Đề tài "Thực trạng và giải pháp hạn chế tình trạng lạm dụng điện thoại thông minh ở học sinh THPT Quận Tân Phú" sẽ tìm hiểu sâu vào thực trạng này nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để h
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
BÁO CÁO DỰ ÁN Thực trạng và giải pháp hạn chế tình trạng lạm dụng điện thoại thông minh
ở học sinh THPT Quận Tân Phú Lĩnh vực: Mã 21 – Khoa học xã hội và hành vi
HỌC SINH THỰC HIỆN:
Phí Đỗ Lâm Long (C04-16) Nguyễn Nhật Tân (C14-31) NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
Phạm Thị Hoàn
Trang 2Tóm tắt đề tài
Hiện nay, điện thoại thông minh đã trở thành thiết bị công nghệ bất li thân với nhiều người, trong đó có cả các bạn học sinh THPT Sử dụng điện thoại đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên việc gia tăng sử dụng điện thoại thông minh trong giới trẻ đang tạo nên một số hiệu ứng tiêu cực và gây ra các vấn đề y tế công cộng Việc lạm dụng và phụ thuộc điện thoại thông minh có thể dẫn đến các rối loạn về thể chất và tâm lý ở người sử dụng Đề tài "Thực trạng
và giải pháp hạn chế tình trạng lạm dụng điện thoại thông minh ở học sinh
THPT Quận Tân Phú" sẽ tìm hiểu sâu vào thực trạng này nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để hạn chế những mặt tiêu cực của việc lạm dụng điện thoạt thông minh
MỤC LỤC
I Lí do chọn dự án Error! Bookmark not defined.
1 Đặt vấn đề 3
2 Ý nghĩa của đề tài 4
3 Kết quả nghiên cứu 4
II Câu hỏi nghiên cứu; Vấn đề nghiên cứu; Giả thuyết khoa học 4
1 Câu hỏi nghiên cứu 4
2 Vấn đề nghiên cứu 4
3 Giả thuyết khoa học 4
III Thiết kế và phương pháp nghiên cứu 5
1 Quá trình nghiên cứu 5
2 Kế hoạch nghiên cứu 5
Trang 3IV Tiến hành nghiên cứu 7
1 Thực trạng lạm dụng điện thoại ở HS THPT 7
2 Biện pháp hạn chế thực trạng lạm dụng ĐTDĐ ở HS THPT 13
3 Kết luận 13
V Tài liệu tham khảo 14
PHỤ LỤC
I Đặt vấn đề
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị công nghệ cao ngày càng phổ biến đã giúp con người nhanh chóng tiếp cận được thông tin cần thiết trên mọi lĩnh vực để phục vụ cho công việc, học tập, cũng như các hoạt động cá nhân khác và cũng như kết nối với những người xung quanh Phổ biến nhất hiện nay có thể nói đến là “điện thoại di động” vì mọi thành phần giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp đều có thể dễ dàng sở hữu và sử dụng mọilúc, mọi nơi
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn học sinh có thời gian sử dụng điện thoại
di động khá cao nhưng lại gây ra nhiều vấn đề tiêu cực hơn là tích cực Điều này phần lớn là do các bạn đã quá lệ thuộc vào điện thoại thông minh dẫn đến việc lạm dụng quá mức mà ngay các các bạn cũng không thể kiểm soát được Đối với một số HS, nếu bị bắt tạm dừng khi đang sử dụng hoặc phải rời điện thoại di động tạm thời vì lý do nào đó thì ở các bạn sẽ xuất hiện cảm giác lo lắng, bứt rứt, khó chịu, có khi nặng hơn là bực bội, dễ dàng gây sự với người khác Đó là những biểu hiện của chứng sợ thiếu Điện thoại di động (nomophobia)
2.Cơ sở lựa chọn đề tài
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan nhưng chứng sợ thiếu Điện thoại
di động “Nomophobia” vẫn là một khái niệm tương đối mới vì số lượng công trình, các cứ liệu chứng minh, các phương pháp đề ra vẫn còn hạn chế và chủ yếu là can thiệp thể mà chưa chỉ ra được biện pháp phòng ngừa chung Nghiên cứu chứng sợ thiếu Điện thoại di động “Nomophobia” ở học sinh là việc làm hết sức cần thiết để tìm ra giải pháp hạn chế tình trạng này
Trang 43 Ý nghĩa của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng, ta thấy được một số một số tác hại khôn lường của việc lạm dụng và lệ thuộc vào điện thoại di động quá mức chẳng hạn như gây ra cản trở trong tương tác trong xã hội, trầm cảm lo âu khi không có điện thoại thông minh, gây ra hội chứng mất ngủ, Từ thực trạng này, nhóm đã tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp để giảm thiểu tối đa mức lạm dụng điện thoại thông minh ở học sinh THPT
4.Kết quả nghiên cứu
Có thêm những kết quả nghiên cứu mới về thực trạng lạm dụng điện thoại di động của học sinh THPT ở Quận Tân Phú ( tỉ lệ thời gian trung bình học sinh sài điện thoại một ngày, tỉ lệ học sinh mắc hội chứng nomophobia ở các cấp độ, tỉ lệ mục đích sử dụng điện thoại chính của học sinh, … ) Đưa ra những giải pháp thiết thực để hạn chế hội chứng sợ thiếu điện thoại di động ( nomophobia )
II Câu hỏi nghiên cứu; Vấn đề nghiên cứu; Giả thuyết
khoa học
1 Câu hỏi nghiên cứu
- Hội chứng sợ thiếu điện thoại ( nomophobia ) diễn biến ra sao trên địa bàn quận Tân Phú?
- Liệu việc học sinh THPT sử dụng điện thoại thông minh đã được kiểm soát chặt chẽ chưa?
- Việc lạm dụng điện thoại thông minh đã gây ảnh hưởng gì đến các HS các trường THPT?
- Các trường học đã có biện pháp nào để giải quyết tình trạng này một cách triệt để chưa? Học sinh THPT cần làm gì để hạn chế tình trạng này và tránh bị phụ thuộc vào điện thoại quá mức?
2 Vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, thông qua việc nghiên cứu về hiện trạng lạm dụng điện thoại di động của học sinh THPT và những tác hại mà hiện trạng này mang lại thì việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp giải quyết là điều hết sức cần thiết Dựa vào cơ sở này, nhóm đã quyết định nghiên cứu về thực trạng lạm dụng điện thoại di động của các đối tượng học sinh THPT và đưa ra các giải pháp tối ưu hóa nhất
3 Giả thuyết khoa học
Hành vi sợ thiếu ĐTDĐ có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, đến thói quen sinh hoạt, đến quá trình và kết quả học tập của bản thân Các bài thảo luận được đề cập ở trên cung cấp một bằng chứng cho thấy thực tế rằng điện
Trang 5thoại di động cũng có những tác động tiêu cực mặc dù có rất nhiều lợi thế
Chứng sợ thiếu điện thoại di động ( nomophobia ) thường gây ra những tác hại sau: bắt nạt trên mạng, xã hội và tình bạn hóa ngoại tuyến, sự chia rẽ kỹ thuật số giữa cha mẹ và thanh thiếu niên, làm tổn hại bản thân và danh tính, những rủi ro tiềm ẩn đối với hiệu quả nhận thức và giấc ngủ Ở trong một số trường hợp
khác, các tác hại còn bao gồm cản trở hoạt động trong lớp, gây mất tập trung và khó chịu đối với các bạn cùng lớp và giáo viên, thiếu sự tập trung chú ý, tỷ lệ bỏ học ngày càng tăng Do đó, có thể khẳng định rằng nhiều tác động tâm lý xuất hiện từ việc quá lạm dụng điện thoại đi động Một số nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng một người có điểm số cô đơn càng cao thì khả năng người đó
nghiện điện thoại thông minh càng cao Điều này cho thấy việc lạm dụng không kiểm soát và sử dụng có vấn đề đối với điện thoại di động gây ra rối loạn tâm lý hoặc làm tăng các triệu chứng Việc xác định được mức độ, biểu hiện và các yếu
tố liên quan đến chứng sợ thiếu ĐTDĐ là cơ sở để đề xuất các khuyến nghị
nhằm giảm thiểu chứng sợ thiếu ĐTDĐ; đồng thời có căn cứ để hướng dẫn hành
vi sử dụng ĐTDĐ phù hợp cho HS THPT
III Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
1 Quá trình nghiên cứu
Từ khi chọn đề tài vào tháng 11 năm 2023, nhóm đã tiến hành tìm hiểu qua các tài liệu và thông tin về lạm dụng điện thoại trên các trường THPT trên địa bàn quận Tân Phú, về các giải pháp mà các ban ngành, trường học đã thực hiện để tuyên truyền về lạm dụng điện thoại đi động, Từ đó suy nghĩ để tìm ra phương pháp nghiên cứu tốt nhất, phân tích ưu khuyết điểm của từng ý tưởng và đưa ra sự chọn lọc tối ưu
2 Kế hoạch nghiên cứu
Trước hết, phải xác định các đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các học sinh đang học tập tại các trường THPT thuộc Quận Tân Phú
+ Các học sinh đồng ý tham gia điền vào biểu mẫu trực tuyến Google Form sau khi được giới thiệu và giải thích về nghiên cứu
- Đối tượng loại trừ:
+ Học sinh không đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Học sinh học tại các trường THPT ngoài Quận Tân Phú
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
+ Địa điểm thực hiện nghiên cứu tại tại các trường THPT thuộc Quận Tân Phú + Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2023 đến tháng 03/2024
- Phương pháp nghiên cứu:
Trang 6+ Phương pháp thu thập thông tin:
Công cụ thu nhập thông tin: bộ câu hỏi
Kỹ thuật nghiên cứu: Người nghiên cứu là điều tra viên
- Xử lý và phân tích số liệu:
+ Số liệu được quản lý, làm sạch và phân tích bằng bộ phân tích số liệu của Google Form
+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả ( số lượng, tỷ lệ %, biểu đồ ) và phương pháp thống kê suy luận để so sánh giữa nhóm tiếp xúc với ĐTDĐ nhiều
và ngược lại
- Đạo đức nghiên cứu:
+ Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, giáo viên hướng dẫn trường THPT cho phép thực hiện nghiên cứu Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu
và nội dung nghiên cứu
+ Đối tượng được thông báo là tự nguyện quyết định tham gia vào nghiên cứu hay không? Các thông tin thu thập được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, hoàn toàn được giữ bí mật
+ Số liệu đảm bảo tính khoa học, tin cậy và chính xác
+ Hạn chế nghiên cứu:
- Nghiên cứu chỉ nắm bắt được tính thực về thực tế của học sinh về cách thức
sử dụng điện thoại và hiểu biết của học sinh về hậu quả của lạm dụng điện thoại nhưng vẫn chưa cho thấy rõ được về chi tiết các nhóm đối tượng lạm dụng điện thoại Việc chưa cho thấy rõ về chi tiết các nhóm đối tượng mắc chứng sợ thiếu điện thoại di động ( nomophobia ) làm cho việc nhận thức được các khuynh hướng dẫn đến lạm dụng điện thoại bị hạn chế Phương pháp này cho thấy các biện pháp phù hợp để giúp cho học các học sinh bị mắc chứng sợ thiếu điện thoại di động ( nomophobia ) có thể cải thiện được tình trạng và có thể sử dụng điện thoại di động để tạo ra những hiệu quả tích cực, đồng thời giúp lan rộng hiểu biết về chứng sợ thiếu điện thoại di động ( nomophobia ) và những biện pháp để cải thiện được tình trạng lạm dụng điện thoại di động ở học sinh THPT
Trang 7IV Tiến hành nghiên cứu
1 Thực trạng lạm dụng điện thoại ở HS THPT
Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ các trường tham gia khảo sát (n=853)
Nhận xét: Trong tổng số 853 học sinh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ học sinh
trường Tân Bình (21%), Trần Phú (12%), Tây Thạnh (12%), Lê Trọng Tấn (13%), GDTX (10%), Minh Đức (8%), Thanh Bình (11%), Hồng Hà (13%)
Biểu đồ 1.2 Tỷ lệ giới tính HS
21%
12%
13%
8%
10%
12%
11%
13%
Các trường khảo sát được
Tân Bình Tây Thạnh Lê Trọng Tấn Minh Đức GDTX Trần Phú Thanh Bình Hồng Hà
52%
48%
Giới tính
Trang 8Nhận xét: Trong tổng số 853 học sinh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ học sinh
nam (52%) nhiều gấp 1,08 lần số học sinh nữ (48%)
Biểu đồ 1.3 Tỷ lệ khối lớp (n=853)
Nhận xét: Trong tổng số 853 học sinh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ học sinh
khối 10 (39%), khối 11 (36%), khối 12 (25%)
Biểu đồ 1 4 Tỉ lệ thời gian sở hữu điện thoại riêng của HS (n=853)
Nhận xét: Tỷ lệ HS sở hữu ĐT trên 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (63%), thấp
nhất là dưới 1 năm (8%), từ 2-3 năm và 1-2 năm lần lượt là: 18%, 11%
39%
36%
25%
Khối lớp tham gia khảo sát
Khối 10 Khối 11 Khối 12
63%
18%
11%
8%
Thời gian sở hữu ĐT riêng của HS
Trên 3 năm Từ 2-3 năm Từ 1-2 năm Dưới 1 năm
Trang 9Biểu đồ 1 5 Tỉ lệ Trung bình thời gian sử dụng điện thoại một ngày của
HS (n=853)
Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng từ 4-6 tiếng chiếm cao nhất (36%), thấp nhấp là dưới
1 tiếng chiếm (8%), còn lại là trên 6 tiếng và từ 2-4 tiếng lần lượt chiếm 25% và
31%
Biểu đồ 1 6 Tỉ lệ HS nhận thức được biết lạm dụng điện thoại có hại
(n=853)
25%
36%
31%
8%
Trung bình thời gian sử dụng điện thoại một ngày
Trên 6 tiếng Từ 4-6 tiếng Từ 2-4 tiếng Dưới 1 tiếng
82%
18%
Tỉ lệ HS nhận thức được biết lạm dụng điện thoại
có hại
Trang 10Nhận xét: Tỉ lệ HS nhận thức được việc lạm dụng ĐT có hại chiếm (82%),
gấp 4,5 lần so với không nhận thức được (18%)
Biểu đồ 1.7 Tỉ lệ HS có ý định hạn chế sử dụng điện thoại
Nhận xét: Số HS có ý định hạn chế tần suất sử dụng điện thoại (56%) chiếm
tỉ lệ cao hơn so với không có ý định hạn chế (44%)
Biểu đồ 1.8 Tỉ lệ mục đích sử dụng điện thoại di của HS (n=853)
Nhận xét: Tỉ lệ HS sử dụng vào mục đích Mạng xã hội chiếm nhiều nhất (43%) so với Giải trí (35%), Tra cứu (16%) và Thể hiện bản thân (6%)
56%
44%
Tỉ lệ HS có ý định hạn chế sử dụng điện thoại
35%
43%
16%
6%
Mục đích sử dụng điện thoại của HS
Giải trí Mạng xã hội Tra cứu Thể hiên bản thân
Trang 11Biểu đồ 1.9 Tỉ lệ Biểu đồ 1.8 Tỉ lệ mục đích sử dụng điện thoại di của HS
(n=853)
Nhận xét: Tỉ lệ tình trạng nặng chiếm nhiều nhất (34%), sau đó là sự cân
bằng tỉ lệ của hai tình trạng nhẹ và nghiêm trọng (24%), thấp nhất là tỉ lệ trung
bình (18%)
24%
18%
34%
24%
nhận xét của HS về mức độ lạm dụng điện thoại hiện nay
8%
20%
29%
43%
nhận xét của HS về tác hại của lạm dụng điện
thoại thông minh
Hay mất tập trung trong giờ học (tâm trạng lén xem tin
nhắn điện thoại, chơi game,…)
Giảm hoạt động thể chất và các hoạt động phong trào
của trường, lớp, bạn bè
Lệ thuộc vào điện thoại khi soạn bài, trả lời các câu hỏi,…
dẫn đến thiếu tính sáng tạo, chủ động trong học tập
Tất cả ý trên
Trang 121.10 Tỉ lệ nhận xét của HS về tác hại của lạm dụng điện thoại thông minh
(n=853) Nhận xét: Tỷ lệ tất cả các ý trên (43%) > Gây mất tập trung (8%), giảm hoạt
động thể chất (20%) và bị lệ thuộc (29%)
Biểu đồ 1.11 Tỉ lệ số lượng HS sợ thiếu điện thoại các mức độ (n=853)
Nhận xét: Trong tổng số 853 HS đã khảo sát, Tỉ lệ mắc ở mức độ nghiêm
trọng chiếm cao nhất (39%) so với tỉ lệ bị mắc ở mức độ nặng (30%) và tỉ lệ bị
mắc ở mức độ nhẹ (5%) Có (26%) HS không bị mắc
Biểu đồ 1.12 Tỉ lệ các biện pháp chủ yếu được HS đưa ra để hạn chế lạm
dụng điện thoại (n=853)
26%
5%
30%
39%
số lượng HS sợ thiếu điện thoại các mức độ
32%
17%
23%
14%
14%
các biện pháp chủ yếu được HS đưa ra để hạn chế
lạm dụng điện thoại
Đọc sách Tập thể dục
Sắp xếp thời gian sử dụng Phụ giúp gia đình
Tham gia các hoạt động ngoài trời
Trang 13Nhận xét: Tỉ lệ đọc sách (32%) được nhiều HS đề xuất nhất, sau đó là tỉ lệ đề
xuất sắp xếp thời gian sử dụng (23%) và tỉ lệ tập thể dục (17%) Thấp nhất là tỉ
lệ HS đề xuất tham gia các hoạt động ngoài trời và phụ giúp gia đình (14%)
2 Biện pháp hạn chế thực trạng lạm dụng ĐTDĐ ở HS THPT
Để giảm tải thực trạng lạm dụng ĐTDĐ và giúp cho việc sử dụng điện thoại hiệu quả hơn đối với học sinh THPT, các ban ngành, trường học cũng đã có rất nhiều những biện pháp để giải quyết vấn đề này Chúng em xin đề ra một số giải pháp như sau:
- Điều chỉnh lại nội quy lớp học Hiện nay do nội quy về việc sử dụng ĐTDĐ
ở HS còn đang khá lỏng lẽo nên nhà trường cần có những biện pháp khắt khe hơn để xử lý HS vi phạm
- Hướng dẫn HS sử dụng điện thoại thông minh một cách hiệu quả và có quy luật để HS có thể ý thức việc sử dụng điện thoại hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích
- HS nên thiết kế cho mình thời gian biểu để sử dụng ĐTDĐ trong ngày để tạo cho mình thói quen sử dụng điện thoại đúng cách và tạo ra được những giá trị tích cực nhờ sử dụng điện thoại di động đúng cách
- Theo dõi những fanpage, kênh truyền thông có thể tạo ra những giá trị tích cực để giúp bạn có thể vừa học hỏi và giải trí qua điện thoại di động
- Tăng cường tiếp xúc với bạn bè, người thân để không bị lệ thuộc vào các thiết
bị công nghệ
- HS nên dành thời gian phát triển bản thân như đọc sách, tập thể dục, luyện những kỹ năng mềm thay vì ngồi lướt điện thoại đến hết ngày một cách vô nghĩa
- Tìm các hoạt động khác thay thể bổ ích hơn khiến cho cuộc sống bản thân thú
vị hơn không còn để điện thoại là trung tâm chú ý trung tâm cuộc sống của bản thân nữa
Ngoài những biện pháp trên ra, tinh thần tự giác và nhận thức của bản thân cũng
là một phần quan trọng để có thể hạn chế thói quen sử dụng ĐTDĐ quá nhiều ở chúng ta Mỗi HS cần phải ý thức rằng việc lạm dụng điện thoại quá mức sẽ khiến chúng ta bị lệ thuộc và suy giảm tư duy sau này sẽ ảnh hưởng tới tương lai chúng
ta
3 Kết luận
Tóm lại, tỉ lệ HS bị chứng nomophobia (hội chứng sợ thiếu ĐT) nhiều một cách ngạc nhiều trong đợt khảo sát lần này.Trong tổng 853 HS đã khảo sát, có 631 HS trong số đó bị chứng nomophobia theo các mức độ khác nhau Trong 631 HS bị mắc, tỉ lệ HS bị mắc chứng nomophobia ở mức độ nghiêm trọng chiếm tỉ lệ cao nhất là (39%) so với bị ở các mức độ nhẹ (5%) và mức độ nặng (30%) Trong 853
HS đã khảo sát, có 56% học sinh có ý định sẽ hạn chế sử dụng điện thoại vào số còn lại không có ý định hạn chế sử dụng (44%) Theo số liệu đã thu thập được,