1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY

171 950 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 3,41 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Cá Dầy còn có tên địa phương là cá Trẻn, cá Hom hay cá Chép đầm tùy theo cách gọi của từng cưdân bản địa. Dù với tên gọi nào, nhưng cá Dầy ởsông Hương nói riêng và của vùng miền Trung nói chung là món ăn ngon nổi tiếng, đã được nhà bác học Lê Quý Đôn khẳng định trong cuốn PhủBiên Tạp Lục [67]. Nhân dân miền Trung đã biết đến giá trịthương phẩm của chúng từlâu. Đặc biệt, cá Dầy nấu với dưa cải chua được coi là “đặc sản ẩm thực” của người dân xứHuế. Mặc dù đã được biết với các tên gọi khác nhau nhưvậy, nhưng tên khoa học của loài cá Dầy mới được công bốvào tháng III năm 1994 bởi hai nhà ngưloại học Nguyễn Hữu Dực và Mai Đình Yên [19]. Tính đặc hữu của cá Dầy thểhiện ởchỗchúng chỉ phân bố ởvùng nước nhạt - lợnội địa ven biển miền Trung - Nam Trung bộ, trong đó tập trung chủyếu ở đầm phá TG - CH tỉnh Thừa Thiên Huế. Xét vềmặt sinh thái, cá Dầy có nhiều ưu điểm trong khai thác và nuôi thả. Trong tựnhiên cá Dầy cho sản lượng cao đối với nghềcá đầm phá. Thức ăn chính của chúng là mùn bã hữu cơ, động, thực vật thuỷsinh có sẵn trong môi trường. Tính ưu việt của cá Dầy còn thểhiện là loài rộng muối, vùng phân bốcủa chúng ở độmặn nhỏhơn 12%0, thích hợp nhất từ2 - 10%0nên thường phân bốtrong vùng hạlưu các sông, đầm phá vùng Huếvà có thểdi nhập sâu vào sông Hương trong mùa khô. Kích thước cá Dầy khá lớn và sốlượng quần thể đông. Mặt khác, cá Dầy vừa có khảnăng sinh sản trong tựnhiên và có thểsinh sản nhân tạo. Trong môi trường nước lợcó được một đối tượng ăn thực vật và mùn bã hữu cơlà rất có giá trị vềmặt sinh thái. Đáng tiếc, việc khai thác cá nói chung, cá Dầy nói riêng chưa được quản lý chặt chẽnên nguồn lợi cá Dầy đang có nguy cơsuy giảm. Hơn nữa, cá Dầy chưa được coi là một trong những đối tượng nuôi chính ởvùng nước nước nhạt - lợlà vấn đềcần đặt ra cho hiện tại và tương lai. ỞThừa Thiên Huế, cá Dầy chỉcó mặt tại đầm phá TG - CH và hạlưu các sông đổvào đầm phá. Các kết quả điều tra cơbản trong hơn 30 năm qua của các tổ chức khoa học công nghệvà các dựán nghiên cứu khác nhau cho thấy hệ đầm phá

Trang 1

NGUYỄN HỮU QUYẾT

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY

(Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994)

Ở THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Trang 2

NGUYỄN HỮU QUYẾT

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY

(Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994)

Ở THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Động vật học

Mã số: 62 42 10 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS Võ Văn Phú

Trường Đại học khoa học - Đại học Huế

Huế, 2009

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Cam đoan rằng, luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các ý tưởng khoa học, các số liệu trình bày trong luận án do chính tôi thu thập, phân tích Việc sử dụng các tài liệu để hoàn chỉnh bản luận án đã được dẫn nguồn hoặc chú thích bằng tài liệu tham khảo Các kết quả trong bản luận án này chưa được công bố trên bất cứ luận văn, luận án hoặc một một công trình nào khác

Huế, ngày 28 tháng 11 năm 2009

Tác giả luận án

ThS Nguyễn Hữu Quyết

Trang 4

Hoàn thành bản luận án này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Võ Văn Phú - Trường ĐHKH Huế, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành bản luận án Trong quá trình thực hiện

đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của Quý Thầy, Cô cùng tập thể cán bộ khoa học Khoa Sinh, trường ĐH Sư phạm Huế; Phòng Quản lý khoa học - Đối ngoại - Sau đại học; Ban chủ nhiệm khoa Sinh học; ThS Nguyễn Đắc Tạo và tập thể cán bộ tổ bộ môn Tài nguyên Môi trường, trường Đại học Khoa học Huế và của bạn

bè đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn sự đóng góp ý kiến, động viên và giúp đỡ tận tình của các PGS, TS của hai Khoa Sinh học - Trường Đại Khoa học và trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế; các GS, PGS ở Bộ môn Động vật có xương sống thuộc Trường Đại học khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp phần cho sự thành công bản luận án này

Xin chân thành cảm ơn những cơ quan, đơn vị, bà con ngư dân trong vùng nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu mẫu, thu thập, phân tích số liệu để phục vụ cho bản luận án

Chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng

Huế, ngày 28 tháng 11 năm 2009

Tác giả

Trang 5

TỔNG QUAN 3

Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở VIỆT NAM 3

1.1 Về nguồn lợi, sinh học, sinh thái học cá biển 3

1.2 Về nguồn lợi, sinh học, sinh thái học cá nước ngọt 7

1 3 Nghiên cứu về cá và cá Dầy ở đầm phá TG - CH 9

1.3.1 Về nguồn lợi 10

1.3.2 Về sinh học và sinh thái 11

1.3.3 Về cá Dầy 12

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 14

2.1 Đặc điểm chung 14

2.2 Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu 15

2.2.1 Về lịch sử kiến tạo 16

2.2.2 Cấu trúc 16

2.2.3 Đặc điểm thuỷ văn vùng đầm phá 16

2.2.4 Các yếu tố hoá, lý nước đầm phá 17

2.3 Cơ sở thức ăn trong đầm, phá 19

2.3.1 Các muối dinh dưỡng (Biozen) 19

2.3.2 Các nhóm sinh vật 19

2.4 Tình hình kinh tế, xã hội vùng đầm phá 20

2.4.1 Kinh tế 20

2.4.2 Xã hội 22

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

1 Đối tượng 24

2 Thời gian 25

3 Địa điểm 25

Trang 6

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 32

Chương 3 PHÂN BỐ CỦA CÁ DẦY Ở ĐẦM PHÁ TG - CH 32

3.1 Phân bố theo vùng 32

3.1.1 Vùng hạ lưu các sông đổ vào đầm phá 32

3.1.2 Vùng phá Tam Giang 35

3.1.3 Vùng đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú 38

3.1.4 Vùng Cầu Hai 40

3.2 Phân bố cá Dầy con 46

Chương 4 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ DẦY 48

4.1 Đặc điểm sinh trưởng 48

4.1.1 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng 48

4.1.2 Cấu trúc tuổi 52

4.1.3 Giới tính 53

4.1.4 Sinh trưởng về chiều dài 55

4.2 Đặc điểm dinh dưỡng 57

4.2.1 Thành phần thức ăn 57

4.2.2 Cường độ bắt mồi 61

4.2.3 Độ béo của cá Dầy 67

4.3 Đặc điểm sinh sản 68

4.3.1 Các thời kỳ phát triển của tế bào sinh dục 68

4.3.2 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 76

4.3.3 Tuổi thành thục sinh dục 86

4.3.4 Thời gian sinh sản 88

4.3.5 Sức sinh sản 91

4.3.6 Một số đặc điểm sinh học sinh sản 93

Trang 7

5.1.2 Nghề nuôi cá 95

5.1.3 Một số loại ngư cụ liên quan đến đánh bắt cá Dầy 95

5.2 Đề xuất một số nhóm giải pháp phát triển nguồn lợi 100

5.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 100

5.2.2 Nhóm giải pháp về kỹ thuật 101

5.2.3 Nhóm giải pháp về tổ chức 102

5.2.4 Nhóm giải pháp về quản lý, truyền thông 103

5.3 Các giải pháp phát triển nguồn lợi cá Dầy 103

5.3.1 Mùa khai thác 103

5.3.2 Ngư cụ khai thác 104

5.3.3 Nuôi cá Dầy 104

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 105

1 Kết luận 105

2 Đề nghị 106

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ VÀ ĐỒNG TÁC GIẢ 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 8

BVMT: Bảo vệ môi trường

CV: Mã lực

CMSD: Chín muồi sinh dục

FAO: Tổ chức nông, lương của Liên hiệp quốc

Juv: Juvenal (cá con)

KHCN MT: Khoa học Công nghệ và Môi trường

TG - CH: Tam Giang - Cầu Hai

TN&MT: Tài nguyên và Môi trường

TTH : Thừa Thiên Huế

UNDP: Tổ chức phát triển của Liên hiệp quốc

UBKHKT: Uỷ ban khoa học kỹ thuật

UBND: Uỷ ban nhân dân

TB: Trung bình

VNCNTTS: Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản

Vùng 1 - vùng 12: vùng thu mẫu từ 1 - 12

D: Vây lưng A: Vây hậu môn

E: Vây ngực V: Vây bụng T: Chiều dài đầu

H: Chiều dài lớn nhất của thân tính bằng mm

O: Đường kính mắt OO : Khoảng cách giữa 2 ổ mắt

Sp : Số vẩy đường bên Gr: Số que mang trên cung mang thứ nhất

Trang 9

Bảng 2.3 Tần suất số cơn bão trong năm ảnh hưởng tới Thừa Thiên Huế 15

Bảng 2.4 Độ đục trung bình (mg/l) vùng đầm phá TG - CH 18

Bảng 2.5 Độ pH của nước đầm phá TG - CH 18

Bảng 2.6 Độ mặn nước đầm phá TG - CH 18

Bảng 2.7 Các huyện khu vực đầm phá TG - CH 20

Bảng 2.8 Cơ cấu lao động trên vùng đầm phá TG - CH 21

Bảng 2.9 Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá ven biển, đầm phá 21

Bảng 2.10 Số lượng tàu, thuyền khai thác ở đầm phá TG - CH 21

Bảng 2.11 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất trong 5 năm 2004 - 2008 22

Bảng 1.1 Vị trí các vùng thu mẫu 27

Bảng 3.1 Năng suất trung bình khai thác cá Dầy vùng hạ lưu sông Ô Lâu, sông Hương, sông Truồi 33

Bảng 3.2 Năng suất trung bình khai thác cá Dầy vùng phá Tam Giang 35

Bảng 3.3 Năng suất trung bình khai thác cá Dầy ở đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú 38

Bảng 3.4 Năng suất trung bình khai thác cá Dầy ở đầm Cầu Hai 41

Bảng 3.5 Năng suất khai thác trung bình cá Dầy theo mùa trong năm 43

Bảng 4.1 Chiều dài và khối lượng cá Dầy theo giới tính 48

Bảng 4.2 Chiều dài và khối lượng cá Dầy theo giới tính trong các năm 51

Bảng 4.3 Giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi trong các năm 54

Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy 56

Bảng 4.5 Thành phần thức ăn của cá Dầy theo nhóm chiều dài 58

Bảng 4.6 Độ no của cá Dầy theo các tháng 61

Bảng 4.7 Bậc độ no của cá Dầy theo mùa 62

Bảng 4.8 Độ no của cá Dầy trong từng năm 63

Bảng 4.9 Liên quan giữa độ no và phát triển tuyến sinh dục 64

Bảng 4.10 Độ no của cá Dầy theo nhóm tuổi 66

Trang 10

Bảng 4.14 Sinh sản của cá Dầy theo thời gian 89

Bảng 4.15 Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Dầy 91

Bảng 5.1 Sản lượng khai thác cá và cá Dầy các năm 2006 - 2008 94

Bảng 5.2 Sản lượng nuôi cá các năm 2006 - 2008 95

Bảng 5.3 Các loại ngư cụ chủ yếu và năng suất khai thác trung bình thuỷ sản ở đầm phá TG - CH 96

Trang 11

Hình 3.1 Biểu đồ năng suất trung bình khai thác cá Dầy vùng hạ lưu sông

OL, SH, ST 34

Hình 3.2 Biểu đồ năng suất trung bình khai thác cá Dầy ở phá Tam Giang 36

Hình 3.3 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa ở phá Tam Giang 36

Hình 3.4 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa khô ở phá Tam Giang 37

Hình 3.5 Biểu đồ năng suất trung bình khai thác cá Dầy ở đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú 39

Hình 3.6 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa khô ở đầm Sam, An Truyền, Thủy Tú 39 Hình 3.7 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa tại đầm Sam, An Truyền, Thủy Tú 40

Hình 3.8 Biểu đồ năng suất trung bình khai thác cá Dầy ở đầm Cầu Hai 41

Hình 3.9 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa khô ở đầm Cầu Hai 42

Hình 3.10 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa tại đầm Cầu Hai 42

Hình 3.11 Biểu đồ năng suất khai thác trung bình cá Dầy vùng TG - CH 44

Hình 3.12 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa khô ở đầm phá TG - CH 44

Hình 3.13 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa ở đầm phá TG - CH 45

Hình 3.14 Sơ đồ vùng phân bố chính của Cá Dầy trong đầm phá TG - CH 45

Hình 3.15 Sơ đồ phân bố cá Dầy con ở đầm phá TG - CH 47

Hình 4.1 Biểu đồ chiều dài trung bình cá Dầy theo nhóm tuổi 49

Hình 4.2 Biểu đồ khối lượng trung bình cá Dầy theo nhóm tuổi 50

Hình 4.3 Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy 52

Hình 4.4 Biểu đồ tháp tuổi của cá Dầy theo giới tính trong từng nhóm tuổi 53

Hình 4.5 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi 53

Hình 4.6 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2006 54

Hình 4.7 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2007 55

Hình 4.8 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2008 55

Hình 4.9 Biểu đồ tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy 56

Trang 12

Hình 4.13 Biểu đồ các bậc độ no của cá Dầy theo mùa 63

Hình 4.14 Biểu đồ bậc độ no của cá Dầy trong từng năm 64

Hình 4.15 Biểu đồ độ no của cá Dầy theo giai đoạn CMSD 65

Hình 4.16 Biểu đồ các bậc độ no của cá Dầy theo nhóm tuổi 67

Hình 4.17 Biểu đồ độ béo cá Dầy theo giới tính trong từng nhóm tuổi 68

Hình 4.18 Ảnh tế bào trứng cá Dầy thời kỳ tổng hợp nhân 69

Hình 4.19 Ảnh tế bào trứng cá Dầy thời kỳ sinh trưởng sinh chất 69

Hình 4.20 Ảnh tế bào trứng cá Dầy pha không bào hoá 70

Hình 4.21 Ảnh tế bào trứng cá Dầy pha tích lũy noãn hoàng 71

Hình 4.22 Ảnh tế bào trứng cá Dầy thời kỳ chín 72

Hình 4.23 Biểu đồ đường kính trung bình tế bào trứng và nhân qua 4 thời kỳ 73

Hình 4.24 Ảnh tinh sào cá Dầy thời kỳ sinh sản 74

Hình 4.25 Ảnh tinh sào cá Dầy thời kỳ sinh trưởng 75

Hình 4.26 Ảnh tinh sào cá Dầy thời kỳ hình thành 75

Hình 4.27 Ảnh tinh sào cá Dầy thời kỳ chín 76

Hình 4.28 Ảnh tế bào trứng cá Dầy giai đoạn I CMSD 77

Hình 4.29 Ảnh tế bào trứng cá Dầy giai đoạn II CMSD 78

Hình 4.30 Ảnh tế bào trứng cá Dầy giai đoạn III CMSD 78

Hình 4.31 Ảnh tế bào trứng cá Dầy giai đoạn IV CMSD 79

Hình 4.32 Ảnh tế bào trứng cá Dầy giai đoạn V CMSD 80

Hình 4.33 Ảnh tế bào trứng cá Dầy giai đoạn VI - III CMSD 81

Hình 4.34 Ảnh tinh sào cá Dầy giai đoạn I CMSD 82

Hình 4.35 Ảnh tinh sào cá Dầy giai đoạn II CMSD 82

Hình 4.36 Ảnh tinh sào cá Dầy giai đoạn III CMSD 83

Hình 4.37 Ảnh tinh sào cá Dầy giai đoạn IV CMSD 84

Hình 4.38 Ảnh tinh sào cá Dầy giai đoạn V CMSD 84

Trang 13

Hình 4.42 Biểu đồ sức sinh sản tuyệt đối cá Dầy theo nhóm kích thước 92

Hình 4.43 Biểu đồ sức sinh sản tương đối cá Dầy theo nhóm khối lượng 92

Hình 5.1 Biểu đồ sản lượng khai thác cá và cá Dầy các năm 2006 - 2008 94

Hình 5.2 Một vàng đáy đang khai thác thuỷ sản 97

Hình 5.3 Một cheo Lừ của ngư dân vùng xã Quảng Thái 98

Hình 5.4 Một vàng lưới Rê sau khai thác 99

Hình 5.5 Một vàng lưới dãy trên đầm Cầu Hai 100

Trang 14

Bảng PL1.2/06 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy năm 2006

Bảng PL1.2/07 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy năm 2007

Bảng PL1.2/08 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy năm 2008

Bảng PL1.3/06 Thành phần tuổi của cá Dầy năm 2006

Bảng PL1.3/07 Thành phần tuổi của cá Dầy năm 2007

Bảng PL1.3/08 Thành phần tuổi của cá Dầy năm 2008

Bảng PL1.4/06 Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy năm 2006 Bảng PL1.4/07 Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy năm 2007 Bảng PL1.4/08 Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy năm 2008 Bảng PL 1.5/06 Thành phần thức ăn của cá Dầy theo nhóm chiều dài năm 2006 Bảng PL1.5/07 Thành phần thức ăn của cá Dầy theo nhóm chiều dài năm 2007 Bảng PL1.5/08 Thành phần thức ăn của cá Dầy theo nhóm chiều dài năm 2008 Bảng PL1.6/06 Độ no của cá Dầy theo các tháng năm 2006

Bảng PL1.6/07 Độ no của cá Dầy theo các tháng năm 2007

Bảng PL1.6/08 Độ no của cá Dầy theo các tháng năm 2008

Bảng PL1.7/06 Độ no của cá Dầy theo giai đoạn CMSD năm 2006

Bảng PL1.7 Độ no của cá Dầy theo giai đoạn CMSD năm 2007

Bảng PL1.7/08 Độ no của cá Dầy theo giai đoạn CMSD năm 2008

Bảng PL1.8/06 Độ no của cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2006

Bảng PL1.8/07 Độ no của cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2007

Bảng PL1.8/08 Độ no của cá dày theo độ tuổi năm 2008

Bảng PL1.9/06 Hệ số béo của cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2006

Bảng PL1.9/07 Hệ số béo của cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2007

Bảng PL1.9/08 Hệ số béo của cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2008

Bảng PL4.10/06 Các giai đoạn CMSD của cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2006 Bảng PL1.10/07 Các giai đoạn CMSD của cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2007

Trang 15

Bảng PL1.11/08 Các giai đoạn CMSD của cá Dầy theo thời gian năm 2008 Bảng PL1.12/06 Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Dầy năm 2006 Bảng PL1.12/07 Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Dầy năm 2007 Bảng PL1.12/08 Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Dầy năm 2008 Bảng PL1.13/06 Năng suất khai thác trung bình cá Dầy năm 2006

Bảng PL1.13/07 Năng suất khai thác trung bình cá Dầy năm 2007

Bảng PL1.13/08 Năng suất khai thác trung bình cá Dầy năm 2008

Bảng PL1.18 Độ mặn ở đầm Cầu Hai theo thời gian

2 Cách tính các thông số sinh trưởng của cá Dầy

Bảng PL 2.1 Chỉ số tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá theo nhóm tuổi Bảng PL 2.2 Tương quan kích thước vẩy và chiều dài của cá Dầy

Bảng P 2.3 Các chỉ số liên hệ giữa L t và L t+1 của cá Dầy

Bảng PL 2.4 Chỉ số tương quan giữa tuổi và ln(L - L t ) của cá Dầy

Bảng PL 2.5 Các chỉ số liên hệ giữa W t và W t+1 của cá Dầy

Bảng PL 2.6 Tương quan giữa tuổi và ln(W - W t ) của cá Dầy

3 Phụ lục các hình

Hình PL 3.1 Một trộ sáo ở đầm Sam

Hình PL 3.2 Một ao nuôi cá ở phá Tam Giang

Hình PL 3.3 Lưới dãy ở phá Tam Giang

Hình PL 3.4 Lưới rê dùng đánh bắt cá Dầy ở phá Tam Giang

Trang 16

Hình PL 3.8 Cá Dầy bán ở chợ Vinh Thanh

Hình PL 3.9 Cá Dầy con bán ở chợ Thuận An

Hình PL 3.10 Thu mẫu cá Dầy con

Hình PL 3.11 Cá Dầy mua ở chợ Sịa

Hình PL 3.12 Nghiên cứu tại thực địa của tác giả

Hình PL 3.13 Nghiên cứu tuyến sinh dục cái cá Dầy

Hình PL 3.14 Nghiên cứu tuyến sinh dục đực cá Dầy

Hình PL 3.15 Tác giả đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Trang 17

MỞ ĐẦU

Cá Dầy còn có tên địa phương là cá Trẻn, cá Hom hay cá Chép đầm tùy theo cách gọi của từng cư dân bản địa Dù với tên gọi nào, nhưng cá Dầy ở sông Hương nói riêng và của vùng miền Trung nói chung là món ăn ngon nổi tiếng, đã được nhà bác học Lê Quý Đôn khẳng định trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục [67] Nhân dân miền Trung đã biết đến giá trị thương phẩm của chúng từ lâu Đặc biệt, cá Dầy nấu với dưa cải chua được coi là “đặc sản ẩm thực” của người dân xứ Huế Mặc dù đã được biết với các tên gọi khác nhau như vậy, nhưng tên khoa học của loài cá Dầy mới được công bố vào tháng III năm 1994 bởi hai nhà ngư loại học Nguyễn Hữu Dực và Mai Đình Yên [19] Tính đặc hữu của cá Dầy thể hiện ở chỗ chúng chỉ phân bố ở vùng nước nhạt - lợ nội địa ven biển miền Trung - Nam Trung bộ, trong

đó tập trung chủ yếu ở đầm phá TG - CH tỉnh Thừa Thiên Huế

Xét về mặt sinh thái, cá Dầy có nhiều ưu điểm trong khai thác và nuôi thả Trong tự nhiên cá Dầy cho sản lượng cao đối với nghề cá đầm phá Thức ăn chính của chúng là mùn bã hữu cơ, động, thực vật thuỷ sinh có sẵn trong môi trường

Tính ưu việt của cá Dầy còn thể hiện là loài rộng muối, vùng phân bố của chúng ở độ mặn nhỏ hơn 12%0, thích hợp nhất từ 2 - 10%0 nên thường phân bố trong vùng hạ lưu các sông, đầm phá vùng Huế và có thể di nhập sâu vào sông Hương trong mùa khô Kích thước cá Dầy khá lớn và số lượng quần thể đông Mặt khác, cá Dầy vừa có khả năng sinh sản trong tự nhiên và có thể sinh sản nhân tạo Trong môi trường nước lợ có được một đối tượng ăn thực vật và mùn bã hữu cơ là rất có giá trị

về mặt sinh thái Đáng tiếc, việc khai thác cá nói chung, cá Dầy nói riêng chưa được quản lý chặt chẽ nên nguồn lợi cá Dầy đang có nguy cơ suy giảm Hơn nữa, cá Dầy chưa được coi là một trong những đối tượng nuôi chính ở vùng nước nước nhạt - lợ là vấn đề cần đặt ra cho hiện tại và tương lai

Ở Thừa Thiên Huế, cá Dầy chỉ có mặt tại đầm phá TG - CH và hạ lưu các sông đổ vào đầm phá Các kết quả điều tra cơ bản trong hơn 30 năm qua của các tổ chức khoa học công nghệ và các dự án nghiên cứu khác nhau cho thấy hệ đầm phá

Trang 18

TG - CH có hầu như tất cả các giá trị của một vùng đất ngập nước nhiệt đới ven bờ với những giá trị mang tầm quốc gia và quốc tế [52] Hệ sinh thái này cung cấp các sản phẩm, các lợi ích từ chức năng sinh thái cho con người và tự nhiên Đặc biệt nó còn có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương [51] Đầm phá TG - CH kéo dài qua 5 huyện ven biển từ Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang đến Phú Lộc với tổng diện tích 21.918,47 ha [52], lớn nhất trong số 12 đầm phá lớn, nhỏ nằm dọc khu vực miền Trung - Nam Trung Bộ từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và được xếp vào loại lớn của thế giới

và lớn nhất Đông Nam Á

Đây là hệ sinh thái bao gồm rừng ngập mặn, các vùng đầm lầy, vùng đất ẩm ướt, những bãi triều, cửa sông, chân ruộng, vách núi đá, là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài động, thực vật, các loài thủy, hải sản có

giá trị kinh tế, trong đó có cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) là loài

cá đặc hữu

Nhìn chung, tính ưu việt về nguồn lợi cá Dầy đã rõ, song việc nghiên cứu và hiểu biết về nó còn hạn chế Chưa có công trình nào nghiên cứu về mặt sinh học, sinh thái, các giai đoạn phát triển, đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý một cách toàn diện loài cá đặc hữu này

Với những yêu cầu cấp bách như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và đề xuất giải pháp phát triển loài cá Dầy

(Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) ở Thừa Thiên Huế”

Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài cá Dầy nhằm đề xuất giải pháp phát triển loài cá này

Đóng góp mới của luận án:

Có được các dẫn liệu về sinh học, phân bố của loài cá Dầy một cách có hệ thống nhằm khai thác, bảo vệ chúng một cách hợp lý; đề xuất nuôi thả loài cá này tại các vùng nước thuộc hệ đầm phá TG - CH và các vùng nước nhạt - lợ khác

Là cơ sở khoa học góp phần xây dựng, hoàn chỉnh quy trình sản xuất giống

cá Dầy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 19

TỔNG QUAN

Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở VIỆT NAM

1.1 Về nguồn lợi, sinh học, sinh thái học cá biển

Nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích đất liền không lớn, nhưng có biển Đông lớn thứ hai thế giới sau biển San Hô ở phía Đông Ôxtrâylia Chiều dài đường bờ biển Việt Nam khoảng 3.260 km Tổng diện tích khoảng 3.447.106 km2 (gấp 1,5 lần Địa Trung Hải), vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 Trong biển có hai vịnh lớn là vịnh Bắc bộ ở phía Bắc (khoảng 150.000 km2) và vịnh Thái Lan ở phía Nam (khoảng 462.000

Năm 1927, Nhật Bản đưa tàu lưới kéo đáy HAKUHO MARU (333 BRT) vào đánh cá thực nghiệm ở vịnh Bắc Bộ Từ đó số tàu cứ tiếp tục tăng lên và năm 1937 có đến 20 tàu các loại Các hoạt động nghiên cứu cho đến nay vẫn còn giá trị tham khảo Trong các năm 1959 - 1961, Chính phủ Việt Nam hợp tác với Chính phủ Trung Quốc để nghiên cứu Hải dương học nghề cá ở vịnh Bắc Bộ Những tài liệu thu được khá đầy đủ về mọi mặt, tạo điều kiện cho việc nắm được các quy luật cơ bản của vùng vịnh

Từ năm 1961 - 1967, với sự tài trợ của UNDP/FAO, chương trình nghiên cứu ngư nghiệp miền duyên hải đã được thực hiện Chương trình đã sử dụng tàu KYOSIN MARU N0 - 52 (1.000 CV) trang bị lưới kéo tầng giữa và tầng đáy để nghiên cứu cá vùng biển Việt Nam trừ vịnh Bắc Bộ Sau khi kết thúc, Viện khảo cứu Ngư nghiệp được thành lập ở Sài Gòn và hoạt động cho đến năm 1975 Sau này chuyển thành Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản II tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 20

Sau năm 1975, Viện Nghiên cứu Hải sản tiếp nhận tàu Biển Đông (1.500 CV) được trang bị lưới kéo đáy, lưới kéo tầng giữa, câu vàng, thiết bị thuỷ âm đồng bộ, và đã thực hiện được 24 chuyến đi biển, cung cấp những hiểu biết cơ bản về nguồn lợi cá ở vùng biển gần bờ nước ta Kết quả thu được cho đến nay tỏ ra có cơ

sở tin cậy và có giá trị sử dụng tốt

Từ năm 1979 đến 1987, Việt Nam và Liên Xô có một chương trình nghiên cứu nguồn lợi cá biển trong toàn vùng biển Việt Nam với 33 chuyến đi biển cùng các loại công cụ khai thác, thiết bị lặn, máy quay phim, chụp ảnh dưới nước, đã thu được rất nhiều mẫu vật

Từ năm 1990 đến nay, công tác nghiên cứu cá biển của nước ta được đặc biệt chú trọng, các nghiên cứu về nguồn lợi, về sinh học, sinh thái học cá biển được công bố ngày càng nhiều [20], [27], [117],

Vũ Ngọc Ân, Lê Đăng Phan (1990) đã đánh giá nguồn lợi và khả năng khai thác hải sản ở các tỉnh miền Trung Tác giả đã thống kê danh sách 10 loài cá kinh tế [4] Nguyễn Phi Đính, Nguyễn Văn Lục, Hà Thị Lê Lộc (1991) đã nghiên cứu về

tuổi và sinh trưởng cá Chỉ vàng (Selaroides leptolepis Cuvier) vùng biển từ Nghĩa

Bình đến Minh Hải [26] Đào Mạnh Sơn (2000) đã đề cập đến một số loài cá có giá

trị kinh tế và sản lượng đánh bắt cao như cá Ngừ vây vàng (Thunnus albacares), cá Ngừ vằn (Katsuwonus pelamis), cá Cờ phương đông (Itiophorus platypterus) [94],

Vũ Ngọc Bôi (2003): Ảnh hưởng của nồng độ muối ăn đến quá trình thuỷ phân cơ

thịt cá Mối (Saurida tumbil) bằng proteaza Bacillus subtilis [9] Hồ Nhật Đán

(1992) thống kê trên 400 loài cá biển có chứa các loại độc tố như saxitoxin, cifuatera, hitamin [23] Đỗ Tuyết Nga, Lưu Thị Hà, Cao Phương Dung (2001) đã xác định độc tố tetrodotoxin của một số loài cá Nóc thu ở Nha Trang [55] Nguyễn Hoài Nam, Đặng Văn Thi (2007) đã kết luận về tập tính, phân bố, tính độc và giá trị kinh tế của cá Nóc ở biển Việt Nam [54] Trần Văn Đan (2001) đã nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản và khả năng sản xuất giống tự nhiên của cá Bớp

(Bostrichthys sinensis) [21], (2003): Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến quá

trình ấp nở của trứng của loài cá này [22] Hoàng Hà [30], Nguyễn Quang Huy

Trang 21

(2002) đã giới thiệu một số đặc tính sinh sản và nuôi cá Giò (Rachyentron

canadum) tại vùng biển Việt Nam [35] Nguyễn Quang Hùng, Đỗ Văn Khương

(2003) đã nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ sinh sản nhân tạo cá Giò

(Rachyentron canadum) [33] Về cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) có các

nghiên cứu của Đặng Thị Thu Hiền, Võ Văn Phú (1998) nghiên cứu về đặc điểm sinh học [31]; Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Thanh Tùng (2001) về sự phát triển phôi và cá bột [12]; Đào Văn Trí, Nguyễn Văn Dũng trình bày kỹ thuật sinh sản nhân tạo [112]; Lại Văn Hùng, Huỳnh Văn Lâm (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn được làm giàu axit béo không no lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Chẽm

(Lates calcarifer Bloch, 1790) giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương [32] Đỗ Xuân

Ninh (2003): Nghiên cứu về một số tính chất cơ bản của enzim proteaza nội tạng cá

Thu (Scomberomorus commersoni) [58] Liên quan đến sinh trưởng và nguồn giống cá Song điểm gai (Epinephelus malabaricus) có nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2005) [114], [115], của Lê Xân (2005) về cá Song chấm nâu (Epinephelus coioides Hamilton 1822) [118], (2006): Một số đặc điểm sinh học của 2 loài cá Song vằn Epinephelus

fucoguttatus và cá Song chuột Cromileptes altivelis nuôi tại Cát Bà, Hải Phòng [119]

Nguyễn Phi Đính (1991) nghiên cứu sự phân bố và di cư của cá nục Sò (Decapterus

maruadsi) trong vùng biển Việt Nam [25] Đào Mạnh Sơn, Nguyễn Viết Nghĩa (2006)

đã nêu lên đặc điểm di cư của cá Ngừ đại dương (Thunnus albacares, T Obesus) và

tập tính phân bố của nó [95] Những nghiên cứu khác về cá Ngừ ở biển Việt Nam cho thấy: Cá Ngừ thích sống ở những nơi có nồng độ muối từ 32,6 đến 34,7%0 và nhiệt độ thích hợp là 21 -310 C Cá Ngừ có cường độ dinh dưỡng đều trong suốt năm, kể cả thời

kỳ đi đẻ Thức ăn của chúng là cá nhỏ thuộc các họ cá Trích (Clupeidae), họ cá Chuồn (Exocoetidae), giống cá Cơm (Achoviella), giống cá Nục (Decapterus), Mùa sinh sản của cá Ngừ từ tháng III đến tháng IX, đẻ rộ từ tháng V đến tháng VII Các loài cá Ngừ khác nhau có mùa sinh sản chênh lệch nhau 1 - 2 tháng [7]

Về đặc điểm phân bố của một số loài cá tại hệ sinh thái rạn san hô có các dẫn liệu của Đỗ Văn Khương, Lại Duy Phương, Nguyễn Văn Quân (2005) [36]; Nguyễn Văn Quân (2005) [86]; Đào Duy Thu (2006) [103]; Nguyễn Quang Hùng, Đỗ Văn

Trang 22

Khương, Lại Duy Phương (2007) [34] Có thể thấy rằng: Cá rạn san hô là một nhóm cá đặc biệt, có cuộc sống gắn liền với các rạn san hô Trong rạn san hô cũng bắt gặp nhiều loài cá cỡ lớn như cá Mập, cá Đuối, cá Mú, cá Hồng, cá Khế, Đặc biệt, một số loài cá rạn san hô có màu sắc rực rỡ, hình dáng lạ đã trở thành những loài cá cảnh đẹp có thể nuôi trong hồ cá gia đình và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao [7]

Xác định các quần đàn cá Bạc má - Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816) có

nghiên cứu của Chea Phala (2005) [10] Nguyễn Bá Thông (2006) đề cập đến nguồn

lợi cá Miễn sành 2 gai (Evynnis cardinalis) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ [101], (2006)

nghiên cứu biến động nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá Phèn

khoai Upenius japonicus (Houttuyn, 1782) ở vùng biển Nam Bộ [102] Đào Mạnh

Sơn, Đỗ Văn Nguyên (1997) nghiên cứu để sản xuất giống nhân tạo một số loài cá biển

[93], [94] Lê Xân (2007): Thử nghiệm nuôi 2 loài cá biển Lutjanus argentimaculatus Forskl 175 và Trachinotus blochii Lacepede tại Cát Bà, Hải Phòng [120] Nguyễn

Anh, Nguyễn Duy Huy, Đỗ Văn Thu, Nguyễn Bích Nga, Lê Thanh Hà (2007) đã

xác định được trình tự gen cob hệ gen ty thể của 8 loài cá Song (Epinephelus spp)

có giá trị kinh tế của Việt Nam, phân tích tỷ lệ tương đồng và mối quan hệ phả hệ với 16 chủng của thế giới thuộc nhiều loài khác nhau [2] Võ Văn Phú, Biện Văn Quyền (2009) nghiên cứu về một số đặc điểm sinh trưởng của cá Ong căng ở đầm phá và vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế [83],

Đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế tầng đáy cũng được nghiên cứu

như: cá Mối Vạch (Saurida undosqumis Richardson, 1878), cá Mối Thường (S tumbil Bloch et Schneider, 1795), cá Song Mỡ (Epinephelus tauvina Forsskal, 1775), cá Hồng (Lutianus erythropterus Bloch, 1790), cá Miễn Sành hai gai (Paragyrops edita Tanaka, 1916), cá Phèn Một sọc (Upeneus moluccensis Bleeker,

1855) [7],

Nhìn chung, về nguồn lợi, sinh học, sinh thái cá biển đã được các tác giả quan tâm ngày càng nhiều, nhất là các loài cá kinh tế và có sản lượng khai thác cao Tuy nhiên, các loài cá di cư, nhất là cá di cư đại dương chưa được nghiên cứu nhiều

so với các loài cá nhỏ vùng bờ [7]

Trang 23

1 2 Về nguồn lợi, sinh học, sinh thái học cá nước ngọt

Nguồn tài nguyên nước ngọt có ở những thuỷ vực khác nhau như sông, hồ, kênh, rạch, tạo nên sự đa dạng sinh học và nhiều vùng cảnh quan thiên nhiên vô cùng phong phú Nước ta có 2.360 con sông với chiều dài từ 10 km trở lên và 26 phân lưu của các con sông lớn

Hồ tự nhiên, có các hồ Ba Bể tỉnh Bắc Kạn; hồ Tây ở Hà Nội; Biển Hồ tỉnh Gia Lai; hồ Lắc ở tỉnh Đắc Lắc Hồ nhân tạo có 570 hồ lớn, trung bình và hàng ngàn hồ nhỏ Cùng với những kết quả công bố về khu hệ cá thì nghiên cứu về nguồn lợi, sinh học, sinh thái cá cũng ngày càng phong phú và hoàn thiện Công tác nghiên cứu toàn diện về cá nhìn chung được đẩy mạnh và có những bước tiến vững chắc Công tác điều tra về nguồn lợi nghề cá thời kỳ này nổi bật là công trình của Trần Công Tam (1959) khi bàn về nguồn lợi thủy sinh vật chủ yếu của sông Hồng; Mai Đình Yên (1963) về ý nghĩa kinh tế ngư giới sông Hồng; Mai Đình Yên (1962,1969, 1971, ), (1983) [122] Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Nho (1983) [100] Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Mai đình Yên (1961) điều tra nguồn lợi sinh vật hồ Tây (Hà Nội) Nguyễn Văn Hảo (1964) đưa ra các dẫn liệu nguồn lợi cá hồ Ba Bể Hoàng Duy Hiệp, Nguyễn Văn Hảo (1964) về điều tra nguồn lợi cá sông Thao; Đoàn Lệ Hoa, Phạm Văn Doãn (1971) sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã Hoàng Đức Đạt (1960, 1978, 1980, 1985, 1990) Vũ Trung Tạng (1971, 1976, 1978, 1982,

1987, 1991, 1999 ) [96], [97], [98] Nguyễn Anh Tạo (1964): Nghiên cứu nguồn lợi thủy sản sông Lạch Trường và sông Mã; Nguyễn Văn Hảo (1983) bàn về cơ sở sinh học hồ chứa cỡ nhỏ các tỉnh phía Bắc Vũ Trung Tạng (1997) đánh giá khả năng tự khôi phục số lượng của quần thể cá Mòi cờ hoa và đề ra các biện pháp nhằm duy trì

và phát triển nguồn lợi Nguyễn Duy Hoan (1999) đưa ra một số biện pháp giải quyết giống cá nuôi tại các xã của huyện miền núi Khánh Sơn - Khánh Hòa,

Các nghiên cứu về sinh học, sinh thái cá có các tác giả Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên (1960) khi nói đến sinh học, giá trị kinh tế cá Mòi sông Hồng Nguyễn Dương (1963) bàn về sinh học cá Ngạnh sông Lô Phan Trọng Hậu, Mai Đình Yên, Trần Tới (1963) hình thái sinh học cá Mè trắng sông Hồng; Hoàng Đức Đạt (1964): Sinh thái

Trang 24

học một số loài cá sông Lô Mai Đình Yên (1963): Bước đầu tìm hiểu ý nghĩa kinh

tế của ngư giới sông Hồng [121]; Đặc điểm sinh học các loài cá sông Hồng, (1964); Đặc điểm sinh học một số loài cá ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam (1966)

Nguyễn Duy Hoan (1979): Đặc điểm sinh học cá Quả (Ophiocephalus stritus) Lê Xanh (1979): Đặc điểm sinh học cá Chép (Cyprinus carpio) Lưu Thị Dung

(1999): Nghiên cứu ảnh hưởng của muối kim loại nặng HgCl2 đến một số chỉ tiêu huyết học của cá Chép Nguyễn Đình Trung (1999): Ảnh hưởng của thực vật phù du đến thành phần huyết học của cá Mè trắng Lê Như Xuân và Nguyễn Trọng Nho (1999): Sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá Sặc rằn

(Trichogaster petroralis Regan) Nguyễn Hồng Hải (2000): Đặc tính sinh sản của cá Lăng (Hemibagrus guttatus) Lê Thị Nam Thuận (2000): Dẫn liệu bước đầu về đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của cá Trê đen (Clarias fuscus) Nguyễn Quốc Khang (2000): Một vài đặc tính lý học của lectin cá Nheo (Parasilurus asotus)

Võ Văn Phú và Nguyễn Duy Chinh (2000): Sinh học về sinh trưởng và sinh sản của

cá Rô phi (Oreochromis niloticus) Nguyễn Văn Kiểm và Nguyễn Thị Nga (2000):

So sánh một số chỉ tiêu sinh học và chỉ tiêu nuôi cá của 5 loại hình thái cá Chép

ở Cần Thơ Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Thư (2003): Nghiên

cứu một số đặc điểm của loài cá Lăng nha (Mystus nemorus) Nguyễn Xuân

Đùng, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư (2007): Những ghi nhận mới về nguồn lợi cá Chình (Anguilla) ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị [28] Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Đùng, Nguyễn Xuân Thư, Hoàng Đức Đạt (2007): Dẫn liệu về thành phần loài và hiện trạng sử dụng nguồn lợi cá ở vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận [113] Võ Văn Phú, Bùi Minh Thắng

(2008): Đặc tính dinh dưỡng của cá Sinh gai (Onychostoma laticeps Gunther,

1896) tại hồ Phú Ninh và vùng phụ cận tỉnh Quảng Nam” [81],… Đây là những

tư liệu có giá trị về nghiên cứu sinh học, sinh thái, sinh lý của các loài cá kinh

tế nội địa Việt Nam

Có thể kết luận một số đặc tính chung của các loài cá kinh tế nước ngọt là: Phần lớn cá có kích thước nhỏ và trung bình Cá thường có tuổi thọ thấp từ 3

Trang 25

đến 9 năm, cấu trúc tuổi quần thể đơn giản, tuổi thành thục lần đầu sớm (từ 1 đến 3 năm) Sức sinh sản của cá phụ thuộc vào đặc tính của từng loài Những loài biết bảo vệ và chăm sóc cá con thường đẻ ít Cá thường đẻ nhiều đợt trong năm, mùa đẻ trứng tập trung vào các tháng Xuân - Hè Nhiều loài cá sử dụng thực vật, mùn bã hữu cơ, cặn vẫn và động vật không xương sống làm thức ăn [7]

Đặc điểm sinh học của một số loài cá cửa sông cũng được nghiên cứu khá đầy

đủ như: Bộ cá Trích (Clupeiformes) có tập tính hợp thành đàn lớn di cư kiếm ăn và sinh sản dọc bờ biển hoặc di cư biển - sông Một số loài có giá trị kinh tế như: Cá Lẹp

cam (Thrissa kammalensi Bleeker) có 6 nhóm tuổi, thức ăn chính của cá là Copepoda, Cladocera, trứng cá, ấu trùng tôm Cá Lẹp vàng (Septipina taly Cuvier et

Valenciennes) với thức ăn chính của cá là Copepoda, Cladocera, Decapoda Cá đẻ trứng từ tháng V đến tháng VII, đẻ rộ vào tháng V hàng năm Cá thành thục ở năm

đầu của đời sống Cá Đé (Ilisha elongata Bennett) có 6 nhóm tuổi từ 0+ đến 5+ Thức

ăn chính của cá là Amphipoda, Decapoda, Cladocera, ấu trùng Branchiora Sức sinh

sản tuyệt đối của cá từ 20.000 - 40.000 trứng Cá Cơm (Stolephorus commersanii, S

indicus ) có tuổi thọ thấp (3 - 4 năm tuổi), cấu túc tuổi quần thể khá đơn giản Chúng

sinh sản ngay năm đầu của đời sống hoặc sau 1 năm Cá Mòi (Clupanodon puctatus

Schelegel), có kích thước khai thác từ 120 - 240mm, tương ứng với khối lượng 20 - 140g Cấu trúc của đàn khai thác gồm 5 nhóm tuổi (0+ đến 4+), trong đó nhóm tuổi 2+,

3+ chiếm ưu thế Ngoài ra còn nhiều loài cá kinh tế khác như cá Khoai (Harpodon

nechereus Buch et Hamil), cá Căng 4 sọc (Pehates quadrilincatus Cuvier et Val), cá

Nâu (Scatophagus argus Linnaeus), cũng đã được nghiên cứu [7]

1 3 Nghiên cứu về cá và cá Dầy ở đầm phá TG - CH

Nằm ven đồng bằng của tỉnh TTH là hệ thống đầm phá nước lợ TG - CH, kéo dài khoảng 68 km từ cửa sông Ô Lâu ở phía Bắc đến chân núi Vĩnh Phong ở phía Nam, chiếm 4,3% diện tích lãnh thổ của tỉnh [5] Đây là hệ đầm phá ven bờ nhiệt đới vĩ độ thấp, nóng ẩm và điển hình cho kiểu hệ sinh thái nước lợ nhiệt đới

[15] Ở hệ sinh thái này còn chứa đựng một nguồn gen rất đa dạng và là một “kho

Trang 26

thủy sản” quan trọng cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận Hệ đầm phá TG - CH có sức hấp dẫn lớn về mặt khoa học, có tiềm năng lớn về tài nguyên nhưng cũng là nơi phải hứng chịu nhiều rủi ro và tai biến thiên nhiên nên đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học

1.3.1 Về nguồn lợi

Từ thế kỷ XV, XVI đã có những ghi chép, mô tả dưới dạng địa lý tài nguyên của Dương Vân An trong Ô châu cận lục khi nói về cá và muối ở Diêm Trường, huyện Tư Vinh (nay là huyện Phú Vang) Ông đã mô tả: Cá Sấu thì sẵn ở các vụng

Hưng Bình, Hòa Lâm huyện Tư Vinh; cá và muối là kho vô tận [1]

Thời kỳ 1945-1975 các nghiên cứu về vùng biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế bị hạn chế do cả nước phải đương đầu với cuộc chiến tranh chống Pháp

và Mỹ Trong thời gian này chỉ có một số ít công trình quan trọng được công bố của Sơn Hồng Đức như: “Thủy học miền Trị Thiên” (1972) và “Việt Nam hình thể các đồng bằng” (1975) [29]

Sau năm 1975, các cuộc điều tra cơ bản, điều tra định hướng, nghiên cứu hợp

lý về sử dụng tài nguyên, nguồn lợi sinh vật, bảo tồn cảnh quan và quản lý tổng hợp vùng biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế được đẩy mạnh và phát triển Đầu tiên là kết quả của các đoàn điều tra nghiên cứu về đầm phá của khoa Sinh vật thuộc trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường ĐHKH tự nhiên thuộc ĐHQG Hà Nội) vào năm 1976 Các năm 1978 - 2003 có những nghiên cứu của khoa Sinh học - Đại học Tổng hợp Huế (nay là trường ĐH Khoa Học Huế) với các đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh về điều tra nguồn lợi, định hướng quy hoạch phát triển nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Đó là các công trình của Mai Văn Phô, Nguyễn Phước Minh Ngọc, Tôn Thất pháp (1977) về điều tra Tảo silic ở phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế [66] Sau đó là công trình về nguồn lợi thủy sản các đầm phá phía Nam sông Hương

và những vấn đề về khai thác hợp lý nguồn lợi đó của Vũ Trung Tạng và Đặng Thị

Sy (1978) Các hội nghị chuyên đề về cá ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học

và các sở Thuỷ sản trong toàn quốc Tiếp theo là hàng loạt các công trình nghiên cứu của Phạm Văn Miên, Võ Văn Phú (1981) [42]; Tôn Thất Pháp và Nguyễn Phước

Trang 27

Minh Ngọc (1982) về Phytoplankton ở các đầm phá nước lợ phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế [60] Nguyễn Mộng (1991) [48], (1998) về đặc điểm sinh sản của Trìa mỡ

(Meretrix meretrix) ở đầm phá TG - CH [50] Tôn Thất Pháp (1991) [61], (1993)

[63], (1996) [59], (1999) [64]; Tôn Thất Pháp và Đoàn Suy Nghĩ (1991) [62] Trương Văn Lung (1991): Nghiên cứu nâng cao chất lượng rau câu Chỉ vàng [38], (1998) [40]; Trương Văn Lung, Ông Văn Dũng (1994) [39]; Trương Văn Lung, Võ Thị Mai Hương (2000) nghiên cứu sự đa dạng sinh thái của một số loài Rong kinh tế ở vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế [41] Võ Văn Phú (1995) [69], (1997) [73], (1998) [74], (2000) về tình hình khai thác thủy sản ở đầm Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế [77], (2005) [80] Lê Văn Miên (1996) [43], (1998) [44], (2001) [45], (2001) nghiên cứu hệ thống ao vây ở đầm phá Thừa Thiên Huế” [46] Nguyễn Thị Thu (2001): Nguồn giống tôm, cua, cá trong thảm cỏ biển đầm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) Nguyễn Duy Chinh, Võ Văn Phú (1998) sinh trưởng của cá Rô phi vằn đơn

tính (Oreochromis nilocicus L) [11]; Võ Văn Phú Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Mộng,

Nguyễn Đắc Tạo (2001) về biến động độ mặn và thành phần loài sinh vật ở hệ đầm phá TG - CH sau lũ lịch sử 1999 [79],

Đặc biệt, hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế (2005) tổ chức tại thành phố Huế đã thống kê những kết quả, thành tựu, xem xét những bài toán còn dang dở về các vấn đề liên quan đến đầm phá để định hướng cho tương lai [52]

1.3.2 Về sinh học và sinh thái

Những nghiên cứu về sinh học và sinh thái học các loài cá trong đầm phá có thể kể đến các công trình của Hoàng Đức Đạt (1978, 1980, 1983); Võ Văn Phú (1978, 1980, 1991, 1993, 1994, ) [69]; Võ Văn Phú, Đặng Thị Diệu Tâm (1978) nghiên cứu về đặc tính sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở đầm phá Thừa Thiên Huế; Võ Văn Phú có các công trình nghiên cứu về sinh học của một số loài cá

như: (1991) đặc tính sinh học của cá Mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus) [68], (1993) về đặc tính sinh học của cá Căng bốn sọc (Pelates quadrilineatus), đặc tính

sinh trưởng của một số loài cá cho sản lượng cao trong hệ đầm phá tỉnh Thừa Thiên

Huế”(1995) [70], dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá Chỉ vàng (Selaroides

Trang 28

leptelepis) ở vùng biển miền Trung”(1996) [72], đặc điểm sinh học của cá Móm gai

dài (Gerres filamentosus) ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (1996) [71] Về sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản cá Dìa (Siganus guttatus Bloch) ở hệ đầm phá tỉnh

Thừa Thiên Huế có công bố của Lê Thị Nam Thuận, Trần Duy Nga (1996) [104];

Võ Văn Phú (1998) [76] Đặc điểm sinh học cá Chẽm (Lates calcarifer) có nghiên

cứu của Võ Văn Phú, Đặng Thị Thu Hiền (1998) [75] Lê Văn Miên (2000): Bước đầu nghiên cứu cấu trúc quần đàn các loài thủy sản từ biển vào phá qua cửa Thuận

An [44] Đặc điểm sinh học của cá Ong (Therapon jabrua) có công bố của Lê Thị

Nam Thuận (2001) [105] Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Thư

(2003): Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cá Lăng nha Mystus nemurus

(Cuvier and valencienes, 1983 [24] Liên quan đến một số đặc điểm sinh học cá Trê

đen - Clarias fuscus (Lacepède, 1803) có các nghiên cứu của Lê Thị Nam Thuận,

Phan Anh (2003) [106], (2003) [107], (2003) [110]; Lê Thị Nam Thuận, Phan Anh, Trần Thị Thanh Tâm (2003) [108], [109] Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh (2008) sử dụng 17α -hydroxy - 20β dihydroprogesteron (17,20p) và progesteron (p) kích thích sinh

sản cá Chép (Cyprinus carpio) [18] Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Nguyệt (2003) đã phân

tích tác dụng gây ngộ độc của cá Nóc ở Thừa Thiên Huế [13] Võ Văn Phú, Nguyễn Văn Sỹ (2008) đã công bố 20 loài thuộc bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế Trong đó các tác giả đã xác định được 6 loài có giá trị kinh tế và 12 loài có chứa chất độc tetrodotoxin [82],

1.3.3 Về cá Dầy

Trên thế giới, cho đến hiện nay chưa thấy có công trình công bố

Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu của mình, G Tirant (1883) đã coi cá Dầy chỉ là tên gọi của cá Chép khi còn nhỏ [127] Tuy nhiên, trên thực tế và qua phân tích đặc điểm hình thái thì giữa hai loài này có những sai khác nhất định như: Số tia mềm vây lưng và số lượng que mang trên cung mang thứ nhất của cá Dầy ít hơn so với

cá Chép Cá Dầy có thân cao hơn, mắt to hơn, râu ngắn hơn, gai vây lưng và vây hậu môn nhỏ hơn; 4 tia phân nhánh trước của vây lưng dài, các tia còn lại ngắn, viền sau vây lõm và gãy khúc; các vây màu vàng, không có màu đỏ hồng như cá Chép

Trang 29

Về sinh thái, cá Dầy phân bố tại các vùng nước lợ - nhạt, trong khi cá Chép chỉ phân bố trong vùng nước ngọt hoàn toàn Do vậy, không thể xếp cá Dầy như một tên đồng vật (synonyme) của cá Chép

Năm 1978, Mai Đình Yên khi nghiên cứu các mẫu cá Dầy thu được tại một số tỉnh

miền Trung đã mô tả và đặt tên khoa học cho nó là Cyprinus melanes (Yen, 1978) [8]

Năm 1994, Nguyễn Hữu Dực và Mai Đình Yên đã mô tả hình thái cá Dầy

và đặt tên là Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994 Cá Dầy được coi là loài

cá đặc hữu của miền Trung - Nam Trung bộ [19]

Cùng năm 1994, Võ Văn Phú công bố công trình đầu tiên về một số đặc điểm sinh học cá Dầy trong kỷ yếu hội thảo khoa học đa dạng sinh học Bắc Trường sơn [70] Một số tài liệu nghiên cứu về đầm phá của khoa Sinh học trường Đại khoa học Huế, của Viện Hải Dương học Hải Phòng có đề cập đến sinh sản và dinh dưỡng của

cá Dầy, nhưng chỉ ở mức độ điều tra cơ bản và chưa được công bố trên các tạp chí chuyên ngành

Năm 1999, Nguyễn Đức Quang, Trần Duy Nga có nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm mô thực vật thủy sinh đến hấp thu glucose ở ruột non cá Dầy [85] Năm 2001, Võ Văn Phú và cộng sự đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của cá Dầy ở phá TG - CH tỉnh Thừa Thiên Huế [78]

Năm 2007, Nguyễn Phi Nam và Lê Đức Ngoan - Trường ĐH Nông Lâm Huế

có công bố kết quả bước đầu về nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Dầy [53]

Cùng với việc thực hiện luận án (2006 - 2008), Nguyễn Hữu Quyết, Võ Văn Phú

đã công bố 5 bài báo liên quan đến một số đặc điểm sinh học sinh thái và bảo vệ nguồn lợi cá Dầy vùng đầm phá TG - CH tỉnh Thừa Thiên Huế

Có thể nói, cá Dầy (Cyprinus centralus) được nhân dân vùng miền Trung

biết đến từ lâu Các nhà khoa học đã quan tâm đến nó từ những năm 1883 [127], nhưng mãi đến năm 1994 cá Dầy mới được mô tả về hình thái một cách chi tiết Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ về đặc điểm sinh học, sinh thái học, các giai đoạn phát triển của cá Dầy công bố trên các tạp chí chuyên ngành Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp những dẫn liệu

cơ bản, có hệ thống về loài cá đặc hữu này

Trang 30

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI

VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm chung

Tỉnh Thừa thiên Huế có giới hạn tọa độ địa lý 160 - 16045 vĩ độ Bắc, 1070

-108015’ kinh độ Đông Địa hình phức tạp và chia thành 4 vùng: Vùng núi chiếm

hơn 70%; vùng gò đồi chiếm 18%; vùng đồng bằng chiếm 7,5% và vùng đầm phá,

cồn cát ven biển chiếm 4,5% diện tích của tỉnh Tính đến ngày 1/IV/2008 tổng diện

tích đất tự nhiên là 506.527,91 ha, gồm 349.812,55 ha đất nông nghiệp; 77.488,37 ha

đất phi nông nghiệp; 79.226,99 ha đất chưa sử dụng Dân số trung bình 1.145.259

người, trong đó dân số thành thị 397.328 người, dân số nông thôn 747.931 người Mật

độ dân số 226,1 người/km2 [14]

Khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế mang bản chất nhiệt đới gió mùa, nhưng đã bị

biến đổi và phân hoá theo 3 quy luật: Quy luật phân hoá theo sườn Tây - Đông Trường

Sơn; quy luật phân hoá theo độ cao và quy luật phân hoá theo dạng địa hình [88]

Lượng mưa giảm dần từ Đông sang Tây, tăng dần từ Bắc vào Nam với tổng

lượng trung bình hàng năm đạt trên 2.000mm [88]

Bảng 2.1 Lượng mưa trung bình tháng và năm 2008 [14]

Trang 31

Lượng mưa lớn nhất ở vùng Bạch Mã, Thừa Lưu, Nam Đông và Phú lộc Lượng mưa ít nhất ở vùng đồng bằng phía Bắc tỉnh Ngoài ra còn có một mùa mưa phụ từ tháng V đến tháng VI hàng năm mà địa phương gọi là mưa tiểu mãn Nền nhiệt độ của tỉnh cao, tiêu biểu cho chế độ nhiệt của vùng nhiệt đới Mùa lạnh, nhiệt

độ trung bình dưới 200C Mùa nóng có nhiệt độ trên 250C Độ ẩm không khí cao, trung bình năm đạt 85,8 - 87,2% Vùng núi cao có độ ẩm trung bình cao hơn vùng đồng bằng ven biển (bảng 2.2)

Bảng 2.2 Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm 2008 [14]

Đơn vị tính: %

Tháng Địa điểm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Nam Đông 94 84 86 86 86 82 80 85 88 93 95 90 87,4

A Lưới 95 88 91 91 89 85 82 85 90 92 94 92 89,5 Các hướng gió chính là Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam (gió mùa mùa Hạ) thổi từ tháng V đến tháng IX, tốc độ gió trung bình 1,3 - 1,6 m/s và Đông Bắc (gió mùa mùa Đông) bắt đầu từ tháng X đến tháng IV năm sau, tốc độ trung bình đạt

1,6 - 1,9 m/s [88]

Bão lụt thường đổ bộ vào tỉnh từ tháng IX, X Tuy vậy, cũng có những năm không có bão Lụt tiểu mãn vào tháng V - VI thường gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và nuôi, trồng thủy sản [91]

Bảng 2.3 Tần suất số cơn bão trong năm ảnh hưởng tới Thừa Thiên Huế [88] Đơn vị tính: %

Số cơn bão ảnh hưởng trong năm 0 1 2 3 4

2.2 Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu

Vùng đầm phá Thừa Thiên Huế tiếp giáp với 33 xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 93.490 ha, chiếm 18,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh [14] Diện tích

Trang 32

mặt nước đầm phá TG - CH 21.918,47 ha [51], chiếm 48,2 % tổng số diện tích mặt nước các đầm phá ven bờ Việt Nam [69]

2.2.1 Về lịch sử kiến tạo

Hệ đầm phá TG - CH ra đời trong kỷ Holoxen muộn, kéo dài từ Cửa Việt (Quảng Trị) tới núi Linh Thái (Nam Thừa Thiên Huế) [15] Thời kỳ này hệ đầm phá chỉ có một cửa Tư Hiền thông ra biển mà trước đây được gọi là cửa Tư Dung, Ô Long hay Tư Khách [5] Kết thúc giai đoạn trẻ được đánh dấu bằng sự kiện mở cửa thứ hai tại làng Hòa Duân vào năm 1404 Hệ đầm phá TG - CH hiện tại đang phát triển ở giai đoạn trưởng thành [16]

2.2.2 Cấu trúc

Hệ đầm phá TG - CH là một hệ mở gồm bốn đơn vị cấu trúc cơ bản là vực nước, cửa, hệ cồn chắn và các thành tạo ven bờ sau đầm phá [15]

Vực nước được hợp thành bởi phá Tam Giang; đầm Sam, An Truyền, Thủy Tú

và đầm Cầu Hai Phá Tam Giang kéo dài từ cửa sông Ô Lâu tới cửa sông Hương, dài khoảng 24 km, rộng trung bình 2,5 km, sâu trung bình 1,6 m Đầm Sam và Thủy Tú kéo dài từ cửa sông Hương tới giáp đầm Cầu Hai với chiều dài khoảng 33 km, rộng trung bình 1 km, sâu trung bình 1,5 - 2,0m Đầm Cầu Hai từ cửa sông Truồi đến chân

núi Vĩnh Phong, dài khoảng 13 km, sâu trung bình từ 1,0 - 1,5m

Hiện tại hệ đầm phá TG - CH có hai cửa biển là Thuận An và Tư Hiền Số

lượng cửa tồn tại ít nhất là 1 và nhiều nhất là 5 (sau cơn lũ lịch sử 1999) [3]

Hệ cồn chắn đầm phá TG - CH kéo dài khoảng 100 km từ cửa Việt qua cửa Thuận An đến cửa Tư Hiền Độ cao lớn nhất đạt tới 30m và giảm dần về phía Tư Hiền

Hệ cồn chắn gồm nhiều cồn, đụn phát triển liên tiếp nhau và ngoài cùng là bãi biển

Thành tạo ven bờ sau hệ đầm phá có chiều dài khoảng 183 km, trong đó có 23

km là bờ đá gốc, phần còn lại là bờ tích tụ bao gồm các trầm tích bãi triều, bãi bồi, trầm tích sông, trầm tích biển

2.2.3 Đặc điểm thuỷ văn vùng đầm phá

Vùng phá Tam Giang có độ sâu trung bình từ 1,0 đến 1,6m, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của cửa Thuận An Độ sâu của phá tăng dần từ cửa sông Ô Lâu đến cửa biển Thuận An

Trang 33

Đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú có độ sâu trung bình 2m, sâu dần về phía đầm Cầu Hai, độ sâu nhất đạt 4m ở Hà Trung Trong đầm có 1 lệch ngầm sâu 2m

Vùng đầm Cầu Hai có độ sâu trung bình từ 2,0 đến 2,5m, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều Biên độ triều ít thay đổi, cao nhất đạt 60 - 80cm tại phá Tam Giang Dao động của mức nước đỉnh - chân bình quân khoảng 50cm

Mùa khô mực nước đỉnh triều ở biển cao hơn mực nước đầm phá Mức chênh lệch ở phá Tam Giang là 5 - 15cm và ở đầm Cầu Hai là 25 - 30cm

Mùa mưa lũ, mực nước trong đầm phá cao hơn mực nước biển Mức chênh lệch tới 70 cm ở đầm Cầu Hai [16]

Biên độ triều trong đầm phá nhỏ hơn biên độ triều ở vùng biển ven bờ Tại Ca Cút (phá Tam Giang) là 3 - 50cm, tại Cống Quan (Cầu Hai) từ 10 - 20cm Dao động mực nước lớn nhất trong năm đạt 70cm ở phá Tam Giang và 1m ở đầm Cầu Hai [16]

Trong đầm phá, sự trao đổi nước được thực hiện bởi quá trình xáo trộn nước giữa đầm phá và biển; giữa đầm phá và sông; giữa các vùng trong đầm phá

Mùa khô, lượng nước biển chảy vào đầm phá lớn Tại cửa Tư Hiền mỗi ngày nước biển chảy vào đầm phá khoảng 35,6 triệu m3 và chảy ra khoảng 29,8 triệu m3 Tại cửa Thuận An lượng chảy vào gấp 6,2 lần và lượng chảy ra gấp 4,3 lần

so với cửa Tư Hiền [3]

Mùa mưa tại cửa Tư Hiền lượng chảy vào giảm, lượng chảy ra tăng và cân bằng chảy ra đạt 4 triệu m3 ngày (tăng 6,8 lần so với mùa khô)

Hàng năm các sông đổ vào đầm phá gần 6 km3 nước và khoảng 620.070 tấn bùn, cát (sông Hương: 4,2 km3, sông Ô Lâu: 0,54 km3, sông Đại Giang và sông Truồi: 0,5 km3) làm thay đổi độ đục, độ muối, động lực trong đầm, nhất là khu vực phía Tây gần cửa sông [3]

2.2.4 Các yếu tố hóa, lý nước đầm phá

Nhiệt độ nước đầm phá nói chung, tầng mặt nói riêng thường thấp hơn nhiệt

độ không khí từ 1 - 30C về mùa Đông và cao hơn 2 - 3 0C về mùa Hè Vùng phá Tam Giang nhiệt độ nước trung bình 21,10C, đầm Thủy Tú 22,30C và Cầu Hai 21,70C [88] Nhiệt độ nước thường giảm từ tháng IX (250C) đến tháng III năm sau

Trang 34

(200C); tăng từ tháng IV (240C) đến tháng VIII (300C) Khu vực đầm Cầu Hai có hiện tượng nước nóng cục bộ ở phía Nam đầm, nhiệt độ dao động từ 32 - 330C

Độ đục và hàm lượng bùn cát lơ lửng ở đầm phá TG - CH dao động khá lớn theo mùa và theo năm Trung bình khoảng 20 - 50mg/l Hàm lượng bùn cát lơ lửng trong tầng nước sát đáy thường cao hơn tầng nước mặt từ 1,2 - 2 lần (bảng 2.4)

Bảng 2.4 Độ đục trung bình (mg/l) vùng đầm phá TG - CH [59]

Mặt 16 12 90 35

Giá trị pH của nước đầm phá TG - CH dao động từ 6,5 - 8,2 Độ chênh lệch

pH mùa mưa lớn hơn mùa khô Tại cửa Thuận An, Tư Hiền độ pH ổn định hơn so với các khu vực xa cửa biển (bảng 2.5)

Trang 35

Có thể thấy, chế độ thuỷ văn vùng đầm phá chịu ảnh hưởng rất lớn của địa hình, khí hậu và biến đổi theo mùa, mang những nét đặc trưng nhất của vịnh Bắc

Bộ Sự trùng hợp mùa mưa và mùa đông lạnh tạo nên nét riêng về thuỷ văn đầm

phá tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3 Cơ sở thức ăn trong đầm phá

2.3.1 Các muối dinh dưỡng (Biozen)

Phốt phat (PO43-) và nitrat (N03-) là các muối dinh dưỡng quan trọng trong đầm phá Hàm lượng muối phốt phát về mùa mưa cao hơn mùa khô, tầng đáy cao hơn tầng mặt Hàm lượng trung bình toàn đầm phá về mùa khô là 3,6/3,9μg P/l (mặt/đáy) và mùa mưa đạt 6,2/7,1μg P/l, nhưng vẫn chưa đạt đến giới hạn dư phốt phát [56]

Xu thế biến đổi của muối nitrat về mùa mưa lại tăng lên gấp hai lần Muối silic biến đổi phức tạp Ở tầng mặt thường cao hơn ở tầng đáy [56]

2.3.2 Các nhóm sinh vật

Tại đầm phá TG - CH đã xác định được 373 loài thực vật thuỷ sinh Trong

đó có 357 loài thuộc 6 Ngành tảo phù du gồm Bacillariophyta 241 loài, Dynophyta

72 loài, Chlorophycophyta 14 loài, Cyanophyta 19 loài và Euglenophyta 2 loài [61] Thực vật có hoa thuộc Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có 6 loài, trong đó có 3 chi (genus) cho khối lượng lớn là Vallisneria, Najas, Halophila

Hệ sinh thái cỏ biển diện tích khoảng 1.000 ha phân bố tại Cồn Dài, Ba Cồn, Vinh Giang và Lộc Bình có vai trò quan trọng tạo nguồn thức ăn, nơi cư trú, bãi đẻ cho nhiều loài thủy sản [51] Trong đầm phá còn có 73 loài vi tảo sống đáy [65]

Hệ động vật nổi (Zooplankton) đã xác định được 34 loài gồm: 28 loài giáp xác chân chèo (Copepoda), 5 loài giáp xác râu ngành (Cladocera) và một loài trùng bánh xe (Rotatoria) [47]

Động vật đáy (Zoobenthos) đã phát hiện được 26 loài, trong đó thân mềm 9 loài, giun nhiều tơ (Polychaeta) 6 loài, giáp xác bơi nghiêng (Amphipoda) 9 loài, ấu trùng côn trùng, Tanaidaceae và giáp xác chân đều (Isopoda) mỗi nhóm 1 loài [48]

Tổng lớp cá (Pisces) đã xác định được 171 loài, thuộc 100 giống của 62 họ trong 17 bộ khác nhau Trong đó, bộ cá Vược (Perciformes) có 30 họ với 97 loài, là

Trang 36

bộ có thành phần loài ưu thế nhất Tiếp theo thuộc các bộ cá Đối (Mugiliformes) 14 loài, bộ cá Trích (Clupeiformes) 10 loài, bộ cá Chép (Cypriniformes), bộ cá Chình (Anguilliformes) mỗi bộ có 10 loài Những bộ còn lại có số loài không nhiều

Như vậy, cơ sở thức ăn trong hệ đầm phá TG - CH khá phong phú và đa dạng Trong đó thực vật không chỉ là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài động vật khác mà còn tham gia vào quá trình điều tiết oxy, tạo điều kiện cho các loài động vật hô hấp, dinh dưỡng Động vật không xương sống thuỷ sinh ngoài giá trị về mặt thức ăn cho nhiều loài động vật khác, còn có giá trị về mặt thực phẩm như trìa, nghêu và các loại tôm, cua, ghẹ [69],

Số lao động

Trang 37

Bảng 2.8 Cơ cấu lao động trên vùng đầm phá TG - C H [14]

Nghề Số lượng (người) Tỷ lệ (%) so với dân số

cá (bảng 2.9)

Bảng 2.9 Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá ven biển, đầm phá [14]

TT Danh mục ĐVT Phú Lộc Vang Phú Hương Trà Quảng Điền Phong Điền Tổng cộng

Phương tiện đánh bắt thuỷ, hải sản cũng được đầu tư, đóng mới tăng nhiều so với các năm trước đây và đã đem lại nhiều lợi thế trong khai thác (bảng 2.10)

Bảng 2.10 Số lượng tàu, thuyền khai thác ở đầm phá TG - CH [90]

Trang 38

được mở rộng, nâng cấp với dịch vụ hàng hóa tăng bình quân 20%/năm Nâng cấp

quốc lộ 49B, hoàn thành đường ven biển Điền Hương - Quảng Ngạn Cầu Trường

Hà, cầu Tư Hiền, cầu Thuận An qua phá Tam Giang được đưa vào sử dụng, Đây

là những công trình mới xây dựng nhằm phá thế chia cắt vùng ven biển, đầm phá

với các vùng trong nội địa Hệ thống đê kè sông, biển xung yếu được quan tâm đầu

tư, dự án chống xói lở khẩn cấp bờ biển Hải Dương - Thuận An, cầu Ca Cút, đang

được triển khai tích cực

Đến nay đã có 100% xã, thị trấn có điện, với tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98,5%

Mật độ điện thoại đạt 54 máy/100 dân; các xã và thị trấn đều có các điểm nối mạng

internet [14]

Nước đủ dùng cho các nhu cầu sinh hoạt với trên 75% tỷ lệ dân được sử dụng

nước hợp vệ sinh [90]

Với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền nên trong 5 năm (2004 -

2008) nhiều chỉ tiêu kinh tế vùng đầm phá có sự tăng trưởng (bảng 2.11)

Bảng 2.11 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất trong 5 năm 2004 - 2008 [14]

Công nghiệp chế biến 114,6 114,5 115,7 119,5 121,9

2.4.2 Xã hội

Trung bình mỗi xã có 1,23 trường mầm non 1,57 trường tiểu học 0,69 trườmg

PTCS Mỗi huyện có 4,3 trường PTTH Tuy vậy, số trường đạt chuẩn quốc gia tính

chung các cấp mới đạt 16,4%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt thấp so toàn tỉnh

Các thiết chế văn hóa từng bước được nâng cấp, xây mới Hệ thống thư viện,

Trang 39

nhà bảo tàng, nhà sinh hoạt cộng đồng cũng được xây dựng, tôn tạo nhiều hơn Các loại hình lễ hội dân gian Cầu ngư, vật làng Sình, đua thuyền, truyền thống văn hóa các làng cổ, được duy trì và phát triển

Các Trung tâm y tế huyện tương đối đầy đủ các phòng chức năng và cơ bản đảm bảo được nhiệm vụ chuyên môn Công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch tễ, triển khai khá tốt

Những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 21,2% năm 2005 xuống còn 12,1 năm 2008; thu nhập bình quân hộ gia đình đạt trên 522.000,0 đồng /tháng, tăng trung bình 1,78 lần so các năm trước, tuy vẫn còn 6,0% lao động chưa có việc làm [14]

Trong vùng đầm phá đáng chú ý là một bộ phận cư dân quy tụ thành từng nhóm nhỏ, có quan hệ huyết thống tạo nên những nhóm cư trú Nhiều nhóm cư trú liên kết lại thành một tổ chức xã hội đặc thù gọi là “Vạn” Tổ chức Vạn là một mô hình xã hội truyền thống phổ biến của cư dân vùng đầm phá Mỗi Vạn thường có từ

40 đến 70 con thuyền quần tụ trong một vùng nước nhất định, không có ranh giới, ít ràng buộc nhau và quan hệ cởi mở với nhau

Với cuộc sống thuỷ diện, theo đuôi con cá, các Vạn rất cần thiết sự hợp tác, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau Vạn là nơi cư trú cho những con đò lúc mưa, bão, lũ, lụt; là chỗ dựa vật chất, tinh thần cho các thành viên lúc hoạn nạn; là nơi lưu giữ những kinh nghiệm sông nước Vạn cũng là nơi duy trì, tổ chức các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội chung cho cả cộng đồng và là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa qua nhiều thế hệ

Nhìn chung, trong những năm gần đây đời sống kinh tế, xã hội của cư dân vùng đầm phá đã được cải thiện một bước Vấn đề cần lưu ý là: Một điều tra xã hội học vùng đầm phá về lý do làm cạn kiệt nguồn thuỷ sản cho kết quả: 52,2% ý kiến cho rằng do khai thác quá mức; 18,3% do môi trường suy thoái; 11,1% do sử dụng các hình thức khai thác hủy diệt; lý do khác 18,3% [57]

Trang 40

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ngày đăng: 12/09/2013, 18:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Anh, Nguyễn Duy Huy, Đỗ Văn Thu, Nguyễn Bích Nga, Lê Thanh Hà (2007), “Xác định trình tự gen mã hóa CytocromeB của bộ gen ty thể và đánh giá mối quan hệ di truyền của một số loài cá Song (Epinephelus spp) nuôi thả tại vùng biển Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, số 5 (2), Hà Nội, trang 171 - 178 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định trình tự gen mã hóa CytocromeB của bộ gen ty thể và đánh giá mối quan hệ di truyền của một số loài cá Song ("Epinephelus" spp) nuôi thả tại vùng biển Việt Nam”, Tạp chí "Công nghệ Sinh học
Tác giả: Nguyễn Anh, Nguyễn Duy Huy, Đỗ Văn Thu, Nguyễn Bích Nga, Lê Thanh Hà
Năm: 2007
3. Lê Văn Ân (2008), “Số lượng, vị trí các cửa tối ưu của hệ thống đầm phá TG - CH và định hướng giải pháp bảo tồn”, Tạp chí nghiên cứu và phát triển, số 66 (1), Sở KH và CN tỉnh Thừa Thiên Huế, trang 16 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số lượng, vị trí các cửa tối ưu của hệ thống đầm phá TG - CH và định hướng giải pháp bảo tồn”, Tạp chí" nghiên cứu và phát triển
Tác giả: Lê Văn Ân
Năm: 2008
4. Vũ Ngọc Ân, Lê Đăng Phan (1990), "Đánh giá nguồn lợi và khả năng khai thác hải sản ở các tỉnh miền Trung", Tạp chí Thuỷ sản (số 4), trang 7 - 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá nguồn lợi và khả năng khai thác hải sản ở các tỉnh miền Trung
Tác giả: Vũ Ngọc Ân, Lê Đăng Phan
Năm: 1990
5. Nguyễn Quang Vinh Bình (1996), Quản lý nguồn lợi thủy sản hệ đầm phá TG - CH, Nxb Thuận Hóa, Huế, trang 53 - 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nguồn lợi thủy sản hệ đầm phá TG - CH
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh Bình
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1996
6. Bộ Thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I (2001), Cá nước ngọt, tập I, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, trang 12 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá nước ngọt
Tác giả: Bộ Thủy sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2001
9. Vũ Ngọc Bôi (2003), "Ảnh hưởng của nồng độ muối ăn đến quá trình thuỷ phân cơ thịt cá Mối (Saurida tumbil) bằng proteaza Bacillus subtilis", Tạp chí Thuỷ sản (số 4), trang 17 - 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của nồng độ muối ăn đến quá trình thuỷ phân cơ thịt cá Mối (Saurida tumbil) bằng proteaza Bacillus subtilis
Tác giả: Vũ Ngọc Bôi
Năm: 2003
10. Chea Phala (2005): "Xác định các quần đàn cá Bạc má Rastrelliger kanagurta (Cuvier,1816)", Tạp chí Thuỷ sản (số 9), trang 23 - 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định các quần đàn cá Bạc má Rastrelliger kanagurta (Cuvier,1816)
Tác giả: Chea Phala
Năm: 2005
11. Nguyễn Duy Chinh, Võ Văn Phú (1998), "Sức sinh trưởng của cá Rô phi vằn đơn tính (Orechoromis niloticus L) trong ao nuôi vùng Thuận An - Thừa Thiên Huế", Tạp chí sinh học, tập 20 (2), trang 59 - 63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức sinh trưởng của cá Rô phi vằn đơn tính (Orechoromis niloticus L) trong ao nuôi vùng Thuận An - Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Duy Chinh, Võ Văn Phú
Năm: 1998
12. Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Thanh Tùng (2001): "Một số kết quả về sự phát triển phôi và cá bột của cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch)", Tạp chí Thuỷ sản (số 5), trang 14 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả về sự phát triển phôi và cá bột của cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch)
Tác giả: Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Thanh Tùng
Năm: 2001
13. Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Nghiệp (2003), “Cá Nóc ở Thừa Thiên Huế, thành phần loài và tác dụng ngộ độc”, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 2(40), Sở KH và CN tỉnh Thừa Thiên Huế, trang 3 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá Nóc ở Thừa Thiên Huế, thành phần loài và tác dụng ngộ độc”, Tạp chí" Nghiên cứu và phát triển
Tác giả: Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Nghiệp
Năm: 2003
14. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008, trang 137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008
15. Nguyễn Hữu Cử (1996), "Đặc điểm địa chất hệ đầm phá TG - CH trong Holoxen và phức hệ trùng lỗ chứa trong chúng", luận án PTS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm địa chất hệ đầm phá TG - CH trong Holoxen và phức hệ trùng lỗ chứa trong chúng
Tác giả: Nguyễn Hữu Cử
Năm: 1996
16. Nguyễn Hữu Cử (1999), “Tổng quan tình hình nghiên cứu tài nguyên và môi trường đầm phá miền Trung”, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, Nxb KH và KT, Hà Nội (tập IV), trang 126 - 142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan tình hình nghiên cứu tài nguyên và môi trường đầm phá miền Trung”, Tuyển tập" Tài nguyên và Môi trường biển
Tác giả: Nguyễn Hữu Cử
Nhà XB: Nxb KH và KT
Năm: 1999
17. Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Kim Anh, (2002) Tài nguyên và Môi trường biển (tập VIII), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 103 - 117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và Môi trường biển
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
18. Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh (2008), “Sử dụng 17 - hydroxy-20 dihydroprogesteron (17,20p) và progesteron (p) kích thích sinh sản cá Chép (Cyprinus carpio)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 5 (39), trang 5 - 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng 17 - hydroxy-20 dihydroprogesteron (17,20p) và progesteron (p) kích thích sinh sản cá Chép ("Cyprinus carpio")”, Tạp chí" Khoa học
Tác giả: Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh
Năm: 2008
19. Nguyễn Hữu Dực, Mai Đình Yên (1994), "Cá Dầy (Cyprinus Centralus) một loài cá mới tìm thấy ở Trung và Trung Nam bộ", Tạp chí Sinh học tập 16 (số 1), Hà Nội, trang 20 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá Dầy (Cyprinus Centralus) một loài cá mới tìm thấy ở Trung và Trung Nam bộ
Tác giả: Nguyễn Hữu Dực, Mai Đình Yên
Năm: 1994
20. Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo (1996), “Kết quả điều tra sơ bộ khu hệ cá và đặc điểm sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở đầm Châu Trúc (Bình Định)”, Thông báo KH số 6, trường ĐH Sư Phạm - ĐH QG Hà Nội, trang 14 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra sơ bộ khu hệ cá và đặc điểm sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở đầm Châu Trúc (Bình Định)”, Thông báo" KH số 6
Tác giả: Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo
Năm: 1996
21. Trần Văn Đan (2001), "Đặc điểm sinh học sinh sản và khả năng sản xuất giống tự nhiên của cá Bớp (Bostrichthys sinensis)", Tạp chí Thuỷ sản (số 5), trang 12 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm sinh học sinh sản và khả năng sản xuất giống tự nhiên của cá Bớp (Bostrichthys sinensis)
Tác giả: Trần Văn Đan
Năm: 2001
22. Trần Văn Đan (2003), "Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến quá trình ấp nở của trứng cá Bớp (Bostrichthys sinensis)", Tạp chí Thuỷ sản (số 2), trang 20 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến quá trình ấp nở của trứng cá Bớp (Bostrichthys sinensis)
Tác giả: Trần Văn Đan
Năm: 2003
23. Hồ Nhật Đán (1992), "Hội nghề Cá Việt Nam ra đời đánh dấu bước phát triển mới của hoạt động nghề cá nước ta", Tạp chí Thuỷ sản (số 3), trang 12 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghề Cá Việt Nam ra đời đánh dấu bước phát triển mới của hoạt động nghề cá nước ta
Tác giả: Hồ Nhật Đán
Năm: 1992

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Lượng mưa trung bình tháng vàn ăm 2008 [14] - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Bảng 2.1. Lượng mưa trung bình tháng vàn ăm 2008 [14] (Trang 30)
Hình 1.1 Hình thái cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 1.1 Hình thái cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) (Trang 40)
Bảng 1.1 Vị trí các vùng thu mẫu - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Bảng 1.1 Vị trí các vùng thu mẫu (Trang 43)
Bảng 1.1 Vị trí các vùng thu mẫu - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Bảng 1.1 Vị trí các vùng thu mẫu (Trang 43)
Hình 3.3 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa ở phá Tam Giang - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 3.3 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa ở phá Tam Giang (Trang 52)
Hình 3.4 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa khô ở  phá Tam Giang - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 3.4 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa khô ở phá Tam Giang (Trang 53)
Hình 3.5 Biểu đồ năng suất trung bình khai thác cá Dầy ở đầm Sam, - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 3.5 Biểu đồ năng suất trung bình khai thác cá Dầy ở đầm Sam, (Trang 55)
Hình 3.7 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa tại đầm Sam, - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 3.7 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa tại đầm Sam, (Trang 56)
Hình 3.9 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa khô ở đầm Cầu Hai - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 3.9 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa khô ở đầm Cầu Hai (Trang 58)
Hình 3.10 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa ở đầm Cầu Hai - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 3.10 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa ở đầm Cầu Hai (Trang 58)
Bảng 3.5 Năng suất khai thác trung bình cá Dầy theo mùa trong năm - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Bảng 3.5 Năng suất khai thác trung bình cá Dầy theo mùa trong năm (Trang 59)
Hình 3.13 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa ở đầm phá TG - CH - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 3.13 Sơ đồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa ở đầm phá TG - CH (Trang 61)
Hình 3.14 Sơ đồ vùng phân bố chính của Cá Dầy ở đầm phá TG - CH - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 3.14 Sơ đồ vùng phân bố chính của Cá Dầy ở đầm phá TG - CH (Trang 61)
Hình 3.15 Sơ đồ phân bố cá Dầy co nở đầm phá T G- CH - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 3.15 Sơ đồ phân bố cá Dầy co nở đầm phá T G- CH (Trang 63)
Hình 4.1 Biểu đồ chiều dài trung bình cá Dầy theo nhóm tuổi - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.1 Biểu đồ chiều dài trung bình cá Dầy theo nhóm tuổi (Trang 65)
Hình 4.2 Biểu đồ khối lượng trung bình cá Dầy theo nhóm tuổi - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.2 Biểu đồ khối lượng trung bình cá Dầy theo nhóm tuổi (Trang 66)
Hình 4.3. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.3. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy (Trang 68)
Hình 4.5 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.5 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi (Trang 69)
Hình 4.8 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2008 - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.8 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2008 (Trang 71)
Hình 4.7 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2007 - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.7 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2007 (Trang 71)
Hình 4.8 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2008 - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.8 Biểu đồ giới tính cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2008 (Trang 71)
Bảng 4.4 Tốc đột ăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Bảng 4.4 Tốc đột ăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy (Trang 72)
Hình 4.11 Biểu đồ thành phần thức ăn của cá Dầy theo nhóm chiều dài - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.11 Biểu đồ thành phần thức ăn của cá Dầy theo nhóm chiều dài (Trang 76)
Bảng 4.6 Độ no của cá Dầy theo các tháng trong năm - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Bảng 4.6 Độ no của cá Dầy theo các tháng trong năm (Trang 77)
Hình 4.12 Biểu đồ các bậc độ no của cá Dầy theo các tháng - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.12 Biểu đồ các bậc độ no của cá Dầy theo các tháng (Trang 78)
Hình 4.12 Biểu đồ các bậc độ no của cá Dầy theo các tháng - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.12 Biểu đồ các bậc độ no của cá Dầy theo các tháng (Trang 78)
Bảng 4.7 cho thấy, số cá có từng bậc độ no vào mùa khô luôn lớn hơn số cá có cùng bậc độ no khi ở mùa mưa (trừ độ no bậc 0 là tương đương nhau), chứng tỏ,  cường độ bắt mồi của cá Dầy vào mùa khô tích cực hơn mùa mưa (hình 4.13) - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Bảng 4.7 cho thấy, số cá có từng bậc độ no vào mùa khô luôn lớn hơn số cá có cùng bậc độ no khi ở mùa mưa (trừ độ no bậc 0 là tương đương nhau), chứng tỏ, cường độ bắt mồi của cá Dầy vào mùa khô tích cực hơn mùa mưa (hình 4.13) (Trang 79)
Bảng 4.9 Liên quan giữa độ no và phát triển tuyến sinh dục - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Bảng 4.9 Liên quan giữa độ no và phát triển tuyến sinh dục (Trang 80)
Hình 4.14 Biểu đồ bậc độ no của cá Dầy trong từng năm - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.14 Biểu đồ bậc độ no của cá Dầy trong từng năm (Trang 80)
Hình 4.16 Biểu đồ các bậc độ no của cá Dầy theo nhóm tuổi - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.16 Biểu đồ các bậc độ no của cá Dầy theo nhóm tuổi (Trang 83)
Hình 4.17 Biểu đồ độ béo của cá Dầy theo giới tính trong từng nhóm tuổi. - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.17 Biểu đồ độ béo của cá Dầy theo giới tính trong từng nhóm tuổi (Trang 84)
Bảng 4.12 Đường kính tế bào trứng và nhân qua 4 thời kỳ phát triển. - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Bảng 4.12 Đường kính tế bào trứng và nhân qua 4 thời kỳ phát triển (Trang 89)
Hình 4.23 Biểu đồ đường kính trung bình tế bào trứng và nhân qua 4 thời kỳ - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.23 Biểu đồ đường kính trung bình tế bào trứng và nhân qua 4 thời kỳ (Trang 89)
Hình 4.27 Ảnh tinh sào cá Dầy thời kỳ chín - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 4.27 Ảnh tinh sào cá Dầy thời kỳ chín (Trang 92)
Hình 5.2 Một vàng đáy đang khai thác thuỷ sản - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 5.2 Một vàng đáy đang khai thác thuỷ sản (Trang 113)
Hình 5.4 Một vàng lưới Rê sau khai thác - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 5.4 Một vàng lưới Rê sau khai thác (Trang 115)
Hình 5.5 Một vàng lưới dãy trên đầm Cầu Hai - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
Hình 5.5 Một vàng lưới dãy trên đầm Cầu Hai (Trang 116)
Hình PL 3.1. Một trộ sáo ở đầm Sam - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
nh PL 3.1. Một trộ sáo ở đầm Sam (Trang 137)
Hình PL 3.5. Tác giả nghiên cứu thực địa ở Phá Tam Giang - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
nh PL 3.5. Tác giả nghiên cứu thực địa ở Phá Tam Giang (Trang 138)
Hình PL 3.8. Cá Dầy bá nở chợ Vinh Thanh - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
nh PL 3.8. Cá Dầy bá nở chợ Vinh Thanh (Trang 139)
Hình PL 3.7. Cá Dầy bán ở chợ Thuận An - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
nh PL 3.7. Cá Dầy bán ở chợ Thuận An (Trang 139)
Hình PL 3.10. Thu mẫu cá Dầy con để nghiên cứu - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
nh PL 3.10. Thu mẫu cá Dầy con để nghiên cứu (Trang 140)
Hình PL 3.14. Nghiên cứu tuyến sinh dục đực cá Dầy - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
nh PL 3.14. Nghiên cứu tuyến sinh dục đực cá Dầy (Trang 141)
Hình PL 3.13. Nghiên cứu tuyến sinh dục cái cá Dầy - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
nh PL 3.13. Nghiên cứu tuyến sinh dục cái cá Dầy (Trang 141)
Hình PL 3.15. Tác giả đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
nh PL 3.15. Tác giả đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Trang 141)
Bảng PL1.1. Danh sách các xã vùng đầm phá T G- CH - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.1. Danh sách các xã vùng đầm phá T G- CH (Trang 142)
Bảng PL1.3/08. Thành phần tuổi của cá Dầy năm 2008 - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.3/08. Thành phần tuổi của cá Dầy năm 2008 (Trang 145)
Bảng PL1.4/08. Tốc đột ăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy năm 2008  - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.4/08. Tốc đột ăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm của cá Dầy năm 2008 (Trang 146)
Bảng PL1.4/08. Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.4/08. Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình hàng năm (Trang 146)
Bảng PL1.10/08. Các giai đoạn CMSD của cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2008 - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.10/08. Các giai đoạn CMSD của cá Dầy theo nhóm tuổi năm 2008 (Trang 155)
Bảng PL1.11/08. Các giai đoạn CMSD của cá Dầy theo thời gian năm 2008 - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.11/08. Các giai đoạn CMSD của cá Dầy theo thời gian năm 2008 (Trang 158)
Bảng PL1.12/07. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Dầy năm 2007 - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.12/07. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Dầy năm 2007 (Trang 159)
Bảng PL1.12/06. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Dầy năm 2006 - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.12/06. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Dầy năm 2006 (Trang 159)
Bảng PL1.12/08. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Dầy năm 2008   Chiều dài (mm)  Trọng lượng (g) - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.12/08. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Dầy năm 2008 Chiều dài (mm) Trọng lượng (g) (Trang 159)
Bảng PL1.13/07.Năng suất khai thác trung bình cá Dầy năm 2007 - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.13/07.Năng suất khai thác trung bình cá Dầy năm 2007 (Trang 160)
Bảng PL1.13/08. Năng suất khai thác trung bình cá Dầy năm 2008 - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.13/08. Năng suất khai thác trung bình cá Dầy năm 2008 (Trang 161)
Bảng PL1.14/07 Độ mặn vùng đầm phá T G- CHn ăm 2007 - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL1.14/07 Độ mặn vùng đầm phá T G- CHn ăm 2007 (Trang 163)
Bảng PL 2.2. Tương quan kích thước vẩy và chiều dài của cá Dầy - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL 2.2. Tương quan kích thước vẩy và chiều dài của cá Dầy (Trang 168)
Bảng PL 2.6. Tương quan giữa tuổi và ln(W∝ - Wt) của cá Dầy - LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC  VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY
ng PL 2.6. Tương quan giữa tuổi và ln(W∝ - Wt) của cá Dầy (Trang 171)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w