Phân tích các đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam (Trang 69 - 74)

Mức độ tác động của Đòn bẩy kinh doanh DOL (Đòn bẩy chi phí)

Đòn bẩy kinh doanh tác động trực tiếp đến lợi nhuận (EBIT) của công ty, nó phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định kinh doanh trong tổng chi phí của công ty. Nếu công ty có tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh lớn thì mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh lớn hơn, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro kinh doanh lớn và ngược lại.

DOL = =

DOL = =

Bảng 2.26. Điểm hoà vốn và đòn bẩy kinh doanh DOL

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch Tuyệt đối %

1. Doanh thu thuần 9,911,822,366 30,748,502,671 20,836,680,305 210.22 2. Chi phí (chưa tính lãi vay)

9,720,024,21 1 24,215,573,67 5 14,495,549,46 4 149.13 a. Biến phí 5,554,037,31 8 16,195,645,55 5 10,641,608,23 7 191.60 b. Định phí 4,165,986,89 3 8,019,928,12 0 3,853,941,22 7 92.51 3. EBIT ( 3= 1 - 2) 191,798,155 6,532,928,996 6,341,130,841 3306.15 4. Lãi vay 191,798,155 182,948,044 (8,850,111) -4.61 5. Lợi nhuận trước thuế - 6,349,980,952 6,349,980,952

6. Tỷ lệ số dư đảm phí 6= [1- 2a]/(1) 0.44 0.47 0.03 7.65 7. Doanh thu hoà vốn 7= (2b)/(6) 9,475,575,690 16,945,179,854 7,469,604,164 78.83 8. Thời gian hoà vốn 8=(7)/(1)*360 344 198 (146) -42.35 9. Đòn bẩy định phí DOL (lần)9 =( 3+2)/3 51.68 4.71 (47) -90.89 Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy:

- Định phí và tỷ lệ số dư đảm phí đều có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng của định phí tăng nhanh hơn tỷ lệ số dư đảm phí mà doanh thu hoà vốn của công ty tăng lên. Năm 2010 doanh thu thuần tăng đồng thời doanh thu hoà vốn cũng tăng lên so với năm 2009 nhưng lại làm thời gian hoà vốn giảm. Như vậy, tốc độ tăng của doanh thu càng cao thì tạo điều kiện cho công ty đạt được mục tiêu lợi nhuận, giảm được rủi ro trong kinh doanh, vừa làm tăng doanh thu vượt điểm hoà vốn nhằm phát huy tác dụng của đòn bẩy định phí.

- Thời gian hoà vốn của công ty năm 2010 giảm so với năm 2009 là 146 ngày tương ứng giảm 42,35%. Thời gian hoà vốn giảm là do tốc độ của doanh thu hoà vốn (78,83%) chậm hơn tốc độ của tăng doanh thu thuần (210s%).

Đòn bẩy kinh doanh phát huy tác dụng khi doanh thu vượt qua ngưỡng doanh thu hoà vốn. Đòn bẩy kinh doanh càng cao thì EBIT được tạo ra càng lớn, để phân tích mức độ ảnh hưởng cảu đòn bẩy kinh doanh tới lợi nhuận, ta chỉ sử dụng chỉư tiêu mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh DOL. Ta có:

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh năm 2009 là 51,68 lần ứng với tỷ trọng định phí trong tổng chi phí kinh doanh của công ty là 48,26%, năm 2010 là 4,71lần tương ứng với tỷ trọng định phí trong tổng chi phí là 33,12%. Như vậy, mức độ ảnh hưởng của DOL năm 2010 giảm 47lần so với năm 2009, tương ứng giảm 91%. Nguyên nhân là do năm 2010 tốc độ tăng của EBIT là 3306% cao hơn so với tốc độ giảm của định phí là 92,51%.

Như vậy, năm 2010 nếu doanh thu tăng giảm 1% thì EBIT tăng giảm 4,71%, năm 2009 nếu doanh thu tăng giảm 1% thì EBIT tăng giảm 51,68%. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh năm 2010 thấp hơn so với năm 2009. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) khi doanh thu thay đổi. Mặt khác, tỷ trọng chi phí cố định năm 2010 có xu hướng thấp hơn so với năm 2009 làm cho mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh giảm, điểu này nhằm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh cho công ty.

Mức độ tác động của Đòn bẩy tài chính DFL (Đòn bẩy nợ)

DFL = =

Hay:

DFL = = x =

Bảng 2.27. Đòn bẩy tài chính DFL

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch Tuyệt đối %

1. Doanh thu thuần

9,911,822,36 6 30,748,502,67 1 20,836,680,30 5 210.22 2. EBIT 191,798,15 5 6,532,928,99 6 6,341,130,84 1 3306.15 3. Lãi vay 191,798,15 5 182,948,04 4 (8,850,1 11) -4.61 4. Lợi nhuận trước thuế 4 = 2-3 -

6,349,980,95 2 6,349,980,95 2 5. Đòn bẩy tài chính DFL (Lần) 5 = 2/4 - 1. 03 1. 03 Nhận xét:

Hệ số đòn bẩy tài chính năm 2010 là 1,03 lần cho ta thấy cứ tăng 1 đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Nghĩa là mức độ tác động của đòn bẩy tài chính năm 2010 tăng lên đáng kể cho thấy công ty đã chiếm dụng vốn vay để sản xuất kinh doanh, trong năm 2009 công ty có sử dụng vốn vay nhưng do doanh thu của công ty chưa bù đắp được chi phí nên lợi nhuận kế toán trước thuế âm. Để những năm tiếp theo công ty muốn tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thì nên sử dụng vốn vay hợp lý hơn vì hệ số đòn bẩy này của công ty vẫn còn thấp.

Đòn bẩy tổng DTL

Công thức tính: DTL = DOL * DFL

Bảng 2.28. Đòn bẩy tổng DTL

Chỉ tiêu Năm 2009 năm 2010

Chênh lệch Tuyệt đối % 1. Đòn bẩy định phí DOL 51.68 4.71 -46.97 -90.89 2. Đòn bẩy tài chính DFL - 1.03 1.03 3. Đòn bẩy tổng hợp DTL (3)= (1)*(2) - 4.84 4.84 Nhận xét:

Hệ số đòn bẩy tổng hợp năm 2010 là 4,84 lần tăng so với năm 2009 là 4,84 lần. Nguyên nhân là do hệ số đòn bẩy tài chính của năm 2009 là 0 do doanh thu chỉ

cứ tăng hoặc giảm một đồng doanh thu thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng hoặc giảm 4,84 đồng.

Đòn bẩy tổng hợp là kết quả tổng hợp của đòn bẩy định phí và đòn bẩy tài chính, do đó nếu công ty sử dụng đòn bẩy định phí và đòn bẩy tài chính cao thì chỉ số tác động như về doanh thu sẽ gây ra tác động lớn về lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) tăng lên nhanh chóng. Chính vì thế doanh nghiệp phải lựa chọn một mức độ sử dụng hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất. Năm 2010 hệ số đòn bẩy tổng hợp tăng sẽ làm lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của các cổ đông tăng, tuy nhiên mặt tiêu cực của nó là có thể gặp rủi ro trong kinh doanh trong trường hợp doanh thu bị giảm.

Tóm lại: Nếu công ty có hệ số đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính cao có thể gặp rủi ro trong kinh doanh và đầu tư vì nó kéo theo hệ số đòn bẩy tổng cao. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho việc dự báo chính xác doanh thu trong tương lai. Chỉ cần một sai lệch nhỏ trong dự báo doanh thu so với thực tế diễn ra thì nó có thể dẫn đến một sự sai lệch lớn giữa dòng tiền thực và dòng tiền theo dự toán. Công ty sẽ gặp khó khăn lớn trong trường hợp tỷ suất sinh lời trên lại không cao hơn mức lãi suất nợ vay, làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w