1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu

76 22 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 536,07 KB

Nội dung

Cá nhân tham gia bên mời thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:Am hiểu pháp luật về đấu thầu; Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu phải có đủ điều kiện sau

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ

Trí tuệ và Phát triểnKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ ĐẤU THẦU

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thế Vinh

Họ tên sinh viên: Phạm Phương Anh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp hoàn

thiện công tác tổ chức thi chức chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu” là công trình nghiên cứu của tác giả.

Nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong bài là trung thực và

rõ ràng Em xin chịu mọi trách nhiệm về bài nghiên cứu này

Tác giả khóa luận

Phạm Phương Anh

Trang 3

đã tạo điều kiện cho em được thực tập và trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ

em trong suốt quá trình thực tập tại đây

Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Học viện cùng toàn thể cácThầy/Cô giáo Bộ môn đã cho chúng em cơ hội vận dụng những kiến thức đãhọc vào thực tiễn, tiếp xúc làm quen với môi trường làm việc, học tập và tiếpthu những kinh nghiệm thực tế Đặc biệt, em cũng xin gửi lời cảm ơn chânthành đến TS Nguyễn Thế Vinh đã hướng dẫn, góp ý, hỗ trợ cũng như nhậnxét để em có thể hoàn thành bài báo cáo này

Trong quá trình làm khóa luận, do thời gian thực tập và kiến thức cònhạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được các ýkiến đóng góp của các Thầy/Cô, Ban lãnh Đạo, các Phòng/Ban trong Trungtâm để em có điều kiện bổ sung nâng cao hoàn thiện kiến thức của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

6 Những đóng góp của đề tài 3

7 Cấu trúc của đề tài 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU VÀ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU 5

1.1 Khái quát chung về đấu thầu 5

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động đấu thầu 5

1.1.2 Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của đấu thầu 7

1.1.2.1 Khái niệm đấu thầu 7

1.1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản 8

1.1.3 Vai trò và đặc điểm của đấu thầu 10

1.1.3.1 Vai trò 10

1.1.3.2 Đặc điểm 11

1.1.4 Yêu cầu đối với nguồn nhân lực tham gia hoạt động đấu thầu 12

1.1.5 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về đấu thầu 14

1.2 Khái quát về chứng chỉ hành nghề đấu thầu 18

1.2.1 Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu 18

1.2.2 Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu 19

Trang 5

1.2.3 Các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu 20

1.2.4 Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu 21

1.2.5 Hình thức thi chứng chỉ hành nghề đấu thầu 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ ĐẤU THẦU GIAI ĐOẠN 2019 - 2021 24

2.1 Khái quát về Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu 24

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban 24

2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức 24

2.1.1.2 Phòng Hành chính, quản trị 26

2.1.1.3 Phòng Đào tạo đấu thầu 27

2.1.1.4 Phòng Hỗ trợ nghiệp vụ đấu thầu 31

2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 34

2.1.3 Kết quả đạt được năm 2020 34

2.2 Thực trạng hoạt động tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đấu thầu tại Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu giai đoạn 2019 – 2021 38

2.2.1 Quy trình trước – trong – sau tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu 40

Công tác chuẩn bị trước kỳ thi 40

Công tác trong ngày thi 41

Công tác hậu kiểm sau thi 42

2.2.2 Kết quả công tác tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu giai đoạn 2019 – 2021 43

2.2.3 Nhận xét công tác tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu giai đoạn 2019 – 2021 50

Trang 6

Ưu điểm 50

Hạn chế 51

Nguyên nhân 51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ ĐẤU THẦU 53

3.1 Định hướng phát triển của Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu 53

3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu 53

3.2.1 Giải pháp về nhân lực 53

3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 54

3.2.3 Tăng cường sự phối hợp của các đơn vị liên quan 54

3.2.4 Giải pháp về công nghệ 54

3.3 Đề xuất, kiến nghị 55

3.3.1 Đối với Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu 55

3.3.1.1 Nâng cao chất lượng chuyên môn tại Trung tâm 55

3.3.1.2 Tăng cường công tác hậu kiểm sau thi 56

3.3.2 Đối với Cục Quản lý đấu thầu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư 56

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC 59

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

9 EVFTA Hiệp định thương mại tự do giữa Liên

minh Châu Âu và Việt Nam

11 CPA Certified Public Accountants - Chứng chỉ

kiểm toán viên

hợp tác phát triển chính thức

15 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ

xuyên Thái Bình Dương

16 TT-BKHĐT Thông tư – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

18 AI Artificial intelligence - Trí tuệ nhân tạo

Trang 8

21 HSMT Hồ sơ mời thầu

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

trang

1 Hình 1.1: Sơ đồ quá trình hình thành luật đấu thầu 05

2 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu 24

3 Hình 2.2: Quy trình thực hiện công tác tổ chức các khóa đào 28tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu

4 Hình 2.3: Quy trình thực hiện dịch vụ tư vấn thông qua các 31hợp đồng tư vấn

5 Hình 2.4: Quy trình tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành 40nghề hoạt động đấu thầu

7 Bảng 2.1: Các kỳ thi đã tổ chức từ năm 2019 đến năm 2021 43

9 Hình 2.6: Tổng số lượng thí sinh được cấp chứng chỉ và tổng 44

số lượng thí sinh đăng ký thi từ năm 2019 đến năm 2021

10 Bảng 2.2: Tỷ lệ thí sinh được cấp chứng chỉ hành nghề từ kỳ 45

19 đến kỳ 28

8 Hình 2.7: Các kỳ thi được tổ chức từ năm 2019 đến năm 2021 46

10 Bảng 2.3: Kế hoạch tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành 47

nghề hoạt động đấu thầu năm 2021

12 Bảng 2.4: Lịch khai giảng khóa học Ôn thi sát hạch cấp 49

Trang 10

chứng chỉ hành nghề Đấu thầu kỳ 29

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế hiện đại, đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triểncủa nền kinh tế chính là các dự án đầu tư Hiện nay những dự án đó được thựchiện dưới hình thức đấu thầu đã đạt được hiệu quả cao Do đó đấu thầu đãđược áp dụng rộng rãi và phổ biến, có thể chọn ra những nhà thầu ưu tú, đảmbảo những đáp ứng tốt nhất về chất lượng, thời gian, chi phí Có thể nói đầuthầu là một phương thức giao dịch đặc biệt, là một hình thức mua sắm dựavào tính chất cạnh tranh của thị trường Khi có một thương vụ mua bán haykinh doanh xây dựng các công trình có liên quan đến nhiều người hoặc nhiềubên khác nhau người ta sẽ áp dụng hình thức đầu thầu để có thể cạnh tranhmột cách công khai và công bằng

Công tác đấu thầu từ lâu đã đóng góp những thành tựu to lớn cho sự pháttriển kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thịtrường; giúp người mua (bên mời thầu) và người bán (nhà thầu) gặp nhauthông qua cạnh tranh Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh trong lĩnh vực xây dựng nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung vớimôi trường cạnh tranh một cách công bằng, bình đẳng Tạo nên động lực thúcđẩy nền kinh tế, hướng tới ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới, từng bướchội nhập với khu vực và thế giới Bên cạnh đó, đấu thầu góp phần nâng caohiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư, hạn chế và loại trừ tìnhtrạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư

Để nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, việc nâng cao chất lượngnguồn nhân lực đóng vai trò chủ yếu Hoạt động tổ chức thi cấp chứng chỉhành nghề là cách để có thể kiểm tra, đánh giá được chất lượng nguồn nhânlực hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu

Hiểu được tầm quan trọng của công tác tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉhành nghề, sau thời gian thực tập tại Phòng Đào tạo – Trung tâm Hỗ trợ đấu

Trang 12

thầu – Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư em đã chọn đề tài: “Giải

pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt

nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Khóa luận đặt ra mục tiêu phân tích và làm rõ tình hình thực trạng tổchức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; đánh giá kết quả đã đạt được trongcông tác tổ chức, chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đưa ra những giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi, từ đó nâng cao chất lượng thí sinh,nâng cao nguồn nhân lực trong lĩnh vực đấu thầu giúp công tác đấu thầu đạthiệu quả, hướng tới hiệu quả kinh tế Việt Nam phát triển bền vững

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đánh giá vai trò của công tác thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; phântích nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại; so sánh hiệu quả việc tổ chứcthi trên hệ thống máy tính so với thi trên giấy truyền thống

Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức thi sát hạchcấp chứng chỉ hành nghề đấu thầu tại Việt Nam

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành

nghề hoạt động đấu thầu

- Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian: Giai đoạn từ đầu năm 2019 đến tháng 6 năm 2021

Không gian: Thực hiện nghiên cứu về hoạt động tổ chức thi sát hạch cấpchứng chỉ hành nghề tại Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu thuộc Cục Quản lý đấuthầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để giải quyết các vấn

đề được đặt ra:

Trang 13

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: nghiên cứu quá trình hình thành vàphát triển Đấu thầu.

Phương pháp quan sát, so sánh: quan sát, đánh giá và so sánh giữa côngtác tổ chức thi truyền thống trên giấy so với thi trên hệ thống máy tính

Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp tài liệu: thu thập, tổng hợpcác tài liệu liên quan đến việc tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghềcác năm, kết hợp phân tích định lượng và định tính để giải thích số liệu, liên

hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu quy trình tổ chức tìm rakhó khăn, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế và nghiên cứu các giảipháp thực tiễn đã áp dụng để đưa ra giải pháp hoàn hảo nhất

6 Những đóng góp của đề tài

Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tổ chức thi sáthạch cấp chứng chỉ hành nghề đấu thầu tại Việt Nam; cố gắng hoàn thiệncông tác tổ chức, khắc phục những khó khăn, nhược điểm còn tồn tại, thúcđấy triển khai công tác thi trên hệ thống máy tính với hình thức không tậptrung mà vẫn đảm bảo hiệu quả chất lượng thi và tính trung thực trong khi thi

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần danh mục từ viết tắt, cam kết, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương:

Trang 14

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đấu thầu và chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu giai đoạn

2019 – 2021

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu

Trang 15

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU VÀ

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

1.1 Khái quát chung về đấu thầu

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động đấu thầu

Từ xa xưa, thuật ngữ “đấu thầu” đã xuất hiện trong xã hội Việt Nam Theo

Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998) thì đấu thầu được

giải thích là việc “đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất

thì được giao cho làm hoặc được bán hàng (một phương thức giao làm công

trình hoặc mua hàng)” Như vậy bản chất của việc đấu thầu đã được xã hội thừa

nhận như là một sự ganh đua (cạnh tranh) để được thực hiện một công việc,

một yêu cầu nào đó

Luật sốLuật đấu thầu 43/2013/QH13 ngày

16/07/1996 61/2005/QH11của Quốc hội của Quốc hộikhóa XIII về

thầu đầu tiên CHXHCNcủa Việt Nam Việt Nam12/02/1990 đã được ban thông qua

Có quy chế hành (tư vấn, ngày

trong xây xây lắp, máy

dựng do Bộ móc thiết bị,

xây dựng đấu thầu dự

ban hành án) Nghị

định số43/NĐ-CP

Hình 1.1: Sơ đồ quá trình hình thành luật đấu thầu Thông tư của Bộ xây

dựng số 03-BXD/VKT ngày 30 tháng 3 năm 1994 hướng dẫn việc xây dựng

đơn giá xây dựng cơ bản và lập dự toán các công

Trang 16

trình xây dựng cơ bản Đây là thông tư đầu tiên quy định về đấu thầu trongxây dựng Sau đó, Bộ xây dựng đã quy định “Quy chế đấu thầu xây lắp” thaycho “Quy chế đấu thầu trong xây dựng” Theo đó, tất cả các công trình xâydựng thuộc sự quản lý của Nhà nước đều phải tổ chức đấu thầu theo quy định.Phương thức chọn thầu và chỉ định thầu chỉ áp dụng trong các công trìnhthuộc bí mật quốc gia, nghiên cứu thử nghiệm, cần thực hiện cấp bách.

Năm 1994, Việt Nam ban hành văn bản đầu tiên quy định nguyên tắchoàn chỉnh cho hoạt động đấu thầu bao quát mọi hoạt động mua sắm (Quyếtđịnh số 183-TTG) Do tầm quan trọng của công tác đấu thầu trong mối quan

hệ với nhiều nội dung thuộc các Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thựchành tiết kiệm chống lãng phí, Luật xây dựng, … Pháp lệnh đấu thầu đã được

đề xuất nâng lên thành Luật Đấu thầu Chính phủ đã thống nhất với đề nghịnày và ngày 05/7/2005, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ cho phéptriển khai Dự án Luật Đấu thầu để trình Quốc hội xem xét, thông qua

Sau một thời gian chuẩn bị, tiếp thu nhiều ý kiến từ các cá nhân, tổ chứcliên quan thuộc các Bộ, ngành, địa phương, từ các tiểu ban thuộc Ủy banThường vụ Quốc hội (UBTVQH), các ý kiến chỉ đạo của UBTVQH và các ýkiến đóng góp của Đại biểu Quốc hội, Dự án Luật Đấu thầu đã được Quốc hộikhóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua tại ngày họp cuối cùng (29/11/2005) LuậtĐấu thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2006

Việc ban hành Luật Đấu thầu năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 cùng với hệthống văn bản hướng dẫn thi hành hai Luật này đã góp phần thiết lập một môitrường cạnh tranh, minh bạch, cho các hoạt động đấu thầu phù hợp với thông lệquốc tế, tạo cơ sở để chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinhnghiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ, công trình và giúp tiết kiệm nguồn vốn cóhạn của nhà nước Từ đó quy chế đấu thầu được chỉnh sửa phù hợp hơn với tìnhhình đất nước Do đó đến 2013, Quốc hội đã ban hành Luật đấu thầu số

Trang 17

43/2013/QH13 quy định chi tiết về quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệmcủa các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu.

1.1.2 Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của đấu thầu

1.1.2.1 Khái niệm đấu thầu

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về đấu thầu

Luật mẫu về MSCP của Ủy ban về Luật thương mại quốc tế của LiênHiệp quốc (UNCITRAL) đưa ra định nghĩa đơn giản hơn, cụ thể: “Mua sắmcông là việc một cơ quan mua sắm công tiến hành mua sắm hàng hóa, dịch vụxây dựng hoặc dịch vụ”

Theo Hiệp định mua sắm chính phủ (MSCP) của tổ chức Thương mạithế giới (Hiệp định GPA/WTO) và chương MSCP trong hiệp định thương mại

tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), MSCP được địnhnghĩa “là quá trình một cơ quan mua sắm, được liệt kê trong Bản chào mở cửathị trường, được quyền sử dụng hoặc được mua hàng hóa và/hoặc dịch vụ vìmục đích công và không nhằm mục đích bán hay bán lại mang tính thươngmại hoặc sử dụng trong việc sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ vìmục đích bán hay bán lại mang tính thương mại”

Một khái niệm khác về đấu thầu được Sue Arrowsmith đưa ra trong cuốn

“Giới thiệu quy định về mua sắm công” như sau: “Mua sắm công là hànhđộng của chính phủ trong việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ cần thiết choviệc thực hiện các chức năng của chính phủ” Tác giả cho rằng mua sắm công

là một quá trình, bao gồm ba giai đoạn: (i) xác định hàng hóa hoặc dịch vụcần mua sắm cũng như thời điểm mua sắm; (ii) lựa chọn nhà thầu, bao gồm cảviệc trao hợp đồng; và (iii) quản lý hợp đồng

Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, khoản 12, điều 4 quy định khái niệm về đấu thầu, “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư

Trang 18

theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.

Như vậy, có thể thấy, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầuđáp ứng các yêu cầu của mình Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bênbán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau Mục tiêu của bên mua là có được cáchàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng

và chi phí thấp nhất Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấpmua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảomức lợi nhuận cao nhất có thể Do đó, bản chất của đấu thầu đã được xã hộithừa nhận như một sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện một việc nào

đó, một yêu cầu nào đó

1.1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản

Vai trò của đấu thầu cũng chính là những nguyên tắc cơ bản và quan trọng

trong đấu thầu: Cạnh tranh - công bằng - minh bạch - hiệu quả kinh tế.

+Tính cạnh tranh

Tính cạnh tranh ở đây chính là đề cập đến mối quan hệ giữa các nhà thầuvới nhau, nhà thầu là những nhân tố trực tiếp duy trì và xây dựng mối quan hệcạnh tranh này Các nhà thầu tham gia hoạt động đấu thầu cần được phát huyhết lợi thế của mình về trình độ công nghệ, kỹ thuật, giá cả, nhân lực và cáctiềm năng sẵn có khác

Để đảm bảo được tính cạnh tranh trong đấu thầu, thông tin về gói thầu cầnphải được phổ biến một cách rộng rãi để thu hút được càng nhiều nhà thầu thamgia càng tốt và không được lạm dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khôngcạnh tranh hoặc ít tính cạnh tranh (như chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế)

Tại Việt Nam, bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu là một nội dung quantrọng được quy định chi tiết trong hệ thống pháp luật về đấu thầu Theo đó, LuậtĐấu thầu (2013) và Nghị định 63 (2014) chú trọng vào việc đảm bảo tính cạnhtranh của cuộc thầu bằng những quy định như kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thôngbáo mời thầu phải được đăng tải công khai trên Báo Đấu thầu và/hoặc

Trang 19

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; hồ sơ mời thầu phải được phát hành chotới thời điểm đóng thầu, hồ sơ mời thầu không được đưa ra các điều kiện, yêucầu nhằm tạo lợi thế cho một hay một số nhà thầu nhất định, nhà thầu chưamua hồ sơ mời thầu vẫn được đến nộp hồ sơ dự thầu, …

+Tính công bằng

Đây là mục tiêu rất quan trọng trong đấu thầu Trong quá trình thực hiệncông tác đấu thầu, phải hết sức tôn trọng quyền lợi của các bên có liên quan.Mọi thành viên từ chủ đầu tư, bên mời thầu đến các nhà thầu, các tổ chức tưvấn được thuê thực hiện một phần công việc trong đấu thầu đều bình đẳng vớinhau trước pháp luật Mỗi bên có quyền và trách nhiệm được quy định Chủđầu tư, bên mời thầu không được phép cho rằng mình là người có quyền caonhất muốn làm gì thì làm, muốn cho ai trúng thầu thì cho Nhà thầu khôngđược lợi dụng quan hệ thân thiết, hoặc có những tác động đối với các thànhviên tổ chuyên gia đấu thầu để làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu theohướng có lợi cho mình, khi tham gia dự thầu các nhà thầu đều phải được đối

xử như nhau (thông tin đều được cung cấp như nhau)

+Hiệu quả kinh tế

Được tính cả trên hai phương diện: hiệu quả về mặt thời gian và hiệu quả

cả về mặt tài chính Về thời gian, sẽ được đặt lên hàng đầu khi yêu cầu về tiến

Trang 20

độ là cấp bách Còn nếu thời gian không yêu cầu phải cấp bách thì quy trìnhđấu thầu phải được thực hiện từng bước theo đúng kế hoạch để lựa chọn nhàthầu đạt hiệu quả về mặt tài chính.

1.1.3 Vai trò và đặc điểm của đấu thầu

1.1.3.1 Vai trò

Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thịtrường phát triển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹthuật của chủ đầu tư Như vậy đấu thầu ra đời và tồn tại với mục tiêu nhằmthực hiện tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch để lựa chọn ra nhà thầu phùhợp nhất và bảo đảm hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư

Đối với người mua:

+ Đấu thầu giúp cho người mua mua được hàng hóa, dịch vụ mình cầnmột cách tốt nhất hay nói cách khác là sử dụng đồng tiền của mình một cáchhiệu quả nhất Chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí tìm hiểu thông tin về sảnphẩm và người cung cấp thông qua việc đăng tải thông tin yêu cầu của mìnhtrên các phương tiện thông tin đại chúng Vì vậy, thông qua hình thức tổ chứcđấu thầu, chủ đầu tư đạt được mục đích của mình khi thực hiện đầu tư là nhậnđược kết quả lớn hơn những gì mình bỏ ra và khai thác được tối đa kết quảđầu tư Không những thế, trong một dự án, nguồn vốn đầu tư thường là củaNhà nước hoặc một tổ chức tài chính nào đó cung cấp hoặc cho vay nên việcquản lý nguồn vốn và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ cho dự án luôn được đặt lênhàng đầu, đòi hỏi phải có sự công khai, minh bạch Đấu thầu tạo điều kiện chonhững người bán được cạnh tranh một cách công bằng, công khai, minh bạch.Điều này được thực hiện thông qua một nguyên tắc lựa chọn công khai, rộngrãi nên tránh được tiêu cực và giúp chủ đầu tư yên tâm khi lựa chọn nhà thầu.Đối với bên dự thầu:

+ Nếu mục đích của bên mời thầu khi tổ chức đấu thầu là mua được sảnphẩm đáp ứng yêu cầu với giá hợp lý nhất thì mục địch của các nhà thầu là bánđược sản phẩm với giá mình muốn với số lượng lớn Đấu thầu cũng là động lực

Trang 21

để nhà thầu phải phát huy tối đa khả năng cạnh tranh của mình bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới hay hạ giá sản phẩm.

+ Đối với nhà cung cấp mới hoặc chưa có tiếng tăm trên thị trường thì đấuthầu là cách giúp họ tự khẳng định mình và sự thành công sẽ mang lại cho các nhàthầu cơ hội để phát triển Đây cũng là một hình thức xây dựng thương hiệu

Thông thường những gói thầu, dự án được đưa ra đấu thầu là những gói thầu,

dự án lớn, nhiều người biết tới, việc trúng thầu là một cách quảng cáo tốt nhất,tạo niềm tin cho khách hàng khác

+ Một tác dụng khác của đấu thầu đối với các nhà thầu là cơ hội làm quen

với các nhà thầu khác, từ đó có thể học hỏi lẫn nhau hoặc nảy sinh những mối quan hệ hợp tác để cùng phát triển trong tương lai

Vì vậy đấu thầu có vai trò đảm bảo bốn nội dung: Cạnh tranh - công bằng

- minh bạch - hiệu quả kinh tế Hiệu quả có thể về mặt tài chính hoặc về thờigian hay một tiêu chí nào khác tùy thuộc vào mục tiêu của dự án Muốn đảmbảo hiệu quả cho dự án phải tạo điều kiện cho nhà thầu cạnh tranh công khai ởphạm vi rộng nhất có thể nhằm tạo ra sự công bằng, đảm bảo lợi ích cho cácbên Với các dự án có tổng đầu tư lớn, có giá trị về mặt kinh tế hoặc xã hội thìcông tác đấu thầu là một khâu quan trọng không thể thiếu và đấu thầu phảituân thủ theo quy định của nhà nước hoặc tổ chức tài chính cho vay vốn

1.1.3.2 Đặc điểm

Thứ nhất, Đấu thầu là một hoạt động thương mại Trong đó bên dự thầu

là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới làlợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sửdụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ

Thứ hai, Đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng Hoạt động đấu thầu luôn

gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Trong nền kinh tế đấuthầu không diễn ra như 1 hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người cónhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ Mục đích cuối cùng của đấu thầu

là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch

Trang 22

vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất,người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, để ký hợpđồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.

Thứ ba, chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ Theo Luật

thương mại 2005, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như cáccông ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ, đánh giá hồ sơ dựthầu Tuy nhiên đây là hoạt động không qua trung gian, không có thương nhânlàm dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác nhận thù lao.Trong khi đó, Luật đấu thầu 2013 đã quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyênnghiệp bao gồm đại lý đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập và chức năngthực hiện đấu thầu chuyên nghiệp Việc thành lập và hoạt động của đại lý đấuthầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Quan hệ đấu thầuluôn được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều bên dự thầu Nhưng vẫn cótrường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư

Thứ tư, hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ

mời thầu và hồ sơ dự thầu Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lý do bên mời thầulập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kỹ thuật, tài chính và thương mại củahàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng Còn hồ sơ dự thầu thể hiện nănglực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu

Thứ năm, giá của gói thầu: xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết

phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoặc dự toán được đưa ra bởibên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu Bên dự thầu đưa ragiá cao hơn khả năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũngkhó có thể thắng thầu Bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bênmời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng

1.1.4 Yêu cầu đối với nguồn nhân lực tham gia hoạt động đấu thầu

Công tác đấu thầu đòi hỏi cá nhân người tham gia phải có kiến thức, kinhnghiệm phù hợp với đặc điểm, quy mô, tính chất của gói thầu, cụ thể như sau:

Cá nhân tham gia bên mời thầu

Trang 23

Cá nhân tham gia bên mời thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:

Am hiểu pháp luật về đấu thầu;

Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu

Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu phải có đủ điều kiện sau đây:

Có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu;

Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;

Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu

Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu không nhất thiết phải tham gia bên mời thầu và ngược lại

Trường hợp chủ đầu tư có đủ nhân sự đáp ứng các điều kiện thì tự mìnhlàm bên mời thầu Trường hợp chủ đầu tư không đủ nhân sự hoặc nhân sựkhông đáp ứng các điều kiện trên thì tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấnhoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp có đủ năng lực và kinh nghiệm thaymình làm bên mời thầu Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu tráchnhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúngthầu sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp

Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

Trang 24

Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp, trong

đó có ngành nghề được phép hoạt động, kinh doanh là đại lý đấu thầu hoặc tưvấn đấu thầu hoặc có chức năng thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về đấu thầu;

Có bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ đểthực hiện chức năng, nhiệm vụ của đại lý đấu thầu, tư vấn đấu thầu, chuyêntrách về đấu thầu;

Nhân sự có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện công việc;

Có quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng thực hiện công việc;

Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp chỉ được phép hoạt động khi đã có têntrên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp được ký kết hợp đồng làm đại lý đấu thầu hoặc tư vấn đấu thầu cho các chủ đầu tư, bên mời thầu

1.1.5 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về đấu thầu

Đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ đấu thầu

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định những cá nhân trực tiếp tham giahoạt động đấu thầu (bên mời thầu hay tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp) đềuphải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu, (trừ các nhàthầu) Họ là đối tượng quan trọng nhất cần phải được đào tạo, bồi dưỡng vềnghiệp vụ đấu thầu Ngoài ra, những cá nhân khác có nhu cầu, thậm chínhững người tham gia với tư cách nhà thầu tuy không bắt buộc nhưng cầnphải có sự hiểu biết nhất định về hoạt động đấu thầu đề có thể tham gia cáclớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ đấu thầu

Trách nhiệm của các cơ sở tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp

vụ đấu thầu

Cơ sở đào tạo về đấu thầu có trách nhiệm sau:

Bảo đảm về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin về cơ sởđào tạo của mình cho cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu;

Trang 25

Thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở chương trình khung

về đào tạo đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cấp chứng chỉ đấu thầucho học viên theo đúng quy định của Nhà nước;

Có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng giảng dạy với giảng viên về đấuthầu;

Lưu trữ hồ sơ về các khóa đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu mà mình tổ chức theo quy định;

Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản

lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu, tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng vềđấu thầu

Cơ sở đào tạo về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi vi phạm một trong các quy định sau đây:

Thay đổi địa chỉ của trụ sở giao dịch nhưng trong vòng 60 ngày, kể từngày thay đổi địa chỉ của trụ sở giao dịch mà không thông báo bằng văn bảngửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Không sử dụng giảng viên về đấu thầu có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng về hoạt động đấu thầu; Không thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở chương trình

khung về đào tạo đấu thầu;

Cấp chứng chỉ cho các cá nhân không tham gia lớp đào tạo đấu thầuhoặc các cá nhân có tham gia nhưng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quyđịnh của pháp luật;

Không lưu trữ hồ sơ các khóa đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu mà mình

tổ chức theo quy định;

Không báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của mình

Điều kiện đối với giảng viên về đấu thầu

Giảng viên chỉ được giảng dạy về đấu thầu tại các cơ sở đào tạo đấu thầu

có chứng chỉ khi đáp ứng các điều kiện sau:

Trang 26

Tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành pháp luật, kỹ thuật, kinh tế;

- Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quantrực tiếp đến hoạt động đấu thầu hoặc có tổng thời gian tối thiểu 06 năm kinhnghiệm làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu nhưngkhông liên tục;

- Có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;

- Hoàn thành các khóa bồi dưỡng giảng viên về đấu thầu do Bộ Kế hoạch

và Đầu tư tổ chức

Các giảng viên muốn giảng dạy về đấu thầu đáp ứng các điều kiện trên sẽlập hồ sơ đăng ký giảng viên về đấu thầu gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Kếhoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ đăng ký của giảng viên

về đấu thầu Hồ sơ được đánh giá là đáp ứng sẽ được công nhận là giảng viên vềđấu thầu và được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Giảng viên về đấu thầu có trách nhiệm sau đây:

Giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;

Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;

Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình

Giảng viên về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi vi phạm một trong các quy định sau đây:

- Không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;

- Không thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;

Trang 27

- Không báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầucủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu

Các khóa đào tạo về đấu thầu có cấp chứng chỉ phải được tổ chức họctập trung, mỗi lớp không quá 150 học viên Kết thúc khóa học, người đứngđầu cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu cho các

cá nhân đạt yêu cầu

Kết thúc mỗi khóa đào tạo về đấu thầu có cấp chứng chỉ, cơ sở đào tạo

có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả đào tạo kèm theo danh sách các cá nhânđược cấp chứng chỉ đào tạo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đăng tảitrên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Đối với những khóa học mà tất cả học viên đều thuộc vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở đào tạo được phép điều chỉnh, nội dung tài liệugiảng dạy cho phù hợp với yêu cầu đặc thù về đấu thầu của địa phương nhưngvẫn phải đảm bảo thời lượng khóa học theo chương trình khung

Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý hoạt động đào tạo về đấu thầu

- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về giảng viên đấu thầu, cơ sở đào tạo,

cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

- Xây dựng và ban hành các chương trình khung và tài liệu đào tạo về đấu thầu để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước

- Hướng dẫn chi tiết về đăng ký, thẩm định và công nhận cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu

- Tổ chức các kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấuthầu

- Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho giảng viên về đấu thầu

- Ban hành mẫu chứng chỉ chứng nhận giảng viên về đấu thầu, chứng chỉđào tạo, chứng chỉ hành nghề

17

Trang 28

- Ban hành quyết định công nhận cơ sở đào tạo về đấu thầu đối với các

cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu

- Ban hành quyết định công nhận giảng viên về đấu thầu đối với các cá nhân đáp ứng yêu cầu

- Ban hành quyết định xóa tên cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu viphạm

- Kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu đối với cơ sở đào tạo và giảng viên

- Tổng hợp tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo,giảng viên thông qua báo cáo công tác đấu thầu của Bộ, ngành và địa phương,báo cáo của cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu

1.2 Khái quát về chứng chỉ hành nghề đấu thầu

1.2.1 Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

Chứng chỉ hành nghề đấu thầu là bản chứng nhận được sử dụng đểchứng nhận về năng lực, khả năng được phép trong các hoạt động đấu thầucủa các cá nhân và tổ chức trong xây dựng và các lĩnh vực có liên quan

Pháp luật Việt Nam có quy định liên quan đến chứng chỉ hành nghề hoạtđộng đấu thầu:

Sử dụng chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu:

a) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tưvấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tưvấn;

b) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu xây lắp,hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu góithầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn, gói thầu mua sắmhàng hóa và xây lắp (PC);

c) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tưvấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn được tham gia vào quá trìnhlựa chọn nhà thầu tất cả các gói thầu

Trang 29

Khi hết thời hạn sử dụng ghi trong chứng chỉ hành nghề, cá nhân phảilàm thủ tục cấp lại hoặc phải thi sát hạch nếu không đủ điều kiện cấp lại theoquy định tại Điều 17 Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT ngày 25 tháng 01 năm2019.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý về chứng chỉ hành nghề hoạtđộng đấu thầu trên phạm vi toàn quốc; chịu trách nhiệm tổ chức thi sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

1.2.2 Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được cấp cho cá nhân sau đâykhi phải trực tiếp thực hiện các nội dung công việc theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật đấu thầu:

a) Cá nhân thuộc doanh nghiệp hoạt động tư vấn đấu thầu hoặc đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu; cá nhân hoạt động tư vấn độc lập về đấu thầu;

b) Cá nhân thuộc ban quản lý dự án chuyên nghiệp: là các ban quản lý

dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án khu vực theo quy định của pháp luật vềxây dựng hoặc ban quản lý dự án được thành lập để thực hiện công tác quản lý

dự án chuyên nghiệp, quản lý cùng lúc nhiều dự án hoặc các dự án kế tiếp, gốiđầu, hết dự án này đến dự án khác;

c) Cá nhân thuộc đơn vị mua sắm tập trung chuyên trách: là đơn vị đượcthành lập để chuyên trách thực hiện việc mua sắm tập trung và hoạt động muasắm mang tính thường xuyên, liên tục;

d) Cá nhân khác có nhu cầu

Cá nhân quy định tại các điểm a, b, c Khoản 1 Điều 16 Luật đấu thầu,khi tham gia trực tiếp vào các hoạt động sau đây phải có chứng chỉ hành nghềhoạt động đấu thầu:

a) Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu

cầu;

Trang 30

b) Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đềxuất.

Các cá nhân sau đây không thuộc đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu:

a) Cá nhân thuộc ban quản lý dự án được thành lập để thực hiện từng dự

án cụ thể và ban quản lý dự án này sẽ giải thể sau khi kết thúc dự án;

b) Cá nhân thuộc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổchức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lậptham gia vào các công việc nêu tại khoản 2 Điều 16 Luật đấu thầu theo nhiệm vụđược giao, trừ cá nhân thuộc khoản 1 Điều 16 Luật đấu thầu;

c) Cá nhân tham gia vào các công việc nêu tại khoản 2 Điều 16 Luật đấuthầu trong mua sắm tập trung theo mô hình kiêm nhiệm, không thường xuyên,liên tục; Cá nhân nêu tại Khoản này khi tham gia vào hoạt động đấu thầu phải

có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản

Trường hợp cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì khôngbắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản,chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

1.2.3 Các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

- Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn;

- Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn;

Có thể hiểu rằng chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu bao gồm cácloại:

Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu chung (bao gồm hai lĩnh vực:(1) Tư vấn; (2) Xây lắp, hàng hóa và phi tư vấn) cho các cá nhân tham gia trực tiếp vào quá trình lựa chọn nhà thầu tất cả các gói thầu

Trang 31

Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu (bao gồm một trong hai lĩnh vực:

(1) Tư vấn; (2) Xây lắp, hàng hóa và phi tư vấn) cho các cá nhân tham gia trực tiếp vào quá trình lựa chọn nhà thầu các gói thầu tương ứng

Khác với chứng chỉ đấu thầu cơ bản, chứng chỉ hành nghề đấu thầu có thờihạn sử dụng trong thời gian 5 năm kể từ ngày cấp, khi hết thời hạn sử dụng phải

làm thủ tục cấp lại hoặc phải thi sát hạch nếu không đủ điều kiện cấp lại theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT

1.2.4 Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1 Có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản;

2 Tốt nghiệp đại học trở lên;

3 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

4 Đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Đã tham gia thường xuyên, liên tục vào một trong các công việc liênquan đến hoạt động đấu thầu trong vòng 04 năm trở lại đây (tính đến thời điểm

đăng ký thi sát hạch), bao gồm:

- Tham gia giảng dạy về đấu thầu;

- Tham gia xây dựng văn bản pháp luật về đấu thầu;

- Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, quản lý thực hiện hợp đồngcác gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu như: tham gia vàocông tác lập, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; lập, thẩm định hồ sơ mờiquan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơquan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quảđánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, thamgia thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; tham gia các công tác quản lý dự án,quản lý hợp đồng (nghiệm thu, thanh toán, điều chỉnh hợp đồng );

Trang 32

b) Đã tham gia vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấuthầu quy định được nhắc đến tại mục a) trong vòng 05 năm trở lại đây (tính đếnthời điểm đăng ký thi sát hạch) nhưng không thường xuyên, liên tục;

c) Đã tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển,

hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ

sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quảđánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy

mô lớn (gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị góithầu trên 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu trên 20 tỷđồng) hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phức tạpđược tính tương đương gói thầu quy mô lớn; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấnđơn giản được tính tương đương gói thầu quy mô nhỏ”

5 Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức

1.2.5 Hình thức thi chứng chỉ hành nghề đấu thầu

Chứng chỉ hành nghề không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực đấu thầu, tronglĩnh vực kế toán, kiểm toán có chứng chỉ kiểm toán viên - chứng chỉ CPA(Certified Public Accountants), lĩnh vực hải quan có chứng chỉ nghiệp vụ khaihải quan, lĩnh vực y tế có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, ngànhluật có chứng chỉ hành nghề luật sư Với những lĩnh vực vừa đề cập chỉ cóchứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan đã và đang áp dụng hình thức thi trắcnghiệm trên máy tính với thời gian làm bài thi là 60 phút/ môn, các lĩnh vựccòn lại đều vẫn đang áp dụng hình thức làm bài thi trên giấy

Về hình thức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, thísinh được làm bài trên máy tính với các nội dung thi bao gồm 1 bài thi trắcnghiệm (thời gian 60 phút) và một bài thi viết (thời gian 90 phút) So với hìnhthức thi trên giấy truyền thống, thời gian làm bài thi đã được rút ngắn từ 120phút còn 60 phút Thí sinh dự thi làm bài thi trên máy tính thông qua phần mềm

Hệ thống thi Môn thi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi được hiển thị theo định dạng nộidung câu hỏi và các phương án trả lời để thí sinh lựa chọn 01 phương án trả

Trang 33

lời đúng nhất Môn thi tự luận, mỗi câu hỏi hiển thị theo định dạng nội dungcâu hỏi và ô trống để thí sinh đánh máy nhập câu trả lời tương ứng Thời gianlàm bài thi được cài đặt sẵn trên Hệ thống thi, được tính khi giám thị phòngthi cho phép và thí sinh bắt đầu làm bài Thời gian làm bài được hiển thị trênmàn hình máy tính của thí sinh, giám thị phòng thi ghi thời gian làm bài lênbảng trong phòng thi Khi hết thời gian làm bài thi, Hệ thống thi tự động tắtchế độ làm bài của thí sinh, tự động lưu trữ bài làm của thí sinh vào hệ thống.Bài thi của thí sinh phải được lưu trữ dưới dạng tài liệu mật trên hệ thống Đốivới môn thi trắc nghiệm hệ thống tự động tính toán điểm bài thi hiển thị chothí sinh, giám thị phòng thi in danh sách điểm bài thi của phòng yêu cầu thísinh đối chiếu điểm bài thi trên danh sách với điểm bài thi hệ thống hiển thị

và ký xác nhận vào danh sách này Đối với môn thi viết giám thị yêu cầu thísinh ký xác nhận vào danh sách nộp bài thi

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ ĐẤU THẦU GIAI ĐOẠN 2019 - 2021 2.1 Khái quát về Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu

Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu thuộc Cục Quản lý đấu thầu được thành lậpngày 15 tháng 04 năm 2009 theo quyết định số 511/QĐ-BKH của Bộ trưởng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tính đến nay Trung tâm đã đi vào hoạt động được 12năm

Trung tâm có địa chỉ tại Tầng 11, tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lô D25khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Chí Minh

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu

(Nguồn: Tài liệu Phòng Hành chính, quản trị - Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu)

Trang 35

Nhân lực

Lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu gồm có Giám đốc bà Nguyễn ThịDiệu Phương và 02 Phó Giám đốc là ông Nghiêm Ngọc Dũng và bà PhạmMinh Yến

Tổng số lao động hiện có là 21 người, trong đó:

- Công chức: 01 người

- Viên chức: 09 người

- Hợp đồng lao động: 11 người

Định biên theo phòng chức năng:

- Lãnh đạo Trung tâm: 01 công chức, 02 viên chức

- Phòng Hành chính, quản trị: 02 viên chức, 03 lao động hợp đồng

- Phòng Đào tạo đấu thầu: 03 viên chức, 04 lao động hợp đồng

- Phòng Hỗ trợ nghiệp vụ đấu thầu: 02 viên chức, 04 lao động hợp đồng

- Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: 01 lao động hợp đồng

a) Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và trình Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu quyết định:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc Trung tâm

- Chủ trương sắp xếp vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề

nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷluật đối với viên chức, lao động hợp đồng của Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu.Giám đốc còn chịu trách nhiệm về:

- Tổ chức xây dựng và ban hành Quy chế làm việc, Quy chế chỉ tiêu nội

bộ và các quy chế nội bộ khác của Trung tâm phù hợp với quy định của phápluật;

- Quyết định số lượng và ký hợp đồng tuyển dụng lao động của Trung tâm;

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và chỉ đạo, phân công côngviệc đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng tiến độ, chất lượng;

Trang 36

- Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạtđộng của Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu.

b) Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách

Phòng ban chức năng

Bộ máy giúp việc cho Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu bao gồm 03 phòng:

- Phòng Hành chính, quản trị;

- Phòng Đào tạo đấu thầu;

- Phòng Hỗ trợ nghiệp vụ đấu thầu

Theo đó mỗi phòng ban sẽ thực hiện công việc đúng với tên chuyên môncủa phòng ban đó Tại đây, em được thực tập tại vị trí nhân viên của PhòngĐào tạo

Phòng Đào tạo đấu thầu do Phó Giám đốc Trung tâm là bà Phạm MinhYến chịu trách nhiệm quản lý và điều phối công việc Dưới đó là Trưởngphòng là ông Cao Thành Trung với đội ngũ nhân viên gồm 07 người cùng phụtrách các phần công việc của Phòng

2.1.1.2 Phòng Hành chính, quản trị

Phòng Hành chính, quản trị tiếp nhận phần công việc xử lý văn bản đến vàvăn bản đi theo quy định Có thể nói, Phòng Hành chính, quản trị là đầu mối liênlạc và chuyên trách tiếp nhận thông tin từ các cơ quan khác chuyển đến để thụ lýgiải quyết đồng thời đưa ra ý kiến phản hồi gửi lại cho các đơn vị đó

Quy trình thực hiện như sau:

Xử lý văn bản đến

Tất cả các văn bản được gửi đến Trung tâm đều phải được ghi vào sổtheo dõi và quản lý có hệ thống tại Phòng Hành chính, quản trị Văn bản đếnphải được xử lý nhanh, chính xác, kịp thời và bảo mật theo quy định

Trang 37

Phòng Hành chính, quản trị kiểm soát văn bản đến trước khi trình lãnhđạo Trung tâm, sau đó chuyển đến các phòng chuyên môn hoặc các cá nhânchuyên trách xử lý.

Phòng phải có trách nhiệm theo dõi và báo cáo thường xuyên tiến độcông việc đang được tiến hành cho lãnh đạo trung tâm biết để xử lý

Nguyên tắc việc xử lý văn bản thông thường từ 01 - 03 ngày làm việc kể

từ ngày nhận được công văn

Xử lý văn bản đi

Văn bản đi là tất cả các tài liệu giấy tờ do Trung tâm gửi đi các nơi khác.Tất cả các giấy tờ sử dụng tên của Trung tâm để gửi ra ngoài nhất thiết phảithông qua Phòng Hành chính, quản trị để ghi vào sổ theo dõi và đóng dấu pháthành

Văn bản đi phải được chuyển trong ngày hoặc chậm nhất là ngày tiếptheo ngay sau khi có chữ ký của lãnh đạo Trung tâm Phòng Hành chính, quảntrị có trách nhiệm ghi rõ số lượng văn bản phát hành để tiện theo dõi

Văn bản gửi ra bên ngoài cần sử dụng phong bì thống nhất của Trungtâm trên đó có in sẵn địa chỉ để liên lạc Bản chính được lưu lại ở phòng Hànhchính, quản trị để tiện theo dõi và tra cứu khi cần thiết

2.1.1.3 Phòng Đào tạo đấu thầu

 Phòng Đào tạo đấu thầu thực hiện công tác tổ chức các khóa đào tạo, bồidưỡng nghiệp vụ đấu thầu cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân theo đúng

chức năng, nhiệm vụ

Trang 38

Quy trình thực hiện:

khóa đào tạo

Phát hành

khóa đào tạo

hồ sơ khóa đào tạo

Hình 2.2: Quy trình thực hiện công tác tổ chức các khóa đào tạo, bồi

dưỡng nghiệp vụ đấu thầu Tuyển sinh

a) Đối với việc tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu theo

hình thức tuyển sinh rộng rãi:

- Lập kế hoạch tuyển sinh các khóa đào tạo bao gồm chương trình đào

tạo, thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức, mức học phí, cán bộ phụ trách, dự kiến

sắp xếp giảng viên trình Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt để thực hiện các bước

tiếp theo;

- Thông báo cho giảng viên biết để bố trí sắp xếp thời gian giảng dạy

theo kế hoạch tuyển sinh;

- Đăng tải thông tin quảng cáo về khóa học đào tạo bao gồm thời gian tổ

chức, địa điểm tổ chức, mức học phí trên Báo đấu thầu và một số báo, tạp chí

khác, trang web của Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu http://tthtdt.vn và các trang

web khác tùy điều kiện của Trung tâm;

- Tìm kiếm danh sách các đơn vị, các nhân trên các trang web, Báo đấu

thầu hoặc các phương tiện khác; điện thoại, email, fax về thông tin của các khóa

đào tạo cụ thể như: chương trình đào tạo, ngày khai giảng, địa điểm tổ chức,

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động đấu thầu - Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động đấu thầu (Trang 15)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI - Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu
2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI (Trang 34)
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu - Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu (Trang 34)
Hình 2.2: Quy trình thực hiện công tác tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu - Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu
Hình 2.2 Quy trình thực hiện công tác tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu (Trang 39)
Hình 2.5: Công tác trong ngày thi - Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu
Hình 2.5 Công tác trong ngày thi (Trang 62)
Bảng 2.2: Tỉ lệ thísinh được cấp chứng chỉ hành nghề từ kỳ 19 đến kỳ 28 Kỳ thi - Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu
Bảng 2.2 Tỉ lệ thísinh được cấp chứng chỉ hành nghề từ kỳ 19 đến kỳ 28 Kỳ thi (Trang 67)
Hình 2.7: Các kỳ thi được tổ chức từ năm 2019 đến 2021 - Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu
Hình 2.7 Các kỳ thi được tổ chức từ năm 2019 đến 2021 (Trang 68)
Bảng 2.4: Lịch khai giảng khóa học Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Đấu thầu kỳ 29 - Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu
Bảng 2.4 Lịch khai giảng khóa học Ôn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề Đấu thầu kỳ 29 (Trang 72)
Bảng danh sách các kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu từ năm 2018 đến năm 2021 - Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu tại trung tâm hỗ trợ đấu thầu
Bảng danh sách các kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu từ năm 2018 đến năm 2021 (Trang 87)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w