Tương quan giữa chiều dài và khối lượng

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY (Trang 64 - 68)

3. Địa điểm

4.1.1Tương quan giữa chiều dài và khối lượng

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cá, sự gia tăng về chiều dài và khối lượng cơ thể có mối liên hệ với nhau. Trên cơ sở phân tích 1.239 mẫu cá Dầy, đã xác định được mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của quần thể cá (bảng 4.1).

Bảng 4.1 Chiều dài và khối lượng cá Dầy theo giới tính

Nhóm chiều dài L (mm) và khối lượng W (g) Tuổi Giới tính Nhóm L L (tb) Nhóm W W (tb) N(cá thể) % 0+ Juv. 95,7 - 191,0 105,4 27,6 - 151,7 52,8 225 18,7 Đực 154,7 - 277,3 193,4 144,6 - 249,6 115,4 262 21,6 1+ Cái 148,7 - 271,3 182,1 134,3 - 323,0 119,3 224 18,1 Đực 221,0 - 333,7 302,1 284,3 - 593,3 618,2 175 14,1 2+ Cái 226,0 - 326,3 287,7 274,6 - 576,6 628,9 219 17,7 Đực 306,7 - 351,7 342,1 468,0 - 1.524,6 876,6 77 6,2 3+ Cái 308,6 - 438,6 361,9 424,0 - 1.960,0 1085,7 57 4,6 Tổng 95,7 - 438,6 239,2 27,6 - 1.960,0 499,6 1.239 100,0

Kết quả ở bảng 4.1 thấy, biến động chiều dài và khối lượng cá Dầy phụ thuộc vào nhóm tuổi. Trong khi cá Dầy non ở nhóm tuổi 0+ có chiều dài trung bình thấp nhất chỉ đạt 105,4mm với khối lượng tương ứng trung bình nhỏ nhất là 52,8g thì ở nhóm cá trưởng thành tuổi 3+ cá đực có chiều dài trung bình lớn nhất là 342,1mm, ứng với khối lượng trung bình cao nhất đạt 876,6g; cá cái là 361,9mm ứng với khối lượng cao nhất đạt 1.085,7g. Cá ở các nhóm tuổi 1+ và tuổi 2+ có chiều dài trung bình từ 193,4mm đến 302,1mm với khối lượng tương ứng đạt từ 115,4g đến 618,2g đối với cá đực và từ 182,1mm đến 287,7mm ứng với khối lượng từ 119,3g đến 628,9g đối với cá cái.

Kết quả phân tích chứng tỏ, cũng như những loài cá khác, qua từng năm, cá Dầy tăng lên về chiều dài và lớn lên về khối lượng cơ thể. Tuy nhiên, trong từng nhóm tuổi, mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Dầy thay đổi theo

giới tính (trừ nhóm cá tuổi 0+). Nhóm cá tuổi 1+ và nhóm cá tuổi 2+ cá Dầy đực có chiều dài lớn hơn cá Dầy cái (193,4mm, 302,1mm so với 182,1mm, 287,7mm), ngược lại, ở nhóm cá tuổi 3+ cá Dầy cái có chiều dài lớn hơn cá Dầy đực (361,9mm so với 342,1mm) (bảng 4.1).

Chiều dài trung bình của cá Dầy theo nhóm tuổi được thể hiện ở hình 4.1.

Hình 4.1 Biểu đồ chiều dài trung bình cá Dầy theo nhóm tuổi

Xu hướng chung về tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy diễn biến theo chiều thuận, nghĩa là trong quá trình phát triển, cùng với sự tăng lên về chiều dài là sự gia tăng về khối lượng.

Cũng như sự biến động về chiều dài, khối lượng của cá Dầy cũng thay đổi trong từng nhóm tuổi. Theo đó, nhóm cá tuổi 0+ có khối lượng trung bình nhỏ nhất (52,8g) và nhóm cá tuổi 3+ có khối lượng trung bình lớn nhất (876,6g đối với cá đực và 1.085,7g đối với cá cái). Nhóm cá tuổi 1+ và tuổi 2+ có khối lượng từ 115,4g - 628,9g (bảng 4.1).

Trong từng nhóm tuổi, khối lượng cá Dầy cũng có sự biến động theo giới tính, nhưng khác với sự thay đổi về chiều dài: Trừ nhóm cá tuổi 0+, còn lại các nhóm từ tuổi 1+ đến tuổi 3+ cá Dầy cái luôn có khối lượng lớn hơn cá Dầy đực (bảng 4.1 và hình 4.2).

Hình 4.2 Biểu đồ khối lượng trung bình cá Dầy theo nhóm tuổi

Sự gia tăng về khối lượng trình bày ở bảng 4.1 còn cho thấy, ở nhóm cá tuổi 3+, khối lượng cá Dầy cái tăng lên rất nhiều so với cá đực. Nếu ở nhóm tuổi 2+ khối lượng trung bình cá cái nặng 628,9g, cá đực nặng 618,2g thì ở nhóm tuổi 3+ cá cái có khối lượng trung bình đạt 1.085,7g, trong khi cá đực chỉ đạt 876,6g. Bước tăng nhảy vọt về khối lượng này có lẽ liên quan đến nhu cầu tích luỹ chất dinh dưỡng để phát triển cơ thể và tuyến sinh dục cá cái lớn hơn so với cá đực. Điều này phù hợp với quá trình nghiên cứu thấy, nhóm cá trên 3 năm tuổi, khối lượng và chiều dài cá Dầy cái luôn lớn hơn cá Dầy đực.

Các số liệu về chiều dài và khối lượng trung bình theo nhóm tuổi trong các năm 2006, 2007, 2008 được thống kê ở bảng 4.2 không có sự sai khác nhiều về chiều dài và khối lượng trung bình trong từng năm nghiên cứu. Giữa các nhóm tuổi, chênh lệch chiều dài chỉ dao động từ 1,7 - 2,0mm; về khối lượng chênh lệch từ 1,3 - 2,6g.

Bảng 4.2 cho thấy, chiều dài và khối lượng trung bình của cá qua các năm không biến động nhiều. Điều này chứng tỏ trong điều kiện môi trường tự nhiên vùng đầm phá ít thay đổi, quần thể cá Dầy có kích thước và khối lượng khá đồng đều trong từng giai đoạn phát triển.

Theo nhiều ngư dân cho biết, họ đã đánh bắt được một số cá Dầy có khối lượng khoảng 5kg. Tuy nhiên, trong suốt thời gian nghiên cứu, chúng tôi chưa bắt gặp hoặc thu được những cá thể có khối lượng lớn như vậy, chỉ thu được một số cá có khối lượng cao nhất đạt 1.965,0g (bảng PL1.2/06 sau phần phụ lục).

Bảng 4.2 Chiều dài và khối lượng cá Dầy theo giới tính trong các năm Chiều dài (mm) và khối lượng (g)

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tuổi Giới tính L(tb) W(tb) n L(tb) W(tb) n L(tb) W(tb) n 0+ Juv 106,6 53,4 80 105,7 52,9 69 104,0 52,1 76 Đực 194,7 115,9 93 193,4 115,1 81 192,1 115,2 88 1+ Cái 180,3 117,9 79 178,1 121,5 70 187,8 118,4 75 Đực 303,5 617,8 62 302,1 619,8 54 300,7 617,1 59 2+ Cái 289,1 629,5 78 287,6 628,9 68 286,5 628,2 73 Đực 343,4 877,6 27 342,1 876,3 24 340,8 876,8 26 3+ Cái 363,2 1088,7 20 361,9 1079,7 18 360,6 1088,5 19 Tổng 241,1 498,9 439 239,8 498,5 384 239,1 497,8 416 Dựa vào công thức của Beverton - Holt (1956), phân tích kết quả nghiên cứu thấy rằng: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Dầy biến thiên theo hàm số mũ. Trên cơ sở những số liệu quan trắc về chiều dài và khối lượng, đã tính được

các thông số của phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy. Phương trình tương quan có dạng:

W=13762.10-9.L2,9916

Đồ thị tương quan giữa khối lượng và chiều dài cá Dầy là đường cong hàm mũ (hình 4.3).

Trên đồ thị hình 4.3 thể hiện rõ giai đoạn đầu cá tăng nhanh về chiều dài, còn giai đoạn sau cá tăng nhanh về khối lượng. Đặc điểm này của cá Dầy cũng phù hợp với tính thích nghi chung của nhiều loài cá ở vùng ven biển nhiệt đới. Trong giai đoạn đầu, sự tăng nhanh kích thước cơ thể là đặc điểm thích nghi trong cạnh tranh cùng loài, nhằm hạn chế sức chèn ép của động vật dữ, đảm bảo sự sinh tồn của loài.

Sự tăng nhanh về khối lượng ở nhóm cá có kích thước lớn liên quan đến việc tích luỹ chất dinh dưỡng để đạt được trạng thái thành thục sinh dục, tham gia sinh sản trong quần thể.

Hình 4.3. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Dầy

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOÀI CÁ DẦY (Trang 64 - 68)