1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại nhnoptnt việt nam chi nhánh hà tây

101 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Rủi Ro Lãi Suất Tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi Nhánh Hà Tây
Tác giả Đỗ Tường Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Võ Ngoạn
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 867,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT (11)
    • 1.1.1. Hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại (11)
    • 1.1.2. Lãi suất và rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại (14)
    • 1.1.3. Tiêu chí đo lường rủi ro lãi suất (22)
    • 1.2. Quản lý rủi ro lãi suất (27)
      • 1.2.1. Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất (27)
      • 1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro lãi suất (31)
    • 1.3. Kinh nghiệm QLRRLS tại một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (41)
      • 1.3.1. Tại chi nhánh ngân hàng HSBC, Việt nam (41)
      • 1.3.2. Tại chi nhánh ngân hàng Calyon, Hồ Chí Minh (42)
      • 1.3.3. Nhận xét về việc quản lý RRLS tại hai chi nhánh ngân hàng trên và bài học đối với NHTM Việt Nam (45)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NHNo & PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI (47)
    • 2.1. Khái quát về NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây (47)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (47)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (48)
    • 2.2. Thực trạng kinh doanh tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây, thành phố Hà Nội (49)
      • 2.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn (49)
      • 2.2.2. Nghiệp vụ cho vay (50)
      • 2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế (0)
      • 2.2.4. Hoạt động sản phẩm dịch vụ (0)
    • 2.3. Rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất tại NHNo&PTNT Việt Nam - (58)
      • 2.3.1. Ảnh hưởng của sự biến động lãi suất tới tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây (58)
      • 2.3.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng No chi nhánh Hà Tây (62)
      • 2.3.3. Thực trạng rủi ro lãi suất tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây (63)
      • 2.3.4. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây (67)
    • 2.4. Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý rủi ro lãi suất của NHNo (0)
      • 2.4.1. Những kết quả đạt được (72)
      • 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân (73)
      • 2.4.3. Nguyên nhân khách quan (77)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI (81)
    • 3.1. Định hướng quản lý rủi ro lãi suất (81)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng (83)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp tổ chức quản lý rủi ro lãi suất (83)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện lượng hóa rủi ro lãi suất (86)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất (89)
      • 3.2.4. Một số giải pháp khác (90)
    • 3.3. Một số kiến nghị (94)
      • 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ (94)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam (96)
      • 3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng No&PTNT Việt nam (97)
    • 2. Biểu đồ: Biểu đồ 1: Lãi suất huy động vốn chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2013-2015 (0)
    • 3. Sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây (0)

Nội dung

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT

Hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Ngân hàng và các hoạt động cơ bản

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.

Theo Luật các TCTD năm 2010:

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

Ngân hàng thương mại được định nghĩa là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận

Hoạt động ngân hàng bao gồm kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng thông qua nhận tiền gửi và cấp tín dụng Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp dịch vụ thanh toán, đảm bảo lưu thông tiền tệ và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ngân hàng thương mại là tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý quỹ phục vụ công chúng và doanh nghiệp Một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại là huy động vốn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Mục tiêu của huy động vốn là tìm kiếm nguồn vốn ổn định với chi phí thấp nhất Huy động vốn tồn tại dưới các hình thức sau:

Vốn huy động từ tiền gửi của tổ chức kinh tế, từ dân cư là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ công chúng thông qua việc cung cấp sản phẩm - dịch vụ cho dân chúng Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, rất đa dạng về nguồn gốc hình thành.

Vốn đi vay: là nguồn vốn mà ngân hàng có được dựa trên quan hệ vay mượn, bao gồm:

Vay Ngân hàng trung ương: đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của ngân hàng thương mại Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng Nhà nước, hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng Nhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn).

Vay các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác: đây là nguồn vốn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng b Hoạt động sử dụng vốn:

Trong hoạt động kinh doanh, ngoài hoạt động cho vay phổ biến, ngân hàng còn thực hiện nhiều hoạt động khác nhằm đa dạng hóa nguồn thu và hỗ trợ khách hàng Các hoạt động này bao gồm cho thuê (cho thuê tài chính và tài sản), đầu tư (mua cổ phiếu, trái phiếu), chiết khấu thương phiếu và chứng khoán có giá, bảo lãnh (trả nợ thay cho khách hàng khi họ không thực hiện được nghĩa vụ của mình) Mỗi hoạt động đóng vai trò hỗ trợ nhau, tạo nên một hệ sinh thái dịch vụ tài chính toàn diện đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Bên cạnh các nhóm hoạt động cơ bản trên, các ngân hàng thương mại còn thực hiện dịch vụ thanh toán và không ngừng khai thác các dịch vụ tài chính mới như tư vấn, ủy thác, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng đại lý Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ này không ngừng tăng lên đáng kể Hiện nay, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng găy gắt thì đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm thu hút khách hàng và nâng cao uy tín luôn là hoạt động được các ngân hàng chú trọng.

1.1.1.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh của NHTM

Rủi ro là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác kết quả kì vọng theo kế hoạch.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, rủi ro luôn luôn tồn tại và bản thân mỗi doanh nghiệp không thể triệt tiêu rủi ro mà phải đương đầu với rủi ro Hoạt động của NHTM cũng không nằm ngoài quy luật đó Có nhiều cách phân chia rủi ro của NHTM như phân chia rủi ro theo các loại tài sản gồm có: rủi ro trong quản lý và kinh doanh ngân quỹ, rủi ro tín dụng, rủi ro trong quản lý và kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong cho thuê và rủi ro đối với các tài sản khác của ngân hàng; phân chia rủi ro theo nguyên nhân gồm có: rủi ro do người vay không trả nợ cho ngân hàng, rủi ro do lãi suất thay đổi, rủi ro do tỷ giá thay đổi, Tuy nhiên cách phân loại phổ biến thì rủi ro trong kinh doanh của NHTM bao gồm:

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi Rủi ro tín dụng ở hai góc độ là rủi ro từ huy động vốn và rủi ro trong cho vay.

Rủi ro tồn đọng vốn xảy ra khi vốn bị tồn đọng lớn không cho vay và đầu tư làm thu nhập của ngân hàng giảm sút.

Rủi ro tồn đọng vốn ngược lại với rủi ro thanh khoản, ngân hàng không tận dụng được hết nguồn vốn sẵn có hoặc huy động trong khi vẫn phải trả lãi cho các khoản huy động này dẫn đến lợi nhuận giảm sút.

Lãi suất và rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm và các loại lãi suất

Trên thị trường hàng hoá, các hàng hóa và dịch vụ được mua và bán thông qua giá cả, nhưng trên thị trường tài chính hàng hóa là quyền sử dụng vốn và giỏ cả ở đõy là lói suất Do vậy lói suất cú thể ủược định nghĩa là giỏ của việc mua và bán quyền sử dụng vốn hoặc là lãi suất là giá cả của tiền tệ. Một cách khác lãi suất là giá cả mà vốn được cho vay hay đi vay cho một khoảng thời gian đã xác định trước Nó đo lường thu nhập hoặc chi phí đi liền với việc sử dụng vốn trong một khoảng thời gian ủược xỏc định trước và thông thường được đo lường bằng đơn vị phần trăm trên năm (%/năm) Lãi suất có thể thay đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác.

Một cách khác, lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.

Các loại lãi suất: Khi nói đến khái niệm lãi suất, chúng ta thấy có rất nhiều loại lãi suất khác nhau và phạm vi hoạt động của chúng cũng khác nhau.

- Phân loại theo nguồn sử dụng trong ngân hàng: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay

Lãi suất huy động là tỷ lệ lãi mà các ngân hàng hay tổ chức tín dụng phải trả cho khách hàng khi họ gửi tiền hay vật phẩm có giá trị Mức lãi suất huy động khác nhau tùy thuộc vào đối tượng huy động (tiền hoặc vật đảm bảo) và thời hạn gửi tiền.

Lãi suất cho vay: Là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay.

Theo nguyên tắc hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu của chúng là kinh doanh tiền tệ thì lãi suất cho vay bao giờ cũng phải lớn hơn lãi suất huy động để đảm bảo ngõn hàng cú thể bự ủắp được chi phớ hoạt ủộng đó bỏ ra và thu được lợi nhuận Mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động được xác định như sau:

LS cho vay = LS huy động + Chi phí + Rủi ro tối thiểu + Lợi nhuận

- Phân loại theo giá trị thực: Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

Lãi suất danh nghĩa: Là loại lãi suất được xác định cho mỗi kỳ hạn gửi hoặc vay thể hiện trên quy ước giấy tờ được thoả thuận trước.

Lãi suất thực: Là loại lãi suất xác định giá trị thực của các khoản lãi được trả hoặc thu được Lãi suất thực cho biết sự gia tăng trong sức mua của một khoản tiền gửi sau một khoảng thời gian nhất định.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát.

Sự phân biệt về lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng Đối với người có tiền, nhờ đoán biết được lãi suất thực mà họ quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay mang đi kinh doanh trực tiếp. Đối với người cần vốn, nếu dự đoán trước được tương lai có lạm phát và trong suốt thời gian đó lãi suất cho vay không đổi hoặc tăng với tốc độ thấp hơn lạm phát thì họ có thể yên tâm đi vay để kinh doanh mà không sợ lỗ vì trượt giá khi trả nợ.

- Phân loại theo thời điểm trả lãi: Lãi suất chiết khấu và lãi suất Coupon Lãi suất chiết khấu (Discount Rate): là lãi suất mà việc trả lãi được thực hiện tại thời điểm bắt đầu của kỳ hạn Với các công cụ chiết khấu trên thị trường tiền tệ, lãi đã được trừ vào số tiền vay tại thời điểm bắt đầu của kỳ vay Do vậy tại ngày đáo hạn người đi vay chỉ phải trả số tiền vay.

Lãi suất Coupon: là lãi suất mà việc trả lãi được thực hiện tại thời điểm cuối của kỳ hạn Với các công cụ trả lãi coupon người đi vay khi nhận nợ nhận được toàn bộ số tiền mún vay tại thời điểm bắt ủầu của kỳ tính lãi Tại ngày đáo hạn người đi vay phải trả số tiền vay cộng với lãi.

Một món vay với lãi suất chiết khấu thì sẽ luôn luôn đắt hơn đối với người đi vay (Borrower) đối với lãi suất thực tế khi so sánh với cùng món vay đó với lãi suất trả sau (lãi suất Coupon).

- Phân loại theo các cấp độ của lãi suất: Lãi suất cơ bản và lãi suất liên ngân hàng: Các ngân hàng chào ra cho người đi vay các mức lãi suất khác nhau phụ thuộc vào mức độ rủi ro mà khách hàng đang có, cũng có nghĩa là phụ thuộc vào phân loại tín nhiệm của người đi vay (Borrower’s Credit Rating) Đối với tiêu chí này, lãi suất bao gồm:

Lãi suất cơ bản (Base or Prime Rate): là lãi suất cho vay đối với các khách hàng có uy tín trên thị trường Các công ty lớn (có độ tín nhiệm cao) sẽ có khả năng vay từ ngân hàng với lãi suất gần với lãi suất cơ bản, trong khi các khách hàng có độ tín nhiệm thấp hơn phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất cơ bản để phản ánh rủi ro tín dụng cao hơn Lãi suất cơ bản luôn luôn gần với lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, do NHTW công bố và quản lý chặt chẽ Các NHTM sẽ quy định lãi suất cho vay của mình dựa trên lãi suất cơ bản.

Những sự thay đổi của những lãi suất cơ bản này sẽ có ảnh hưởng tới mức lãi suất chung của nền kinh tế Tại thị trường Anh đó là lãi suất chiết khấu trái phiếu chính phủ (Treasury Bills), tại Mỹ đó là lãi suất cơ bản của Cục dự trữ liên bang (The Federal Funds Rate), tại Việt Nam, đó là lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Lãi suất liên ngân hàng (InterBank Rate): tại các trung tâm tài chính trên thế giới, lãi suất liên ngân hàng thường niêm yết làm cơ sở cho việc vay và cho vay tiền trên thị trường liên ngân hàng - thị trường bán buôn Lãi suất được biết đến nhiều nhất là lãi suất trên thị trường London trong đó: LIBOR (London Interbank Offered Rate): là lãi suất mà tại đó vốn được chào ra bởi các ngân hàng đệ nhất trên thị trường liên ngân hàng London LIBOR là lãi suất liên ngân hàng được dùng rộng rãi nhất và đã trở thành một lãi suất chuẩn trên thị trường tài chính thế giới, ví dụ như rất nhiều công cụ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ được định giá theo lãi suất LIBOR.

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thông thường được niêm yết với các kỳ hạn chuẩn, ví dụ LIBOR 1 tháng, LIBOR 3 tháng vv Các trung tâm tài chính khác có lãi suất liên ngân hàng riêng, ví dụ như SIBOR (Singapore), FIBOR (Frankfurt).

Tại Việt nam có lãi suất VNIBOR (Vietnam InterBank Offered Rate), được tính toán dựa trên một số ngân hàng tiêu biểu của quốc gia.

- Ngoài ra lãi suất có thể phân loại theo nhiều cách khác:

Tiêu chí đo lường rủi ro lãi suất

1.1.3.1 Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất

Các tài sản và nguồn tài sản của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau Đứng trên giác độ ngân hàng, kỳ hạn cần quan tâm là kỳ hạn đặt lại lãi suất Khi kết thúc kỳ hạn trên, lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường Do đó, các tài sản, hoặc nguồn tài sản trong ngân hàng sẽ có độ nhạy cảm khác nhau đối với sự biến động lãi suất thị trường Cụ thể, tài sản và nguồn trong ngân hàng được phân thành tài sản (nguồn) nhạy cảm với lãi suất và tài sản (nguồn) ít nhạy cảm với lãi suất.

 Các tài sản và nguồn nhạy cảm lãi suất là loại có kỳ hạn ngắn (≤ 12 tháng) do có thể nhanh chóng thay đổi theo biến động lãi suất thị trường.

 Các tài sản và nguồn ít nhạy cảm lãi suất là loại có kỳ hạn trung và dài hạn (≥12 tháng)

Vay cá nhân có kỳ hạn trả góp 2 năm, kỳ hạn điều chỉnh lãi suất là 3 tháng (< 12 tháng) được xếp vào tài sản nhạy cảm lãi suất vì lãi suất có thể nhanh chóng thay đổi sang lãi suất mới Ngược lại, kỳ hạn điều chỉnh lãi suất cho vay là 1 năm được xếp vào tài sản ít nhạy cảm lãi suất Ngân hàng tính hệ số rủi ro lãi suất (ISR) để xác định rủi ro lãi suất, đó là tỷ số giữa tài sản nhạy cảm lãi suất (AIRS) trên nợ nhạy cảm lãi suất (LIRS).

Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất chỉ ra khả năng xảy ra rủi ro lãi suất đối với ngân hàng:

 ISR > 1 khi đó tài sản có nhạy cảm lãi suất nhiều hơn tài sản nợ nhạy cảm lãi suất.

Như vậy, nếu lãi suất tăng, ngân hàng không những không chịu rủi ro lãi suất mà còn tăng được lợi nhuận do thu từ lãi sẽ tăng nhiều hơn chi trả lãi. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, do thu từ lãi sẽ giảm nhiều hơn chi trả lãi nên thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm sút so với dự kiến, xảy ra rủi ro lãi suất.

Khi tỷ suất nhạy cảm lãi suất (ISR) nhỏ hơn 1, các tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng ít hơn các khoản nợ nhạy cảm lãi suất Trong trường hợp này, lãi suất tăng sẽ dẫn đến rủi ro lãi suất cho ngân hàng do thu nhập lãi giảm Ngược lại, khi lãi suất giảm, ngân hàng sẽ hưởng lợi từ thu nhập lãi cao hơn.

 ISR = 1, khi đó biến động lãi suất thị trường sẽ không làm thay đổi thu nhập từ lãi của ngân hàng do mức tăng (giảm) của thu lãi từ tài sản có nhạy cảm lãi suất sẽ bị triệt tiêu bởi mức tăng (giảm) của phí trả lãi từ tài sản nợ nhạy cảm lãi suất

Ta nhận thấy, khi ISR = 1, ngân hàng không gặp phải rủi ro lãi suất, nhưng đồng thời cũng mất đi cơ hội gia tăng thu nhập cho mình.

1.1.3.2 Khe hở lãi suất (Interest rate gap)

Tương tự như hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất, khe hở lãi suất cũng là một thước đo rủi ro lãi suất của ngân hàng.

Khe hở lãi suất hình thành do chênh lệch tài sản và nguồn nhạy cảm Khe hở lãi suất được tính theo công thức:

Dựa trên giả thiết lãi suất của nguồn và tài sản nhạy cảm lãi suất thay đổi với cùng mức độ.

 Khe hở lãi suất dương (Positive gap)

Tăng lãi suất khiến ngân hàng hưởng lợi khi thu nhập từ lãi tăng vượt chi phí lãi phải trả Ngoài ra, chênh lệch lãi suất, vốn là yếu tố quyết định cho biên lợi nhuận ròng của ngân hàng, cũng ghi nhận sự gia tăng.

Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm, ngân hàng gặp rủi ro giảm thu nhập, chênh lệch lãi suất giảm.

 Khe hở lãi suất âm (Negative gap)

Khi lãi suất trên thị trường tăng, ngân hàng gặp rủi ro lãi suất làm giảm thu nhập, do mức tăng của thu từ lãi thấp hơn mức tăng của các khoản phải trả lãi Chênh lệch lãi suất giảm.

Ngược lãi, nếu lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ được lợi và chênh lệch lãi suất tăng.

 Khe hở lãi suất bằng 0

Khi đó ngân hàng có thể coi là không gặp rủi ro lãi suất do biến động lãi suất không làm thay đổi thu nhập Nhưng tương tự như trường hợp hệ số R bằng 1, ngân hàng cũng mất đi cơ hội gia tăng thu nhập khi lãi suất thay đổi theo hướng có lợi.

Trong thực tế, do sự thay đổi lãi suất với mỗi loại tài sản hoặc nguồn là khác nhau, dù độ lớn và dấu của khe hở kỳ hạn là như thế nào, ngân hàng vẫn luôn gặp phải vấn đề rủi ro lãi suất.

Khe hở kỳ hạn đo lường chênh lệch kỳ hạn bình quân của tài sản và nợ của ngân hàng Khe hở kỳ hạn được tính theo công thức:

Khe hở kỳ hạn = Kỳ hạn bình quân của tài sản có - Kỳ hạn bình quân của nợ

Khi các kỳ hạn tính lãi và đáo hạn của tài sản và nợ của ngân hàng không trùng khớp, khe hở kỳ hạn là khoảng thời gian phát sinh hoặc biến mất Khi lãi suất thị trường thay đổi, khe hở này sẽ tác động đến giá trị ròng của ngân hàng do chênh lệch giữa dòng tiền vào và ra Nếu khe hở kỳ hạn dương, giá trị ròng sẽ tăng khi lãi suất thị trường tăng và giảm khi lãi suất thị trường giảm Ngược lại, nếu khe hở kỳ hạn âm, giá trị ròng sẽ giảm khi lãi suất thị trường tăng và tăng khi lãi suất thị trường giảm.

Do kỳ hạn bình quân của tài sản lớn hơn so với nợ (kỳ hạn > 0), sự biến động lãi suất sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản và nợ khác nhau Khi lãi suất thị trường tăng, giá trị tài sản giảm mạnh hơn giá trị nợ, dẫn đến giá trị tài sản ròng của ngân hàng giảm Ngược lại, khi lãi suất giảm, giá trị tài sản ròng sẽ tăng lên.

 Khe hở kỳ hạn < 0, kỳ hạn bình quân của tài sản nhỏ hơn của nợ Khi đó, nếu lãi suất thị trường tăng, giá trị tài sản ròng của ngân hàng sẽ tăng. Ngược lại khi lãi suất giảm.

 Khe hở kỳ hạn = 0, ngân hàng không phải chịu rủi ro.

1.1.3.4 Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

NIM Thu từ lãi trên các khoản cho vay và đầu tư - Chi phí trả lãi tiền gửi và tiền vay Tổng tài sản sinh lời x100

= Thu nhập ròng từ lãi

Tổng tài sản sinh lời

Quản lý rủi ro lãi suất

1.2.1 Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng chịu sự quản lý nhằm sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra trong mỗi thời kỳ với phương châm tối ưu hóa chi phí được sử dụng vào quá trình đó, đồng thời đảm bảo tăng lợi nhuận

Quản lý rủi ro lãi suất là các biện pháp, hoạt động đo lường, xác định, giám sát, kiểm soát rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất là hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến thu nhập ngân hàng khi lãi suất thay đổi Để thực hiện quản lý rủi ro lãi suất, các ngân hàng sử dụng các công cụ tài chính nhằm hạn chế hoặc giảm thiểu mất mát tài chính do rủi ro lãi suất gây ra.

Các thông lệ chuẩn mưc quản lý rủi ro lãi suất liên quan đến việc áp dụng 4 yếu tố trong việc quản lý TSC, TSN và quản lý ngoại bảng.

- Có hội đồng thích hợp (ALCO), có chuyên môn sâu chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro lãi suất.

- Có các chính sách và cách thức đúng đắn, thích hợp để quản lý rủi ro lãi suất

- Có cách đo lường rủi ro lãi suất đúng đắn, có các chức năng giám sát và kiểm soát

- Hệ thống kiểm soát nội bộ cần thiết và bộ phận kiểm toán độc lập Cách thức cụ thể mà ngân hàng lựa chon những yếu tố trên để quản lý rủi ro lãi suất sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp và bản chất của các rủi ro trong ngân hàng đang nắm giữ các hoạt động của TSC và TSN cũng như mức độ của rủi ro lãi suất Do vậy ngân hàng sẽ quản lý rủi ro lãi suất rất đa dạng

Rủi ro lãi suất nên được giám sát trên cơ sở đầy đủ và vững chắc, kể cả rủi ro lãi suất tại các chi nhánh/ đơn vị thành viên bởi việc quản lý rủi ro lãi suất không thể dự đoán được khi các trạng thái của đơn vị thành viên này được cấn trừ vào trạng thái của đơn vị thành viên khác

Do vậy quản lý rủi ro lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây

1.2.1.1 Giảm thiểu mất mát cho ngân hàng:

Một trong các mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối đa nhất mọi ảnh hưởng xuất của sự biến động cuẩ lãi suất đến thu nhập của ngân hàng Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các ngân hàng luôn mong muốn đạt được mức thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định Để đạt được các mục tiêu này các ngân hàng phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản và nguồn vốn. Thông thường đó là các tài sản sinh lời, như các khoản cho vay và đầu tư (bên tài sản) hay các khoản tiền gửi, khoản vay trên thị trường tiền tệ, để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất, ngân hàng duy trì một tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định Tỷ lệ thu nhập cận biên không phải là lợi nhuận của ngân hàng vì chúng ta chưa tính đến những chi phí ngoài lãi khác như tiền lương, chi phí quản lý nếu trừ đi các chi phí này thu nhập ngân hàng chỉ còn rất ít để bù đắp lại những sai lầm trong quản lý rủi ro lãi suất Nếu các nhà quản lý ngân hàng hài lòng với mức tỷ lệ thu nhập lãi cận biên này họ sẽ áp dụng hàng loạt các biện pháp ngăn ngừa nhằm bảo vệ tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, qua đó ổn định được thu nhập ròng của ngân hàng.

Nếu lãi suất tăng khiến chi phí trả lãi cho các nguồn vốn vay tăng nhanh hơn thu lãi trên các khoản cho vay và đầu tư chứng khoản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận của ngân hàng Nếu lãi suất thị trường giảm khiến cho thu nhập từ các khoản cho vay và chứng khoán giảm nhanh hơn chi phí trả lãi, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cũng giảm Nói cách khác đường cong thu nhập không bao giờ hoàn toàn cố định, do đó chênh lệch giữa chi phí trả lãi và thu từ lãi không bao giờ hoàn toàn cố định Các nhà quản lý ngân hàng phải nỗ lực không ngừng để đảm bảo rằng chi phí huy động vốn không tăng hơn đáng kể so với thu nhập từ các tài sản sinh lời vì điều này sẽ làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

1.2.2.2 Tăng lợi nhuận cho ngân hàng

Với khả năng dự đoán chính xác diễn biến lãi suất tương lai, ngân hàng không chỉ có thể giảm thiểu tổn thất do RRLS gây ra mà còn tối đa hóa lợi nhuận của chính mình.

Nếu các ngân hàng đoán trước được sự tăng lên của lãi suất, họ có thể ngăn chặn tổn thất và sinh lời bằng cách thực hiện một số điều chỉnh đối với tài sản và nợ để giảm quy mô của khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy hoặc sử dụng các công cụ bảo vệ (hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn…)

Các ngân hàng có khe hở nhạy cảm tích lũy dương sẽ có lợi khi lãi suất tăng và phải chịu tổn thất về thu nhập khi lãi suất giảm.

Ngược lại, các ngân hàng có khoảng cách nhạy cảm tích lũy âm sẽ được hưởng lợi khi lãi suất giảm, vì danh mục đầu tư của họ sẽ tăng giá Tuy nhiên, họ sẽ chịu tổn thất nếu lãi suất tăng, vì danh mục đầu tư của họ sẽ mất giá.

Một số ngân hàng thường xuyên thay đổi khe hở nhạy cảm lãi suất đặt ngân hàng vào trạng thái nhạy cảm tài sản hoặc nhạy cảm nợ dựa rê khả năng tin cậy đối với các dự báo về lãi suất của ngân hàng Vấn đề này thường được gọi là phương pháp quản lý khe hở năng động (aggressive Gap Management)

Việc quản lý khe hở năng động có thể được biểu thị ở bảng sau:

Bảng 1.1 Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất năng động

Những dự đoán về sự thay đổi của lãi suất ngân hàng

Giá trị khe hở nhạy cảm lãi suất tối ưu

Phản ứng của các nhà quản lý

Lãi suất thị trường tăng Khe hở dương

Tăng tài sản nhạy cảm lãi suất Giảm nợ nhạy cảm lãi suất

Lãi suất thị trường giảm Khe hở âm Giảm tài sản nhạy cảm lãi suất

Tăng nợ nhạy cảm lãi suất

Trong trường hợp ban quản lý ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm trong tương lai, họ có thể tăng lượng tài sản nợ nhạy cảm lãi suất so với tài sản nhạy cảm lãi suất Nếu lãi suất giảm đúng như dự đoán, chi phí trả lãi cho các khoản nợ sẽ giảm nhiều hơn so với thu nhập từ lãi, giúp cải thiện chỉ số tỷ lệ thu nhập lãi ròng của ngân hàng.

Tương tự nếu đoán chắc rằng lãi suất của ngân hàng tăng cao hơn, ngân hàng sẽ cố gắng chuyển về trạng thái nhạy cảm tài sản bởi vì nếu lãi suất tăng, thu nhập từ tài sản sẽ tăng nhiều hơn là chi phí trả lãi.

Chiến lược quản lý năng động cũng buộc các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro không nhỏ Khả năng dự đoán đúng về vận động của lãi suất là rất thấp Phần lớn các nhà quản lý ngân hàng đều dựa vào việc phòng ngừa rủi ro chứ không dựa vào việc dự đoán những thay đổi của lãi suất trong quá trình điều hành ngân hàng Lãi suất thay đổi không đúng như dự báo có thể làm tăng tổn thất cho ngân hàng Tuy nhiên về mặt lý thuyết nếu như ngân hàng dự báo đúng biến động của lãi suất thị họ sẽ thu được phần gia tăng lợi nhuận không nhỏ này.

Kinh nghiệm QLRRLS tại một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

1.3.1 Tại chi nhánh ngân hàng HSBC, Việt nam

Chi nhánh ngân hàng HSBC này dùng phương pháp giá trị có thể tổn thất -VaR và P&L (Profit and Loss) để quản lý RRLS, VaR cho HSBC biết trường hợp xấu nhất của RRLS là như thế nào và VaR đo lường độ lớn của các di chuyển của P&L trong những ngày tồi tệ nhất.

Ví dụ: VaR tại HSBC: VaR của HSBC Singapore là $7 triệu

Một cách chính xác hơn, với xác suất 99%, giá trị VaR 10 ngày tới trong số Trading Book của ngân hàng là 7tr$, điều đó có nghĩa là HSBC Singapore, tất của cỏc trạng thỏi kinh doanh khụng ủược lỗ vượt quỏ $7tr trong vũng 10 ngày tới, xác suất là 99% Tuy nhiên mặt khác với XS 1%, HSBC có thể mất hơn 7tr$.

Con số VaR này có thể tăng lên hay giảm xuống hàng ngày dựa vào các tác động của:

- Các trạng thái kinh doanh tại HSBC Singapore (Trading Positions)

- Sự thay đổi của lãi suất (Market Volatility)

- Hiệu quả của các danh mục đầu tư và các trạng thái khác tại Singapore. VaR là sự thay ủổi của thị trường ỏp dụng vào cho cỏc trạng thỏi vốn. VaR với giả thiết rằng chúng ta bị tắc trong trạng thái ngày hôm nay Sự thay ủổi giỏ trị VaR gõy ra bởi sự thay ủổi của lói suất thị trường đối với những trạng thái vốn mà ngân hàng đang nắm giữ Giá trị VaR dùng các tư liệu trong quá khứ để tiên đốn về một tương lai gần.

HSBC tính VaR như thế nào?

HSBC khụng dựng sự thay ủổi của Lói và lỗ (P&L) để tớnh VaR vỡ lói / lỗ không giải thích được những gì sẽ xảy ra cũng như làm thế nào để che chắn rủi ro, nhưng HSBC dùng P&L cho mục đích kiểm tra (Back Testing).

VaR được tính bằng = PVBP* sự thay đổi của thị trường (MarketVolatility)

VaR = Risk (Position) * Volatility (Market)

= PVBP position/market* [ market/day * (t day/250)* 1/2* confidence] Như vậy để tính được VaR ta phải dùng PVBPs, điều này sẽ tách giá trị VaR và P&L làm hai bộ phận, dựa vào các trạng thái và độ thay đổi của thị trường (Market Volatility).

Ngân hàng dùng VaR như thế nào trong việc quản lý rủi ro

Ngân hàng đã tính mối quan hệ giữa VaR và vốn điều lệ (Regulatory Capital). Capital = VaR (10 - days)*Regulatory Factor

Ví dụ: Xác suất 99%, 10 ngày, VaR của HSBC Singapore là $7tr

Giả thiết rằng các nhân tố quy định (Regulatory Factor) = 3.8

HSBC Singapore cần ít nhất là: $26.6 triệu vốn = 7 tr$*3.8

Trong trường hợp ngân hàng không có đủ vốn theo quy định, ngân hàng cần báo cáo tình trạng ngoại lệ lên trụ sở tại Hong Kong hoặc cắt giảm trạng thái đang nắm giữ Hành động này giúp giảm tự động giá trị VaR và đồng thời giảm vốn yêu cầu.

Trách nhiệm Quản lý Rủi ro thanh khoản ngắn hạn (QLRRLS) thuộc về người đứng đầu Kho bạc, Giám đốc Phòng QLRR và Giám đốc tài chính Họ cần phải quản lý chặt chẽ hơn và cải thiện khả năng nhận diện rủi ro thanh khoản ngắn hạn sớm hơn.

1.3.2 Tại chi nhánh ngân hàng Calyon, Hồ Chí Minh

Ngân hàng này quản lý RRLS bằng phần mềm của Hội sở, dựa trên 3 phương pháp sau: a Khe hở nhạy cảm lãi suất (Cash Flow Gap-Mismatch) b Phương pháp độ nhạy cảm lãi suất (Sensitivities) c Giá trị có thể tổn thất (VaR)

Cơ sở lãi suất dùng để định giá lãi suất trong ngân hàng đối với đồng Việt Nam (VND) bao gồm lãi suất VNIBOR (cho kỳ hạn đến 1 năm) và lãi suất Trái phiếu chính phủ (cho kỳ hạn trên 1 năm) Đối với các đồng tiền EUR và USD, lãi suất tham chiếu được lấy từ thị trường Việt Nam, cụ thể là lãi suất trên hãng tin REUTER đối với đồng USD và lãi suất các kỳ hạn của đồng EUR tại thị trường Việt Nam.

Mục đích của hạn mức này là nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thể duy trì hoạt động liên tục trong thời gian tối thiểu là 1 tuần nếu có khủng hoảng xảy ra ảnh hưởng nghiờm trọng ủến nguồn vốn của ngõn hàng và trong thời gian 1 tuần này ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp xử lý khủng hoảng Ngân hàng có hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất cho các kỳ hạn từ O/N đến 5 năm. Để quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng có các loại hạn mức dòng tiền sau: Hạn mức 7 ngày (Long /Short), hạn mức 1 tháng, hạn mức chung (in general) bao gồm Cook Weighted Assets (Basel 1) và Risk Weighted Assets (Basel 2)

Cụ thể ngân hàng qui định hạn mức dòng tiền ra vào (Cash IN/ OUT) tối đa trong 7 ngày tới, cash IN/OUT trong 30 ngày tới b Hạn mức trên độ nhạy cảm lãi suất trên một điểm lãi suất (Basic Point=bp), thể hiện rằng khi lãi suất thay đổi 0.01% thì ngân hàng sẽ lãi hay lỗ bao nhiêu trên các trạng thái hiện có Hạn mức độ nhạy cảm được tính toán bằng phần mềm dựa trên các thông số như dòng tiền (Cash Flow Gap) và lãi suất qua đêm của từng đồng tiền.

Hạn mức nhạy cảm cho biết mức thay đổi thu nhập ròng sau một ngày nếu lãi suất thay đổi một điểm cơ bản Hạn mức giá trị có thể tổn thất (VaR) đo lường rủi ro thua lỗ trong từng khoản mục và toàn bộ bảng cân đối ngân hàng Những hạn mức này có thể so sánh với mức lỗ dựa trên giá thị trường.

Giá trị VaR được tính toán trên hệ thống phần mềm và VaR có 5 tác dụng là quản lý rủi ro, quản lý định lượng, quản lý tài chính, báo cáo tài chính và tính toán lượng vốn cần thiết VaR cực kỳ quan trọng vì nó sẽ giúp tiết kiệm vốn (Economic Capital), kiểm tra mức độ nhạy cảm của thị trường (stress testing), kiểm tra và dự đoán được mức độ cần rút lui (back-testing), dự đoán mức độ thâm hụt (expected shortfall).

Hạn mức nhạy cảm lãi suất (VaR) được tính cho từng loại ngoại tệ, ví dụ: hạn mức đối với VND và các loại ngoại tệ khác như sau:

Hạn mức đối với VND EUR100,000

Hạn mức với USD EUR 200,000

Hạn mức với EUR EUR300,000

Hạn mức với ủồng JPY EUR100,000

Tổng hạn mức VaR 300,000 EUR

Khi hạn mức VaR quá giới hạn cho phép, phần mềm QTRR sẽ tạo ra các cảnh báo cho nhân viên giao dịch cũng như cán bộ quản lý biết Lúc này ngân hàng cần thiết phải đóng các trạng thái vốn của mình để giá trị VaR nằm trong hạn mức cho phép Khi đóng các trạng thái vốn này, các khe hở nhạy cảm lãi suất của các kỳ hạn tự động giảm xuống.

Các trung tâm lợi nhuận tại Chi nhánh như là: FX Desk, MM Desk, Forward Desk, Derivatives ủều bỏn cỏc trạng thỏi cho nhau và khụng giữ trạng thái (Internal Squaring) Ví dụ: FX bán USD lấy đồng (VND) thì sẽ gửi VND cho bộ phận MM và phải vay USD của bộ phận MM.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NHNo & PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Khái quát về NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1991 NHNo Tỉnh Hà Tây được thành lập trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị thuộc NHNo Hà Sơn Bình và 6 đơn vị thuộc NHNo Thành phố Hà Nội Về mô hình tổ chức ban đầu, toàn tỉnh có 14 chi nhánh NHNo huyện, thị xã, 17 phòng giao dịch và bàn tiết kiệm; địa bàn hoạt động trải rộng trên khắp các địa bàn trong tỉnh Hà Tây cũ Từ một Ngân hàng bao cấp chuyển hẳn sang thương mại, gặp không ít những khó khăn, trong bối cảnh nền kinh tế tiền tệ lạm phát cao, doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị kinh tế tập thể là đối tượng khách hàng chính của NHNo lần lượt giải thể và tan rã, về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ kinh doanh thiếu và lạc hậu, đội ngũ cán bộ công nhân viên đông, biên chế ban đầu là 1.181 người, trình độ bất cập.

Tổng số nguồn vốn huy động là 77,9 tỷ, dư nợ cho vay các thành phần kinh tế là 46,2 tỷ, trong đó chủ yếu là dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh và kinh tế tập thể chiếu 89%; nợ quá hạn là 7,8 tỷ chiếu tỷ lệ 16,8% trong tổng dư nợ; kết quả tài chính lỗ 5,2 tỷ đồng

Bước sang thế kỷ mới, hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, NHNo&PTNT Hà Tây vẫn luôn kiên định với đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành Hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã bước sang một tầm cao mới, trở thành lá cờ đầu trong hệ thốngNHNo&PTNT Việt Nam - khu vực đồng bằng sông hồng Thực hiện Nghị quyết ngày 29/05/2008 của Quốc hội về vệc điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1/8/2008, toàn bộ Tỉnh Hà Tây cũ đã được sát nhập về Thủ đô Hà Nội NHNo&PTNT Hà Tây vẫn được giữ nguyên mô hình cũ nhưng không còn là đầu mối của một tỉnh thành trực thuộc trung ương nữa.

Với sự đạo của ngân hàng cấp trên cùng sự quyết tâm khẳng định vị thế cũng như thương hiệu của một NHNo&PTNT Hà Tây – đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn, bước đầu đi vào ổn định và thực sự cạnh tranh sòng phẳng với các ngân hàng thương mại trên địa bàn Kết thúc năm 2014, NHNo&PTNT Hà Tây đã đạt được những thành tích đáng kể, cụ thể: tổng nguồn vốn huy động quy đổi sang VNĐ đạt 19.723 tỷ, dư nợ cho vay là 12.914 tỷ, quỹ thu nhập lên đến

426 tỷ Đây là kết quả khẳng định cho đường lối, chính sách đúng đắn, xứng đáng với sự quyết tâm của toàn chi nhánh.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

Thực trạng kinh doanh tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây, thành phố Hà Nội

Tây, thành phố Hà Nội

2.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn

Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động đạt mức 19.723 tỷ, tăng 3.856 tỷ so với đầu năm, tương ứng với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 24,3% Bình quân, mỗi cán bộ huy động được 21,8 tỷ đồng Trong đó, nguồn tiền gửi dân cư đóng góp đáng kể với mức tăng trưởng cao.

17.659 tỷ, tăng 3.731 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 26,8%, chiếm tỷ trọng 89,5%/tổng nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn thể hiện rõ ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Hà Tây Đơn vị: Tỷ đồng

Phòng Hành chính nhân sự

Phòng kinh doanh ngoại tệ và TTQT

Phòng Dịch vụ và Makettin g

Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ

Các PGD trực thuộc Hội sở

Các chi nhánh loại 3 trực thuộc

Các phòng, tổ trực thuộc

Các PGD trực thuộc CN loại 3

Tổng nguồn vốn huy động 12.725 15.867 19.723 3.142 24,7 3.856 24,3 Phân theo loại tiền

Tiền gửi ngoại tệ quy đổi 548 569 569 21 3,8 0 0

Tiền gửi có kỳ hạn tháng 5.516 3.352 4.055 -2.164 -39,2 703 21

Phân theo thành phần kinh tế

(Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên năm 2013,2014,2015 của tại

NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây)

Qua bảng số liệu ta thấy rõ nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm cụ thể:

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2013 (cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi) là 12.725 tỷ; Năm 2014 tổng nguồn vốn huy động (cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi) là 15.867 tỷ, tăng 3.142 tỷ so với đầu năm Bình quân nguồn vốn một cán bộ đạt 17,6 tỷ Riêng tiền gửi dân cư đạt 13.928 tỷ, tăng 3.296 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 87,8%/tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng đạt 31%

Năm 2015 nhìn nhận theo góc độ cơ cấu tiền gửi theo thời gian tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi trên 12 tháng đều tăng tăng so với đầu năm.

Cùng với việc huy động vốn tăng cao thì kết quả sử dụng vốn của NHNo

Trong thời gian qua, PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây đã có sự tăng trưởng đáng kể Hoạt động sử dụng vốn cho vay luôn đảm bảo yếu tố an toàn và khả năng sinh lời.

2.2.2.1 Tổng quan tình hình về dư nợ cho vay của tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

Tại NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây năm 2015 thu từ hoạt động tín dụng đạt: 1.963 tỷ đồng, giảm so với năm trước 8 tỷ, chiếm tỷ trọng 97,2% tổng thu.

Dưới đây là tình hình cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại NHNo chi nhánh Hà Tây giai đoạn (2013-2015) Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng dư nợ cho vay 10.154 11.998 12.914 1.844 18,2 916 7,6 Phân theo loại tiền

Dư nợ ngoại tệ quy đổi 97 125 125 28 28,9 0 0

(Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên năm 2013,2014,2015 của tại

NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây)

Qua bảng số liệu trên cho thấy hoạt động cho vay của NHNo chi nhánh Hà Tây liên tục tăng qua các năm Năm 2015, nền kinh tế bước đầu được khôi phục, môi trường kinh doanh có nhiều thuận lợi, NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Hà Tây tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay

Năm 2015, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 12.914 tỷ đồng, tăng 7,6% so với đầu năm Bình quân dư nợ cho vay của mỗi cán bộ là 14,6 tỷ đồng, cao hơn 1 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Bảng 2.3: Hoạt động bảo lãnh của NHNo – chi nhánh Hà Tây qua ba năm Đơn vị: T ỷ đồng

Số dư bảo lãnh cuối năm 138 136 152,6 -2 -1.45 16.6 12.2

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 44 58 55 14 31,80 -3 -5,17

Thu dịch vụ bảo lãnh 4,204 4,126 3,455 - 0.078 -1.86 -0,671 -16,26

(Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên năm 2013,2014,2015 của tại

NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây)

Nghiệp vụ bảo lãnh phát sinh không nhiều, song rủi ro từ bảo lãnh luôn rình rập, chi nhánh Hà Tây chỉ đạo trước khi phát hành thư bảo lãnh cần rà soát đầy đủ số tiền lớn, bảo lãnh m L/C, đối chiếu thời hạn bảo lãnh so với thời hạn thanh toán giữa các bên liên quan… để hạn chế thấp nhất rủi ro từ bảo lãnh Đây là năm thu dịch vụ bảo lãnh cao nhất trong ba năm.

2.2 34 Hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế

2.2.34.1 Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNo Hà Tây đã đạt được những kết quả sau:

Bảng 2.4: Hoạt động kinh doanh ngoại hối Đơn vị: N gàn USD

3 Hoạt động chi trả kiều hối 36.409 29.509 31.087 -6900 -18,95 1.578 5,35

(Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên năm 2013,2014,2015 của tại

NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây)

Từ bảng trên cho thấy y, hoạt động mua bán ngoại tệ năm 2013 giảm đáng kể Năm 2014, kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, tình hình cán cân thanh toán quốc tế của hệ thống NH nói chung và của NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng đặc biệt là tình hình thanh khoản, tình hình biến động liên tục của vàng và ngoại tệ đặc biệt là USD Trong năm NHNN đã 4 lần điều chỉnh tỷ giá và biên độ giao dịch mua bán ngoại tệ, tỷ giá liên ngân hàng… làm cho công tác kinh doanh ngoại hối gặp nhiều khó khăn.

Doanh số mua và bán ngoại tệ năm 2015 đều tăng cao > 20%,nguyên nhân là do doanh số kiều hối tăng, doanh số hàng xuất khẩu tăng,khách hàng có tiết kiệm ngoại tệ và khách hàng kiều hối có xu hướng bán ngoại tệ để gửi VND.

2.2.34.2 Hoạt động thanh toán quốc tế

Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán quốc tế Đơn vị: Ngàn

1 DS Thanh toán hàng XK 5.032 2.684 3.205 -2.348 -47 521 19,41

2 DS Thanh toán hàng NK 10.377 6.236 3.458 -4.141 -40 -2778 -44,54

3 Phí dịch vụ về TTQT 231 142 119 -89 -38,5 -23 -16,2

(Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên năm 2013,2014,2015 của tại

NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây) Thời gian qua hoạt động TTQT của NHNo chi nhánh Hà Tây gặp nhiều khó khăn, doanh số thị phần giảm Bên cạnh nguyên nhân khách quan xuất phát từ nền kinh tế như nêu trên, về chủ quan cơ chế chính sách văn bản của NHNo Việt Nam còn nhiều bất cập (theo đánh giá tại Hội nghị Kinh doanh ngoại tệ tháng 7/2014 của NHNo Việt Nam)

Do cơ chế chính sách xét duyệt khắt khe trong hoạt động thương mại quốc tế, nhiều khách hàng xuất nhập khẩu đã chuyển sang sử dụng dịch vụ ngân hàng khác Sang năm 2015, mặc dù tình hình ngoại tệ không còn quá căng thẳng nhưng việc tiếp cận và thu hút khách hàng mới hoặc đưa khách hàng cũ quay trở lại gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí trong bối cảnh hiện tại.

2.2 45 Hoạt động sản phẩm dịch vụ

Năm 20140, là năm NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây có kết quả phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ nói chung, trong đó phát triển sản phẩm dịch vụ mới, với tốc độ tăng trưởng lớn về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm như thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ, thẻ

ATM, dịch vụ Mobile Banking, bảo hiểm ABIC, chứng khoán, đóng góp vào tăng thu dịch vụ ngoài tín dụng Hiệu quả tài chính mang lại từ hoạt động dịch vụ trong những năm qua của chi nhánh được thể hiện dưới đây:

Bảng 2.6: Hiệu quả tài chính mang lại từ hoạt động dịch vụ Đơn vị: T riệu đồng

20.589 Trong đó: Lợi nhuận ròng về chuyển tiền trong nước

- Tỷ lệ chiếm trong tổng TLNR ngoài TD (%)

- Tỷ lệ chiếm trong tổng TNRLNR ngoài TD (%)

- Thu dịch vụ Lợi nhuận ròng về KD ngoại tệ

- Tỷ lệ chiếm trong tổng TNRLNR ngoài TD (%)

- Lợi nhuận nhập ròng về Thu dịch vụ thẻ ATM

- Tỷ lệ chiếm trong tổng TNRLNR ngoài TD (%)

- Thu dịch vụ bảo lãnh

- Tỷ lệ chiếm trong tổng TNRLNR ngoài TD (%)

- Tỷ lệ chiếm trong tổng TNRLNR ngoài TD (%)

(Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên năm 2013,2014,2015 của tại

NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây)

Trên bảng số liệu chúng ta nhìn rõ thu nhập từ các hoạt động sản phẩm dịch vụ tăng lên qua các năm do chất lượng dịch vụ được nâng lên, đáp ứng các nhu cầu đa dạng về sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng Về doanh số hoạt động cũng như doanh thu từ dịch vụ chung toàn chi nhánh tăng trưởng hơn năm trước tập trung ở một số nhóm dịch vụ được đánh giá là thế mạnh như dịch vụ thanh toán trong nước, thẻ, mobilebanking, chi trả kiều hối.

2.2 56 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây

Rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất tại NHNo&PTNT Việt Nam -

2.3.1 Ảnh hưởng của sự biến động lãi suất tới tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

Với tự do hóa lãi suất, biến động lãi suất gia tăng do lãi suất hình thành dựa trên cung cầu vốn, chịu ảnh hưởng bởi lạm phát, tăng trưởng kinh tế, chính sách tài chính - tiền tệ và lãi suất toàn cầu.

Khung lãi suất huy động được chi nhánh Hà Tây quy định và công bố theo từng thời kỳ, bao gồm các biểu lãi suất sau: biểu lãi suất VND, biểu lãi suất USD, biểu lãi suất EUR, biểu lãi suất vàng, biểu lãi suất ngoại tệ khác và biểu lãi suất huy động các sản phẩm tiền gửi Trong chuyên đề, ta chỉ xét tới lãi suất huy động tiền VND.

Lãi suất huy động được tính theo cơ sở lãi suất tháng hoặc lãi suất năm. Lãi suất huy động được phân biệt theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn áp dụng cho cá nhân, tổ chức kinh tế - tổ chức xã hội, định chế tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng.

Chi nhánh Hà Tây hiện đang áp dụng các phương thức trả lãi sau:

 Trả lãi trước: Tiền lãi được trả cho người gửi tiền ngay lúc gửi tiền.

 Trả lãi định kỳ: Tiền lãi được tính và trả theo kỳ hạn nhất định, ví dụ:hàng tháng hoặc hàng quý.

 Trả lãi cuối kỳ: Tiền lãi được trả một lần vào cuối kỳ cho người gửi tiền. Lãi suất của ngân hàng Chi nhánh Hà Tây được áp dụng theo chinh sách của ngân hàng nhà nước theo từng thời kỳ

Lãi suất huy động vốn bình quân của Chi nhánh Hà Tây giai đoạn năm 2013- 2015 được thể hiện cụ thể qua Biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Lãi suất huy động vốn chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2013-2015 Đơn vị: %/năm

( Nguồn:Phòng kế hoạch, chi nhánh Hà Tây)

Trong 3 năm lãi suất huy động vốn của chi nhánh Hà Tây luôn có sự biến động phức tạp Năm 2012 với cuộc khủng hoảng tài chính của các khu vực trên thế giới lãi suất huy động vốn bị đẩy lên ở mức cao Bình quân của lãi suất năm ở mức 10,%/ năm Tuy nhiên bước sang năm 2014 với các chính sách của NHNN lãi suất huy động chung trên thị trường giảm, Lãi suất huy động vốn của chi nhánh Hà Tây trong năm này chỉ còn 6,23%. Để phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước và đảm bảo được yếu tố cạnh tranh với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn lãi suất bình quân huy động của ngân hàng chi nhánh Hà Tây cụ thể cho từng kỳ hạn như sau:

Bảng 2.8: Lãi suất huy động bình quân có kỳ hạn Đơn vị tính: %/ năm

(Nguồn:Phòng kế hoạch, chi nhánh Hà Tây)

Theo bảng trên ta nhận thấy rằng khi lãi suất trên thị trường ổn định thì lãi suất huy động vốn trong dài hạn có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động vốn trong ngắn hạn

Tương tự như lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng được CN Hà Tây điều chỉnh và công bố theo các thời kỳ khác nhau.

Lãi suất cho vay (đối với VND) được ngân hàng quy định theo mục đích: cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay phục vụ đời sống.

CN Hà Tây cung cấp cho khách hàng các phương thức vay đa dạng: vay từng lần, vay theo hạn mức tín dụng, vay theo dự án đầu tư, vay hợp vốn, vay thông qua thẻ tín dụng, vay trả góp, vay theo hạn mức thấu chi… Trong đó, 2 hình thức trả vốn và lãi vay chủ yếu là: trả gốc đều và lãi theo dư nợ giảm dần và trả góp vốn lãi chia đều. Đối với hình thức cho vay theo dư nợ giảm dần: Khách hàng sẽ trả mỗi lần số gốc bằng nhau, trả lãi theo dư nợ gốc (giảm dần).

Hình thức cho vay trả góp vốn lãi chia đều: Khách hàng sẽ trả mỗi lần số tiền (bao gồm cả gốc và lãi) bằng nhau cho đến khi hết nợ Theo hình thức này, khách hàng sẽ trả số gốc tăng dần lên và lãi giảm dần.

Sau đây là biểu lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống thời điểm tháng 10 năm 2014:

Bảng 2.9: Biểu lãi suất cho vay VND – Cho vay SXKD

STT Khoản mục Lãi suất cho vay tối thiểu (%/năm)

1 Tính lãi theo dư nợ giảm dần

Ngắn hạn Trung – Dài hạn

1.1 Cho vay sản xuất kinh doanh 13.5 15.5

(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng CN Hà Tây )

Bảng 2.10: Biểu lãi suất cho vay VND – Cho vay phục vụ đời sống

STT Khoản mục Lãi suất cho vay tối thiểu (%/năm)

1 Tính lãi theo dư nợ giảm dần

(Nguồn: phòng Dịch vụ khách hàng CN Hà Tây)

Như vậy đối với cho vay ngắn hạn CN Hà Tây - áp dụng mức lãi suất chung cho các khoản vay có độ lớn khác nhau Nhưng đối với cho vay dài hạn, ngân hàng áp dụng mức lãi suất giảm dần cho các khoản vay có độ lớn tăng dần Đồng thời, mức lãi suất cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh cũng được ngân hàng ưu đãi hơn cho vay phục vụ đời sống

Các chi nhánh có thể tùy ý áp dụng mức lãi suất đối với các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tùy thuộc vào đánh giá rủi ro và mức độ tín nhiệm của khách hàng Ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với nguồn huy động, giảm thiểu rủi ro lãi suất Đối với khoản vay sản xuất kinh doanh, lãi suất được tính theo dư nợ giảm dần và thay đổi theo kỳ hạn vay (trung bình 1 tháng 1 lần) Đối với hạn mức tín dụng, thời hạn vay tối đa là 6 tháng Lãi suất cho vay mới dựa trên mức lãi suất mà ngân hàng huy động, thông thường cao hơn lãi suất huy động một biên độ nhất định (ví dụ: A +0,5% đối với cho vay ngắn hạn, A +0,55% đối với cho vay trung và dài hạn).

(*) A: Lãi suất huy động tiết kiệm 13 tháng trả lãi cuối kỳ

Loại hình cho vay phục vụ đời sống, tính lãi theo dư nợ giảm dần lãi suất sẽ định kỳ thay đổi 3 tháng 1 lần.

Từ năm 2012 đến nay, chính sách lãi suất về cả huy động và cho vay của CN Hà Tây - đã có nhiều thay đổi Các thay đổi, một mặt do thay đổi chính sách về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, mặt khác do định hướng quản lý rủi ro ngày càng chặt chẽ hơn của bản thân ngân hàng.

2.3.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại ngân hàng No chi nhánh Hà Tây

* Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Thực trạng rủi ro lãi suất của ngân hàng được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM Ta tổng hợp các số liệu của Chi nhánh Hà Tây ta có bảng chỉ tiêu về thu nhập lãi cận biên như sau:

Bảng 2.11: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Chi nhánh Hà Tây Đơn vị: Tỷ đồng

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 2.030 1.971 1.963

Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 1.007 1.061 1.043

Tổng tài sản sinh lời 15.167 16.658 15.214

Thu nhập ròng từ lãi/TTS(NIM) (%) 6.74 5.93 6.04

(Nguồn: Phòng kế hoạch, chi nhánh Hà Tây)

Trong giai đoạn 2012-2014, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng thấp hơn tỷ lệ trung bình của hệ thống, ở mức 4,3% Tuy nhiên, trong ba năm này, NIM có xu hướng giảm và đạt 6,04% vào năm 2014, vượt mức bình quân chung.

Thu nhập thuần từ lãi chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu lợi nhuận của Chi nhánh Hà Tây (xấp xỉ 97% thu nhập hoạt động đối với cả ba năm). Tăng trưởng tín dụng khá cộng với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cao làm cho hiệu quả hoạt động Chi nhánh Hà Tây tốt so với mức bình quân

Như vậy, những biến động của lãi suất thị truờng trong thời gian qua hoàn toàn tác động đến hoạt động sử dụng vốn, huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn tác động của lãi suất thị truờng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là những tác động theo chiều huớng xấu cần sử dụng phuơng pháp và kỹ thuât phù hợp nhằm phân tích chi tiết cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ và những ảnh huởng của sự biến động lãi suất đến các bộ phận tài sản này.

2.3.3 Thực trạng rủi ro lãi suất tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh

Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý rủi ro lãi suất của NHNo

2.44 Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý rủi ro lãi suất của NHNo chi nhánh Hà Tây

2 4 1 Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, việc NHNN Việt Nam nới lỏng dần sự kiểm soát lãi suất đòi hỏi các NHTM phải quan tâm hơn đến công tác quản lý rủi ro lãi suất Trong công tác này, tuy chưa nhiều nhưng NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây đã đạt được một số kết quả nhất định đáng ghi nhận.

Một là, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây đã có nhận thức rõ ràng về nguy cơ rủi ro lãi suất, đã nhận ra thực tế là ngân hàng có thể phải gánh chịu những tổn thất trước những thay đổi của lãi suất thị trường Nhận thức này là rất quan trọng, tạo cơ sở để ngân hàng có định hướng đúng trong công tác quản lý rủi ro, không chỉ tập trung vào việc quản lý rủi ro tín dụng mà còn cần phải quan tâm quản lý các loại rủi ro khác có khả năng gây thiệt hại cho ngân hàng.

Hai là, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây đã có những bước triển khai đầu tiên thực hiện biện pháp để phòng ngừa rủi ro lãi suất, thể hiện ở sự chỉ đạo của Tổng giám đốc ngân hàng Trung ương đối với công tác điều hành lãi suất kinh doanh trong toàn hệ thống, từ trụ sở chính đến các chi nhánh Đó chính là việc quản lý lãi suất tập trung tại trụ sở chính, đồng thờiTổng giám đốc có xem xét ủy quyền cho các Giám đốc đơn vị thành viên quyết định lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay tối thiểu trên địa bàn thành phố, thị xã và những nơi có cạnh tranh Trên cơ sở đó, ngân hàng đã tự chủ trong việc áp dụng chính sách lãi suất cho vay thỏa thuận thay đổi theo thời gian đối với các khoản vay trung dài hạn để hạn chế rủi ro về lãi suất.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Hạn chế Đối với các NHTM Việt Nam, quản lý rủi ro lãi suất còn là vấn đề khá mới mẻ Chính vì vậy, mặc dù NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây đã có quan điểm triển khai một số biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất nhưng trong công tác quản lý rủi ro vẫn còn những mặt hạn chế cơ bản như sau:

Một là, trong nhận thức về rủi ro lãi suất NHNo&PTNT Việt Nam -

Chi nhánh Hà Tây mới chỉ dừng lại ở nhận định là ngân hàng có rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi, nhưng chưa đo lường, đánh giá cụ thể mức độ rủi ro là bao nhiêu, lãi suất biến động theo chiều hướng nào sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng Chi nhánh chưa thực hiện tài sản có nhạy cảm với lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất, cũng chưa tính toán khe hở GAP và hệ số ISR như trong luận văn này.

Hiện tại, các NHTM tại nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng nhiều phương pháp và mô hình khác nhau để lượng hóa rủi ro lãi suất phù hợp với trình độ của từng ngân hàng và quy định của cơ quan quản lý ở từng nước. Mặc dù mỗi mô hình đo lường rủi ro lãi suất đều có những hạn chế nhất định nhưng việc sử dụng những mô hình này có thể giúp các NHTM xác định một cách cụ thể những thiệt hại cả trong quá khứ, hiện tại và thiệt hại dự tính trong tương lai mỗi khi lãi suất thị trường biến động Những tính toán này sẽ là cơ sở cần thiết để ngân hàng áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm hạn chế thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra Tuy nhiên, do chưa thực hiện việc lượng hóa rủi ro lãi suất do chưa có đủ điều kiện cần thiết nên các biện pháp mà NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây đã sử dụng để kiểm soát rủi ro này mới chỉ dựa trên cảm tính và chưa hiệu quả.

Hai là, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Cụ thể, về các biện pháp nội bảng, chủ yếu ngân hàng mới dừng lại ở việc áp dụng những chính sách lãi suất thả nổi trong cho vay trung dài hạn mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kì hạn của tài sản có và tài sản nợ Về biện pháp ngoại bảng, NHNo Chi nhánh Hà Tây chưa thực hiện được biện pháp phái sinh nào để phòng ngừa các rủi ro lãi suất và các loại rủi ro khác

Ba là, trong các báo cáo số liệu thực tế của ngân hàng hiện nay không phân nhóm TSC và TSN theo các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng nên kỳ hạn định giá lại được lựa chọn là một năm Như vậy, nhóm nhạy cảm với lãi suất sẽ bao gồm các tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn nhưng có lãi suất được điều chình phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường.

2.4.2.2 Nguyên nhân a Nguyên nhân chủ quan

 Hệ thống kế toán thống kê tại ngân hàng chưa cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho việc tính toán, lượng hóa rủi ro lãi suất Để tính toán đo luờng rủi ro lãi suất cần phải có các số liệu thống kê về các tài sản trong ngân hàng một cách chính xác nhưng hiện nay tại Hội sở nói chung và tại Chi nhánh Hà Tây nói riêng chưa thống kê đuợc các số liệu này. Chẳng hạn, hiện nay các ngân hàng có các số liệu thống kê về thời gian còn lại của các khoản cho vay, các tài sản đầu tư cũng nhu thời hạn còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay Đối với các khoản mục tài sản đuợc thanh toán theo nhiều kì hạn, ví dụ: cho vay tiêu dùng trả góp, cho vay trung dài hạn, các ngân hàng cũng chua có số liệu tổng hợp về giá trị của các nguồn thanh toán ứng với từng kì hạn Chính hạn chế này sẽ gây trở ngại rất lớn cho các ngân hàng trong việc luợng hóa và quản lý rủi ro lãi suất một cách hữu hiệu.

 Tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây chưa có những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về rủi ro lãi suất

Hiện nay, vấn đề rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên

NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây , từ cán bộ chuyên môn đến cán bộ làm công tác quản lý Vì vậy mà việc nhận biết rủi ro, xác định đánh giá rủi ro của các cán bộ nhân viên ngân hàng còn hạn chế Do còn hạn chế về sự hiểu biết và nghiên cứu về rủi ro lãi suất nên các ngân hàng thuờng bỏ ngỏ những buớc quan trọng Trên thực tế, muốn biết đuợc mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất để có biện pháp phòng chống thì các ngân hàng cần phả tính toán đuợc các rủi ro lãi suất tác động nhu thế nào đến thu nhập ròng cũng nhu giá trị tài sản của ngân hàng Để xác định một cách chính xác những tác động này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải thực sự am hiểu về quản lý tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng, đồng thời có những kiến thức nhất định về tài chính để nắm vững những kĩ thuật đo luờng rủi rỏ lãi suất bằng việc sử dụng các mô hình.Đối với NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây đây là vấn đề tuơng đối mới nên phần lớn cán bộ nhân viên ngân hàng đều chua đuợc trang bị những kiến thức này Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của cán bộ nhân viên ngân hàng về các nghiệp vụ phái sinh nhu giao dịch kì hạn, hoán đổi, quyền chọn, vẫn còn hạn chế Ngân hàng chưa có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, về thị truờng giao dịch, đặc biệt là kĩ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh, và đây hính là một trong những nguyên nhân gây trở ngại trong việc triển khai các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ngân hàng Chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện việc đo lường rủi ro lãi suất Đo lường, đánh giá rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại là công việc tương đối khó và đòi hỏi những kĩ thuật khá phức tạp Công việc này có một vị trí quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro lãi suất của mỗi ngân hàng nên thường do một bộ phận chuyên trách thực hiện Tuy nhiên, hiện tại Chi nhánh Hà Tây chưa thành lập bộ phận chuyên trách này Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay ngân hàng chưa quan tâm đến việc đo lường đánh giá rủi ro lãi suất nên công việc này chưa được phân công cụ thể cho bộ phận nào trong ngân hàng nghiên cứu thực hiện

 Hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của ngân hàng còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế

Hoạt động kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi ngân hàng phải có hệ thống thông tin thông suốt và cập nhật từng phút đối với các biến động của thị trường tiền tệ quốc tế cũng như từng hoạt động của bản thân hệ thống ngân hàng mình là vấn đề thiết yếu Hiện tại, các mạng thông tin quốc tế như Reuters, Dowjones đã giúp các ngân hàn thương mại nắm bắt kịp thời biến động của thị trường tiền tệ quốc tế Tuy nhiên, các vấn đề bất cập lại nằm ngay trong bản thân từng ngân hàng Một số ngân hàng với nhiều chi nhánh hiện vẫn chưa có khả năng kiểm soát trạng thái kỳ hạn còn lại của các khoản mục TSC và TSN hàng ngày của hệ thống theo phương pháp chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó việc xác định một cách chính xác mức lãi suất trong tương lai là rất khó khăn đối với một ngân hàng Thay vào đó, ngân hàng chỉ có thể phản ứng và điều chỉnh hoạt động của mình theo xu hướng vận động của lãi suất Chính vì vậy, những thông tin về thị trường là rất quan trọng đối với ngân hàng trong việc dự đoán xu hướng biến động của lãi suất Qua phân tích đó để thấy rằng, từ khi NHNN Việt Nam bắt đầu quá trình tự do hóa lãi suất, lãi suất thị trường trong nước cả nội tệ và ngoại tệ đều có nhiều sự biến động do chịu sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài Tuy nhiên, khả năng nhận biết và dự báo xu hướng biến động lãi suất của các NHTM trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây còn có nhiều hạn chế.

Ngân hàng còn bị bất ngờ trước sự biến động của lãi suất ngoại tệ do không dự đoán chính xác được sự biến động của lãi suất trên thị trường quốc tế Điều này là do ngân hàng thiếu thông tin về tình hình kinh tế các nước trên thế giới, tình hình kinh tế toàn cầu, thiếu thông tin về hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân, những dự báo kinh tế, các thông tin có liên quan đến tình hình cung cấp vốn trên thị trường trong nước và quốc tế.

 Hoạt động kiểm toán nội bộ của ngân hàng còn nhiều hạn chế

Kiểm toán được coi là một phương tiện thông tin quan trọng cho chủ ngân hàng bởi mục tiêu chủ yếu của nhiệm vụ kiểm toán là chứng nhận rằng các tài khoản hàng năm là đều đặn và chân thực và cho một hình ảnh trung thực về kết quả của những hoạt động trong tài khóa đã qua, cũng như tình hình tài chính và tổng thể tài sản ở cuối tài khóa đó Nhiệm vụ thường xuyên của kiểm toán là kiểm tra các giá trị và các tài liệu kế toán và kiểm tra sự phù hợp của kế toán với các quy tắc (thể lệ) hiện hành, kiểm tra sự chân thực và khớp nhau giữa các tài khoản hàng năm với các thông tin được đưa ra trong các báo cáo về quản lý. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây việc thực hiện kiểm toán hiện nay mới thực hiện được một phần việc kiểm tra tính tuân thủ, còn việc kiểm tra, xác định tính chính xác của những con số về tài sản có, tài sản nợ cũng như lợi tức và chi tiêu của ngân hàng, việc kiểm toán về mức độ tin cậy của các hệ thống thông tin chưa được phản ánh một cách rõ ràng hay việc tư vấn nâng cao hiệu quả hoạt động cũng chưa được phát huy trong quá trình hoạt động.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI

Định hướng quản lý rủi ro lãi suất

Để hoàn thiện quản lý rủi ro lãi suất, trước hết cần hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất tại nói riêng và trên toàn hệ thống NHNHNo Chi nhánh Hà Tây nói chung Trước hết, việc sử dụng lãi suất cố định trong hợp đồng huy động và cho vay làm giảm tính linh hoạt của ngân hàng khi lãi suất trên thị trường biến động Như vậy phương hướng hoàn thiện quản lý rủi ro lãi suất trước mắt của ngân hàng sẽ là tăng cường sử dụng lãi suất thả nổi, hoặc lãi suất có kỳ hạn đặt lại ngắn nhằm tăng nhạy cảm cho tài sản và nguồn vốn huy động của ngân hàng Điều này đã được thể hiện rõ trong thay đổi chính sách lãi suất của NHNHNo Chi nhánh Hà Tây Dựa trên các phân tích về thực trạng quản lý rủi ro lãi suất trong phần trên và lý thuyết về quản lý rủi ro lãi suất, sự không phù hợp về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn huy động tài sản đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rủi ro lãi suất cho các ngân hàng Như vậy, để hoàn thiện quản lý rủi ro lãi suất, nhiệm vụ quan trọng nhất chính là quản lý độ phù hợp về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn Theo đó, ngân hàng cần xây dựng quy trình quản lý chặt chẽ từ việc thu thập số liệu nguồn và tài sản, đến khi lập báo cáo, tính toán thời lượng tài sản - nguồn và chênh lệch giữa chúng để định lượng rủi ro lãi suất một cách chính xác. Để hoàn thiện quản lý rủi ro lãi suất, công tác dự báo biến động lãi suất cần được chú trọng hơn trong ngân hàng Từ những dự báo lãi suất chính xác,ngân hàng không những có thể tránh được các thiệt hại không đáng có do biến động lãi suất bất lợi mà còn có thể thu lời từ biến động trên của thị trường Dựa trên dự báo lãi suất và các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất, ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các chính sách điều chỉnh cân đối tài sản và nguồn huy động cho tài sản đó.

Việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn lãi suất để phòng tránh rủi ro đang trở thành một phương hướng mới cho ngân hàng Quyết định 1133/2003/QĐ-NHNN ban hành năm 2003 của Ngân hàng Nhà nước là tiền đề pháp lý cho ngân hàng sử dụng giao dịch kỳ hạn như một công cụ bảo hiểm cho rủi ro lãi suất.

Thêm vào đó, các nguyên nhân khác cũng có thể được tính tới như sai sót trong việc nhập dữ liệu, khó khăn trong tổng hợp thông tin, thiếu các hạn mức đối với các chỉ tiêu dẫn tới lúng túng trong giải quyết rủi ro lãi suất Điều này cho thấy ngân hàng cần xây dựng một hệ thống quy định cụ thể về các báo cáo rủi ro, các hạn mức đặt ra, nhiệm vụ của từng bộ phận trong quy trình quản lý rủi ro lãi suất.

Như vậy, hoàn thiện quản lý rủi ro lãi suất sẽ là sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu từ thu thập số liệu, nhập báo cáo, đo lường rủi ro, dự báo biến động lãi suất và mức độ tổn thất (hoặc lợi nhuận) có thể xảy ra, so sánh với hạn mức tới khi đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro. Đối với hoạt động quản trị rủi ro nói chung và hoạt động quản trị rủi ro lãi suất nói riêng ngân hàng có những định hướng sau:

•Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về hoạt động quản trị rủi ro đặc biệt là hoạt động quản trị rủi ro lãi suất

•Tập trung củng cố kiện toàn công tác kiểm toán nội bộ

•Thực hiện công tác giám sát kiểm tra các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

•Thực hiện các chế độ thông tin báo cáo

•Tổ chức huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên về công tác quản trị rủi ro

•Chủ động trong việc đưa ra mức lãi suất theo chủ trương của NHNo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng

Hoạt động quản trị rủi ro là một hệ thống các hoạt động tổ chức quản lý, đo lường và phòng ngừa được thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán. Để có thể thực hiện tốt hoạt động này, đòi hỏi cấc ngân hàng phải có sự thống nhất trên toàn bộ hệ thống Sau đây là một số nhóm giải pháp đưa ra nhằm phát triển hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo Chi nhánh Hà Tây

3.2.1 Nhóm giải pháp tổ chức quản lý rủi ro lãi suất a Thiết lập chiến lược quản lý rủi ro lãi suất

Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường luôn gặp phải nhiều khó khăn, tồn tại, những rủi ro tiềm ẩn gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của ngân hàng Đặc điểm của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là có phản ứng dây chuyền và có ảnh hưởng rất mạnh đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của một quốc gia Vì vậy để cho hoạt động ngân hàng phát triển vững chắc, an toàn và hiệu quả thì cần phải kiểm soát và hạn chế được rủi ro thông qua công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Trong những năm qua, quản lý rủi ro đã giành được sự quan tâm chú ý của các NHTM Việt nam, tuy nhiên chưa được xem xét một cách toàn diện Hầu như các NHTM chỉ chú trọng tới quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản mà chưa đi sâu nghiên cứu các loại rủi ro đặc thù khác của NHTM như: rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và vận dụng các biện pháp quản lý những loại rủi ro này trong hoạt động kinh doanh. Đối với NHNo Chi nhánh Hà Tây cũng như các chi nhánh NHTM khác, quản lý rủi ro lãi suất còn là vấn đề khá mới mẻ Trong một thời gian dài các ngân hàng hầu như không quan tâm đến vấn đề này vì với cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, lãi suất trên thị trường tương đối ổn định, ít có sự biến động và ít gây tác động đến ngân hàng Gần đây, khi lãi suất thị trường có nhiều biến động, các ngân hàng mới nhận thấy mình đang đứng trước nguy cơ rủi ro và bước đầu thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất là việc quy định lãi suất thả nổi, được điều chỉnh trong vòng 6 tháng hoặc mỗi khi lãi suất trị trường biến động trong các hợp đồng cho vay trung - dài hạn Mặt khác, ngân hàng cũng chấp hành quy định của NHNN về giới hạn tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung - dài hạn, một mặt hạn chế rủi ro thanh khoản, mặt khác duy trì tương đối sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản Có và tài sản Nợ của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro lãi suất Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ giúp ngân hàng hạn chế được phần nào rủi ro lãi suất Muốn thực hiện tốt hơn việc quản lý rủi ro lãi suất, ngân hàng cần phải nhận thức vấn đề một cách toàn diện bao gồm việc báo cáo biến động của lãi suất, đo lường mức rủi ro, sử dụng thêm các công cụ mới phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả. Đối với chiến lược quản lỷ rủi ro lãi suất, ngân hàng cần xây dựng chính thức thành văn bản và có quy định cụ thể những vấn đề sau:

Mục tiêu của chính sách là xác định rõ nội dụng cần thực hiện để hạn chế và kiểm soát rủi ro lãi suất.

Quy định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định và kiểm soát rủi ro lãi suất.

Quy định việc thiết lập một hệ thống đo lường rủi ro lãi suất một cách toàn diện và phải đánh giá được tác động của những biến động lãi suất thị trường tới mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ban Giám đốc và những nhà quản lý ngân hàng cần hiểu rõ những giả định cơ bản trong hệ thống quản lý rủi ro lãi suất.

Xác định các giới hạn rủi ro lãi suất mà ngân hàng có thể chấp nhận cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nếu có điều kiện nên xác định giới hạn cho từng danh mục tài sản, từng hoạt động hoặc đơn vị kinh doanh của ngân hàng Các giới hạn rủi ro phải phù hợp với quy mô và mức độ đa dạng hoạt động kinh doanh ngân hàng, phù hợp với tỷ lệ an toàn vốn cũng như khả năng đo lường và quản lý rủi ro của ngân hàng Việc xác định các giới hạn rủi ro cho phù hợp với phương pháp đo lường rủi ro được ngân hàng lựa chọn và các giới hạn đó phải sự phê duyệt của NHNo Trung ương đồng thời được xác định lại theo định kỳ Ngân hàng cần xác định giới hạn hoạt động và yêu cầu các bộ phận, các chi nhánh phải tuân thủ giới hạn đó nhằm khống chế rủi ro lãi suất ở mức có thể chấp nhận được, phù hợp với chính sách của NH.

Quy định các chiến lược, biện pháp và công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất mà ngân hàng có thể sử dụng.

Quy định phương thức đánh giá mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong điều kiện thị trường có những biến động xẩy ra ngoài dự tính ban đầu của ngân hàng, và phải cân nhắc những tổn thất này trong quá trình xây dựng các chính sách quản lỷ rủi ro lãi suất.

Quy định việc lập và sử dụng các báo cáo rủi ro lãi suất. b Thiết lập mô hình tổ chức quản lý rủi ro

NHNo Trung ương đã thành lập Uỷ ban quản lý Tài sản Nợ, Tài sản Có và như vậy, sự ra đời của Uỷ ban này sẽ giúp ngân hàng quản lý rủi ro một cách hữu hiệu, đặc biệt là các loại rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, Tuy nhiên, trong cơ cấu tổ chức của CN Hà Tây vẫn chưa hình thành bộ phận quản lý rủi ro một cách độc lập, chịu trách nhiệm về việc giám sát, điều hành và trực tiếp triển khai các hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng một cách toàn diện.

Theo kinh nghiệm quốc tế, Bộ phận quản lý rủi ro lãi suất thuộc Phòng quản lý rủi ro thị trường, trực thuộc Khối quản lý rủi ro và do Ban giám đốc điều hành Bộ phận này phối hợp với Phòng kinh doanh và Ban quản lý Tài sản nợ - Tài sản có để điều hành, kiểm soát và đào tạo chuyên sâu về quản lý rủi ro lãi suất Vai trò của bộ phận này là nghiên cứu, phân tích và báo cáo thường xuyên về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thị trường và số dư rủi ro của ngân hàng cho Giám đốc Quản lý rủi ro và ALCO của Hội sở.

Hiện tại, do CN Hà Tây nói riêng chưa quan tâm một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất nên trên thực tế chưa sử dụng các mô hình đo lường rủi ro Muốn quản lý rủi ro một cách có hiệu quả thì các thành viên thuộc Khối quản lý rủi ro của ngân hàng phải được đào tạo đầy đủ cả về cơ sở lý thuyết cũng như cách thức áp dụng vào thực tế qua học tập khảo sát kinh nghiệm thực tế của các ngân hàng nước ngoài, Sau khi đã có nguồn cán bộ được trang bị những kiến thức cần thiết, bộ phận quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng cần vận dụng những lý thuyết phù hợp vào thực tiễn và điều hành công việc sao cho đạt hiệu quả Bộ phận này có trách nhiệm từ việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro, lựa chọn mô hình đo lường đánh giá rủi ro, dự báo biến động lãi suất thị trường đến việc quyết định các giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất nhằm giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.

3.2.2 Nhóm giải pháp thực hiện lượng hóa rủi ro lãi suất a Áp dụng các mô hình định lượng, đánh giá rủi ro một cách phù hợp Trước mắt, đối với việc đo lường rủi ro lãi suất CN Hà Tây có thể nghiên cứu áp dụng mô hình định giá lại vì công việc tính toán có thể được thực hiện tương đối đơn giản, mặt khác, hoạt động của ngân hàng hiện tại chủ yếu là các hoạt động truyền thống là huy động vốn và cho vay , cơ cấu tài sản của ngân hàng ít có những tài sản có giá trị biến động theo thị trường do việc phát hành và nằm giữ các chứng khoán còn rất khiêm tốn Dù mô hình định giá lại có nhiều hạn chế, nhưng việc sử dụng mô hình để xác định mức độ rủi ro lãi suất là phù hợp với trình độ của các NHTM Việt nam hiện nay Ngân hàng nên nghiên cứu sâu về mô hình này để có thể vận dụng một cách linh hoạt và chủ động Do mô hình này còn nhiều hạn chế nên ngân hàng cũng cần quan tâm đến những phương pháp có thể giúp khắc phục được một phần những hạn chế đó.

Về lâu dài, để có thể đánh giá đầy đủ về rủi ro lãi suất, không chỉ là những tác động tiêu cực lên thu nhập lãi ròng hiện tại của ngân hàng mà còn có cả những tác động lên giá trị bảng cân đối tài sản ngân hàng, ngân hàng có thể nghiên cứu áp dụng kết hợp cả mô hình thời lượng vào việc xác định rủi ro lãi suất Đặc biệt, trong thời gian tới, khi tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá trong lĩnh vực tài chính diễn ra, để có thể đứng vững trong cạnh tranh và hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện thị trường thường xuyên có biến động, đòi hỏi CN Hà Tây phải nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý trên nhiều mặt, nhất là quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Muốn thực hiện tốt việc phòng ngừa rủi ro là vấn đề hết sức quan trọng Trong việc lượng hoá rủi ro lãi suất, để áp dụng có hiệu quả các mô hình nói trên đòi hỏi CN Hà Tây phải áp dụng và cải tiến phương pháp kế toán thống kê và ứng dụng công nghệ ngân hàng trong việc theo dõi thời hạn còn lại của các khoản mục tài sản cũng như các luồng tiền vào ra trên các tài khoản của ngân hàng. b Cải tiến phương pháp thống kê nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho việc đo lường, giám sát, kiểm soát và báo cáo tình hình rủi ro lãi suất

Việc lượng hoá rủi ro lãi suất đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu chính xác, cập nhật hàng ngày về thời gian đến hạn của các khoản mục tài sản Có, tài sản Nợ của ngân hàng, về các luồng tiền phát sinh từ tài sản Để sử dụng được mô hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất,nguyên tắc đặt ra là tất cả các tài sản Có, tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất đều phải được theo dõi theo những kỳ hạn định giá lại phù hợp Căn cứ vào sự biến động của lãi suất trong từng thời gian, ngân hàng có thể dự báo được mức độ thiệt hại về thu nhập của ngân hàng khi lãi suất thị trường thay đổi.

Mức độ chính xác của việc đo lường rủi ro lãi suất tại ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào các thông tin có liên quan đến tài sản Có, tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất Do vậy, để đảm bảo việc đo lường rủi ro lãi suất được chính xác, CN Hà Tây nói riêng cần chú ý những vấn đề sau:

■ Cải tiến phương pháp thống kê để đảm bảo theo dõi được thời hạn định giá lại của các khoản mục TSC và TSN

■ Có đầy đủ các số liệu thống kê trong quá khứ để có thể khảo sát được sự ổn định của các khoản mục TSN không kỳ hạn: tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn trước những biến động của lãi suất.

■ Đối với các khoản mục tài sản được thanh toán theo nhiều kỳ hạn, cần có các số liệu chính xác về giá trị thanh toán của từng kỳ hạn.

■ Thống kê và xác định tỷ lệ khách hàng rút tiền trước thời hạn, hoặc trả nợ trước thời hạn hay đề nghị ngân hàng gia hạn nợ để từ đó có cơ sở tính toán phân loại tài sản vào các nhóm nhạy cảm hoặc không nhạy cảm lãi suất. c Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình định giá lại

Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ a Nhà nước cần xây dựng đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đẩy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng

Hiện nay, văn bản pháp quy cao nhất điều chiỉnh hoạt động của các ngân hàng, TCTD đó là Luật NHNN và Luật các TCTD Hai bộ luật này đã góp phần có hiệu quả, tạo môi truờng pháp lý cho các TCTD thực hiện hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, qua thực tế cũng nhận thấy nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, với xu thế hội nhập mà truớc mắt là Hiệp định Thuơng mại Việt - Mỹ trong lĩnh vực ngân hàng và sắp tới là ngành ngân hàng sẽ xoá bỏ mọi bảo hộ với các NHTM nội địa trong tiến trình cam kết gia nhập WTO Có thể thấy, với rất nhiều nội dung mới, khái niệm mới còn chua đuợc hiểu một cách thấu đáo, hai bộ luật trên thực sự không thể làm tròn nhiệm vụ là tạo một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho ngành ngân hàng nói tiêng và lĩnh vực tài chính nói chung NHNN cần sớm xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, minh bạch và đồng bộ nhằm tạo một môi truờng kinh doanh ổn định hơn, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tu và các NHTM trong và ngoài nuớc. b Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính, tiền tệ theo chiều sâu

Dễ dàng nhận ra một điều là thị truờng tài chính nói chung và thị truờng tiền tệ nói riêng của Việt nam chua phát triển Sự chua phát triển của thị truờng tiền tệ Việt nam thể hiện ở chỗ: Các công cụ giao dịch trên thị truờng còn nghèo nàn và khối luợng giao dịch còn hạn chế; thị truờng thứ cấp các công cụ giao dịch của thị truờng gần nhu là chua có, hoạt động của thị truờng sơ cấp còn hạn chế, thị truờng chua thu hút đuợc đông đảo các thành viên tham gia và chua thể hiện đuợc tính chuyên nghịêp của thị truờng. c Nhà nước nên có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các NHTM trong quá trình hiện đại hóa công nghệ và hạ tầng thanh toán liên ngân hàng

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp các NHTM nâng cao khả năng quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro trong đó bao gồm cả việc đo lường, quản lý rủi ro lãi suất Tuy nhiên, khoảng cách về công nghệ giữa các NHTM Việt nam đối với cộng đồng tài chính quốc tế cũng như với khu vực còn khá xa Nguyên nhân chủ yếu là hạ tầng cơ sở của đất nước và ở điều kiện vốn hạn hẹp của các ngân hàng Để giải quyết vấn đề này thì sự khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước đối với ngành ngân hàng là hết sức cần thiết.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam a Ban hành quy chế về công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM

Công tác quản lý rủi ro là một khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vì vậy, NHNN nên sớm ban hành quy chế về quản lý rủi ro trong đó có rủi ro lãi suất để buộc các NHTM phải quan tâm đến công tác quản lý rủi ro và cũng là cơ sở để các NHTM xây dựng chính sách cho ngân hàng mình Việc ban hành quy chế này có thể được thực hiện dựa trên sự tham khảo các văn bản về quản lỷ rủi ro do BIS ban hành và học tập kinh nghiệm của các quốc gia có hoàn cảnh tương đồng với Việt nam. b Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm thực hiện tốt việc dự báo những biến động lãi suất thị trường, cung cấp thông tin cho các NHTM trong việc đo lường rủi ro lãi suất

Trong việc sử dụng các mô hình để lượng hóa rủi ro lãi suất tại cácNHTM đều cần đến thông tin về mức độ biến động của lãi suất thị trường Vì vậy, để tạo điều kiện cho các NHTM đo lường đánh giá rủi ro lãi suất một cách chính xác, NHNN cần thực hiện tốt việc dự báo những biến động của lãi suất thị trường trong tương lai theo từng kỳ hạn tương xứng với kỳ hạn định giá lại của các khoản mục tài sản của ngân hàng NHNN cũng nên theo dõi chặt diễn biến thị trường tiền tệ, tài chính, hàng hóa trong và ngoài nước, đặc biệt theo dõi diễn biến giá xăng dầu, giá nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào kèm theo đó là lãi suất và giá trị của một số ngoại tệ mạnh Thông qua việc thu thập thông tin về các nhân tố biến động lãi suất trong ngắn hạn và dài hạn như: mức giá cả, thu nhập thực tế NHNN có thể dự đoán được phần nào sự biến động của lãi suất. c Xây dựng và hoàn thiện các quy chế có liên quan đến thực hiện nghiệp vụ phái sinh tại các NHTM

Thị trường giao dịch phái sinh ở nước ta hiện nay, dù đã có những biến chuyển khá tốt nhưng vần còn nhiều hạn chế Các giao dịch phái sinh mới chỉ dừng lại ở một số giao dịch phổ biến, giá trị của các hợp đồng này còn chưa cao và giao dịch chỉ phổ biến giữa các ngân hàng với nhau Chính vì vậy, NHNN cần chú ý đầu tư và phát triển hơn nữa thị trường giàu tiềm năng này. NHNN cần xây dựng một cơ sở pháp lý và tạo môi trường áp dụng các nghiệp vụ này

Vấn đề giám sát có hiệu quả đối với câc TCTD được cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của mỗi quốc gia đặc biệt quan tâm bởi giám sát có hiệu quả sẽ đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của các TCTD, duy trì được sự ổn định của hệ thống và đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền Để thực hiện giám sát có hiệu quả, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đưa ra nguyên tắc, trong đó nguyên tắc 16 nêu rõ: “Hệ thống thanh tra ngân hàng có hiệu quả phải bao gồm một số hình thức cả thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa”

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng No&PTNT Việt nam

Nhanh chóng đưa ra những văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác tổ chức quản lý rủi ro lãi suất đến các chi nhánh.

Xây dựng hệ thống dự báo sự thay đổi lãi suất giúp các chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh.

Xúc tiến việc triển khai và áp dụng các hoạt động tài chính phái sinh đến các chi nhánh để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Tăng cường thanh tra giám sát các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, yêu cầu các chi nhánh thường xuyên lập các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý

Trong chương ba tác gỉa đã đề ra một số giải pháp cần thiết QLRR lãi suất tại NHNo chi nhánh Hà Tây, trong đó có các giải pháp liên quan đến cơ quan

Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh Hà Tây, cần kết hợp các giải pháp liên quan đến Nhà nước, NHNN và chi nhánh Đồng thời, ngân hàng chi nhánh Hà Tây cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

KẾT LUẬN Để QLRRLS tốt, các NHTM cần có một chính sách QLRR hợp lý, chính sách này được thể hiện tại các qui chế QLRRLS, nhiệm vụ của HĐQT, BGĐ và các Phòng ban liên quan, các hạn mức đặt ra và các qui định về việc duy trì vốn chủ sở hữu Việc kiểm soát hiệu quả RRLS đòi hỏi có một quy trình QLRR toàn diện đảm bảo phát hiện kịp thời, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro Cách thức thực hiện quy trình này rất đa dạng, phụ thuộc vào quy mô và sự phức tạp của ngân hàng Trong nhiều trường hợp, ngân hàng có thể chọn việc thiết lập và truyền tải các nguyên tắc và cỏch thực hiện quản lý rủi ro bằng văn bản ủể cú hướng dẫn kiểm soỏt rủi ro chính thức Hoạt động và công tác kiểm tra kiểm soát RRLS cần phải được chú trọng Ngân hàng cũng cần có một hệ thống giám sát và báo cáo tình hình rủi ro Những báo cáo về QLRRLS cho phép nhà quản lý cấp cao và HĐQT đánh giá khoản RRLS gánh chịu tại ngân hàng mình, các hạn mức cần được tuân thủ theo qui định.

Như vậy trong hệ thống các NHTM việc quản lý RRLS đã thực hiện tại nhiều ngân hàng, tuy nhiên việc quản lý này nhiều khi chưa được đầu tư, thực hiện một cách bài bản, do các lý do chủ quan cũng như khách quan, nhiều NHTMVN vẫn chưa xây dựng được hệ thống phần mềm hiện đại để quản lý RRLS Mức độ phát triển và cạnh tranh của các NHTM đang tăng nhanh, do vậy việc quản lý RRLS là hết sức quan trọng Chúng ta hy vọng rằng với nỗ lực lớn của các NHTMVN và cùng với sự đầu tư thích đáng các NHTMVN sẽ tìm được con đường riêng của mình trong việc quản lý RRLS, tạo cho hệ thống các NHTM Việt Nam hoạt động ngày càng có hiệu quả Do thời gian tìm hiểu, trình độ hiểu biết cũng như nguồn dữ liệu tiếp cận được còn hạn chế , nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để đề tài tiếp tục được hoàn thiện và mang ý nghĩa thực tiễn hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn, TS Nguyễn VõNgoạn đã giúp đỡ bản thân có thể hoàn thành luận văn này.

Ngày đăng: 21/11/2023, 10:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngân hàng thương mại - Edward W. Reed và Edward K. Grill - NXB Khoa học Kỹ thuật Khác
2. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - Mishkin - NXB Khoa học kinh tế Khác
3. Ngân hàng thương mại - GS. TS Lê Văn Tư - NXB Thống kê Khác
4. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Vũ Duy Hào và Đàm Văn Nhuệ - NXB Thống kê Khác
5. Lịch sử Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây 1988-2003 - ThS. Nguyễn Tiến Đông, năm 2003, NXB Quân đội Khác
6. Quản trị tài chính - Nguyễn Hải Sản (2005) NXB Tài chính Khác
7. Lý thuyết tài chính - tiền tệ - PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài, 2007, NXB ĐH Kinh tế quốc dân Khác
9. Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng Khác
10. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo &amp; PTNT Hà Tây năm 2013-2015 Khác
12. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 13. Tạp chí Ngân hàng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Loại trừ khe hở nhạy cảm lãi suất - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại nhnoptnt việt nam chi nhánh hà tây
Bảng 1.2 Loại trừ khe hở nhạy cảm lãi suất (Trang 31)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo &amp; PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại nhnoptnt việt nam chi nhánh hà tây
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo &amp; PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây (Trang 49)
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại NHNo chi nhánh Hà Tây    giai đoạn (2013-2015) - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại nhnoptnt việt nam chi nhánh hà tây
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay tại NHNo chi nhánh Hà Tây giai đoạn (2013-2015) (Trang 52)
Bảng 2.4: Hoạt động kinh doanh ngoại hối - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại nhnoptnt việt nam chi nhánh hà tây
Bảng 2.4 Hoạt động kinh doanh ngoại hối (Trang 54)
Bảng 2.7:  Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2013-2015 của NHNo&amp;PTNT Việt Nam – chi nhánh Hà Tây - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại nhnoptnt việt nam chi nhánh hà tây
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2013-2015 của NHNo&amp;PTNT Việt Nam – chi nhánh Hà Tây (Trang 57)
Bảng 2.8: Lãi suất huy động bình quân có kỳ hạn - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại nhnoptnt việt nam chi nhánh hà tây
Bảng 2.8 Lãi suất huy động bình quân có kỳ hạn (Trang 59)
Hình thức cho vay trả góp vốn lãi chia đều: Khách hàng sẽ trả mỗi lần số tiền (bao gồm cả gốc và lãi) bằng nhau cho đến khi hết nợ - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất tại nhnoptnt việt nam chi nhánh hà tây
Hình th ức cho vay trả góp vốn lãi chia đều: Khách hàng sẽ trả mỗi lần số tiền (bao gồm cả gốc và lãi) bằng nhau cho đến khi hết nợ (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w