1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử tại chi nhánh nhct lạng sơn

76 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 82,95 KB

Cấu trúc

  • Chơng 1:...........................................................................................................................3 (3)
  • Chơng 2...........................................................................................................................28 (24)
  • Chơng 3:.........................................................................................................................61 (52)

Nội dung

Lý luận cơ bản về thanh toán chuyển tiền điện tử trong Ngân hàng thơng mại

1.1- Sự cần thiết và ý nghĩa của thanh toán vốn giữa các Ngân hàng.

1.1.1- Sự cần thiết của thanh toán vốn giữa các Ngân hàng.

Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng là hoạt động chuyển tiền nhằm thanh toán các khoản nợ phát sinh trong hệ thống ngân hàng thông qua bù trừ hoặc các hình thức thanh toán khác.

Ngân hàng là trung gian thanh toán trong nền kinh tế, trích tài khoản người trả tiền chuyển vào tài khoản người thụ hưởng Khách hàng được quyền mở tài khoản ở bất kỳ ngân hàng nào Trong trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một ngân hàng, quá trình thanh toán rất đơn giản Tuy nhiên, nếu hai bên mở tài khoản ở khác ngân hàng thì phát sinh vấn đề thanh toán liên ngân hàng Để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, thanh toán giữa các địa phương và quốc tế, cần thiết phải có quan hệ thanh toán vốn giữa các ngân hàng.

Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, với hệ thống Ngân hàng một cấp, vừa có chức năng quản lý Nhà nớc vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh Ngân hàng đợc xác định là một ngành kinh tế tài chính tổng hợp, hoạt động theo cơ chế bao cấp nên quan hệ thanh toán vốn trong Ngân hàng vẫn là thanh toán vốn giữa các chi nhánh Ngân hàng để hoàn tất nhiệm vụ trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp.

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trờng, Ngân hàng chuyển thành Ngân hàng hai cấp, xác định rõ chức năng quản lý nhà nớc với chức năng kinh doanh của Ngân hàng Nhà nớc và các Ngân hàng Thơng mại.

Trong hệ thống các Tổ chức tín dụng hình thành nhiều loại hình Ngân hàng hình thức sở hữu khác nhau (Ngân hàng Quốc doanh, NHTM cổ phần,

Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nớc ngoài và các định chế tài chính khác ) Mỗi NHTM là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, theo từng hệ thống, có trụ sở riêng, có bảng cân đối tài khoản riêng và phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn của mình nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải có những biện pháp để kiểm soát chặt chẽ các khoản thanh toán, đảm bảo an toàn tài sản của mình Khi đó các Ngân hàng liên quan không những phải tiếp tục hoàn thành quá trình việc thanh toán tiền cho các khách hàng mà còn phải tiến hành thanh toán vốn với nhau một cách sòng phẳng.

Từ những lí do trên quan hệ thanh toán vốn giữa các Ngân hàng là yêu cầu tất yếu khách quan.

1.1.2-ý nghĩa của thanh toán vốn giữa các Ngân hàng.

Trong thực tế nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì việc thanh toán chi trả bằng tiền mặt ngày càng ít đi và thay thế là quá trình thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng có ý nghĩa rất lớn:

- Nó thể hiện đợc chức năng tập trung thanh toán của Ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân và điều hoà vốn trong nội bộ Ngân hàng.

-Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng thúc đẩy quá trình thanh toán vốn trong nền kinh tế đợc nhanh chóng, chính xác, tăng tốc độ luân chuyển vốn, góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh từ đó thúc đẩy sản xuất và lu thông hàng hoá.

- Thanh toán vốn giúp Ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể phát huy đợc khả năng huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tăng c- ờng nguồn vốn cho Ngân hàng, phục vụ nhu cầu phát triển nền kinh tế

Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, hệ thống thanh toán vốn liên ngân hàng không chỉ mang đến cho khách hàng nhiều sự tiện lợi trong thanh toán, mà còn giúp các ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình, từ đó gia tăng nguồn thu đáng kể.

- Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng tạo điều kiện để Ngân hàng Trung ơng điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, tổ chức quản lý vốn và điều hoà vốn có hiệu quả trong cả nớc.

- Thanh toán vốn góp phần đáng kể vào việc giảm chi phí lu thông, tiết kiệm chi phí xã hội, bảo vệ an toàn tài sản và phòng ngừa rủi ro, xây dựng nền văn minh tiền tệ.

-Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng có tác dụng điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống Ngân hàng Điều chuyển vốn giữa các chi nhánh Ngân hàng trong cùng hệ thống làm tăng tốc độ vòng quay, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua điều chuyển vốn, chi nhánh thiếu vốn vẫn giữ đợc khách hàng và mở rộng đầu t, chi nhánh thừa vốn cũng tăng thêm thu nhập do hởng lãi suất cao hơn lãi suất huy động.

1.1.3 Điều kiện để thực hiện tốt thanh toán vốn giữa các Ngân hàng

Nh ta đã biết, thanh toán giữa các Ngân hàng là việc thanh toán vốn tiền tệ giữa các chi nhánh Ngân hàng khác nhau trong cùng hệ thống để đáp ứng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển vốn trong nền kinh tế và chuyển vốn giữa các Ngân hàng trong cùng hệ thống và khác hệ thống Vì vậy điều kiện thanh toán giữa các Ngân hàng là:

* Điều kiện về vốn trong thanh toán.

- Các NHTM thực hiện thanh toán giữa các Ngân hàng phải có đủ khả năng cân đối nguồn và sử dụng vốn Phải chuẩn bị đợc đủ lợng vốn để đảm bảo cho khả năng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu về vốn trong thanh toán Tr- ờng hợp làm mất khả năng thanh toán phải chịu phạt theo quy định.

Tổ chức tín dụng tham gia thanh toán bù trừ phải duy trì số dư tiền gửi tối thiểu tại Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo khả năng thanh toán Khi thiếu hụt vốn thanh toán, tổ chức tín dụng có thể vay tại Ngân hàng chủ trì hoặc Ngân hàng thành viên.

thực trạng thanh toán chuyển tiền điện tử tại chi nhánh NHCT tỉnh lạng sơn

2.1 Khái quát chung về Chi nhánh NHCT tỉnh Lạng Sơn.

2.1.1.Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 8.187 km2 Toàn tỉnh có 11 huyện thị, gồm 226 xã phờng, dân số khoảng 80 vạn ngời.

Trong năm 2004 sản xuất nông nghiệp tiếp tục đợc tỉnh chú trọng quan tâm: Các chính sách trợ giá, trợ cớc vận chuyển và giá bán giống cây lơng thực, hỗ trợ lãi vay tín dụng, mua máy cày tay, máy bơm nớc hỗ trợ bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa do đó đã phát huy tác dụng tạo động lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trởng khá cao. Các hoạt động thơng mại, du lịch, dịch vụ đã có bớc phát triển khá Hoạt động xuất nhập khẩu: Thực hiện chủ trơng của chính phủ theo quyết định 748/TTg phát triển khu kinh tế mở Đồng Đăng-Tân Thanh Lạng Sơn do đó thơng mại du lịch của tỉnh phát triển mạnh Tổng kim nghạch xuất khẩu trên địa bàn năm

2004 đạt 301 triệu USD, kim nghạch nhập khẩu đạt 208 triệu USD.

Những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua đã có sự đóng góp không nhỏ của ngành NH tỉnh Lạng Sơn.

Ngành NH đã luôn bám sát chủ trơng của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống NH trên địa bàn tỉnh Lạng sơn gồm có:

Chi nhánh NHNN tỉnh Lạng Sơn giữ vai trò đầu mối tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương Trách nhiệm của Chi nhánh là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngân hàng (NH) trên địa bàn nhằm đảm bảo hoạt động NH an toàn, lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn.

Các NHTM quốc doanh, TCTD thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, thực thi các chính sách tiền tệ và Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn gồm có:

Chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn

Chi nhánh NH đầu t và phát triển Lạng Sơn.

Chi nhánh NHCT Lạng Sơn

Chi nhánh NH phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Chi nhánh NH chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn.

2.1.2.Quá trình hình thành phát triển Chi nhánh NHCT tỉnh Lạng Sơn.

Chi nhánh NHCT Lạng Sơn đợc thành lập từ tháng 7/1995 là một NHTM ra đời muộn so với các NHTM trên địa bàn Đợc thành lập mới hoàn toàn từ chủ trơng phát triển màng lới và phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế các tỉnh miền núi của NHCT Việt Nam, ra đời khi trong điều kiện kinh tế thị trờng của tỉnh đã hình thành và phát triển Các NHTM trên địa bàn hoạt động kinh doanh ổn định chiếm phần lớn thị phần cả về nguồn vốn và các lĩnh vực đầu t, điều đó đặt ra thử thách rất lớn đối với chi nhánh NHCT Lạng Sơn Song với lợi thế của một NH mới thành lập đợc sự quan tâm chỉ đạo của NHCT Việt Nam, sự giúp đỡ của chính quyền địa phơng, các ngành, doanh nghiệp, bạn hàng đặc biệt là những bài học của các NHTM trên địa bàn trong nền kinh tế thị trờng Ban lãnh đạo Chi nhánh NHCT Lạng Sơn đã động viên cán bộ công nhân viên của chi nhánh quyết tâm vợt qua khó khăn thử thách từng bớc đa chi nhánh NHCT Lạng Sơn ổn định và phát triển Ngay từ những năm đầu thành lập chi nhánh đã kinh doanh có lãi, từng bớc khẳng định vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn.

Là một chi nhánh của NHCT Việt Nam, Chi nhánh NHCT Lạng Sơn hoạt động chủ yếu huy động vốn, cho vay, và thực hiện các dịch vụ thanh toán đối với các tổ chức, cá nhân trong địa bàn tỉnh Lạng Sơn Là NH có trụ sở ở vị trí trung tâm của tỉnh lỵ, có mạng lới các phòng giao dịch, các bàn tiết kiệm rộng thuận lợi trong việc tiếp cận các tổ chức, cá nhân để phục vụ trong việc huy động vốn, cho vay và thực hiện dịch vụ thanh toán cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Đợc sự ủng hộ của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân và các cấp chính quyền địa phơng, các tổ chức kinh tế xã hội nên hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Lạng Sơn đã thu đợc những thành quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh: Vị thế của chi nhánh trên địa bàn ổn định và ngày càng đợc nâng cao; trình đã cán bộ đã dần đáp ứng đợc yêu cầu công việc; nguồn vốn huy động đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của các các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn; d nợ cho vay ngày càng tăng; chất lợng tín dụng ngày càng đợc cải thiện và nâng cao, đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép của Thống đốc NHNN; kinh doanh có lãi, tạo sự ổn định về đời sống cho cán bộ công nhân viên của chi nhánh vv

Năm 2004, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhng với quyết tâm của Ban lãnh đạo Chi nhánh NHCT Lạng Sơn cùng với toàn thể cán bộ,nhân viên đã hoàn thành các chơng trình, mục tiêu đã đề ra trong hoạt động kinh doanh

Phó giám đốc Phó giám đốc

Quản lý tiền gửi dân c

Phòng giao dịch Tân Thanh Phòng tổ chức – hành chínhPhòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

2.1.3 Mô hình tổ chức và các chức năng của các phòng ban ở Chi nhánh

Chi nhánh NHCT Lạng Sơn là đơn vị thành viên của NHCT Việt Nam với tổng số cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh đến hết ngày 31/03/2005 là

48 ngời trong đó, đại học và cao đẳng 70%, trung học 30% Mạng lới hoạt động của chi nhánh 1 gồm trụ sở chính tại trung tâm tỉnh, 01 phòng giao dịch và 03 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trên toàn Tỉnh. Để tạo điều kiện phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình chi nhánh

NHCT Lạng Sơn đã sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ bao gồm 1giám đốc, 2 phó giám đốc và 7 phòng ban nghiệp vụ Đợc thể hiện qua sơ đồ trên:

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Lạng Sơn trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y.

Chi nhánh NHCT Lạng Sơn là một NHTM, hoạt động với phơng châm

"đi vay để cho vay" Do vậy, công tác huy động vốn tại chỗ đã đợc chi nhánh quan tâm đúng mức nhất là đối với nguồn vốn huy động từ dân c, từ các đơn vị và các tổ chức kinh tế trên địa bàn thông qua các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, phát hành trái phiếu Ngân hàng Kết quả tính đến 31/12/2004 chi nhánh có nguồn vốn huy động tại chỗ nh sau:

Bảng 2.1 : Nguồn vốn huy động tại chỗ Đơn vị tính: triệu đ

Nguồn vốn huy động tại chỗ 170.387 195.815 221.000

- Tiền gửi tiết kiệm dân c 97.762 126.996 145.547

- phát hành công cụ nợ 51.852 35.068 40.127

(Nguồn: Cân đối kế toán năm 2002, 2003, 2004-NHCT tỉnh Lạng Sơn).

2.2.2 – Về hoạt động đầu t tín dụng :

Tính đến 31/12/2004, tại chi nhánh NHCT Lạng Sơn tình hình sử dụng vốn kinh doanh để cho vay nh sau :

Bảng 2.2 : D nợ cho vay phân theo kỳ hạn nợ Đơn vị tính: triệu đ

I/ Cho vay ngắn hạn : 79.765 110.608 135.456 +55.691 +24.848 II/ Cho vay trung dh : 25.861 41.215 48.962 +23.101 +7.747 III/ Cho vay dài hạn 17.050 21.333 25.452 +8.402 +4.119

IV/Cho vay uỷ thác : 1.875 596 473 -1.402 -123

(Nguồn: Cân đối kế toán đến năm 2002 - 2004-NHCT Lạng Sơn)

Tổng d nợ cho vay đến 31/12/2004 là 210.343 triệu đồng, tăng 85.792 triệu đồng, tỷ lệ tăng 68.88% so 31/12/2002 và tăng 36.591 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21, 06% so cùng kỳ năm trớc, trong đó:

- D nợ cho vay ngắn hạn là 135.456 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64, 40%/ tổng d nợ cho vay, tăng 55.691 triệu đồng so 31/12/2002 và tăng 24.848 triệu đồng so cùng kỳ năm trớc

- D nợ cho vay trung hạn là 48.962 triệu đồng chiếm tỷ trọng 23.27%/tổng d nợ cho vay, tăng 23.101 triệu đồng so 31/12/2002 và tăng 7.747 triệu đồng so cùng kỳ năm trớc.

- D nợ cho vay dài hạn là 25.452 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12, 10%/tổng d nợ cho vay, tăng 8.402 triệu đồng so 31/12/2002 và tăng 4.119 triệu đồng so cùng kỳ năm trớc

- D nợ cho vay bằng vốn uỷ thác đầu t là 473 triệu đồng chiếm tỷ trọng

0, 22%/tổng d nợ cho vay, giảm 1.402 triệu đồng so 31/12/2002 và giảm 123 triệu đồng so cùng kỳ năm trớc.

2.2.3 - Hoạt động kinh doanh đối ngoại

Cùng với cáchoạt động khác, công tác kinh doanh đối ngoại tại Chi nhánh NHCT Lạng Sơn cũng đạt những tiến bộ vợt bậc.Với doanh số kinh doanh đối ngoại năm 2004 là:

- Doanh số mua bán ngoại tệ quy raVND: 415.910 triệu đồng.

- Doanh số chi trả kiều hối quy ra VND: 3.000 triệu đồng, tăng 12, 5%

- Chuyển tiền ngoại tệ đi đợc : 582 món trị giá 15.270 ngàn USD

- Mở 51 LC trị giá : 1.638 ngàn USD.

Hoạt động kinh doanh đối ngoại khởi sắc không những giúp chi nhánh chủ động đợc nguồn ngoại tệ trong thanh toán, góp phần tăng quỹ thu nhập mà còn là nhân tố quan trọng góp phần tăng trởng tín dụng, phục vụ khách hàng.

Giải pháp – kiến nghị Nhằm hoàn thiện thanh toán chuyển tiền điện tử tại Ngân hàng công thơng lạng sơn

Trong những năm gần đây, tổ chức thanh toán điện tử có nhiều đổi mới đáp ứng đợc yêu cầu ngày càng cao của nên kinh tế, đồng thời tạo cho mình thế đứng vũng trong cạnh tranh Trong các hình thức thanh toán hiện đang áp dụng tại chi nhánh NHCT Lạng sơn thì thanh toán điện tử đã đáp ứng đợc về cơ bản yêu cầu chu chuyển vốn nhanh cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế chính Vì thế nó sớm đợc chấp nhận và góp phần quan trọng vào việc giảm bớt tình hình khan hiến tiền mặt trong nện kinh tế và tạo đợc lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng Trong công tác thanh toán đã đáp ứng đợc yêu cầu: khả năng thanh toán nhanh, chính xác, an toàn, tiện lợi đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng cũng nh khách hàng.

Tuy nhiên nền kinh tế càng phát triển, yêu cầu thanh toán ngày càng cao thì đòi hỏi thanh toán điện tử phải hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng đợc yêu cầu của nền kinh tế thị trờng.

Xuất phát từ nghiên cứu thực tiễn và vận dụng những hiểu biết thu được trong quá trình công tác, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán điện tử Giải pháp được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường trong kỷ nguyên công nghệ số.

3.1 Định hớng phát triển hoạt động kinh doanh và thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHCT Tỉnh Lạng Sơn

+ Định hớng hoạt động kinh doanh : Định hớng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thơng tỉnh Lạng Sơn nằm trong định hớng chung của Ngân hàng Công thơng Việt Nam là không ngừng mở rộng tín dụng đảm bảo tốc độ tăng trởng về tín dụng đạt tỷ lệ tăng bình quân là 25% trong kế hoach 5 năm (2000 > 2005) , tiếp tục mở rộng địa bàn không chỉ bó hẹp cho vay trong phạm vi địa bàn Thành phố và mở rộng đối tợng cho vay đến kinh tế hộ, đặc biệt chú trọng cho vay đối với thành phần kinh tế trang trại thuộc các vùng trồng cây ăn quả nh Hữu Lũng, Chi Lăng, Bắc Sơn Đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam (dới 3%) ; Tăng cờng hơn nữa công tác huy động vốn trong các tầng lớp dân c nhằm đáp ứng đợc nguồn vốn để cho vay,tốc độ tăng bình quân đạt tỷ lệ 22%; đảm bảo kinh doanh có lãi.

+ Định hớng mở rộng và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ Ngân hàng :

Một trong những định hớng quan trọng của chi nhánh Ngân hàng Công thơng tỉnh Lạng Sơn là hoạt động dịch vụ Ngân hàng với nội dung chủ yếu là tổ chức thanh toán trong nền kinh tế, mà nổi bật nên là công tác thanh toán không dùng tiền mặt Để thực hiện tốt đợc định hớng này, chi nhánh NHCT tỉnh Lạng Sơn cần phải làm tốt đợc công tác hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, thiết lập một cấu trúc hệ thống thanh toán hiện đại thích hợp với đặc điểm của NHCT Việt Nam.

Tổ chức tốt dây chuyền và công nghệ cho phù hợp bằng việc hoàn thiện hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, thực hiện việc kết nối mạng thanh toán điện tử liên Ngân hàng giữa chi nhánh NHNN tỉnh với các chi nhánh NHTM và Kho bạc Nhà nớc trên địa bàn Tăng cờng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo, phổ cập dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng trong khu vực dân c và sử dụng tài khoản cá nhân trong đó đặc biệt chú trọng đến hình thức thanh toán bằng séc

3.2-Mục tiêu hoàn thiện phát triển hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHCT tỉnh Lạng Sơn:

Hoạt động chuyển tiền điện tử phải thông suốt, nhanh chóng Độ an toàn cao thể hiện sự chính xác số liệu và hệ thống không bị xâm nhập Thủ tục đơn giản tiện lợi cho khách hàng Chi phí đầu vào thấp từ đó Ngân hàng phải bỏ ra chi phí ít nhất để có điều kiện giảm phí cho khách hàng Thu hút đ- ợc nhiều khách hàng để tăng khối lợng từ đó tăng thu nhập cho Ngân hàng. Để thực hiện những mục tiêu trên, đồng thời để hoạt động thanh toán chuyển tiền điện tử ngày một hoàn thiện cần phải có những kiến nghị giải pháp để giải quyết những ách tắc hiện nay.

3.3-Giải pháp để hoàn thiện thanh toán chuyển tiền điện tử tại NHCT tỉnh Lạng Sơn.

3.3.1-Giải pháp về nghiệp vụ.

Trong một số trờng hợp, nên cải tiến, rút hoặc lợc bỏ một số thủ tục không cần thiết, nếu quá thận trọng dẫn đến rờm rà, mất thời gian của khách hàng và Ngân hàng gây chậm trễ trong thanh toán.

*Về thanh toán bù trừ khác hệ thống:

Hiện tại, quá trình chuyển tiền điện tử còn trải qua nhiều ngân hàng trung gian và nhiều bước thanh toán Trong khi một số bước đã được tự động hóa, một số khác vẫn còn thủ công, dẫn đến chậm trễ trong thanh toán Đối với chuyển tiền giữa các hệ thống ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước, thanh toán điện tử diễn ra rất nhanh trong nội bộ mỗi hệ thống, nhưng phải thanh toán bù trừ qua Ngân hàng Nhà nước mới chuyển sang hệ thống khác Thanh toán bù trừ qua Ngân hàng Nhà nước hiện đã áp dụng thanh toán bù trừ điện tử ở một số tỉnh thành phố lớn, còn các tỉnh còn lại sử dụng chứng từ giấy để bù trừ theo phiên, ngày một hoặc hai phiên Riêng tại Lạng Sơn, Ngân hàng Nhà nước bù trừ một phiên một ngày.

Ví dụ khách hàng chuyển tiền từ NHCT Lạng Sơn sang NHNo Lạng Sơn (chuyển tiền khác hệ thống cùng địa bàn) Khi khách hàng đến chuyển tiền trớc 2h thì còn kịp phiên bù trừ nhng nếu chuyển tiền đó đến NHCT sau 2h thì phải để lại vào phiên bù trừ 2 h chiều ngày hôm sau Nh vậy, từ NHCT tỉnh Lạng Sơn đi đến NHNo tỉnh Lạng Sơn về địa lý có hơn 1km, nhng một món chuyển tiền phải đi từ ngày hôm trớc, sang ngày hôm sau mới đến nơi. Đối với chuyển tiền khác hệ thông, khác địa bàn còn lâu hơn. Điều này là rất vô lý trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại nh hiện nay, khi mà các công ty chuyển tiền, các Ngân hàng trên thế giới chuyển tiền từ nớc này sang nớc khác chỉ trong vòng vài phút.

Chính vì vậy, để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống NHCT rất cần phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của thanh toán bù trừ khác hệ thống Nh: tiến hành thanh toán bù trừ điện tử, hoặc trong giai đoạn cha thực hiện bù trừ điện tử thì NHNN cần tăng thêm số phiên giao dịch trong một ngày lên 2 hoặc 3 phiên

*Chuẩn hoá các mẫu biểu ấn chỉ thanh toán.

Hiện nay, chứng từ gốc dùng trong CTĐT chủ yếu là giấy nộp tiền và uỷ nhiệm chi Nhng bản thân giấy nộp tiền uỷ nhiệm chi dùng để chuyển tiền còn thiếu một số yếu tố Nh giấy nộp tiền: cha có mục ghi tài khoản của ngời nhận tiền Trên uỷ nhiệm chi lại không có chỗ ghi chứng minh th của ngời nhËn.

Trên thế giới, các hình thức Ngân hàng tại nhà, Ngân hàng điện thoại đã xuất hiện, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán từ xa mà không cần trực tiếp đến quầy Thay vào đó, khách hàng có thể gửi chứng từ điện tử đến ngân hàng để hoàn tất thủ tục.

Mẫu biểu cần đa dạng loại để phù hợp với từng nghiệp vụ Việc chuẩn hóa mẫu biểu chứng từ giúp khách hàng dễ dàng giao dịch với ngân hàng và đồng thời thuận tiện cho ngân hàng trong quá trình kiểm soát.

*Về quy trình thu chi tiền mặt:

Hiện nay, NHCT tỉnh Lạng Sơn cha thực hiện giao dịch một cửa mà vay, tiền gửi, chuyển tiền cha có quầy phục vụ riêng cho dịch vụ chuyển tiền Khi khách hàng đến nộp để chuyển tiền điện tử đi vẫn phải chờ cùng những khách hàng khác, vì vậy đã ảnh hởng đến thời gian chuyển tiền Mặt khác theo chế độ kho quỹ, khách hàng phải lập bảng kê tiền nộp vào Trong khi đó, khi nộp tiền vào Bu điện hoặc NHNo thì khách hàng không phải kê tiền mà nhân viên NH kê tiền hộ Điều này khách hàng rất ngại và hay so sánh với bu điện và các NHTM khác trên địa bàn

Ngày đăng: 06/11/2023, 16:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 : Nguồn vốn huy động tại chỗ - Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử tại chi nhánh nhct lạng sơn
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động tại chỗ (Trang 26)
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động thanh toán. - Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử tại chi nhánh nhct lạng sơn
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động thanh toán (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w