LỜI MỞ ĐẦUHiện nay việc tổ chức hoạt động ở địa phương của HĐND- UBND và các cơ quan trực thuộc UBND, có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mọi chủtrương, chính sách của Đảng và
Trang 1TRƯỜNG CHÍNH TRỊ QUẢNG NAM
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ
KHOA NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT
Tên đề tài:
Khảo sát thực tế về việc:Tổ chức hoạt động của
HĐND-UBND ở huyện Thăng Bình
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Bảy
Đơn vị công tác: Trạm Khuyến nông huyện Thăng Bình
Lớp: Trung Cấp Lý Luận Chính Trị Hành Chính K64
Thăng Bình, tháng 12 năm
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay việc tổ chức hoạt động ở địa phương của HĐND- UBND và các
cơ quan trực thuộc UBND, có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mọi chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đề ra Đây cũng là hìnhthức quan trọng trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Đểđạt được mục đích to lớn này, đòi hỏi cơ quan Nhà nước ở địa phương phải thật sựtrong sạch vững mạnh về bộ máy và hoạt động quản lí có hiệu lực và có hiệu quả.Cán bộ công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân, tận tụy phục vụ nhândân, có như vậy mới thực sự quản lí toàn diện, toàn dân và toàn xã hội
Trước những đổi mới toàn diện của đất nước, xu hướng hợp tác hội nhậpcủa khu vực Quốc tế đang đặt ra cho công tác quản lí Nhà nước đòi hỏi quan trọng
và cấp bách Đó là phải toàn diện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hộichủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhưnghiện nay hệ thống pháp luật của Nhà nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổimới, chưa hoàn chỉnh và không đồng bộ, thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiềukhâu trung gian không cần thiết, gây phiền hà cho nhân dân Tệ nạn tham nhũng
và các tệ nạn xã hội khác vẫn còn diễn biến phức tạp, trật tự kĩ cương xã hội cònbuông lỏng Thực trạng đó làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng vàNhà nước
Từ những đòi hỏi cần phải cải cách của tổ chức và hoạt động của hệ thống
cơ quan Nhà nước ở địa phương và những thực trạng đang diễn ra trong quá trình
tổ chức hoạt động ở địa phương nơi bản thân đang công tác, việc quản lí Nhà nướccủa chính quyền còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết Với đề tài “Tổ chức vàhoạt động của HĐND- UBND tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam thực trạng
và giải pháp” Từ cơ sở lý luận đã học gắn với thực tiễn địa phương bản thân huyvọng Bài thu hoạch thực tế sẽ góp phần tăng cường hiệu lực tổ chức và hoạt độngcủa HĐND và UBND tại huyện Thăng Bình trong thời gian đến
* Mục đích nghiên cứu:
- Từ lý luận và thực trạng bản thân đề ra những phương hướng, giải pháp đểlãnh đạo địa phương xem xét vận dụng vào thực tế ở địa phương
- Về lý luận: Qua học tập, tài liệu sách vở, bản thân lựa chọn những lý luận
cơ bản nhất để dẫn chứng, thuyết minh, lý giải vấn đề
Trang 3- Về thực trạng: Vấn đề tổ chức hoạt động của HĐND-UBND đã được tổchức thực hiện trong những năm qua, bản thân phân tích đánh giá để tìm ra bàihọc kinh nghiệm.
* Ngoài phần mở đầu và kết luận chung có kèm theo nguồn tư liệu thamkhảo nội dung, đề tài gồm có 3 phần
Trang 4PHẦN THỨ NHẤT
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND-UBND
I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên :
Thăng Bình là huyện đồng bằng nằm trên trục quốc lộ 1 A là cửa ngõ phíabắc của tỉnh lỵ Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 50 km về phía bắc, với vị trítiếp giáp có núi ở phía tây, tiếp giáp với biển ở phía đông
Diện tích tự nhiên 38.560ha trong đó đất nông lâm nghiệp 22.235ha, chiếm3,7% diện tích của tỉnh, với dân số khoảng 180.000 người, mật độ khoảng 464người/km2, trong đó dân số nông thôn chiếm tỷ lệ khoảng 90%, lao động nôngnghiệp chiếm khoảng 80%
+ Về ranh giới hành chính:
Phía Đông giáp biển đông
Phía Tây giáp 2 huyện miền núi Tiên Phước, Hiệp đức
Phía Nam giáp Thành Phố Tam Kỳ
Phía Bắc giáp huyện Quế Sơn, Duy Xuyên
+ Về quản lý hành chính : gồm 21 xã và 1 thị trấn
Cánh tây gồm các xã: Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định Bắc, Bình ĐịnhNam, Bình Quế, Bình Phú, Bình Chánh và Bình Quý
Cánh trung gồm các xã: Bình An, Bình Tú, Bình Trung, Bình Nguyên, BìnhPhục và thị trấn Hà Lam
Cánh đông gồm các xã: Bình Giang, Bình Triều, Bình Dương, Bình Minh,Bình Hải, Bình Đào, Bình Nam và Bình Sa
Là một huyện có số xã, thị trấn đông nhất tỉnh Quảng Nam
+ Về địa hình: Có hai dạng địa hình chính:
- Địa hình đồng bằng, trung du: Đây là địa hình chính của huyện chiếmphần lớn diện tích của huyện, đây là diện tích chính để phân bố các khu dân cư vàsản xuất nông nghiệp
Trang 5- Dạng đồi núi: nằm tập trung chủ yếu các xã ở phía tây của huyện có độcao tương đối mức độ chia cắt trung bình.
- Bãi ngang ven biển: Tập trung ở các xã phía đông của huyện, đất đai ởđây chủ yếu là đất cát bạc màu sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn
+ Về khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình năm là 25,50 c nhiệt độ cao nhất 400c
- Nhiệt độ thấp nhất là 150c, biên độ ngày đếm 7,2 c
- Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông chiếm khoảng 80% dân số, còn lại
20% dân số làm các ngành nghề khác như công nghiệp Tổng sản lượng lươngthực cây có hạt ưowcs tính 72.732 tấn/năm, tổng đàn gia súc gia cầm tương đốilớn so với tỉnh, bình quân khai thác hải sản 9.211 tấn / năm
- Tất cả các xã trên địa bàn huyện đã phát động xã xây dựng nông thôn mới,
có một số xã đã đạt được nhiều tiêu chí 14 - 15 tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựngnông thôn mới
- Toàn huyện có trên 5 cụm công nghiệp và nhiều làng nghề
+ Dân số và lao động:
- Dân số 180.000 người, mật độ dân số 464 người/km2, trong đó dân sốnông thôn khoảng 162.000 người
- Lao động: Tổng số lao động toàn Huyện khoảng 90.600 người, trong đó:
Tỷ lệ lao động nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 80%
Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành dịch vụ du lịch thươngmại chiếm khoảng 20%
+ Dân tộc, Tôn giáo:
- Hầu hết toàn Huyện là dân tộc kinh không có dân tộc nào khác.
- Tôn giáo trên địa bàn Huyện chủ yếu có 3 loại tôn giáo :
Trang 6Phật giáo, Tin lành, thiên chúa giáo: Hoạt động của của tôn giáo đúng theopháp luật
+ Văn hoá, Giáo dục, Y tế:
- Thực hiện quán triệt Nghị quyết TƯ 5 ( Khoá VIII ) Toàn dân xây dựng
đời sống văn hoá mới ở cơ sở, trong những năm qua được sự chỉ đạo của cấp trên,Huyện uỷ, HĐND - UBND Huyện đã xây dựng các xã, thị trấn và các cơ quan banngành, gia đình có đời sống văn hoá tốt
- Y tế : Huyện có 1 trung tâm y tế với đội ngũ y bác sỹ được đào tạo qua cáctrường lớp nghiệp vụ chuyên môn cao để khám chửa bệnh cho nhân dân, bên cạnh
đó Huyện đã chuẩn bị có bệnh viện nhân Thăng Hoa tại xã Bình Nguyên, có một
số trạm y tế đã có bác sỹ Điều này làm được nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ Huyện,
sự quan tâm đàu tư của Huyện Uỷ, HĐND-UBND Huyện với sự nhiệt tình cao củađội ngũ cán bộ y tế đã làm tăng lòng tin của nhân dân về vấn đề quan tâm chămsóc sức khoẻ cho nhân dân
-Giáo dục : Toàn Huyện có 5 trường Trung học phổ thông trung học, 23trương THCS, 25 trường tiểu học và 25 trường mẫu giáo Lãnh đạo Huyện Uỷ,UBND huyện luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục của huyện nhà
II THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND-UBND HUYỆN
1 Tổ chức hoạt động của HĐND:
- Hội đồng nhân dân Huyện là cơ quan quyền lực Nhà nước ở huyện, donhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân,chịu trách nhiệm trước nhân dân và Nhà nước Cấp trên Với vị trí vai trò trongthời gian qua HĐND Huyện đã thực hiện được chức năng quản lý mọi mặt của đờisống xã hội trong Huyện, việc thực hiện chức năng quản lý mọi mặt của HĐNDđều được trình ra các kỳ họp để HĐND xem xét và quyết định
- Về chức năng thực hiện giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐND củaHĐND đối với UBND các ban ngành, các tổ chức xã hội và các tổ chức kinh tếtrên địa bàn huyện đã được HĐND thường xuyên thực hiện, từ đó kịp thời đề nghịvới UBND huyện, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế phát huy nhữngmặt tích cực, khắc phục những hạn chế và uốn nắn những lệch lạc, đảm bảo thựchiện có hiệu quả những mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết HĐND Song có lúcthực hiện công tác giám sát chưa được thường xuyên, do có một số Nghị quyếtmột số mục tiêu đã đề ra của HĐND không thực hiện đầy đủ mà không có giảitrình cụ thể của cơ quan tổ chức thực hiện
- Về nhiệm vụ và quyền hạn đã được pháp luật quy định, từ đó HĐNDHuyện đã đề ra những biện pháp và những quyết định để phát triển kinh tế, vănhóa - xã hội, an ninh quốc phòng, pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy
Trang 7chính quyền huyện, 6 tháng 1 năm theo luật định HĐND huyện thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình trong các kỳ họp HĐND để bàn bạc, thảo luận đi đếnthống nhất các nội dung đề ra những quyết định cụ thể của từng vấn đề, phù hợpvới tình hình thực tế của địa phương và đúng với quy định của cơ quan Nhà nướccấp trên
- Trên cơ sở sử dụng nhiệm vụ và quyền hạn của mình nên trong thời gianqua HĐND huyện đã để những Nghị quyết sát đáng và phù hợp với tâm tưnguyện vọng của nhân dân đảm bảo thực hiện Hiến pháp, các quy định của Nhànước cấp trên ở địa phương góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chấttinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị trật tự xã hội, động viên nhândân làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước
- Tuy nhiên so với yêu cẩu đề ra của HĐND chưa làm tốt và triệt để, chưakhai thác hết tiềm năng của địa phương trong việc phát triển kinh tế xã hội, về xâydựng bộ máy chính quyền chưa đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng quản lý ở địaphương, từ đó hiệu lực, hiệu quả chưa cao
a Tổ chức kỳ họp:
- Kỳ họp là hoạt động chủ yếu và quan trọng theo quy định của Luật HĐNDmỗi năm tổ chức 02 kỳ họp Trên cơ sở các kỳ họp HĐND thực hiện các chủtrương, biện pháp và quyết định những vấn đề quan trọng nhằm khai thác các tiềmnăng lợi thế của địa phương để xây dựng kinh tế chính trị, xã hội, an ninh quốcphòng và không ngừng nâng cao cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhândân Tại kỳ họp đầu năm và cuối năm HĐND đã đánh giá tình hình thực hiện Nghịquyết HĐND trong năm và đề ra Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội,
an ninh quốc phòng, chương trình của HĐND năm đến
- Kỳ họp giữa năm sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh văn hóa xã hội 6 tháng đầu năm và để Đại biểu thảo luận và đánh giá sát đáng vớitình hình địa phương, tìm ra những nguyên nhân và biện pháp để tiếp tục thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ còn lại mà Nghị quyết đầu năm HĐND huyện đã đề ra
tế Nhìn chung, việc tổ chức kỳ họp được tiến hành đúng nguyên tắc và nộidung yêu cầu đề ra, công tác chuẩn bị cho kỳ họp được chuẩn bị chu đáo, tài liệuđược gửi trước cho Đại biểu HĐND đúng thời gian qui định, tại các kỳ họp nộidung được các Đại biểu bàn bạc, tập trung thảo luận sôi nổi, dân chủ và đi đếnthống nhất cao và đề ra ra Nghị quyết sát đán với tình hình thực tế của địa phương
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động các kỳ họp vẫncòn tồn tại một số cần khắc phục đó là:
Trang 8+ Công tác chuẩn bị cho kỳ họp đôi lúc chưa chu đáo, trong kỳ họp thựchiện chất vấn và trả lời chất vấn còn quá ít, chưa trọng tâm vấn đề
+ Một số đại biểu tham dự kỳ họp với tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa
có sự đầu tư nguyên cứu trước tài liệu đã gửi, do đó ý kiến thảo luận tại kỳ họpchưa sâu, chưa đi vào nội dung trọng tâm, nhất là khi thảo luận các giải pháp đêthực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội
b Hoạt động của Đại biểu HĐND:
Với trách nhiệm là người đại biểu nhân dân, đại diện cho ý chí và nguyệnvọng của nhân dân, các đại biểu HĐND phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.Đối với hoạt động kỳ họp đại biểu đã có sự đầu tư thời gian để nghiên cứu các tàiliệu đã gửi trước, chuẩn bị nội dung và đã phát biểu, chất vấn Do đó, tại các kỳhọp nhiều đại biểu đã bàn bạc, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sát đáng để điđến quyết định các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện
Hoạt động tiếp xúc cử tri đã được các đại biểu chú trọng thực hiện, trước vàsau kỳ họp các đại biểu đã phối hợp với Ban dân chính, Ban công tác Mặt trậnthôn để tiếp xúc cử tri theo từng đơn vị ứng cử, nhằm báo cáo kết quả của kỳ họp
và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cử tri, thực hiện giải đáp, trả lời các ý kiếncủa cử tri tại buổi tiếp xúc, tổng hợp ý kiến, trả lời chính đáng của cử tri thuộcthẩm quyền giải quyết của cấp xã và gửi về HĐND để chuyển đến UBND huyện
và các ngành chức năng xem xét, giải quyết và trả lời cử tri được biết
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động của HĐND vẫn cònmột số tồn tại khắc phục trong thời gian tới đó là: Một số đại biểu chưa phát huyđầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là người đại biểu nhân dân, do dân, vì dân,chưa dành thời gian hợp lý cho hoạt động của HĐND Một số đại biểu do trình độcòn hạn chế, am hiểu các chủ trương đường lối của Đảng chưa sâu hoặc khôngnắm bắt nghiên cứu các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày cũng như thực
tế của các địa phương nên thường thụ động tại các kỳ họp, cũng như tại các lầntiếp xúc cử tri nên chưa có những ý kiến đóng góp ý kiến tích cực hiệu quả vàoquá trình phát triển kinh tế -xã hội
c Hoạt động của tổ đại biểu HĐND:.
`
Nhìn chung hoạt động của các tổ chức đại biểu trong thời gian qua tươngđối đồng đều, nhiều tổ đã làm tròn chức trách của mình, duy trì sinh hoạt tổ đúngtheo qui định và phân công nhiệm vụ cho từng đại biểu HĐND trong việc tiếp dân,tiếp xúc cử tri cũng như vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết HĐND, cho nêncác hoạt động trước và sau kỳ họp HĐND, các tổ đại biểu đã đêm lại một số hiệuquả nhất định, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đề ra
Trang 9Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của các tổ đại biểu HĐND chưa thểhiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, do đó còn bột lộ những hạn chế cần khắcphục:
+ Cá biệt các tổ mang tính hình thức, ít duy trì tổ sinh hoạt, lúng túng trongviệc thực hiện chức năng của mình
+ Công tác chuẩn bị cho kỳ họp đôi lúc thiếu chu đáo, nhất là việc tiếp xúc
cử tri trước và sau mỗi kỳ họp
+ Việc tổng hợp ý kiến cử tri của một số tổ để trình kỳ họp thiếu, chưa kịpthời, thậm chí có đại biểu việc thực hiện tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họpchưa tốt
d.Hoạt động của Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND:
Đối với kỳ họp, trước khi tổ chức kỳ họp trong năm Chủ tịch HĐND huyện
tổ chức họp liên tịch với UBND huyện, có sự tham dự của thường trựcUBMTTQVN huyện để đánh giá rút kinh nghiệm công tác chuẩn bị kỳ họp trước.Thồng nhất nội dung và tiến hành kỳ họp đến, có thông báo cho các đơn vị đạibiểu HĐND huyện, các xã và nhân dân được biết Đồng thời Chủ tịch và Phó Chủtịch HĐND đôn đốc việc chuẩn bị nội dung và các điều kiện cho kỳ họp, gửi tàiliệu trước cho đại biểu HĐND nghiên cứu và tiếp xúc cử tri Trong kỳ họp Chủtịch và Phó Chủ tịch HĐND huyện phát huy tinh thần dân chủ, gửi các nội dungtrọng tâm để thảo luận, đánh giá các mặt đã làm được, chưa làm được nguyênnhân và hướng khắc phục trong thời gian đến Nhất là mục tiêu chủ trương và giảipháp để đi đến thống nhất và đề ra Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xãhội trên địa bàn huyện cũng như các Nghị quyết khác Đồng thời triển khai việcchất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Hoạt động tiếp xúc cử tri được chútrọng trước và sau mỗi kỳ họp
Chủ tịch HĐND đều có công văn gửi đến UBMTTQVN huyện, UBND,UBMTTQVN các xã, thị trấn tạo điều kiện cho các vị đại biểu HĐND tiếp xúc cửtri, Văn phòng HĐND huyện tổng hợp những ý kiến, kiến nghị chính đáng của các
cử tri chuyển đến UBND huyện và các ngành chức năng có liên quan xem xét giảiquyết trả lời
Thực hiện nhiệm vụ đôn đốc giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐNDhuyện và chấp hành pháp luật Nhà nước theo quy chế hoạt động của HĐND cáccấp được Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND huyện duy trì thường xuyên dưới sự chỉđạo thống nhất của Huyện Uỷ, mỗi tháng tổ chức họp chuyên đề với các ngành 2lần Từ đó Chủ tịch, Phó chủ tịch nắm bắt được tình hình thực hiện Nghị quyếtHĐND huyện của các ngành Đồng thời qua đó đánh giá kết quả làm được vànhững tồn tại để phù hợp đề ra những biện pháp một cách sát đáng, kịp thời đảmbảo cho việc thực hiện Nghị quyết đem lại hiệu quả
Trang 10Việc tổ chức công tác tiếp dân, đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo củacông dân, Chủ tịch và Phó chủ tịch phân công cán bộ phụ trách công tác một cửatrực tiếp tiếp dân tại trụ sở làm việc để tiếp nhận nhưng ý kiến, kiến nghị khiếunại của công dân, những vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của Chủtịch, Phó chủ tịch trực tiếp giải quyết cho công dân Ngoài ra những vấn đề khiếunại, kiến nghị thuộc phạm vi của UBND huyện thì chuyển cho cơ quan có liênquan giải quyết và trả lời cho công dân Nhờ đó mà những nội dung đơn thư khiếunại, kiến nghị của công dân đã được cơ quan chức năng giải quyết kịp thời.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả nêu trên, hoạt động của Chủ tịch, PhóChủ tịch HĐND huyện trong thời gian qua cần khắc phục đó là:
+ Chưa phát huy hết chức năng quyền hạn của mình trong việc kiểm tra,đôn đốc thực hiện Nghị quyết HĐND Do vậy mà một số chỉ tiêu đề ra hằng nămchưa đạt kết quả cao Tình hình kinh tế xã hội ở địa phương hằng năm tuy có pháttriển nhưng vẫn còn chậm, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch chưa tích cực,ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập, ngành nghề, thươngmại chậm phát triển
+ Công tác triển khai giám sát thi hành pháp luật của Nhà nước đôi lúc chưađược thường xuyên và chặt chẽ
* Mối quan hệ giữa HĐND với Huyện Uỷ, UBND huyện và các đoàn thể:
HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương chịu sự lãnh đạo toàndiện của Đảng Do đó hoạt động của HĐND huyện luôn đặt dưới sự lãnh đạothổng nhất của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Những vấn đề liên quan đến việcthực hiện các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến việcphát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện luôn bám sát theo
sự chỉ đạo nhất quán của Huyện uỷ Việc xây dựng Nghị quyết HĐND về chínhsách mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ và Nghị quyết Đảng bộ đã xâydựng hằng năm Đồng thời Ban chấp hành Đảng bộ huyện lãnh đạo UBND bằngcác biện pháp kiểm tra của HĐND và các đại biểu HĐND hoạt động có hiệu quả.Điều đặc biệt đồng chí phó Bí thư thường trực là Chủ tịch HĐND huyện, nhờ đó
mà hoạt động của HĐND đều đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp lãnh đạo của Đảng
Quan hệ HĐND và UBND huyện luôn được duy trì tốt nên cơ sở cộng đồngtrách nhiệm, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ lẫn nhau HĐND thực hiệnviệc xây dựng các Nghị quyết kinh tế xã hội có sự bàn bạc thống nhất HĐND vàUBND cụ thể hóa bằng chương trình hành động cụ thể hằng tháng, hằng quý hằngnăm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên
HĐND cũng giữ mối quan hệ với UBMTTQVN huyện các đoàn thể và nhândân Nghị quyết HĐND huyện cũng được quán triệt trong thể cán bộ công chức,
Trang 11viên chức, UBMT và các đoàn thể đã quán triệt rộng rãi đến nhân dân và tuyêntruyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch Nhà nước đã được
đề ra trong Nghị quyết HĐND, định kỳ 6 tháng, 1 năm
HĐND huyện luôn coi trọng các mối quan hệ với các tổ chức xã hội mà trựctiếp là tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội LHPN, Hội ND, Hội CCB và các tổ chức xãhội khác cũng được mời dự và tham gia ý kiến tại các kỳ họp HĐND, nhờ đó việc
đề ra Nghị quyết HĐND huyện hầu hết được đông đảo nhân dân đồng tình hưởngứng
2 Tổ chức hoạt động của UBND
a Về tổ chức bộ máy và chế độ làm việc
+ Về tổ chức:
Kỳ họp lần thứ nhất HĐND huyện khóa X nhiệm kỳ 2011-2016 đã bầu ra 9
vị ủy viên UBND huyện trong đó được phân công như sau:
- Chủ tịch UBND huyện: Chỉ đạo, điều hành và quản lý chung mọi hoạt
động của UBND huyện
Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác: quy hoạch; kế hoạch; tài chính,ngân sách; tổ chức và bộ máy cán bộ; nội chính; tôn giáo; an ninh, trật tự và antoàn xã hội, quân sự và quốc phòng; kinh tế tổng hợp và đối ngoại; cải cách hànhchính; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũnghuyện; chỉ đạo chung về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư các dự án
Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ Quân sự; Chủ tịch Hội đồng thi đua khenthưởng; Chủ tịch các Hội đồng và Trưởng các ban chỉ đạo theo các lĩnh vực phụtrách có liên quan
Trực tiếp chỉ đạo các cơ quan: Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhànước, Thanh tra, Thống kê, Công an, Quân sự, Biên phòng 264, Văn phòngHĐND và UBND
Phối hợp công tác giữa UBND huyện với các cơ quan của Huyện uỷ,Thường trực HĐND huyện, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân và các cơquan Trung ương đóng trên địa bàn huyện
- Phó chủ tịch UBND huyện làm nhiệm vụ Phó chủ tịch thường trực
UBND huyện (sau đây gọi là Phó Chủ tịch thường trực): Thay mặt Chủ tịch điều
hành chung khi Chủ tịch đi vắng và được uỷ quyền xử lý thay công việc của Phóchủ tịch khác phụ trách khi các Phó chủ tịch đi vắng
Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực công tác giáo dục và đào tạo; ytế; lao động – thương binh và xã hội; dân số - gia đình và trẻ em; văn hoá, thôngtin, thể thao, du lịch; phát thanh; Bảo hiểm xã hội; liên hiệp các tổ chức hữu nghị;các hội; công tác cứu trợ; công nghệ thông tin
Trực tiếp đảm nhiệm và phụ trách: Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trịNgân hàng chính sách xã hội; Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình quốc gia về
Trang 12lĩnh vực văn hoá xã hội; Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dụcpháp luật; Trưởng Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; Chủ tịch các Hội đồng và Trưởngcác ban chỉ đạo theo lĩnh vực phụ trách có liên quan.
Trực tiếp và phối hợp chỉ đạo các cơ quan: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Laođộng - Thương binh và xã hội, Tư pháp, Văn hoá và thông tin, Đài Truyền thanh,Bảo hiểm xã hội huyện, Trung tâm y tế, Trung tâm Dân số - KHGĐ, Trung tâmGiáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp dạy nghề, các trường THPT trên địa bànhuyện
Quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan: Uỷ ban MTTQVN huyện, cáchội, đoàn thể
- Phó chủ tịch UBND huyện: Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực
công tác nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản; quy hoạch xây dựng nôngthôn mới; quản lý tài nguyên, môi trường; giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc
dự án tổng thể sắp xếp dân cư ven biển
Trực tiếp đảm nhận và phụ trách: Trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão,giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; Trưởng Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp;Trưởng Ban quản lý các dự án trồng rừng; Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống cháyrừng; Chủ tịch các Hội đồng và Trưởng các ban chỉ đạo theo lĩnh vực phụ trách cóliên quan
Trực tiếp và phối hợp chỉ đạo các cơ quan: Nông nghiệp và PTNT, TrạmBảo vệ - Thực vật, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm, Chi nhánhthủy lợi Thăng Bình, Hạt kiểm lâm, phòng Tài nguyên – Môi trường, Văn phòngĐăng ký quyền sử dụng đất, Đội kiểm tra quy tắc, Xí nghiệp Cấp thoát nước, HộiLàm vườn
- Phó chủ tịch UBND huyện: Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực
kinh tế; doanh nghiệp; tín dụng ngân hàng; thương mại; xây dựng cơ bản; giaothông vận tải; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; làng nghề; bưu chính, viễnthông; giải phóng mặt bằng, tái định cư ngoài dự án tổng thể sắp xếp dân cư venbiển; phát triển quỹ đất và khoa học công nghệ
Trực tiếp đảm nhận và phụ trách: Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KT-XH thịtrấn Hà Lam; Chủ tịch các Hội đồng và Trưởng các ban chỉ đạo theo lĩnh vực phụtrách có liên quan
Trực tiếp và phối hợp chỉ đạo các cơ quan: Kinh tế và Hạ tầng, Trung tâm
Phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch (khi được thành lập), Thuế,
Bưu điện, Viễn thông, Đội quản lý thị trường, Ban Quản lý các dự án đầu tư xâydựng, Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Điện lực Thăng Bình, Ngân hàng NN&PTNThuyện và các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn; tham gia quản lý về mặt nhà nướccác doanh nghiệp đóng trên địa bàn
- Trưởng công an huyện - Thành viên Uỷ ban, phụ trách lĩnh vực công
Trang 13- Huyện đội trưởng - Thành viên Uỷ ban, phụ trách lĩnh vực công tác
quân sự và quốc phòng địa phương
- Trưởng phòng địa chính - Thành viên Uỷ ban, phụ trách lĩnh vực công
tác quản lý tài nguyên và môi trường
- Chánh thanh tra - Thành viên Uỷ ban, phụ trách lĩnh vực công tác thanh
tra kinh tế- xã hội, tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; trực tiếptham mưu công tác phòng, chống tham nhũng huyện Chủ tịch Hội đồng tư vấngiải quyết khiếu nại
- Chánh văn phòng HĐND-UBND - Thành viên Uỷ ban, phụ trách lĩnh
vực công tác văn phòng; cải cách hành chính
+ Về chế độ làm việc:
Trên cơ sở phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, nhưng UBND huyệnlàm việc theo chế độ tập thể Các chủ trương công tác kế hoạch triển khai tổ chứcthực hiện, những Nghị quyết có tính chất chung thì UBND huyện đưa ra tập thể đểbàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất Những nhiệm vụ của từng ngành do từngthành viên của UBND đảm nhận và chịu trách nhiệm trước UBND về công việccủa mình cùng với tập thể UBND huyện chịu trách nhiệm trước HĐND và cơquan Nhà nước cấp trên
Hàng tuần UBND huyện tổ chức họp giao ban giữa các ngành để báo cáocông việc trong tuần và triển khai công việc tuần đến Hàng tháng tổ chức sinhhoạt định kỳ để kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng qua và bàn nhiệm
vụ công tác tháng sau, trên cơ sở đó từng thành viên, từng ngành tổ chức thực hiệnnhiệm vụ thuộc lính vực mình phụ trách
b Về phương thức hoạt động của UBND huyện:
UBND huyện là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, là cơ quan hànhchính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật
và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết HĐND huyện Vớichức năng Nhà nước của UBND huyện là quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đờisống xã hội của địa phương bằng pháp luật, theo luật và tổ chức chỉ đạo việc thihành pháp luật, Nghị quyết HĐND cùng cấp Với chức năng nhiệm vụ trên ,thờigian qua UBND huyện đã tổ chức thực hiện các lĩnh vực cụ thể, tổ chức chỉ đạothực hiện Nghị quyết HĐND và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên bằngnhiều biện pháp tích cực Việc chỉ đạo các ngành trong huyện thuộc thẩm quyềncủa UBND huyện thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội được chú trọng thường xuyên,
từ đó khai thác được tiềm năng đất đai, lao động vốn có để phát triển kinh tế xãhội của địa phương ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, bộ
Trang 14mặt nông thôn ngày được khởi sắc, trên 70% số hộ trong huyện xây nhà kiên cố,mua sắm các phương tiện đi lại, nghe nhìn có giá trị.
Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch ngân sách luôn được chú ý đúng mức nên
đã khai thác được nguồn thu cho ngân sách ở địa phương, đảm bảo cho hoạt động
và đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cải thiện đời sống vật chất, văn hóa vàtinh thần của nhân dân
Việc chỉ đạo ngành quân sự, công an làm tốt công tác đảm bảo an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội cũng được UBND huyện đặc biệt coi trọng, nêntình hình an ninh chính trị luôn được giữ vững ổn định, công tác gọi công dânnhập ngũ nhiều năm đạt chỉ tiêu trên giao, công tác hậu phương quân đội cũngluôn quan tâm
Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chínhvần còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó một số bộ phận ban ngành tác phong nề nếplàm việc chưa đúng với nội quy, quy chế đề ra
* Mối quan hệ giữa UBND huyện với Đảng ủy, HĐND, các đoàn thể và
tổ chức xã hội:
Về quan hệ Huyện Uỷ trên cơ sở đường lối, chủ trương chính sách, phápluật, các Nghị quyết, Chỉ thị, quyết định thông tư của Nhà nước cấp trên Nghịquyết của Đảng bộ huyện Hằng tháng Đảng bộ huyện đề ra những chủ trươngbiện pháp để lãnh đạo UBND huyện, các ngành, đoàn thể Căn cứ vào Nghị quyếtcủa Huyện Uỷ, UBND huyện cụ thể hóa bằng chương trình công tác của UBND
về các ngành thuộc UBND để tổ chức thực hiện và tổ chức điều hành, quản lý mọicông tác của huyện Việc làm cụ thể đó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạotrực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Huyện Uỷ với việc phát huy vai trò điều hành,chủ động sáng tạo của UBND huyện
Song thực tế điều hành của UBND huyện trong thời gian qua vẫn còn nhiềumặt tồn tại hạn chế đó là:
- Chưa phát huy hết tính sáng tạo chỉ đạo, tư tưởng có lúc còn ỷ lại
- Quan hệ với UBMTTQVN huyện và các đoàn thể là mối quan hệ tác độngqua lại, thời gian qua UBND huyện tạo điều kiện kinh phí cho hoạt động Mặt trậncác đoàn thể tham gia quản lý Nhà nước xã hội Các cuộc họp của UBND huyệnđều có mời Chủ tịch Mặt trận huyện và trưởng các đoàn thể tham đự đề bàn bạcnhững vấn đề có liên quan đến việc triển khai tổ chức thực hiện các chủ trươngchính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Mặt yếu của quan hệ này là ít được duy trì thường xuyên, đôi lúc UBNDhuyện còn coi nhẹ hoạt động của các đoàn thể
Trang 15III NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND- UBND HUYỆN:
- Sản xuất nông nghiệp:
Diện tích lúa đã gieo sạ 14.772 ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạtước đạt 72.732 tấn Đối với cây trồng khác triển khai đảm bảo kế hoạch và chonăng suất khá
+ Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được giữ được ổn định (tổng đàn gia súc ước đạt 130.703 con, trong đó bò: 18.000 con, bò lai chiếm 47,5% tổng đàn bò, trâu: 10.556 con, lợn: 98.778 con; tổng đàn gia cầm ước khoảng 500.000 con) Dịch bệnh gia súc, gia cầm có xảy ra Tuy nhiên đến thời điểm hiện
nay, tình hình dịch bệnh đã được khống chế
+ Thủy hải sản: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy hải sản 9.211 tấn,
Tổ chức Hội nghị đánh giá triển khai khai thác, nuôi trồng thủy hải sản huyệntrong thời gian qua
Hoàn thành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 trênđịa bàn huyện: Tỉnh đã nghiệm thu lần thứ nhất và đánh giá cao về kết quả điều trađối với 04 loại phiếu theo quy định
+ Lâm nghiệp: Đang chuẩn bị các điều kiện để tổ chức trồng rừng tập trung
theo dự án 661 theo kế hoạch
+ Thủy lợi: Nhìn chung, nước tưới phục vụ sản xuất cơ bản đảm bảo Trạm
bơm Quý Xuân xã Bình Quý đã cơ bản hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng,phục vụ nước tưới trên 50 ha; triển khai 2,5km/5km kênh ống nhựa tại xã BìnhĐịnh Bắc, Bình An, Bình Định Nam; triển khai xây dựng mới bể nước tại thônChâu Khê, xã Bình Sa với 350 hộ hưởng lợi với kinh phí đầu tư gần 3.200 triệuđồng
+ Kinh tế hợp tác xã: HTX vẫn duy trì tốt các hoạt động sản xuất kinh
doanh, mở rộng các dịch vụ nông nghiệp, cung ứng giống và vật tư nông nghiệp.Thực hiện tốt công tác quyết toán tài chính
+ Công tác dồn điền, đổi thửa đang tập trung triển khai cho các xã Bình
Lãnh, Bình Nam, Bình Sa và Bình Triều
Trang 161.2 Xây dựng chương trình nông thôn mới:
Đã có 21 xã thị trấn phát động xã xây dựng nông thôn mới đến nay có 1 số
xã đạt từ 14 -15 tiêu chí xây dưng nông thôn mới
1.3 Phát triển công nghiệp – TTCN huyện:
- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng 320 tỷ đồng Triển khai xâydựng cơ sở hạ tầng tại làng nghề nước mắm Cửa Khe; khảo sát tìm thị trường giacông cho ngành mây tre; tổ chức lớp khởi sự doanh nghiệp cho 50 thanh niên làmkinh tế địa phương; 02 lớp nâng cao tay nghề cho các làng nghề,…
+ Tình hình thu hút đầu tư tại các cụm công nghiệp: Đã khánh thành 03 nhà
máy đầu tư tại các cụm công nghiệp huyện, giải quyết trên 700 lao động Tiến độ
thực hiện dự án của công ty Hoàng Khuyên tại cụm CN Bình Hòa (50ha): Hiện
nay, chủ đầu tư đang tiến hành khảo sát, đo đạc lập bản đồ khu vực dự án; Thỏathuận địa điểm 04 doanh nghiệp UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư Công
ty CP Nguyên Lâm tại cụm công nghiệp Hà Lam – Chợ Được xây dựng nhà máychế biến đồ gỗ, nội thất; đồng thời huyện đã tiếp và làm việc nhiều nhà doanhnghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu đầu tư Huyện đã thu hồi giấy chứngnhận đầu tư của công ty SXVL 54; đồng thời, đề nghị tỉnh thu hồi giấy chứng
nhận đầu tư của công ty XNK BK và công ty Nhật Hoàng Vân (cụm CN Hà Lam – Chợ Được).
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ hàng năm 416 tỷ đồng Chỉ đạophòng Kinh tế và Hạ tầng huyện làm việc với đơn vị tư vấn công ty 502 xây dựngthiết kế chợ đầu mối nông sản huyện
1.4 Xây dựng cơ bản; giải phóng mặt bằng và công tác quy hoạch:
Hầu hết các dự án, công trình đã triển khai thực hiện cơ bản đảm bảo tiến
độ Tiến độ giải ngân vốn đầu tư đạt được kết quả tốt
Tập trung triển khai công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng táiđịnh cư các dự án trọng điểm trên địa bàn, nhất là dự án ven biển Tuy quá trìnhtriển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng đã đạt những kết quảnhất định như: Đến nay đã bàn giao 4km dự án đường dẫn cầu Cửa Đại qua xãBình Dương, Bình Minh; 4,5km đường cứu nạn, cứu hộ qua xã Bình Nam; bàngiao mặt bằng dự án khu tái định cư Trường Trung cấp Cảnh sát giao thông – BộCông an; đồng thời đang triển khai đền bù các dự án nghĩa trang nhân dân, cáckhu tái định cư, dự án khu đô thị Nam Hội An
- Công tác quy hoạch: Thông qua quy hoạch xây dựng Trung tâm Văn hóa
huyện; tiếp tục kiểm tra, rà soát, điều chỉnh và trình tỉnh phê duyệt bổ sung đápứng yêu cầu quản lý quy hoạch thị trấn Hà Lam; thông qua lần thứ nhất về quyhoạch kiến trúc bàu Hà Kiều đối với các đơn vị nộp hồ sơ đồ án; quy hoạch chungthị trấn Hà Lam và khu vực lân cận
Trang 171.5 Quản lý đất đai, khoáng sản và môi trường:
Tổ chức tốt công tác kiểm tra, giao đất, chuyển mục đích, chỉnh lý biếnđộng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các nhiệm vụ khác theo thẩmquyền Tiếp tục tăng cường kiểm tra, quản lý hiện trạng các vùng dự án, khai tháckhoáng sản, nhất là triển khai thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện
ủy về trên lĩnh vực này Bước đầu đã triển khai và đạt những kết quả Hoàn thànhviệc kiểm tra, công nhận hạn mức đất lâm nghiệp các xã vùng Đông của huyện.Phối hợp với tỏ chức CRS tập huấn mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khíhậu Hằng năm tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới, phối hợpvới tỉnh triển khai xây dựng nhà đa năng thuộc chương trình biến đổi khí hậu
2 Văn hoá - xã hội:
- Văn hóa- Thông tin: Các ngành, địa phương tổ chức tốt công tác thông tin,
tuyên truyền các ngày lễ lớn trong năm; tham gia, tổ chức tốt các hoạt động vănhóa, văn nghệ, thể dục thể thao do tỉnh, huyện tổ chức
- Giáo dục và đào tạo: Chất lượng giáo dục - đào tạo từng bước được nâng
lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt: 95,33%, đối với hệ bổ túc đạt 80,6% Các
kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh lớp 10 diễn ra an toàn, đúng quy chế Hoànthành việc xét tuyển viên chức, nhân viên ngành giáo dục; tiếp nhận giáo viênmiền núi theo kế hoạch chung của tỉnh
- Triển khai các chính sách an sinh xã hội: Giải quyết đầy đủ, kịp thời các
chế độ đối với đối tượng chính sách, xã hội theo quy định Tiếp tục triển khai thực
hiện Nghị định 67, 13, 49 của Chính phủ và Luật Người cao tuổi
- Y tế: Tổ chức chiến dịch về: Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản - dân số, kế hoạch hóa gia đình năm Triển khai tháng
hành động vì trẻ em; đồng thời triển khai đồng bộ đạt chỉ tiêu trên các lĩnh vực y
tế, dân số - gia đình và trẻ em
3 An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội:
Tình hình an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội huyện trên địa bànhuyện được đảm bảo Tổ chức có hiệu quả công tác nắm tình hình, kịp thời pháthiện, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm; tăng cường công tác quản lý trật tự antoàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, phát động phong trào quần chúng bảo vệ anninh Tổ quốc;
Nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương tiếp tục được cũng
cố và kiện toàn và nâng cao chất lượng, xây dựng LLDQCĐ đạt 100%, hằng nămchỉ tiêu công tác tuyển quân đạt 100% chỉ tiêu trên giao và duy trì nghiêm túccông tác trực chiến, trực SSCĐ, trực tăng cường đảm bảo
Tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững về TTATXH không có
vụ việc gì lớn xảy ra
Trang 184 Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; cải cách hành chính và xây dựng chính quyền:
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xây dựng
kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn huyện
Đến nay, các địa phương đã kiểm tra, giải quyết các đơn khiếu nại đúng quyđịnh Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy, xây dựng cơ sở vật chất tại bộ phận tiếpnhận và hoàn trả hồ sơ huyện
*Nguyên nhân đạt được :
- Trên cơ sở Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Huyện Uỷ, HĐND huyện cónhững chủ trương sát đúng, tạo niềm tin trong cán bộ Đảng viên và các tầng lớpnhân dân; kết quả đạt được là tiền đề, động lực quan trọng cho bước phát triểnkinh tế - xã hội trong thời gian qua và những năm tiếp theo
- Với sự chỉ đạo tập trung của Huyện Uỷ, giám sát của HDND huyện, sựđiều hành quản lí của UBND huyện, sự nổ lực cố gắng của cán bộ các ban, ngành,các doanh nghiệp và nhân dân trong huyện nên tình hình kinh tế - xã hội, an ninhquốc phòng luôn được ổn định và phát triển
*Tồn tại, hạn chế :
-Sự phối hợp giữa các ngành trong giải quyết một số công việc thiếu chặtchẽ, công tác tham mưu của một số ngành chưa sâu sát, chưa tích cực
-Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn biến phức tạp, công tác xử
lý thiếu triệt để, nguồn thu ngân sách tại huyện vẫn còn gặp khó khăn
* Nguyên nhân tồn tại:
+ Nguyên nhân khách quan:
- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả hàng hoá biến động tăng cao
đã phần nào ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, sựbiến động về công tác cán bộ, công chức, viên chức ảnh hưởng không nhỏ đếncông việc
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của UBND huyện trong giải
quyết một số công việc còn có mặt chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ công tác thammưu của một số ngành còn chậm, hiệu quả thấp
*Bài học kinh nghiệm:
Dựa vào cơ sở đánh giá chung của quá trình tổ chức thực hiện chức năng,nhiệm vụ của HĐND và UBND huyện Thăng Bình trong thời gian qua đã rút rađược những bài học kinh nghiệp sau:
Trang 19Qua thực tiễn cho chúng ta thấy rằng trong quá trình tổ chức thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của HĐND và UBND cần phải có sự kết hợp hài hòa và thốngnhất đồng bộ từ cấp trên đến cấp dưới và ngược lại, đồng thời cấp dưới phải phụctùng cấp trên theo qui định của pháp luật, có như vậy thì hiệu lực quản lý xã hội,quản lý Nhà nước ở địa phương mới cao.
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ củaHĐND và UBND Huyện Thăng Bình vẫn còn mặt chưa làm được hoặc có làmnhưng chưa đầy đủ, không đạt yêu cầu đặt ra Đây là vấn đề đòi hỏi các cấp lãnh đạo chính quyền Nhà nước ở địa phương cần xem xét lại để rút ra bài học kinhnghiệm trong thời gian đến
Trước hết chúng ta nhìn nhận lại rằng xảy ra những thiếu sót trong côngviệc nói trên là do lỗi của chính quyền địa phương Để khắc phục tình trạng trên,HĐND và UBND phải thường xuyên kiểm tra đánh giá năng lực công tác của từng
cán bộ công chức,viên chức trong nội bộ từ đó định ra đâu là điểm mạnh, đâu làđiểm yếu trong công tác quản lí cán bộ và trong quản lý kinh tế xã hội ở địaphương tìm ra nguyên nhân và dựa vào cơ sở trên để tìm ra phương án khắc phục
Trang 202 Cũng cố kiện toàn UBND huyện, các ban ngành trực thuộc UBND huyện
để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước ở cơ sở Để làm được điều đó, phải cânnhắc lựa chon, bố trí cán bộ vào UBND huyện và các ban ngành trực thuộc UBNDhuyện từ đó nâng cao năng lực hoạt động của UBND huyện và các ban ngành
II BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để tổ chức tốt công việc xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động của UBND trong thời gian đến cần tập trung những vấn đề sau:
HĐND-1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng:
Đảng phải ra Nghị quyết chiến lược, cương lĩnh, đường lối, đôn đốc Nhànước cụ thể hóa bằng những chương trình hành động, lãnh đạo bằng công tác cán
bộ và công tác tư tưởng thông qua tổ chức Đảng và đảng viên trong bộ máy Nhànước mà lãnh đạo bằng Nghị quyết của Đảng, bằng công tác kiểm tra thườngxuyên
2 Đối với cơ quan Nhà nước trong quản lý hành chính:
Phải cụ thể hóa bằng Nghị quyết của Đảng thành chương trình hành động,xem đây là trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, xây dựng kế hoạch chiến lước pháttriển kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy cán bộ hành chính Nêu cao vai trò phẩmchất hoạt động của cơ quan dân cử đúng pháp luật
3 Tổ chức sơ kết tổng kết:
Phải thường xuyên chú trọng đến việc sơ kết, tổng kết các hoạt động theođịnh kỳ nhằm rút ra những mặt mạnh, yếu mà đề ra biện pháp khắc phục để nâng
Trang 21cao năng lực quản ký và điều hành của chính quyền nhằm đáp ứng những nhu cầunhiệm vụ và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nêu cao vai trò, vị trí trách nhiệm của Chủ tịch UBND và các thành viênkhác trong UBND trong việc quản lý xã hội, trong việc chấp hành và tổ chức thựchiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cấp trên
III NHỮNG KIẾN NGHỊ:
Để nâng cao vai trò hoạt động của HĐND và UBND đáp ứng được nhu cầu,tình hình phát triển của đất nước, bản thân xin kiến nghị với Nhà nước những vấn
đề sau:
1 Về đổi mới hoạt động của HĐND:
Cần đổi mới cơ chế bầu cử, đảm bảo cho dân đề cử, ứng cử chỉ chọn lựa cácđại biểu HĐND thực sự là người đại diện cho dân, tăng thêm số lượng đại biểuHĐND so với hiện nay ở địa phương, tăng tỷ lệ thích đáng Đại biểu HĐND làngười ngoài đảng, tăng kỳ họp và nâng cao chất lượng các kỳ họp
2 Nâng cao hiệu lực của cơ quan hành chính:
- Kiện toàn bộ máy giúp việc, gọn, có đủ trình độ năng lực phẩm chất đạođức để hoàn thành nhiệm vụ
- Thực hiện quy chế định kỳ kiểm toán Nhà nước, công khai thu chi nhânsách cho dân được biết
Trang 22KẾT LUẬN
Việc nâng cao vai trong hoạt động của HĐND và UBND huyện là có ýnghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng đổi mới, trong giai đoạn hiệnnay trong công tác quản lý hành chính trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
Do đó Nhà nước phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung luật tổ chức HĐND vàUBND và Ban hành các văn bản cụ thể vai trò hoạt động của chính quyền cơ sở,nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh
quốc phòng của Nhà nước ta với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh”
Trong thời gian qua bản thân đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệttình của các thầy giáo giảng dạy Khoa Nhà Nước Pháp Luật cùng sự quan tâm tạocủa Huyện Uỷ, HĐND- UBND Huyện Thăng Bình, cơ quan và các đồng nghiệp
đã tạo điều kiện để bản thân hoàn thành bài thu hoạch này Mặc dù đã có nhiều cốgắng nhưng với kiến thức có hạn, thời gian ngắn nên chắc chắn bài thu hoạchthực tế này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong được sựquan tâm góp ý của các thầy cô cùng Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND-UBND HuyệnThăng Bình, lãnh đạo cơ quan nơi công tác Cuối cùng xin trân trọng gởi lời cảm
ơn đến Quý thầy cô cùng các đồng chí lãnh đạo, đồng chí đồng nghiệp
Trang 23LỜI MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo,
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nền kinh tế tăng trưởng khá; văn hóa xãhội có nhiều tiến bộ; đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao;tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững; hệthống chính trị được củng cố; quan hệ chính trị không ngừng được rộng mở; hộinhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt kết quả tốt Đất nước ta đã vàđang tiến hành cải tổ nền kinh tế trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức sở hữu,nhằm khai thác mọi tiềm năng, tiềm lực của đất nươc, phát huy những ưu điểmcủa nền kinh tế thị trường, định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đang được phát huy.Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cảquyền lực thuộc về nhân dân; Nhà nước dùng quyền lực của mình để điều tiết vĩ
mô bằng các công cụ quản lý Nhà nước, nhằm để quản lý các lĩnh vực kinh tế,chính trị, xã hội đạt hiệu quả cao nhất Trong đó quản lý Nhà nước về giải quyếtkhiếu nại-tố cáo của công dân chiếm vai trò hết sức quan trọng; thể hiện nhà nước
vì dân, vì tính công bằng xã hội và tạo điều kiện để nhân dân góp phần xây dựngNhà nước
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được đặt ra và tồn tại với sự tồn tại củaNhà nước; vấn đề cần nghiên cứu đó là: Tình trạng quyền và lợi ích hợp pháp củanhân dân còn bị xâm phạm, tiêu cựu trong công tác quản lý cũng như các quan hệ
xã hội khác vẫn còn diễn ra ở mọi cấp, mọi ngành không chỉ gây bất bình trongnhân dân mà còn tồn tại đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước vẫncòn dẫn đến phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại-tố cáo gửi đến nhiều cấp, nhiềungành Chính vì tầm quan trọng đó Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh quy địnhxem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981, Pháp lệnh khiếu nại,
tố cáo của công dân năm 1991, luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 cũng như hầu hết
Trang 24các văn bản pháp lụât khác trong từng lĩnh vực cụ thể: Luật đất đai, Luật khóangsản, Luật doanh nghiệp, các lụât thuế…Lụât khiếu nại, tố cáo đánh dấu bước tiếnquan trọng trong việc thể chế hóa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã đượcHiến pháp ghi nhận.
Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân chính là phát huyquyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thựchiện cải cách nền hành chính quốc gia vì mục tiêu của Đảng và nhân dân ta đã lựachọn xây dựng đất nước Việt Nam: Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh
Thị trấn Tiên Kỳ có số dân nhất của huyện Tiên Phước, gần trung tâmhuyện với tình hình kinh tế-xã hội tương đối ổn định và từng bước đi lên, cơ sở hạtầng được tập trung nhiều nhất so với các xã khác trên địa bàn huyện, luôn được
sự quan tâm của cấp trên đó là những tín hiệu đáng mừng của thị trấn nhà; songvấn đề này đã liên quan giải tỏa đền bù và những vấn đề tiêu cực xảy ra làm phátsinh đơn khiếu nại, tố cáo, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội củathị trấn cần được quan tâm giải quyết
Xuất phát từ những cơ sở lý luận như trên và tình hình thực tiễn khiếu nại,
tố cáo của địa phương, với kiến thức được trang bị qua chương trình Trung cấp lýluận chính trị do trường chính trị tỉnh Quảng Nam đào tạo Được sự nhất trí của
Ban giám hiệu nhà trường bản thân tôi xin thực hiện đề tài: “Công tác tiếp dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam”.
Đề tài không có tham vọng đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo mà chỉ mong muốn được góp phần bé nhỏ và kiến thứccũng như kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo trên địa bàn thị trấn Tiên Kỳ ngày càng tốt hơn
Trang 25Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận Mác-Lênin và tổng hợp các phương pháp như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, phương pháp lô gích kết hợp với tổng kết thực tiễn trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Nội dung đề tài gồm:
Lời mở đầu:
Phần I: Những cơ sở lý luận chung về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
I/ Nguyên nhân phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo
II/ Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo
Phần II: Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thị trấn Tiên
Kỳ, huyện Tiên Phước trong 3 năm từ năm 2010-2012.
I/ Đặc điểm tình hình chung của địa phương
II/ Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước trong 3 năm 2010-2012
Phần III: Biện pháp đề xuất và kiến nghị
I/ Biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo
II/ Kiến nghị
Kết luận
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ của thầy, cô giáo Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam, Tôi xin chân thành cảmơn
Trang 26Do điều kiện thời gian có hạn, bên cạnh đó khả năng của tôi còn nhiều hạnchế không tránh khỏi sự sai sót Rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của thấygiáo hướng dẫn để tôi hoàn thiện đề tài này.
Trang 27PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
CỦA CÔNG DÂN
I/ Nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo:
Khiếu nại, tố cáo là hai phạm trù khác nhau nhưng cùng xuất hiện khi xã hội
có sự phân chia giai cấp và sự ra đời của Nhà nước
Trong mỗi thời đại, ở mức độ khác nhau, công dân đều nhận thấy Nhà nước
là người có trách nhiệm và có khả năng bảo vệ lợi ích của họ trên cơ sở pháp luật.Chính vì vậy quyền và lợi ích của công dân được pháp lụât bảo vệ khi bị ngườikhác hoặc cơ quan Nhà nước vi phạm, công dân phải khiếu nại hoặc tố cáo lên cấp
có thẩm quyền Có thể nói: Khiếu nại, tố cáo xuất hiện như một hiện tượng tất yếucủa xã hội có giai cấp, có Nhà nước, do có hành vi vi phạm pháp lụât gây nên
Suy cho cùng, khiếu nại, tố cáo tự nó không có nội dung mà và là xuất xứ
cụ thể mà thường xuyên xuất hiện từ những quyền khác và nội dung từ nhữngquyền khác Thí dụ như khiếu nại đòi khôi phục việc làm khi quyền lao động bịxâm phạm
Hiến pháp và pháp luật đã ghi nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của côngdân về kinh tế, xã hội và tự do cá nhân … khi những quyền này bị xâm hại thì xuấthiện quyền khiếu nại, tố cáo
Do từ những việc trái pháp luật đến các quyền và lợi ích đã được pháp luậtcông nhận và bảo vệ đã làm nảy sinh quyền khiếu nại, tố cáo
II/ Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo:
1.Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp của nhân dân tham gia quản lý nhà nước:
Sự ra đời của Nhà nước chuyên chính vô sản đồng thời cũng là sự ra đời củamột nền dân chủ xã hội chủ quyền và nghĩa vụ của công dân được tự mình trực
Trang 28tiếp quyết định những vấn đề có liên quan đến Nhà nước và xã hội theo ý chí vànguyện vọng của mình như quyền bầu cử, ứng cử, trưng cầu dân ý và cả quyềnkhiếu nại, tố cáo.
Trách nhiệm của công dân là phải phát giác để cơ quan Nhà nước có thẩmquyền có biện pháp ngăn chặn kịp thời những việc làm trái pháp luật Có thể kết
luận: “Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân, các đơn vị đó hoặc của những người khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước của tập thể hoặc của công dân là hình thức dân chủ trực tiếp của nhân dân tham gia quản lý Nhà nước Tố cáo thường gắn liền với ý thức trách nhiệm của công dân trước xã hội thì hành vi trái pháp luật đó sẽ không phát hiện, vịêc tố cáo sẽ không đạt hiệu quả, thậm chí sẽ gây thêm phức tạp cho xã hội, cho Nhà nước”.
Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dânđược Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi
nhận tại điều 14: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp lụât của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào…”
Quyền và nghĩa vụ của công dân chia làm 3 nhóm chính:
Nhóm 1: Các quyền và nghĩa vụ cơ bản trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã
hội, như quyền và nghĩa vụ lao động, quyền tư do kinh doanh …
Nhóm 2: Các quyền và nghĩa vụ cơ bản trong lĩnh vực Nhà nước như quyền
tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội…
Nhóm 3: các quyền và nghĩa vụ cơ bản trong đời sống riêng như quyền tư
do đi lại, quyền tự do tín ngưỡng…
Trang 29Hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản nêu trên là những quyền chủ thể củacông dân, thể hiện những lợi ích riêng của cá nhân công dân dù chỉ dưới dạngtổng hợp Các quyền và nghãi vụ hợp hiến đảm bảo cho công dân họat động sángtạo, có lợi ích và yêu cầu riêng của công dân.
Công dân sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo là thể hiện quyền dân chủ trựctiếp, đây là một trong những quyền, nghĩa vụ cơ bản có tính chất chính trị và pháp
lý của công dân, thể hiện nguyên tắc quyền lực nhân dân, một trong những nộidung quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
2/ Quan hệ giữa quyền khiếu nại, tố cáo với những quyền khác:
Quyền khiếu nại, tố cáo có liên quan chặt chẽ với các quyền và nghĩa vụkhác của công dân, nó chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền và nghĩa
vụ cơ bản này trên tất cả các lĩnh vực đời sống chính trị, xã hội và quản lý Nhànước Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là điều kiện để các quyền khácđược pháp luật ghi nhận không bị xâm phạm Nói cách khác, việc vi phạm mộtquyền nào đó, hoặc không thực hiện nghĩa vụ nào đó của công dân sẽ phát sinhquyền khiếu nại, tố cáo Bất kỳ sự vi phạm nào đó đối với quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân đều có thể dẫn đến việc công dân thực hiện quyền khiếu nại, tốcáo
Quyền khiếu nại, tố cáo là đảm bảo pháp lý cho quyền và nghĩa vụn củacông dân
3/ Những bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo:
Sự bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại tố cáo của công dân thể hiệntrên nhiều mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng và pháp lý Nhà nước bảo đảm nhữngđiều kiện thuận lợi nhất mà trong pháp luật xác định đơn vị pháp lý của công dânthành những chế định pháp lụât Những bảo đảo ấy còn đem lại khả năng quantrọng và cần thiết, đảm bảo cho những quy định của pháp luật vào cuộc sống thực
Trang 30tế Điều này có ý nghĩa là Nhà nước tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để nhândân sử dụng một cách tích cực quyền và nghĩa vụ của mình cũng như trong việcxác định trách nhiệm của cơ quan Nhà nước và việc áp dụng các biện pháp cưỡngchế đối với những người không thực hiện nghĩa vụ.
3.1.Về kinh tế:
Nhà nước ngày càng cố gắng đảm bảo những điều kiện cần thiết để mọingười được hưởng quyền và nghĩa vụ công dân Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch vàchính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khảnăng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để pháttriển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta đặt con ngườivào vị trí trung tâm, giải phóng và phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tậpthể, của cả cộng đồng, động viên và tạo điều kiện cho con người Việt Nam thuộccác dân tộc và tầng lớp xã hội làm giàu cho mình và cho đất nước Đây chính lànhững điều kiện
thuận lợi về mặt kinh tế để mọi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mìnhtrong đó có quyền khiều nại, tố cáo
3.2 Về chính trị:
Quyền khiều nại, tố cáo cũng như quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dânđược bảo đảm bằng hệ thống chính trị do Hiến pháp quy định Đó là sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Đó là Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một thiết chế chính trị mang tínhdân chủ thật sự, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, Nhà nước là của dân, do dân
và vì nhân dân
Trang 31Điều 1 của Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “Công dân, cơ quan, tổ chức cóquyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính Nhà nước khi có căn
cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm đến quyền lợi hợppháp của mình”
Ngoài hệ thống cơ quan Nhà nước còn có các đoàn thể quần chúng, các tổchức xã hội thực hiện việc giám sát, kiểm tra họat động của cơ quan Nhà nước vànhân viên Nhà nước cũng là điều kiện đảm bảo về chính trị cho việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ của công dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo Có thể nói:
Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đảm bảo tốt nhất vềchính trị cho việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo
3.3 Về tư tưởng:
Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa làm choChủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Giữ một vị trí chỉ đạo trong đờisống xã hội, xây dựng xã hội có đạo đức, văn minh vì lợi ích và phẩm giá conngười, với trình độ dân trí ngày càng cao Nhà nước luôn có kế hoạch phát triển sựnghiệp văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, đặc biệt phát triển văn hóa pháp lýtrong nhân dân, làm cho mọi người hiểu rõ và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ củamình Nhà nước cũng chú trọng làm cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hộithuộc các ngành, các cấp nhận thức rõ trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo việcthực hiện quyền và nghĩa vụ công dân Đây chính là đảm bảo về mặt tư tưởng choquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thực hiện, trong đó có quyền khiếunại, tố cáo
Trang 32Như vậy, tất cả các quy định pháp luật và phương thức pháp lý gọi là nhữngbảo đảo pháp lý hay những bảo đảm có tính chất chuyên ngành, nếu thiếu chúngthì tất cả hệ thống bảo đảm các quyền không thể có và sẽ không được thừa nhậnmột cách đầy đủ và hoàn thiện.
Phạm vi rộng lớn của các đảm bảo pháp lý bao giờ cũng là những đặc trưngchế định pháp luật cho công dân Từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 đến Hiếnpháp năm 1992 có ý nghĩa to lớn nhất đối với việc thực hiện các quyền công dân,trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo Hiến pháp xác định chế định pháp luật củacông dân, cho phép thực hiện trực tiếp các quyền đã được ban bố
Những đảm bảo pháp lý cho quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉđạo ghi nhận trong các Hiến pháp mà còn ghi nhận các văn bản pháp quy khác,như trong các Luật, Bộ luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Chỉthị, Thông tư, …của cơ quan Nhà nước
4/ Nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo:
a/ Nghĩa vụ của người khiếu nại: Khiếu nại đến đúng người có thẩm
quyền xem xét giải quyết; trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin tài liệucho người giải quyết khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trìnhbày và việc cung cấp thông tin tài liệu đó; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giảiquyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
b/ Nghĩa vụ của người tổ cáo: trình bày trung thực về nôi dung tố cáo; nêu rõ họ
tên, địa chỉ của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo sai sự thất.
Trang 33PHẦN II THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TT TIÊN KỲ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012
I/ Đặc điểm tình hình chung:
Những năm gần đây thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sau khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, nhiều luật, pháp lệnh cũng được ban hành vừa tạo môi trường pháp lý cho kinh tế-xã hội pháp triển, an ninh quốc phòng được tăng cường, đồng thời để quản lý, điều hành đất nước bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ của nhân dân, thiết lập trật tự kỷ cương xã hội Tuy nhiên, tình hình thực thi pháp luật vẫn còn hạn chế, thiếu sót, khuyến điểm; ảnh hưởng đến quyền dân chủ của nhân dân, trật tự
kỷ cương còn lơi lỏng, tình trạng lãng phí … gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, lợi ích của công dân
Thị trấn Tiên Kỳ nằm ngay chính trung tâm của huyện Tiên Phước có diện tích
tự nhiên là: 828,49 ha với 2042 hộ và 7553 khẩu, hộ sản xuất nông nghiệp chiếm trên
70 %, số còn lại tham gia vào các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và dịch vụ Thị trấn Tiên Kỳ nằm sát với trung tâm huyện Tiên Phước nên quá trình giao lưu buôn bán có những thuận lợi, tại địa phương có một số loại cây trồng có giá trị kinh tế và mang tính truyền thống Trên địa bàn thị trấn được chia thành 11 thôn, 2 khối phố Thị trấn có thuận lợi đường ĐT 616 chạy dọc theo hướng Tiên Phước – Trà My, tuyến ĐT
614 hướng Tiên Phước – Hiệp Đức Đường nhựa 10km, đường cấp phối 1 km, đường gio thông nông thôn với tổng chiều dài 23,2km đảm bảo cho xe cơ giới lưu thông đến các thôn; trong đó đã bê tông hóa được chiều dài 87 km về thủy lợi trên thị trấn có 2 tram bơm điện, 4đập dân, 2 hồ chứa nước giải quyết tưới cho 63 ha/132 ha diên tích đất trồng lúa.
Phía Nam giáp xã Tiên Lộc.
Phía Bắc giáp với xã Tiên Châu.
Phía Tây giám giáp xã Tiên Cảnh
Phía Đông giáp với xã Tiên Mỹ.
Trang 34Tuy Tiên Kỳ là một thị trấn nhưng phần lớn sống dựa vào nông nghiệp Với cơ cấu kinh tế là nông-lâm, tiểu thủ công nghiệp, ngành nông nghiệp là ngành chủ đạo,
tổng thu nhập bình quân hằng năm 2 đến 2,5 tỷ đồng, thực trạng các ngành nghề còn chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Có địa hình hết sức phức tạp, địa hình phần lớn là đồi núi và gò đồi xen lẫn với các dạng địa hình bậc thang Địa thế có chiều hướng thấp từ Tây Nam sang Đông Bắc
*Về giáo dục: Thị trấn có 01 trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, 01 trường
Tiểu học Kim Đồng, 01 trường mẫu giáo rất khang tranh sách đẹp phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của địa phương đều đạt trường chuẩn quốc gia, 02 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu Trinh.
*Về y tế: Xã có 01 trạm y tế đã được công nhận trạm y tế đạt chuẩn quốc gia có
02 bác sĩ và 05 nhân viên y tế, gồm 10 phòng có trang bị đầy đủ thuôc men phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị tại trạm.
II/ Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn xã trong 3 năm (2010-2012)
Trong 3 năm qua Ban tư pháp, và các ban, ngành bảo vệ pháp luật khác củathị trấn đã giải quyết nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, phát hiện nhiều vụ việc,hành vi vi phạm và phạm tội khá nghiêm trọng, thu về cho Nhà nước nhiều tiền vàtài sản có giá trị hàng chục triệu đồng, vài hét ta đất, đồng thời khôi phục quyềnlợi hợp pháp cho công dân Phần lớn những vụ việc được phát hiện thường ngụybiện do thiếu hiểu biết, chưa có kinh nghiệm hoặc chưa nêu tinh thần trách nhiệm
Vì vậy, việc xử lý các hành vi đó cũng chưa được nghiêm, còn để lọt người, lọttội, tác động tiêu cực đến kỷ cương pháp luật
Theo số liệu thống kê đầu năm 2010-2012, cơ quan hành chính Nhà nướcthị trấn đã nhận được 26 đơn ( khiếu nại 17 đơn, tố cáo 9 đơn)
Năm 2011 tiếp nhận 13 đơn (khiếu nại 9 đơn, tố cáo 4 đơn), giảm 01 đơn sovới năm 2010
Trang 35Năm 2011 tiếp nhận 8 đơn (khiếu nại 5 đơn, tố cáo 3 đơn), giảm) 5 đơn sovới năm 2004.
Năm 2012 tiếp nhận 5 đơn (khiếu nại 3 đơn, tố cáo 2 đơn), giảm 3 đơn sovới năm 2005
Tổng số đơn gửi sai thẩm quyền và gửi vượt cấp 9 đơn Trong đó, năm 2010
có 5 đơn, năm 2011 có 3 đơn, năm 2012 có 1 đơn
Qua số liệu thống kê đơn cho thấy số lượng đơn khiếu nại, tố cáo của nhândân hằng năm gởi đến cơ quan hành chính thị trấn rất lớn; song qua các năm đơnkhiếu nại, tố cáo có xu hướng giảm dần, đặc biệt là đơn gửi sai thẩm quyền vượtcấp giảm mạnh Điều đó đã khẳng định sự nổ lực, cố gắng của cơ quan hành chínhNhà nước trên địa bàn thị trấn Tiên Kỳ trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáothuộc thẩm quyền đã làm hạn chế đơn gửi tràn lan, vượt cấp
2.1 Nội dung đơn khiếu nại, tố cáo:
- Đối với đơn khiếu nại:
+ Việc khiếu nại có tính gay gắt, dai dẳng từ trước đến nay nổi lên vẫn làkhiếu nại xin tại nhà, hoặc đòi lại nhà do thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủnghĩa
+ Khiếu nại đòi lại vườn ở nông thôn đã được giao cho người khác sử dụng,tranh chấp đất xây dựng
Gần đây do quy hoạch mở rộng đường giao thông, đường điện thu hồi đất
để quy hoạch các công trình công cộng như bờ kề Sông Tiên và sân vận động củathị trấn đã nổi lên tình hình khiếu nại nhiều, đơn phát sinh tăng so với lĩnh vựckhác
- Đối với đơn tố cáo, nội dung chính nổi lên tố cáo hành vi lợi dụng chứcquyền đánh đập người gây thương tích, làm trái các chế độ chính sách của Nhànước trong các lĩnh vực về quản lý đất đai Tố cáo tệ quan liêu chưa thực sự quantâm đến lợi ích của nhân dân, chưa nhiệt tình trong phục vụ cho nhân dân ở cơ sở
Trang 36-Ngoài những nội dung khiếu nại, tố cáo cơ quan chức năng xã đã nhậnđược một số đơn có tính chất thỉnh nguyên, yêu cầu và một số đơn có tính chấtgóp ý kiến.
2.2 Nguyên nhân của tình hình phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo:
-Trong những năm trước đây, khi thực hiện chính sách cải tạo công thươngnghiệp, cải tạo nhà đất, thị trấn đã tiến hành nhanh và đúng chính sách lúc bấy giờnhưng vẫn còn một số thiếu sót trong việc thực hiện chính sách cải tạo Khi có đơnkhiếu nại đã được giải quyết nhưng còn một số chưa dứt điểm Từ khi Đảng vàNhà nước ta có chủ trương chính sách đổi mới, nhiều chính sách mới được banhành, đối chiếu với các chính sách trước đây nhất là thời kỳ cải tạo, công dân gửiđơn đến các cơ quan thẩm quyền khiếu nại xin lại diện nhà cải tạo trước đây
Tuy đã được cơ có quan thẩm quyền trả lời nhưng công dân vẫn chưa chấpnhận
Nhiều công dân chưa hiểu đúng chính sách của Đảng, Nhà nước về đất đai, do vậy đã phát sinh nhiều đơn khiếu nại tranh chấp đất nông nghiệp, đất rừng, tranh chấp đất với một số cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp đất lại hoặc công nhận quyền
sử dụng hợp pháp.
Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội, đặc biệt là đất đai ở địa phương còn buông lỏng, xem nhẹ Khi phát hiện xảy ra sai phạm chưa có biện pháp xử lý kịp thời, dẫn đến phát sinh những tình tiết phức tạp khó giải quyết hoặc khi có quyết định giải quyết thì việc tổ chức thực hiện gặp khó khăn để kéo dài đã phát sinh đơn tiếp khiếu
Những năm gần đây, Nhà nước xây dựng nhiều cơ sở sản xuất, mở rộng cơ
sở hạ tầng nên phải sử dụng đất của nhân dân đang sử dụng, nhưng do việc đền bù
Trang 37giải tỏa có nơi làm chưa đúng, chưa đủ, có biểu hiện không công bằng, nên phátsinh đơn khiếu nại.
-Trong thực tế xã hội hiện nay có một số cán bộ, đảng viên thói hóa, biếnchất, chạy theo lợi ích cá nhân, lợi dụng chức quyền cố tình vi phạm các chế độchính sách, chiếm đọat tài sản của nhân dân
2 Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa bàn thị trấn Tiên Kỳ trong 3 năm (2010-2012):
2.1 Công tác tuyên truyền pháp lụât khiếu nại, tố cáo:
Sau khi luật khiếu nại, tố cáo được ban hành, UBND thị trấn Tiên Kỳ đã tổchức triển khai và chỉ đạo các thôn, khối phố cùng triển khai thực hiện Tổ chứccác lớp bồi dưỡng, tập huấn Luật khiếu nại, tố cáo của công dân, Nghị định69/1999/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện luật khiếu nại, tố cáo;Nghị định 62/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số67/1999/NĐ-CP, nhằm tuyên truyền sâu rộng các nội dung pháp luật đến tất cảcán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của họtrong việc khiếu nại, tố cáo
Trang 382.2 Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân:
Từ năm 2010-2012 cơ quan quản lý hành chính thị trấn đã giải quyết các vụkhiếu nại, tố cáo của mình thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân:
Điều đó chứng tỏ rằng công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo củacông dân đã được cải thiện, đem lại hiệu quả cao, tỷ lệ đơn tồn đọng thấp
Nội dung khiếu nại, tố cáo đúng, sai qua các năm được thể hiện qua bảng 2
Bảng 2: Số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền đã giải quyết.
Mục Tổng số
vụ khiếu
nại đã
giảiquyết
Số vụ khiếu nạiđúng
Số vụ khiếu nại cóđúng, có sai
Số vụ khiếu nại
sai
Số vụ % Số vụ % Số vụ %Năm 1 2 3=2/1 4 5=4/1 6 7=6/1