Phân tích rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam (Trang 59 - 62)

a. Phân tích khả năng thanh toán.

Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta đi phân tích ba chỉ số về khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của công ty.

Khả năng thanh toán hiện hành.

Khả năng thanh toán hiện hành của công ty thể hiện khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của công ty.

Bảng 2.18. Bảng tính khả năng thanh toán hiện hành

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Tài sản ngắn hạn Đồng 9,606,554, 480 16,434,728, 784 2 Nợ ngắn hạn Đồng 1,252,211, 432 5,652,080, 059

3 Khả năng thanh toán hiện hành =(1)/(2) 7.67 2.91

Nhận xét:

Nhìn vào bảng tính khả năng thanh toán hiện hành của công ty ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty có xu hướng giảm. Năm 2009 khả năng thanh toán hiện hành là 7,67 giảm xuống 2,91 lần trong năm 2010. Như vậy tài sản ngắn hạn công ty trong năm 2010 giảm điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự quan tâm đặc biệt. Trong năm 2010 các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho quá cao có nguy cơ khó đòi và chưa có thể chuyển thành tiền khi có nhu cầu đột xuất. Điều này đòi hỏi công ty chú ý đến công tác quản lý vật tư, quản lý sản xuất và quản lý bán hàng. Mặt khác, nợ ngắn hạn, trong năm qua sự gia tăng của khoản mục nợ ngắn hạn này chủ yếu là do vay ngắn hạn đã tăng rất nhiều từ 1,2 tỷ đồng lên 5,6 tỷ đồng. Khả năng thanh toán của công ty lớn hơn 1 nên công ty vẫn chủ động thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.

Phân tích khả năng thanh toán nhanh nhằm cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết.

Bảng 2.19. Bảng tính khả năng thanh toán nhanh

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Tài sản ngắn hạn Đồng 9,606,554,48 0 16,434,728,7 84 2 Hàng tồn kho Đồng 1,598,595,65 7 7,338,346,06 9 3 Nợ ngắn hạn Đồng 1,252,211,43 2 5,652,080,05 9

4 Khả năng thanh toán nhanh= (1-2)/(3) lần

6.4

0 1.61

Nhận xét:

Chỉ số thanh toán nhanh của công ty trong năm 2009 là 6,4 lần giảm xuống còn 1,61 lần trong năm 2010. Chỉ số của công ty vẫn còn tương đối cao cho thấy lượng hàng tồn kho còn quá cao, một lần nữa công ty cần xem xét lại công ty quản lý tài sản. Công ty cần chú ý hơn về vấn đề thu hồi khoản phải thu để công ty có thể thanh toán nợ mà không cần phụ thuộc vào hàng tồn kho. Trước đó trong quá trình phân tích có cấu nguồn vốn ta thấy tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi một phần nợ dài hạn nên khả năng thanh toán của công ty tốt.

Khả năng thanh toán tức thời

Phân tích khả năng thanh toán tức thời nhằm cho biết được khả năng dự trữ tiền mặt của công ty để thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Bảng 2.20. Bảng tính khả năng thanh toán tức thời

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Tiền Đồng 1,076,755, 324 2,189,380, 166 2 Nợ ngắn hạn Đồng 1,252,211,43 2 5,652,080,05 9

3 Khả năng thanh toán tức thời = (1)/(2) Lần 0.86 0.39

Nhìn vào bảng tính khả năng thanh toán tức thời của công ty ta thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty trong năm 2010 gặp khó khăn hơn. Ta thấy chỉ số này của công ty là 0,38 nhỏ hơn 0,5 cho thấy công ty duy trì một lượng tiền mặt thấp thì công ty chấp nhận mức độ rủi ro cao tuy nhiên góp phần tăng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong nă 2010 thì lượng vay ngắn hạn của công ty cũng tăng lên nên mất khả năng thanh toán ngắn hạnh của công ty là khá cao. Tuy nhiên, nếu công ty có thể bán một phần lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu thì công ty kiểm soát được tốt hơn.

b. Phân tích khả năng quản lý nợ.

Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài việc xem xét khả năng thanh toán của mình, doanh nghiệp cũng cần phải trú trọng đến vấn đề quản lý nợ. Hai chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khả năng quản lý nợ của một doanh nghiệp là chỉ số nợ và khả năng thanh toán lãi vay.

Chỉ số nợ.

Chỉ số này cho biết mức độ sử dụng vốn vay để tài trợ cho các tài sản của mình.

Bảng 2.21. Bảng tính chỉ số nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Nợ phải trả Đồng 3,588,129,63 2 7,412,756,05 9 2 Tổng tài sản Đồng 43,059,681,4 97 52,545,681,49 7 3 Chỉ số nợ = (1)/(2) Lần 0.083 0.141 Nhận xét:

Ta thấy chỉ số nợ của công ty trong năm 2009 là 0,083 tăng lên 0,141, trong năm 2010. Chỉ số nợ cao chứng tỏ công ty đã mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn hơn, đây là cơ sở để cho công ty có mức lợi nhuận cao hơn. Chỉ số nợ cao thì cang chứng tỏ uy tín của công ty đối với các chủ nợ nên có thể huy động thêm vốn khi công ty mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong năm 2010 chỉ số nợ vẫn còn thấp

chưa tận dụng được vốn vay nhiều khi công ty đang trên con đường phát triển thi công ty nên vay thêm vốn vay để tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Khả năng thanh toán lãi vay.

Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn được che chở bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Bảng 2.22. Bảng tính khả năng thanh toán lãi vay

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Đồng

2,987,723,07 4 9,947,573,15 8 2 Lãi vay Đồng 191,798,15 5 182,948,04 4

3 Khả năng thanh toán lãi vay = (1)/(2) Lần 15.58 54.37

Nhận xét.

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2009 là 15,58 lần tăng lên 54,37 lần trong năm 2010. Chỉ số này tăng lên rất quan trọng đối với công ty. Việc công ty có thể thanh toán lãi vay có thể làm tăng uy tín đối với chủ nợ, giảm rủi ro và nguy cơ phá sản đối với công ty mới thành lập và đi vào hoạt động trong 4 năm.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam (Trang 59 - 62)