1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ tâm lý học: TÌM HIỂU KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC AN GIANG

103 3,6K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 681,73 KB

Nội dung

Luận văn thạc sĩ tâm lý học: TÌM HIỂU KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC AN GIANG PHAÀN MÔÛ ÑAÀU 1. LYÙ DO CHOÏN ÑEÀ TAØI : Trong Vaên kieän hoäi nghò laàn thöù 4 BCHTW khoùa VII Ñaûng Coäng Saûn Vieät Nam ñaõ xaùc ñònh muïc tieâu giaùo duïc ôû nöôùc ta trong chieán löôïc phaùt trieån kinh teá xaõ hoäi laø “Phaùt trieån giaùo duïc nhaèm naâng cao daân trí, ñaøo taïo nhaân löïc, boài döôõng nhaân taøi, ñaøo taïo neân nhöõng con ngöôøi coù kieán thöùc vaên hoùa, khoa hoïc, coù kyõ naêng ngheà nghieäp, lao ñoäng töï chuû, saùng taïovaø coù kyû luaät, giaøu loøng nhaân aùi, yeâu nöôùc, yeâu chuû nghóa xaõ hoäi, ñaùp öùng nhu caàu phaùt trieån ñaát nöôùc nhöõng naêm 1990 vaø chuaån bò cho töông lai” Ñeå thöïc hieän muïc tieâu treân thì tröôùc heát laø phaûi coù moät ñoäi nguõ giaùo vieân coù ñaày ñuû nhöõng phaåm chaát vaø naêng löïc caàn thieát. Tröôøng sö phaïm laø nôi phaûi ñaøo taïo ñoäi nguõ ngöôøi thaày giaùo coù ñuû phaåm chaát vaø naêng löïc ñeå ñaùp öùngyeâu caàu cuûa söï nghieäp giaùo duïc vaø ñaøo taïo, phuïc vuï cho coâng cuoäc ñoåi môùi ñaát nöôùc.Nhö vaäy vieäc hình thaønh naêng löïc sö phaïm cho ngöôøi thaày giaùo laø ñieàu maø chuùng ta caàn phaûi ñaëc bieät quan taâm. Ñeå coù ñöôïc naêng löïc sö phaïm,ngöôøi thaày giaùo caàn phaûi coù nhöõng kieán thöùc vaø kyõ naêng caàn thieát, trong ñoù kyõ naêng giaûi quyeát caùc tình huoáng sö phaïm laø moät trong nhöõng kyõ naêng khoâng theå thieáu ñöôïc vì kyõ naêng naøy aûnh höôûng raát lôùn ñeán keát quaû cuûa coâng taùc daïy hoïc vaø giaùo duïc. Hình thaønh kyõ naêng giaûi quyeát caùc tình huoáng sö phaïm giuùp cho giaùo vieân bình tónh, töï tin, boài döôõng tö duy sö phaïm linh hoaït, meàm deûo,ñònh höôùng ñöôïc kòp thôøi haønh ñoäng sö phaïm cuûa mình. Vieäc öùng xöû kheùo leùo ñöôïc xem nhö moät thaønh phaàn quan troïng cuûa “taøi ngheä sö phaïm”. {22} Nhö vaäy, trong quaù trình ñaøo taïo cuûanhaø tröôøng sö phaïm, beân caïnh vieäc cung caáp cho sinh vieân nhöõng tri thöùc khoahoïc cô baûn caàn phaûi chuù yù hình

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Viện Khoa học giáo dục

TRẦN THANH HẢI

TÌM HIỂU KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học

Hà Nội 2002

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Viện Khoa học giáo dục

TRẦN THANH HẢI

TÌM HIỂU KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Chuyên ngành : Tâm lý học

Mã số : 5 13 01

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học

Người hướng dẫn khoa học :

Tiến sĩ ĐÀO THỊ OANH

Hà Nội 2002

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU Trang

Chương 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu 6

1.2 Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sư phạm 11

1.3 Khái niệm tình huống sư phạm, kỹ năng giải quyết tình huống

Chương 2 :TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.2 Công cụ khảo sát và cách đánh giá 33

Chương 3 : THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT

TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

3.1 Nhận thức của sinh viên về việc giải quyết tình huống

3.2 Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của

sinh viên ( thông qua những tình huống giả định) 50

3.3 Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm thực của sinh

3.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả giải quyết tình huống

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trong Văn kiện hội nghị lần thứ 4 BCHTW khóa VII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định mục tiêu giáo dục ở nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội là “Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nên những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước những năm 1990 và chuẩn bị cho tương lai”

Để thực hiện mục tiêu trên thì trước hết là phải có một đội ngũ giáo viên có đầy đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết

Trường sư phạm là nơi phải đào tạo đội ngũ người thầy giáo có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước.Như vậy việc hình thành năng lực sư phạm cho người thầy giáo là điều mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm

Để có được năng lực sư phạm,người thầy giáo cần phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết, trong đó kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm là một trong những kỹ năng không thể thiếu được vì kỹ năng này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tác dạy học và giáo dục

Hình thành kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm giúp cho giáo viên bình tĩnh, tự tin, bồi dưỡng tư duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo,định hướng được kịp thời hành động sư phạm của mình Việc ứng xử khéo léo được xem như một thành phần quan trọng của “tài nghệ sư phạm” {22}

Như vậy, trong quá trình đào tạo của nhà trường sư phạm, bên cạnh việc cung cấp cho sinh viên những tri thức khoa học cơ bản cần phải chú ý hình

Trang 5

thành cho sinh viên những kỹ năng sư phạm cần thiết, đặc biệt là kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm

Tuy nhiên, trong nhiều năm giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm An Giang nay là trường Đại học An Giang, chúng tôi thấy rằng việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm cho sinh viên chưa được tổ chức chu đáo nên kỹ năng này của sinh viên còn yếu Nhiều sinh viên rất lúng túng khi giải quyết các bài tập tình huống cũng như những tình huống thật trong thực tế cuộc sống

Trước thực tế trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Đại học An Giang” với mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc đào tạo đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Tìm hiểu thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học An Giang Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp sinh viên rèn kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài

- Khảo sát thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Đại học An Giang

- Đề xuất một số kiến nghị rèn kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên

4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

4.1 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

Trang 6

- 160 sinh viên khối tự nhiên, khối xã hội, khối ngoại ngữ và khối cao đẳng sư phạm tiểu học năm thứ III

- Sinh viên các khối này đã học xong các học phần Tâm lý học, giáo dục học và đã hoàn thành các đợt kiến tập và thực tập sư phạm

4.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên khoa sư

phạm trường Đại học An Giang

5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :

- Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên đã hình thành nhưng còn yếu (kể cả kỹ năng giải bài tập tình huống và kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm thực tế ) chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên

- Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên khối cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên trung học cơ sở tốt hơn kỹ năng giải quyết tình huống

sư phạm của sinh viên khối cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

6.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU:

- Mục đích: Thu thập những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn

6.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI:

- Mục đích: Thu thập những thông tin từ phía sinh viên về:

+ Nhận thức của họ về kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm

+ Kỹ năng giải quyết những bài tập tình huống

Trang 7

- Cách tiến hành: Cho sinh viên trả lời những câu hỏi và giải quyết các bài tập tình huống trên các phiếu điều tra (phụ lục) Đây là một trong những phương pháp chính của đề tài

6.3 PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT:

- Mục đích: Nắm thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống thực của sinh viên

- Cách tiến hành: Đi dự giờ thực tập của sinh viên để quan sát việc giải quyết tình huống sư phạm thực của họ, trên cơ sở đó đánh giá được một cách khách quan, đầy đủ những kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài

6.4 PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

Đưa sinh viên vào một số tình huống sư phạm giả định ( đối với sinh viên) nhằm đánh giá một cách gián tiếp kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của họ Các số liệu thu được từ phương pháp này sẽ góp phần làm rõ thêm số liệu thu được từ phương pháp điều tra viết và phương pháp quan sát dự giờ

6.5 PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TOÁN HỌC:

Được sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu thực tiễn

6.6 Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp trò

chuyện, đàm thoại ( với sinh viên, với học sinh, thăm dò ý kiến giáo viên hướng dẫn thực tập), nhằm thu thập những thông tin bổ sung hoặc làm rõ thêm những thông tin thu được từ các phương pháp khác

7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài góp phần tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, đặc biệt là kỹ năng giải quyết những tình huống thực của họ Tìm

Trang 8

những nguyên nhân khiến cho việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên còn hạn chế, từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục

Trang 9

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :

1.1.1 Kỹ năng là một trong những yếu tố giúp cho con người hoạt động có kết quả Do đó, từ trước đến nay có nhiều nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học trong nước cũng như trên thế giới đã nghiên cứu vấn đề này

- Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Arixtốt (384 – 322) đã coi kỹ năng như một phẩm chất, một phần phẩm hạnh của con người Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là “biết định hướng, biết việc làm, biết tìm tòi” {42]

- Thế kỷ 19, các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J Rutxô (pháp), K.D.Usinxki(Nga), I.A.Cômenxki (Tiệp khắc) cũng đã đề cập đến các kỹ năng trí tuệ của học sinh và con đường hình thành kỹ năng này

- Vào thập niên đầu của thế kỷ XX, việc nghiên cứu kỹ năng được rất nhiều nhà tâm lý học Xô viết quan tâm như A.Makarencô,V.Freklen…đặc biệt là N.K.Crupxcaia đã rất chú ý đến việc hình thành những kỹ năng lao động trong việc dạy hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.{41}

- Vấn đề kỹ năng sư phạm phục vụ đào tạo giáo viên đã được nhiều nhà khoa học bàn đến.Ở Liên Xô (cũ) đã có nhiều tác giả bàn đến vấn đề này Aùpdunlina trong chuyên khảo về” Kỹ năng sư phạm” đã phân loại kỹ năng

sư phạm của người giáo viên gồm những kỹ năng chung và kỹ năng chuyên biệt.{2}

- X.I.Kixegôv đã tiến hành thực nghiệm kỹ năng ở sinh viên sư phạm và đưa ra ý kiến: “ Kỹ năng hành động sư phạm có đối tượng là con người, hành động sư phạm rất phức tạp đòi hỏi sự sáng tạo, không thể hành động theo một khuôn mẫu cứng nhắc, kỹ năng hành động sư phạm, một mặt đòi hỏi tính nghiêm túc, mặt khác đòi hỏi tính mềm dẻo”{6, trang 39}

Trang 10

- Pêtrovski cho rằng: “ Kỹ năng là cách thức hành động dựa trên cơ sở tổ hợp những tri thức và kỹ xảo đã có Kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà cả trong những điều kiện đã thay đổi” [31] 1.1.2 Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề kỹ năng

- PGS Trần Trọng Thủy trong “ Tâm lý học lao động” ( 1978) đã nghiên cứu kỹ năng lao động công nghiệp, ông đã nêu lên khái niệm kỹ năng và điều kiện để hình thành kỹ năng hoạt động công nghiệp.{38}

- PGS Nguyễn Quang Uẩn đã quan niệm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực nào đó.{46}

- Công trình nghiên cứu “ Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và quy trình rèn luyện hệ thống kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục” của Nguyễn Như An (1993), tác giả đã đưa ra một hệ thống các kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và đã giới thiệu một số quy trình rèn luyện có tính hợp lý trong đó có quy trình rèn luyện hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học cho sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục {1}

- Cũng tác giả Nguyễn Như An trong “ Phương pháp giảng dạy giáo dục học ” ( 1996) đã nêu lên vai trò của nhà trường trong việc rèn kỹ năng sư phạm cho sinh viên Theo ông:” Trong trường sư phạm, nếu các sinh viên không được rèn một số kỹ năng tối thiểu, cần thiết thì khi trực tiếp làm giáo viên họ sẽ lúng túng và không nâng cao được tay nghề, khó phát triển năng lực nghề nghiệp, không nâng cao được chất lượng đào tạo thế hệ trẻ” {2, trang113}

- Công trình nghiên cứu “ Hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên sư phạm” của Nguyễn Hữu Dũng đã chỉ ra những hạn chế của các trường sư

Trang 11

phạm trong việc hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên Tác giả đã nhận định rằng “ Giai đoạn đào tạo ở trường sư phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kỹ năng sư phạm” {15}

- Tác giả Trần Anh Tuấn trong luận án “ Xây dựng quy trình tập luyện các kỹ năng giảng dạy cơ bản trong các hình thức thực hành thực tập sư phạm

” ( 1996) đã chỉ rõ những đổi mới trong quá trình tập luyện kỹ năng sư phạm của sinh viên một cách có khoa học và hiệu quả thông qua các hình thức thực hành sư phạm thường xuyên và thực tập sư phạm {43}

- Trong luận án “ Tìm hiểu kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội I ” tác giả Hoàng Anh đã nghiên cứu sâu về kỹ năng giao tiếp và đưa ra nhiều biện pháp để rèn kỹ năng giao tiếp cho sinh viên {4}

Ngoài ra, một số tác giả khác cũng đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này như : Đặng Vũ Hoạt, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Ngọc Bảo, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Aùnh Tuyết, Nguyễn Đình Chỉnh, Hà Thế Ngữ, Phạm Thị Diệu Vân… 1.1.3 Trong khi hình thành cho sinh viên hệ thống kỹ năng sư phạm, người ta chú ý đến kỹ năng xử lý các tình huống nảy sinh trong hoạt động giáo dục

Vấn đề tình huống và việc giải quyết các tình huống đã có nhiều tác giả nghiên cứu:

Tác giả Nguyễn Đình Chỉnh trong “ Bài tập tình huống quản lý giáo dục” đã khẳng định rằng “ bài tập quản lý giáo dục không chỉ giúp người học viên củng cố và khắc sâu kiến thức lý thuyết trong các bài giảng mà còn có tác dụng rèn những kỹ năng cơ bản của người làm công tác quản lý, cũng như góp phần quan trọng vào việc rèn luyện những thao tác tư duy quản lý ”.{9, trang 6}

Trang 12

Tác giả Phan Thế Sủng cũng đã xác định tình huống quản lý trường học là sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề khẩn trương, cấp bách nảy sinh trong quá trình tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục – đào tạo {33}

Tác giả Nguyễn Duy Gia và Mai Hữu Khuê đã đề cập đến phương pháp tình huống trong đào tạo hành chánh Tác giả cho rằng cải cách hành chánh đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo công chức hành chánh Tổ chức đào tạo tốt không chỉ là chuyển giao kiến thức, mà còn chuyển giao kỹ năng vào những công việc và cố tạo ra sự thay đổi về hành vi Phương pháp tình huống rất có ích cho việc thực hiện mục tiêu trên.{18}

Trong lĩnh vực đào tạo giáo viên, nhiều tác giả đã xây dựng những tình huống dưới dạng bài tập thực hành tâm lý học, giáo dục học và đã được sử dụng làm tài liệu giảng dạy nhằm giúp cho người học hình thành kỹ năng giải quyết các tình huống trong quá trình dạy học, giáo dục, giao tiếp… Trong đó cần phải kể đến những tài liệu như “ Bài tập thực hành tâm lý ” (1990) do Trần Trọng Thủy chủ biên; “ Bài tập thực hành tâm lý học và giáo dục học ” ( 1992 ) và “ Tình huống có vấn đề trong giáo dục mầm non ” (1996) do Nguyễn Aùnh Tuyết chủ biên; “ Bài tập thực hành giáo dục học ” ( 1992) và “ Thực hành về giáo dục học ” (1995) của Nguyễn Đình Chỉnh – Trần Ngọc Diễm… Các tác giả đã nhấn mạnh việc giải quyết các tình huống sư phạm dưới dạng các bài tập thực hành tâm lý học và giáo dục học sẽ giúp người học củng cố, đào sâu những kiến thức lý luận, tập vận dụng những tri thức để xử lý các tình huống sư phạm qua đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo giáo dục, phát triển tính tích cực và tư duy sư phạm sáng tạo, nâng cao lòng yêu nghề, mến trẻ

Trang 13

Ngoài ra, gần đây dưới sự hướng dẫn của những giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục, các cán bộ Viện khoa học giáo dục, đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này của một số tác giả như:

Nguyễn Đình Chắt “ Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt – Lâm Đồng” (1998) {8}

Trần Thị Tuyết Mai “ Phương thức giải quyết tình huống có vấn đề trong quản lý giảng dạy của hiệu trưởng trường phổ thông trung học ở các tỉnh phía nam” (1999) {27}

Nguyễn Thị Cúc “ Một số biện pháp rèn kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An Giang trong quá trình dạy học bộ môn giáo dục học “ (2000 ) {13]

Đỗ Xuân Thu “ Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Bến Tre ” ( 2001) [41]

Các tác giả đều có nhận định chung là kỹ năng xử lý tình huống sư phạm của sinh viên hiện nay còn yếu

Tuy nhiên, khi xem xét kỹ năng xử lý tình huống sư phạm của sinh viên các tác giả thường chủ yếu dựa trên kết quả giải các bài tập thực hành tâm lý học – giáo dục học của sinh viên

Từ thực tế trên, luận văn của chúng tôi hướng vào việc tìm hiểu kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm của sinh viên, trong đó chúng tôi chú

ý kỹ năng giải quyết tình huống thật của sinh viên trường Đại học An Giang

1.2 KHÁI NIỆM KỸ NĂNG, KỸ NĂNG SƯ PHẠM:

1.2.1 KHÁI NIỆM KỸ NĂNG:

Có nhiều tác giả trong nước và tác giả nước ngoài đã nghiên cứu và đưa

ra những quan niệm khác nhau về kỹ năng:

Trang 14

Tác giả A.V Petrovski cho rằng : Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định được gọi là kỹ năng{31, trang149 }

Tác giả A.G Covaliov xem kỹ năng là phương thức hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động Còn kết quả hành động phụ thuộc chủ yếu vào năng lực con người, chứ không đơn giản là cứ nắm vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng {28}

Tác giả N.D Levitov xem xét kỹ năng gắn liền với kết quả hành động Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả Ông nhấn mạnh, muốn hình thành kỹ năng con người vừa phải nắm vững lý thuyết về hành động, vừa phải vận dụng lý thuyết đó vào thực tế.{28}

Tác giả K.K Platonov và G.G Golubev cũng chú ý đến mặt kết quả hành động trong kỹ năng Theo họ kỹ năng là năng lực của con người khi thực hiện một công việc có kết quả trong những điều kiện mới, trong một khoảng thời gian tương ứng Họ cũng nhấn mạnh, trong cấu trúc của kỹ năng không chỉ có tri thức, kỹ xảo mà còn có cả tư duy sáng tạo nữa.{28}

Tác giả Trần Trọng Thủy quan niệm rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng.{38}

Các tác giả Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân cho rằng kỹ năng là cách vận dụng tri thức vào thực tiễn, kỹ xảo là kỹ năng được củng cố và tự động hóa.{29}

Trang 15

Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Aùnh Tuyết, Ngô Công Hoàn, Trần Quốc Thành, Trần Thị Quốc Minh cũng quan niệm kỹ năng là một mặt của năng lực con người thực hiện một công việc có kết quả {8}

Như vậy, một số tác giả xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động, coi kỹ năng như là một phương tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững

Một số tác giả thì xem xét kỹ năng nghiêng về mặt năng lực của con người Họ coi kỹ năng là năng lực thực hiện một công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong một thời gian nhất định, trong điều kiện mới; coi kỹ năng là một biểu hiện năng lực con người chứ không phải đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động, họ chú ý đến kết quả hành động

Trên cơ sở những quan niệm về kỹ năng của các tác giả, chúng tôi quan

niệm rằng kỹ năng là năng lực vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã

có để thực hiện có kết quả một hành động nào đó

1.2.2.KHÁI NIỆM KỸ NĂNG SƯ PHẠM :

* Định nghĩa kỹ năng:

Trong các công trình nghiên cứu về tâm lý học – giáo dục học, nhiều tác giả đã coi kỹ năng sư phạm là một thành phần của năng lực sư phạm A.V Pêtrovski cho rằng quá trình nắm vững nhưng kỹ năng kỹ xảo và trong các tình huống khác nhau sẽ đảm bảo cho việc hình thành năng lực sư phạm một cách có kết quả Ông cho rằng: ” Sự phát triển những năng lực sư phạm liên quan một cách hữu cơ với việc nắm vững kỹ năng, kỹ xảo sư phạm” Ông quan niệm kỹ năng sư phạm như là những năng lực dạy học, thiết kế, tri giác, truyền đạt, giao tiếp.{31}

Tác giả Đặng Vũ Hoạt nhấn mạnh vai trò của việc nắm vững hệ thống kỹ năng sư phạm là điều kiện để đảm bảo hoạt động sư phạm có kết quả

Trang 16

Ông cho rằng: “ Một yêu cầu có tầm quan trọng đáng kể là người giáo viên cần nắm vững hệ thống các kỹ năng đảm bảo tiến hành các hoạt động sư phạm có hiệu quả.”{8}

Tác giả Nguyễn Đình Chỉnh cho rằng: “ Năng lực sư phạm bao gồm hệ thống tri thức và kỹ năng nghề nghiệp sư phạm” {9, trang 14}

Tác giả Phạm Minh Hạc quan niệm kỹ năng sư phạm là mặt hiện thực hóa của năng lực sư phạm cùng với tri thức và kỹ xảo sư phạm Ông cho rằng kỹ năng sư phạm khác với năng lực sư phạm ở chỗ : năng lực sư phạm là một thuộc tính, đặc điểm của nhân cách, còn kỹ năng sư phạm chỉ là những hành động riêng lẻ của hoạt động sư phạm mà thôi {20, trang163}

Tác giả Nguyễn Như An cho rằng “ Kỹ năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những quy trình đúng đắn ”{1}

Theo quan niệm trên có mấy điểm cần lưu ý sau đây:

- Kỹ năng sư phạm là sự vận dụng các tri thức và các kỹ xảo đã có vào việc giải quyết một số hay một loạt các thao tác phức tạp của hành động sư phạm

- Cách vận dụng tri thức vào thực tiễn này phải tiến hành theo quy trình hợp lý với cách thức đúng đắn Vai trò của sự rèn luyện là đặc biệt quan trọng

- Trong quá trình phát triển kỹ năng có một số thao tác đạt đến trình độ thành thục, được tự động hóa trở thành kỹ xảo Kỹ xảo là loại hành động được luyện tập thành thục, được tự động hóa, không cần có sự kiểm tra trực tiếp, thường xuyên của ý thức mà vẫn đạt kết quả

Trang 17

Đứng về chất lượng mà xét thì kỹ xảo cao hơn, tốt hơn trình độ kỹ năng Đứng về phạm vi cấu trúc thì kỹ năng phức hợp thường bao gồm một số kỹ năng bộ phận ban đầu và một số kỹ xảo nhất định đã có

Kỹ năng sư phạm là kỹ năng có tính chất thứ sinh, những kỹ năng phức tạp trong hoạt động sư phạm của người thầy giáo

Từ các quan niệm của các tác giả về kỹ năng sư phạm, chúng tôi cho

rằng : Kỹ năng sư phạm là sự thực hiện có kết quả những hành động giáo dục

và dạy học bằng cách vận dụng những tri thức sư phạm, những kinh nghiệm sư phạm đã có để tiến hành hoạt động dạy học, giáo dục trong những điều kiện cụ thể Kỹ năng sư phạm thể hiện trình độ các thao tác tư duy sư phạm của giáo viên và mặt kỹ thuật của hành động sư phạm

* Phân loại kỹ năng sư phạm:

Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại kỹ năng sư phạm:

A.V Pêtrôvski chia kỹ năng sư phạm thành 2 loại:

- Kỹ năng sư phạm chung, bao gồm: Kỹ năng, kỹ xảo thông tin; kỹ năng, kỹ xảo động viên; kỹ năng, kỹ xảo phát triển; kỹ năng, kỹ xảo định hướng

- Kỹ năng sư phạm riêng, bao gồm: Kỹ năng xây dựng kế hoạch; kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.{31}

Các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức và Nguyễn Như An quan niệm có 2 loại kỹ năng sư phạm: Kỹ năng sư phạm nền tảng và kỹ năng sư phạm chuyên biệt

Trang 18

- Kỹ năng sư phạm nền tảng bao gồm các lớp kỹ năng sau : nhóm kỹ năng thiết kế, nhóm kỹ năng tổ chức, nhóm kỹ năng nhận thức

- Kỹ năng sư phạm chuyên biệt bao gồm các kỹ năng : nhóm kỹ năng giảng dạy; nhóm kỹ năng giáo dục; nhóm kỹ năng nghiên cứu khoa học; nhóm kỹ năng hoạt động xã hội; nhóm kỹ năng tự học {2}

Tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan cho rằng: Năng lực sư phạm bao gồm các nhóm năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động sư phạm

Khi phân tích các nhóm năng lực thành phần họ cho rằng năng lực sư phạm được biểu hiện ra bằng kỹ năng sư phạm Cụ thể là năng lực giao tiếp thường được biểu hiện ở các kỹ năng chính như: kỹ năng định hướng giao tiếp, kỹ năng định vị, kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp, Kỹ năng làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân, kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp {22}

Tác giả Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Hữu Dũng khi đề cập đến năng lực sư phạm của người giáo viên thì cho rằng năng lực sư phạm của người giáo viên là tổng hợp của một hệ thống kiến thức và kỹ năng khá đa dạng và phức tạp Theo các tác giả này thì hệ thống kỹ năng sư phạm bao gồm: nhóm kỹ năng thiết kế; nhóm kỹ năng thiết lập mối quan hệ thuận lợi với học sinh; nhóm kỹ năng triển khai hoạt động dạy học và giáo dục; nhóm kỹ năng nhận thức và nghiên cứu khoa học; nhóm kỹ năng hoạt động xã hội; nhóm kỹ năng tự học Họ cho rằng việc phân loại hệ thống những kỹ năng sư phạm thành các nhóm kỹ năng mang tính tương đối Hệ thống các tri thức và hệ thống các kỹ năng tổ hợp lại thành năng lực sư phạm của người giáo viên {16},{23} Tác giả Hà Nhật Thăng và Lê Tiến Hùng khi nêu lên những phẩm chất và năng lực của người giáo viên chủ nhiệm lớp đã coi kỹ năng sư phạm và

Trang 19

năng lực là những thành phần như nhau trong cấu trúc của năng lực sư phạm Chẳng hạn, những kỹ năng sư phạm cần thiết bao gồm: kỹ năng tiếp cận đối tượng và đối xử cá biệt; năng lực chẩn đoán về đối tượng, công việc, hiệu quả của giao tiếp, hoạt động giáo dục; năng lực cảm hóa, thuyết phục, xây dựng uy tín vị trí giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục; kỹ năng biểu lộ và kiềm chế chủ định, tình cảm khi cần thiết ở những hoàn cảnh khác nhau; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục; năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết các tình huống sư phạm bằng tri thức, nghệ thuật ứng xử {35}

Như vậy việc phân loại hệ thống kỹ năng sư phạm có hai quan niệm :

- Một là, căn cứ vào chức năng công tác của giáo viên để nêu lên hệ thống kỹ năng sư phạm gồm hai nhóm, nhóm kỹ năng nền tảng và nhóm kỹ năng chuyên biệt Hai nhóm này có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhóm kỹ năng cơ bản làm nền tảng để nhóm kỹ năng chuyên biệt phát triển

- Hai là, coi kỹ năng sư phạm như một thành phần của năng lực sư phạm như : năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực giao tiếp, năng lực chẩn đoán…

Chúng tôi nghĩ rằng kỹ năng sư phạm là một thành phần, mặt biểu hiện của năng lực sư phạm đồng thời nó còn mang yếu tố kỹ thuật và thao tác Bởi

vì năng lực sư phạm được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành động giáo dục và dạy học, những hành động đó có đạt được kết quả cao hay không phụ thuộc vào việc giáo viên tiến hành những hành động đó như thế nào, có đúng kỹ thuật hay không?

Từ đó chúng tôi tán thành việc phân loại kỹ năng sư phạm thành hai nhóm : nhóm kỹ năng nền tảng bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng dự kiến thiết kế, kỹ năng tổ chức sư phạm; nhóm kỹ năng chuyên biệt bao gồm kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng nghiên cứu

Trang 20

học sinh, kỹ năng tự học, kỹ năng hoạt động xã hội Hai nhóm kỹ năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau

1.3 KHÁI NIỆM TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM, KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM:

1.3.1 KHÁI NIỆM TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM:

* Khái niệm tình huống có vấn đề :

Hiện nay trong nhiều tài liệu tâm lý học và giáo dục học, các tác giả đã đưa ra nhiều định nghĩa về tình huống có vấn đề

Theo tác giả A.M Machiuskin: “ Tình huống có vấn đề tạo nên đặc thù tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể Nó biểu hiện trước tiên đặc tính trạng thái tâm lý nhất định của chủ thể trong quá trình thực hiện bài tập nào đó, đòi hỏi khám phá lĩnh vực tri thức mới về đối tượng, về những phương tiện hoặc các điều kiện thực hiện hành động”.{26}

Theo I Ia Lecne : “ Tình huống có vấn đề là một khó khăn được chủ thể ý thức rõ ràng hay mơ hồ, mà muốn khắc phục thì phải tìm tòi những tri thức mới, những phương thức hành động mới ”.{24, trang 25}

A.V Pêtrovski định nghĩa : “ tình huống có vấn đề là tình huống đặc trưng bởi trạng thái tâm lý xác định của con người, nó kích thích tư duy trước khi con người nảy sinh những mục đích và những điều kiện hoạt động mới, trong đó những phương tiện và phương thức hoạt động trước đây mặc dù là cần nhưng chưa đủ để đạt mục đích mới ” {31}

Theo các tác giả, tình huống có vấn đề đưa con người vào trạng thái hoài nghi, thắc mắc cần phải giải quyết một vấn đề nhưng chưa biết rõ là vấn đề gì? Đó là cơ sở để nảy sinh nhận thức Tuy nhiên không nên quan niệm tình huống có vấn đề chỉ là một trạng thái tâm lý, bởi vì như vậy mới nói lên được quan niệm của chủ thể với chính nhiệm vụ nhận thức Thực tế tình

Trang 21

huống có vấn đề nảy sinh từ thế giới khách quan trong hoạt động của chủ thể,

do đó cần phải xem xét tình huống có vấn đề trong mối quan hệ của chủ thể vơiù hiện thực khách quan Khi nảy sinh mâu thuẫn nhận thức, chủ thể ý thức được mâu thuẫn đó, có những phương thức giải quyết tương ứng nhưng không có vốn tri thức ban đầu tương ứng thì tình huống có vấn đề chưa đủ kích thích

tư duy hoạt động Do đó muốn tình huống có vấn đề kích thích tư duy hoạt động thì chủ thể phải có đầy đủ vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết vấn đề I Ia Lecne cho rằng: “ Muốn tình huống có vấn đề hoàn thành được chức năng của nó là kích thích tư duy, thì nó phải được chủ thể tiếp nhận để giải quyết Tình hình này sẽ xảy ra nếu chủ thể sẵn có những tri thức ban đầu nào đấy đáp ứng nội dung cụ thể của tình huống, sẵn sàng có những phương tiện trí óc để “ xử sự ” với nội dung cụ thể đó Trong trường hợp này tình huống có vấn đề trở thành một vấn đề Vấn đề là một tình huống có vấn đề được chủ thể tiếp nhận để giải quyết dựa trên các phương tiện ( tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm tìm tòi ) sẵn có của mình ”.{24}

Nhiều tác giả Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu vấn đề này : Tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong “ Lý luận dạy học hóa học ” đã định nghĩa “ tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức được học sinh chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết được ”.{32}

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cùng tập thể các tác giả như Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành trong giáo trình tâm lý học đại cương đã cho rằng tình huống có vấn đề ( tức hoàn cảnh có vấn đề) có chứa đựng một mục đích mới, vấn đề mới, cách thức giải quyết mới mà những phương tiện, phương pháp hoạt động cũ mặc dù vẫn còn cần thiết nhưng không còn đủ sức để giải quyết vấn đề mới đó, để đạt mục đích mới đó.{46}

Trang 22

Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo trong giáo trình “ Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học” đã quan niệm tình huống có vấn đề là một khó khăn trí tuệ xuất hiện khi con người đứng trước một vấn đề mà việc giải quyết vấn đề đó không thể bằng những cách thức có sẵn, chủ thể phải tìm tòi cách giải quyết mới khi trả lời câu hỏi vấn đề là gì? Theo tác giả vấn đề được xem xét theo phạm trù tâm lý học là “ sự phản ánh mâu thuẫn trong quá trình nhận thức khách thể bởi chủ thể, nghĩa là mâu thuẫn trong tư duy ”.{5}

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và Phan Trọng Luận: “ Tình huống có vấn đề là tình huống trong đó chủ thể nhận thức có trạng thái tâm lý đặc biệt : cảm thấy cái “khó” trong nhận thức hay nói cách khác có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, đồng thời chủ thể có mong muốn giải quyết mâu thuẫn bằng cách huy động những cái đã biết, tạo ra phương thức hành động mới để đạt được hiểu biết mới ”.{30}

Từ những quan niệm về tình huống có vấn đề của các tác giả, chúng tôi cho rằng: tình huống có vấn đề là toàn bộ những sự việc, hiện tượng nảy sinh trong chính hoạt động, gây khó khăn cho chủ thể thực hiện mục đích hoạt động, nó chứa đựng những mâu thuẫn buộc chủ thể phải suy nghĩ và tìm tòi cách giải quyết Tình huống có vấn đề chỉ kích thích tư duy hoạt động khi có đủ các điều kiện sau:

- Tình huống có vấn đề chứa đựng mâu thuẫn và chủ thể nhận thức được mâu thuẫn đó

- Chủ thể có nhu cầu giải quyết tình huống đó

- Chủ thể phải có tri thức, phương thức hành động cần thiết để giải quyết tình huống đó

* Tình huống sư phạm :

Trang 23

Từ việc nghiên cứu tình huống có vấn đề trong tư duy, các tác giả đã vận dụng vào trong các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau như : các tình huống trong sản xuất, các tình huống trong quản trị kinh doanh, các tình huống trong quân sự, các tình huống trong giao tiếp, các tình huống trong quản lý…

Cũng xuất phát từ quan niệm tình huống có vấn đề trong tư duy trên, chúng tôi cho rằng những tình huống có vấn đề nảy sinh trong hoạt động sư phạm là những tình huống sư phạm Cụ thể là tình huống sư phạm là toàn bộ những sự việc, hiện tượng, sự kiện bất ngờ, những nghịch lý nảy sinh trong quá trình sư phạm đòi hỏi tập thể hay cá nhân nhà sư phạm phải suy nghĩ tìm kiếm sử dụng các phương tiện, cách thức mới để giải quyết chúng một cách tối ưu

Điều kiện để có được tình huống sư phạm là :

- Tập thể sư phạm và cá nhân nhà sư phạm phải nhận thức được những khó khăn (mâu thuẫn nhận thức) chứa đựng trong tình huống đó

- Tập thể sư phạm và cá nhân nhà sư phạm thấy cần thiết phải tìm tòi cách xử lý tình huống đó

- Tập thể sư phạm và cá nhân nhà sư phạm phải có những tri thức sư phạm đáp ứng nội dung cụ thể của tình huống, có hệ thống kỹ năng sư phạm, kinh nghiệm sư phạm tương ứng làm phương tiện xử lý tình huống đó

* Phân loại tình huống sư phạm :

Trong các tài liệu lý luận dạy học, người ta phân loại tình huống sư phạm căn cứ vào các tiêu chuẩn sau đây :

- Căn cứ vào địa điểm nảy sinh và diễn biến của tình huống mà chia ra các tình huống ở trường phổ thông, ở trong những tổ chức chính trị xã hội, trong các

Trang 24

- Căn cứ vào bản chất quá trình giáo dục có tình huống giáo dục, tình huống dạy học

- Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong quá trình giáo dục có các loại tình huống : tình huống nảy sinh trong quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa thầy giáo với lớp học, giữa người phụ trách với đội viên, giữa cha mẹ với con cái, giữa các cá thể trong quá trình giáo dục

- Căn cứ vào viễn cảnh giáo dục có tình huống chiến lược, tình huống chiến thuật…

- Dựa trên cơ sở hoạt động sư phạm như hoạt động thông tin, hoạt động dự đoán, thiết kế, giao tiếp, sang tạo, tổ chức, quản lý… có những kiểu loại tình huống sư phạm như sau :

+ Các tình huống có vấn đề nảy sinh trong quá trình thông tin về các sự việc, trong việc giải quyết mâu thuẫn của quá trình sư phạm

+ Các tình huống có vấn đề nảy sinh trong hoạt động dự đoán của người giáo viên

+ Các tình huống có vấn đề nảy sinh trong hoạt động thiết kế sáng tạo của nhà sư phạm

+ Các tình huống có vấn đề nảy sinh trong hoạt động giao tiếp của giáo viên

+ Các tình huống có vấn đề nảy sinh trong công tác tổ chức của người giáo viên

+ Các tình huống có vấn đề nảy sinh trong hoạt động tiếp nhận của giáo viên, trong phân tích đánh giá công việc của mình và tiếp thu những tư tưởng giáo dục mới

Trên cơ sở các cách phân loại trên, chúng tôi hướng đến cách phân loại tình huống sư phạm sau đây:

Trang 25

- Căn cứ vào không gian và thời gian diễn ra tình huống sư phạm có thể chia ra các loại tình huống sau:

+ Tình huống sư phạm diễn ra trong các hoạt động dạy học – giáo dục trong nhà trường

+ Tình huống sư phạm diễn ra trong các hoạt động dạy học – giáo dục ở ngoài nhà trường

- Căn cứ vào mục đích của hoạt động sư phạm mà ở đó nảy sinh tình huống

sư phạm có thể chia ra thành các loại tình huống sau:

+ Tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh

+ Tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh

+ Tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình thực hành

+ Tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình giao tiếp giữa giáo viên – học sinh, giữa giáo viên – cha mẹ học sinh, giữa học sinh – học sinh

- Căn cứ vào tính chất của mâu thuẫn nhận thức có trong tình huống có thể chia thành các loại tình huống sau:

+ Tình huống sư phạm bình thường, hay gặp trong hoạt động giáo dục hằng ngày, nhà sư phạm đã có ít nhiều kinh nghiệm giải quyết chúng

+ Tình huống sư phạm không bình thường, đột xuất, mới lạ, nhà sư phạm chưa có kinh nghiệm giải quyết loại tình huống này, mâu thuẫn căng thẳng có sự đụng chạm đến uy tín, phẩm chất của các đối tượng trong tình huống

- Căn cứ vào những nguyên nhân gây nên tình huống sư phạm có thể chia thành các loại tình huống sau:

+ Tình huống sư phạm nảy sinh do sai sót của giáo viên trong hoạt động

sư phạm như giảng bài sai, hành vi sai, thiếu trách nhiệm, chủ quan…

Trang 26

+ Tình huống sư phạm nảy sinh do đối tượng dạy học - giáo dục gây nên như phản ứng, tranh luận với giáo viên, óc hoài nghi khoa học, sự hiểu lầm, học tập tu dưỡng kém, hành vi lệch lạc…

1.3.2 KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM:

Trong cuốn “ Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” tác giả A.V.Pêtrovski coi sự khéo léo đối xử về mặt sư phạm là một thành phần của năng lực giao tiếp {31}

Nguyễn Như An khi phân loại kỹ năng sư phạm đã xem xét kỹ năng xử lý tình huống sư phạm là một kỹ năng thành phần của kỹ năng lên lớp {1}

Nguyễn Đình Chỉnh “ Trong bài tập thực hành giáo dục học” đã cho rằng tìm một lời giải hợp lý đối với bài tập tình huống sư phạm là một kết hợp có cơ sở giữa lý luận giáo dục học với vốn kinh nghiệm sống, tư duy sư phạm của giáo viên {11}

Trong cuốn “ Tâm lý học” dùng cho Cao đẳng sư phạm, các tác giả đã cho rằng sự khéo léo sư phạm như là năng lực tìm ra biện pháp tác động vào học sinh một cách hiệu quả nhất, ở việc kết hợp đúng đắn sự tôn trong và tính yêu cầu cao

Trang 27

đối với học sinh, ở sự tìm ra cách giải quyết một cách tối ưu các tình huống giáo dục – dạy học {20}

Từ các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng kỹ năng giải quyết tình huống sư

phạm là việc vận dụng những tri thức sư phạm ( tâm lý học, giáo dục học, giao tiếp

sư phạm…), những kinh nghiệm sư phạm, những kinh nghiệm ứng xử để giải quyết một cách hợp lý tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học và giáo dục

Việc giải quyết các tình huống sư phạm là quá trình tư duy tích cực, sáng tạo và mềm dẻo Nhà sư phạm phải tiến hành các thao tác tư duy sư phạm để phân tích các tình huống, xác định các cách thức giải quyết hợp lý và giải thích cơ sở khoa học của cách giải quyết đó

Bản chất của tình huống sư phạm có vấn đề là những mâu thuẫn giữa một bên là mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, các yêu cầu của việc giáo dục nhân cách với một bên là trình độ hiện có của học sinh, những điều kiện để tiến hành dạy học và giáo dục Do đó, việc giải quyết các mâu thuẫn trên một cách hợp lý, tối ưu đã đảm bảo các yêu cầu của lý luận dạy học và lý luận giáo dục

Các tình huống sư phạm mà chúng tôi lựa chọn cho sinh viên xử lý để qua đó khảo sát kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên cũng có bản chất tương tự ( phụ lục)

* Quy trình giải quyết tình huống sư phạm :

Tính hiệu quả và hợp lý của việc xử lý các tình huống sư phạm phụ thuộc vào khả năng phân tích tình huống và nắm được quy trình xử lý tình huống

Tác giả Nguyễn Như An cho rằng: “ Quy trình rèn kỹ năng là một quá trình rèn luyện kỹ năng, là một tập hợp các giai đoạn các bước, các thao tác

Và hành vi được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, chặt chẽ nhằm hình thành một kỹ năng nhất định ” {1}

Trang 28

Tác giả Nguyễn Aùnh Tuyết cho ra rằng mỗi khi gặp một tình huống chúng

- Bình tĩnh không vội vã, cố gắng suy nghĩ tìm ra các giải pháp tối ưu sao cho phù hợp với điều kiện sống, với khả năng và tính nết của từng đứa trẻ.{45}

Thực chất của những yêu cầu trên chính là quy trình phân tích tình huống để giải quyết chúng

Một số tác giả đã ứng dụng phương pháp phân tích tình huống vào việc giải quyết các bài tập thực hành tâm lý học, giáo dục học

Nguyễn Đình Chỉnh đã đưa ra trình tự giải quyết các tình huống sư phạm dựa tên lôgic giải những bài toán của nhà toán học – giáo dục học Mỹ G Polia, theo trình tự sau :

- Nêu lên những dữ kiện đã cho trong tình huống sư phạm và xác định những dữ kiện quan trọng

- Biểu đạt vấn đề phải giải quyết

- Đề ra giả thuyết

- Chứng minh giả thuyết

- Dự kiến những con đường và biện pháp giáo dục

- Nêu lên những kinh nghiệm giáo dục.{11, trang 9,10}

Từ những những ý kiến trên, chúng tôi thống nhất với quan niệm của một số tác giả đã đề xuất quy trình xử lý tình huống sư phạm bao gồm các bước:

Bước 1: Biểu đạt vấn đề cần giải quyết

Trang 29

Thực chất của bước này là nhà sư phạm phải nhận thức rõ mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống sư phạm, ý thức được phải giải quyết vấn đề gì ở trong tình huống đó, giải quyết theo hướng nào

Bước 2: Nêu tất cả các cách giải quyết tình huống đó

Đây là bước đề ra những giả thuyết trên cơ sở vấn đề cần giải quyết đã được ý thức rõ ràng và biểu đạt bằng ngôn ngữ Ở bước này, óc tưởng tượng sư phạm và khả năng linh hoạt của trí tuệ được phát huy, nhà sư phạm có thể hình dung ra tất cả các cách giải quyết có thể có, kể cả những cách giải quyết được coi là thiếu tính sư phạm Trong khi hình dung tất cả các cách giải quyết, cách giải quyết hợp lí nhất cùng với các lý do bảo vệ cho cách xử lý này đã lộ ra

Bước 3: Chọn cách giải quyết hay nhất và giải thích cơ sở khoa học của

cách giải quyết đó

Khâu này đòi hỏi sinh viên biết liên tưởng các tri thức sư phạm, kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm đã có với cách giải quyết đã lựa chọn để giải thích

cơ sở khoa học của cách giải quyết đó, kiểm tra tính đúng đắn, tính khoa học của cách giải quyết tình huống, có thể điều chỉnh xây dựng giả thuyết mới

Bước 4: Rút kinh nghiệm giáo dục

Dựa trên lập luận đã trình bày ở trên để đề ra những bài học kinh nghiệm bằng các quy tắc, các nguyên tắc giáo dục tiên tiến, nêu lên những nguyên tắc giải quyết khái quát nhất, áp dụng giải quyết các tình huống sư phạm tương tự

Việc lựa chọn quy trình rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên theo 4 bước như trên, trong thực tế diễn ra thuận lợi về việc tổ chức thực hiện và phù hợp với trình độ hiện có của sinh viên trường Đại học An Giang

* Điều kiện để rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh

viên :

Trang 30

Việc hình thành kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm được tiến hành theo diễn tiến của quá trình hình thành kỹ năng nói chung Quá trình hình thành kỹ năng nói chung diễn ra theo 3 giai đoạn sau đây:

Một là, nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hoạt động Hai là, quan sát mẫu và làm thử theo mẫu

Ba là, luyện tập theo đúng mẫu, theo các điều kiện của hành động để đạt được mục đích

Như vậy, việc rèn kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cũng tuân theo các giai đoạn trên Nhưng khi triển khai rèn luyện ở từng giai đoạn của quá trình hình thành kỹ năng nêu trên thì ở mỗi giai đoạn, sinh viên phải giải quyết theo trình tự 4 bước của quá trình giải quyết tình huống sư phạm ( xem bảng các giai đoạn và các bước hình thành kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm)

Trang 31

Bảng 1: CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CÁC BƯỚC HÌNH THÀNH

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

Các giai đoạn hình

thành kỹ năng nói

chung

Quy trình giải quyết tình huống sư phạm và hoạt động tổ chức rèn luyện kỹ năng này của giảng viên

Hành động của sinh viên

Giai đoạn 1:

Nhận thức đầy đủ

về mục đích cách

thức điều kiện hoạt

động

Bước 1: Nhận định xem bài tập thuộc loại nào, phân tích xác định dữ kiện chính, tìm ra các yêu cầu giải quyết, định hướng cách giải, biểu đạt vấn đề cần giải quyết

Bước 2: Nêu tất cả các cách giải quyết Bước 3: Chọn một cách giải quyết hợp lý, trình bày lập luận giải thích cơ sở khoa học của cách giải quyết, nêu kết quả cụ thể

Bước 4: Rút ra nhận xét khái quát về hướng giải quyết tình huống sư phạm tương tự

Sinh viên nghe ghi chép trao đổi về ý nghĩa và cách thức thực hiện các bước trong quy trình trên

Giai đoạn 2:

Quan sát mẫu và

làm thử theo mẫu

Chọn một tình huống dạy học tương tự giải và hướng dẫn tỉ mỉ cách làm từng bước của quy trình trên, nêu lên những nguyên tắc căn bản nhất của tâm lí học -giáo dục học làm cơ sở để giải quyết tình huống và giải thích

Nghe, ghi chép, trao đổi, trực tiếp giải quyết tình huống sư phạm do giáo viên đưa ra để nắm được các hành động mẫu dưới sự hướng dẫn của giáo viên; giáo viên giải quyết các bài tập thực hành theo đúng mẫu

Trang 32

Giai đoạn 3:

Luyện tập theo

mẫu, theo các điều

kiện của hành

động để đạt mục

đích

Chữa các tình huống sư phạm mà sinh viên đã giải quyết ở giai đoạn làm thử trên Phân tích những sai sót và hạn chế thường gặp trong bài thực nghiệm của sinh viên Chú ý giải quyết những bước mà sinh viên gặp khó khăn nhất

Tiếp tục yêu cầu sinh viên giải quyết tiếp các bài tập tình huống còn lại

Nghe, ghi chép, tham gia giải quyết tình huống sư phạm với giáo viên

Tiếp tục giải quyết bài tập tình huống

Từ sự phân tích trên có thể nêu các điều kiện để rèn kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên như sau:

1 Cung cấp đầy đủ, có hệ thống những tri thức tâm lí học, giáo dục học để sinh viên nắm được những đặc điểm tâm lí, quy luật tâm lí nguyên tắc và phương pháp ứng xử giao tiếp theo đúng yêu cầu của giáo dục và dạy học

2 Sinh viên phải nắm được quy trình giải quyết một tình huống sư phạm cả về mặt lý thuyết, cả về mặt kỹ thuật thao tác

3 Sinh viên phải được rèn luyện đầy đủ theo quy trình một cách nhất quán và liên tục, thường xuyên

4 Quá trình rèn luyện kỹ năng trong dạy học phải được diễn ra tích cực và dân chủ

Trong thực tiễn giáo dục, các tình huống sư phạm xuất hiện bất ngờ phải đòi hỏi nhà sư phạm giải quyết kịp thời Sự giải quyết kịp thời, hợp lý là một hành động thực tiễn, là kết quả cuối cùng của việc rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm theo các bước trong quy trình trên

Tóm lại, qua nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

_ Kỹ năng là năng lực vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để thực hiện có kết quả một hành động nào đó

Trang 33

_ Kỹ năng sư phạm là sự thực hiện có kết quả những hành động dạy học và giáo dục bằng cách vận dụng những tri thức sư phạm, kinh nghiệm sư phạm đã có để tiến hành hoạt động dạy học và giáo dục trong những điều kiện cụ thể.Kỹ năng sư phạm thể hiện trình độ các thao tác tư duy sư phạm của giáo viên và mặt kỹ thuật của hành động sư phạm

_ Tình huống sư phạm là tình huống có vấn đề trong hoạt động sư phạm, đó là toàn bộ những sự việc, hiện tượng, sự kiện bất ngờ, những nghịch lý nảy sinh trong hoạt động sư phạm đòi hỏi tập thể hay cá nhân nhà sư phạm phải suy nghĩ tìm kiếm sử dụng các phương tiện, cách thức mới để giải quyết chúng một cách tối ưu

_ Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm là việc vận dụng tri thức sư phạm ( tâm lý học, giáo dục học, giao tiếp sư phạm…), những kinh nghiệm sư phạm, những kinh nghiệm ứng xử để giải quyết một cách hợp lý các tình huống

sư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học và giáo dục học

_ Quy trình rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm gồm 3 giai đoạn: nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hoạt động; quan sát hành động mẫu; luyện tập theo mẫu Việc thực hiện mỗi giai đoạn trên diễn ra theo 4 bước:

Bước 1: Biểu đạt vấn đề cần giải quyết

Bước 2: Nêu ra tất cả các cách giải quyết tình huống đó

Bước 3: Chọn cách xử lý hay nhất và giải thích cơ sở khoa học của cách xử lý đó

Bước 4: Rút bài học kinh nghiệm giáo dục

Trang 34

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 VÀI NÉT VỀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

Trường Đại học An Giang được chính phủ ký quyết định thành lập ngày 30 tháng 12 năm 1999 Trường Đại học An Giang được thành lập trên cơ sở trường Cao đẳng sư phạm An Giang Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo cán bộ trình độ đại học và các trình độ thấp hơn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận ; nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận

Hiện nay trường có 4 khoa là:

- Khoa Sư phạm

- Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên

- Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh

- Khoa Kỹ thuật công nghệ môi trường

Riêng khoa Sư phạm chịu trách nhiệm đào tạo giáo viên các cấp từ giáo viên mẫu giáo cho đến giáo viên trung học phổ thông Trong năm học này Khoa

Sư phạm đang đào tạo các khối:

- Khối Tự nhiên

- Khối Xã hội

- Khối Ngoại ngữ

- Khối Tiểu học

- Khối Mẫu giáo

Trong đề tài này chúng tôi điều tra thực trạng xử lý tình huống sư phạm của160 sinh viên năm thứ III ở 4 khối thuộc Khoa Sư phạm đó là:

- Khối Tự nhiên : 40 sinh viên (20 nam, 20 nữ )

- Khối Xã hội : 40 sinh viên (20 nam, 20 nữ )

Trang 35

- Khối Ngoại ngữ : 40 sinh viên (20 nam, 20 nữ )

- Khối Tiểu học : 40 sinh viên ( 20 nam, 20 nữ )

Số lượng sinh viên mà chúng tôi chọn để làm khách thể nghiên cứu ở mỗi khối chiếm khoảng ½ tổng số sinh viên trong khối Trong số những sinh viên này chúng tôi không chọn hoàn toàn theo đơn vị lớp tách bạch mà chọn theo từng khối để có sự tương đương giữa sinh viên nam và sinh viên nữ ( về số lượng)

2.2 CÔNG CỤ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ:

2.2.1 CÔNG CỤ KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

- Để nắm được việc nhận thức của sinh viên về tình huống sư phạm và kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm, chúng tôi đã xây dựng một phiếu hỏi bao gồm một số câu hỏi đóng và một số câu hỏi mở Sau đó đề nghị sinh viên trả lời Kết quả được đánh giá theo đáp án định sẵn Các câu hỏi tập trung vào những nội dung sau:

Câu 1: Bạn hãy cho biết như thế nào là một tình huống sư phạm?

Câu 2: Trong những kỹ năng sư phạm sau đây, theo bạn người giáo viên

cần có những kỹ năng nào ?

a Kỹ năng nói và kỹ năng viết

b Kỹ năng đọc và kỹ năng kể chuyện

c Kỹ năng điều tra đặc điểm đối tượng

d Kỹ năng giao tiếp sư phạm

e Kỹ năng ứng xử sư phạm

f Giáo viên phải có tất cả các kỹ năng trên

Câu 3: Việc hình thành kỹ năng xử lý tình huống sư phạm sẽ giúp cho

người giáo viên :

a Dạy hay hơn

Trang 36

b Bình tĩnh, tự tin, tư duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo, định hướng kịp thời hành

c động sư phạm

d Giáo viên sẽ quan hệ tốt với mọi người

e Nâng cao uy tín của giáo viên

Câu 4 : Để hình thành kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm, chúng ta

cần phải:

a Rèn luyện ngay từ lúc học ở trường sư phạm

b Rèn luyện trong thời gian đi thực tập

f Rèn luyện sau khi ra trường

e Không cần phải rèn luyện vì trong quá trình công tác sau này kỹ năng này tự nhiên sẽ được hình thành

Câu 5 : Biện pháp rèn kỹ năng xử lý tình huống sư phạm là :

a Trang bị những tri thức lý luận sư phạm

b Làm các bài tập giải quyết tình huống sư phạm

c Thực hành ứng xử khi gặp những tình huống sư phạm bất ngờ trong quá trình thực tập, giao tiếp với học sinh

d Thực hiện đầy đủ các bước trên

Câu 6 : Bản thân bạn thấy mình có cần rèn luyện kỹ năng giải quyết tình

huống sư phạm không ? Vì sao ?

Câu 7 : Bạn dự định sẽ rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm

như thế nào?

- Những câu trả lời đúng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Câu 1 : Tình huống sư phạm là toàn bộ những sự việc, hiện tượng, sự kiện

bất ngờ, những nghịch lý nảy sinh trong hoạt động sư phạm đòi hỏi nhà sư phạm

Trang 37

phải suy nghĩ tìm kiếm sử dụng các phương tiện, cách thức mới để giải quyết một cách tối ưu

Câu 2 : Chọn câu f ( giáo viên phải có tất cả các kỹ năng trên)

Câu 3 : Chọn câu b ( bình tĩnh, tự tin, tư duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo,

định hướng kịp thời hành động sư phạm)

Câu 4 : Chọn câu a ( rèn luyện ngay từ lúc học ở trường sư phạm)

Câu 5 : Chọn câu d ( thực hiện đầy đủ các bước trên)

Câu 6: Rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm là cần thiết vì nó

giúp cho người giáo viên ứng phó, giải quyết khéo léo, kịp thời những tình huống

sư phạm bất ngờ trong quá trình giáo dục Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của quá trình sư phạm

Câu 7 :

Trước tiên là nắm vững những tri thức lý luận sư phạm

Thực hiện các bài tập tình huống trong quá trình học các môn tâm lý học, giáo dục học, giao tiếp sư phạm

Tập giải quyết các tình huống thực khi đi kiến tập, thực tập

2.2.2 CÔNG CỤ KHẢO SÁT KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN

- Chúng tôi chọn 10 tình huống sư phạm để khảo sát kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên, cấu trúc thành 2 bài tập thực hành có mức độ khó khác nhau, cụ thể là bài tập thực hành số 2 khó hơn bài tập thực hành số 1

Cấu trúc bài tập thực hành số 1 (phụ lục 2 – trang 3 ) bao gồm 5 tình huống Trong mỗi tình huống có hai yêu cầu Yêu cầu thứ nhất đòi hỏi sinh viên phải lựa chọn cách giải quyết hay nhất trong những cách đã cho sẵn Yêu cầu thứ hai là sinh viên phải giải thích cơ sở khoa học của cách giải quyết đó

Trang 38

Cấu trúc bài tập thực hành số 2 ( phụ lục 2 – trang 8 ) cũng bao gồm 5 tình huống và mỗi tình huống cũng bao gồm hai yêu cầu, nhưng những yêu cầu trong bài tập thực hành số 2 cao hơn những yêu cầu trong bài tập thực hành số 1 Yêu cầu thứ nhất là sinh viên phải tự đưa ra một cách giải quyết được coi là hợp lý nhất, hay nhất Yêu cầu thứ hai là sinh viên giải thích cơ sở khoa học của cách giải quyết mà mình đã đưa ra

_ Sau khi sinh viên thực hiện các bài tập thực hành trên, chúng tôi tiến hành đánh giá theo các tiêu chí sau đây:

+ Đối với loại bài tập thực hành thứ nhất ( có đáp án sẵn):

Mỗi tình huống chúng tôi chấm theo thang điểm 10, mỗi yêu cầu đạt tối đa là 5 điểm

Chúng tôi đánh giá việc giải quyết các tình huống của sinh viên theo hai loại như sau : Loại đạt yêu cầu và loại không đạt yêu cầu

Loại đạt yêu cầu : được xếp làm 3 mức độ:

Mức 1 – Giỏi: Chọn phương án giải quyết đúng và giải thích cơ sở khoa học phù hợp đạt được các yêu cầu như đáp án

Mức 2 – Khá: Chọn phương án đúng nhưng giải thích chưa đạt đầy đủ các yêu cầu của đáp án, còn những thiếu sót nhỏ

Mức 3 – Trung bình: Chọn phương án đúng nhưng chưa giải thích được

Loại không đạt yêu cầu : Không chọn được phương án giải quyết đúng

Trang 39

Bảng 2: ĐÁP ÁN CHẤM BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 1 (Yêu cầu 1)

Mức độ đánh giá cho điểm

Trong yêu cầu thứ 2 của bài tập thực hành số 1, sinh viên giải thích cơ sở

khoa học phải đạt được các yêu cầu sau : ( Mỗi tình huống giải thích đúng yêu

cầu của đáp án cho 5 điểm)

Tình huống 1 : Làm như thế là thừa nhận cách giải độc đáo của học sinh

đó, làm cho các học sinh khác cũng có sự tự tin hơn vào khả năng học tập của

mình và cũng cố gắng tìm tòi suy nghĩ để tìm ra cách giải hay như bạn Đồng thời

giải quyết như vậy cũng không làm mất uy tín của giáo viên

Tình huống 2 : Giáo viên phải thể hiện sự gương mẫu về tính trung thực

của mình Khi giáo viên có lỗi cũng cần phải mạnh dạn nhận lỗi,tuy nhiên việc

sửa chữa sai sót không nhất thiết phải công khai xin lỗi trước học sinh Giáo viên

phải khéo léo để không làm giảm uy tín của mình

Tình huống 3 : Làm như vậy vừa tế nhị nhắc nhở học sinh làm mất trật

tự vừa không gây tâm lý căng thẳng trong giờ học, không làm giờ học bị gián

Trang 40

Tình huống 4 : Khi học sinh có thái độ vô lễ với giáo viên thì cần chấn

chỉnh ngay nhưng cần nhẹ nhàng, tế nhị để không ảnh hưởng đến không khí học tập của lớp, không gây tâm lý căng thẳng trong giờ học, đảm bảo giờ học được tiến hành bình thường

Tình huống 5 : Trước tình huống như vậy giáo viên cần phải xem xét lại

mình một cách tế nhị để không làm ảnh hưởng đến không khí học tập của lớp Giáo viên cũng cần phải chú ý đến tư thế, tác phong, cách nói năng, ăn mặc… của mình khi đứng trước học sinh

+ Đối với bài tập thực hành số 2 chúng tôi cũng đánh giá xếp loại như bài tập thực hành số 1

Đáp án chấm bài tập thực hành số 2:

Yêu cầu 1 : Sinh viên tự đưa ra một cách giải quyết đúng, khéo léo, hợp lý

Yêu cầu 2 : Giải thích được cơ sở khoa học của cách giải quyết mà mình đã đưa ra

Cách giải quyết khéo léo, hợp lý và cách giải thích hay cho mỗi tình huống đó là:

Tình huống 1:

Yêu cầu 1 : Khen học sinh đó có câu hỏi hay chứng tỏ em có suy nghĩ sâu sắc về bài học Tuy nhiên đã hết giờ học, để không ảnh hưởng đến các giờ học sau, thầy (cô) nêu câu hỏi này cho cả lớp về nhà suy nghĩ, giờ học sau chúng ta sẽ trao đổi tiếp

Yêu cầu 2 : Thể hiện sự tôn trọng sự suy nghĩ, sự hoài nghi khoa học của học sinh Giáo viên khéo léo thoát ra khỏi thế bị động và biến thành thế chủ động Đặc biệt là giáo viên không nên vội vàng trả lời học sinh khi mình chưa chuẩn bị kỹ, chưa nắm chắc vấn đề

Ngày đăng: 12/09/2013, 19:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Như An (1993), Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và quy trình rèn luyện hệ thống kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục, Luận án PTS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp về môn giáo dục học và quy trình rèn luyện hệ thống kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Như An
Năm: 1993
2. Nguyễn Như An (1996), Phương pháp dạy học giáo dục học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học giáo dục học
Tác giả: Nguyễn Như An
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
3. Hoàng Anh – Vũ Kim Thanh (1996), Giao tiếp Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp Sư phạm
Tác giả: Hoàng Anh – Vũ Kim Thanh
Năm: 1996
4. Hoàng Anh (1991), Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Đại học sư phạm I Hà Nội, Luận án PTS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Đại học sư phạm I Hà Nội
Tác giả: Hoàng Anh
Năm: 1991
5. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tinh tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tinh tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Năm: 1995
6. Lê Khánh Bằng (1995), Công nghệ đào tạo (với vấn đề tổ chức qúa trình dạy học có chất lượng và hiệu quả ở Đại học và chuyên nghiệp), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ đào tạo (với vấn đề tổ chức qúa trình dạy học có chất lượng và hiệu quả ở Đại học và chuyên nghiệp)
Tác giả: Lê Khánh Bằng
Năm: 1995
7. Lê Thị Bừng – Hải Vang, Tâm lý học ứng xử, NXB.GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học ứng xử
Nhà XB: NXB.GD
8. Nguyễn Đình Chắt (1998), Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt – Lâm Đồng, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt – Lâm Đồng
Tác giả: Nguyễn Đình Chắt
Năm: 1998
9. Nguyễn Đình Chỉnh (1995), Bài tập tình huống quản lý giáo dục, NXB.GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập tình huống quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh
Nhà XB: NXB.GD
Năm: 1995
10. Nguyễn Đình Chỉnh (1996), Bài tập tình huống tâm lý học quản trị kinh doanh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập tình huống tâm lý học quản trị kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh
Năm: 1996
11. Nguyễn Đình Chỉnh (1992), Bài tập thực hành giáo dục học, NXB.GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập thực hành giáo dục học
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh
Nhà XB: NXB.GD
Năm: 1992
12. Nguyễn Đình Chỉnh – Trần Ngọc Diễm (1995), Thực hành về giáo dục học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành về giáo dục học
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh – Trần Ngọc Diễm
Năm: 1995
13. Nguyễn Thị Cúc (2000), Một số biện pháp rèn kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An Giang, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp rèn kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm An Giang
Tác giả: Nguyễn Thị Cúc
Năm: 2000
14. Nguyễn Hữu Dũng ( 1998), Giáo dục giới tính, NXB. GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giới tính
Nhà XB: NXB. GD
15. Nguyễn Hữu Dũng (1995), Hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh viên sư phạm
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 1995
16. Nguyễn Hữu Dũng (1995), Nhà trường trung học và người giáo viên trung học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà trường trung học và người giáo viên trung học
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 1995
17. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1996
18. Nguyễn Duy Gia – Mai Hữu Khuê (1996), Phương pháp tình huống trong đào tạo hành chánh, NXB.GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tình huống trong đào tạo hành chánh
Tác giả: Nguyễn Duy Gia – Mai Hữu Khuê
Nhà XB: NXB.GD
Năm: 1996
19. Phạm Minh Hạc (chủ biên) – Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (1996), Tâm lý học, NXB.GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc (chủ biên) – Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: NXB.GD
Năm: 1996
20. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1992), Tâm lý học (sách Cao đẳng sư phạm), NXB.GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học (sách Cao đẳng sư phạm)
Tác giả: Phạm Minh Hạc (chủ biên)
Nhà XB: NXB.GD
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w