1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam

93 550 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4 1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính. 4 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp. 4 1.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiêp. 6 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 6 1.2. Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 8 1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 11 1.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. 12 1.3.1. Phương pháp phân tích tài chính. 12 1.3.2. Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp. 15 CHƯƠNG 2 28 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM QUA NĂM 2009 VÀ NĂM 2010 28 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam. 28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Chế Tác Đá Việt Nam. 28 2.1.2. Chức năng, nhiêm vụ, cơ cấu tổ chức, mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty. 29 2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây. 36 2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Chế tác Đá Việt Nam qua năm 2009 và năm 2010. 37 2.2.1. Phân tích khái quát báo cáo tài chính của công ty qua hai năm 2009 và 2010. 37 2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của công ty. 50 2.2.3. Phân tích rủi ro tài chính. 57 2.2.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (sử dụng đẳng thức Dupont). 60 2.2.5. Phân tích các đòn bẩy tài chính 67 2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính 72 CHƯƠNG 3 74 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM 74 3.1. Đánh giá chung 74 3.2. Một số giải pháp củng cố tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam. 75 3.2.1. Biện pháp 1: Giảm lượng hàng tồn kho trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu nâng cao hiệu quả tài chính. 75 3.2.2. Biện pháp mở rộng qui mô sản xuất làm tăng doanh thu 80 3.2.3. Kết quả thực hiện biên pháp. 87 KẾT LUẬN 90

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4

1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính 4

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 4

1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiêp 6

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 6 1.2 Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 8

1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 11

1.3 Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 12

1.3.1 Phương pháp phân tích tài chính 12

1.3.2 Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 15

CHƯƠNG 2 28

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM QUA NĂM 2009 VÀ NĂM 2010 28

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam 28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Chế Tác Đá Việt Nam 28

2.1.2 Chức năng, nhiêm vụ, cơ cấu tổ chức, mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty 29

2.1.3 Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây 36

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Chế tác Đá Việt Nam qua năm 2009 và năm 2010 37

2.2.1 Phân tích khái quát báo cáo tài chính của công ty qua hai năm 2009 và 2010 37

2.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính của công ty 50

2.2.3 Phân tích rủi ro tài chính 57

2.2.4 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (sử dụng đẳng thức Dupont) 60

2.2.5 Phân tích các đòn bẩy tài chính 67

2.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính 72

CHƯƠNG 3 74

Trang 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẨN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM 74

3.1 Đánh giá chung 74

3.2 Một số giải pháp củng cố tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam 75

3.2.1 Biện pháp 1: Giảm lượng hàng tồn kho trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu nâng cao hiệu quả tài chính 75

3.2.2 Biện pháp mở rộng qui mô sản xuất làm tăng doanh thu 80

3.2.3 Kết quả thực hiện biên pháp 87

KẾT LUẬN 90

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã và đang

có những chuyển biến mạnh mẽ Kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nướclàm cho nền kinh tế cả nước nói chung và các doanh nghiệp, các tế bào của nền kinh

tế quốc dân nói riêng có nhiều cơ hội phát triển mới Tuy nhiên, nền kinh tế thịtrường cũng đặt ra nhiều thách thức hơn, khó khăn cho doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế trong nước Cạnh tranh để tìm kiếm thị trường (cả đầu vào lẫn đầu ra)nhu cầu về vốn, chất lượng sản phẩm… Do vậy các nhà quản lý doanh nghiệp phảihết sức linh hoạt trong quá trình tổ chức và quản lý để hoạt động sản xuất kinh doanh

có hiệu quả, doanh nghiệp có vị thế trên thị trường

Để có những thông tin đúng đắn, chính xác nhằm đánh giá, điều chỉnh các mốiquan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải đánh giáđúng thực trạng về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, xác định nguyên nhân vàmức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu vànhững quyết định cần thiết nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất kinh doanh, đó là nhiệm

vụ của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Quá trình sản xuất kinh doanh của ngành Chế tác đá nói riêng và vật liệungành xây dựng nói chung đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định, ngày càng

mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm qua hàng năm Công ty sản xuất chế tác đángày càng mở rộng qui mô sản xuất để ra được nhiều sản phẩm, chất lượng sản phẩmngày càng cao

Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chủ yếu làchế tác các sản phẩm từ đá nhân tạo Công ty đã phát triển các nguồn lực về tài sản,thiết bị phục vụ cho việc tăng năng suất, nguồn lực lao động đông cả về số lượng vàchất lượng Cùng với việc mở rộng quy mô, tăng cường các nguồn lực nhằm nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh, việc phát triển các chính sách kinh tế, xã hội cũng làmột vấn đề hết sức quan trọng Nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh phải kể đếnhoạt động tài chính của công ty Việc tiến hành phân tích tài chính giúp cho công ty

và các cơ quan quản lý cấp trên nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ

Trang 4

được nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính củaCông ty như thế nào tốt hay xấu.

Xuất phát từ suy nghĩ trên, cùng thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Chế

Tác Đá Việt Nam em chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam”.

Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp với lý luận thực tiễn, đề tài nhằm phântích thực trạng hoạt tài chính của Công ty, khẳng định những kết quả đạt được vànhững hạn chế cần khắc phục đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện góp phần nângcao hiệu quả tài chinh tại Công ty

Đồ án tốt nghiệp gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp.

Chương 2:Phân tich thực trạng tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam.

Chương 3: Đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam.

Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong bộ môn và sự hướngdần tận tình của thầy Tiến Sĩ Đào Thanh Bình Do thời gian có hạn mức độ đầu tưnghiên cứu có phần hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót Rất mongđược sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các Thầy cô giáo để em có thể vận dụng kiếnthức đã học vào thực tế tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Khuất Thị Huyền

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính.

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp.

Ở bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng phải cómột lượng vốn nhất định, đây là một yếu tố quan trọng và tiền đề trong mọi hoạt độngcủa doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động phát sinh các luồng tiền gắn liền vớihoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự vận động của cácluồng tiền tạo nên sự vận động của các luồng tài chính của doanh nghiêp Để hiểu rõtài chính doanh nghiệp là gì thì phải hiểu được khái niệm tài chính doanh nghiệp dướiđây

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế biểu hiện bằng tiềndưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệcủa doanh nghiệp để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cácnhu cầu chung của xã hội Hay nói cách khác tài chính doanh nghiệp là các mối quan

hệ phân phối dưới hình thưc giá trị gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệcủa doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Về hình thức, tài chính doanh nghiệpphản ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình phânphối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanhnghiệp

Các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp bao gồm:

Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước.

Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối vớiNhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp

Quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường tài chính.

Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồntài trợ Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhucầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài

Trang 6

hạn Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tàitrợ Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng sốtiền tạm thời chưa sử dụng.

Quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường khác.

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệpkhác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao đông Đây là thị trường màtại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm laođộng, dịch vụ viễn thông… Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp cóthể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng Trên cơ sở đó,doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãnnhu cầu của thị trường

Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.

Đây là quan hệ trong các bộ phận sản xuất – kinh doanh, giữa các cổ đông vàngười quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vồn và quyền sở hữu vốn.Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanhnghiệp như: chính sách cổ tức, chính sách đầu tư, chính sách về chi phí vốn,….Cụ thểlà:

+ Quan hệ kinh tế giữa Doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ, độisản xuất trong việc thanh toán và tạm ứng thanh toán

+ Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong quátrình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng,tiền phạt, lãi cổ phần

+ Quan hệ thanh toán, cấp phát và điều hòa vốn giữa các đơn vị trực thuộctrong nội bộ doanh nghiệp với tổng công ty

+ Những quan hệ trên một mặt phản ánh doanh nghiệp là một đơn vị kinh tếđộc lập, chiếm địa vị là một chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ánh rõ nétmối liên hệ tài chính doanh nghiệp với các tổ chức

Trang 7

1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiêp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kếtcấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánhgiá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu màdoanh nghiệp đề ra hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó đưa racác quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp

Hoặc Phân tích tài chính là quá trình xem xét hiện trạng tài chính của doanhnghiệp trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác thuộc cùng một ngành kinh doanh

mà trước hết với đối thủ cạnh tranh trực tiếp Điều này giúp nhà quản lý nhận biết cácđiểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp về mặt tài chính, từ đó đề ra các biện phápnhằm cải thiện tình hình

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báocáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phươngpháp , công cụ và kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khácnhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiếthoạt động tài chính doanh nghiệp

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh

nghiệp.

a Mục tiêu.

Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là nhận dạng những điểm mạnh,điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính của doanh nghiệp bao gồm các tiêu chísau:

- An toàn tài chính (khả năng thanh khoản và khả năng quản lý nợ)

- Hiệu quả tài chính (khả năng sinh lời và khả năng quản lý tài sản)

- Tổng hợp hiệu quả và rủi ro tài chính (đẳng thức Dupont)

Sau khi nhận dạng, tìm hiểu tiêu chí đó của doanh nghiệp để có thể giải thíchcác nguyên nhân đứng đằng sau thực trạng đó, từ đó đưa ra đề xuất các giải pháp tận

Trang 8

dụng điểm mạnh và thuận lợi, khắc phục điểm yếu và khó khăn nhằm cải thiện tìnhhình tài chính doanh nghiệp.

b Ý nghĩa.

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp được nhiều các nhân, tổ chức quantâm cũng như nhà quản lý doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, cácnhà quản lý chức năng… Tuy nhiên, mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm ở những khíacạnh khác nhau khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Vì vậy, phân tích tìnhhình tài chính cũng sẽ có ý nghĩa khác nhau đối với từng cá nhân, tổ chức

- Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Mối quan

tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Bên cạnh đó, các nhàquản lý doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như: tạo công ăn việclàm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ chi phí thấp,đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ thựchiện được các mục tiêu này nếu đáp ứng được thử thách sống còn và mục tiêu cơ bản

là kinh doanh có lãi và trả được nợ Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn hếtnguồn vốn và phải đóng cửa doanh nghiệp Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khảnăng thanh toán nợ đến hạn cũng buộc ngừng hoạt động và đóng cửa Như vậy, hơn

ai hết, các nhà quản trị doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin vàhiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tàichính, khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và định hướng tài chính nhằm đưa ra quyếtđịnh đúng đắn nhất cho doanh nghiệp

- Đối với các ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Mối quan tâm của họ

hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới sốlượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh Từ đó, so sánh với

nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiêp Ngoài ra,ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng đến số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốnchủ sở hữu này là khoản tiền bảo hiểm cho họ trong trường hợp công ty gặp rủi ro.Không một ngân hàng hay quỹ tín dụng nào sẵn sang cho vay nếu các thông tin chothấy người vay không đảm bảo chắc rằng khoản vay đó sẽ được thanh toán khi đến

Trang 9

hạn Các chủ nơ cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đây là cơ

sở để thanh toán vốn vay và lãi vay dài hạn

- Đối với nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hóa, dịch vụ: Họ phỉa biết được khả

năng thanh toán hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp để quyết định xem cócho phep doanh nghiệp mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không

- Đối với các chủ đầu tư: Mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi

ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lời, khả năng thanh toán… Vì vậy, họ cần nhữngthông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh,các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp Đồng thời, các nhà đầu tu cũng rất quantâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý Điều đónhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cao cho các nhà đầu tư

- Bên cạnh đó các chủ doanh nghiệp (chủ sở hữu), các nhà quản lý, các nhà đầu

tư, ngân hàng còn có nhiều nhóm người khác quan tâm tới tình hình tài chính củadoanh nghiệp Đó là cơ quan tài chính, thuế, chủ quản, các nhà phân tích tài chính,những người lao động… Những nhóm người này có nhu cầu thông tin cơ bản làgiống nhau như ngân hàng, các nhà đầu tư…bởi vì nó liên quan đến quyền lợi vàtrách nhiệm, đến khách hàng tương lai và hiện tại của doanh nghiệp

1.2 Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hìnhtài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích và lượng hóa tác độngcủa các nhân tố đối với tình hình và kết quả tài chính nhằm đưa ra kế hoạch và biệnpháp quản lý phù hợp Vì vậy, cơ sở để phân tích là thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thểhiện và kết quả thể hiện tình hình và kết quả tài chính của doanh nghiệp được tổnghợp trên báo cáo tài chính cũng như số liệu được tập hợp trong hệ thống kế toán quảntrị của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chínhdoanh nghiệp Báo cáo kế toán tài chính phản ánh một cách tổng quát, toàn diện, tìnhhình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Trang 10

Các báo cáo tài chính quan trọng thường được sử dụng làm nguồn tài liệu đểphân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ngoài các báo cáo tài chính kể trên, khi phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp cũng cần phải quan tâm đến các thông tin bên ngoài doanh nghiêp như: thôngtin về tình hình phát triển kinh tế trong nước, ngành kinh tế mà doanh nghiệp đanghoạt động và các ngành khác liên quan Các thông tin liên quan đến chính sách kinh

tế tài chính của chính phủ, thông tin về các đối thủ cạnh tranh… cũng cần phải đượcchú ý xem xét trong quá trình phân tích

Các báo cáo trên cung cấp thông tin đầu vào cơ bản và hữu ích cho nhà phântích nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.2.1 Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản vànguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể trong quá trình hoạt động kinhdoanh Bảng cân đối kế toán có đặc điểm cơ bản:

- Được xác định trên cơ sở số dư của các tài khoản tài sản và nguồn vốn củadoanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán

- Phản ánh tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thờiđiểm xác định, do vậy có thể xem bảng cân đối kế toán là một tấm chụp về cơ cấu tàichính của doanh nghiệp

Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm những yếu tố cơ bản sau:

Bên tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tạithời điểm lập báo cáo và được chia là hai loại: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn Về

Trang 11

mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền pháp lý, sửdụng lâu dài, gắn với mục đích thu được các khoản lợi nhuận.

Bên nguồn vốn phản ánh toàn bộ các nguồn vốn và cơ cấu vốn của doanhnghiệp tại thời điểm báo cáo Doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn vốn khácnhau, căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia làm hai loại: nợ phải trả và vốn chủ sởhữu Về pháp lý, nguồn vốn cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đãđăng kí kinh doanh với nhà nước, số tài sản đẫ được hình thành bằng nguồn vốn vayngân hang, vay các đối tượng khác, cũng như trách nhiệm thanh toán với người laođộng, cổ đông, nhà cung cấp, ngân sách…

Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận dạng được loại hìnhdoanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp Bảng cân đối kếtoán là một tài liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khảnăng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanhnghiệp

1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo kế toán tài chính phản ánhNgoài ra, báo cáo này còn thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước cũngnhư tình hình thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và thuếgiá trị gia tăng hàng bán nội địa trong kỳ kế toán

Khác với bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD cũng là báo cáo tài chính quantrọng cho nhiều đối tượng cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động củadoanh nghiệp trong tương lai Báo cáo KQHĐKD cung cấp thông tin nhằm phục vụcho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, có thể kiểm tra được tìnhhình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước về cáckhoản thuế và các khoản phải nộp khác, đánh giá được xu hướng của doanh nghiệpqua các thời kỳ khác nhau

Trang 12

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm ba phần:

- Phần phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh sau mỗi thời kì hoạt động (Phần ILãi, Lỗ) Phản ánh nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí hoạt động sản xuấtkinh doanh và các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập, chi phí của từng hoạt động tàichính và các hoạt động bất thường cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của toàn doanh nghiệp Các chỉ tiêu thuộc thành phần này đêu được theo dõichi tiết theo số quý trước, quý này và lũy kế từ đầu năm

- Phần phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước gồmcác chỉ tiêu liên quan đến các loại thuế, các khoản phí và các khoản phải nộp khác(Phần II Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước) Các chỉ tiêu ở phần này cũngđược chi tiết thành số còn phải nộp kỳ trước, số phải nộp kỳ này, số đã nộp trong kỳ

và số còn nộp đến cuối kỳ này cùng với số phải nộp lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳbáo cao

- Phần phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại và thuế GTGThàng bán nội địa (Phần III thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm vàthuế GTGT hàng bán nội địa) Phần này chi tiết các chỉ tiêu liên quan đến thuế GTGT

mà doanh nghiệp phải nộp, được khấu trừ,…

1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việchình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp

Thông tin về lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp cung cấp cho người sửdụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và sử dụng cáckhoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luồng tiề phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đếnhoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác khôngphải là đầu tư và hoạt động tài chính, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khảnăng tạo ra tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản

nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà khôngcần đến các nguồn tài chính bên ngoài

Trang 13

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền liên quan đến việc muasắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác khôngthuộc các khoản tương đương tiền, còn các luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính

có liên quan đến việc thay đổi quy mô cơ cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay củadoanh nghiệp

1.3 Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.

1.3.1 Phương pháp phân tích tài chính.

Phương pháp phân tích tài chính là hệ thống các công cụ, biện pháp nhằm tiếpcân, nghiên cứu các hiện tượng, sự kiện, các mối quan hệ bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp, các nguồn dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tổng hợp, cácchỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung nhằm đánh giá tình hình tài chính doanhnghiệp

Về lý thuyết có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp như:phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp liên hệ, phươngpháp Dupont,… Trong đề tài này, tôi xin giới thiệu 4 phương pháp: so sánh, thay thếliên hoàn, tỷ lệ và phương pháp Dupont Nhưng mỗi phương pháp phân tích đều cónhững ưu điểm và nhược điểm nhất định Do vậy khi phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp chúng ta có thể kết hợp các phương pháp phân tích để có hiệu quả tốthơn

- Điều kiện so sánh:

Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”

Trang 14

Khi so sánh với các chỉ tiêu với nhau phải có cùng điều kiện, đảm bảo thốngnhất về nội dung kinh tế, tiêu chuẩn biểu hiện là phương pháp tính toán, thời giantương ứng và đại lượng biểu hiện, thống nhất về đơn vị tính toán các chỉ tiêu (cả vềhiện vật, giá trị và thời gian).

- Nội dung bao gồm:

So sánh số thực tế các số kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trướcnhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp, thấy tình hình tàichính của doanh nghiệp được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắcphục trong kỳ kinh doanh tiếp theo

So sánh số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức độphấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch

So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với mức trung bình ngành

So sánh theo chiều dọc: xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể

So sánh theo chiều ngang ở nhiều kỳ phân tích để thấy được sự biến động cả

về số tương đối và số tuyệt đối của các khoản mục nào đó qua các niên độ kế toánliên tiếp Trên cơ sở đó đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp tôt hayxấu, hiệu quả hay không hiệu quả

b Phương pháp tỷ lệ.

- Định nghĩa: là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích Đó

là các tỷ số đơn được thiết lập bởi các chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác

- Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụngngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn, bởi vì:

- Thứ nhất: nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy

đủ hơn Đó là cơ sở để hình thành các tỷ lệ tham chiếu tin cây cho việc đánh giá một

tỷ số của doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp

Trang 15

Thứ hai: việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩynhanh tính toán hàng loạt các tỷ số.

Thứ ba: phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quảnhững số liệu và phân tích có hệ thống hàng loạt cac tỷ số theo chuỗi thời gian liêntục hoặc theo từng giai đoạn

- Vể nguyên tắc, với phương pháp tỷ số yêu cầu cần xác định được các ngưỡng,các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở sosánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các giá trị tỷ lệ tham chiếu

c Phương pháp thay thế liên hoàn.

Phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân

tố đến kết quả kinh doanh khi các nhân tố này có quan hệ tích số, thương số hoặc kếthợp cả tích số và thương số với kết quả kinh tế Khi sử dụng phương pháp này, cầnthực hiện các trình tự sau:

- Trước hết, phải biết được các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng vớichỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính các chỉ tiêu đó

- Thứ hai, cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định: nhân tố sốlượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau, trường hợp có nhiều nhân tố số lượngcùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không đảolộn trình tự này

- Thứ ba, tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nói trên.Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, còn nhân tố chưa được thaythế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ kế hoạch hoặc kỳ thực tế Thay thế xong một nhân tố,phải tính ra một kết quả cụ thể của lần thay thế đó Lấy kết quả này so với (trừ đi) kếtquả cảu bước trước nó thì chênh lệch được chính là kết quả do ảnh hưởng của nhân tốvừa được thay thế

- Cuối cùng, có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp củacác nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính là chện lệch giữathực tế với kế hoạch kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích)

Trang 16

d Phương pháp Dupont.

Phương pháp phân tích tài chính Dupont là phương pháp nhằm đánh giá sự tácđộng tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, biến động chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm sốcủa một loạt các biến số

Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận được các nguyên nhân dẫnđến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chất của phươngpháp này là tách tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như lợi nhuậnsau thuế trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thànhtích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Từ đó có thể thấy đượcảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp

1.3.2 Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều cần có một lượngvốn nhất định Doanh nghiệp vừa phải huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầukinh doanh vừa phải phân phối, quản lý, sử dụng số vốn hiện có hợp lý và có hiệu quảcao nhất trên cơ sở chấp hành đúng chế độ , chính sách quản lý kinh tế tài chính củaNhà nước

Nội dung phân tích chủ yếu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp baogồm:

- Phân tích khái quát báo cáo tài chính

- Phân tích hiệu quả tài chính

+ Phân tích khả năng quản lý tài sản

+ Phân tích khả năng sinh lợi

- Phân tích rủi ro tài chính

+ Phân tích khả năng thanh toán

+ Phân tích khả năng quản lý nợ

- Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (sử dụng đẳng thức Dupont)

Trang 17

a Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích cơ cấu tài sản.

Phân tích cơ sấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thànhtổng tài sản của một doanh nghiệp Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà phân tích sẽnắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn

đã phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích cực chomục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không

- Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộcquyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồivốn trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm Tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp có thể tồn tại dưới trạng thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), dưới dạng đầu tưngắn hạn và các khoản nợ phải thu Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: vốnbằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho vàcác tài sản ngắn hạn khác Thuộc loại tài khoản này còn bao gồm tài khoản chi sựnghiệp

- Tài sản dài hạn: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp baogồm: tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH), tài sản cố định vô hình (TSCĐVH), TSCĐthuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liênkết, đầu tư vốn góp liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư XDCB ở doanh nghiệp,chi phí trả trước dài hạn

- Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và

so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phậntài sản chiếm trong tổng số tài sản

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản =

Phân tích cơ cấu nguồn vốn.

Trang 18

Để tiến hành hoat động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định nhucầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn Doanh nghiệp cóthể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó cóthể quy về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

- Nợ phải trả: Phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trìnhhoạt động kinh doanh, do vậy doanh nghiệp phải cam kết thanh toán và có tráchnhiệm thanh toán

- Vốn chủ sở hữu: Là vốn của chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và

bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh Ngoài ra còn có một số khoản phát sinhkhác như: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ của doanh nghiệp…

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ của doanhnghiệp về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay khó khănthách thức mà doanh nghiệp phải đương đầu

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản

và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mốiquan hệ này phần nào giúp cho nhà phân tích nhận thức được sự hợp lý giữa nguồnvốn daonh nghiệp huy động vốn và việc sử dụng chúng đầu tư, mua sắm, dự trữ và sửdụng có hợp lý, hiệu quả hay không

Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Việc phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận củadoanh nghiệp giúp cho nhà phân tích phần nào nhận thức được nguồn gốc, khả năngtạo ra lợi nhuận và xu hướng của chúng trong tương lai Việc phân tích này cần phảikết hợp so sánh chiều dọc và so sanh chiều ngang các mục trong báo cáo kết quả sảnxuất kinh doanh trên cơ sở tìm hiểu về những chính sách kế toán, những đặc điểm vàphương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận là nhằmmục đích trả lời các câu hỏi:

Trang 19

- Xem xét doanh thu bán hàng của doanh nghiệp đang tăng, ổn định hay sụtgiảm?

- Xem xét sự biến động của doanh thu do tác động của lượng bán hay giá bán?

- Đánh giá thị phần của doanh nghiệp đang được mở rộng hay đang bị thu hẹp?

- Lợi nhuận của doanh nghiệp có được cải thiện không?

- Lợi nhuận tạo ra có thể đủ để trả lãi vay cho các chủ nợ hay không?

- Chính sách phân phối của doanh nghiệp có hợp lý không?

b Phân tích hiệu quản tài chính.

Phân tích khả năng quản lý tài sản.

Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá cường độ sử dung hay mức quayvòng và sức sản xuất của tài sản trong năm

- Vòng quay hàng tồn kho.

Công thức tính vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hang tồn kho =

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Số vòng quay càng cao thì càng tốt

Doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hóa tiêu thụ trong kỳ, khôngphân biệt đã thu tiền hay chưa, trừ đi phần hoa hồng chiết khấu, giảm giá hay trả lạihàng bán

Hàng hóa tồn kho bao gồm toàn bộ các nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,thành phẩm, hàng hóa…

Nếu giá trị của tỷ số này thấp chứng tỏ rằng các loại tồn kho quá cao so vớidoanh số bán Một vấn đề mà chhungs ta phải lưu ý là mặc dù doanh thu thuần được

Trang 20

tạo ra trong suốt năm Do giá trị hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán là mức tồnkho tại một thời điểm cụ thể còn doanh thu thuần là giá trị được tạo ra trong suốt mộtchu kỳ kinh doanh nên khi tính toán tỷ số vòng quay hàng tồn kho phải sử dụng mứctồn kho bình dựa trên kết quả trung bình cộng các giá trị hàng tồn kho trong kỳ Giátrị trung bình của các chỉ tiêu được tính theo công thức chung:

Vòng quay TSDH càng cao chứng tỏ tài sản cố định có chất lượng cao, đượctận dụng đầy đủ, không nhàn rỗi và phát huy hết công suất, góp phần tăng doanh thu

và điều kiện quan trọng để sử dụng tốt TSNH, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trang 21

Vòng quay TSDH thấp do nhiều TSDH không hoạt động, chất lượng TSDHkém hoặc không hoạt động đúng công suất, làm cho doanh thu của doanh nghiệpgiảm

Vòng quay TSNH cao là cơ sở tốt để xó lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chiphí và giảm được lượng vốn đầu tư

Vòng quay TSNH thấp là do nhiều nguyên nhân như: tiền mặt nhàn rỗi , thuhồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá nhiều, quản lý vật tư không tốt,quản lý sản xuất không tốt, quản lý hàng chưa đạt yêu cầu

- Vòng quay tổng tài sản.

Vòng quay tổng tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các tài sản củadoanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đem lại baonhiêu đồng doanh thu Vòng quay tổng tài sản được tính theo công thức sau:

Vòng quay tổng tài sản =

Trang 22

Tổng tài sản là toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao gồm cả TSNH

và TSDH tại thời điểm tính toán

Vòng quay tổng tài sản là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp khả năng quản lý TSDH

và TSNH của doanh nghiệp

Vòng quay tổng tài sản cao chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp có chấtlượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong toàn

bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Vòng quay tài sản càng cao là cơ sởtốt để có lợi nhuận cao

Vòng quay tổng tài sản thấp do yếu kém trong khâu quản lý TSDH, quản lýtiền mặt, quản lý khoản phải thu kém, chính sách bán chịu, quản lý vật tư, quản lý sảnxuất, quản lý bán hàng kém

Phân tích khả năng sinh lợi.

Khả năng sinh lợi thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đây lànhững tỷ số quan trọng nhất trong doanh nghiệp Các chỉ số về khả năng sinh lợi baogồm:

- Tỷ số lợi nhuận biên hay lợi nhuận trên một đồng doanh thu (ROS), (Doanh

lợi tiêu thụ).

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đông lợinhuận Có thể dùng nó để so sánh với các tỷ số của năm trước hay so sánh với doanhnghiệp khác Tỷ số này biểu hiện dưới dạng phần trăm

ROS =

Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởngcủa các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Lợi nhuận thuần là khoản lợi nhuận ròng sau khi trừ đi các chi phí

- Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA).

Trang 23

Tỷ suất thu hồi tài sản đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty trong việc

sử dụng tài sản để tạo ra tài sản sau khi đã trừ đi thuế, không phân biệt tài sản nàyđược hình thành bởi vốn vay hay bằng vốn chủ sở hữu

ROA =

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng trong tài sản của doanh nghiệp tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp càng lớn

- Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE).

ROE đo lường mức lợi nhuận trên mức vốn đầu tư của các chủ sở hữu, côngthức ROE được tính như sau:

ROE =

Tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp gópphần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu ROE càng cao chứng tỏ trình độ sửdụng vốn chủ sở hữu càng tốt và ngược lại Đây là chỉ tiêu tài chính quan trọng vàthiết thực đối với chủ sở hữu

c. Phân tích rủi ro tài chính.

Phân tích khả năng thanh toán.

Để biết được khả năng thanh toán thì nhà phân tích phải tính được các chỉ sốkhả năng thanh toán ở một kỳ nào đó của doanh nghiệp Nếu các chỉ số này tốt chothấy tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt và ngược lại là dấu hiệu doanh nghiệp

có thể gặp khó khăn về tình hình tài chính

Muốn phân tích được khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta sử dụng các tỷ

số sau

Trang 24

- Khả năng thanh toán hiện hành.

Khả năng thanh toán hiện hành =

Chỉ tiêu này cho biết tại mỗi thời điểm nghiên cứu, toàn bộ giá trị tài sản thuầnhiện có của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của doanhnghiệp hay không

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp được chấp nhận haykhông tùy thuộc vào sự so sánh với giá trị trung bình ngành mà doanh nghiệp đangkinh doanh Bên cạnh đó, nó cũng được so sánh với các giá trị của tỷ số này củadoanh nghiệp trong năm trước đó

Khi giá trị của tỷ số thanh toán hiện hành giảm Chứng tỏ khả năng thanh toán

nợ của doanh nghiệp giảm và cũng báo hiệu trước khó khăn tài chính của doanhnghiệp trong thời gian tới, trường hợp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín và chất lượngkinh doanh của doanh nghiệp Và ngược lại chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanhtoán hiện tại càng cao, đó là nhân tố tích cực góp phần ổn định tình hình tài chính củadoanh nghiệp

Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao, thì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vàoTSNH hay đơn giản là việc quản lý TSNH của doanh nghiệp không đạt hiệu quả bởi

có nhiều tiền mặt nhàn rỗi gây lãng phí cho việc sử dụng vốn vò nó có thể làm giảmlợi nhuận của doanh nghiệp

- Khả năng thanh toán nhanh.

Trong nhiều trường hợp, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành không phản ánhchính xác khả năng thanh toán như: Hàng tồn kho là những loại hàng hóa khó bán thìdoanh nghiệp rất khó bán chúng để trả nợ Vì vậy phải quan tâm đến khả năng thanhtoán nhanh

Trang 25

Chỉ số này cho biết khả năng thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựatrên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toáncần thiết.

Khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn bao gồm tiến mặt, tiền gửi ngân hàng, các loại chứng khoán

có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh và các khoản phải thu

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng dồidào, tuy nhiên chỉ số này cao quá có thể dẫn tới vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhànrỗi, ứ đọng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp

Chỉ tiêu này quá thấp chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toáncác khoản công nợ Trường hợp chỉ tiêu này thấp quá kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tíncủa doanh nghiệp và có thể dẫn đến doanh nghiệp có thể bị giải thể hoặc phá sản

- Khả năng thanh toán tức thời.

Khả năng thanh toán tức thời =

Chỉ số này đánh giá khả năng thanh toán ngay tức thời các khoản nợ đến hạnbằng tiền mặt hoặc bằng các loại ngân phiếu, tiền gửi ngân hàng

Phân tích khả năng quản lý vốn vay.

- Chỉ số nợ.

Nghiên cứu chỉ số tài chính là cơ sở để giúp doanh nghiệp lựa chọn các quyếtđịnh chính xác về việc tìm các nguồn lực tài trợ, ước lượng chi phí tài chính, khảnăng chi trả… để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khảnăng quản lý vốn vay là một chỉ tiêu quann trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lývốn không phải là của doanh nghiệp

Trang 26

Chỉ số nợ =

Tổng số nợ là toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báocáo tài chính Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả, các hóa đơn muahàng phải thanh toán, các khoản nợ lương, thuế… Các khoản nợ dài hạn là nhữngkhoản nợ có thời gian thanh toán trên 1 năm như: vay dài hạn, trái phiếu, giá trị tàisản thuê mua…

Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn hay là tổng giá trị toàn bộkinh phí đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phần bên tráicủa bảng cân đối kế toán

- Chỉ số thanh toán lãi vay

Chỉ số thanh toán lãi vay =

Nếu hệ số này quá thấp thì sẽ không tốt cho doanh nghiệp vì nó cho thấydoanh nghiệp không có khả năng trả lãi vay, do vậy doanh nghiệp có thể gặp khókhăn trong việc bổ sung vốn kinh doanh bằng đi vay

d Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (sử dụng đẳng thức Dupont).

Mô hình tài chính Dupont là một trong các mô hình thường được vận dụng đểphân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết giữacác yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra Yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thể hiện bằngcác tài sản đầu tư Kết quả đàu ra của doanh nghiệp đó là chỉ tiêu doanh thu thuần, lợinhuận Mục đích của mô hình Dupont là phân tích khả năng sinh lời của một đông tàisản mà doanh nghiệp sử dụng, để từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết địnhnhằm đạt được khả năng lợi nhuận mong muốn

Đẳng thức Dupont thứ nhất:

Trang 27

Doanh thu thuần Tổng TS bình quân

Có 2 hướng để tăng chỉ số ROA là tăng ROS hoặc tăng VQTTS hoặc tăng cảhai Muốn tăng ROS cần phải phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phi, tănggiá bán để có lợi nhuận cao hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm Tuy nhiên việc tăng giábán hiện nay là không thể vì nó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Muốntăng VQTTS phải tiết kiệm tài sản, tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán, tăngcường các hoạt động xúc tiến bán hàng, chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trên mỗi đơn vịsản phẩm

- Đẳng thức Dupont thứ hai

Tổng TS bình quân VCSH bình quân

VCSH bình quân

Đẳng thức Du Pont thứ 2 cho ta thấy muốn tăng ROE ta có thể tăng ROA hoặctăng tỷ số TTSBQ/VCSHBQ Muốn tăng ROA thì làm theo đẳng thức Du Pont thứnhất Muốn tăng tỷ số TTSBQ/VCSHBQ chỉ cần giảm VCSH và tăng nợ Tuy nhiênhiện tỷ số nợ của công ty hiện đang khá cao nên việc tăng thêm nợ là khá khó khăn

Tỷ số nợ tăng cũng đồng nghĩa với việc rủi ro sẽ tăng lên Ngoài ra đẳng thứ này cũngcho ta thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao

Do vậy tăng ROS chưa chắc đã làm tăng ROE Nếu muốn tăng VQTTS phải phấn

Trang 28

đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán, tăng cường cách hoạt động xúc tiến bánhàng, khuyến mại và cho khách hàng nhiều hơn Điều này sẽ làm cho lãi ròng củacông ty giảm kéo theo ROS sẽ giảm Do đó tăng VQTTS cũng chưa chắc làm tăngROE Ngoài 2 cách trên ta còn có thể tăng ROE bằng cách tăng tỷ sốTTSBQ/VCSHBQ, để đạt được điều này phải giảm VCSH và tăng vốn vay Việc này

sẽ không có ảnh hưởng đến ROS và VQTTS do đó nó sẽ làm tăng ROE Tuy nhiên,như đã phân tích ở trên, việc sử dụng quá nhiều vốn vay sẽ làm tăng rủi ro cho công

ty Do đó việc lựa chọn phương án nào cũng cần phải cân nhắc đến lợi ích cũng nhưrủi ro của các bên liên quan

Sơ đồ Dupont về mối quan hệ của các chỉ số tài chính

Trang 29

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG

TY CỔ PHẦN CHẾ TÁC ĐÁ VIỆT NAM QUA NĂM 2009 VÀ

NĂM 20102.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Chế Tác Đá Việt Nam.

Công ty CP chế tác đá Việt Nam được thành lập theo biên bản thỏa thuận góp vốnthành lập công ty ngày 22/01/2007, bao gồm các cổ đông sáng lập là Công ty CP Đá ốp lát caocấp Vnaconex, Công ty CP phát triển thương mại Việt Nam và ông Phạm Trí Dũng

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000640 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấpngày 13/02/2007 và đăng ký thay đổi lần 3 ngày 23/07/2008 (nay là thành phố Hà Nội )

Công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần phù hợp với các quy định của LuậtDoanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam, là đơn vị thành viên của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấpVinaconex

Công ty CP chế tác đá Việt Nam ( STONE VIETNAM ) đã cơ bản hoàn thành việcđầu tư xây dựng nhà xưởng và máy móc thiết bị, thiết lập và hoàn thiện hệ thống tổ chức nhân

sự, theo sự bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất từ quý IV/2008

Công ty là doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư “ Xây dựng nhà máy sản xuất,chế tác đá, trang trí nội thất “, với triển vọng phát triển đầu ra của sản phẩm chủ yếu là thịtrường quốc tế và các dự án chung cư cao cấp trong nước

- Tên công ty : Công ty CP Chế tác đá Việt Nam

- Tên giao dịch: Viet Nam Stone Work - Top Fabrication Joint Stock Company

- Tên viết tắt : STONE VIETNAM

- Trụ sở chính : Khu CN Bắc Phú Cát, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, HàNội

- Điện thoại : 04 – 33688306

- Fax : 04 – 33688305

Trang 30

Chức năng, nhiệm vụ của công ty.

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: sản xuất và cung cấp các sản phẩm

đá ốp lát dùng trong xây dựng các công trình nhà ở, văn phòng và các công trình công cộng.Ngoài ra công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn …

Ngành nghề sản xuất kinh doanh:

- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng

- Sản xuất, mua bán sơn, khoá, bản lề, cửa, đồ sành sứ,thuỷ tinh, pha lê, thiết bị

vệ sinh, hàng cơ khí

- Sản xuất, gia công, mua bán phôi thép, thép các loại; Sản xuất mua bán các sảnphẩm trang trí nội, ngoại thất

- Sản xuất, chế biến, mua bán gỗ và đồ gỗ (trừ loại gỗ nhà nước cấm)

- Sản xuất, mua bán vật tư, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp (không baogồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y)

- Sản xuất và mua bán hàng dệt, may mặc, đồ da, hàng thủ công ,mỹ nghệ

- Mua bán vật tư, máy , móc thiệt bị ngành cơ khí xây dựng; Mua bán vật tưmáy móc thiết bị ngành dệt, may mặc, đồ da

- Mua bán, sửa chữa thiết bị, linh kiện, phương tiện giao thông vận tải

- Mua bán rượu, bia, thuốc lá, đồ mỹ nghệ, đồ giải khát, đồ gia dụng, điện, điện

tử, điện lạnh

- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí : cầu lông, bóng bàn,bia, tennis ( Không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quánbar)

- Xăy dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

- Chuyển giao công nghệ

- Khai thác chế biến các loại khoáng sản

Trang 31

- Dịch vụ vận tải hàng hoá

- Đầu tư phát triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; kinhdoanh bất động sản

Để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế của đất nước Công ty đã không ngừng củng cố

và phát triển năng lực sản xuất và kinh doanh đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm, hànghóa và dịch vụ Công ty đã cam kết tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường Toàncầu ISO 14001:2004

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.

Sản phẩm đầu ra chủ yếu của Công ty là các mặt bàn bếp, mặt bàn bar, quầy lễtân, bệ chậu rửa, giá gương, bậc cầu thang… phong phú với đủ màu sắc, hình dạng,kích thước với nguyên vật liệu đầu vào là sản phẩm đá nhân tạo cao cấp tấm lớn đượcrung ép chân không, sử dụng chất kết dính hữu cơ có độ cứng rất cao, không congvênh, không thấm nước và có độ thẩm mỹ cao Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của kháchhàng, Công ty sẽ sử dụng sản phẩm đá tự nhiên để chế tác

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty gồm các giai đoạn sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm

(Nguồn: phòng sản xuất)

*Giai đoạn chuẩn bị: Phòng kế hoạch – thị trường tiếp nhận yêu cầu thông tin

về sản phẩm từ khách hàng, tiến hành đo đạc và lên bản vẽ chi tiết trình Giám đốc

duyệt (đối với các sản phẩm gia công lắp đặt), sau đó viết Phiếu yêu cầu triển khai

đơn hàng và chuyển đến các đơn vị có liên quan chi tiết định mức cụ thể và cấp phôi

đá tấm cho từng loại mẫu Phòng vật tư cung cấp thông tin về sản phẩm tồn kho theo

Kiểm tra, bao gói ( Phòng sản xuất,

kế hoạch thị trường,

kế toán

Nghiệm thu thành phẩm ( phòng sản xuất, kế toán)

Trang 32

yêu cầu; kiểm tra chất lượng, kích thước và mã mầu của các tấm đá sau đó xuất cho

Bộ phận sản xuất Bộ phận sản xuất sau khi tiếp nhận phôi đá từ phòng vật tư và bản

vẽ chi tiết của Phòng Kế hoạch - thị trường thì tiến hành gia công, cắt mẫu sản phẩm

*Giai đoạn gia công, cắt mẫu: Phân xưởng thực hiện chế tác theo quy trình đã

được phê duyệt (được chia làm nhiều bước nhỏ như cắt đá, mài đá, đánh bóng, sửdụng chất kết dính và hóa chất trong quá trình chế tác…); chịu trách nhiệm kiểmsoát , đảm bảo chất lượng và bảo toàn sản phẩm qua từng công đoạn kể từ khi nhậnvật tư đến khi hoàn thiện, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ở khâu nào phải để riêng vàthông báo đến các đơn vị có liên quan để kịp thời xử lý

*Giai đoạn kiểm tra, bao gói và xuất kho thành phẩm : Sản phẩm hoàn thành

sẽ được xếp thành từng hàng hoặc từng lô để KCS kiểm tra chất lượng Những sảnphẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được bao gói theo yêu cầu của đơn hàng, nhữngsản phẩm không đạt tiêu chuẩn được phân loại và để riêng chờ xử lý Phòng Kế hoạch– thị trường liên lạc với khách hàng về thời gian lắp đặt, viết Phiếu đề nghị xuất khochuyển cho Phòng TC – KT lập Phiếu xuất kho đi lắp đặt

*Giai đoạn lắp đặt và nghiệm thu sản phẩm: Sản phẩm sau khi được kiểm tra,

bao gói, xếp vào các hộp giấy hoặc pallet sẽ được niêm phong nghiệm thu, làm các

thủ tục cần thiết để giao hàng cho khách hàng theo đơn đặt hàng (đối với các sản

phẩm cắt mẫu), với các sản phẩm gia công Bộ phận sản xuất tiến hành gia công, lắp

đặt trực tiếp tại địa điểm khách hàng đã yêu cầu Khách hàng căn cứ vào sản phẩmsau khi lắp đặt tiến hành ký Biên bản nghiệm thu sản phẩm

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

Công ty CP Chế tác đá Việt Nam thực hiện chế độ quản lý theo mô hình trựctuyến chức năng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động

Theo cơ cấu này, các nhiệm vụ quản lý được chia cho các bộ phận chức năngnhất định, người thừa hành ở bộ phận sản xuất thực hiện nhiệm vụ được giao và chịutrách nhiệm về công việc của mình phụ trách

Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CP Chế tác đá Việt Nam như sau:

Trang 33

Sơ đồ 1.2: Mô hình bộ máy tổ chức của công ty

(Nguồn: phòng tổ chức- hành chính)

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ cung cấp

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy:

a Đại hội cổ đông:

Đại hội cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều

15 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty

Quyền ,nghĩa vụ và các vấn đề khác liên quan đến Đại hội cổ đông được quy định tại Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty

b.Hội đồng quản trị

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Phòng tài chính

kế toán

Phòng

kế hoạch thị trường

Phòng

kỹ thuật

Trang 34

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, do Đại hội cổ đông bầu hoặc miễnnhiệm Hội đồng quản trị có 5 thành viên được bầu với đa số phiếu tính theo số lượng cổphần bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc làngười đại diện theo pháp luật của Công ty.

Quyền, nghĩa vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 27 Điều lệ Tổ chức

và hoạt động của Công ty

Trên cơ sở Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần chế tác đá ViệtNam, với thẩm quyền của mình Hội đồng quản trị Công ty uỷ quyền cho Giám đốc Côngty:

Chỉ đạo lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện phương án cơ cấu tổ chức của Công

ty, xây dựng các quy chế điều hành quản lý Công ty trình HĐQT thông qua

c Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý

và điều hành công ty : chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông trong thực hiện các nhiệm

vụ được giao Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn với đa sốphiếu tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín

Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Điều lệ

tổ chức và hoạt động của Công ty

Các vấn đề liên quan đến Ban kiểm soát thực hiện quy định của luật doanh nghiệp

và Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty

d.Giám đốc

Giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, doHội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm: Giám đốc chịu trách nhiệm trướcpháp luật, Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị Công ty về điều hành Công ty

Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc:

Trang 35

- Chỉ đạo, lập kế hoạch, đàm phán, quyết định giá mua, ký kết và thực hiện cácHợp đồng mua nguyên, nhiên liệu, công cụ dụng cụ và phụ tùng thay thế: đàm phán,

ký kết và thực hiện các Hợp đồng vay vốn lưu động với các ngân hàng thương mạitrong nước: đàm phán, quyết định giá bán, ký kết và thực hiện các Hợp đồng bánhàng theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị Công ty quy định tại điều khoản 1,2 và 3Điều 11 Quy chế này

- Chỉ đạo lập kế hoạch , xây dựng , thực hiện phương án cơ cấu tổ chức củaCông ty, phương án điều chỉnh khi có sự thay đổi: xây dựng, ban hành thực hiện, cácquy chế điều hành, quản lý Công ty theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị Công ty quyđịnh tại khoản 4 Điều 11 Quy chế này

- Phân phối kết quả sản xuất kinh doanh theo chế độ tài chính nhà nước

- lập báo cáo tài chính, kế toán phục vụ cho công tác quản lý và điều hành sản xuấtkinh doanh của Công ty

Trang 36

- Tổ chức quản lý ,theo dõi và chỉ đạo mọi mặt hoạt động tài chính – kế toán ởCông ty.

- Vận dụng các mô hình tổ chức hạch toán kế toán trong Công ty và xây dựng cơchế tài chính để giám đốc Công ty trình Hội đồng Quản trị Công ty phê duyệt trướckhi áp dụng

- Chủ động tính toán và cân đối các khoản vay và nguồn vốn huy động vào sảnxuất kinh doanh

- Theo dõi các hợp đồng kinh tế ( mua sắm vật tư, trang thiết bị và bán hàng )theo phân công của Giám đốc Công ty

- Phối hợp với phòng kế hoạch- Thị trường thu hồi công nợ

- Các công tác khác khi được Giám đốc giao

g Phòng Kế hoạch – Thị trưòng

Phòng kế hoạch – thị trường có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp Giámđốc Công ty trong lĩnh vực lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vật tư, nguyênvật liệu đầu vào cho Công ty; tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường tiêu thụtrong và ngoài nước các sản phẩm của Công ty

h.Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật có chức năng làm đầu mối tham mưu, giúp cho Giám đốc trongcông tác quản lý thiết bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty

i.Phân xưởng sản xuất

Nhiệm vụ chính của phân xưởng là tổ chức sản xuất ra các sản phẩm đá theo

kế hoạch và mẫu mã, chất lượng, kỹ thuật, tiến độ đã được lãnh đạo Công ty phêduyệt

- Thực hiện kế hoạch sản xuất, tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu

Trang 37

- Công tác thiết bị: bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ theo phân cấp và chịu trách

nhiệm trực tiếp về tình trạng hoạt động của thiết bị trên dây truyền sản xuất

2.1.3 Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây.

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh.

quân đông/người/tháng 4,125,000 3,065,000 1,060,000 34.58

(Nguồn: Phòng TC – KT)

Qua các chỉ tiêu trên bảng ta thấy:

- Về doanh thu: Doanh thu thuần năm 2010 tăng hưn 19 tỷ đồng so với năm

2009, tăng tương ứng 202% Trong năm 2010 công ty đi vào hoạt động sản xuất kinhdoanh ổn định Doanh thu chủ yếu từ các hợp đồng xây dựng, doanh thu cung cấpdịch vụ và doanh thu từ bán sản phẩm chế tác đá

- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sảnxuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác tăngtương đối cao Lợi nhuận trong năm 2010 công ty đã có lợi nhuận dương, chứng tỏcông ty đã có một chính sách kinh doanh hợplý tạo niểm tin cho các cổ đông

- Về lao động và lương: Tổng số lao động của công ty năm 2010 tăng so vớinăm 2009 là 45 người, tương ứng với 59% Trong đó tổng quỹ lương tăng với mứckhá cao là 114% nên lương bình quân của cán bộ công nhân viên cũng tăng lêntương đối cao là 4,125 triệu đồng/người/tháng, tăng tương ứng 34%

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Chế tác Đá Việt Nam qua năm 2009 và năm 2010

Trang 38

Đánh giá chung tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đíchđánh giá kết quả, trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự định được rủi ro

và tiềm năng tài chính trong tương lai Để đánh giá được tình hình tài chính của công

ty ta đi phân tích Bảng cân đối kế toán (phụ lục 1.1), Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh (phụ lục 1.2), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phụ lục 1.3)

2.2.1 Phân tích khái quát báo cáo tài chính của công ty qua hai năm 2009 và 2010.

a Phân tích bảng cân đối kế toán.

Để đánh giá được tình hình tài chính của công ty trước hết ta đánh giá về bảngcân đối kế toán Từ đó có thể đánh giá được cơ cấu về tài sản và nguồn vốn của côngty

Phân tích cơ cấu tài sản

Để đánh giá được cơ cấu tài sản, ta phải xác định được tỷ trọng của từng loạitài sản và thông qua đó đánh giá việc phân bổ tài sản cho các khâu, cho các hoạt động

có hợp lý hay không Mặt khác, thông qua việc so sánh giữa năm này với năm khác

có thể đánh giá được sự biến động của từng loại tài sản, qua đó cung cấp những thôngtin về thực trạng tài chính của Công ty

Từ phụ lục 1.1 Ta tính được tình hình biến động tài sản của công ty trong hainăm qua

Trang 39

Bảng 2.2 Bảng cơ cấu tài sản của công ty

2 Thuế GTGT được khấu trừ 254,117,385 0.48 230,184,959 0.53 23,932,426 10.40

- Giá trị hao mòn luỹ kế (6,000,000) (2,400,000) -3,600,000 150

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở

1 Chi phí trả trước dài hạn 1,476,497,186 2.81 1,826,753,059 4.24 -350,255,873 (19.17)

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

(Nguồn: Phòng TC – KT)

Trang 40

Nhìn vào bảng trên ta thấy:

Nhìn chung tại thời điểm 31/12/2010, tổng tài sản của công ty biến động tươngđối lớn so với thời điểm 31/12/2009 cả về giá trị và tỷ trọng Tổng tài sản tăng lênhơn 9,4 tỷ đồng tương ứng với 22,03% Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 71,08%, tàisản dài hạn tăng 7,95% Nguyên nhân chủ yếu do các khoản phải thu khách hàng, trảtrước cho người bán, hàng tồn kho để có thể phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty vàchính sách cho khách hàng thanh toán chậm để thu hút được khách hàng đến với công

ty Trong những năm mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty đã

có tỷ lệ tăng trưởng và có lợi nhuận trong năm 2010

 Tài sản ngắn hạn chiếm 22,28% trong tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2009,tăng lên 32,28% thời điểm 31/12/2010 Tài sản ngắn hạn thời điểm 31/12/2010 tănglên 6.828.174.304 đồng so với thời điểm 31/12/2009 tương ứng với 71.08% Tài sảnngắn hạn tăng lên chủ yếu do các nguyên nhân sau

- Trong các khoản làm tăng tài sản ngắn hạn phải kể đến khoản hàng tồn kho.Trong thời gian 31/12/2009 là gần 1,6 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2010 tăng lênhơn 7,3 tỷ đồng tăng lên 5,7 tỷ đồng tương ứng tăng 359,05% Nguyên nhân làmhàng tồn kho tăng chủ yêu do tích trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất dở dang vàthành phẩm trong kho chưa giao cho khách hàng Hàng tồn kho của công ty tăng chothấy công ty đã đi vào ổn định sản xuất cần phải tích trữ nguyên vật liệu để chủ độnghơn trong việc sản xuất, các đơn đặt hàng của các khách hàng cũng tăng lên đáng kểnên các sản phẩm đang chế tác chưa giao cho khách hàng còn tương đối lớn

- Các khoản phải thu ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2010 cũng tăng tương đối lớn

so với 31/12/2009 là gần 4,4 tỷ đồng tương ứng tăng 217,07% Nguyên nhân chủ yếukhoản phải thu từ các khách hàng 31/12/2010 tăng lên so với 31/12/2009 là gần 3,8 tỷđồng tương ứng tăng 190,9%, trả trước cho người bán thời điểm 31/12/2010 tăng lên

610 triệu đồng tương ứng 100% so với 31/12/2009 Công ty mới đi vào hoạt động vàsản xuất kinh doanh chưa có nhiều khách hàng, và đặc thù là sản xuất vật liệu xâydựng nên khoản phải thu tại công ty tương đối cao Từ đây có thể thấy tình hình tàichính của công ty cũng tương đối ổn định khi cho khách hàng thanh toán chậm

Ngày đăng: 21/06/2014, 14:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ Dupont về mối quan hệ của các chỉ số tài chính - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
upont về mối quan hệ của các chỉ số tài chính (Trang 28)
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất sản phẩm (Trang 32)
Sơ đồ 1.2: Mô hình bộ máy tổ chức của công ty - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Sơ đồ 1.2 Mô hình bộ máy tổ chức của công ty (Trang 34)
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 38)
Bảng 2.2. Bảng cơ cấu tài sản của công ty - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.2. Bảng cơ cấu tài sản của công ty (Trang 40)
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp doanh thu - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp doanh thu (Trang 49)
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp chi phí kinh doanh - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp chi phí kinh doanh (Trang 50)
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp lợi nhuận - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp lợi nhuận (Trang 51)
Bảng 2.9. Bảng tính vòng quay hàng tồn kho. - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.9. Bảng tính vòng quay hàng tồn kho (Trang 52)
Bảng 2.10. Bảng tính kỳ thu nợ bán chịu - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.10. Bảng tính kỳ thu nợ bán chịu (Trang 53)
Bảng 2.16. Bảng tính tỷ suất thu hồi tài sản - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.16. Bảng tính tỷ suất thu hồi tài sản (Trang 58)
Bảng 2.18. Bảng tính khả năng thanh toán hiện hành - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.18. Bảng tính khả năng thanh toán hiện hành (Trang 59)
Bảng 2.19. Bảng tính khả năng thanh toán nhanh - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.19. Bảng tính khả năng thanh toán nhanh (Trang 60)
Bảng 2.20. Bảng tính khả năng thanh toán tức thời - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.20. Bảng tính khả năng thanh toán tức thời (Trang 60)
Bảng 2.22. Bảng tính khả năng thanh toán lãi vay - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.22. Bảng tính khả năng thanh toán lãi vay (Trang 62)
Bảng 2.23. Bảng tính tỷ suất thu hồi lợi nhuận trên doanh thu thuần - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.23. Bảng tính tỷ suất thu hồi lợi nhuận trên doanh thu thuần (Trang 63)
Sơ đồ Dupont năm 2009 - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
upont năm 2009 (Trang 68)
Bảng 2.27. Đòn bẩy tài chính DFL - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.27. Đòn bẩy tài chính DFL (Trang 72)
Bảng 2.28. Đòn bẩy tổng DTL - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.28. Đòn bẩy tổng DTL (Trang 72)
Bảng 2.29. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 2.29. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính (Trang 74)
Bảng 3.1. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn. - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 3.1. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn (Trang 77)
Bảng 3.3. Bảng cơ cấu tài sản khi áp dụng biện pháp giảm 10% hàng tồn kho - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 3.3. Bảng cơ cấu tài sản khi áp dụng biện pháp giảm 10% hàng tồn kho (Trang 79)
Bảng 3.4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi tăng 2.5% - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 3.4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi tăng 2.5% (Trang 80)
Bảng 3.6. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh dự kiến năm 2011 - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 3.6. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh dự kiến năm 2011 (Trang 85)
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp chỉ tiêu sau khi thực hiện biện pháp - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp chỉ tiêu sau khi thực hiện biện pháp (Trang 88)
Bảng 3.8. Kết quả thực hiện sau 2 biện pháp - Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam
Bảng 3.8. Kết quả thực hiện sau 2 biện pháp (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w