Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Chế Tác Đá Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam (Trang 30 - 38)

VÀ NĂM 2010

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Chế Tác Đá Việt Nam. Nam.

Công ty CP chế tác đá Việt Nam được thành lập theo biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty ngày 22/01/2007, bao gồm các cổ đông sáng lập là Công ty CP Đá ốp lát cao cấp Vnaconex, Công ty CP phát triển thương mại Việt Nam và ông Phạm Trí Dũng.

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000640 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày 13/02/2007 và đăng ký thay đổi lần 3 ngày 23/07/2008 (nay là thành phố Hà Nội )

Công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần phù hợp với các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, là đơn vị thành viên của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex.

Công ty CP chế tác đá Việt Nam ( STONE VIETNAM ) đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà xưởng và máy móc thiết bị, thiết lập và hoàn thiện hệ thống tổ chức nhân sự, theo sự bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất từ quý IV/2008.

Công ty là doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư “ Xây dựng nhà máy sản xuất, chế tác đá, trang trí nội thất “, với triển vọng phát triển đầu ra của sản phẩm chủ yếu là thị trường quốc tế và các dự án chung cư cao cấp trong nước.

- Tên công ty : Công ty CP Chế tác đá Việt Nam

- Tên giao dịch: Viet Nam Stone Work - Top Fabrication Joint Stock Company - Tên viết tắt : STONE VIETNAM

- Trụ sở chính : Khu CN Bắc Phú Cát, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, Hà Nội

- Email : info@stonevietnam.vn

- Website : www.stonevietnam.vn

- Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000640 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây cấp ngày 13/02/2007 và đăng ký thay đổi lần 3 ngày 23/07/2008.

2.1.2. Chức năng, nhiêm vụ, cơ cấu tổ chức, mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty.

Chức năng, nhiệm vụ của công ty.

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: sản xuất và cung cấp các sản phẩm đá ốp lát dùng trong xây dựng các công trình nhà ở, văn phòng và các công trình công cộng. Ngoài ra công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn …

Ngành nghề sản xuất kinh doanh:

- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng

- Sản xuất, mua bán sơn, khoá, bản lề, cửa, đồ sành sứ,thuỷ tinh, pha lê, thiết bị vệ sinh, hàng cơ khí

- Sản xuất, gia công, mua bán phôi thép, thép các loại; Sản xuất mua bán các sản phẩm trang trí nội, ngoại thất

- Sản xuất, chế biến, mua bán gỗ và đồ gỗ (trừ loại gỗ nhà nước cấm)

- Sản xuất, mua bán vật tư, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y)

- Sản xuất và mua bán hàng dệt, may mặc, đồ da, hàng thủ công ,mỹ nghệ

- Mua bán vật tư, máy , móc thiệt bị ngành cơ khí xây dựng; Mua bán vật tư máy móc thiết bị ngành dệt, may mặc, đồ da.

- Mua bán, sửa chữa thiết bị, linh kiện, phương tiện giao thông vận tải

- Mua bán rượu, bia, thuốc lá, đồ mỹ nghệ, đồ giải khát, đồ gia dụng, điện, điện tử, điện lạnh

- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí : cầu lông, bóng bàn, bia, tennis ( Không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar)

- Xăy dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

- Chuyển giao công nghệ

- Dịch vụ vận tải hàng hoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đầu tư phát triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; kinh doanh bất động sản

Để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế của đất nước. Công ty đã không ngừng củng cố và phát triển năng lực sản xuất và kinh doanh đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Công ty đã cam kết tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường Toàn cầu ISO 14001:2004.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.

Sản phẩm đầu ra chủ yếu của Công ty là các mặt bàn bếp, mặt bàn bar, quầy lễ tân, bệ chậu rửa, giá gương, bậc cầu thang… phong phú với đủ màu sắc, hình dạng, kích thước với nguyên vật liệu đầu vào là sản phẩm đá nhân tạo cao cấp tấm lớn được rung ép chân không, sử dụng chất kết dính hữu cơ có độ cứng rất cao, không cong vênh, không thấm nước và có độ thẩm mỹ cao. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, Công ty sẽ sử dụng sản phẩm đá tự nhiên để chế tác.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty gồm các giai đoạn sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm

(Nguồn: phòng sản xuất)

*Giai đoạn chuẩn bị: Phòng kế hoạch – thị trường tiếp nhận yêu cầu thông tin về sản phẩm từ khách hàng, tiến hành đo đạc và lên bản vẽ chi tiết trình Giám đốc duyệt (đối với các sản phẩm gia công lắp đặt), sau đó viết Phiếu yêu cầu triển khai đơn hàng và chuyển đến các đơn vị có liên quan chi tiết định mức cụ thể và cấp phôi

Chuẩn bị (Phòng kế hoạch thị trường, phòng vật tưvà sản xuất) Chế tác (Phòng sản xuất) Kiểm tra, bao gói ( Phòng sản xuất, kế hoạch thị trường, kế toán Nghiệm thu thành phẩm ( phòng sản xuất, kế toán)

yêu cầu; kiểm tra chất lượng, kích thước và mã mầu của các tấm đá sau đó xuất cho Bộ phận sản xuất. Bộ phận sản xuất sau khi tiếp nhận phôi đá từ phòng vật tư và bản vẽ chi tiết của Phòng Kế hoạch - thị trường thì tiến hành gia công, cắt mẫu sản phẩm.

*Giai đoạn gia công, cắt mẫu: Phân xưởng thực hiện chế tác theo quy trình đã được phê duyệt (được chia làm nhiều bước nhỏ như cắt đá, mài đá, đánh bóng, sử dụng chất kết dính và hóa chất trong quá trình chế tác…); chịu trách nhiệm kiểm soát , đảm bảo chất lượng và bảo toàn sản phẩm qua từng công đoạn kể từ khi nhận vật tư đến khi hoàn thiện, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ở khâu nào phải để riêng và thông báo đến các đơn vị có liên quan để kịp thời xử lý.

*Giai đoạn kiểm tra, bao gói và xuất kho thành phẩm : Sản phẩm hoàn thành sẽ được xếp thành từng hàng hoặc từng lô để KCS kiểm tra chất lượng. Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được bao gói theo yêu cầu của đơn hàng, những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn được phân loại và để riêng chờ xử lý. Phòng Kế hoạch – thị trường liên lạc với khách hàng về thời gian lắp đặt, viết Phiếu đề nghị xuất kho chuyển cho Phòng TC – KT lập Phiếu xuất kho đi lắp đặt.

*Giai đoạn lắp đặt và nghiệm thu sản phẩm: Sản phẩm sau khi được kiểm tra, bao gói, xếp vào các hộp giấy hoặc pallet sẽ được niêm phong nghiệm thu, làm các thủ tục cần thiết để giao hàng cho khách hàng theo đơn đặt hàng (đối với các sản phẩm cắt mẫu), với các sản phẩm gia công Bộ phận sản xuất tiến hành gia công, lắp đặt trực tiếp tại địa điểm khách hàng đã yêu cầu. Khách hàng căn cứ vào sản phẩm sau khi lắp đặt tiến hành ký Biên bản nghiệm thu sản phẩm.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

Công ty CP Chế tác đá Việt Nam thực hiện chế độ quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động.

Theo cơ cấu này, các nhiệm vụ quản lý được chia cho các bộ phận chức năng nhất định, người thừa hành ở bộ phận sản xuất thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về công việc của mình phụ trách.

Sơ đồ 1.2: Mô hình bộ máy tổ chức của công ty

(Nguồn: phòng tổ chức- hành chính)

Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ cung cấp

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy:

a. Đại hội cổ đông:

Đại hội cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 15 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty.

Quyền ,nghĩa vụ và các vấn đề khác liên quan đến Đại hội cổ đông được quy định tại Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty.

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phân xưởng sản xuất Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch thị trường Phòng kỹ thuật

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, do Đại hội cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Hội đồng quản trị có 5 thành viên được bầu với đa số phiếu tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Quyền, nghĩa vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 27 Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty.

Trên cơ sở Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần chế tác đá Việt Nam, với thẩm quyền của mình Hội đồng quản trị Công ty uỷ quyền cho Giám đốc Công ty:

Chỉ đạo lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện phương án cơ cấu tổ chức của Công ty, xây dựng các quy chế điều hành quản lý Công ty trình HĐQT thông qua.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty : chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn với đa số phiếu tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.

Các vấn đề liên quan đến Ban kiểm soát thực hiện quy định của luật doanh nghiệp và Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty.

d.Giám đốc

Giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm: Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị Công ty về điều hành Công ty

- Chỉ đạo, lập kế hoạch, đàm phán, quyết định giá mua, ký kết và thực hiện các Hợp đồng mua nguyên, nhiên liệu, công cụ dụng cụ và phụ tùng thay thế: đàm phán, ký kết và thực hiện các Hợp đồng vay vốn lưu động với các ngân hàng thương mại trong nước: đàm phán, quyết định giá bán, ký kết và thực hiện các Hợp đồng bán hàng theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị Công ty quy định tại điều khoản 1,2 và 3 Điều 11 Quy chế này

- Chỉ đạo lập kế hoạch , xây dựng , thực hiện phương án cơ cấu tổ chức của Công ty, phương án điều chỉnh khi có sự thay đổi: xây dựng, ban hành. thực hiện, các quy chế điều hành, quản lý Công ty theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị Công ty quy định tại khoản 4 Điều 11 Quy chế này.

e. Phòng Tổ chức – hành chính

Phòng Tổ chức- hành chính có chức năng làm đầu mối tham mưu cho Giám đốc Công ty lĩnh vực trực tuyển dụng, bố trí, quản lý cán bộ công nhân viên của Công ty và các công việc có liên quan đến quản trị hành chính trong toàn bộ Công ty. Theo dõi công tác quản lý lao động tiền lương, các chế độ chính sách đối với người lao động, tính toán xây dựng kế hoạch tiền lương theo kế hoạch kinh doanh, xây dựng các định mức lao động. Giải quyết các thủ tục hành chính, quản lý phát hành hồ sơ, các văn bản đến, công tác lễ tân tiếp khách, y tế, bảo vệ, phòng chống cháy nổ…

f. Phòng Tài chính- kế toán.

Phòng Tài chính - Kế toán là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng Quản trị, Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, kế toán với các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế của công ty.

- Phân phối kết quả sản xuất kinh doanh theo chế độ tài chính nhà nước.

- lập báo cáo tài chính, kế toán phục vụ cho công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Tổ chức quản lý ,theo dõi và chỉ đạo mọi mặt hoạt động tài chính – kế toán ở Công ty.

- Vận dụng các mô hình tổ chức hạch toán kế toán trong Công ty và xây dựng cơ chế tài chính để giám đốc Công ty trình Hội đồng Quản trị Công ty phê duyệt trước khi áp dụng.

- Chủ động tính toán và cân đối các khoản vay và nguồn vốn huy động vào sản xuất kinh doanh.

- Theo dõi các hợp đồng kinh tế ( mua sắm vật tư, trang thiết bị và bán hàng ) theo phân công của Giám đốc Công ty.

- Phối hợp với phòng kế hoạch- Thị trường thu hồi công nợ. - Các công tác khác khi được Giám đốc giao.

g. Phòng Kế hoạch – Thị trưòng

Phòng kế hoạch – thị trường có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong lĩnh vực lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vật tư, nguyên vật liệu đầu vào cho Công ty; tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước các sản phẩm của Công ty.

h.Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật có chức năng làm đầu mối tham mưu, giúp cho Giám đốc trong công tác quản lý thiết bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty

i.Phân xưởng sản xuất

Nhiệm vụ chính của phân xưởng là tổ chức sản xuất ra các sản phẩm đá theo kế hoạch và mẫu mã, chất lượng, kỹ thuật, tiến độ đã được lãnh đạo Công ty phê duyệt.

- Thực hiện kế hoạch sản xuất, tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

- Công tác thiết bị: bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ theo phân cấp và chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng hoạt động của thiết bị trên dây truyền sản xuất.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ở Công ty Cổ Phần Chế Tác Đá Việt Nam (Trang 30 - 38)