Tục ngữ có câu:“Học phải đi đôi với hành” Bằng những kiến thức nho nhỏ mà chúng tôi tích tụ được trong quá trình học trên lớp thì vẫn chưa đủ để chúng tôi có thể tưởng tượng được sự khác
Trang 1Tục ngữ có câu:
“Học phải đi đôi với hành”
Bằng những kiến thức nho nhỏ mà chúng tôi tích tụ được trong quá trình học trên lớp thì vẫn chưa đủ để chúng tôi có thể tưởng tượng được sự khác biệt giữa khí hậu, địa hình cũng như các yếu tố tự nhiên khác của từng khu vực địa lý, sự thuần bí về tự nhiên và con người Việt Nam
Nên vừa qua lớp DH10DL vùa có chuyến đi thực tế khám phá những vùng đất lạ từ An Giang nổi tiếng của vùng Bảy Núi đến thành phố Hồ Chí Minh thành phố mang tên Bác rồi ra tận Nha Trang trở về Đà Lạt xứ sở của sương mù Sau khi vừa hoàn thành kỳ thi đầy gian nan vất vả, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên bộ môn Địa Lý, lớp chúng tôi đã có chuyến
đi rất vui vẻ, đầy ấp những kỉ niệm nhưng không kém phần thú vị, bên cạnh đó chúng tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều kiến thức mới lạ bổ sung thêm kho tàng kiến thức của mỗi chúng tôi
Chuyến thực địa đầu tiên của lớp chúng tôi bất đầu vào rạng sáng ngày 13/01/2011, trong lúc Mặt trời vần còn yên giấc, khi đường phố vần còn nằm trong bóng đêm, thì đâu đó trước cổng trường Đại học An Giang lại có những tiếng hò hú, vui cười, sự vắng lặng của bầu không khí trước cổng trường đã bị các bạn DH10DL phá vỡ thay vào đó là sự náo nức trong tiềm thức của mỗi người mong tới những ngày đước sống ở Nha Trang, Đà Lạt, cùng với tiếng ôtô hòa lẫn vào nhau đã phá tan đi sự vắng lặng và buồn tẻ của đường phố về đêm
Mọi người nhanh chóng lê những chiếc balô to đùng cũng như những cái vali không gì là nhẹ ký lên xe và tìm cho mình một gốc ngồi lý tưởng nơi mà gắn bó suốt cuộc hành trình Hầu như trên khuôn mặt của mỗi chúng tôi ai cũng hy vọng chuyến đi này sẽ học hỏi được nhiều điều mới lạ, gặt hái được nhiều thành công và nó đem lại cho chúng tôi cái nhìn thực tế hơn về mọi thứ và cũng mong rằng chuyến đi này sẽ là khởi đầu tốt đẹp cho một học kỳ mới đầy khó khăn, thử thách, một kỳ nghỉ tết thật vui tươi
Sau khi mọi thứ đã ổn định xe bắt đầu lăn bánh, chúng tôi thật sự vinh hạnh khi ngồi
trong xe với dòng chử “ Đoàn tham quan thực tế trường Đại học An Giang” và niềm tự hào
hơn nữa khi mình là sinh viên ngành Địa Lý
Xe tiếp tục lăn bánh trong sự tỉnh lặn của đường phố, mất gần hơn nữa tiếng đồng hồ để qua được phà Vàm Cống, đến tới địa phận thị trấn Lấp Vò thì trời đã gần sáng Cứ thế xe cứ dọc theo con đường đi thành phố Hồ Chí Minh băng qua hàng lọt các tỉnh miền Tây Nam bộ như: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An Cứ như thế đến khoảng 11h thì đoàn chúng tôi đến được thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố mang tên Bác điểm dừng chân lần đầu tiên của đoàn chúng tôi
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn nhất và đông dân nhất Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam, được
mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, một trong những đô thị quan trọng nhất thời Pháp thuộc.
Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và
còn là một cửa ngõ quốc tế quan trọng (ảnh 1, 2 trang 13)
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp tỉnh Bình Dương ở phía bắc, Tây Bắc giáp Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang Nằm ở miền Nam Việt Nam, trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Thành phố Hồ Chí Minh có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, xen kẽ có một số gò đồi Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam
thành phố Về địa chất, thì thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc
và Đông Bắc thành phố Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh
có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi hình thành nhiều loại đất khác nhau
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí
Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, , hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km²
Đến đây thì chúng tôi cảm thấy khó chịu với sự nóng nực của đường phố, nhiệt độ hầu như cao hơn ở khu vực miền Tây, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu
từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 25
-27 °C, cao nhất lên tới 40 °C Đến đây đoàn chúng tôi nghỉ chân và tiếp tục viếng thăm Viện bảo tàng Địa chất TPHCM
Bảo tàng địa chất tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1954, là một trong hai bảo tàng địa chất của Việt Nam Tại đây, hiện lưu giữ và trưng bày hơn 20.000 mẫu đá, hàng ngàn mét lõi khoan, 50 sưu tập mẫu cổ sinh vật, nhiều sưu tập mẫu khoáng sản của các mỏ điển
hình của Việt Nam, nhiều sưu tập mẫu khoáng vật chuẩn của các nơi trên thế giới (ảnh 3 trang 13)
Những hiện vật trưng bày ở bảo tàng thể hiện sự tiến hóa địa chất của lãnh thổ nước ta từ
4 tỉ năm về trước đến nay Chúng ta sẽ biết được các quá trình địa chất như vũ trụ, kiến tạo, magma, trầm tích, biến chất, phong hóa đã tác động đến sự hình thành trái đất như thế nào? Ngoài ra, những bộ sưu tập mẫu khoáng sản được trưng bày tại bảo tàng còn cho thấy sự phong phú tài nguyên khoáng sản của đất nước ta
Rạng sáng ngày hôm sau đoàn chúng tôi tạm biệt thành phố thân yêu tiếp tục cuộc hành trình khi mọi người vẫn còn say ngủ Theo quốc lộ 1A xe tiến thẳng về phía bắc băng qua hàng lọt các khu công nghiệp ở TPHCM và đến địa phận tỉnh Đồng Nai thì hầu như về kinh tế - xã hội, địa hình, các yếu tố tự nhiên đã có sự thay đổi hẳn, con đường không còn bằng phẳng, trơn tru như ở thành thành phố nữa, nó cứ gợn sóng cứ lên rồi lại xuống dốc, 2 bên đường thì nhà bổng thưa thớt thay vào đó là những canh rừng cao su bạc ngàn chảy dày dọc theo quốc lộ Tại sao lại có sự thay đổi như vậy nhỉ? Đó là do nơi đây thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực này nằm ngay dưới chân các cao nguyện Bảo Lộc – Di Linh nên bề mặt tương đối cao hơn so với khu vực Tây Nam Bộ kể cả TPHCM Tỉnh Đồng Nai hay nói rộng hơn là khu vực Đông
Trang 3Nam Bộ từ trước đến nay nổi tiếng về những “đồn điền” được thiết lập trên đất đỏ và đất xám (ảnh 4 trang 13)
Chẳng khác gì miền trung du Bắc Bộ, miền Đông Nam Bộ đóng vai trò quan trọng như là một miền có điều kiện để phát triển những công nghiệp các loại, những vườn cây ăn quả nổi tiếng cung cấp nguyên liệu lớn cho các xí nghiệp trong nước Nguồn gốc chủ yếu là do quá trình phong hóa các dung nham núi lửa trải qua hàng triệu năm ở khu vực này Nhìn chung, khu cực này có khí hậu tuy có nhịp diệu mùa rõ rệt nhưng lại có nguồn nước nầm bổ sung, đất đai tươi tốt, nhiều thung lũng phù sa với những ngọn đồi thấp, miền Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện về mặt địa lý tự nhiên để phát triển nông nghiệp, công nghiệp ở ngay cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh
Sau hơn 4h đồng hồ ngồi trên xe thì chúng tôi đã đến được tỉnh Bình Thuận, là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, với bờ biển dài gần 192 km Bình Thuận giáp với Ninh Thuận ở phía bắc, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết Đoàn chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình của mình qua khỏi thành phố Phan Thiết cho tới khi những bải cát Mũi Né hiện lên trước mặt, những đồi cát vàng, cát trắng với đủ loại hình thù đôi khi giống như một thiếu nữ đang nằm ngủ, được gió ban cho những hình dạng khác nhau trong thật tuyệt đẹp Nơi đây có những đồi cát mịn cực kì và rất nhiều những đồi cát to nhỏ khác nhau, xen kẻ với các đồi cát là những bụi cây nhỏ khô trong tựa như là một Xahara rộng lớn ở Châu Phi đang thu nhỏ lại
ở vùng đất Mũi Né Việt Nam (ảnh 5 trang 13)
Chúng tôi kết thúc cuộc chinh phục đồi cát và tiếp tục cuộc hành trình để đi đến vùng biển Nha Trang trong sự vấn vương, đoàn của chúng tôi dọc theo quốc lộ huyết thống của Việt Nam mà cứ đi qua khỏi Bình Thuận rồi Ninh Thuận đến Khánh Hòa Nhìn chung vùng đất Bình Thuận – Ninh Thuận là một vùng khô hạn có đặc điểm địa hoá cảnh quan độc đáo ở Việt Nam Ở đây, lớp đất canh tác mỏng, nghèo vật chất hữu cơ, thành phần sét trong đất thấp, thành phần vụn thô chiếm ưu thế Các nguyên tố kiềm, kiềm-thổ cũng như các nguyên tố vi lượng được giữ lại khá cao và có xu hướng tập trung trong đất Địa hình thì không giống nhau ở mỗi địa điểm có nhiều dạng khác nhau như: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển
Khác với các vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam, Bình Thuận - Ninh Thuận là vùng khí hậu khô nóng đặc trưng Đây cũng là vùng mà môi trường sinh thái thường xuyên bị đe doạ, đất đai khô cằn, các quá trình sa mạc hoá, hiện tượng muối hoá bề mặt xẩy ra ở nhiều nơi, gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế và cuộc sống của nhân dân, đới cảnh quan ở đây cũng rất nghèo nàn chủ yếu là những cây thấp lùn xen kẻ vói những bụi cỏ khô hình thành một đới xavan phát triển trên vùng đất khô cần này Cùng với nó là sự ảnh hưởng của biển biểu hiện rất rõ rệt tạo thành nhiều dạng địa hình đặc sắc như cồn cát duyên hải, các bải phù sa biển, các bậc thềm biển rất phổ biến, còn phối hợp với gió biển thì tạo ra những đụn cát và cồn cát di động kích thước khổng lồ Tất cả những dạng địa hình đó thay lẫn nhau trên những khoảng cách rất ngắn,
vì vậy mà cảnh quan luôn luôn thay đổi Hệ thống thủy văn rất ít chủ yếu là những con sông nhỏ hẹp chảy trong những vùng đất khô cần, vào mùa khô thì các con sông này hầu như bị cạn nước, lượng nước không đủ để phục vụ cho nông nghiệp nên có nhiều vùng đất bị bỏ hoang, dân cư thì thưa thớt Vì vậy việc nghiên cứu các đặc điểm địa chất môi trường, sinh thái, đặc biệt là việc đánh giá tài nguyên đất vùng khô nóng Bình Thuận - Ninh Thuận có ý nghĩa hết sức quan trọng;
đó là cơ sở khoa học cho quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp nhằm phát triển
Trang 4kinh tế bền vững, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái Cũng với khí hậu đặc trưng của vùng
đã mang lại cho khu vực này có một loại trái cây đặc thù của cả nước đó là trái “thanh long”,
loại cây thuôc họ xương rồng chỉ thích sống ở những khu vực có khí hậu nóng và khô.(ảnh 6 trang 13) Những khu vườn thanh long bạc ngàn được trồng dựa trên các trụ đá bằng xi măng
nhìn nó không cao lắm nhưng rất đều và trông thật đẹp Đoàn chúng tôi cứ thế mà tiếp tục đi qua
vô số đám thanh long, con đường khi thì chạy qua những mặt bằng phẳng rộng rãi, những cốn cát trắng chang chang ánh nắng, khi thì vươn lên đèo cao từ đó chúng ta có thể nhìn ra biển Đông, hoặc chạy sát bờ biển đến mức sóng vỗ đến tận chân đường, nhưng cũng có khi thu mình lại để lượn ngoằn ngoèo giữa những sườn núi lởm chởm đá tảng hiểm hóc và trơ trụi
Đến khoảng 6h chiều thí chúng tôi đã tới Nha Trang, điểm dừng chân của đoàn chúng tôi sau một ngày đi vất vả Nha Trang là một thành phố ven biển thuộc vùng biển miền Trung và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam Thành phố Nha Trang có diện tích 238km2 nằm sát quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt Nha Trang giáp với thị xã Ninh Hòa ở phía Bắc, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ ít người biết đến nhưng chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng, vùng biển Nha Trang là một bải
biển tuyệt đẹp ôm lấy vòng ngoài của thành phố và được mệnh danh là “cát trắng, dương xanh”
với 7km bờ biển tuyệt đẹp, có bầu trời xanh quanh năm, tuy sườn bải biển hơi dốc, đứng từ đó
người ta có thể nhìn thấy hàng loạt các đảo nằm chếch về phía đông nam cửa vịnh (ảnh 7, 8 trang 14) Bãi biển Nha Trang cung cấp nhiều hải sản quý hiếm như: tôm, cá, mực, ốc hương,…
Khu vực này vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn, thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm những tháng còn lại là mùa khô, hầu như không co bão
Sáng hôm sau đoàn chúng tôi thực tế một số địa điểm nối tiếng ở Nha Trang Đầu tiên là chúng tôi được khám phá những hòn đảo trong vịnh Nha Trang bằng một phương tiện cũng rất gần gũi với chúng tôi đó là những chiếc thuyền nhưng thuyền này đặc trưng của vùng biển nha Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha Cảm giác thật dễ chịu khi những luồn gió biển tràn vào người chúng tôi thêm vào đó là những gợn sóng lăn tăn của mặt biển Chúng tôi lần lượt lên tham quan các đảo như: Khu du lịch Thủy Cung Trí
Nguyên, Bãi Sạn rồi một số làng chày trong vịnh Nha Trang (ảnh 9, 10 trang 14), nhìn phong cảnh thật tuyệt đẹp Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên
hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm
cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng được
du khách trong và ngoài nước biết đến Trên con đường ra bến tàu để đi du lịch biển thì có một viện nghiên cứu sinh vật biển lớn nhất Việt Nam đó là viện Hải Dương Học
Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương
tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi tại số 1, Cầu Đá,
Trang 5thành phố Nha Trang Viên được thành lập năm 1923 thời Pháp thuộc Viện Hải dương học là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ
sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á Đến thăm Viện, chúng tôi được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính Đến tham quan bảo tàng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới, chị hướng dẫn viên còn cho chúng tôi hiểu hơn 10.000 loài sinh vật ở biển Đông đang được lưu trữ trong Viện Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam, Campuchia và các vùng nước lân cận, trong đó có các loài thú biển quý hiếm đang có
nguy cơ tuyệt chủng như Bò biển (Dugong) Đặc biệt, bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản trưng bày
bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 26m, cao 3m đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng ít nhất hơn 200 năm Đây thực sự là một di vật lịch sử tự nhiên vô cùng quý giá Bảo tàng còn giới thiệu với chúng tôi các đặc điểm tự nhiên của vùng biển Đông, giới thiệu những khoáng sản, tài nguyên quý giá, những cảnh quan môi trường vùng biển ven bờ, các hệ sinh thái giàu có như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển - để lưu ý nhắc nhở mọi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, nguồn lợi vì lợi ích của con cháu mai sau, bảo tàng Hải Dương Học đang trở thành trung tâm trưng bày giới thiệu và giáo dục truyền thống chinh phục khai thác
và bảo vệ biển Đông của người Việt Đây thực sự là một trung tâm di sản văn hóa biển rất đáng
quý, cần phải bảo quản và phát triển (ảnh 11, 12, 13, 14 trang 14, 15)
Đoàn chúng tôi tiếp tục tiến về phía bắc của thành phố để đến 2 địa điểm du lịch thứ 2 là Hòn Chồng và Tháp Bà Pogana
Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng,
phường Vĩnh Phước Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi La-san, có thể được tạo nên do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này, một bãi đá được xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn Tục truyền rằng, thuở xưa ông khổng lồ ngồi câu cá ở đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà khiến bàn tay
ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết tay ông hằn trên đá Dấu chân trượt ngã đủ năm ngón cũng để lại dấu tích ở khu vực Suối Tiên, đi giữa bãi đá còn nhiều tảng đá chồng chất kỳ lạ như cảnh hai hòn đá dựng đứng, giữa có chẹt một hòn đá lớn
như cái cổng qua một cụm đá khác (ảnh 15, 16 trang 15)
Cách Hòn Chồng không xa lắm nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50m so với
mực nước biển, bên bờ của cửa sông Cái là một ngôi đền với tên gọi là tháp Ponagar Tháp Ponagar cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước Tên gọi "Tháp PoNagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là
tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét
Truyền thuyết kể rằng: Nữ vương Po Nagar - còn gọi là Yan Pu Nagara, là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người
Trang 6được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara, nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih, nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk, nữ thần Manthit (Phan Thiết)
Trong tháp Ponagar lại có 4 tháp nhỏ trong đó có 1 tháp chính ở giữa và 3 tháp nhỏ khác được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm và cửa vào của 4 tháp đều hướng về phía đông Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Ponagar, mà ta hay gọi là tháp
Bà Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen, ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công Bên trong tháp tối và lạnh Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva) Bên cạnh tháp chính về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva Nhiều
tác giả cho rằng linga tượng trưng cho người nam còn yoni tương trưng cho người nữ (ảnh 17,
18 trang 15)
Sau 2 đêm và một ngày ở Nha Trang với biết bao là kỷ niệm đẹp, biết bao là tiếng cười, những hình ảnh đáng nhớ và bây giờ chúng tôi phải lên đường để tiếp tục cuộc hành trình của mình Ấn tượng về một Nha Trang với biển, nắng, gió đã tạo nên cảnh vật tuyệt đẹp, môi trường thiên nhiên trong lành sẽ khắc sâu trong tâm thức của mỗi chúng tôi Rời Nha Trang thân yêu chúng tôi háo hức mong đến Đà Lạt suy nghĩ tới những ngày được sống ở Đà Lạt Xe cứ thế mà vẫn chạy về phía bắc của Nha Trang, chúng tôi được đi trên con đường mới từ Nha Trang lên Đà Lạt con đường này có thể rút ngắn được 90km từ Nha trang lên Đà Lạt theo đường đèo Khánh
Vĩnh (ảnh 19 trang 16), thông thường thì người ta phải chạy về thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm của tỉnh Ninh Thuận rồi mới đi Đà Lạt Xe chạy khoảng 2h đồng hồ thì chúng tôi đến được chân đèo Khi cuộc hành trình đến chân đèo chúng tôi đã được thầy cảnh báo trước là không được thét lên khi xe đang vượt đèo vì đèo rất quanh co và vô cùng nguy hiểm, rồi đúng như mọi thứ những đoạn đèo quanh co như trỏ tay, uốn khúc lần lượt hiện ra trước mắt chúng tôi, xe chúng tôi cứ thế mà băng qua hết đoạn đèo này rồi đến đoạn đèo khác Mọi người trong
xe ai cũng hoảng hốt pha lẫn vào đó là một cảm giác thật thú vị Phong cảnh tuyệt đẹp của rừng núi hiện lên trước mặt chúng tôi, bên phải tôi là một sườn núi cao nghi ngút còn bên trái là một vực thẳm sâu ơi là sâu nằm sát con đường Đoạn đường đèo cứ thế mà cao dần cao dần lên mãi, khi đến độ cao khoảng 1000m thì sương mù dầy đặc, nhìn bên ngoài cửa sổ chúng tôi không nhìn thấy gì cả, độ ẩm quá cao kèm theo là sự hạ thấp của nhiệt độ làm chúng tôi cảm thấy khó thở, thảm thực vật xung quanh và con đường hầu như bị ướt đẩm vì sương, tôi thấy người đi đường
mà họ mặc áo mưa mặc dù trời không mưa do độ ẩm quá cao Cảnh quan của rừng ôn đới xuất hiện, có nhiều cây thân gỗ nhưng tương đối thấp rồi đến cây nửa rụng lá
Đoàn chúng tôi cứ thế mà vượt qua muôn trùng khó khăn và thử thách, xe tiếp tục hướng thẳng về phía Đà Lạt, hình ảnh đầu tiên đặt vào mắt chúng tôi đó là những rừng thông bạt ngàn, một loài cây đặc trưng cho xứ sở sương mù này
Trang 7Từ lâu nay, Đà Lạt luôn là niềm khát vọng tìm hiểu, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, các nhà
đầu tư trong, ngoài nước và chúng tôi cũng không ngoại lệ Chẳng hạn như nhà thơ Hoàng Kim
viết về Đà Lạt:
Đà Lạt của mình muôn sắc hoa tươi
Hương thơm ngát khi đêm về lặng lẽ
Những bước chân trên cỏ miền dịu nhẹ
Giữa ngàn thông một Đà Lạt rất riêng
Một thành phố nằm lưng chừng giữa những rừng thông xanh biếc, bạt ngàn và những quả đồi nhấp nhô trùng điệp nối tiếp nhau, chạy tít tắt từ Tây sang Đông Những dòng thác gầm réo suốt ngày đêm Hàng ngàn biệt thự khi ẩn, khi hiện giữa những hàng mimosa hoa vàng, hàng lệ liễu thướt tha như những dãi lụa Những vườn hồng đủ sắc màu: vàng, đỏ, hồng, nhung… Những con đường uốn lượn quanh co như bồng bềnh trong sương khói Tháp bưu điện vút lên giữa bầu
trời xanh thẳm, tỏa ánh sáng rực rỡ lung linh khi hoàng hôn buôn xuống tựa như một “tiểu
Eiffel”, gợi cho du khách niềm tin rằng mình đang lạc trong một thành phố nào đó của châu Âu.
Nhưng giữa cảnh sắc phương Tây ấy lại xuất hiện những mái chùa hiền hòa sau những hàng thông xanh ngắt hay soi mình trên mặt hồ yên vắng Hoa sứ trắng ngát tỏa hương thanh thanh xui khách trần tưởng mình đang đi trên những nẻo đường cổ tích… mấy nét chấm phá trên làm cho người ta hình dung ngay đến khung cảnh thiên nhiên của thành phố Đà Lạt
Đà Lạt theo lời kể của nhiều người thì Đà Lạt là tên gọi theo tiếng của một dân tộc ở đây,
có nghĩa là dòng suối của người Lạt và cũng là nơi cư trú của bộ tộc Lạt Họ là những người đã phát hiện ra vùng đất này Tuy nhiên, vùng đất đầy tiềm năng này chưa được chú ý đến, cho đến khi người Pháp đặt ách đô hộ lên nước ta thì những tiềm năng to lớn của vùng đất mới được khơi
dậy bởi bác sĩ người Pháp Alexander Yersin, ông đã khám phá ra Đà Lạt vào năm 1893 và cũng
từ đó Đà Lạt được xây dựng và trở thành trung tâm du lịch và nghĩ mát cho đến tận bây giờ
Đà Lạt là thành phố nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có độ cao trung bình 1500m so với
mực nước biển Bề mặt cao nguyên có dạng lượn sóng, thoải rộng được cấu tạo chủ yếu bằng đá phiến và đá biến chất Trải qua bao thăng trầm, thay đổi và biến động đến nay thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương
ở phía Bắc, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú
hoang sơ thưa thớt bóng người, đến nay diện tích của Đà Lạt đã được mở rộng hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp Từ trung tâm thành phố có những con đường đi về
bốn hướng: phía Bắc là Suối Vàng (Đankia) Đứng ở đồi Cù và nhiều nơi trong thành phố, du
khách có thể nhìn thấy 2 đỉnh LangBian nhiều khi mây phủ trắng với chuyện tình đầy nước mắt của chàng Lang và nàng Biang được ghi vào huyền sử của đồng bào dân tộc K’ho Phía Nam có đường 20 về Sài Gòn, qua đèo Prenn dài 11km với nhiều thác nước hùng vĩ: Đatanla, Prenn… còn in dấu tích chiến tranh của bộ tộc Lạt, Chil với người Chăm (Chàm) vào giữa thế kỷ 15, 16 Phía Tây từ thác Cam Ly có đường mòn đi qua Buôn Ma Thuột theo ngã Tà Nung – Nam Ban rồi rẽ qua đường 21 Phú Sơn, Lạc Thiện Phía Đông là Đơn Dương có đường về Phan Rang
Trang 8(Ninh Thuận) sau khi qua đèo Ngoạn Mục dài 20km đẹp và thơ mộng không khác gì đèo Hải Vân
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt: thứ nhất bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có
độ cao tương đối 25-100m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500m Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709m) Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar đến Đa Me Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m) Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m)
và You Lou Rouet (1.632 m) Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m
Đã từ lâu, môi trường sinh thái Đà Lạt được xem là điều kiện lý tưởng cho các loài hoa
sinh sôi nảy nở làm đẹp cho đời Cách ví von Đà Lạt là "thành phố hoa", "thành phố mai anh đào"… xét cho cùng là bắt nguồn từ những điều kiện về khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất Nam Tây Nguyên Trước hết chính nhờ vào địa hình đồi núi chập chùng và “ngự trị” ở độ cao
1500m so với mặt nước biển nên Đà Lạt đã được tạo hóa ban cho một khí hậu tuyệt vời mà hiếm nơi nào trên đất nước ta có được Khí hậu mang đặc tính của miền ôn đới nhiệt độ trung bình cả năm 18–21 °C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30 °C và thấp nhất không dưới 5 °C Đà Lạt
có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 Mùa hè
thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá, lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ
ẩm 82% Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn Ngoài ra, Đà Lạt còn có những hiện tượng thời tiết lạ so với các nơi khác như; sương mù, dông, mưa đá và sương muối Mỗi năm ở Đà Lạt sương mù xuất hiện khoảng 80 ngày tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 với mặt độ trung bình từ 6 đến 16 ngày/tháng Các tháng còn lại cùng có sương mù xuất hiện nhưng không đáng kể có lẽ chính vì vậy nên du
khách đã tặng cho Đà Lạt một danh hiệu khá độc đáo “thành phố sương mù” Nhìn chung, khí
hậu Đà Lạt tuy mang những đặc điểm chung nhất của khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, song lại có đặc điểm riêng của vùng cao nguyên nên khá ôn hòa Nói về mặt nhiệt độ thì rõ ràng thấp hơn so với nhiều nơi trong cả nước Với khí hậu này, với nhiều yếu tố khác về địa hình và môi trường, chứng tỏ Đà Lạt đã có đủ điều kiện để xây dựng thành một thành phố và sản xuất các loại rau hoa, cây đặc sản ôn đới mà không nơi nào ở Việt Nam sánh được
Còn về thỗ nhưỡng và địa chất ở Đà Lạt thì ở đây quá trình phong hóa và tạo đất diễn ra tương đối mạnh mẽ trong một thời gian dài nên để lại một lớp phong hóa khá dày Đất ở Đà Lạt
chia ra làm nhiều nhóm bao gồm: Feralit nâu đỏ, đây là loại đất tốt nhất rất thích hợp với các
loại cây công nghiệp như; trà, ca phê, loại đất này tìm thấy ở các khu vực như: Van Thanh, Cam
Ly, Xuân Thọ… Thứ hai là nhóm đất feralit vàng đỏ, chiếm 90% diện tích toàn thành phố Ở
những nơi đất bị trôi rửa mạnh, tầng mạch mỏng và có độ chua rất cao Đất feralit vàng đỏ, có độ phì thấp đến trung bình thấy xuất hiện nhiều ở các vùng như: Mỹ Lộc, Kim Thạch, Tùng Lâm, Xuân Trường,….là loại đất thích hợp với cây hoa, atiso, rau các loại và cây ăn quả Nhóm đất
thứ ba là feralit mùn vàng đỏ, diện tích của nhóm đất này tương đối ít, chỉ có ở những vùng còn rừng che phủ (ảnh 20 trang 16).
Trang 9Cũng với khí hậu và thỗ nhưỡng như vậy đã đem đến nét độc đáo cho thiên nhiên của khu vực này Rừng ở Đà Lạt bao gồm rừng lá kim, rừng hổn giao, trảng cỏ và bụi rậm Rừng lá kim với cây thông ba lá chiếm đa số, thông có mặt khắp nơi từ cửa ngõ vào thành phố, đến những quả đồi tròn trịa nối tiếp nhau tưởng như là vô tận thông vây quanh các biệt thự, thông rợp bóng trên nhiều ngã đường uốn lượn quanh co và ẩn hiện trong sương núi Chính nhờ nguồn tài nguyên rừng phong phú như vậy, lại ở trên một độ cao hợp lý nên Đà Lạt mới có một khí hậu ôn hòa và
có nguồn không khí tốt lành, tọa điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch
Đà Lạt còn được mệnh danh là “thành phố của ngàn hoa” Có tới trên 1500 loài hoa, các loài hoa nổi tiếng như; đỗ quyên, cẩm tú cầu, mimoda, phăngxê, phong lan,…(ảnh 21, 22 trang 16)
Khi đề cập đến vấn đề thủy văn, sở vĩ Đà Lạt có một nguồn nước khá rồi rào và phong phú là nhờ có nhiều dải núi rừng rậm vây bọc Nếu ở phía Bắc Đà Lạt có nhiều con suối đổ vào
hồ Suối Vàng theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, thì phía Đông có nhiều con suối khá nhỏ đổ vào thượng nguồn sông Đa Nhim Nhờ đó, mới có thể tạo nên hồ Đa Nhim và nhà máy thủy điện nổi
tiếng Đa Nhim (ảnh 23 trang 16) Ở phía Nam phần lớn các con suối thường chảy theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam đổ về suối Đạ Tam như dòng Đatanla, dòng Prenn góp phần tạo nên nhiều khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cho thành phố này Chảy qua trung tâm Đà Lạt có suối Cam
Ly bắt nguồn từ phía Đông Bắc thành phố, xuôi về hồ Đa Thiện đến hồ Xuân Hương, sau đó đổ
về thác Cam Ly
Trên đường đến khách sạn một hồ nước mênh mông, rộng lớn hiện ra trước mắt chúng
tôi, hồ nằm ngay trung tâm thành phố đó là hồ Xuân Hương, một hồ nhân tạo ở Đà Lạt, quanh
năm mặt nước phẳng lặng tạo nên nét trữ tình, lãng mạng với hàng liễu nghiêng mình bên bóng nước, hồ Xuân Hương ngoài việc góp công trang điểm nét đẹp cho thành phố, hồ còn góp phần
điều hòa khí hậu và cảnh quan cho vùng (ảnh 24 trang 16)
Đến khách sạn chúng tôi nghỉ ngơi và theo lịch trình thì chiều nay chúng tôi sẽ tham quan
2 địa điểm là Thung lũng Tình yêu và Đồi Mông Mơ Tại sau lại có tên là Thung lũng Tình Yêu
nhỉ? Và nó được mọi người giải thích như sau: trong nữa đầu thế kỷ 20, thung lũng gần Biệt điện
Bảo Đại được gọi là Vallée d’Amour (Thung lũng Tình Yêu) Sinh viên Viện Đại học Đà Lạt
nhận thấy thung lũng nằm ở đập III Đa Thiện là nơi hẹn hò lý tưởng của thanh niên nên cũng đặt tên là Thung lũng Tình yêu Từ trên đồi cao nhìn xuống Thung lũng Tình yêu và hồ Đa Thiện tực như một bức tranh thủy mặc, xa xa đỉnh Lang Bian ẩn hiện trong sương mù Mặt hồ phẳng lặng thấp thoáng những chiếc buồm nhỏ xinh với nhiều màu sắc rực rỡ Hồ nước uốn lượn qua những quả đồi nối tiếp nhau, rợp bóng thông mát rượi Tthung lũng với cỏ xanh mềm mại cùng con
đường đất đỏ uốn lượn ôm gọn lấy lòng hồ và len giữa ngàn thông cây lá (ảnh 25 trang 17)
Tạm biệt Thung lũng Tình yêu với niềm khát khao tình yêu cháy bỏng (đối với những người chưa yêu) chúng tôi đến với Đồi Mộng Mơ cách đó không xa lắm Đây là khu du lịch khá rộng với diện tích khoảng 11ha, nơi đây có tiểu Vạn Lí Trường Thành tọa lạc tại Việt Nam dài khoảng 1000m, tưởng rằng mình đang đi trên một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới
Ở đây còn có ngôi nhà cổ đã trên 100 tuổi với chiếc bàn xoay theo suy nghĩ của mình Bên cạnh
đó chúng tôi còn thấy được nguồn gốc tổ tiên của người Việt Nam đó là hình ảnh của Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ bên đàn con, cùng với vườn hoa Hàn Mạc Tử với rất nhiều bài thơ được khắc trên đá, trên gỗ được đặt khắp nơi trong vườn Một điều ấn tượng nhất của Đồi Mộng Mơ đối với
Trang 10chúng tôi là chương trình giao lưu văn hóa âm nhạc với dân tộc ở đây Mọi người cùng múa hát với nhau thật vui, những ca sỹ, những vũ công không chuyên của lớp DH10DL bắt đầu chổ tài, làm cho cái lạnh của Đà Lạt tan đi, đồng thời giúp chúng tôi hiều thêm về nền văn hóa, bản sắc
của dân tộc ở vùng Tây Nguyên, thất chật tình đoàn kết của các dân tộc anh em (ảnh 26 trang 17)
Sau một ngày đi chơi vất vả chúng tôi giải tỏa mệt nhọc bằng cách chạy dạo quanh bờ hồ Xuân Hương bằng những chiếc xe đạp đôi xinh xắn và những chuyến mua sắm chợ Đà Lạt thật hấp dẫn, cùng với đó là những củ khoai lang nướng và ly sữa đậu nành nóng bỏng
Buổi sáng đầu tiên ở Đà Lạt thật là lạnh, theo lịch trình hôm nay chúng tôi sẽ đi thác Đatanla, khu dã ngoại Nam Qua, Dinh Bảo Đại
Thác Đatanla có chiều cao 30m nằm gằn giữa đèo Prenn, cách Đà Lạt 5km Đatanla là địa danh do từ Kơho ghép lại: Đà – Tàm – Nhá có nghĩa là “nước dưới đất” Dòng suối này có
liên hệ với lịch sử Đà Lạt, đến cuộc chiến tranh Chàm – Lạt – Chill Nhờ có người Lạt giữ được Prenn, giữ được Đà Lạt, do người Chăm không biết “dưới lá có nước” nên phải rút lui sau khi đánh người Lạt tại Prenn Đatanla là nguồn sức mạnh của người dân bản địa Đà Lạt Theo truyền thuyết của người Lạt, Đatanla là nơi dũng sĩ Lang đã đánh thắng 2 rắn tinh, 5 chó sói cứu Biang,
vì vậy Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân khác bộ lạc này, Lang và Biang Nơi đây có cảnh núi rừng hoang dã, thác cao 30m đổ xuống thành suối chảy len lỗi trong rừng Ở đây có nhiều
tảng đá nhẵn tương truyền xưa kia các tiên nữ thường xuống tắm bên suối nên được gọi là “suối Tiên” (ảnh 27 trang 17)
Tạm biệt Đatanla đầy huyền thoại chúng tôi tiếp tục lên xe đến địa điểm tiếp theo Mấy chóc mà xe đã ngừng, chúng tôi thực sự ngạc nhiên trước sự yên tỉnh ở đây, một khung cảnh của
sự tôn nghiêm đó là Thiền viện Trúc Lâm Thiền viện Trúc Lâm là thiền viện lớn nhất Việt Nam,
khánh thành năm 1994, là một trong những công trình xây dựng Phật giáo lớn nhất sau năm
1975 Chùa tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm trên đỉnh núi Phụng Hoàng với một khu đất rộng 25ha Thiền viện được chia ra làm 4 khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa
thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni Thiền viện do Hòa thượng Thích
Thanh Từ thành lập Đây chính nơi mà hòa thượng Thích Thanh Từ hiện nay cư ngụ chính và
thường xuyên đi giáo hóa và tu hành Bên cạnh thiền viện có một hồ nước ngọt lớn nhất thành phố đó là hồ Tuyền Lâm Khu vực hồ Tuyền Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 6km về phía nam, có khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh, cảnh quan tự nhiên (rừng, núi, hồ, suối, thác,…)
đa dạng, quyến rũ và có nhiều yếu tố nhân văn hấp dẫn, hứa hẹn trở thành khu du lịch có quy mô lớn với nhiều loại hình du lịch đặc sắc như: tham quan thắng cảnh, cắm trại, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, đi bộ, leo núi, câu cá, thăm căn cứ cách mạng, lễ hội - tín ngưỡng, vui chơi giải trí, thể
thao,… đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái (ảnh 28, 29 trang 17) Tiếp tục cuộc hành trình
chúng tôi tiếp tục đến thăm Dinh Bảo Đại, Dinh III, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến
1938 là nơi gia đình Bảo Đại sinh sống và làm việc ở thành phố Đà Lạt Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây Hiện nay còn lưu giữ lại nguyên trạng 25 phòng và một số hiện vật của ông vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương, các hoàng tử và công chúa Vườn hoa trước biệt điện được chăm sóc công phu