Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Theo phụ lục II, hàng nhập khẩu của nước ta từ thị trường Australia chủ yếu là nguyên phụ liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước Các mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất là các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp và công nghiệp trong nước như: kim loại, máy móc thiết bị, sắt thép hay khí đốt hóa lỏng Năm 2014,Việt Nam bắt đầu nhập khẩu than đá từ Australia để phục vụ nhu cầu trong nước và cân đối nguồn tài nguyên có hạn của nước ta Ngoài ra còn có một số mặt hàng nhu yếu phẩm mà Việt Nam không có thế mạnh như dược phẩm, sữa và lúa mì Nhìn chung, Việt Nam đã khai thác tốt các mặt hàng xuất khẩu là thế mạnh của Australia.Kim loại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước giàu tài nguyên khoáng sản này, trong khi đó kim loại ở Việt Nam không nhiều và phong phú bằng do diện tích nhỏ hẹp hơn Hơn nữa, mặt hàng này rất cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước, do vậy kim loại màu luôn là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Australia.
Giá cả và kim ngạch nhập khẩu
Giá cả và kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính
Kim loại thường (trừ sắt, thép)
Bảng 2.11: Mặt hàng kim loại thường nhập khẩu từ Australia giai đoạn 2013-2016 Đơn vị 2013 2014 2015 2016
Tổng giá trị kim loại
Triệu thường nhập khẩu của 2923,76 3431,11 4234,43 4807,00
Tỷ trọng nhập khẩu kim
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Nhập khẩu hàng hóa theo tháng, Biểu số 2N/TCHQ và Nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu, Biểu số 5N/TCHQ
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, nhu cầu về mặt hàng kim loại là rất cần thiết để phục vụ ngành sản xuất, chế tạo Lượng dự trữ khoáng sản của Việt Nam không nhiều và cũng không phong phú Trong khi đó, Australia lại là một quốc gia rất giàu tài nguyên thiên nhiên và ngành khai thác, xuất khẩu khoáng sản của Australia luôn đứng đầu thế giới Do vậy, kim loại thường luôn là mặt hàng nhập khẩu chủ lực từ Australia của nước ta Các kim loại nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm: đồng, nhôm, chì, kẽm, niken và thiếc Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, trong giai đoạn 2013-2016, Australia là nhà cung cấp mặt hàng kim loại thường lớn thứ ba của Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc) Giá trị nhập khẩu kim loại thường từ Australia tăng 79,73% (từ 266,87 triệu USD năm
2013 lên đến 479,64 triệu USD năm 2016) Tỷ trọng nhập khẩu kim loại thường của nước ta từ Australia luôn giữ ở mức từ 9% đến 11% Năm 2016, giá các kim loại như: nhôm, đồng, niken, chì và kẽm tăng nhanh do nhu cầu mạnh mẽ của các ngành
48 giai đoạn tới, Australia vẫn sẽ tiếp tục là nhà cung cấp mặt hàng kim loại thường lớn nhất của Việt Nam.
Bảng 2.12: Mặt hàng lúa mì nhập khẩu từ Australia giai đoạn 2013-2016 Đơn vị 2013 2014 2015 2016
Tổng giá trị lúa mì nhập Triệu USD 619,47 648,76 600,87 1019,30 khẩu của Việt Nam
Tỷ trọng nhập khẩu lúa
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Nhập khẩu hàng hóa theo tháng, Biểu số 2N/TCHQ và Nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu, Biểu số 5N/TCHQ
Mặt hàng lúa mì của Australia được đánh giá là có chất lượng tốt nhất thế giới qua một số tiêu chí như: hàm lượng protein, độ cứng và độ mịn khi xay và khi nhào bột Đây cũng là loại lúa mì cứng, rất phù hợp với việc sản xuất, chế biến bột mì dùng làm bánh mì tại Việt Nam và làm thức ăn gia súc phục vụ ngành chăn nuôi. Hơn nữa, do khoảng cách địa lí, chí phí chuyên chở từ Australia về Việt Nam rẻ hơn chi phí chuyên chở từ những thị trường nhập khẩu lúa mì khác như: Mỹ, Canada và Nga về Việt Nam.
Bảng 2.12 cho thấy lượng nhập khẩu lúa mì từ Australia không ngừng tăng cao trong giai đoạn 2013-2016, tăng 1,32 lần, từ 1,23 triệu tấn lên 1,63 triệu tấn TạiAustralia, cây trồng lúa mì vụ đông niên 2016-2017 nhìn chung thuận lợi do lượng mưa ở trên mức trung bình tại hầu hết các khu vực trồng trọt trong mùa thu Đồng thời do nhu cầu nhập khẩu suy giảm, nguồn cung tại một số nước xuất khẩu lớn dồi dào và ảnh hưởng của giá lúa mì toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất 10 năm qua ở
49 giảm 1,48 lần, từ 348,89 USD/tấn năm 2013 xuống chỉ còn 235,50 USD/tấn năm
2016 Mặc dù lượng nhập khẩu tăng, nhưng giá nhập khẩu giảm mạnh hơn kéo theo giá trị nhập khẩu lúa mì từ Australia cũng giảm Lúa mì của Australia sẽ tiếp tục thống trị thị trường lúa mì Việt Nam, mặc dù thị phần đã giảm do lúa mì từ Australia nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng phi thuế theo ưu đãi của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia - New Zealand (AANZFTA) đã có hiệu lực từ tháng 1/2016 trong khi các mặt hàng lúa mì khác nhập khẩu vào Việt Nam đều chịu thuế nhập khẩu là 5%.
Bảng 2.13: Mặt hàng than đá nhập khẩu từ Australia giai đoạn 2013-2016 Đơn vị 2013 2014 2015 2016
Tổng giá trị than đá nhập Triệu USD 264,16 363,91 547,46 927,38 khẩu của Việt Nam
Tỷ trọng nhập khẩu than đá
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Nhập khẩu hàng hóa theo tháng, Biểu số 2N/TCHQ và Nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu, Biểu số 5N/TCHQ
Việt Nam từng là một quốc gia xuất khẩu than với khối lượng lớn giai đoạn 2006-
2011, trung bình mỗi năm xuất khẩu khoảng 21 triệu tấn than Việc nhập khẩu than tăng nhanh là do nguồn than trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và giá than nhập khẩu rẻ hơn giá than khai thác trong nước Nguyên nhân giá than trong nước cao hơn giá than nhập khẩu là vì kỹ thuật khai thác than, đa số mỏ khai thác ở dưới sâu,thậm chí âm 300m so với mực nước biển, chi phí khai thác mỏ lộ thiên với hệ số bóc đất đã tăng gấp 3 lần làm tăng chi phí sản xuất, giá thành sản xuất than trong nước.Than trong nước cũng chịu tác động bất lợi từ cơ chế chính sách về thuế từ ngày
50 ứng phục vụ nhà máy nhiệt điện than mà còn phục vụ cho các hộ tiêu dùng trong nước.
Xu hướng nhập khẩu than thay thế dần nguồn than trong nước là cần thiết để vừa bảo đảm nhu cầu năng lượng, vừa hạn chế khai thác cạn kiệt tài nguyên quốc gia.
Từ năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu than từ Australia với khối lượng lớn. Khối lượng than nhập khẩu từ Australia tăng với mức độ chóng mặt; từ 0,54 triệu tấn năm 2014 tăng lên 1,44 triệu tấn năm 2015 và hơn 4 triệu tấn năm 2016 Như vậy giai đoạn 2014-2016, sản lương than nhập khẩu từ Australia tăng gần 6,5 lần. Tuy nhiên giá cả than nhập khẩu từ Australia có xu hướng giảm theo giá than của thế giới càng kích thích nhu cầu nhập khẩu của nước ta Giá trị than nhập khẩu tăng 313,82%; từ 75,03 triệu USD năm 2014 lên đến 310,49 triệu USD năm 2016 Đồng thời, tỷ trọng nhập khẩu than đá từ Australia cũng tăng rất nhanh, chiếm 1/3 tổng giá trị nhập khẩu than đá của cả nước ta.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2016 Australia là đối tác cung cấp than lớn nhất của nước ta, trên cả Nga và Indonesia Ngày 12/10/2016, tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Đại sứ quán Australia, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam VEA Trần Viết Ngãi và Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hunternet Australia, Tony Cade, đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) Việc chính phủ hai nước kí biên bản ghi nhớ về xuất khẩu than mở đường cho việc nhập khẩu than từ Australia về Việt Nam.
Sữa và sản phẩm sữa
Bảng 2.14: Mặt hàng sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu từ Australia giai đoạn 2013-2016 Đơn vị 2013 2014 2015 2016
Tổng giá trị sữa và sản phẩm Triệu
1096,13 1097,96 899,54 849,43 sữa nhập khẩu của Việt Nam USD
Tỷ trọng nhập khẩu sữa và
% 1,73 3,68 4,58 6,51 sản phẩm sữa từ Australia
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Nhập khẩu hàng hóa theo tháng, Biểu số 2N/TCHQ và Nhập khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu, Biểu số 5N/TCHQ
Hiện nay ở Việt Nam, nguồn sữa nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu để sản xuất các loại sữa đặc, sữa tươi và sữa chua, còn nguyên liệu để sản xuất sữa bột phải nhập khẩu 100% Riêng đối với bột sữa nguyên liệu để sản xuất sữa bột, đặc biệt là sữa bột cho trẻ em hiện nay trên thế giới không phải nước nào cũng có thể sản xuất được Chỉ một số ít các nước trên thế giới có thể sản xuất được sữa bột nền có chất lượng, trong đó có thể kể đến Mỹ,Australia, New Zealand và Hà Lan Các doanh nghiệp sản xuất sữa bột của ViệtNam cũng chủ yếu nhập khẩu sữa bột nền từ các quốc gia này để làm nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm sữa bột của mình Ngoài các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, chế biến sữa, các công ty sữa trực tiếp nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, chế biến của mình, còn có nhiều doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất, chế biến các sản phẩm sữa cũng tham gia nhập khẩu các loại nguyên liệu sữa để bán lại hoặc làm phụ gia cho việc sản xuất các loại sản phẩm khác không phải là sữa.
Năm 2015, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đạt 899,54 triệu USD, chỉ bằng 82% so với năm trước Trong các năm 2013, 2014, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đều trên 1 tỷ USD Bước sang năm 2016, giá trị kim ngạch nhập khẩu lại tiếp tục giảm còn 849,43 triệu USD Mặc dù vậy nhưng giá trị nhập khẩu sữa từ Australia vẫn tăng trưởng mạnh, năm 2016 tăng 191,35% so với năm
Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - Australia 55 2.2 Thực trạng thương mại dịch vụ giữa Việt Nam – Australia 56 2.2.1 Tình hình xuất khẩu dịch vụ từ Việt Nam sang Australia 56 2.2.1.1 Cơ cấu dịch vụ xuất khẩu
Một số dịch vụ xuất khẩu chính và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
Một số dịch vụ xuất khẩu chính
Du lịch ngày nay đã và đang trở thành nhu cầu cần thiết đối với nhiều tầng lớp xã hội của mỗi quốc gia Với Việt Nam, thực tế đã cho thấy du lịch - ngành công nghiệp không khói đang ngày càng khẳng định vững chắc vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam được mệnh danh là “điểm đến an toàn và thân thiện”,
“điểm đến của thiên niên kỷ mới” hay “ốc đảo bình yên” Chính vì thế, trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã thu hút được rất nhiều thị trường khách du lịch quốc tế trong đó có khách du lịch Australia Lượng khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam nhiều nhất thuộc về các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Malaysia, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Thái Lan Như vậy, Australia là một trong bốn thị trường duy nhất ngoài châu Á thuộc nhóm 10 thị trường khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất Khách du lịch Australia - những con người khá dễ tính, thân thiện, thoải mái, họ không quá đòi hỏi, khắt khe đối với các dịch vụ khi đi du lịch và mức độ chi tiêu của họ so với khách quốc tế đến Việt Nam là khá cao Đây là thị trường tiềm năng rất lớn của du lịch Việt Nam.
Bảng 2.18: Dịch vụ du lịch xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia giai đoạn 2011-2015
Lượng khách quốc tế 6014,03 6847,68 7572,35 7874,31 7943,65 (nghìn lượt người)
Tỷ trọng khách du lịch
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam, Khách quốc tế đến Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), trade in services Australia 2015
Lượng khách du lịch từ Australia tới Việt Nam đạt tăng trưởng dương trong hầu hết các năm giai đoạn 2011-2014, tuy nhiên năm 2015 lượng khách du lịch từ Australia giảm 17,4 nghìn lượt người so với năm 2014 Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về giá cả Sự mất giá của đồng AUD so sánh với đồng USD (và đồng tiền Việt Nam) đã khiến cho giá tour đến Việt Nam dành cho khách đến từ Australia thêm đắt đỏ Mặc dù lượng khách du lịch Australia chỉ chiếm dưới 5% lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam nhưng với dân số chỉ hơn 24 triệu người, số khách du lịch
Australia tới Việt Nam từ năm 2011 tới năm 2015 đều đạt hơn 289 nghìn người (chiếm khoảng 1,2% dân số Australia) là một kết quả ấn tượng Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ này cũng tăng qua các năm, từ 587 triệu AUD năm 2011 lên đến 661 triệu AUD trong năm 2015, trừ năm 2014 có giảm nhẹ không đáng kể.
Năm 2012, nhận thức đầy đủ hơn về thị trường khách Australia, Tổng cục Du lịch Việt Nam lần đầu tiên đã đứng ra tổ chức sự kiện quảng bá du lịch Việt Nam tại Melbourne, tuy nhiên, tham gia hoạt động xúc tiến chỉ có 8 doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam và một số công ty lữ hành tại Melbourne nên chưa thực sự gây được tiếng vang lớn Gần đây nhất, ngày 4/10/2016, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã tổ chức chương trình phát động thị trường tại thành phố Sydney nhằm thực hiện chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Đặc biệt, ngày 29/3/2017, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức khai trương đường bay mới Hà Nội - Sydney - Hà Nội tại hai đầu sân bay Nội Bài và sân bay Sydney Thông qua đường bay thẳng hơn 9 tiếng không điểm dừng, Vietnam Airlines đã nâng tổng số chuyến bay khai thác đến Australia lên 17 chuyến/tuần, tạo điều kiện cho việc đi lại giữa 2 quốc gia Việt Nam và Australia dễ dàng và thuận tiện hơn Giao thông thuận lợi và việc xúc tiến quảng bá du lịch tại Australia trong thời gian vừa qua sẽ là tiền đề cho sự phát triển xuất khẩu dịch vụ du lịch của nước ta.
Bảng 2.19: Dịch vụ vận tải xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), trade in services Australia
2015 Dịch vụ vận tải chỉ chiếm khoảng trên 13% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ từ
Việt Nam sang Australia Nguyên nhân là do lực lượng vận tải quốc tế của Việt
Nam còn yếu và cũ, không đủ tầm cỡ để đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu Australia Dịch vụ vận tải Việt Nam cung cấp cho Australia chủ yếu là bằng đường biển Phần lớn hàng hóa nhập khẩu của Australia được gửi bằng container theo đường biển tới cảng Sydney hay Melbourne Ngoài ra còn có một số cảng quan trọng khác như: Fremantle, Adelaide, Brisbane và Darwin Mặt khác, do năng lực vận tải quốc tế còn hạn chế nên Việt Nam khó dành được quyền thuê tàu trong các thương vụ với nhà kinh doanh Australia nên kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải của Việt Nam sang thị trường này còn rất khiêm tốn Chỉ có một số ít hàng nhập khẩu vào Australia được chuyển đến bằng đường hàng không, nhưng cách này không kinh tế đối với các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là với đất nước mà vận tải hàng không còn chưa phát triển như Việt Nam Ngoài vận tải biển, Việt Nam cũng tận dụng các tuyến bay thẳng của Vietnam Airlines, Jetstar Pacific sang các sân bay Sydney hay Melbourne để vận chuyển các mặt hàng đòi hỏi thời gian vận chuyển gấp Các công ty trong nước ưa chuộng dịch vụ của Vietnam Airlines do cước phí rẻ hơn các hãng hàng không nước ngoài.
Theo bảng 2.19, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải của Việt Nam sang Australia tăng đều qua các năm giai đoạn 2011-2015, từ 105 triệu AUD năm 2011 lên 161 triệu AUD năm 2015.
Tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
Bảng 2.20: Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ từ Việt Nam sang
Năm Kim ngạch xuất khẩu
Nguồn: Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), Australia direction of goods and services trade financial years
Trong suốt giai đoạn 2006-2016, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ từ Việt Nam sang Australia hầu hết đều đạt tăng trưởng dương (trừ năm 2009-2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và năm 2014-2015 do xuất khẩu dịch vụ du lịch giảm) Đáng chú ý nhất là vào năm 2007-2008, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ tăng 22,26% so với năm trước đó Kết quả này là do lượng khách du lịch Australia đến Việt Nam năm 2008 lên đến 234,7 nghìn lượt khách, tăng cao so với năm 2007.Theo thống kê của Bộ Ngoại giao và thương mại Australia, năm 2015-2016, ViệtNam đứng thứ 26 trong số các nước cung cấp dịch vụ cho Australia.
Tình hình nhập khẩu dịch vụ từ Australia vào Việt Nam 60 1 Cơ cấu dịch vụ nhập khẩu
Dịch vụ du lịch và tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ
Bảng 2.21: Dịch vụ du lịch nhập khẩu từ Australia vào Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Cơ quan thống kê Australia, Overseas Arrivals and Departures và Bộ
Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), Australia direction of goods and services trade financial years
Theo bảng 2.21, số lượng khách du lịch từ Việt Nam sang Australia liên tục tăng đều qua các năm giai đoạn 2011-2015 Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ du lịch từ Australia tăng 33,65% (từ 847 triệu AUD năm 2011 tăng lên 1132 triệu AUD năm
2015) Trong lĩnh vực du lịch, du lịch liên quan tới giáo dục chính là dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 80% trong số những dịch vụ nhập khẩu Australia liên tục đầu tư vào giáo dục Việt Nam bằng cách mở các trường đại học quốc tế tại ViệtNam Đại học quốc tế RMIT Việt Nam là chi nhánh quốc tế của trường Đại họcRMIT, hay Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne tại Australia Các trường đại học
62 của Australia cũng có các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học tại Việt Nam, theo đó sinh viên sẽ học từ 1 tới 2 năm ở Việt Nam sau đó sang Australia để học tiếp chuyên ngành hoặc các chương trình thực tập cho các công ty đa quốc gia Ngoài đào tạo sinh viên, còn có các chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ.
Theo thống kê của cơ quan thương mại và đầu tư chính phủ Úc, Việt Nam là một trong 5 quốc gia có số du học sinh nhiều nhất tại Úc, với hơn 25.000 người vào cuối năm 2016 Bên cạnh việc đầu tư liên tục vào giáo dục, Chính phủ Úc còn hợp tác với Việt Nam thông qua thỏa thuận hợp tác giáo dục ký kết năm 2013 tại Hà Nội Thỏa thuận này khuyến khích trao đổi giữa các cơ sở giáo dục, chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên trong các lĩnh vực ưu tiên của cả hai bên, cũng như chia sẻ tài liệu giảng dạy, chương trình giảng dạy và thông tin Bên cạnh đó, Úc cũng hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực thông qua cung cấp thông tin thị trường lao động và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.
180 suất học bổng và nhiều học bổng bán phần cho học sinh, sinh viên Việt Nam.Đối với du lịch cá nhân, số lượng người Việt Nam có khả năng chi trả cho các tour du lịch đến Australia còn chưa nhiều Số lượng thương nhân Việt Nam sangAustralia công tác cũng không lớn Để hỗ trợ cho du khách Việt Nam truy cập và tìm hiểu những thông tin cần thiết cho chuyến du lịch hay công tác của mình, Tổng cục Du lịch Australia đã cung cấp thông tin trên trang web chính “Australia.com” của mình bằng tiếng Việt Bên cạnh đó, các đại lý du lịch của Việt Nam muốn trở thành "Đại lý chuyên về du lịch Australia" đã và đang được tham gia những chương trình đào tạo đặc biệt để có thể thiết kế những chuyến du lịch thích hợp nhất cho mọi đối tượng khách hàng Ngành du lịch Australia đang tiếp tục hợp tác chặt chẽ với những đối tác hàng không và những đại lý chuyên về du lịch Australia để đảm bảo luôn có những gói du lịch hấp dẫn.
Tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ
Bảng 2.22: Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ từ Australia vào Việt Nam giai đoạn 2006-2016
Năm Kim ngạch nhập khẩu
Nguồn: Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), Australia direction of goods and services trade financial years
Theo như bảng 2.22, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ từ Australia vào Việt Nam đạt tăng trưởng dương trong cả giai đoạn 2006-2016 Năm 2007-2008 và 2008-2009 đánh dấu sự tăng vọt trong nhập khẩu dịch vụ từ Australia với kim ngạch 424 triệu AUD trong năm 2007-2008, tăng 38,56% so với năm 2006-2007 và 662 triệu AUD năm2008-2009, tăng 56,13% so với năm 2007-2008 Trong suốt giai đoạn 2006-2016, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ từ Australia vào Việt Nam tăng gấp 4 lần (từ 306 triệu AUD năm 2006-2007 lên 1225 triệu AUD năm 2015-2016) Tuy nhiên trong năm 2015-2016,kim ngạch dịch vụ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chiếm 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Australia Theo thống kê của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam đứng thứ 18 trong số các nước nhập khẩu dịch vụ của Australia Dự đoán trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ từ Australia vào Việt Nam sẽ ngày càng tăng do sự gia tăng trong nhu cầu đối với dịch vụ giáo dục, tài chính ngân hàng và du lịch của người dân Việt Nam mà Australia luôn là nhà cung cấp có uy tín.
Cán cân thương mại dịch vụ giữa Việt Nam - Australia 64 2.3 Một số đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa Việt Nam – Australia 65 2.3.1 Những thành tựu đạt được 65 2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục 67 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục 69 CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM - AUSTRALIA 73 3.1 Triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai quốc gia 73
Bảng 2.23: Cán cân thương mại dịch vụ giữa Việt Nam-Australia giai đoạn 2006-2016
Kim ngạch xuất khẩu từ Kim ngạch nhập khẩu Cán cân Năm Việt Nam sang Australia từ Australia vào Việt thương mại
(triệu AUD) Nam (triệu AUD) (triệu AUD)
Nguồn: Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), Australia direction of goods and services trade financial years
Theo như bảng 2.23, trong giai đoạn 2006-2016, trong quan hệ thương mại dịch vụ giữa hai nước, Việt Nam là nước xuất siêu từ năm 2006 đến năm 2009. Thặng dư thương mại cao nhất là vào năm 2007-2008 (257 triệu AUD) Tuy nhiên trong giai đoạn 2009-2016, Việt Nam lại là nước nhập siêu, cán cân thương mại dịch vụ nghiêng hẳn về phía Australia Thâm hụt thương mại dịch vụ cao nhất vào năm 2015-2016 (309 triệu AUD) Nguyên nhân là do kim ngạch nhập khẩu dịch vụ từ Australia vào Việt Nam tăng trưởng dương với tốc độ tăng mạnh trong khi tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ bắt đầu chững lại Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch để gia tăng tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu dịch vụ du lịch sang Australia Đồng thời cần xác định ngành
65 vận tải cũng cần được đầu tư nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của các nhà xuất nhập khẩu Australia cũng như Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa hai nước.
2.3 Một số đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa Việt Nam – Australia.
2.3.1 Những thành tựu đạt được
Từ những số liệu về thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Australia cho thấy triển vọng khả quan về quan hệ thương mại giữa hai nước Đối với thương mại hàng hóa, Việt Nam luôn là nước xuất siêu và cán cân thương mại được cải thiện theo chiều hướng tốt Riêng đối với thương mại dịch vụ, Việt Nam là nước nhập siêu từ năm 2009 trở lại đây, còn trước đó cán cân thương mại cũng nghiêng về phía nước ta Năm 2015-2016, Việt Nam là đối tác thương mại hàng hóa đứng thứ 15 và là đối tác thương mại dịch vụ đứng thứ 17, đồng thời Việt Nam đứng thứ 15 trong số tất cả các đối tác thương mại của Australia với tỷ trọng 1,5% tổng kim ngạch thương mại hai chiều.
Biết tận dụng những lợi thế nhất định và vượt qua khó khăn, đặc biệt trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều vấn đề như suy thoái, giá cả hàng hóa quốc tế tăng giảm bất thường, trong giai đoạn 2006-2016, kim ngạch thương mại giữa hai nước gần như tăng liên tục, chỉ trừ có năm 2008-2009 do khủng hoảng kinh tế thế giới Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quan hệ thương mại với Australia có thể kể đến như sau:
Thứ nhất , quy mô thương mại hai chiều gia tăng, trong vòng 10 năm (2006-
2016) tăng 1,45 lần Cụ thể năm 2006-2007, kim ngạch thương mại Việt Nam – Australia đạt 6996 triệu AUD; đến năm 2015-2016 đã tăng lên 10151 triệu AUD.
Có được kết quả như vậy là do hai quốc gia Việt Nam và Australia đều nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương Đây là khu vực hoạt động trao đổi buôn bán phát triển mạnh mẽ và diễn ra sôi động Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu thúc đẩy các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong đó có Việt Nam và Australia ký kết nhiều Hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực Điều đó đã tạo điều kiện cắt giảm tiến tới dần xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa giữa hai quốc gia.
Thứ hai, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu sang Australia đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến chế tạo, giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu thô và sơ chế Bên cạnh các mặt hàng truyền thống mà Việt Nam có thế mạnh như: dầu thô, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ, hàng nông sản như hạt điều, cà phê hay hạt tiêu, hàng dệt may và giày dép, Việt Nam đã phát triển được thêm một số mặt hàng mới như: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, các sản phẩm từ chất dẻo, túi xách Tuy những mặt hàng này có kim ngạch chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch hai chiều nhưng cũng tạo được nền tảng cho các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện chất lượng và số lượng sản phẩm, tiếp tục xuất khẩu những mặt hàng này sang thị trường Australia trong thời gian sắp tới đồng thời mạnh dạn phát triển những nguồn hàng mới Hàng nhập khẩu từ Australia cũng đang giảm dần nhóm hàng tiêu dùng trong nước như thức ăn gia súc và nguyên liệu, gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu như nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày và chất dẻo nguyên liệu.
Thứ ba, tỷ trọng thương mại dịch vụ trong kim ngạch thương mại giữa Việt
Nam và Australia tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ hai nước đã đánh giá đúng vai trò của việc thúc đẩy thương mại dịch vụ, tăng cường phát triển loại hình thương mại này Đặc biệt cần phát huy thế mạnh về dịch vụ du lịch đã và sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng, đồng thời nâng cấp dịch vụ vận tải hứa hẹn tiềm năng phát triển bền vững.
Thứ tư, sự phát triển trong thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước đã kéo theo sự tăng cường hợp tác của hai nước trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại như đầu tư hay hải quan Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI giúp cho Australia có nhiều cơ hội để đầu tư vào Việt Nam, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ mục tiêu xuất khẩu của nước ta Đặc biệt trong lĩnh vực hải quan, hải quan của cả hai nước đang tăng cường trao đổi thông tin xuất nhập cảnh để thúc đẩy thương mại hàng hóa cũng như dịch vụ du lịch
67 giữa Việt Nam và Australia Bên cạnh đó, Chính phủ, doanh nghiệp hai quốc gia có nhiều cơ hội viếng thăm nhau và nghiên cứu kỹ về môi trường kinh doanh, đầu tư, phương pháp làm viêc, thị hiếu người tiêu dùng sẽ tạo tiền đề cho việc thâm nhập thị trường cũng như phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước lên tầm cao mới.
2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ kể trên, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Australia vẫn còn rất khiêm tốn so với kim ngạch thương mại của Australia với các nước khác cùng trong khu vực ASEAN như: Singapore, Malaysia, hay Thái Lan, Indonesia Một số tồn tại cần khắc phục có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, quy mô thương mại hai chiều gia tăng trong giai đoạn 2006-2016, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Australia (năm 2015-2016 đạt 10151 triệu AUD, chỉ chiếm 1,5% tổng giá trị ngoại thương của Australia) Chưa kể tới kim ngạch thương mại song phương tăng giảm thất thường trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng còn thấp Như vậy, thương mại Việt Nam – Australia hiện còn cách xa so với tiềm năng kinh tế của hai nước.
Thứ hai, trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Australia từ năm 2014 trở về trước, mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn nhất là dầu thô Tuy nhiên, từ năm
2015, giá cả và lượng dầu thô xuất khẩu sang Australia giảm tới một nửa kéo theo giá trị xuất khẩu mặt hàng này sụt giảm nghiêm trọng Như vậy, xét về lâu dài, đây không phải là mặt hàng có khả năng đem lại sự phát triển bền vững cho xuất khẩu của Việt Nam sang Australia Giá dầu thô của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi giá dầu của thế giới, khi giá dầu thế giới lên cao thì xuất khẩu dầu thô của Việt Nam được lợi, còn khi giá dầu thế giới xuống thấp thì kim ngạch dầu thô xuất khẩu phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Thứ ba, chất lượng hàng hóa xuất khẩu sang Australia còn nhiều bất cập, chưa đồng đều và thua kém sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực Nhóm hàng nông sản, thủy sản, rau quả và thực phẩm chế biến chưa đáp ứng được quy định về sinh an toàn thực phẩm của Australia Nhóm hàng công nghiệp chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, không chủ động được nguồn cung nguyên phụ liệu chính nên chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Thứ tư, sự chuyển biến cơ cấu hàng xuất khẩu còn chậm, tỷ trọng nhiên liệu, nguyên liệu thô và sơ chế vẫn chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Australia Đó là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, lợi thế cạnh tranh chỉ dựa vào nhân công rẻ và điều kiện tự nhiên thuận lợi Trên thực tế, xuất khẩu của nước ta chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên như dầu thô, than đá, hàng nông sản như hạt tiêu, hạt điều và thủy sản Ngoài ra, các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giầy da, điện tử và linh kiện máy tính thì lại mang tính chất gia công là chủ yếu, hàm lượng tri thức công nghệ trong sản phẩm không cao nên dù sản lượng xuất khẩu có lớn thì cũng không đem lại nhiều giá trị gia tăng Australia lại có thế mạnh về công nghệ, nên việc Việt Nam học tập và ứng dụng công nghệ của Australia để làm tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến là rất cần thiết.
Thứ năm, hoạt động xúc tiến quảng cáo cho sản phẩm của Việt Nam ở
Triển vọng phát triển thương mại hàng hóa 73 1 Về xuất khẩu
Về nhập khẩu 76 3.1.2 Triển vọng phát triển thương mại dịch vụ 77
Việc nhập khẩu hàng hóa từ Australia vào Việt Nam trong những năm sắp tới cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi nhờ vào các cam kết của Việt Nam trong Hiệp địnhAANZFTA Theo Hiệp định này, Danh mục giảm thuế gồm: Danh mục thông thường với các dòng thuế được cắt giảm xuống 0% trong 10 năm, chiếm 90% tổng số dòng thuế, còn lại là Danh mục nhạy cảm (chiếm 10% số dòng thuế), trong đó 6% thuộc danh mục nhạy cảm thường và 4% thuộc danh mục nhạy cảm cao Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho các mặt hàng thuộc danh mục thông thường, trong đó danh mục thông thường 1 chiếm 85% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế vào năm 2018, danh mục thông thường 2 chiếm 5% sẽ được xóa bỏ thuế vào năm 2020 Đối với danh mục nhạy cảm thường với các nhóm mặt hàng như: hàng hải sản, thịt cá đóng hộp, một số loại dược phẩm, khí dầu mỏ, nhựa nguyên liệu, săm lốp và giấy, Việt Nam cam kết giảm dần xuống mức 5% vào năm 2022 Đối với danh mục nhạy cảm cao, Việt Nam được quyền giữ nguyên mức thuế suất MFN (thuế suất thuế nhập khẩu ưu
77 đãi) hoặc giảm xuống 50% hoặc giảm đi 20%-5% thuế suất vào năm 2022, bao gồm các nhóm mặt hàng như thịt gà, rượu bia, đường và sắt thép.
Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, cần giảm tỷ trọng của những mặt hàng mà Việt Nam có nhiều khả năng sản xuất như sắt thép, đá quý, sản phẩm gỗ, … để dành nhiều thị phần hơn cho những mặt hàng Việt Nam không có ưu thế như kim loại thường, lúa mỳ, xăng dầu, dược phẩm, và một số loại hoa quả Các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tận dụng mức thuế suất thấp hoặc bằng 0% để nhập khẩu kim loại cơ khí, phế liệu, dụng cụ nông nghiệp, nồi đun nước, tuốc- bin thủy lực, lò sưởi, thiết bị nhiệt, máy bay và các loại động cơ máy bay, các loại máy sấy, máy chế biến bột giấy, máy xén, … đều rất cần thiết cho sản xuất công, nông nghiệp nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước.
3.1.2 Triển vọng phát triển thương mại dịch vụ
Dịch vụ là một khái niệm rất rộng lớn Theo các cam kết trong đàm phán WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa tới 11 ngành và 110 phân ngành trong tổng số 12 ngành và 155 phân ngành dịch vụ Cơ cấu ngành dịch vụ của Việt Nam khá đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau Tuy nhiên trong quan hệ thương mại với Australia, Việt Nam mới chỉ phát triển được một số ngành dịch vụ truyền thống như du lịch, vận tải Các ngành quan trọng và mang lại sự tăng trưởng lớn cho xuất khẩu nói riêng và thu nhập quốc dân nói chung như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông và những dịch vụ mới xuất hiện trong thời đại toàn cầu hóa như nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thị trường đều chưa phát triển được.
Trong những năm sắp tới, du lịch và vận tải vẫn đảm nhiệm vai trò chủ lực trong cơ cấu thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Australia và có tốc độ tăng kim ngạch cao hơn Đối với du lịch, cần cải thiện kim ngạch của dịch vụ này trong tương lai, không chỉ tập trung vào doanh thu từ phí di chuyển và tiền thuê khách sạn, cần đa dạng hóa và phát triển các loại dịch vụ đa dạng đi kèm khác Ví dụ như phát triển hệ thống quà tặng lưu niệm, sản vật địa phương gắn với hệ thống nhận diện du lịch Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch của Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng các tour du lịch kết hợp với mua sắm và nắm bắt tâm lý khách du lịch Australia để đưa ra những dịch vụ hấp dẫn và phù hợp Ngoài ra, loại hình du lịch bằng đường biển kết hợp kinh doanh các dịch vụ giải trí trên tàu cũng sẽ được đưa vào khai thác mạnh mẽ hơn nhằm thu hút khách du lịch đến với tài nguyên biển của nước ta Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo ra những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch Trước bối cảnh và xu hướng đó, Việt Nam cần phải có Chiến lược phát triển du lịch nói chung và định hướng riêng cho từng thị trường mục tiêu mà Australia là một ví dụ Để đạt được mục tiêu như vậy, cần có sự phối hợp giữa các ngành ngoại giao, thương mại, hàng không, thông tin truyền thông, …tạo sức mạnh xây dựng và quảng bá thương hiệu, hình ảnh điểm đến Việt Nam cho phân khúc thị trường Australia. Đối với dịch vụ vận tải, Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trên tuyến đường thông thương hàng hóa quốc tế từ Australia đi các nước khác nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga. Chính vì vậy, với sự chú trọng đầu tư vào kho bãi, hậu cần và các phương tiện vận tải đường biển thì trong những năm tới, dịch vụ vận tải của Việt Nam sẽ tham gia tích cực hơn nữa vào thương mại quốc tế, đặc biệt là giao dịch thương mại với Australia Thói quen “mua CIF, bán FOB” của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi, có như vậy mới thu lợi được từ những hoạt động giá trị gia tăng ngoài việc trao đổi buôn bán hàng hóa thông thường. Đối với dịch vụ giáo dục, trong Hiệp định AANZFTA, Việt Nam cam kết giảm tiêu chuẩn về số năm kinh nghiệm đối với giáo viên nước ngoài từ năm năm xuống còn ba năm Ngoài ra một số ngành học cũng được cam kết mở rộng như: quản lý khách sạn, hướng dẫn du lịch, kiến trúc, y dược, dịch vụ thú ý và nghệ thuật là những ngành học mà Australia có thể cung cấp dịch vụ đào tạo tại Việt Nam Còn đối với các lĩnh vực khác như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và viễn thông,Australia là một trong những trung tâm tài chính của khu vực châu Á – Thái BìnhDương và cũng một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với Australia trong những lĩnh vực này nhằm học tập kinh nghiệm để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của mình Ngoài ra, Việt Nam cần tìm hiểu, học tập cách kinh doanh những loại hình dịch vụ mới mà chưa có điều kiện phát triển như
79 nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thị trường để khi có đủ lực sẽ trở thành tiềm năng phát triển trong tương lai.
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Australia
3.2.1 Giải pháp về phía Chính phủ
3.2.1.1 Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các hệ thống chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển ngoại thương
Hệ thống pháp luật của Việt Nam tuy đã nhiều lần được sửa đổi nhưng vẫn chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, các thủ tục đôi khi còn rườm rà gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài Việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật là tiền đề giúp doanh nghiệp Australia có thêm niềm tin và dễ dàng tiếp cận với môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Chính phủ cần điều chỉnh về mặt luật pháp và chính sách một cách thích hợp trong quá trình thực hiện các quy định và cam kết giữa Việt Nam và Australia Rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung nhằm loại bỏ những văn bản luật hoặc dưới luật đã lỗi thời, bất cập không còn phù hợp, tránh tình trạng luật cũ, luật mới chồng chéo lên nhau Đặc biệt cần lưu ý hệ thống thuế, đặc biệt luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hợp tác thuế quan với các nước nói chung và Australia nói riêng; mở rộng hiệp định thuế song phương, theo dõi thực hiện tốt các Hiệp định đã ký Đồng thời, xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là phải đảm bảo tính minh bạch, công khai của các chính sách Chính vì vậy, là một thành viên của WTO, ViệtNam phải xây dựng một môi trường pháp lý cùng hệ thống chính sách ổn định,công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế từ khâu hoạch định, ban hành cho đến tổ chức thực hiện Theo đó, chính sách của chính phủ cần được thiết kế một cách rõ ràng, minh bạch với những nội dung cụ thể về điều kiện, thể thức hợp lý để đảm bảo chính sách có thể được tực hiện ngay khi ban hành.
Về chính sách ngoại hối, Chính phủ cần điều hành linh hoạt lãi suất, áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái theo hướng vừa có lợi cho xuất khẩu, vừa đảm bảo ổn định kinh tế, giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh Đặc biệt đối với các mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu, nhà nước cần áp dụng một chế độ tỷ giá ưu đãi hơn.
3.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
Với cơ cấu hàng xuất khẩu
Thứ nhất, đối với xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia, từ năm 2015 trở về đây, dầu thô đã không còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nữa Nguyên nhân là do chúng ta không thể kiểm soát được giá cả mặt hàng này bởi tác động của giá dầu thô thế giới, hơn nữa nguồn cung dầu thô nước ta có hạn Các mặt hàng mà Việt Nam có lơi thê và đươc hương ưu đãi trong Hiệp định AANZFTA như: rau qua và rau qua chê biên; thiêt bị điện tử; cao su và san phẩm cao su; nhưa và san phẩm nhưa; hàng dệt may; giày dép; gỗ và san phẩm gỗ; sắt và san phẩm sắt; túi sách, ví, va li, mũ, ô và dù; hạt tiêu; san phẩm gôm, sứ; san phẩm mây tre, cói, tham Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng chủ lực sang Australia còn thấp và chất lương hàng xuất khẩu còn bất cập Nguyên nhân chủ yêu là do quy mô san xuất còn nhỏ, phân tán; sư liên kêt giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân còn lỏng lẻo; ngành công nghiệp hỗ trơ chưa phát triển, … Hiệp định AANZFTA đang đươc thưc thi, nên chú trọng phát triển các ngành hàng xuất khẩu vừa có lơi thê vưa có năng lưc san xuất, vưa đươc hương ưu đãi trong Hiệp định và hiện đang có tiềm năng xuất khẩu.
Thứ hai, Chính phủ cân có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lưc sang Australia thông qua sư hỗ trơ, tạo điều kiện thuận lợi về vôn, lãi suất, ưu đãi về thuê, thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lơi trong san xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển đươc nền san xuất nội địa (phát triển kinh tê ngành và kinh tê vùng), đồng thời nâng cao đươc kha năng cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Australia.Chính phủ cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn cần thiết với chi phí vốn thấp, xây dựng
81 các thể chế tín dụng đặc biệt để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp san xuất, kinh doanh đặc biệt đôi vơi những mặt hàng chủ lưc và những mặt hàng có tiềm năng lơn.
Cuối cùng, cần xây dưng thương hiệu cho san phẩm xuất khẩu: Cục Sơ hữu trí tuệ Việt Nam cân hương dẫn và hỗ trơ doanh nghiệp đăng ký bao hộ thương hiệu cho hàng xuất khẩu tại thị trường Australia.
Với cơ cấu hàng nhập khẩu Để xây dựng cơ cấu hàng nhập khẩu phù hợp với nhu cầu sản xuất trong nước và nhập khẩu một cách khoa học, tiết kiệm, chọn đúng thời điểm sao cho hàng hóa tốt nhất mà chi phí tiết kiệm nhất, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phù hợp với các nhóm hàng khác nhau như sau:
Thứ nhất, nhu cầu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng đối với các nhóm hàng nhập khẩu nhiều và có giá trị cao như: kim loại thường và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất Australia là một trong những nước giàu tài nguyên và có trữ lượng kim loại lớn nhất thế giới, khả năng cung cấp khối lượng lớn với hàng chục triệu tấn kim loại mỗi năm nên chi phí sản xuất thấp, giá thành rẻ Australia vẫn sẽ là thị trường cung cấp kim loại thường lớn cho nước ta trong thời gian tới và là nơi nhập khẩu máy móc thiết bị, các loại máy xây dựng, máy cơ khí cỡ lớn phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Thứ hai, đối với nhóm hàng lúa mì, sữa và các sản phẩm sữa, dược phẩm, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng và sẽ được đa dạng hóa bằng cách nhập đa dạng chủng loại hàng hóa Đối với sữa, các nhà nhập khẩu nên tìm hiểu các sản phẩm vừa dinh dưỡng lại vừa phù hợp với nhu cầu, túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài nhập sữa nguyên liệu, có thể nhập thêm sữa thành phẩm vì sữa Australia có chất lượng cao hơn sữa nội địa Việc nhập khẩu thêm này sẽ giúp gia tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp chế biến sữa trong nước.