Khai thác tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY (Trang 110 - 111)

3. Địa điểm

5.1.1Khai thác tự nhiên

Theo thống kê của chúng tôi và thông tin tổng hợp từ sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến cuối tháng VIII/2008 toàn tỉnh có 1.802 thuyền máy, 1.486 thuyền thủ công là những phương tiện chủ yếu để ngư

dân sử dụng khai thác thuỷ sản trên đầm phá.

Sản lượng khai thác cá và cá Dầy trên sông, đầm qua các năm 2006, 2007, 2008 được thống kê ở bảng 5.1 [90].

Bảng 5.1 Sản lượng khai thác cá và cá Dầy các năm 2006 - 2008

Đơn vị tính: tấn

Năm 2006 2007 2008

1. Khai thác cá sông, đầm 3.241,0 3.603 3.720

2. Cá Dầy 64,8 72,1 74,4

Tổng cộng 3.305,8 3.675,1 3.794,4

Bảng 5.1 cho thấy, các năm 2006 - 2008 sản lượng khai thác thuỷ sản trên sông, đầm có chiều hướng tăng. Nguyên nhân chủ yếu do ngư dân sử dụng một số

ngư cụ không đúng quy định của ngành thuỷ sản, nhất là nghề Lừ xếp Trung Quốc.

Với tỷ lệ cá Dầy chiếm khoảng 2% sản lượng thuỷ sản khai thác ở sông, đầm [90] thì trung bình hàng năm có thểđánh bắt 64,8 đến 74,4 tấn cá Dầy. Sản lượng này

đóng góp đáng kể cho nghề khai thác thuỷ sản ở sông, đầm tại Thừa Thiên Huế. Biểu đồ hình 5.1 cho thấy: Sản lượng khai thác trong 3 năm có xu hướng tăng. So với năm 2006, sản lượng khai thác trong năm 2008 tăng hơn 20%. Điều đó đặt ra cho các nhà quản lý cần tính toán lại để khai thác tự nhiên hợp lý hơn nhằm sử dụng tài nguyên một cách bền vững.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY (Trang 110 - 111)