Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY (Trang 30 - 31)

Tỉnh Thừa thiên Huế có giới hạn tọa độ địa lý 160 - 16045 vĩ độ Bắc, 1070 - 108015’ kinh độ Đông. Địa hình phức tạp và chia thành 4 vùng: Vùng núi chiếm hơn 70%; vùng gò đồi chiếm 18%; vùng đồng bằng chiếm 7,5% và vùng đầm phá, cồn cát ven biển chiếm 4,5% diện tích của tỉnh. Tính đến ngày 1/IV/2008 tổng diện tích đất tự nhiên là 506.527,91 ha, gồm 349.812,55 ha đất nông nghiệp; 77.488,37 ha đất phi nông nghiệp; 79.226,99 ha đất chưa sử dụng. Dân số trung bình 1.145.259 người, trong đó dân số thành thị 397.328 người, dân số nông thôn 747.931 người. Mật độ dân số 226,1 người/km2 [14].

Khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế mang bản chất nhiệt đới gió mùa, nhưng đã bị biến đổi và phân hoá theo 3 quy luật: Quy luật phân hoá theo sườn Tây - Đông Trường Sơn; quy luật phân hoá theo độ cao và quy luật phân hoá theo dạng địa hình [88].

Lượng mưa giảm dần từ Đông sang Tây, tăng dần từ Bắc vào Nam với tổng lượng trung bình hàng năm đạt trên 2.000mm [88].

Bảng 2.1. Lượng mưa trung bình tháng và năm 2008 [14]

Đơn vị tính: mm

Các tháng

Địa điểm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm CổBi 110 50 43 66 163 156 118 116 442 868 624 203 2.959 Phú Ốc 109 73 49 81 136 90 85 139 339 791 640 333 2.865 Huế 255,3 3,0 100,0 180,2 153,1 16,8 63,4 260,8 306,5 1.543,8 907,0 603,0 366,1 Phú Bài 170 76 54 59 77 97 110 121 413 778 515 303 2.773 Lộc trì 187 53 20 63 189 225 75 95 531 924 779 295 3.436 Bình Điền 106 50 29 79 140 166 88 159 425 838 692 394 3.166 Tà Lương 60 56 32 137 192 218 97 163 398 1024 846 285 3.508 Nam Đông 214,9 1,6 87,6 129,6 275,9 137,9 103,8 291,1 264,4 2.475,3 2.672,2 399,6 587,6 A Lưới 98,2 6,2 68,9 185,7 307,1 327,6 108,3 356,6 288,7 1.470,5 1.921,5 312,6 454,3

Lượng mưa lớn nhất ở vùng Bạch Mã, Thừa Lưu, Nam Đông và Phú lộc. Lượng mưa ít nhất ở vùng đồng bằng phía Bắc tỉnh. Ngoài ra còn có một mùa mưa phụ từ tháng V đến tháng VI hàng năm mà địa phương gọi là mưa tiểu mãn. Nền nhiệt độ của tỉnh cao, tiêu biểu cho chế độ nhiệt của vùng nhiệt đới. Mùa lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 200C. Mùa nóng có nhiệt độ trên 250C. Độ ẩm không khí cao, trung bình năm đạt 85,8 - 87,2%. Vùng núi cao có độ ẩm trung bình cao hơn vùng đồng bằng ven biển (bảng 2.2).

Bảng 2.2Độẩm tương đối trung bình tháng và năm 2008 [14].

Đơn vị tính: %

Tháng Địa điểm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Huế 93 87 90 87 85 77 76 85 88 94 92 92 87,2

Nam Đông 94 84 86 86 86 82 80 85 88 93 95 90 87,4

A Lưới 95 88 91 91 89 85 82 85 90 92 94 92 89,5

Các hướng gió chính là Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam (gió mùa mùa Hạ) thổi từ tháng V đến tháng IX, tốc độ gió trung bình 1,3 - 1,6 m/s và Đông Bắc (gió mùa mùa Đông) bắt đầu từ tháng X đến tháng IV năm sau, tốc độ trung bình đạt 1,6 - 1,9 m/s [88].

Bão lụt thường đổ bộ vào tỉnh từ tháng IX, X. Tuy vậy, cũng có những năm không có bão. Lụt tiểu mãn vào tháng V - VI thường gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và nuôi, trồng thủy sản [91].

Bảng 2.3. Tần suất số cơn bão trong năm ảnh hưởng tới Thừa Thiên Huế [88] Đơn vị tính: %

Số cơn bão ảnh hưởng trong năm 0 1 2 3 4

Tần suất (%) 49 31 13 4 3

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY (Trang 30 - 31)