MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TAT. 3 1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Lữ hành Quốc tế TAT. 3 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 3 1.1.2. Tầm nhìn và định hướng phát triển. 4 1.1.3. Bộ máy cơ cấu tổ chức. 5 1.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh.. 8 1.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 20122014.. 9 1.2. Thực trạng hoạt động tổ chức thiết kế và điều hành tour tại Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Lữ hành Quốc tế TAT. 13 1.2.1. Hoạt động tổ chức thiết kế và điều hành chương trình du lịch. 13 1.2.1.1. Khách hàng mục tiêu .13 1.2.1.2. Quy trình tổ chức thiết kế chương trình du lịch .14 1.2.1.3. Quy trình điều hành chương trình du lịch .18 1.2.1.4. Các chương trình du lịch chính .21 1.2.2. Đánh giá hoạt động tổ chức thiết kế và điều hành chương trình du lịch .23 1.2.2.1. Điểm mạnh .23 1.2.2.2. Điểm yếu .24 1.2.2.3. Nguyên nhân của điểm yếu .25 CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU HÀNH TOUR TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH QUỐC TẾ TAT .26 2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 26 2.1.1. Bối cảnh thị trường 26 2.1.2. Bối cảnh công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Lữ hành Quốc tế TAT 28 2.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động tổ chức thiết kế và điều hành chương trình du lịch tại công ty TNHH Dịch vụ du lịch lữ hành Quốc tế TAT 29 2.2.1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động tổ chức thiết kế chương trình du lịch 29 2.2.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động điều hành chương trình du lịch 32 2.2.3. Chiến lược giá và hợp tác với các công ty lữ hành cùng ngành 35 KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 PHỤ LỤC. 38 Tài liệu dùng cho ngành học du lịch
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TAT
Giới thiệu chung về Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Lữ hành Quốc tế TAT
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Việt Nam có bờ biển dài và nhiều vùng rừng núi với hang động tự nhiên độc đáo là những thế mạnh tự nhiên thu hút khách du lịch nước ngoài. Hơn nữa, Việt Nam có lịch sử và nền văn hóa lâu đời với các kiến trúc cổ, phong tục tập quán, tôn giáo và các lễ hội cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc Công ty.
Để thúc đẩy ngành du lịch, Nhà nước đã đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng như nơi lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc tế và các trung tâm vui chơi giải trí Chính phủ cũng đã mở rộng hợp tác quốc tế về quản lý xuất nhập cảnh, đồng thời áp dụng chính sách cấp thị thực linh hoạt, dẫn đến sự gia tăng đáng kể lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.
Hòa nhập vào xu hướng phát triển đó, Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch
Lữ hành Quốc tế TAT được thành lập theo quyết định số 1278/QĐ-UBTP ngày 26/4/1994 do UBTP Hà Nội cấp, đăng ký kinh doanh số 5094 ngày 10/7/2008 do Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp.
Tên công ty viết bằng tiếng Việt:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH QUỐC TẾ TAT
Tên công ty viết bằng tiếng Anh:
TAT INTERNATIONAL TRAVEL TOURIST SERVICES COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: TAT TOURTRAVEL CO., LTD
SV: Phạm Thị Thu Trang 3 Lớp: QTKD Du lịch & Khách sạn 53 Địa chỉ trụ sở chính: P101, Nhà C9, Khu tập thể Bắc Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04.2923449
Website: www.tour-asia-travel.com
Email: resa@tour-asia-travel.com
Công ty đã từng bước ổn định tổ chức nhân sự, xây dựng chiến lược kinh doanh với những biện pháp cụ thể, từng bước hoà nhập và mở rộng thị trường kinh doanh du lịch và đứng vững trong môi trường cạnh tranh trong suốt hơn 10 năm qua Để đạt được đến thành quả như vậy, ngoài những yếu tố khách quan còn phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ viên chức trong Công ty, đặc biệt là công tác quản lý chỉ đạo đúng đắn, kịp thời sát sao của ban lãnh đạo Công ty
Năm 2008 là điểm mốc đánh dấu sự thay đổi vượt bậc của công ty sau giai đoạn 1994-2008 phát triển tương đối ổn định Khi Việt Nam gia nhập WTO, cạnh tranh gia tăng, công ty đã có những quyết định chiến lược giúp vượt qua khó khăn Những quyết định này khẳng định vai trò to lớn, đưa công ty bước vào giai đoạn phát triển nổi bật sau năm 2008, với doanh thu tăng 168% vào năm 2010 Kể từ đó, công ty tiếp tục duy trì đà phát triển cho đến ngày nay.
Hiện nay, Công ty đang chú trọng đẩy mạnh hợp tác nhằm củng cố và mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, các đối tác kinh doanh nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng Đồng thời, chú trọng hơn nữa xây dựng lợi thế cạnh tranh và điểm khác biệt cho các sản phẩm dịch vụ của công ty, trong đó việc hoàn thiện hoạt động tổ chức và điều hành chương trình du lịch đang được ban lãnh đạo công ty gấp rút thực hiện cho mùa du lịch năm 2015 Cho tới nay, công ty đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đang từng bước củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường.
1.1.2 Tầm nhìn và định hướng phát triển
Tầm nhìn: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Lữ hành Quốc tế TAT sẽ trở thành công ty số 1 Việt Nam về lữ hành quốc tế với thị trường khách Pháp và Canada.
Thị trường mục tiêu: khai thác 100% vào thị trường khách INBOUND chủ yếu là thị trường khách Pháp và Canada.
Cụ thể hiện nay, Công ty có nguồn khách từ Công ty Cyralisee Travel của Pháp (14 rue Cinq-Perches – 77645 Chelles Cedex) và nguồn khách từ Công ty Voyage Cassis của Canada (5320A Queen Mary Road – Montreal, Quebec – Canada H3X 1T7)
SV: Phạm Thị Thu Trang 5 Lớp: QTKD Du lịch & Khách sạn 53
Sản phẩm du lịch chủ đạo
Công ty chú trọng xây dựng các chương trình du lịch đa dạng trên toàn lãnh thổ Việt Nam Với mục tiêu tạo sự khác biệt, mang lại giá trị trải nghiệm cao cho du khách, công ty không ngừng sáng tạo và đổi mới các sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
- Du lịch biển: Phan Thiết, Mũi Né, Nha Trang,…
- Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, tìm hiểu lịch sử Việt Nam
- Du lịch tham quan nghề truyền thống, tham dự lễ hội văn hóa
- Du lịch miền núi Đông Bắc và Tây Bắc.
Và trong tương lai, công ty mong muốn tổ chức những chương trình du lịch cho người nước ngoài làm từ thiện để giúp đỡ những người nghèo khổ và bất hạnh do chiến tranh của Mỹ và Pháp tại Việt Nam gây ra Ví dụ: tour tham quan, giao lưu và tặng quà cho các trung tâm khuyết tật, làng trẻ mồ côi, viện dưỡng lão,…
1.1.3 Bộ máy cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Dịch vụ Du lịch
Lữ hành Quốc tế TAT
(Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Lữ hành Quốc tế TAT)
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã từng bước sắp xếp tổ chức nhân sự ngày càng hợp lý hơn theo mô hình tinh giản, gọn nhẹ với phương châm: nâng cao trình độ chuyên môn trong từng khâu, từng lĩnh vực,
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
BP ĐIỀU HÀNH BP HƯỚNG DẪN
BP KẾ TOÁN BP SALES
&MARKETING đồng thời phát huy tối đa khả năng làm việc của cán bộ viên chức, luôn có chính sách đối xử công bằng giữa các thành viên trong Công ty tạo môi trường làm việc thuận lợi và lành mạnh tạo động lực để mọi thành viên trong Công ty ra sức phát huy sáng tạo đóng góp cho Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên bộ phận
Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo tối cao, chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty Với tư cách là người đại diện hợp pháp, giám đốc đảm bảo tuân thủ pháp luật Họ cũng là người định hướng tăng trưởng và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước cổ đông và các bên liên quan.
Bộ phận điều hành có nhiệm vụ chính là liên hệ với các hướng dẫn viên và nhà cung cấp dịch vụ (giao thông, khách sạn, nhà hàng) để kịp thời triển khai các chương trình du lịch, nâng cao uy tín và chất lượng phục vụ khách hàng Nhân viên điều hành chịu trách nhiệm đặt phòng theo yêu cầu của khách, đảm bảo chất lượng phòng và dịch vụ khách sạn; lập kế hoạch đặt phòng cho từng thời điểm để tránh tình trạng thiếu hụt hoặc sai sót Ngoài ra, họ còn liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ không thường xuyên để đảm bảo phòng cho khách vào những thời điểm cao điểm Đồng thời, họ cũng đặt vé máy bay và các dịch vụ vận chuyển khác cho khách, theo dõi thời gian đến/đi của khách và lập kế hoạch cho từng chuyến bay, đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
Thực trạng hoạt động tổ chức thiết kế và điều hành tour tại Công
LỮ HÀNH QUỐC TẾ TAT 2.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới
- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5% - 12%/năm Năm 2015, Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5% - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch Năm 2020, Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch
Theo thống kê của tổ chức du lịch Việt Nam sẽ là thị trường có tiềm năng phát triển du lịch nhanh và mạnh Các công ty tung ra nhiều chương trình khuyến mãi trong dịp lễ tết Các chương trình đa dạng phù hợp thị hiếu như tour du lịch kết hợp hội thảo, tour du lịch chữa bệnh, thẩm mỹ, tour dành cho bạn trẻ thích khám phá và nâng cao trình độ ngoại ngữ…
SV: Phạm Thị Thu Trang 33 Lớp: QTKD Du lịch & Khách sạn 53
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU HÀNH TOUR TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
Cơ sở đề xuất giải pháp
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới
- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5% - 12%/năm Năm 2015, Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5% - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch Năm 2020, Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch
Theo thống kê của tổ chức du lịch Việt Nam sẽ là thị trường có tiềm năng phát triển du lịch nhanh và mạnh Các công ty tung ra nhiều chương trình khuyến mãi trong dịp lễ tết Các chương trình đa dạng phù hợp thị hiếu như tour du lịch kết hợp hội thảo, tour du lịch chữa bệnh, thẩm mỹ, tour dành cho bạn trẻ thích khám phá và nâng cao trình độ ngoại ngữ…
SV: Phạm Thị Thu Trang 33 Lớp: QTKD Du lịch & Khách sạn 53
Bảng 2.1 Dự báo thị phần của Việt Nam so với các nước ASEAN đến năm 2020
(Nguồn: UNWTO_tạp chí SPARK-ITDR)
Những năm gần đây hoạt động kinh doanh lữ hành đã khởi sắc và đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia Trong đó có thể thấy nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch quốc gia.
- Chính sách kinh tế mở một cách hợp lý và hiệu quả, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, tăng nhu cầu tìm kiếm thị trường, đối tác tăng dần đến việc đi lại và du lịch tăng.
- Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như ASEAN, PATA, APEC, WTO… Bên cạnh đó còn chủ động hợp tác với các nước có công nghệ tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
- Nhà nước cho mở nhiều đường bay mới để đón khách lữ hành.
- Chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam được nâng cao một cách rõ rệt, nhiều cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế ra đời, hoạt động vui chơi giải trí phong phú, đa dạng.
- Chất lượng dịch vụ của nhân viên ở các công ty lữ hành tiến bộ đáng kể.
- Lãnh đạo nhà nước quan tâm nhiều hơn đến du lịch, lữ hành.
- Đội ngũ hướng dẫn viên được đào tạo trong trường lớp tăng nhanh.
- Các công ty du lịch thiết lập các chương trình tour đa dạng, quảng cáo và chào bán thông qua nhiều hình thức như quảng cáo trên phương tiện truyền thông, bán hàng trực tiếp.
Các công ty lữ hành liên kết với hơn 800 hãng hàng không thuộc hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn cầu Trong đó, nguồn khách du lịch chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Pháp, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Đức Nhờ sự đa dạng về đối tác và thị trường, các công ty lữ hành có thể cung cấp đa dạng các lựa chọn chuyến bay cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng từ nhiều quốc gia khác nhau.
2.1.2 Bối cảnh công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Lữ hành Quốc tế TAT
Với tầm nhìn và mục tiêu phát triển của mình, công ty TNHH Dịch vụ
Du lịch Lữ hành Quốc tế TAT đang đánh giá lại và nhìn nhận sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc nghiên cứu thiết kế để tổ chức và điều hành các chương trình một cách hiệu quả và thu hút hơn Cụ thể,
Chị Phạm Diệu Linh, giám đốc công ty cho biết: “Về việc tổ chức và điều hành chương trình du lịch, hiện nay, ban giám đốc cùng các nhân viên công ty đang quyết tâm, dốc sức xây dựng nhằm đảm bảo cho các mục tiêu năm 2015 và giai đoạn 2015-2020 Cụ thể:
- Ban giám đốc công ty: chủ động tìm kiếm và khảo sát tại thị trường Pháp và Canada Xây dựng mối quan hệ với các đối tác tại Pháp và Canada nhằm tìm nguồn khách mới cho công ty Đồng thời, chỉ đạo và giám sát thực hiện đội ngũ thực hiện công việc nghiên cứu tại công ty Nhóm nghiên cứu này bao gồm: 1 thành viên Ban giám đốc, 1 chuyên gia tư vấn, 1 nhân viên Sales, 2 nhân viên Marketing.
- Tăng cường tìm kiếm các nhà cung cấp các dịch vụ độc đáo, mới lạ nhằm tăng sự khác biệt cho chương trình du lịch của công ty Đồng thời, tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp mới trên nhiều lĩnh vực khác nhau tăng tính đa dạng cho các sản phẩm của công ty
Nâng cao năng lực nhân viên thông qua đào tạo từ chuyên gia bên ngoài và thiết lập chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc (KPI) sẽ giúp tăng cường năng suất và động lực của đội ngũ, đặc biệt là nhân viên kinh doanh và tiếp thị Việc đào tạo sẽ cung cấp các kỹ năng và kiến thức mới, trong khi KPI cho phép theo dõi và đánh giá đóng góp của nhân viên, tạo sự công bằng và thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh.
SV: Phạm Thị Thu Trang 35 Lớp: QTKD Du lịch & Khách sạn 53
- Tổ chức thiết kế 1 chương trình du lịch đặc biệt hấp dẫn dành cho đối tượng khách là thanh niên tuổi từ 18-30 đi du lịch khám phá, mục tiêu đưa vào thực tế trong năm 2015 do bộ phận Marketing đảm nhiệm.
Tất cả các hoạt động này nằm trong chiến lược phát triển của công ty do Ban giám đốc đề ra.”
Các giải pháp hoàn thiện hoạt động tổ chức thiết kế và điều hành chương trình du lịch tại công ty TNHH Dịch vụ du lịch lữ hành Quốc tế TAT
2.2.1 Giải pháp hoàn thiện hoạt động tổ chức thiết kế chương trình du lịch o Xây dựng chiến lược thương hiệu cho công ty làm cơ sở tổ chức thiết kế các chương trình du lịch phù hợp với định hướng chiến lược tổng thể
Hiện nay, công ty chỉ mới áp dụng các chương trình du lịch, chủ yếu phù hợp với đoàn lớn, chương trình du lịch chưa có nhiều điểm nhấn và tập trung đáp ứng các nhu cầu cụ thể dù là rất nhỏ nhưng quan trọng của khách hàng Điều này không tạo được lợi thế cạnh tranh cho công ty Các chương trình du lịch chưa được thiết kế đặc biệt độc đáo dành cho riêng một lượng khách hàng có yêu cầu cao khi đi du lịch Công ty đã xây dựng một nhóm chịu trách nhiệm nghiên cứu hoàn thiện hoạt động tổ chức và điều hành tour. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ mới mang tính tác nghiệp, chưa xuất phát từ một chiến lược chung của cả công ty Do đó, để tập trung nâng cao hình ảnh và định vị rõ ràng thương hiệu trên thì trường, trước tiên, công ty cần phải xây dựng và làm rõ về chiến lược kinh doanh, chiến lược thương hiệu của công ty để có thể xây dựng các chương trình du lịch phù hợp.
Bước 1 Nghiên cứu, tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu: oVề công ty: điểm mạnh, yếu, tầm nhìn, định hướng phát triển,… oNghiên cứu đối thủ cạnh tranh: điểm mạnh, yếu, tầm nhìn, định phướng phát triển,… oNghiên cứu thị trường mục tiêu: Nhu cầu của khách hàng mục tiêu đã được đáp ứng ở mức độ nào? Điều gì khách hàng mục tiêu mong muốn khi đến với du lịch Việt Nam…
Kết quả cần đạt: Bản cáo cáo nghiên cứu và đề xuất cho hoạt động tổ chức và điều hành chương trình du lịch.
Bước 2: Tổ chức thiết kế chương trình du lịch oThiết kế hình thành các chương trình du lịch thông qua nghiên cứu oTính giá oKhảo sát, thử nghiệm và hoàn thiện chương trình du lịch
Kết quả cần đạt: thiết kế hoàn thiện các chương trình du lịch theo yêu cầu để đưa vào hoạt động truyền thông, bán hàng và thực hiện chương trình du lịch.
Bước 3: Truyền thông chương trình du lịch của công ty
Trong giai đoạn bán và điều hành chương trình du lịch, việc lựa chọn chiến lược thương hiệu phù hợp là vô cùng quan trọng Hiện nay, các công ty du lịch trên thị trường chưa tạo được thế cạnh tranh rõ ràng Do đó, doanh nghiệp cần tập trung vào việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu Việc này sẽ giúp công ty tạo nên sự khác biệt rõ nét so với các đối thủ, từ đó dễ dàng xây dựng chiến lược tiếp cận và thu hút đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.
Trường hợp chọn đối tượng khách hàng mục tiêu như sau:
Bảng 2.2 Tìm hiểu khách hàng mục tiêu và cơ hội cho công ty
Khách hàng mục tiêu Cơ hội công ty Đối tượng
Nhà nghiên cứu Người ham khám phá, trải nghiệm văn hóa, thiên nhiên Nhân viên văn phòng đi nghỉ Việt Kiều về nước Đây là đối tượng có thu nhập cao và ổn định, công ty có khả năng xây dựng các chương trình khác biệt độc đáo thu hút đối tượng này.
SV: Phạm Thị Thu Trang 37 Lớp: QTKD Du lịch & Khách sạn 53
Tuổi 30-50 Chú ý nghiên cứu về tâm lý học, tâm lý hành vi,…
Thu nhập Khá Cao và Cao Đạt mức B+ trở lên
Nghiên cứu, khám phá văn hóa, thiên nhiên đồng thời kết hợp với nghỉ dưỡng
Tận dụng lợi thế Việt Nam có thế mạnh đặc thù về thiên nhiên, văn hóa đa dạng
Hành vi đi du lịch Đi 1 mình, theo cặp, theo nhóm nhỏ
Phục vụ thiết kế tour
Thường tìm đến các chuyên gia, hoặc những hướng dẫn viên có kinh nghiệm, có hiểu biết tương đối sâu về nơi mà họ muốn tìm hiểu
Yêu cầu nhân sự tham gia chương trình du lịch
Tiếng Pháp, Anh Đào tạo đội ngũ nhân viên
Do đó, bằng uy tín lâu đời, tiềm lực thực tế của công ty, Ban giám đốc nên chọn chiến lược khác biệt hóa thương hiệu của mình cụ thể là:
Bảng 2.3: Đề xuất chiến lược thương hiệu cho công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Lữ hành Quốc tế TAT giai đoạn 2015-2020
Số 1 thị trường -Hiện tại, chưa có công ty nào khẳng định vị thế này trên phân khúc Đây là cơ hội cho công ty nắm bắt vị thế số 1 Điểm khác biệt thương hiệu
-chương trình du lịch thiết kế cho từng đoàn khách
-dành riêng cho khách nghiên cứu và khám phá thiên nhiên và văn hóa Việt
-thành lập năm 1994 chỉ tập trung vào đối tượng Pháp và Canada
-tập trung nâng cao khả năng đáp ứng từng khách hàng của công ty, các công ty cạnh tranh chủ yếu sử dụng các tour có sẵn Hiện nay, 80% tour của công ty là có sẵn.
-tập trung tạo khác biệt hóa Định vị thương hiệu
“là công ty lữ hành quốc tế lâu đời nhất, số 1 trên thị trường Pháp và Canada, tiên phong thiết kế các chương trình dành riêng cho từng khách muốn nghiên cứu và khám phá thiên nhiên và văn hóa Việt.”
Dựa trên vị thế cạnh tranh, điểm khác biệt, câu định vị thương hiệu được sử dụng nhằm định vị cụ thể cho thương hiệu TAT.
1 Là công ty lữ hành quốc tế
2 Số 1 trên thị trường với những tour dành riêng cho khách khám phá và nghiên cứu thiên nhiên và văn hóa
Dựa trên hình mẫu thương hiệu: người khám phá
Sáng tạo, chinh phục, tận tâm
Nguyên tắc truyền thông nhất quán, truyền đạt đúng thông điệp của thương hiệu tới đúng khách hàng mục tiêu.
Như vậy, từ việc xây dựng chiến lược chung về khách hàng mục tiêu, loại hình du lịch, định vị thương hiệu, công ty tiến hành tổ chức thiết kế các chương trình du lịch phù hợp với định hướng đã xây dựng. o Hoàn thiện hệ thống tổ chức thiết kế chương trình du lịch khoa học và chặt chẽ
Do công ty chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động tổ chức thiết kế, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, thường sử dụng các chương trình có sẵn, hoặc có nghiên cứu nhưng chưa thực hiện một cách thấu đáo Các chương trình thiếu sự khác biệt, hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu và ít cập nhật thay đổi qua các năm Vì vậy, từ việc đánh giá đúng mức tầm quan trọng của hoạt động tổ chức thiết kế, công ty hoàn thiện hệ thống thiết kế chương trình du lịch một cách khoa học và chặt chẽ hơn
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, PGS.TS Phạm Hồng Chương, Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, 2013, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, các
SV: Phạm Thị Thu Trang 39 Lớp: QTKD Du lịch & Khách sạn 53 bước xây dựng chương trình du lịch gồm 11 bước Nhận thấy đây là quy trình khoa học, chặt chẽ và có thể áp dụng với thực tế công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Lữ hành Quốc tế TAT, đề tài xin đề xuất giải pháp sử dụng quy trình sau nhằm áp dụng tại công ty trong việc tổ chức thiết kế chương trình du lịch:
Bên cạnh đó, ngoài việc tập trung thiết kế các chương trình du lịch hiệu quả, chất lượng, thì để tiếp cận khách hàng tốt hơn, hình thức quảng cáo cũng cần thay đổi liên tục để đáp ứng thị hiếu của khách hàng Lượng thông tin được cập nhật dồi dào tạo sự chú ý cho người mua, đó chính là ấn tượng tốt ban đầu dành cho khách hàng trước khi quyết định mua chương trình du lịch của công ty Cụ thể là khách hàng được giới thiệu từ du khách cũ chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 30%, điều này đã tạo một mạng lưới bán hàng vô hình, ít tốn kém và mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty Đồng thời, cần tìm hiểu xu hướng mới của du lịch trong và ngoài nước và các bộ phận liên quan của nó bất cứ lúc nào, nhất là về xu hướng quảng bá du lịch Áp dụng phương pháp mới như tạo hình ảnh không gian 3 chiều, hiệu ứng âm thanh, ánh sáng đặc biệt…để truyền tải thông điệp về hình ảnh chương trình tour du lịch của công ty.
2.2.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động điều hành chương trình du lịch oXây dựng phong cách phục vụ mới