Những nghiên cứu về sinh học và sinh thái học các loài cá trong đầm phá có thể kể đến các công trình của Hoàng Đức Đạt (1978, 1980, 1983); Võ Văn Phú (1978, 1980, 1991, 1993, 1994,...) [69]; Võ Văn Phú, Đặng Thị Diệu Tâm (1978) nghiên cứu vềđặc tính sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tếởđầm phá Thừa Thiên Huế; Võ Văn Phú có các công trình nghiên cứu về sinh học của một số loài cá như: (1991) đặc tính sinh học của cá Mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus) [68], (1993) vềđặc tính sinh học của cá Căng bốn sọc (Pelates quadrilineatus), đặc tính sinh trưởng của một số loài cá cho sản lượng cao trong hệđầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế”(1995) [70], dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá Chỉ vàng (Selaroides
leptelepis) ở vùng biển miền Trung”(1996) [72], đặc điểm sinh học của cá Móm gai dài (Gerres filamentosus) ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (1996) [71]. Về sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản cá Dìa (Siganus guttatus Bloch) ở hệ đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế có công bố của Lê Thị Nam Thuận, Trần Duy Nga (1996) [104]; Võ Văn Phú (1998) [76]. Đặc điểm sinh học cá Chẽm (Lates calcarifer) có nghiên cứu của Võ Văn Phú, Đặng Thị Thu Hiền (1998) [75]. Lê Văn Miên (2000): Bước đầu nghiên cứu cấu trúc quần đàn các loài thủy sản từ biển vào phá qua cửa Thuận An [44]. Đặc điểm sinh học của cá Ong (Therapon jabrua) có công bố của Lê Thị Nam Thuận (2001) [105]. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Thư (2003): Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cá Lăng nha Mystus nemurus
(Cuvier and valencienes, 1983 [24]. Liên quan đến một số đặc điểm sinh học cá Trê đen - Clarias fuscus (Lacepède, 1803) có các nghiên cứu của Lê Thị Nam Thuận, Phan Anh (2003) [106], (2003) [107], (2003) [110]; Lê Thị Nam Thuận, Phan Anh, Trần Thị Thanh Tâm (2003) [108], [109]. Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh (2008) sử dụng 17α -hydroxy - 20β dihydroprogesteron (17,20p) và progesteron (p) kích thích sinh sản cá Chép (Cyprinus carpio) [18]. Ngô Đắc Chứng, Hoàng Thị Nguyệt (2003) đã phân tích tác dụng gây ngộđộc của cá Nóc ở Thừa Thiên Huế [13]. Võ Văn Phú, Nguyễn Văn Sỹ (2008) đã công bố 20 loài thuộc bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó các tác giả đã xác định được 6 loài có giá trị kinh tế và 12 loài có chứa chất độc tetrodotoxin [82],...