Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề hứng thú
Vấn đề hứng thú trên thế giới đã xuất hiện từ rất sớm và được nhiều người quan tâm, tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các công trình khoa học Và cho đến nay, các công trình nghiên cứu về hứng thú vẫn còn sức hấp dẫn rất lớn và tiếp tục được đào sâu, bởi tính thiết thực và ứng dụng cao của nó, đóng góp vào sự phong phú, đa dạng của đề tài này.
Ovide Decroly (1971-1932) bác sĩ và là nhà tâm lý học người Bỉ khi nghiên cứu về khả năng tập đọc, tập làm tính của trẻ, ông đã xây dựng học thuyết về những trung tâm hứng thú và về lao động tích cực (Francine Dubreucq, 2001)
E.K Strong, nhà tâm lý học người Mỹ với nghiên cứu “Sự thay đổi hứng thú cùng với lứa tuổi”, ông cho rằng sự phát triển của hứng thú gắn liền với sự phát triển lứa tuổi Từ những năm 1931, ông đã đưa ra quan điểm và phương pháp nghiên cứu hứng thú bằng bảng hỏi (Nguyễn Kim Vui, 2011)
Năm 1938, Ch.Buher đã tìm hiểu và phát biểu khái niệm hứng thú trong công trình “Phát triển hứng thú ở trẻ em” (Lê Khánh Vân, 2011)
Từ những năm 1940 của thế kỉ XX một số nhà tâm lý học Nga nhưS.L.Rubinstein, N.G.Morodov, A.F.Believ, … đã có những công trình nghiên cứu về hứng thú, cũng như con đường hình thành hứng thú (NguyễnThị Ái, 2011)
Năm 1944, A.F Believ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về vấn đề: “Tâm lý học hứng thú” Nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú trong khoa học tâm lý (Lê Khánh Vân, 2011)
Năm 1946, E.Clapade đã đưa ra khái niệm hứng thú dựa trên bản chất sinh học trong vấn đề “Tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm” Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người (Lê Khánh Vân, 2011)
Năm 1961, D.Super trong “Tâm lý học hứng thú” đã xây dựng phương pháp nghiên cứu về hứng thú trong cấu trúc nhân cách (Lê Khánh Vân, 2011)
John Dewey (1859-1952) nhà giáo dục học và là nhà tâm lý học người Mỹ, ông cho rằng hứng thú thật sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất với một ý tưởng hoặc một vật thể, đồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện biểu lộ (John Deway, 1997) Ông đã xuất bản sách về hứng thú năm 1913:
“Hứng thú và nỗ lực trong giáo dục”.
Ainley (1998) cho rằng hứng thú có hai chiều là chiều sâu và chiều rộng Chiều sâu là xu hướng muốn khám phá, tìm hiểu đối tượng, sự kiện mới để hiểu rõ chúng; chiều rộng là mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm thay đổi để khám phá những điểm tương đồng (Paul J Silvia, 2006)
Sự quan tâm đã được nghiên cứu rộng rãi trên toàn thế giới, với các công trình nghiên cứu đa dạng về bản chất tâm lý của nó (A.F.Believ), mối liên hệ với sự phát triển nhân cách và tri thức cá nhân (L.L.Bôgiôvích, Lukin, Lêvitôp), và sự hình thành theo các giai đoạn lứa tuổi (G.I.Sukina).
Vấn đề hứng thú ở Việt Nam cũng được quan tâm rất nhiều, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về hứng thú đa dạng và phong phú, và vấn đề hứng thú ở Việt Nam vẫn còn tiếp tục được đào sâu và phát triển Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có thể khái quát thành các xu hướng sau: xu hướng nghiên cứu các vấn đề lý luận mang tính đại cương của hứng thú được trình bày trong các cuốn giáo trình tâm lý học, tiêu biểu nổi bật là tác giả Huỳnh Văn Sơn, Trần Thị Thu Mai với “Giáo trình Tâm lý học giáo dục đại học” …; xu hướng nghiên cứu hứng thú nhận thức, hứng thú học tập, tiêu biểu nổi bật là các tác giả Đinh Thị Sen với “Hứng thú môn học kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường đại học Nha Trang”, Nguyễn Kim Vui với
“Thực trạng hứng thú học tập các môn Tâm lý học của sinh viên trường đại học Tài chính Marketing”…Ngoài ra còn có xu hướng nghiên cứu hứng thú học nghề nghiệp với các tác giả tiêu biểu như Trần Phi Hùng với “Hứng thú nghề nghiệp của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An”, Nguyễn Hoàng Sơn với “Thực trạng và giải pháp phát triển hứng thú học nghề phổ thông cho học sinh tại trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp” Trong đó xu hướng nổi bật nhất và có rất nhiều công trình nghiên cứu là xu hướng nghiên cứu hứng thú trong các môn học, hứng thú nhận thức, hứng thú học tập, có thể kể đến một số công trình sau:
Năm 2005, với đề tài “Tìm hiểu hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”, tác giả Vương ThịThu Hằng đã nêu nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên là do chủ quan của sinh viên Đồng thời tác giả đã đề ra một số kiến nghị nhà trường quan tâm tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hội nghị khoa học chuyên đề, câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, cung cấp nhiều tài liệu cho sinh viên … (Vương Thị Thu Hằng, 2005).
Nghiên cứu của Phạm Mạnh Hiền (2005) nhấn mạnh vai trò quan trọng của phương pháp giảng dạy trong việc thúc đẩy hứng thú học tập của học viên.
Phan Thị Thơm đã đưa ra kết luận hứng thú học môn Tâm lý học đại cương của sinh viên phát triển chưa cao, chưa đồng đều, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên, trong đó yếu tố giảng viên giữ vai trò quan trọng trong đề tài “Hứng thú học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học Dân lập Đông Đô”, tác giả (Phan Thị Thơm, 2005)
Năm 2008, Lê Thị Lâm đã kết luận trong đề tài “Hứng thú học tập môn Tâm lý học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng” rằng biểu hiện hứng thú với môn học của sinh viên chưa cao, chỉ có số ít sinh viên thể hiện hứng thú học tập qua một số biểu hiện hứng thú cụ thể Tuy sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của môn học, nhưng lại có sự mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động, nguyên nhân chính là do chưa có động cơ học tập đúng đắn, sinh viên chỉ có kết quả học tập cao khi có hứng thú với môn học (Lê Thị Lâm, 2008)
Một số công trình nghiên cứu sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
Năm 2007, “Hứng thú của người tiêu dùng đối với hệ thống thông tin khuyến nghị được cá nhân hoá” của tác giả Nicolas Knotzer, Maria Madlberger, đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Vienna trong kỷ yếu Hội nghị Quốc tế lần thứ 40 về Khoa học Hệ thống ở Hawaii – 2007 Theo đó tác giả đưa ra kết luận khi thiết kế hệ thống thông tin khuyến ghị cần quan tâm đến yếu tố tâm lý, hành động tiêu dùng của người dùng tuỳ vào mỗi nhóm khách hàng nhắm đến, nên đưa ra nhiều sự lựa chọn thay thế để họ lựa chọn theo sở thích và phù hợp nhất Bài viết dựa trên sự khảo sát phát phiếu với mẫu ngẫu nhiên, lựa chọn các tiêu chí đánh giá do tác giả quy định (Nicolas Knotzer và Maria Madlberger, 2007)
Năm 2008, “Văn hoá, loại sản phẩm, và giá cả ảnh hưởng đến ý định mua hàng cá nhân hoá trực tuyến của người tiêu dùng” của nhóm tác giảJunyean Moon, Doren Chadee, Surinder Tikoo, các tác giả thuộc khoa Quản trị Kinh doanh, trường Kinh tế và Kinh doanh, đại học Hanyang, Ansan,Hàn Quốc; và thuộc vụ Kinh doanh Quốc tế, trường Thương mại và Kinh doanh, đại học Auckland, Auckland, New Zealand và thuộc trường Kinh doanh, đại học Bang New York ở New Paltz, New Paltz, New York Nhóm tác giả đã nêu tầm quan trọng của sản phẩm ấn tượng, giá cả không ảnh hưởng đến quyết định của những người muốn mua sản phẩm cá nhân hoá, và sự khác biệt văn hoá của người tiêu dùng đến việc mua sản phẩm cá nhân hoá (Junyean Moon et al., 2008)
Năm 2009, “Mô hình hồ sơ hành động người dùng của cá nhân và nhóm đối với việc khuyến nghị sản phẩm cá nhân hoá” của nhóm tác giả You-Jin Park, Kun-Nyeong Chang thuộc phòng Quản trị Kinh doanh, Đại học Yonsei, Hàn Quốc, nhóm tác giả đã đề xuất một mô hình người tiêu dùng mới dựa trên hành động nhóm và hành động cá nhân như là cái nhấp chuột, chèn giỏ hàng, mua hàng và mục sở thích (You-Jin Park và Kun- Nyeong Chang, 2009)
Năm 2017, “Sự phát triển của sản phẩm dựa trên trải nghiệm người dùng đối với cá nhân hoá số đông” của nhóm tác giả Pai Zhenga, Shiqiang Yua, Yuanbin Wanga, Ray Y Zhonga, Xun Xua thuộc khoa Cơ khí, đại học Auckland, New Zealand đã nhấn mạnh tầm quan trọng sự trải nghiệm của người dùng trong khâu phát triển sản phẩm mới cũng như khi sản xuất sản phẩm Sản phẩm được phát triển dựa trên những trải nghiệm của người dùng bằng việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, theo dõi thói quen người dùng, chụp hình dạng ba chiều của người dùng…để tạo nên những sản phẩm phù hợp với mỗi nhóm người dùng (Pai Zhenga et al., 2017)
Trong nghiên cứu "Cá nhân hoá quảng cáo trên mạng xã hội Facebook: Công cụ tiếp thị hiệu quả cho nhà tiếp thị trực tuyến" (2017), Trang P Tran đề xuất một hướng tiếp cận mới cho các nhà tiếp thị trực tuyến Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện nhận thức của khách hàng về quảng cáo trên Facebook, giúp các nhà tiếp thị tối ưu hóa hiệu quả của quảng cáo trên nền tảng này.
Ngoài ra còn có những cuốn sách về cá nhân hoá cũng như sự khác biệt giữa các cá nhân, tâm lý học khác biệt như: “Sổ tay Wiley-Blackwell về Nhân cách và Sự khác biệt Cá nhân” xuất bản ấn bản đầu tiên năm 2011 của nhà xuất bản Wiley-Blackwell, sách cung cấp tổng quan về các xu hướng cổ điển, hiện đại và tương lai trong nghiên cứu trên toàn thể nhân cách và sự khác biệt cá nhân Sổ tay “Sự khác biệt cá nhân và Tâm lý học khác biệt” của nhóm tác giả William Revelle, Joshua Wilt, David M.
Condon trường Đại học Northwestern đã chỉ ra rằng tại sao mỗi cá nhân lại khác biệt, điều gì làm nên thành công và sự khác nhau ở mỗi cá nhân, nhóm người. Ở Việt Nam, vấn đề cá nhân hoá chưa được quan tâm nhiều, có thể kể đến công trình tiêu biểu sau: Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin của tác giả Bùi An Lộc với đề tài “Cá nhân hoá ứng dụng và dịch vụ di động hướng ngữ cảnh người dùng” trường đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả kết luận “Kết quả sản phẩm của luận văn là đã xây dựng thành công một hệ thống client – server cho các thiết bị di dộng Chức năng chính của hệ thống là tích hợp ngữ cảnh người dùng như vị trí, thời gian và thời tiết hiện tại để hệ thống sẽ đưa ra gợi ý cho riêng người dùng đó với tùy biến cá nhân về các địa điểm du lịch phù hợp với ngữ cảnh động và ngữ cảnh tĩnh của người dùng Kết quả cũng là minh chứng tính khoa học khi lựa chọn và sử dụng phương pháp CAMF cho các hệ gợi ý dựa trên nhận biết ngữ cảnh” (Bùi An Lộc, 2016)
Những khái niệm cơ bản
Cá nhân hoá
Cá nhân hóa là việc sản xuất ra các sản phẩm mang tính thoã mãn cá nhân người đó, những chi tiết mang dấu ấn cá nhân, riêng biệt Đây chính là việc khách hàng mong đợi nhà sản xuất làm ra sản phẩm hiểu họ hơn về nhu cầu, mong muốn khi họ sở hữu sản phẩm cho riêng mình.
Cá nhân hóa là quá trình tùy chỉnh sản phẩm theo sở thích cá nhân Người tiêu dùng có nhu cầu thay đổi các đặc điểm như hình dáng, kích thước, màu sắc của sản phẩm sẵn có để phù hợp với sở thích riêng Họ gửi mẫu tùy chỉnh đến nhà sản xuất hoặc công ty để sản xuất theo yêu cầu của họ Quá trình này mang lại cho người mua sự tự do trong việc tạo ra sản phẩm phù hợp với sở thích của riêng họ.
Vấn đề cá nhân hoá đã được thế giới nghiên cứu từ lâu Cụ thể, tác giả Nicolas Knotzer, Maria Madlberger, đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Vienna khuyến nghị cần quan tâm đến yếu tố tâm lý, hành động tiêu dùng của người dùng tuỳ vào mỗi nhóm khách hàng nhắm đến, nên đưa ra nhiều sự lựa chọn thay thế để họ lựa chọn theo sở thích và phù hợp nhất (Nicolas Knotzer và Maria Madlberger, 2007) Nhóm tác giả Junyean Moon, Doren Chadee, Surinder Tikoo, các tác giả thuộc khoa Quản trị Kinh doanh, trường Kinh tế và Kinh doanh, đại học Hanyang, Ansan, Hàn Quốc; và thuộc vụ Kinh doanh Quốc tế, trường Thương mại và Kinh doanh, đại học Auckland, Auckland, New Zealand và thuộc trường Kinh doanh, đại học Bang New York ở New Paltz, New Paltz, New York đã nêu tầm quan trọng của sản phẩm ấn tượng, giá cả không ảnh hưởng đến quyết định của những người muốn mua sản phẩm cá nhân hoá, và sự khác biệt văn hoá của người tiêu dùng đến việc mua sản phẩm cá nhân hoá (Junyean Moon et al., 2008), và một số các công trình nghiên cứu về vấn đề cá nhân hoá khác … chủ yếu nhằm vào thoả mãn, phù hợp với mỗi cá nhân riêng biệt.
Sản phẩm và sản phẩm cá nhân hoá
Sản phẩm là những hàng hoá, dịch vụ và những thuộc tính nhất định với những ích dụng cụ thể nhằm thoả mãn những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình và vô hình (Nguyễn Ngọc Long, 2015)
Những nhu cầu cấp thiết, mong muốn và nhu cầu của con người gợi mở nên sự có mặt của sản phẩm Sản phẩm là bất cứ những gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được tiếp nhận, được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người Tầm quan trọng của các sản phẩm vật chất là ở chỗ chúng ta dùng nó để thỏa mãn mong muốn của chúng ta Nói cách khác, người ta không mua một sản phẩm, họ mua những lợi ích mà sản phẩm đó đem lại Vì thế, các sản phẩm vật chất thực sự là những công cụ để cung cấp các dịch vụ tạo nên sự thõa mãn hay lợi ích của con người Nói một cách khác, chúng là những phương tiện chuyển tải lợi ích. Đôi khi sản phẩm còn được sử dụng bằng thuật ngữ khác, như là vật làm thỏa mãn (satisfier) nguồn (resource) hay sự cống hiến (offer) Sẽ là sai lầm nếu các nhà sản xuất chỉ chú trọng đến khía cạnh vật chất của sản phẩm mà ít quan tâm đến những lợi ích mà sản phẩm đó đem lại Nếu như thế, họ chỉ nghĩ đến việc tiêu thụ sản phẩm chứ không phải là giải pháp để giải quyết một nhu cầu Vì vậy, người bán phải ý thức được rằng công việc của họ là bán những lợi ích hay dịch vụ chứa đựng trong những sản phẩm có khả năng thõa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng chứ không phải bán những đặc tính vật chất của sản phẩm Sản phẩm càng thỏa mãn mong muốn càng nhiều càng dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn Như vậy có thể kết luận rằng, nhà sản xuất cần xác định những nhóm khách hàng mà họ muốn bán, và nên cung cấp những sản phẩm làm thỏa mãn được càng nhiều càng tốt các mong muốn của những nhóm này (Nguyễn Văn Trãi, 2012) b Sản phẩm cá nhân hoá
Sản phẩm cá nhân hóa là những hàng hoá, dịch vụ và những thuộc tính nhất định với những ích dụng cụ thể được sản xuất, làm ra theo yêu cầu của một hay một nhóm người để thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi sử dụng cá nhân Chính vì thế, sản phẩm cá nhân hoá không sản xuất đại trà và có số lượng hạn chế Sản phẩm cá nhân hoá thoả mãn được các mong muốn, yêu cầu của khách hàng thông qua việc đặt hàng trước khi sản xuất, khách hàng sẽ liệt kê các yêu cầu về sản phẩm cần đạt được.
Mức độ cá nhân hóa sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thẩm mỹ, kiến thức và sự sáng tạo của người sở hữu sản phẩm Đôi khi, những sáng tạo đó chưa chắc đã mang tính phổ quát rộng rãi trên thị trường của sản phẩm, thậm chí sản phẩm cá nhân hóa cũng đôi khi đi ngược với xu thế của thời đại về sản phẩm.
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, sản phẩm cá nhân hóa vẫn tồn tại một số hạn chế: tính phổ biến thấp, thời gian sản xuất lâu, chi phí cao và tính kén người dùng Nếu sản phẩm cá nhân hóa tồn kho, sẽ rất khó bán cho khách hàng khác vì nhu cầu của mỗi người là khác nhau Ngay cả khi nhà sản xuất tự thiết kế theo sở thích chung của đại đa số khách hàng, họ vẫn có thể không hài lòng và từ chối mua nếu không thích Do đó, không thể có sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, mà chỉ sở thích và hứng thú của họ mới quyết định việc thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cá nhân hóa.
Do vậy, người làm ra sản phẩm, doanh nghiệp, công ty cần phải hiểu rõ nhu cầu của người mua và dùng sản phẩm một cách thấu hiểu, hiểu rõ mức độ cá nhân hóa nào quan trọng với họ.
Sở hữu và sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
Sở hữu là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải Nó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải Nó có thể được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện theo cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu Quyền sở hữu bao gồm 3 quyền sau: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt Chiếm hữu: quyền nắm giữ tài sản, tiêu sản trong tay; Sử dụng: quyền sử dụng tài sản, tiêu sản theo ý muốn; Định đoạt: quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy.
Theo C.Mác và Ăngghen trong Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin (dùng cho khối ngành kinh tế và kinh doanh), khái niệm sở hữu là “Sự chiếm hữu” Theo đó: Sở hữu là hình thức xã hội – lịch sử nhất định của sự chiếm hữu, cho nên có thể nói: Sở hữu là phương thức chiếm hữu mang tính chất lịch sử cụ thể của con người, những đối tượng dùng vào mục đích sản xuất và phi sản xuất Sở hữu luôn luôn gắn liền với vật dụng
– đối tượng của sự chiếm hữu Đồng thời sở hữu không chỉ đơn thuần là vật dụng, nó còn là quan hệ giữa con người với nhau về vật dụng (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1993)
Sở hữu về mặt kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập, thu nhập ngày càng cao, sở hữu về mặt kinh tế ngày càng được thực hiện Sở hữu luôn hướng tới lợi ích kinh tế, chính nó là động lực cho hoạt động kinh tế Sự vận động, phát triển của quan hệ sở hữu về hình thức, phạm vi mức độ không phải là sản phẩm của chủ quan mà là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chấtl trình độ của lực lượng sản xuất Haylà sự vận động của quan hệ sở hữu là quá trình lịch sử tự nhiên Sự biến động của quan hệ sở hữu xét cả về mặt chủ thể và đối tượng sở hữu Ngày nay, cùng với sở hữu về mặt hiện vật và giá trị của tư liệu sản xuất, người ta chú trọng nhiều đến sở hữu sản phẩm, sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, giáo dục… Quyền sở hữu cá nhân, mang tính chất pháp lý, nó có nhiệm vụ xác lập và bảo vệ quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt sản phẩm của mình làm ra. b Sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
Sở hữu sản phẩm cá nhân hóa không chỉ là sự sở hữu vật chất thông thường mà còn mang ý nghĩa sở hữu những hàng hóa, dịch vụ được thiết kế riêng theo sở thích, nhu cầu cụ thể của từng khách hàng Với những chi tiết mang dấu ấn cá nhân riêng biệt, các sản phẩm này không đơn thuần nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng mà còn thể hiện sở thích, phong cách và cá tính độc đáo của người sở hữu.
Hứng thú và hứng thú sở hữu
Khái niệm hứng thú đã được nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học quan tâm nghiên cứu và phát biểu từ những năm nửa đầu thế kỷ XX Các nghiên cứu có nhiều cách giải thích khác nhau, phát biểu khác nhau quan niệm về hứng thú “Hứng thú” được nhìn dưới nhiều khía cạnh khác nhau và khái niệm này được sử dụng khá rộng rãi.
Theo nhà tâm lý học I Ph Shecbac, hứng thú là thuộc tính bẩm sinh của con người Hứng thú được biểu hiện ở thái độ và tình cảm của một người đối với một đối tượng cụ thể trong thế giới khách quan, cho thấy rằng hứng thú đóng một vai trò quan trọng trong hành vi và quá trình học tập của con người.
Nhà Tâm lý học người Mỹ - Annoi – cho rằng hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào.
Theo Harlette Buhler, hứng thú không những chỉ toàn bộ những hành động khác nhau mà nó còn thể hiện cấu trúc bao gồm các nhu cầu, là dấu hiệu của nhu cầu bản năng cần được thoả mãn.
Theo E.K.Strong và W.James, hứng thú là một trường hợp riêng của thiên hướng biểu hiện trong xu thế hoạt động của con người muốn học một số đối tượng nhất định, yêu thích một vài loại hoạt động và định hướng tính cách nhất định vào những hoạt động đó, như là một nét tính cách.
E.Super cho rằng hứng thú không phải là thiên hướng, không phải là nét tính cách của cá nhân, nó riêng rẽ với thiên hướng, riêng rẽ với tính cách, riêng rẽ với cảm xúc Tuy nhiên ông không đưa ra quan niệm rõ ràng về hứng thú.
Theo nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Klapalet, "sự hứng thú chính là biểu hiện của nhu cầu bản năng khát vọng, đòi hỏi cần được thỏa mãn của mỗi cá nhân".
Các tác giả đã đề cập ở trên có những cái nhìn rất khác nhau về hứng thú, có một số quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng nhìn chung các quan điểm này còn phiến diện, không đề cập và phủ nhận vai trò của giáo dục cũng như tính tích cực của cá nhân trong sự hình thành hứng thú.
Khác với quan điểm duy tâm, phiến diện siêu hình về hứng thú của các nhà Tâm lý học phương Tây, các nhà Tâm lý học Macxit xem xét hứng thú theo quan điểm duy vật biện chứng Theo đó, hứng thú không phải là cái trừu tượng vốn có mà là kết quả của sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân, phản ánh thái độ của cá nhân hình thành do sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa điều kiện sống và hoạt động của con người Các nhà tâm lý họcMacxit xem xét hứng thú trong mối tương quan với các thuộc tính khác của nhân cách đã chỉ ra tính chất phức tạp của hứng thú (trí tuệ,xúc cảm, ý chí,nhu cầu …).
P.A.Rudich xét hứng thú theo khía cạnh nhận thức, coi hứng thú là sự hiểu biết của xu hướng đặc biệt trong sự nhận thức thế giới khách quan, là thiên hướng tương đối ổn định với một loại hoạt động nhất định (P.A.Rudich, 1986).
A.N.Lêônchiev coi hứng thú là thái độ nhận thức nhưng đó là thái độ nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng hoặc hiện tượng của thế giới khách quan A.V.Daparôzét coi hứng thú như là khuynh hướng lựa chọn của sự chú ý và đưa ra khái niệm hứng thú là khuynh hướng chú ý tới đối tượng nhất định là nguyện vọng tìm hiểu chúng một cách càng tỉ mỉ càng tốt (Nguyễn Kim Vui, 2011)
Trong cuốn Tâm lý học cá nhân (tập 1) được biên dịch, A.G.Côvaliốp đã đưa ra một định nghĩa được coi là tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ về hứng thú: “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó” (A.G.Côvaliốp, 1971) Ông coi hứng thú như là sự định hướng của cá nhân vào một đối tượng nhất định.
Các nhà tâm lý học Macxit đã xem xét hứng thú theo nhiều khía cạnh như: xem xét hứng thú theo khía cạnh nhận thức, theo sự lựa chọn của cá nhân đối với thế giới khách quan, theo khía cạnh gắn với nhu cầu … Nhưng nhìn chung, các quan điểm của các nhà tâm lý học Macxit về hứng thú xem xét theo quan điểm duy vật biện chứng, và họ cũng cho thấy tính chất phức tạp của hứng thú.
Theo định nghĩa của Nguyễn Quang Uẩn trong cuốn "Giáo trình Tâm lý học đại cương", hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với những đối tượng có ý nghĩa đối với cuộc sống và khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động Định nghĩa này vừa nhấn mạnh bản chất của hứng thú vừa liên kết hứng thú với hoạt động cá nhân, phản ánh sự gắn bó giữa đặc điểm tâm lý và hành vi cụ thể.
Trong cuốn Giáo trình Tâm lý học đại cương của nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn, Lê Thị Hân, Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Uyên Thy, hứng thú được định nghĩa là thái độ đặc biệt của cá nhân với những đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa mang lại sự khoái cảm cho cá nhân trong hoạt động (Huỳnh Văn Sơn et al 2012)
Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
a Khái niệm hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
Thái độ hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá biểu hiện thông qua niềm thích thú, sự hăng say và nhận thức tích cực về việc sở hữu những sản phẩm mang tính cá nhân hoá Quá trình sở hữu này cũng mang đến cảm giác khoái cảm và trở thành một hoạt động được cá nhân ưa thích.
* Tâm lý rất thoải mái, phấn khởi và đôi chút tự hào khi khách hàng sở hữu sản phẩm cá nhân hóa
Dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất đó là khách hàng sẽ cảm thấy rất sung sướng, vui vẻ, phấn khởi khi tìm mua được hoặc hoàn thành ý tưởng của riêng mình để chế tạo ra sản phẩm mình cần, và sở hữu nó Một một sản phẩm cá nhân hóa mà khách hàng tạo ra đánh dấu một ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vực sản phẩm đó Tâm lý của khách hàng cảm thấy thoải mái, toại nguyện khi ý tưởng của mình được hiện thực hóa thành sản phẩm Tuy nhiên, có những người thì chỉ muốn sản phẩm cá nhân hóa đó của của riêng mình, chỉ bản thân mình mới có, không mong muốn hoàn toàn những người khác sở hữu sản phẩm tương tự Mặt khác, lại có khá nhiều khách hàng muốn rằng, sản phẩm cá nhân hóa của mình được xã hội hóa, họ muốn nhiều người như bạn bè, người thân trong gia đình, cơ quan
… dùng sản phẩm cá nhân hóa đó Khi đó, họ cảm thấy tự hào vì mình đã mang đến cho nhóm người một “gu thẩm mỹ” mới, mình chính là người đã nghĩ ra ý tưởng và tạo ra nó Do vậy, sự thích thú, vui vẻ, tự hào khi bản thân khách hàng sở hữu sản phẩm cá nhân hóa chính là thước đo của sự hài lòng về những sản phẩm do mình làm ra hoặc trên ý tưởng của mình để nhà sản xuất tạo ra sản phẩm.
* Sự tập trung chú ý cao của khách hàng vào những sản phẩm cá nhân hóa trên thị trường hoặc tại nơi bán
Một trong những biểu hiện quan trọng của việc hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa đó là sự tìm kiếm, và tập trung cao của khách hàng vào những sản phẩm có độ cá nhân hóa Trong xã hội, hoặc trong bất kỳ nơi bán sản phẩm náo trên thị trường, khách hàng luôn luôn có thói quen tìm những sản phẩm mà họ thích, tâm lý của họ sẽ cố tìm ra những chi tiết nhỏ, họ sẽ chú ý và những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm mà họ thích để sở hữu nó.
Thậm chí, ở những nơi có rất nhiều sản phẩm với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, khách hàng lại không tìm mua đc sản phẩm nào vì họ không tìm thấy cái mình thích Hoặc đôi khi, tại nơi bán sản phẩm, bày quá nhiều mẫu mã, nhiều sản phẩm xếp xen vào nhau, làm cho khách hàng khó đưa ra quyết định lựa chọn, và khách hàng khó tập trung vào một sản phẩm nào, khách hàng bị rối, từ đó, sẽ rất khó quyết định chọn sản phẩm nào Hoặc đôi khi, khách hàng vẫn mua một sản phẩm những không ưng ý.
Do vậy, việc nhận diện khách hàng hứng thú với sản phẩm cá nhân hóa có nhiều dấu hiệu, trong đó thái độ tập trung của họ chỉ ngắm vào những sản phẩm kiểu loại riêng biệt, họ luôn có xu hướng đi tìm cái mà họ ưng ý, nhà sản xuất sẽ nắm bắt điều đó để phác thảo cơ bản được nhu cầu của họ, để từ đó có những cách trưng bày, quảng cáo về sản phẩm cho phù hợp.
* Khách hàng có thói quen lựa chọn những sản phẩm cá nhân hóa hơn là những sản phẩm làm sẵn đại trà
Trên thị trường hiện đại, hàng loạt sản phẩm từ bình dân đến cao cấp được bày bán theo xu hướng đại trà, mang thương hiệu công chúng thay vì cá nhân Tuy nhiên, khách hàng ngày càng có xu hướng ưa chuộng sản phẩm cá nhân hóa, thể hiện qua sự quan tâm đến những sản phẩm độc đáo, không trùng lặp như trang phục nữ, giày dép, túi xách, xe máy hay ô tô.
Khi họ đam mê sản phẩm về chất lượng, thương hiệu, độ quý giá của sản phẩm, nếu họ không ưng ý hoàn toàn về mức độ cá nhân hóa sản phẩm, nhưng họ vẫn cứ sở hữu, sau đó về họ liên hệ với nhà sản xuất thay đổi theo ý tưởng của họ Những sản phẩm này thường là xe máy, ô tô, nhà cửa,
… những thứ có thể thay đổi được về màu sắc, kiểu dáng, …
* Thái độ say mê của khách hàng với những sản phẩm cá nhân hóa
Thái độ say mê của khách hàng cũng là một dấu hiệu cơ bản để nhận biết sự hứng thú với sản phẩm cá nhân hóa Việc nhận biết dấu hiệu này là khá rõ nét thông qua việc khách hàng dành nhiều thời gian, độ kỹ lưỡng để lựa chọn sản phẩm hay thiết kế sản phẩm dựa trên ý tưởng của mình Khi khách hàng say mê và thực sự là người muốn sở hữu sản phẩm đó thì giá cả cũng chưa phải là vấn đề quan trọng Niềm say mê của khách hàng về thiết kế, sản xuất và sở hữu sản phẩm cá nhân hóa là thước đo của trí tuệ về sản phẩm.
Đặc điểm của sinh viên đại học
Sinh viên đại học là lứa tuổi đầu tuổi trưởng thành - đỉnh điểm của quá trình phát triển cơ thể và sức khỏe Đây cũng là thời gian đánh dấu đỉnh điểm của một số khả năng nhận thức, và sự tiếp tục phát triển của những khả năng khác Tuổi sinh viên là thời kì đầu người trưởng thành trẻ tuổi (18 đến
* Điều kiện sống, hoạt động và vai trò xã hội của sinh viên
Xét về các điều kiện sống và hoạt động của người trưởng thành trẻ tuổi cho thấy họ đang đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, người thì tiếp tục đi học, người thì bắt đầu lao động kiếm sống… Đa số họ đều thiết lập dần dần cuộc sống độc lập Trong gia đình, họ được xem như là một thành độngên chính thức, được đối xử một cách công bằng như những người lớn thực thụ Ngoài xã hội, họ trở thành những thành độngên chính thức của xã hội với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.
Hoạt động chủ yếu ở giai đoạn lứa tuổi này là hoạt động nghề nghiệp. Nếu chưa phải lao động kiếm sống thì sau khi tốt nghiệp phổ thông (trung học cơ sở hay trung học phổ thông) họ thường tiếp tục theo học tại các cơ sở đào tạo hệ Trung cấp, Cao đẳng, hoặc Đại học Đa số những thanh niên này chưa thể tự lập hoàn toàn Đây cũng là một hạn chế nhất định ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của họ.
Hoạt động đặc trưng nhất của thanh niên sinh viên là học tập để chuẩn bị cho sự nghiệp trong tương lai Họ đang trong độ tuổi trưởng thành, theo học tại các trường đại học, cao đẳng nên điều kiện sống và các hoạt động cơ bản của họ mang những đặc điểm riêng biệt, khác với các tầng lớp xã hội khác.
- Hoạt động văn - thể - mĩ:
Việc tham gia các câu lạc bộ văn thơ, hội họa, âm nhạc, khiêu vũ, thể hình, các cuộc thi… sẽ trở thành một điều kiện để sinh viên tự thể hiện và điều chỉnh chính mình Không ít sinh viên đã thực sự phát triển một cách nhanh chóng bằng những bước tiến dài khi có những thành công ban đầu trong hoạt động này.
Hoạt động giao tiếp của thanh niên sinh viên đa dạng với nhiều mối quan hệ đan xen Trong những mối quan hệ khác nhau, họ trở thành thành độngên của các nhóm xã hội khác nhau Đây cũng là một môi trường giúp sinh viên phát triển các phẩm chất, hình thành những kĩ năng sống, kĩ năng mềm hỗ trợ cho nghề nghiệp và cuộc sống.
Điểm chung về sự phát triển thể chất, điều kiện sống và vai trò xã hội ở người trưởng thành trẻ tuổi ảnh hưởng đến sự ổn định phát triển về khả năng nhận thức, học tập, tự ý thức, định hướng giá trị và tính độc lập.
* Đặc điểm phát triển nhận thức của sinh viên
Hoạt động nhận thức của thanh niên sinh viên phải kế thừa và cập nhật những thành tựu của khoa học đương đại Hoạt động học tập có tính chất mở rộng theo năng lực và sở trường, cấu trúc thứ bậc động cơ học tập bao gồm:
- Động cơ có tính chất xã hội.
- Động cơ tự khẳng định.
`Bên cạnh việc học tập, thanh niên sinh viên còn tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học Hoạt động này của sinh viên có đặc điểm:
- Phải phục vụ cho mục đích học tập.
- Nhận thức khoa học là động cơ chủ yếu.
- Được tiến hành dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy Cao đẳng, Đại học.
- Góp phần hình thành tính độc lập về nghề nghiệp, năng lực giải quyết nhiệm vụ thực tiễn, tương lai. Ở thanh niên sinh viên tư duy trừu tượng, tư duy logic đã phát triển ở trình độ cao với sự phối họp của nhiều thao tác tư duy Mặt khác, ở tuổi này tư duy của sinh viên thường linh hoạt, nhạy bén, có căn cứ Khả năng tư duy cho phép lĩnh hội nhanh nhạy và sắc bén mọi vấn đề Bên cạnh đó, sinh viên thường ít thỏa mãn với những gì đã biết mà muốn đi sâu, tìm tòi, khám phá trên bình diện tư duy Điều này dẫn đến khả năng tìm tòi và nghiên cứu của sinh viên khá phát triển.
Bên cạnh đó, ở sinh viên cũng có sự phát triển tư duy sáng tạo Sinh viên thường hướng đến cái mới và hành trình đi tìm cái mới cũng rất quyết liệt Óc hoài nghi khoa học cũng đặc biệt phát triển về chất trong độ tuổi này thôi thúc khả năng phản biện, khả năng lật ngược vấn đề xuất hiện một cách thường trực.
Riêng xét về khả năng tưởng tượng của sinh viên thì sự phát triển đạt đến đỉnh cao Điều này thể hiện qua khả năng sáng tác thơ, văn, truyện ngắn, bút kí…đạt mức hoàn thiện.
Xem xét đặc điểm nhận thức và tư duy của sinh viên cần đặt nó trong mối quan hệ với hoạt động học tập Hoạt động học tập của sinh viên thuộc dạng lao động trí óc Bản chất cửa hoạt động nhận thức của sinh viên là nghiên cứu chuyên sâu một chuyên ngành nào đó Chính vì thế, điều này đòi hỏi ở sinh viên một trình độ phát triển tương ứng về nhận thức Đó là những kĩ năng phân tích và tổng hợp vấn đề, năng lực đánh giá và nhận xét các tình huống, các sự kiện có liên quan đến chuyên ngành của mình Bên cạnh việc nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, sinh viên cũng phải tìm hiểu thêm những kiến thức chuyên liên ngành, tổng hợp và ứng dụng những tri thức đó vào ngành nghề họ đang học Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, sinh viên luôn phải nhạy bén, tính cực cập nhật những tri thức mới.
Hơn thế nữa, sinh viên cũng phải hình thành cho mình năng lực nghiên cứu khoa học Đây là một hoạt động đặc thù của sinh viên trong môi trường đại học Hình thành năng lực này phải thông qua việc học hỏi và trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng xác định vấn đề, kĩ năng phân tích - tổng hợp chuyên biệt, kĩ năng giải quyết vấn đề…
Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập và sáng tạo, đòi hỏi sinh viên phải tự đào tạo, tự đặt mục tiêu phù hợp với năng lực và yêu cầu Họ cần linh hoạt, nhạy bén để ứng phó với từng hoàn cảnh, vận dụng kiến thức xử lý tình huống mới Bên cạnh đó, sinh viên cũng phải thể hiện sự sáng tạo trong việc phát hiện vấn đề, nhìn nhận và giải quyết vấn đề từ nhiều góc độ khoa học khác nhau.
Tóm lại, chính do tính đặc thù của hoạt động học tập trong môi trường Đại học, Cao đẳng sẽ giúp sinh viên phát triển mạnh về mặt nhận thức và trí tuệ để đáp ứng được yêu cầu học tập Đây sẽ là một ưu điểm lớn để sinh viên trưởng thành hơn khi bước chân vào cuộc sổng thực sự (Trần Thị Thu Mai, 2003)
* Đời sống xúc cảm - tình cảm của sinh viên
THỰC TRẠNG HỨNG THÚ SỞ HỮU SẢN PHẨM CÁ NHÂN HOÁ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng
Tìm hiểu thực trạng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, đồng thời tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học.
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ. a Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài thiết kế bảng hỏi dành cho khách thể là sinh viên của các trường đại học trên toàn quốc.
Bảng hỏi được làm dưới 2 hình thức là:
+ Bảng hỏi viết giấy (xem phụ lục 2)
+ Bảng hỏi trực tuyến: Bảng hỏi trực tuyến được xây dựng bằng công cụ Google Form, công cụ Google Form cho phép soạn thảo văn bản, vẽ bảng trắc nghiệm lựa chọn đáp án và gửi đến người trả lời qua mail Cách tiến hành: Tác giả có chương trình gửi quà tặng đến những sinh viên đại học hoàn thành bảng hỏi trực tuyến mà tác giả đã xây dựng, trên trang web cửa hàng của tác giả Sinh viên có bảng hỏi trực tuyến bẳng cách tự đăng ký chương trình gửi quà tặng thông qua trang web của cửa hàng, cửa hàng sẽ gửi bảng hỏi trực tuyến đến địa chỉ mail của sinh viên, sinh viên sau khi hoàn thành bảng hỏi sẽ được quà tặng từ cửa hàng
Cả hai hình thức bảng hỏi đều có nội dung tương tự nhau Cụ thể nội dung bảng hỏi gồm các phần chính như sau:
Phần một: Các câu hỏi về thông tin gồm 3 câu, nhằm thu thập thông tin cá nhân của sinh viên về ngành học, giới tính, năm học.
Phần hai: Khảo sát thực trạng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học, nhằm tìm hiểu:
- Phương tiện sinh viên đại học tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá
- Vị trí sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học
- Biểu hiện nhận thức của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học
- Biểu hiện thái độ của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học
- Biểu hiện hành động của hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học
- Khảo sát một số biện pháp nâng cao hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học b Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được tiến hành phỏng vấn một số sinh viên đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm rõ hơn thực trạng một số vấn đề được nêu ra trong đề tài Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp nghiên cứu bổ trợ (xem phụ lục 9) c Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, P, tiến hành kiểm nghiệm T-test, kiểm nghiệm ANOVA.
* Đánh giá mức độ Thang đo sử dụng trong đề tài là thang Likert bậc 5, mỗi câu hỏi sẽ có
5 mức trả lời với số điểm được quy định lần lượt là:
Hoàn toàn không đồng ý với đề xuất, không bị ảnh hưởng và không khả thi (1 điểm); Không đồng ý, ít bị ảnh hưởng, khả thi ít (2 điểm); Phân vân, bị ảnh hưởng vừa phải, khả thi vừa phải (3 điểm); Đồng ý với đề xuất, bị ảnh hưởng và khả thi (4 điểm); Hoàn toàn đồng ý, bị ảnh hưởng nhiều và rất khả thi (5 điểm).
Phân chia các mức độ:
Mức độ Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Điểm 1 đến cận 1,8 đến 2,6 đến 3,4 đến 4,2 đến
* Quy ước về mối tương quan giữa ba thành tố: nhận thức, thái độ, hành vi của hứng thú Để kiểm nghiệm mối tương quan giữa ba thành tố: nhận thức, thái độ, hành vi của hứng thú trong đề tài này, chúng tôi dùng kiểm nghiệm tương quan Pearson Đề tài thống nhất trong kiểm nghiệm tương quan, căn cứ vào mức độ phân loại tương quan của tác giả Dương Thiệu Tống (2005)
- Nếu tương quan thuận (dương, r > 0,00 đến r < 1,00) + Từ 80 → 1.00: tương quan cao, rất đáng tin cậy.
+ Từ 60 → 79: tương quan từ vừa phải đến đáng kể.
+ Từ 40 → 59: tương quan trung bình.
+ Từ 00 → 19: tương quan không đáng kể, có thể do may rủi.
- Nếu tương quan nghịch (âm, r > - 1,00 đến r < 0,00), các mức độ vẫn giống như trên nhưng theo chiều ngược lại.
2.1.3 Mẫu khách thể nghiên cứu Đề tài tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi viết trên giấy và bảng hỏi trực tuyến thực hiện bằng công cụ Google Form, khảo sát sinh viên dại học trên toàn quốc với ngành, năm học và giới tính ngẫu nhiên Số phiếu thu lại được bao gồm cả bảng biết giấy và bảng trực tuyến là 330 phiếu và được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.1 Bảng mẫu khách thể nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu thực trạng
2.2.1 Phương tiện tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học
Bảng 2.2 Bảng phương tiện tiếp cận sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học
Stt Phương tiện Điểm trung Độ lệch chuẩn bình (X) (SD)
Theo kết quả bảng 2.2, phương tiện truyền thông chủ yếu mà sinh viên sử dụng để tiếp cận với sản phẩm cá nhân hóa là mạng internet thông qua quảng cáo trên các trang mạng trực tuyến, trang mạng xã hội Facebook,
Các trang bán hàng quảng cáo trên Instagram chủ yếu cung cấp các sản phẩm cá nhân hóa đa dạng như ví, bao da điện thoại, dán da lưng điện thoại, bao chìa khóa, đồ lưu niệm, bánh sinh nhật, thời trang, quần áo, cà vạt, giày Sản phẩm được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng về kiểu dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu Theo khảo sát, phương tiện tiếp cận này được xếp thứ hai trong danh sách các phương tiện được sinh viên sử dụng để tìm hiểu về các loại hình cá nhân hóa sản phẩm.
Sinh viên tự tìm hiểu sẽ tham khảo các thông tin cũng trên những trang mạng trực tuyến như thế này.
2.2.2 Vị trí của sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học
Bảng 2.3 Bảng vị trí của sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học Điểm Độ lệch Stt Vị trí của sản phẩm cá nhân hoá trung chuẩn bình (X) (SD)
1 Bạn thích sản phẩm cá nhân hóa 3,75 0,837
2 Với bạn, việc sử dụng sản phẩm cá nhân hóa 3,6 0,888 quan trọng
3 Sản phẩm cá nhân hóa cần thiết cho sinh 3,56 0,870 viên
4 Bạn hài lòng về những bạn sinh viên khác 3,58 0,707 khi họ sử dụng sản phẩm cá nhân hóa
5 Bạn hài lòng về gia đình bạn khi mọi người 3,49 0,757 đều sử dụng sản phẩm cá nhân hóa
6 Bạn muốn nhóm bạn bè chơi cùng với mình 3,49 0,83 đều sử dụng sản phẩm cá nhân hóa
7 Bạn muốn được học và làm sản phẩm cá 3,53 1,111 nhân hóa
8 Bạn sẵn sàng chia sẻ cho bạn của bạn về sản 3,85 0,797 phẩm cá nhân hóa mà bạn thích
9 Bạn có sử dụng sản phẩm cá nhân hóa 3,65 0,996
10 Bạn đã tự làm sản phẩm cá nhân hoá 3,27 1,244
11 Bạn có tham gia một lớp học về sản phẩm 2,84 1,278 cá nhân hóa
12 Học xong bạn bắt tay vào làm luôn sản 3,24 1,145 phẩm cá nhân hoá
13 Khi có điều kiện bạn có muốn sở hữu ngay 3,69 1,078 sản phẩm cá nhân hóa không
14 Bạn lắng nghe người khác chia sẻ về sản 3,58 1,058 phẩm cá nhân hóa Đánh giá chung 3,52 0,657
Dựa trên kết quả thống kê thể hiện ở Bảng 2.3, vị trí của sản phẩm cá nhân hóa đối với sinh viên đại học có đánh giá chung đạt điểm trung bình là 3,52 Theo thang đánh giá mức độ của đề tài, kết quả này được xếp vào mức độ cao, tương ứng với điểm từ 3,4 trở lên.
Thống kê cho thấy sinh viên đã nhận thức được sự xuất hiện của các loại hình sản phẩm cá nhân hóa Họ hiểu được bản chất, vai trò và vị trí của sản phẩm cá nhân hóa trong cuộc sống sinh viên cũng như ý nghĩa quan trọng của nó đối với mỗi cá nhân Sinh viên sẵn sàng chia sẻ thông tin về sản phẩm cá nhân hóa với bạn bè, với số điểm trung bình cao nhất trong bảng là 3,85 Ngoài ra, sinh viên bày tỏ sự thích thú đối với sản phẩm cá nhân hóa với số điểm trung bình là 3,75, cao thứ 2 Họ cũng đã từng sử dụng và sở hữu sản phẩm cá nhân hóa, với số điểm trung bình là 3,65.
Trong đó, biểu hiện tham gia một lớp học về sản phẩm cá nhân hóa và học xong bắt tay vào làm luôn sản phẩm cá nhân hóa chỉ đạt ở mức trung bình lần lượt với điểm trung bình là (2,84 và 3.24) cho thấy sinh viên chưa thật sự hứng thú với hai biểu hiện này.
Qua đó ta có thể thấy sinh viên đã biết đến sản phẩm cá nhân hoá là gì, hình thức sản phẩm cá nhân hoá là gì Sinh viên thích sản phẩm cá nhân hoá và đã sử dụng, sở hữu sản phẩm cá nhân hoá Không những vậy, sinh viên còn sẵn sàng chia sẻ về sản phẩm cá nhân hoá cho bạn bè của mình. Điều này cho thấy được vị trí của sản phẩm cá nhân hoá đối với sinh viên đại học.
2.2.3 Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện nhận thức
Bảng 2.4 Bảng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện nhận thức
Stt Nhận thức của sinh viên Điểm trung Độ lệch bình (X) chuẩn (SD)
1 Sinh viên có kiến thức về sản phẩm cá 2,98 0,945 nhân hoá
2 Sinh viên biết được nơi bán hoặc nơi 3,04 0,935 làm ra sản phẩm cá nhân hoá
3 Sinh viên biết được ưu và nhược diểm 2,8 1,104 của sản phẩm cá nhân hoá
Sinh viên biết được giá trị của mình
3,02 1,288 khi mình sở hữu sản phẩm cá nhân hoá Đánh giá chung: Mức trung bình 2,96 0,96
Theo kết quả thống kê, nhận thức của sinh viên ở mức độ trung bình với điểm trung bình là 2,96 Trong đó đa số sinh viên biết được nơi bán hoặc nơi làm ra sản phẩm cá nhân hoá có số điểm trung bình cao nhất là 3,04 điểm Biểu hiện nhận thức của hứng thú cao thứ hai là sinh viên biết được giá trị của mình khi sở hữu sản phẩm cá nhân hoá có số điểm trung bình là
3,02 Chẳng hạn trong phỏng vấn bạn Trần Quốc C (sinh viên năm
4) trả lời rằng: “Sản phẩm cá nhân hoá thật sự rất cần thiết vì đó chính là sản phẩm tự làm ra” Đồng quan điểm, bạn Nguyễn Thuý A (sinh viên năm
2) cũng cho rằng sản phẩm cá nhân hoá cho biết được giá trị của bản thân khi sở hữu, và cho nghề nghiệp sau này Cuối cùng sinh viên ít quan tâm đến ưu và nhược điểm của sản phẩm cá nhân hoá, chỉ đạt số điểm trung bình là 2,8 điểm
Theo khảo sát nhận thức của sinh viên về hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hóa, nhận thức chung của sinh viên về sản phẩm này ở mức trung bình Sinh viên biết được địa điểm bán và sản xuất sản phẩm cá nhân hóa, nhưng kiến thức về ưu nhược điểm của loại sản phẩm này còn hạn chế.
2.2.4 Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện thái độ
Bảng 2.5 Bảng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện thái độ Điểm Độ lệch
Stt Thái độ của sinh viên trung bình chuẩn
1 Sinh viên có những cảm xúc tích cực khi 3,65 0,745 sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
2 Cảm thấy thích thú làm việc để được sở 3,75 0,859 hữu sản phẩm cá nhân hoá
3 Có sự mong đợi khi sản phẩm trên 3,80 0,819 đường được giao đến
4 Say mê khi làm việc kiếm tiền để mua, 3,69 1,095 sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
5 Phấn khởi khi tham gia các hoạt động 3,60 1,021 làm sản phẩm cá nhân hoá Đánh giá chung: Mức độ cao 3,70 0,74
Theo kết quả thống kê, thái độ của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ở mức độ cao với điểm trung bình là 3,70 (mức độ cao có điểm 3,4 đến cận 4,2) Trong đó, sinh viên có sự mong đợi khi sản phẩm trên đường được giao đến đạt số điểm trung bình cao nhất là 3,80 điểm, ý kiến có số điểm trung bình thấp nhất là 3,60 điểm với thái độ phấn khởi khi tham gia các hoạt động làm sản phẩm cá nhân hoá Tương tự, bạn Trần
Hồng P (sinh viên năm 1) cho rằng việc sở hữu sản phẩm cá nhân hoá là rất phù hợp với sinh viên vì mang tính năng động, cá tính Cùng ý kiến, Nguyễn
Thị Thuý A (sinh viên năm 2) bày tỏ: “Em rất thích sở hữu sản phẩm cá nhân hoá nhưng tuỳ vào đối tượng sản phẩm và môi trường sử dụng.”
Khảo sát về thái độ của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá cho thấy thái độ của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ở mức cao Sinh viên có sự mong đợi khi sản phẩm cá nhân hoá đang trên đường được giao đến, đồng thời sinh viên cảm thấy thích thú làm việc để được sở hữu sản phẩm cá nhân hoá cũng như say mê khi làm việc kiếm tiền để mua, sở hữu sản phẩm cá nhân hoá.
2.2.5 Hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện hành động
Bảng 2.6 Bảng hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá của sinh viên đại học qua biểu hiện hành động
Stt Hành động của sinh viên Điểm trung Độ lệch bình (X) chuẩn (SD)
Sinh viên tích cực chủ động tìm đến
1 sản phẩm cá nhân hoá, tự sáng tạo thiết 3,51 0,893 kế sản phẩm cá nhân hoá
2 Chú ý, ghi chép đầy đủ các thông tin, 3,71 0,868 so sánh các chi tiết cá nhân hoá
3 Làm việc không mệt mỏi để kiếm tiền 3,56 0,891 sở hữu sản phẩm cá nhân hoá
4 Tích cực tìm hiểu thông tin về sản 3,80 1,036 phẩm cá nhân hoá
5 Tự nghiên cứu về sản phẩm cá nhân 3,65 0,880 hoá Đánh giá chung: Mức độ cao 3,65 0,75
Theo kết quả thống kê, hành động của sinh viên đến hứng thú sở hữu sản phẩm cá nhân hoá ở mức độ cao với điểm trung bình là 3,65 (mức độ cao có điểm 3,4 đến cận 4,2) Trong đó sinh viên thường xuyên tích cực tìm hiểu thông tin về sản phẩm cá nhân hoá, đạt số điểm trung bình 3,80 điểm. Sinh viên hiếm khi tích cực chủ động tìm đến sản phẩm cá nhân hoá, tự sáng tạo, thiết kế sản phẩm cá nhân hoá, có số điểm trung bình là 3,56 điểm Tiêu biểu bạn Trần Hồng B (sinh viên năm 1) cho biết: “Mình thường xuyên tìm đến và sử dụng sản phẩm cá nhân hoá như: móc chìa khoá, túi đựng máy tính, áo sơ mi …” Bên cạnh đó, rất nhiều sinh viên hứng thú với việc tự sáng tạo, thiết kế sản phẩm cá nhân hoá, chẳng hạn bạn Trần Quốc C (sinh viên năm 4) cho rằng: “Mình có một phần mềm ứng dụng điện thoại mình tự viết và mình sử dụng nó thường xuyên”.