Đặc điểm thuỷ văn vùng đầm phá

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY (Trang 32)

Vùng phá Tam Giang có độ sâu trung bình từ 1,0 đến 1,6m, chịu ảnh hưởng của chếđộ bán nhật triều của cửa Thuận An. Độ sâu của phá tăng dần từ cửa sông Ô Lâu đến cửa biển Thuận An.

Đầm Sam, An Truyền, Thuỷ Tú có độ sâu trung bình 2m, sâu dần về phía đầm Cầu Hai, độ sâu nhất đạt 4m ở Hà Trung. Trong đầm có 1 lệch ngầm sâu 2m.

Vùng đầm Cầu Hai có độ sâu trung bình từ 2,0 đến 2,5m, chịu ảnh hưởng của chếđộ bán nhật triều không đều. Biên độ triều ít thay đổi, cao nhất đạt 60 - 80cm tại phá Tam Giang. Dao động của mức nước đỉnh - chân bình quân khoảng 50cm.

Mùa khô mực nước đỉnh triều ở biển cao hơn mực nước đầm phá. Mức chênh lệch ở phá Tam Giang là 5 - 15cm và ởđầm Cầu Hai là 25 - 30cm.

Mùa mưa lũ, mực nước trong đầm phá cao hơn mực nước biển. Mức chênh lệch tới 70 cm ởđầm Cầu Hai [16].

Biên độ triều trong đầm phá nhỏ hơn biên độ triều ở vùng biển ven bờ. Tại Ca Cút (phá Tam Giang) là 3 - 50cm, tại Cống Quan (Cầu Hai) từ 10 - 20cm. Dao động mực nước lớn nhất trong năm đạt 70cm ở phá Tam Giang và 1m ởđầm Cầu Hai [16].

Trong đầm phá, sự trao đổi nước được thực hiện bởi quá trình xáo trộn nước giữa đầm phá và biển; giữa đầm phá và sông; giữa các vùng trong đầm phá.

Mùa khô, lượng nước biển chảy vào đầm phá lớn. Tại cửa Tư Hiền mỗi ngày nước biển chảy vào đầm phá khoảng 35,6 triệu m3 và chảy ra khoảng 29,8 triệu m3. Tại cửa Thuận An lượng chảy vào gấp 6,2 lần và lượng chảy ra gấp 4,3 lần so với cửa Tư Hiền [3].

Mùa mưa tại cửa Tư Hiền lượng chảy vào giảm, lượng chảy ra tăng và cân bằng chảy ra đạt 4 triệu m3 ngày (tăng 6,8 lần so với mùa khô).

Hàng năm các sông đổ vào đầm phá gần 6 km3 nước và khoảng 620.070 tấn bùn, cát (sông Hương: 4,2 km3, sông Ô Lâu: 0,54 km3, sông Đại Giang và sông Truồi: 0,5 km3) làm thay đổi độđục, độ muối, động lực trong đầm, nhất là khu vực phía Tây gần cửa sông [3].

2.2.4 Các yếu tố hóa, lý nước đầm phá

Nhiệt độ nước đầm phá nói chung, tầng mặt nói riêng thường thấp hơn nhiệt độ không khí từ 1 - 30C về mùa Đông và cao hơn 2 - 3 0C về mùa Hè. Vùng phá Tam Giang nhiệt độ nước trung bình 21,10C, đầm Thủy Tú 22,30C và Cầu Hai 21,70C [88]. Nhiệt độ nước thường giảm từ tháng IX (250C) đến tháng III năm sau

(200C); tăng từ tháng IV (240C) đến tháng VIII (300C). Khu vực đầm Cầu Hai có hiện tượng nước nóng cục bộở phía Nam đầm, nhiệt độ dao động từ 32 - 330C.

Độ đục và hàm lượng bùn cát lơ lửng ởđầm phá TG - CH dao động khá lớn theo mùa và theo năm. Trung bình khoảng 20 - 50mg/l. Hàm lượng bùn cát lơ lửng trong tầng nước sát đáy thường cao hơn tầng nước mặt từ 1,2 - 2 lần (bảng 2.4).

Bảng 2.4 Độđục trung bình (mg/l) vùng đầm phá TG - CH [59]

Tầng Tam Giang Sam Thuỷ Tú Cầu Hai

Mặt 16 12 90 35

Đáy 23 23 144 61

Giá trị pH của nước đầm phá TG - CH dao động từ 6,5 - 8,2. Độ chênh lệch pH mùa mưa lớn hơn mùa khô. Tại cửa Thuận An, Tư Hiền độ pH ổn định hơn so với các khu vực xa cửa biển (bảng 2.5).

Bảng 2.5Độ pH của nước đầm phá TG - CH [88].

Vùng nước Mùa khô Mùa mưa

Tam Giang 7,3 - 7,8 6,5 - 7,0

Thuỷ Tú 7,6 - 8,0 7,0 - 7,5

Cầu Hai 7,6 - 8,0 7,0 - 7,6

Độ mặn của nước trong đầm phá dao động rất rộng và phức tạp từ 0,1- 35%o. Cao nhất cửa Thuận An, Tư Hiền (20 - 35%o về mùa khô; 5 - 30%o về mùa mưa). Độ mặn giảm dần về phía trong đầm phá, ổn định ở mức cao tại đầm Cầu Hai, Thuỷ Tú (bảng 2.6).

Bảng 2.6 Độ mặnnước đầm phá TG - CH [88].

Đơn vị tính:%o

Vùng nước Mùa khô Mùa mưa

Tam Giang 10,0 - 20,0 0,1 - 5,0

Thuỷ Tú 20,0 - 33,0 5,0 - 13,0

Có thể thấy, chế độ thuỷ văn vùng đầm phá chịu ảnh hưởng rất lớn của địa hình, khí hậu và biến đổi theo mùa, mang những nét đặc trưng nhất của vịnh Bắc Bộ. Sự trùng hợp mùa mưa và mùa đông lạnh tạo nên nét riêng về thuỷ văn đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3 Cơ sở thức ăn trong đầm phá 2.3.1 Các muối dinh dưỡng (Biozen) 2.3.1 Các muối dinh dưỡng (Biozen)

Phốt phat (PO43-) và nitrat (N03-) là các muối dinh dưỡng quan trọng trong đầm phá. Hàm lượng muối phốt phát về mùa mưa cao hơn mùa khô, tầng đáy cao hơn tầng mặt. Hàm lượng trung bình toàn đầm phá về mùa khô là 3,6/3,9μg P/l (mặt/đáy) và mùa mưa đạt 6,2/7,1μg P/l, nhưng vẫn chưa đạt đến giới hạn dư phốt phát [56].

Xu thế biến đổi của muối nitrat về mùa mưa lại tăng lên gấp hai lần. Muối silic biến đổi phức tạp. Ở tầng mặt thường cao hơn ở tầng đáy [56].

2.3.2 Các nhóm sinh vật

Tại đầm phá TG - CH đã xác định được 373 loài thực vật thuỷ sinh. Trong đó có 357 loài thuộc 6 Ngành tảo phù du gồm Bacillariophyta 241 loài, Dynophyta 72 loài, Chlorophycophyta 14 loài, Cyanophyta 19 loài và Euglenophyta 2 loài [61]. Thực vật có hoa thuộc Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có 6 loài, trong đó có 3 chi (genus) cho khối lượng lớn là Vallisneria, Najas, Halophila.

Hệ sinh thái cỏ biển diện tích khoảng 1.000 ha phân bố tại Cồn Dài, Ba Cồn, Vinh Giang và Lộc Bình có vai trò quan trọng tạo nguồn thức ăn, nơi cư trú, bãi đẻ cho nhiều loài thủy sản [51]. Trong đầm phá còn có 73 loài vi tảo sống đáy [65].

Hệ động vật nổi (Zooplankton) đã xác định được 34 loài gồm: 28 loài giáp xác chân chèo (Copepoda), 5 loài giáp xác râu ngành (Cladocera) và một loài trùng bánh xe (Rotatoria) [47].

Động vật đáy (Zoobenthos) đã phát hiện được 26 loài, trong đó thân mềm 9 loài, giun nhiều tơ (Polychaeta) 6 loài, giáp xác bơi nghiêng (Amphipoda) 9 loài, ấu trùng côn trùng, Tanaidaceae và giáp xác chân đều (Isopoda) mỗi nhóm 1 loài [48].

Tổng lớp cá (Pisces) đã xác định được 171 loài, thuộc 100 giống của 62 họ trong 17 bộ khác nhau. Trong đó, bộ cá Vược (Perciformes) có 30 họ với 97 loài, là

bộ có thành phần loài ưu thế nhất. Tiếp theo thuộc các bộ cá Đối (Mugiliformes) 14 loài, bộ cá Trích (Clupeiformes) 10 loài, bộ cá Chép (Cypriniformes), bộ cá Chình (Anguilliformes) mỗi bộ có 10 loài. Những bộ còn lại có số loài không nhiều.

Như vậy, cơ sở thức ăn trong hệ đầm phá TG - CH khá phong phú và đa dạng. Trong đó thực vật không chỉ là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài động vật khác mà còn tham gia vào quá trình điều tiết oxy, tạo điều kiện cho các loài động vật hô hấp, dinh dưỡng. Động vật không xương sống thuỷ sinh ngoài giá trị về mặt thức ăn cho nhiều loài động vật khác, còn có giá trị về mặt thực phẩm như trìa, nghêu và các loại tôm, cua, ghẹ [69],...

2.4 Tình hình kinh tế, xã hội vùng đầm phá 2.4.1 Kinh tế 2.4.1 Kinh tế

Vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế nằm trong toạ độ từ 16015’52”- 16040’21” vĩđộ Bắc, 101024’11” - 101057’29” kinh độĐông [88]. Hệđầm phá TG - CH nằm trên lãnh thổ của 33 xã, thị trấn thuộc 5 huyện ven biển (bảng 2.7).

Bảng 2.7 Các huyện khu vực đầm phá TG - CH [14]

TT Tên huyện Số xã D.tích tự nhiên (ha) D.tích mặt nước (ha) Số lao động 1 Phong Điền 2 2.695,0 649,4 15.976 2 Quảng Điền 8 12.436,0 3.618,3 24.711 3 Hương Trà 2 2.412,2 775,4 15.732 4 Phú Vang 13 20.849,1 7.617,2 45.863 5 Phú Lộc 8 31.516,0 18.068,3 32.797

Trong luận án này, chỉđề cập đến 31 xã có các hoạt động liên quan đến nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản trên đầm phá TG - CH.

Cơ cấu lao động trong ngành thủy sản được phân chia theo các lĩnh vực (bảng 2.8).

Bảng 2.8 Cơ cấu lao động trên vùng đầm phá TG - C H [14]

Nghề Số lượng (người) Tỷ lệ (%) so với dân số toàn vùng Khai thác biển 17.035 46,3 Khai thác đầm phá 9.725 26,5 Nuôi trồng thuỷ sản 5.838 15,7 Chế biến và dịch vụ 4.221 11,5 Một số cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá đã được đầu tư bước đầu nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Hầu hết chợ cá, bến cá ở các địa phương mới hình thành tự nhiên, chưa đúng tiêu chuẩn phục vụ hậu cần và dịch vụ cho nghề cá (bảng 2.9).

Bảng 2.9 Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá ven biển, đầm phá [14]

TT Danh mục ĐVT Phú Lộc Vang Phú HTrà ương QuĐiảềng n Phong Điền Tcộổng ng

1 Chợcá cái 3 10 1 4 3 21

2 Bến cá cái 10 14 2 7 2 35

3 Xưởng nước đá cơ sở 25 24 0 6 1 56

Phương tiện đánh bắt thuỷ, hải sản cũng được đầu tư, đóng mới tăng nhiều so với các năm trước đây và đã đem lại nhiều lợi thế trong khai thác (bảng 2.10)

Bảng 2.10 Số lượng tàu, thuyền khai thác ởđầm phá TG - CH [90]. Số TT Đơn vị huyện Thuyền máy Thuyền thủ công

1 Phong Điền 103 45 2 Quảng Điền 368 312 3 Hương Trà 144 148 4 Phú Vang 464 513 5 Phú Lộc 721 470 Tổng số 1.802 1.486

Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đã có bước phát triển cơ bản. Các tuyến tỉnh lộ và đường liên huyện dài hơn 250 km được rải nhựa hoặc cấp phối; tuyến đường liên thôn được bê tông hóa hoặc cấp phối trên 321 km. Cảng Thuận An

được mở rộng, nâng cấp với dịch vụ hàng hóa tăng bình quân 20%/năm. Nâng cấp quốc lộ 49B, hoàn thành đường ven biển Điền Hương - Quảng Ngạn. Cầu Trường Hà, cầu Tư Hiền, cầu Thuận An qua phá Tam Giang được đưa vào sử dụng,... Đây là những công trình mới xây dựng nhằm phá thế chia cắt vùng ven biển, đầm phá với các vùng trong nội địa. Hệ thống đê kè sông, biển xung yếu được quan tâm đầu tư, dự án chống xói lở khẩn cấp bờ biển Hải Dương - Thuận An, cầu Ca Cút,... đang được triển khai tích cực.

Đến nay đã có 100% xã, thị trấn có điện, với tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98,5%. Mật độđiện thoại đạt 54 máy/100 dân; các xã và thị trấn đều có các điểm nối mạng internet [14]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước đủ dùng cho các nhu cầu sinh hoạt với trên 75% tỷ lệ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh [90].

Với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền nên trong 5 năm (2004 - 2008) nhiều chỉ tiêu kinh tế vùng đầm phá có sự tăng trưởng (bảng 2.11).

Bảng 2.11 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất trong 5 năm 2004 - 2008 [14]

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 110,7 111,3 112,3 116,0 116,1 Thủy sản 125,2 107,6 103,7 115,7 103,2 Khai thác 104,0 104,8 108,9 108,6 104,2 Nuôi trồng 101,7 106,4 105,0 104,8 96,1 Nông nghiệp 104,6 103,0 100,5 104,7 102,5 Công nghiệp chế biến 114,6 114,5 115,7 119,5 121,9

Công nghiệp khai thác 119,9 142,7 128,2 101,2 112,2

Dịch vụ khác 108,9 112,2 102,8 115,3 114,3

2.4.2 Xã hội

Trung bình mỗi xã có 1,23 trường mầm non 1,57 trường tiểu học 0,69 trườmg PTCS. Mỗi huyện có 4,3 trường PTTH. Tuy vậy, số trường đạt chuẩn quốc gia tính chung các cấp mới đạt 16,4%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt thấp so toàn tỉnh.

nhà bảo tàng, nhà sinh hoạt cộng đồng cũng được xây dựng, tôn tạo nhiều hơn. Các loại hình lễ hội dân gian Cầu ngư, vật làng Sình, đua thuyền, truyền thống văn hóa các làng cổ,... được duy trì và phát triển.

Các Trung tâm y tế huyện tương đối đầy đủ các phòng chức năng và cơ bản đảm bảo được nhiệm vụ chuyên môn. Công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch tễ,... triển khai khá tốt.

Những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 21,2% năm 2005 xuống còn 12,1 năm 2008; thu nhập bình quân hộ gia đình đạt trên 522.000,0 đồng /tháng, tăng trung bình 1,78 lần so các năm trước, tuy vẫn còn 6,0% lao động chưa có việc làm [14].

Trong vùng đầm phá đáng chú ý là một bộ phận cư dân quy tụ thành từng nhóm nhỏ, có quan hệ huyết thống tạo nên những nhóm cư trú. Nhiều nhóm cư trú liên kết lại thành một tổ chức xã hội đặc thù gọi là “Vạn”. Tổ chức Vạn là một mô hình xã hội truyền thống phổ biến của cư dân vùng đầm phá. Mỗi Vạn thường có từ 40 đến 70 con thuyền quần tụ trong một vùng nước nhất định, không có ranh giới, ít ràng buộc nhau và quan hệ cởi mở với nhau.

Với cuộc sống thuỷ diện, theo đuôi con cá, các Vạn rất cần thiết sự hợp tác, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Vạn là nơi cư trú cho những con đò lúc mưa, bão, lũ, lụt; là chỗ dựa vật chất, tinh thần cho các thành viên lúc hoạn nạn; là nơi lưu giữ những kinh nghiệm sông nước. Vạn cũng là nơi duy trì, tổ chức các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội chung cho cả cộng đồng và là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa qua nhiều thế hệ.

Nhìn chung, trong những năm gần đây đời sống kinh tế, xã hội của cư dân vùng đầm phá đã được cải thiện một bước. Vấn đề cần lưu ý là: Một điều tra xã hội học vùng đầm phá về lý do làm cạn kiệt nguồn thuỷ sản cho kết quả: 52,2% ý kiến cho rằng do khai thác quá mức; 18,3% do môi trường suy thoái; 11,1% do sử dụng các hình thức khai thác hủy diệt; lý do khác 18,3% [57].

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng

Cá Dầy: Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994 Họ cá Chép: Cyprinidae

Bộ cá Chép: Cypriniformes Lớp cá xương: Osteichthyes Ngành có dây sống: Chordata

Hình 1.1 Hình thái cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994)

Mô tả hình thái: D. II, 16 A. II, 6 P. I, 16 V. I, 9 Sq = 32.5,5/5 Gr = 17 H/L0 (%) = 41,38 T/L0(%) = 24,83 O/L0(%) = 5,9 OO/L0(%) = 12,70 O/T(%) = 23,59 OO/T(%) = 48,50

Các chữ số La Mã chỉ số tia vây không phân nhánh hoá xương, chữ số La tinh thứ nhất chỉ số tia vây mềm không phân nhánh, chữ số La tinh thứ hai chỉ số tia vây mềm phân nhánh của các vây.

Cá Dầy có thân dẹp bên, bụng tròn, lưng hơi gồ lên phía trước vây lưng, thân phủ vẩy lớn, màu vàng ánh. Miệng tận cùng, vòng cung hình móng ngựa. Cá có 2 đôi râu, đôi sau dài gần gấp ba lần đôi trước. Răng hầu 3 hàng (3.1.1 - 1.1.3). Khởi điểm vây lưng ở sau khởi điểm vây bụng. Vây ngực gần đạt tới khởi điểm của vây bụng, vây bụng còn xa mới đạt tới khởi điểm của vây hậu môn. Vây lưng và vây hậu môn có tia gai thứ hai to, khoẻ, có viền khía răng cưa ở cạnh sau. Vây đuôi hai thuỳ dài gần bằng nhau. Bóng hơi 2 ngăn, ngăn trên dài gấp đôi ngăn dưới. Cá có màu thẫm ở kỳ lưng, màu trắng ở mặt bụng, màu vàng sáng hai bên thân (hình 1.1).

Như vậy, có thể kết luận rằng: Cá Dầy (Cyprinus centralus) là loài cá đặc hữu ở vùng nước lợ - nhạt miền Trung Việt Nam, như các tác giả Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1994) đã công bố [19].

2. Thời gian

Đề tài luận án được thực hiện từ tháng X/2005 - XII/2008, trong đó điều tra thực địa, thu mẫu vào các năm 2006, 2007, 2008 và có sử dụng các số liệu trước đó của đề tài cấp cơ sở tại sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế do chính tác giả chủ trì từ tháng VI/2002 đến tháng VI/2003. Trong thời gian này kết hợp viết 3 chuyên đề nghiên cứu sinh; nghiên cứu, phân tích mẫu, xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm; viết và đăng 5 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.

3. Địa điểm

Toàn vùng đầm phá TG - CH và các cửa sông đổ nước vào hệ sinh thái này của tỉnh Thừa Thiên Huế (hình 1.2).

Trên đầm phá TG - CH chúng tôi tiến hành quan trắc và thu mẫu ở 12 vị

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY (Trang 32)