ cung cấp dịch vụ và thành tố (2) chính là tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ CSTS, sự hài lòng của khách hàng.

1.5.4 Khung lý thuyết trong nghiên cứu (Phụ lục 4)

Trên cơ sở khung lý thuyết trên, chúng tôi xây dựng khung lý thuyết cho việc đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ CSTS tại phụ lục 4 của nghiên cứu này.

1.5.5 Dịch vụ chăm sóc trước sinh dùng trong nghiên cứu Đánh giá việc sử dụng dịch vụ CSTS mà chúng tôi đề cập trong nghiên cứu này bao gồm 6 loại dịch vụ: (i) Khám thai; (ii) Xét nghiệm nước tiểu; (iii) Tiêm phòng uốn ván; (iv) cấp/kê đơn uống viên sắt; (v) Quản lý thai nghén (Dịch vụ này bao gồm: Các bà mẹ được cấp phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ tại nhà (Phiếu thăm thai) và được ghi vào sổ khám thai tại trạm);(vi) Giáo dục sức khỏe; Các dịch vụ khác như thử huyết sắc tố, siêu âm tất cả các TYT xã đều chưa có nên chúng tôi không đưa vào đây.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, định lượng kết hợp với định tính 2.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Trạm y tế xã (Đe đánh giá mục tiêu 1 - Tính sẵn có của dịch vụ CSTS)

- CBYT xã (Để đánh giá mục tiêu 2 - Kiến thức và thực hành của CBYT về CSTS)

- Bà mẹ sinh con từ 1/1/2010 đen 1/4/2010 hiện đang sổng tại tất cả các xã (Để đánh giá mục tiêu 3 - Sừ dụng dịch vụ của PNCT)

1.1.2 Thời gian: Được tiến hành từ tháng 4/2010 đến tháng 10/2010.

1.1.3 Địa điểm: Tại tất cả các xã huyện Cao Phong

2.3 Xác định cỡ mẫu, cách chọn mẫu

- Chọn mẫu có chủ đích đổi với tất cả 13 TYT xã của huyện Cao Phong (Để đánh giá tính san có của dịch vụ CSTS - Mục tiêu 1)

- Chọn mầu có chủ đích 33 cán bộ cung cấp dịch vụ CSTS của 13 TYT xã Mỗi xã sẽ chọn 02

- 03 cán bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ CSTS bao gồm: 01 cán bộ phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe sinh sàn và 02 cán bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ CSTS khác (Đê đánh giá kiến thức và kỹ năng thực hành CSTS của CBYT- Mục tiêu 2) - Chọn mẫu toàn bộ 134 bà mẹ sinh con trong khoảng thời gian từ 1/1/2010 đến 1/4/2010, sinh sổng tại xã trong thời gian từ 4/2009 đến thời điểm điều tra trên tổng sô 145 bà mẹ (Đe âánh giả tình hình sử dụng dịch vụ CSTS - Mục tiêu

3) 11 đổi tượng không tham gia nghiên cứu do không gặp được đối tượng hoặc không phỏng vấn do con dã bị tử vong.

Phương pháp này dùng để thu thập thông tin minh họa thêm cho phần định lượng có tập trung tìm hiểu một sổ yếu tố thuận lợi/khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến công tác CSTS từ đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp.

- Chọn chủ đích 3 xã tham gia nghiên cứu Việc chọn xã căn cứ theo Quyết định sổ 301/2006/ QĐ-ƯBDT ngày 27/11/2006 của ưỷ ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển 3 khu vuc huyện Cao phong là:

Khu vực 1: 1 xã chọn 1 xã

Khu vực 2: 9 xã, bốc thăm ngẫu nhiên chọn 1 xã, chọn được xã Thu Phong

Khu vực 3: 3 xã, bốc thăm ngẫu nhiên chọn 1 xã, chọn được xã Yên Thượng

- Từ 03 xã được chọn, chọn chủ đích 3 cuộc TLN với CBYT, 03 cuộc TLN với bà mẹ sinh con từ 1/1 - 1/4/2010 và 03 cuộc TLN với cán bộ YTTB Tổng sổ có 9 cuộc TLN

- Lựa chọn 02 đối tượng để phỏng vẩn sâu bao gồm: (i) Trưởng khoa Chăm sóc SKSS huyện Cao phong; (ii) Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe bà mẹ - Kế hoạch hóa gia đình của Trung tâm CSSKSS tỉnh Hòa Bình.

2.4 Các biến số, chỉ số cần đánh giá

2.4.1 Các biến số cần đánh giá

* Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: Bao gồm thông tin chung của CBYT và cùa bà mẹ

Tên biên sô Định nghĩa Phưong pháp/

Là khoảng thời gian tính từ ngày, tháng, năm sinh

PV - Phiếu phỏng vẩn CBYT và bà mẹ

Dân tộc tính theo dân tộc khai trong sổ hộ khẩu Liệt kê theo các dân tộc thường có ở địa phưong (Kinh, Mường, Dao, dân tộc khác)

PV - Phiếu phỏng vấn CBYT và bà mẹ

3 Trình độ chuyên môn Là bằng cấp về chuyên môn ca PV - Phiếu phỏng

TT Tên biến số Định nghĩa Phương pháp/

(Đối với CBYT) nhất đạt được vấn CBYT

Số năm kinh nghiệm (Đối với CBYT)

Là số năm mà CBYT trực tiếp cung cấp dịch vụ CSTS

PV - Phiếu phỏng vấn CBYT

Trình độ học vấn (Đối với bà mẹ) Lớp học cao nhất đạt được

PV - Phiếu phỏng vấn bà mẹ 6

Nghề nghiệp (Đối với bà mẹ)

Công việc đang làm tạo ra thu nhập cao nhất

PV - Phiếu phỏng vấn bà mẹ

Thu nhập hàng năm của gia đình (Đối với bà mẹ)

Tống số thu nhập của gia đình ước tính từ các nguồn trong 1 năm

PV - Phiếu phỏng vấn bà mẹ

Số con hiện có (Đối với bà mẹ)

Số con đẻ ra sổng tính đến thời điếm nghiên cứu

PV - Phiêu phỏng vấn bà mẹ

Ngày sinh con lân gân đây nhất (Đối với bà mẹ) Là ngày sinh con gần đây nhất tính theo ngày dưong lịch

PV - Phiếu phỏng vấn bà mẹ

* Các biến số mô tả mục tiêu l (Tính sẵn có của: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, sổ lượng và trình độ cán bộ, các loại dịch vụ CSTS tại TYT xã

TT Tên biến số Định nghĩa Phương pháp/

1 TYT xã có điện thắp sáng

Là TYT có điện chiếu sáng tới các phòng chức năng phục vụ CSTN

- Phiếu thu thập thông tin TYT xã

2 TYT xã có đủ nước sạch Là TYT xã có nước sạch và đủ dùng cho hoạt động CSSKSS

- Phiếu thu thập thông tin TYT xã

TT Tên biến số Định nghĩa

Phương pháp/ Công cụ thu thập

3 TYT xã có điện thoại Là TYT xã có điện thoại và sử dụng được 24/24 h

- PV&Quan sát - Phiếu thu thập thông tin TYT xã

TYT có đủ phòng chức năng phục vụ CSSK.SS tại tuyến xã

TYT có ít nhất 4 phòng chức năng phục vụ CSSKSS, theo hướng dẫn CQG về CSSKSS

- Phiếu thu thập thông tin TYT xã

5 Phòng khám thai đảm bảo tiêu chuẩn

Là phòng có chức năng khám thai và quản lý thai nghén, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định trong hướng dẫn CQG về CSSKSScủaBYT

- Phiếu thu thập thông tin TYT xã

6 Phòng/Góc tư vấn đảm bảo tiêu chuẩn

Là phòng/góc có chức năng tư vấn, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định trong hướng dẫn CQG về CSSKSS của BYT

- PV&Quan sát - Phiếu thu thập thông tin TYT xã

7 Trang thiết bị cơ bản phục vụ khám thai

Là dụng cụ trang thiết bị Y tế tối thiểu phục vụ khám thai theo yêu cầu trong hướng dẫn CGG về CSSKSS của BYT

- Phiếu thu thập thông tin TYT xã

8 TYT xã có đủ tài liệu TT phát cho khách hàng

Là các tài liệu cung cấp thông tin vê CSTS, đủ cấp miễn phí cho các bà mẹ, ngôn ngữ phù hợp với bà mẹ

- PV&Quan sát - Phiếu thu thập thông tin TYT xã

9 TYT xã có đủ thuốc thiết yếu

TYT xã có đủ thuôc thiêt yêu phục vụ khám thai theo yêu cầu trong hướng dẫn CGG về

- PV&Quan sát - Phiếu thu thập thông tin TYT xã

TT Tên biến số Định nghĩa Phương pháp/

TYT xã có đủ cán bộ cung cấp dịch vụ về CSTS TYT có ít nhất 02 CBYT có thể cung cấp được dịch vụ này

- Phiếu thu thập thông tin TYT xã

11 TYT xã có cung cấp dịch vụ khám thai

Là TYT có cán bộ cung cấp được dịch vụ khám thai

- PV&Quan sát - Phiếu thu thập thông tin TYT xã

TYT xã có cung cấp dịch vụ thử protein niệu

Là TYT có cung cấp được dịch vụ thử protein niệu cho phụ nừ mang thai

- PV&Quan sát - Phiếu thu thập thông tin TYT xã

13 TYT xã có tiêm phòng uốn ván

Là TYT có cán bộ cung cấp được dịch vụ TPUV cho phụ nữ mang thai

- PV&Quan sát - Phiếu thu thập thông tin TYT xã

14 TYT xã cung cấp viên sắt

Là TYT có cán bộ kê đon/ bán hoặc cung cấp miễn phí viên sắt cho PNMT

- PV&Quan sát - Phiếu thu thập thông tin TYT xã

TYT xã có cung cấp hoạt động giáo dục SK cho phụ nữ có thai

Là TYT có cán bộ cung cấp được dịch vụ tư Vấn/GDSK cho phụ nữ mang thai

- PV&Quan sát - Phiếu thu thập thông tin TYT xã

TYT xã có cung cấp hoạt động QLTN cho PNCT

Là TYT có đủ các công cụ như: phiếu khám thai, sổ KT, bảng QLTN, hộp phiếu hẹn

- PV&Quan sát - Phiếu thu thập thông tin TYT xã

* Các biến sổ mô tả mục tiêu 2 (Kiến thức và kỹ năng thực hành về CSTS của CBYT)

TT Tên biến số Định nghĩa

Phuong pháp/ Công cụ thu thập

CBYT có kiến thức đạt về

CSTS theo Chuẩn Quốc gia

CBYT đạt điểm kiến thức theo từng nội dung của CSTS và 9 bước khám thai theo CQG Chi tiết đánh giá

“Đạt” được mô tả trong chương 2, mục 2.4.3

- Phiếu PV và quan sát cán bộ CBYT

CBYT có thực hành đạt về

CSTS theo Chuẩn Quốc gia

CBYT đạt mức điểm về thực hành 9 bước khám thai theo quy định của Chuẩn Quốc gia Chi tiết đánh giá

“Đạt” được mô tả trong chương 2, mục 2.4.3

- PV&Quan sát - Phiếu PV và quan sát cán bộ CBYT

* Các biến sổ mô tả mục tiêu 3 (Thực trạng sử dụng dịch vụ CSTS của PNCT tại TYTxã)

Ten biên sô Định nghĩa Phương pháp/

Là hành vi của bà mẹ đến CSYT để kiểm tra sức khỏe bà mẹ và thai nhi

Lý do không đi khám thai Nguyên nhân làm cho các bà mẹ không đi khám thai lần nào

Là số lần khám thai của bà mẹ tại TYT xã hoặc ở nơi khác trong suốt quá trình mang thai

23 Khám thai đúng đủ 3 lần theo quy định

Là lẩn 1 khám vào 3 tháng đầu, lần 2 vào 3 tháng giữa và lần 3 vào 3 tháng cuối Lần đến đẻ

TT Tên biến số Định nghĩa PhưoBg pháp/

Công cụ thu thập không được tính là lần khám thai

Lý do PNCT không đi khám thai đúng đủ 3 lần theo quy định

Nguyên nhân làm cho các bà mẹ không đi khám thai đủ 3 lần trong 3 thời kỳ

25 Xét nghiệm nước tiểu tìm protein niệu

Là dịch vụ do CBYT cung cấp cho bà mẹ khi mang thai (Lấy nước tiểu để thử bằng que thử hay đốt)

Là dịch vụ TPUV do CBYT cung cấp cho bà mẹ khi mang thai

Lý do PNCT không tiêm phòng uốn ván/hoặc tiêm không đủ 2 mũi tại TYT xã

Là các nguyên nhân khiến cho các bà mẹ không tiêm phòng uốn ván tại TYT xã trong thời kỳ mang thai

Là hành vi uổng viên sắt mà bà mẹ thực hiện khi mang thai

Lý do PNCT không uổng/ uổng không đủ vien săt khi mnag thai

Là các nguyên nhân khiến cho các bà mẹ không uổng/uống không đủ viên sắt trong thời kỳ mang thai

Là phiếu thăm thai do CB YT cấp cho bà mẹ khi khám thai

Các dịch vụ GDSK mà bà mẹ nhận được từ TYT xã khi mang thai (Qua tư vấn, giao dục nhóm )

2.4.2 Câu hỏi đánh giá và các chỉ số đánh giá: Phụ lục 2

* Mục tiêu 1: Đánh giá “Đạt”về Cơ sở hạ tầng/trang thiết bị/Thuốc/Tài liệu TT/Nhân lực

Việc đánh giá mục tiêu này được trình bày chi tiết tại bảng trong bảng 1,2,3,4 phần “Ket quả đánh giá” nên chúng tôi không mô tả ở đây.

* Mục tiêu 2: Đánh giá “Đạt” về phần kiến thức và thực hành của CBYT về CSTS Phần kiến thức: Có 12 nội dung được mã hóa từ Bl - B12 với 48 tiêu chí trả lời (Chi tiết tại phụ lục 5.2)

* Đánh giá từng nội dung

Câu Bl (Ke nội dung của CSTS): Trả lời được 6/8 tiêu chí là đạt

Câu B2 (Hỏi): Hỏi được 6/7 yếu tố là đạt

Câu B3 (Khám toàn thân): Kể được 6/8 tiêu chí là đạt

Câu B4 (Khám sản): Kể được 1 tiêu chí là đạt

Câu B5 (Xét nghiệm): Kể được xét nghiệm tìm protein trong nước tiểu là đạt

Câu B6 (Tiêm phòng uốn ván): Ke được được 2 tiêu chi là đạt

Câu B7 (Cung cấp viên sắt): Kể được 2/3 tiêu chí là đạt

Câu B8 (Giáo dục sức khoẻ): Ke được 2/3 tiêu chí là đạt

Câu B9 (Thông báo kết quả và hẹn khám lại): Kể được 2 tiêu chí là đạt

Câu B10 (Quản lý thai nghén): Kể được 3/4 công cụ là đạt

Câu B11: Trả lời được 4/5 tiêu chí là đạt

Câu BI2: Trả lời được % tiêu chí là đạt

Kiến thức đạt khi trả lời được 38/48 tiêu chí

Không đạt khi

Ngày đăng: 01/12/2023, 08:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Cơ sở hạ tầng tại các trạm y tế xã (n =13) - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.1. Cơ sở hạ tầng tại các trạm y tế xã (n =13) (Trang 40)
Bảng 3.2. Phương tiện khám thai (n = 13) - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.2. Phương tiện khám thai (n = 13) (Trang 41)
Bảng 3.3. Thuốc và tài liệu truyền thông (n = 13) TT Nội dung đánh giá theo Chuẩn - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.3. Thuốc và tài liệu truyền thông (n = 13) TT Nội dung đánh giá theo Chuẩn (Trang 42)
Bảng trên cho thấy: (i) Tất cả TYT xã đều có đủ cán bộ cung cấp dịch vụ CSTS. (ii) 13/13 TYT xã đều cung cấp 6 loại dịch vụ CSTS - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng tr ên cho thấy: (i) Tất cả TYT xã đều có đủ cán bộ cung cấp dịch vụ CSTS. (ii) 13/13 TYT xã đều cung cấp 6 loại dịch vụ CSTS (Trang 44)
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ chuyên mônBiểu 3.1. Phân bố đối tượi - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ chuyên mônBiểu 3.1. Phân bố đối tượi (Trang 45)
Bảng 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và dân tộc - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và dân tộc (Trang 47)
Bảng 3.8. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và trình độ học vấn - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.8. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và trình độ học vấn (Trang 51)
Bảng 3.9. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.9. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp (Trang 51)
Bảng trên cho thấy: Các hộ có thu nhập bình quân (Đồng/người/tháng) dưới 400.000 đồng chiếm tỷ lệ 28,4% (Tương đương mức nghèo); Từ 401.000  - 520.000 đồng chiếm tỷ lệ 18,7% (Mức cận nghèo) - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng tr ên cho thấy: Các hộ có thu nhập bình quân (Đồng/người/tháng) dưới 400.000 đồng chiếm tỷ lệ 28,4% (Tương đương mức nghèo); Từ 401.000 - 520.000 đồng chiếm tỷ lệ 18,7% (Mức cận nghèo) (Trang 52)
Bảng 3.12. Khám thai 3 lần đúng lịch tại trạm y tế xã - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.12. Khám thai 3 lần đúng lịch tại trạm y tế xã (Trang 53)
Bảng 3.13. Giai đoạn khám thai TT Giai đoạn - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.13. Giai đoạn khám thai TT Giai đoạn (Trang 54)
Bảng 3.15. Xét nghiệm nước tiểu tại trạm y tế xã - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.15. Xét nghiệm nước tiểu tại trạm y tế xã (Trang 55)
Bảng 3.14. Cấp phiếu khám thai tại trạm y tế xã - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.14. Cấp phiếu khám thai tại trạm y tế xã (Trang 55)
Bảng 3.16. Tiêm phòng uốn ván tại trạm y tế xã - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.16. Tiêm phòng uốn ván tại trạm y tế xã (Trang 56)
Bảng 3.17. Cấp và kê đơn viên sắt cho bà mẹ tại trạm y tế xã - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.17. Cấp và kê đơn viên sắt cho bà mẹ tại trạm y tế xã (Trang 57)
Bảng 3.18. Giáo dục sức khỏe tại trạm y tế xã - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
Bảng 3.18. Giáo dục sức khỏe tại trạm y tế xã (Trang 58)
Bảng ưên cho thấy có 98,5% bà mẹ đi khám thai, 86,9% bà mẹ được cấp phiếu QLTN, 84,3% được xét nghiệm nước tiểu, 97% được TPUV, 91,8% được cấp/kê đơn uống viên sắt và 97,8% được giáo dục sức khỏe tại TYT xã - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
ng ưên cho thấy có 98,5% bà mẹ đi khám thai, 86,9% bà mẹ được cấp phiếu QLTN, 84,3% được xét nghiệm nước tiểu, 97% được TPUV, 91,8% được cấp/kê đơn uống viên sắt và 97,8% được giáo dục sức khỏe tại TYT xã (Trang 60)
2. Bảng hỏi về kiến thức của CBYT - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
2. Bảng hỏi về kiến thức của CBYT (Trang 98)
1. Hình thức: Tổ chức hội nghị báo cáo 2. Nội dung: - Luận văn đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại các trạm y tế xã huyện cao phong tỉnh hòa bình
1. Hình thức: Tổ chức hội nghị báo cáo 2. Nội dung: (Trang 124)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w