Vùng phá Tam Giang

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY (Trang 51)

3. Địa điểm

3.1.2Vùng phá Tam Giang

Chịu tác động trực tiếp của nguồn nước ngọt từ các sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương và tác động của biển theo chếđộ bán nhật triều nên quy luật biến động độ mặn trong nhiều năm ít thay đổi so với các vùng nước khác. Độ mặn trung bình thấp nhất vào mùa khô khoảng 1,1‰, cao nhất khoảng 21,4‰ vào tháng XI vùng gần cửa biển Thuận An (bảng 3.2).

Bảng 3.2 Năng suất trung bình khai thác cá Dầy vùng phá Tam Giang

Mùa khô Mùa mưa

Địa điểm Độ mặn ‰ Năng suất (kg/1ngư cụ/ngày) Độ mặn ‰ Năng suất (kg/1ngư cụ/ngày) Vùng S.OL 1,1 - 8,1 1,7 0,1 - 2,1 0,9 Vùng 1 7,0 - 17,2 4,2 0,1 - 1,5 1,7 Vùng 2 7,0 - 17,5 2,5 0,1 - 1,9 1,9 Vùng 3 16 - 25,0 0,2 1,5 - 13,0 2,3 Vùng 4 20,1 - 21,4 0,1 8,1 - 8,4 3,5

Độ mặn vùng phá Tam Giang có xu hướng giảm dần từ cửa biển Thuận An (phía Đông Nam) về vùng nước phía Tây Bắc phá thuộc xã Quảng Thái, Quảng Lợi. Theo quy luật chung, vùng nước tầng đáy có độ mặn cao hơn vùng nước tầng mặt do độ mặn biến động theo chiều thẳng đứng. Mặt khác, độ mặn trong đầm phá lại bị chi phối trực tiếp bởi các yếu tố thủy triều, dòng chảy, lượng mưa,...Vì vậy, những thay đổi của các yếu tố này đều làm cho độ mặn trong đầm phá biến đổi. Điều này có tác động trực tiếp đến việc khai thác cá Dầy được nhiều hay ít (bảng 3.2).

Hình 3.2 Biểu đồ năng suất trung bình khai thác cá Dầy ở phá Tam Giang

Bảng 3.2 cho thấy, vào mùa mưa (tháng IX đến tháng II năm sau) vùng nước phía Bắc phá Tam Giang từ cửa sông Ô Lâu đến vùng nước các xã Quảng Thái, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) gần như bị ngọt hoá, độ mặn thường dao động từ 0,1 - 2,1%o. Năng suất khai thác cá Dầy thời gian này thấp hơn các tháng mùa khô. Năng suất trung bình đạt khoảng 2,1kg/1ngư cụ/ngày. Ngày cao nhất đạt 3,5kg/1ngư cụ/ngày tại vùng nước gần cửa Thuận An (vị trí quan trắc vùng 4). Ngày thấp nhất chỉ đạt 0,9kg/1ngư cụ/ngày (vùng S.OL).

Hình 3.3 Sơđồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa ở phá Tam Giang

Như vậy, vào mùa mưa vùng phân bố của cá Dầy lùi dần ra phía gần cửa biển Thuận An (hình 3.3).

Mùa khô, năng suất khai thác cá Dầy ngày cao nhất đạt 4,2kg/1ngư cụ/ngày là ở vùng nước gần cửa sông Ô Lâu, vùng 1; trung bình đạt 1,7kg/1ngư cụ/ngày. Năng suất khai thác cá Dầy ngày thấp nhất chỉ đạt 0,1 - 0,2kg/1ngư cụ/ngày thuộc vùng nước gần cửa biển Thuận An (vùng 3, vùng 4). Vùng phân bố cá Dầy thể hiện ở hình 3.4.

Hình 3.4 Sơđồphân bố cá Dầy vào mùa khô ở phá Tam Giang

Có thể thấy, trên phá Tam Giang vào mùa khô, vùng phân bố cá Dầy lùi dần từ phía gần cửa biển Thuận An vào phía Bắc phá tại các vùng nước thuộc các xã Quảng Thái, Điền Hải, Quảng Lợi (hình 3.4). Riêng ở vùng cửa Thuận An, vào tháng IV đến tháng VIII hàng năm do độ mặn tăng cao quanh giá trị từ 20,1%0 đến 21,4‰ nên cá Dầy xuất hiện rất ít.

Năng suất khai thác cá Dầy thay đổi theo mùa và theo từng vùng nước tuỳ theo độ mặn của môi trường. Vào mùa khô, khi độ mặn tăng trong khoảng 1,1 đến 21,4‰ từ phía Bắc phá (vùng S.OL đến vùng 4), năng suất khai thác cá Dầy giảm từ vùng phía Bắc phá Tam Giang đến vùng cửa biển Thuận An.

Mức độ giảm từ 4,2kg/1ngư cụ/ngày ở vùng nước thuộc xã Quảng Thái (vùng 1) xuống còn 0,4kg/1ngư cụ/ngày ở vùng Thuận An (vùng 4).

Ngược lại về mùa mưa, khi độ mặn giảm từ 8,4 - 2,1‰ từ vùng gần cửa biển Thuận An (vùng 4) đến vùng nước phía Bắc phá Tam Giang (vùng S.OL) thì năng

suất khai thác bình quân cá Dầy cũng giảm từ 3,5kg/1ngư cụ/ngày (vùng 3) xuống còn 0,9 kg/1ngư cụ/ngày (vùng S.OL).

3.1.3Vùng đầm Sam, An Truyền, Thủy Tú

Nằm về phía Nam cửa biển Thuận An, vùng nước các đầm này có dạng sông, rộng về phía Bắc, chịu ảnh hưởng trực tiếp chếđộ bán nhật triều của biển qua 2 cửa Thuận An và Tư Hiền. Do vậy, độ mặn trong năm thay đổi lớn với biên độ dao động từ 2,6 - 24,1%0. Vào mùa mưa đầm bị ngọt hóa một phần, độ mặn trung bình từ 2,6 - 11,5%0; mùa khô đầm bị mặn hoá cao, độ mặn dao động từ 12,0%0 đến 24,1%0 (bảng 3.3).

Cá Dầy phân bố chủ yếu ở những vùng nước có độ mặn từ 2 - 10%0. Do vậy, khi độ mặn vượt cao quá ngưỡng này thì chúng phải di chuyển vùng phân bố. Đối với vùng đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú: Vào mùa khô độ mặn thường ở mức cao trên 12%0 (bảng 3.3) nên cá Dầy hầu như ít xuất hiện. Năng suất khai thác trung bình vùng này thường chỉđạt khoảng 0,5kg/1ngư cụ/ngày, chứng tỏ mật độ cá Dầy không lớn. Điều này đồng nghĩa với việc chúng đã di chuyển vùng phân bố đến nơi có độ mặn thấp hơn. Bảng 3.3 thống kê năng suất khai thác cá Dầy theo mùa vùng đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú.

Bảng 3.3 Năng suất trung bình khai thác cá Dầy ởđầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú

Mùa khô Mùa mưa

Địa điểm Độ mặn ‰ Năng suất (kg/1ngư cụ/ngày) Độ mặn ‰ Năng suất (kg/1ngư cụ/ngày) Vùng SH 2,1 - 2,9 3,4 0,6 - 0,9 0,6 Vùng 5 17,0 - 24,1 0,3 2,6 - 9,7 2,9 Vùng 6 14,9 - 20,0 0,5 3,7 - 11,5 3,7 Vùng 7 12,0 - 15,0 0,6 2,5 - 7,2 2,8

Bảng 3.3 cho thấy, mùa khô, chỉ có vùng hạ lưu sông Hương (vùng S.H) cá Dầy được khai thác nhiều nhất với năng suất đạt 3,4kg/1ngư cụ/ngày. Trong khi đó, tại các vùng nước thuộc các xã Phú Thuận, Phú Hải, Vinh Thanh (vùng 5 đến vùng 7) trên đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú, năng suất khai thác cao nhất cũng chỉđạt tới 0,6kg/1ngư cụ/ngày. Kết quả này là do độ mặn các vùng nước ởđây quá cao so với

khả năng thích nghi của cá Dầy (bảng 3.3). Hình 3.5 thể hiện năng suất khai thác trung bình cá Dầy theo mùa tại vùng đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú.

Hình 3.5 Biểu đồ năng suất trung bình khai thác cá Dầy ởđầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú

Sơđồ tại hình 3.6 minh hoạ vùng phân bố của cá Dầy tại vùng đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú bị thu hẹp về phía hạ lưu sông Hương vào mùa khô.

Hình 3.6 Sơđồphân bố cá Dầy vào mùa khô ởđầm Sam, An Truyền, Thủy Tú

Mùa mưa, nước trong đầm được ngọt hóa hơn, độ mặn dao động từ 2,5 - 11,5‰. Năng suất khai thác trung bình cá Dầy ở đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú

cao gấp hai lần mùa khô do độ mặn thuận lợi cho quần thể cá Dầy phát triển (bảng 3.3). Hầu hết các vùng nước trong đầm đều thấy có cá Dầy xuất hiện với mật độ khá lớn. Năng suất khai thác trung bình trong mùa mưa đạt khoảng 3,1kg/1ngư cụ/ngày. Cá Dầy phân bố gần khắp các vùng nước trong đầm (trừ vùng nước hạ lưu sông Hương) và được minh hoạ tại hình 3.7.

Hình 3.7 Sơđồphân bố cá Dầy vào mùa mưa tại đầm Sam, An Truyền, Thủy Tú

3.1.4. Vùng Cu Hai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầm Cầu Hai thông ra biển qua cửa Tư Hiền, lại không có các sông lớn chảy vào nên độ mặn khá ổn định quanh năm từ 1,5 - 13,5%0. Độ mặn thấp nhất ở các vùng 11, 12 (dao động từ 0,1 - 0,8%0), cao nhất tại vùng Cầu Hai ở mức 12,9 - 13,5%0 nhưng cũng chỉ xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm. Các tháng còn lại trong năm có độ mặn dao động từ 2,0 - 12,4%0 (bảng 3.4). Với nền độ mặn như vậy, đầm Cầu Hai là vùng rất thích hợp cho cá Dầy phát triển.

Năng suất khai thác cá Dầy trong vùng này thường đạt cao nhất so với các vùng khác trong đầm phá TG - CH (bảng 3.4). Người dân xứ Huế thường nói “Cá Dầy Cầu Hai” với ngụ ý đề cao khả năng khai thác cũng như giá trị thương phẩm của loài cá này quanh năm trên đầm Cầu Hai.

Bảng 3.4 Năng suất trung bình khai thác cá Dầy ở đầm Cầu Hai

Mùa khô Mùa mưa

Địa điểm Độ mặn ‰ Năng suất (kg/1ngư cụ/ngày) Độ mặn ‰ Năng suất (kg/1ngư cụ/ngày) Vùng 8 17,0 - 18,4 1,2 5,8 - 6,9 2,2 Vùng S. T 1,5 - 2,4 7,4 0,3 - 0,6 0,3 Vùng 9-10 15,9 - 18,8 3,1 6,5 - 6,7 6,9 Vùng 11 20,1 - 21,5 2,4 7,6 - 9,5 6,3 Vùng 12 10,6 - 12,9 3,6 1,0 - 10,1 5,2

Trong năm, năng suất khai thác cá Dầy ởđầm Cầu Hai vào mùa khô và mùa mưa tương đương nhau và đạt xấp xỉ từ 3,5 đến 4,2kg/1 ngư cụ/ngày. Chỉ riêng vùng nước gần cửa Tư Hiền vào mùa khô bị mặn hóa và vùng nước hạ lưu sông Truồi bị ngọt hoá vào mùa mưa nên cá Dầy xuất hiện ít hơn, năng suất khai thác thấp, sản lượng không cao (bảng 3.4).

Hình 3.8 Biểu đồ năng suất trung bình khai thác cá Dầy ởđầm Cầu Hai

Vào mùa khô, tại vùng nước thuộc các xã Vinh Hà, Lộc Điền, Lộc Bình (vùng 9 đến vùng 12), năng suất khai thác cá Dầy cao, trung bình đạt từ 2,1 - 7,4kg/1ngư cụ /ngày, ngày cao nhất đạt tới 7,4kg/1ngư cụ /ngày (vùng ST).

Kết quả này chứng tỏ vùng phân bố cá Dầy bị lùi ra phía Tây Bắc của đầm Cầu Hai (hình 3.9).

Hình 3.9 Sơđồphân bố cá Dầy vào mùa khô ởđầm Cầu Hai

Mùa mưa, độ mặn trong đầm dao động từ 5,8 - 10,1%0 (bảng 3.4), năng suất khai thác trung bình cá Dầy ởđầm Cầu Hai đạt khoảng 4,2kg/1ngư cụ/ngày. Năng suất cao có thểđạt 6,3 - 6,9kg/ngư cụ/ngày (vùng 9 đến vùng 11).

Hình 3.10 Sơđồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa ởđầm Cầu Hai

Khả năng khai thác cá Dầy ởđầm Cầu Hai cho thấy, mật độ cá giảm từ phía cửa biển về vùng Tây Bắc đầm. Điều này chứng tỏ cá Dầy xuất hiện khắp các vùng nước trong đầm Cầu Hai, nhưng xu hướng tăng về phía gần cửa biển Tư Hiền (hình

3.10). Từ kết quả quan trắc và thống kê năng suất khai thác cá Dầy tại các vùng trên đầm phá TG - CH cho thấy: Mật độ cá Dầy trong khai thác phụ thuộc chủ yếu vào độ mặn của từng vùng nước. Khi độ mặn thấp (0,3 - 0,6‰) hoặc cao (20,1 - 21,4‰), năng suất khai thác cá Dầy trung bình đạt thấp từ 0,3 - 0,9kg/1ngư cụ/ngày. Ngược lại ởđộ mặn từ 3,8 - 9,5‰, năng suất khai thác cá Dầy cao hơn, trung bình đạt từ 4,1 - 6,9kg/1ngư cụ/ngày (bảng 3.5).

Bảng 3.5 Năng suất khai thác trung bình cá Dầy theo mùa trong năm

Mùa khô Mùa mưa

Địa điểm Độ mặn ‰ Năng suất (kg/1ngư cụ/ngày) Độ mặn ‰ Năng suất (kg/1ngư cụ/ngày) Vùng S.OL 1,1 - 3,9 3,4 0,0 - 0,5 0,4 Vùng 1 7,0 - 17,2 4,2 0,1 - 1,5 1,7 Vùng 2 7,0 - 17,5 2,5 0,1 - 1,9 1,9 Vùng 3 16,0 – 25,0 0,2 1,5 - 13,0 2,3 Vùng 4 20,1 - 21,4 0,1 8,1 - 8,4 3,5 Vùng S. H 2,2 - 3,0 4,7 0,6 - 0,9 0,6 Vùng 5 17,0 - 24,1 0,3 2,9 - 9,7 2,9 Vùng 6 14,9 - 20,0 0,5 3,7 - 11,5 3,7 Vùng 7 12,0 - 15,0 0,6 2,5 - 7,2 2,8 Vùng 8 17,0 - 18,4 1,2 5,8 - 6,9 2,2 Vùng S. T 1,5 - 2,4 7,4 0,3 - 0,6 0,3 Vùng 9-10 15,9 - 18,8 3,1 6,5 - 6,7 6,9 Vùng 11-12 20,1 - 21,5 3,6 1,0 - 10,1 5,2

Căn cứ phân tích số liệu thu được có thể nhận xét: Vào mùa khô từ tháng III đến tháng VIII, một số vùng nước ở phía Đông Bắc của đầm phá, vùng nước gần cửa Thuận An, cửa Tư Hiền, vùng đầm Sam, An Truyền bị mặn hóa nên rất ít bắt gặp cá Dầy trong các mẻ lưới (bảng 3.5 và hình 3.11).

Hình 3.11 Biểu đồ năng suất khai thác trung bình cá Dầy vùng TG - CH

Vùng phân bố của cá Dầy vào thời gian này bị thu hẹp. Chúng di chuyển về vùng hạ lưu các sông Truồi, sông Ô Lâu, sông Hương, các vùng nước đầm phá thuộc phía Bắc xã Quảng Thái, Quảng lợi (huyện Quảng Điền) và vùng nước thuộc xã Vinh Hà, Lộc An, Lộc Điền (huyện Phú Lộc) ở phía Nam (hình 3.12).

Hình 3.12 Sơđồ phân bố cá Dầy vào mùa khô ởđầm phá TG - CH

Vào mùa mưa (tháng IX đến tháng II năm sau), vùng hạ lưu các sông gần như bị ngọt hoá nên rất ít bắt gặp cá Dầy trong khai thác. Những vùng nước còn lại trên đầm phá hầu như có mặt của quần thể cá Dầy, nhưng xu hướng chung là chúng lùi xa các vùng hạ lưu sông do độ mặn thấp (hình 3.13).

Hình 3.13 Sơđồ phân bố cá Dầy vào mùa mưa ởđầm phá TG - CH

Căn cứ kết quả phân bố của cá Dầy theo các vùng nước trên đầm phá TG - CH trong năm, có thể phân chia vùng phân bố của chúng trong đầm phá TG - CH thành 3 trung tâm chính (hình 3.14).

Hình 3.14 Sơđồ vùng phân bố chính của Cá Dầy ởđầm phá TG - CH

Thứ nhất là vùng nước thuộc đầm Cầu Hai, đây là vùng cá Dầy phân bố quanh năm, đặc biệt về phía Tây Nam của đầm, gắn với vùng hạ lưu sông Truồi, sông Cầu Hai. Thứ hai là vùng nước phía Bắc phá Tam Giang, cá Dầy có mật độ cao vào mùa khô gắn với sự dao động độ mặn vùng hạ lưu sông Ô Lâu và vùng nước đầm phá Tam Giang thuộc các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước (huyện Quảng Điền); Điền Hòa, Điền Hải (huyện Phong Điền).

Thứ ba là vùng hạ lưu sông Hương vào mùa khô, vùng đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú vào mùa mưa.

Ba vùng phân bố trên đây cũng chính là 3 trung tâm khai thác, quyết định sản lượng cá Dầy vùng đầm phá TG - CH và hạ lưu các sông của tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2 Phân bố cá Dầy con

Từ những quan trắc trong thời gian nghiên cứu kết hợp với thông tin điều tra qua ngư dân khai thác trên đầm phá cho thấy: Cá Dầy con phân bố gần như khắp các vùng nước đầm phá TG - CH từ vùng hạ lưu các sông (trừ sông Bù Lu - huyện Phú Lộc) đến các vùng cửa biển. Mật độ xuất hiện của chúng có sự thay đổi theo không gian và thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về không gian, cá Dầy con phân bố khá rộng ở các vùng nước trong đầm phá. Tuy nhiên, vùng phân bố của chúng lại phụ thuộc vào độ mặn, dòng chảy và một sốđiều kiện môi trường khác, trong đó độ mặn giữ vai trò quyết định.

Về độ mặn, cá Dầy con thích hợp với nồng độ muối thấp hơn cá Dầy trưởng thành. Vùng phân bố chủ yếu của chúng ở những nơi có độ mặn biến động từ 1 - 8%o. Khi độ mặn cao trên 8%o, cá Dầy con xuất hiện nhiều ở các vùng nước ven sông, vùng hạ lưu các sông vì những vùng nước này có độ mặn thấp. Tại vùng nước gần cửa biển Thuận An, Tư Hiền, chúng chỉ phân bố chủ yếu về mùa mưa. Cá Dầy con thường tập trung nhiều ở những vùng nước ổn định, dòng chảy nhẹ và có nhiều loài rong, thực vật thuỷ sinh bậc cao. Cá Dầy con thường bị khai thác mạnh vào những ngày trời mưa, nhiệt độ thấp, độ mặn biến động theo hướng giảm. Sự có mặt cá Dầy con liên quan đến mùa sinh sản của cá, liên quan đến các trận mưa rào, mưa tiểu mãn ở vùng đầm phá. Với đặc tính thích ứng như vậy, nên vùng phân bố cá Dầy con phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời gian, thời tiết.

Về thời gian, cá Dầy con xuất hiện từ tháng VI đến tháng XII. Trong đó, từ tháng VI đến tháng IX chúng xuất hiện nhiều tại các vùng nước hạ lưu sông Ô Lâu, sông Hương, sông Truồi và vùng nước thuộc các xã Quảng Thái, Phú Thuận, Vinh Hà, Lộc Điền (vùng 1, vùng 5, vùng 9, vùng 10). Kích thước cá con bắt gặp trong

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY (Trang 51)