1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

67 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Và Bảo Tồn Thực Vật Bản Địa Tại Ttnnmx, Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang
Tác giả Vũ Hồng Ngọc
Người hướng dẫn Trương Hoàng Đan
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2016
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 3,61 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: GIỚI THIỆU (8)
    • 1.1 Đặt vấn đề (8)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (9)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (9)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (9)
    • 1.3 Nội dung (9)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
  • Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (10)
    • 2.1 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN (10)
    • 2.2 Phân loại thực vật (11)
      • 2.2.1 Một số khái niệm cơ bản (11)
      • 2.2.2 Hệ thống phân loại thực vật (12)
    • 2.3 Khái quát về Đa dạng sinh học (14)
      • 2.3.1 Khái niệm đa dạng sinh học (14)
      • 2.3.2 Bảo tồn đa dạng sinh học (14)
      • 2.3.3 Tầm quan trọng của đa dạng sinh học (16)
    • 2.4 Nghiên cứu đa đạng sinh học thực vật ở Việt Nam (17)
    • 2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật (19)
      • 2.5.1 Yếu tố vô sinh (19)
      • 2.5.2 Yếu tố hữu sinh (20)
    • 2.6 Quy hoạch vườn thực vật (21)
      • 2.6.1 Lựa chọn địa điểm đặt vườn (21)
      • 2.6.2 Các công trình trong vườn (22)
  • Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 3.1 Phương tiện thực hiện (24)
    • 3.2 Phương pháp điều tra hệ thực vật (24)
      • 3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp (24)
      • 3.2.2 Khảo sát thực địa (24)
      • 3.2.3 Phương pháp thu mẫu (25)
      • 3.2.4 Phân tích, phân loại mẫu (26)
      • 3.2.5 Lập danh lục thực vật làm thuốc cho TTNN Mùa Xuân (26)
      • 3.2.6 Vẽ bản đồ định vị các cây thuốc quý, cây thuốc mọc tập trung (27)
    • 3.3 Lập quy hoạch xây dựng vườn Thực vật (27)
      • 3.3.1 Khảo sát, chọn địa điểm quy hoạch (27)
      • 3.3.2 Chọn lựa cây bản địa, thuốc nam trồng trong vườn (28)
      • 3.3.3 Lựa chọn sinh cảnh tiêu biểu để mô phỏng trong vườn (28)
  • Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (29)
    • 4.1 Danh lục cây thuốc ở TTNN Mùa Xuân (0)
    • 4.2 Bản đồ định vị các cây thuốc quý, các cây thuốc mọc tập trung (0)
    • 4.3 kế hoạch xây dựng vườn thực vật (56)
      • 4.3.1 Mục đích xây dựng vườn cây bản địa (56)
      • 4.3.2 Thiết kế vườn thực vật (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (66)

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Việt nam được mệnh danh là Rừng vàng – biển bạc – đất phù sa vì vậy mà nguồn tài nguyên sinh vật của nước ta là vô cùng phong phú và đa dạng Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2011), trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có tới trên 28.682 loài động thực vật bao gồm 19.357 loài thực vật và 9.325 loài động vật Giới thực vật là nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và phong phú, có nhiều lợi ích đối với con người Chúng rất phong phú và đa dạng về thành phần loài, khu vực phân bố và cả môi trường sống. Trong đó có nhiều loài cây có giá trị sử dụng như: làm thuốc chữa bệnh, làm lương thực cho người và gia súc, làm cảnh, Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân thuộc xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 1.434,89 ha có nhiều khu vực còn khá hoang sơ và có hệ thực vật đa dạng, phong phú. Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Trúc Linh năm 2015, đã xác định được nhiều loài cây bụi, thực vật thân thảo, dây leo có giá trị dược liệu, ở Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân Nhiều loài là nguồn nguyên liệu quý giá cho nhiều bài thuốc được lưu truyền từ xưa đến nay trong dân gian như cây gừa, cây nhàu, sung, cỏ hôi, cỏ chỉ, cỏ chua,

Hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân đang phát triển Việc này cần sử dụng diện tích đất khá lớn, và việc giảm diện tích rừng tràm vốn có là khó có thể tránh được Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có thể gây ra những những thay đổi về môi trường sinh thái và khiến nó không còn giữ nguyên được trạng thái cân bằng ban đầu (nhiều loài thực vật bị thay đổi điều kiện sống dẫn đến suy giảm số lượng hoặc mất đi tại một khu vực; việc phát hoang để trồng cây có thể làm mất đi một số loài) Để bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này cần nhiều biện pháp quản lý và bảo tồn trong đó, việc thực hiện quy hoạch vườn bảo tồn là một trong những biện pháp khả thi và cần thiết Vườn thực vật có chức năng quy tập và bảo tồn hệ thực vật, lưu giữ nguồn gen quý giá của các loài thực vật Đây cũng là nơi trưng bày, thể hiện sự đa dạng thực vật dưới dạng mô hình thu nhỏ với các sinh cảnh tiêu biểu của Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân Ngoài ra, việc quy hoạch vườn thực vật còn mang lại nhiều lợi ích như: phục vụ phát triển du lịch địa phương, góp phần giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học, Trong thời điểm hiện nay khi TTNN Mùa Xuân đang có kế hoạch phát triển du lịch thì vườn thực vật còn có vai trò là nơi tham quan, giới thiệu các loài thực vật bản địa, cây có giá trị về dược liệu, kinh tế, đến với du khách gần xa Đây cũng là điểm thu hút mọi người đến với du lịch sinh thái khi được dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu hệ thực vật đa dang và phong phú nơi đây Xây dựng vườn thực vật còn tạo điều kiện cho người dân đặc biệt là trẻ nhỏ gần gũi hơn với tự nhiên để hiểu được giá trị, tầm quan trọng cũng như vẻ đẹp của hệ sinh vật đa dạng và phong phú Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên vô giá này

Tính chất của vườn bảo tồn là vừa để bảo vệ đa dạng sinh học, vừa nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh về kinh tế của các hệ sinh thái, vừa bảo vệ phát triển bền vững Xuất phát từ những nguyên nhân, lợi ích trên, đề tài “Khảo sát và bảo tồn thực vật bản địa tại TTNNMX , huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được lựa chọn thực hiện.

Mục tiêu nghiên cứu

Quản lý hiệu quả công việc khai thác, sử dụng và quy hoạch bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật bản địa, cây làm thuốc thuộc Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân

- Điều tra thành phần, sự đa dạng và phân bố loài thực vật bản địa thuộc TTNN Mùa Xuân

- Đề xuất phương án bảo tồn

Nội dung

Nội dung 1: Điều tra hệ thực vật

Thu thập, thống kê dữ liệu từ các tài liệu có liên quan và các nghiên cứu trước đây về cây thuốc ở Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân. Điều tra phân bố, định danh, phân loại các loài thực vật bậc cao có mạch tại Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân Xác định thực vật bản địa, cây thuốc.

Nội dung 2: Lập bộ dữ liệu về cây thuốc bản địa ở TTNNMX gồm: danh mục cây bản địa, cây thuốc và bản đồ định vị các cây thuốc quý hoặc các cây thuốc mọc tập trung để có kế hoạch bảo tồn và khai thác hợp lý.

Nội dung 3: Xây dựng phương án bảo tồn Đề xuất phương án quy hoạch lập vườn thực vật quy tập, bảo tồn thực vật bản địa, cây thuốc

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài thực hiện nghiên cứu, khảo sát đối với thực vật bản địa, cây được sử dụng làm dược liệu, dược phẩm trong dân gian Từ đó đề xuất định hướng phát triển DLST hỗ trợ cho nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học

Phạm vi nhiên cứu thực hiện tại Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân, huyệnPhụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Năm 2012, tỉnh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang với tổng diện tích hơn 1.400ha, trong đó đất rừng để làm khu bảo tồn động vật quý hiếm vườn chim 61,87ha trên tổng diện tích tự nhiên của vườn chim khoảng 92,62ha Hậu Giang có khoảng 5.100ha đất lâm nghiệp; trong đó, diện tích có rừng khoảng 2.500ha, chủ yếu là rừng trồng đạt tỷ lệ che phủ 1,2%.

Theo kết quả khảo sát của Chi cục Kiểm lâm và chuyên gia Viện sinh học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực Vườn Chim trong Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân (Phụng Hiệp, Hậu Giang), tính từ tháng 8/2011, đã có hơn 30 loài đã về sinh sống trú ngụ với tổng đàn khoảng 3.500 đến 4.000 cá thể; trong đó, có ba loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam là chim cổ rắn (Anhingar melanogaster), cò nhạn (Ardea oscitans) và giang sen (Tantalus leucocephalus).

Qua thống kê, hệ động vật có 71 loài động vật cạn, 135 loài chim Động vật nội đồng gồm rất nhiều loài từ cá đến bò sát, lưỡng cư tập trung trong đồng ruộng, kênh rạch, đặc biệt là dưới chân rừng Căn cứ vào thực trạng và định hướng phát triển của trung tâm, có thể phân thành 5 phân khu chức năng như sau:

- Phân khu hành chính, gồm các công trình: trụ sở cơ quan, khu tái định cư - dân cư, hệ thống trường học (THCS, tiểu học, mẫu giáo), y tế, khu văn hóa - thể thao, khu vườn ươm cây giống nông, lâm nghiệp.

- Phân khu sản xuất nông nghiệp - thủy sản - chăn nuôi: với nhiệm vụ chính là sản xuất lúa giống, mía giống, mía thương phẩm; liên kết, liên doanh nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi Tập trung chủ yếu khu vực từ đường Hoàng Hoa Thám đến hết ranh giới của trung tâm giáp đất dân xã Tân Phước Hưng.

- Phân khu vườn chim: đây là khu vực cần được quản lý, bảo vệ để bảo tồn động vật quý hiếm của tỉnh (các loài chim cò), gồm các khoảnh: 4, 5, 6, 7.

- Phân khu du lịch sinh thái: sẽ phát triển ở các khoảnh 11, 12, 13, trong đó các hoạt động có tiếng ồn sẽ phát triển tại khoảnh 13; khoảnh 11, 12 sẽ duy trì quỹ đất rừng lớn, hạn chế phát triển các công trình có tiếng ồn, tránh ảnh hưởng đến việc duy trì, bảo vệ loài chim

- Phân khu đất rừng: duy trì quỹ đất rừng tại các khoảnh 19, 20, 21, 22, 28, 29,

30 và một phần các khoảnh 22, 28, 31, 35 Đây là khu vực cần được khoanh định, bảo vệ nhằm duy trì, bảo vệ các loài cây bản địa của địa phương và đảm bảo về an ninh quốc phòng khi cần thiết.

Hình 2.1: Bản đồ Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân

(Nguồn Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân)

Phân loại thực vật

2.2.1 Một số khái niệm cơ bản

Thực vật bản địa là thuật ngữ dùng để miêu tả các loài thực vật đặc hữu hay phát triển tự nhiên ở một khu vực nhất định trong một khoảng thời gian địa chất Khái niệm này cũng bao gồm các loài thực vật đã từng phát triển, xuất hiện một cách tự nhiên hoặc đã tồn tại trong nhiều năm tại một khu vực

Cây thuốc nam là các loài thực vật được con người sử dụng để chữa bệnh trong dân gian, trải qua việc sử dụng thực tế rồi đúc kết kinh nghiệm và được truyền miệng cho nhau từ người này sang người khác hoặc từ đời này sang đời khác mà không có một bài thuốc ghi chép rõ ràng.

Theo luật đa dạng sinh học (2008) các phân biệt về loài được định nghĩa như sau:

Loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.

Loài di cư là loài động vật có toàn bộ hoặc một phần quần thể di chuyển thường xuyên, định kỳ hoặc theo mùa từ khu vực địa lý này đến khu vực địa lý khác.

Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.

Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển

Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

2.2.2 Hệ thống phân loại thực vật

Tên các loài thực vật được đặt theo quan hệ họ hàng theo các đặc điểm giống nhau giữa các loài

Phương pháp cơ bản để phân loại thực vật là chọn ra các đặc điểm chính dễ quan sát làm cơ sở để phân loại Dựa vào đặc điểm hình thái cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản, đặc biệt chú trọng các đặc điểm hiển vi để phân loại chính xác đến họ, giống loài Phân loại thực địa sử dụng đặc tính cơ quan dinh dưỡng để nhận thấy bằng mắt thường, trừ trường hợp phải phân biệt bằng các đặc điểm của hoa.

Thân: có mủ, không mủ; có lông, không có lông; tròn, vuông; …

Lá: đơn, kép (chẳn, lẻ), lá phụ (thứ diệp, tam diệp); hình dạng; kích thước; cách mọc của lá (đối, xen, vòng, song dính); đặc điểm bìa lá, đáy lá, chót lá, gân lá, có hay khoog có bẹ lá; mùi;…

Mao bộ: có lông (đặc điểm của lông), không có lông.

Thang bậc phân loại và danh pháp thực vật

2.2.2.1 Đơn vị phân loại (Taxon) Đơn vị phân loại (Taxon) là nhóm sinh vật có thực, được chấp nhận làm đơn vị phân loại ở bất kỳ bậc nào Ví dụ: bộ Hành tỏi – Liliales là taxon bậc bộ ; họ Hành tỏi

- Liliaceae là taxon bậc họ; chi Hành tỏi - Lilium là taxon bậc chi; loài hoa Loa kèn - Lilium longiflorum Thunb là taxon bậc loài Đơn vị phân loại cơ sở là loài

Khái niệm về loài phát sinh từ thực tế quan sát sinh vật trong thiên nhiên, sự giống nhau và khác nhau giữa các cá thể Có nhiều định nghĩa khác nhau về loài, trong đó định nghĩa của Komarov (1959) được xem là tương đối hoàn chỉnh: “Loài là tập tập hợp các cá thể cùng xuất phát từ một tổ tiên chung, trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên mà cách ly với các sinh vật khác, đồng thời loài là một giai đoạn nhất định trong quá trình tiến hoá chung của sinh vật” Ông cũng nhấn mạnh đến đặc tính di truyền và sự phân bố của loài: “các cá thể trong cùng loài có thể giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con cái có khả năng sinh sản”, và “mỗi loài có một khu phân bố riêng”

Bậc phân loại là một tập hợp mà thành viên của nó là các taxon ở bậc đó. Những loài có tính chất giống nhau, có tổ tiên chung tập hợp thành đơn vị lớn hơn gọi là chi (Genus) Cũng theo nguyên tắc chung nhau về nguồn gốc, giống nhau về tính chất, chi hợp thành họ (Family), họ thành bộ (Order), bộ thành lớp (Class), lớp thành ngành (Phylum)

Ngoài ra, đôi khi người ta còn dùng các bậc trung gian như: dưới loài có phân loài (Subspecies), thứ (Varietas), dạng (Forme), hay các bậc phụ như phân bộ, phân họ,

2.2.2.3 Nguyên tắc gọi tên khoa học của thực vật

Mỗi một loại cây có thể có một tên khoa học hoặc nhiều tên khoa học do có một hay nhiều tác giả cùng mô tả chúng vào những thời điểm khác nhau Do thiếu những trao đổi thông tin, hoặc do thiếu những văn liệu đối chứng, hoặc do quan niệm khác nhau Những sai sót, lầm lẩn đều được giải quyết ở những Hội nghị quốc tế về thực vật học ở đó, người ta thường thống nhất lại và quy định tên nào là có hiệu lực về danh pháp và được coi là chính thức Khi đã có một tên chính thức, thì các tên khác được gọi là tên đồng vật hay đồng nghĩa.

Mỗi tên khoa học của một loại cây được quy định bởi:

Tên Chi (Genus) phải là một danh từ nguyên cách số ít Chữ đầu phải viết hoa. Tên chi là một từ Latin hoặc Hy Lạp được Latin hoá, hoặc danh từ riêng được Latin hoá Tên chi thường được đặt theo nội dung về đặc tính, theo tên người, tên đất hoặc tên thần thoại và một số tên do địa phương đặt sẵn và được Latin hoá.

Khái quát về Đa dạng sinh học

2.3.1 Khái niệm đa dạng sinh học

Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa: ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường

Theo Công ước đa dạng sinh học thì ĐDSH có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học (Công ước về đa dạng sinh học, 1992). Đa dạng sinh học bao gồm sự phong phú đa dạng và khả năng biến đổi trong thế giới sinh vật sống và cả các phức hệ sinh thái mà trong đó chúng đang tồn tại, điều này có thể xảy ra trong cùng loài, giữa các loài, bên trong một hệ sinh thái hoặc giữa các hệ sinh thái với nhau (Lê Quốc Huy, 2005).

Theo luật đa dạng sinh học (2008) ĐDSH được định nghĩa là sự phong phú về nguồn gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: Đa dạng sinh học mức độ gen, đa dạng loài và đa dạng HST/ quần thể (Lê Quốc Huy, 2005). Đa dạng sinh học mức độ di truyền (gen) bao gồm những sự thay đổi di truyền trong một loài xảy ra giữa các quần thể giữa các vùng sinh thái địa lý khác nhau và cả bên trong bản thân một quần thể sinh học. Đa dạng sinh học mức độ cá thể (loài) là sự phong phú đa dạng về loài trong một quần thể hay trong một tập hợp cá thể sống tại một khu vực nhất định Đa dạng hệ sinh thái/quần thể: ở quy mô lớn hơn, đa dạng sinh học bao gồm những biến đổi trong các quần thể sống, mà trong đó các loài đang sinh sống, trong các hệ sinh thái mà trong đó các quần thể sống đang tồn tại và sự tương tác qua lại giữa các dạng sống nay với nhau và với môi trường Đa dạng hệ sinh thái có tính chất trừu tượng hơn so với đa dạng gen và loài Tuy nhiên tất cả 3 dạng này của đa dạng sinh học là không thể tách rời mà có liên quan chặt chẽ với nhau.

2.3.2 Bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền (Luật đa dạng sinh học, 2008)

Có nhiều phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH Một số phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng, các dòng di truyền hay các sinh cảnh Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật (Bộ tài nguyên môi trường,

2005) Có hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation) (Nguyễn Quốc Tân, 2011; Nguyễn Huy Dũng và Vũ Văn Dũng, 2007).

- Bảo tồn tại chỗ (In-situ conservation):

Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng (Luật đa dạng sinh học, 2008).

Bảo tồn nội vi bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên Tuỳ theo đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua Kết quả của phương pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng và đưa vào hoạt động một hệ thống rừng đặc dụng (Nguyễn Huy Dũng và Vũ Văn Dũng, 2007).

- Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation):

Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền (Luật đa dạng sinh học, 2008).

Bảo tồn chuyển chỗ (ngoại vi) bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: i) nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, ii) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng Tuy công tác bảo tồn ngoại vi còn tương đối mới ở ViệtNam, nhưng trong những năm qua, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất định (Nguyễn Huy Dũng và Vũ Văn Dũng, 2007).

2.3.3 Tầm quan trọng của đa dạng sinh học ĐDSH ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con người, thể hiện qua chức năng và tầm quan trọng của các HST Không chỉ là nơi cư trú, môi trường sống của nhiều loài sinh vật, các HST còn có chức năng cung cấp các loại hình dịch vụ như sau:

Dịch vụ cung cấp: HST mang đến những lợi ích trực tiếp cho con người, thường có giá trị kinh tế rõ ràng, đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực của đất nước; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu xây dựng và các nguồn nguyên liệu, dược liệu; cung cấp khoảng 80% lượng thủy sản khai thác từ vùng biển ven bờ và đáp ứng gần 40% lượng protein cho người dân Nghề thủy sản đem lại nguồn thu nhập chính cho khoảng 8 triệu người và một phần thu nhập cho khoảng 12 triệu người (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)

Dịch vụ văn hóa: HST không chỉ cung cấp những lợi ích vật chất trực tiếp mà còn đóng góp vào những nhu cầu lớn hơn của xã hội Các HST có tính ĐDSH cao cung cấp giá trị vô cùng to lớn cho các ngành giải trí ở Việt Nam với các loại hình du lịch sinh thái đang dần dần phát triển, hứa hẹn đem lại nhiều giá trị kinh tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của ĐDSH và công tác bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Khoảng 70% tăng trưởng du lịch là từ các vùng duyên hải có các hệ sinh thái tự nhiên giàu đa dạng sinh học Theo báo cáo của 14/30 VQG và các khu BTTN, năm 2011 đã đón tiếp 728.000 lượt khách, với tổng doanh thu trên 30 tỷ đồng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)

Dịch vụ điều tiết: Dịch vụ điều tiết bao gồm: sự điều hòa khí hậu thông qua lưu trữ cacbon và kiểm soát lượng mưa, lọc không khí và nước, phân hủy các chất thải trong môi trường, giảm nhẹ những tác hại của thiên tai như lở đất hay bão lũ Giá trị lưu giữ và hấp thụ cacbon của rừng Việt Nam là rất đáng kể, đặc biệt là rừng tự nhiên.Giá trị này tỷ lệ thuận với trữ lượng và sinh khối rừng Kết quả nghiên cứu đã xác định: Giá trị lưu giữ cacbon của rừng tự nhiên là 35-85 triệu đồng/ha/năm và giá trị hấp thụ cacbon hàng năm khoảng 0,4-1,3 triệu đồng/ha/năm với Miền Bắc Ở Miền Trung giá trị lưu giữ cacbon từ 37- 91 triệu đồng/ha/năm và giá trị hấp thụ cacbon là 0,5- 1,5 triệu đồng/ha/năm Ở Miền Nam giá trị lưu giữ cacbon là 46-91 triệu đồng/ha/năm và giá trị hấp thụ cacbon là 0,6-1,5 triệu đồng/ha/năm (Tổng cục Môi trường, và Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học, 2013).

Dịch vụ hỗ trợ: Đây là yếu tố thiết yếu trong các chức năng của HST và gián tiếp ảnh hưởng đến tất cả các loại dịch vụ khác Có thể ví dụ về dịch vụ hỗ trợ như sự hình thành đất hay quá trình sinh trưởng của thực vật Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm phải chịu từ 5 đến 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn Các nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn(MERC) cho thấy, hệ thống rễ dày đặc của các loài cây rừng ngập mặn có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ đất ven biển và vùng cửa sông Chúng vừa ngăn chặn hiệu quả sự công phá bờ biển của sông, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng như giữ hoa lá, cành rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ nên bảo vệ được đất Một số loài cây tiên phong như Mắm biển, Mắm trắng, Bần trắng sinh trưởng trên đất bồi non có khả năng giữ đất phù sa, mở rộng đất liền ra phía biển như ở vùng Tây Nam mũi Cà Mau, dọc sông Đồng Tranh, Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh, các bãi bồi ở cửa sông Hồng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014)

Nghiên cứu đa đạng sinh học thực vật ở Việt Nam

Theo đánh giá của Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới (WCMC) (1992, 2003), Việt Nam được xếp thứ 16 trong số các nước có ĐDSH cao nhất thế giới Sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi tạo nên tính đa dạng sinh học phong phú và đặc sắc của Việt Nam, thể hiện ở đa dạng các hệ sinh thái, loài và nguồn gen (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2011) Việt Nam được công nhận là một trung tâm đặc hữu về loài và có 6 trung tâm đa dạng về thực vật được IUCN xác định (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005; Davis et al, 1995) Toàn bộ đất nước Việt Nam nằm trong điểm nóng Inđô-Bơ Ma do tổ chức Bảo tồn Quốc tế xác định, là một trong những vùng sinh học bị đe doạ nhất và giàu có nhất trên trái đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005).

Theo tài liệu Nguyên Tiến Bân (2003-2005) đã thống kê thì thực vật hạt kín trong hệ thực vật ở Việt Nam hiện có khoảng 8.500 loài, 2.050 chi, trong đó lớp hai lá mầm có 1.590 chi với trên 6.300 loài và lớp một lá mầm có 460 chi với 2.200 loài

Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2011) hệ thực vật Viêt Nam có 19.357 loài trong đó

2200 loài Nấm, 368 loài Vi khuẩn lam (Cyanophyta), 2176 loài Tảo (Algae), 793 loài Rêu (Bryophyta), 2 loài Khuyết lá thông (Psilotophyta), 57 loài Thông đất (Lycopodiophyta), 2 loài Thân đốt (Cỏ tháp bút - Equisetophyta), 691 loài Dương xỉ (Polypodiophyta), 69 loài Hạt trần (Pinophyta) và 13.000 loài Hạt kín (Magnoliophyta)

Trong công trình Danh lục các loài thực vật Việt Nam, chưa kể các nhóm vi tảo ở nước, các nhà thực vật đã thống kê có tới 16.428 loài thực vật (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).

Bảng 2.1: Thống kê các loài thực vật đã biết ở Việt Nam (không kể các loài vi tảo ở nước)

Các nhóm thực vật Số lượng loài

Thực vật hạt kín (Angiospermae) 13.000

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)

Theo báo cáo quốc gia về ĐDSH Việt Nam năm 2011 thì hệ thực vật Việt Nam đã ghi nhận 13.766 loài thực vật, trong đó có 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, có

2256 chi, 305 họ chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 5% tổng số họ thực vật trên thế giới, 2.393 loài thực vật bậc thấp (Bộ tài nguyên môi trường, 2011; Phạm Bình Quyền, 2012).

Theo Đặng Văn Sơn và Trần Hợp (2013) đã ghi nhận được nguồn tài nguyên thực vật ở vùng ven biển Nam Bộ có 130 loài, thuộc 96 chi, 49 họ, 29 bộ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta).Tài nguyên thực vật có ích được chia thành 5 nhóm dạng sống chính là: Cây thân thảo, cây bụi (cây bụi/tiểu mộc), cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn, dây leo và bán ký sinh Giá trị sử dụng của thực vật được chia làm 5 nhóm chính là: Nhóm cây làm thuốc, nhóm cây cho gỗ, nhóm cây làm thực phẩm, nhóm cây gia dụng, nhóm cây cảnh và bóng mát Đã xác định được 4 loài thực vật có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), Xương cá (Canthium dicoccum), Bí kì nam (Hydnophytum formicarum) và Chùm lé (Azima sarmentosa).

Tại Cần Thơ, Võ Văn Bé (1998) đã tiến hành điều tra và xác định được 80 họ, trong đó có 63 họ song tử diệp và 17 họ đơn tử diệp, 325 chi, 351 loài, 4 loài phụ, 20 thứ và 1 dạng về cây cỏ sống hoang dại Ở Cồn Ấu (thành phố Cần Thơ) đã ghi nhận được 152 loài, 116 chi thuộc 62 họ, trong đó có 57 loài có tác dụng làm thuốc, làm cảnh và ăn trái (Đặng Văn Sơn, 2009)

Hệ thực vật tự nhiên ở VQG U Minh Thượng có 226 loài, trong đó có 70 loài là hiếm và 8 loài rất hiếm là mốp (Alstonia spathulata), nắp bình (Nepenthes mirabilis), lá U Minh (Asplenium confusum), mật cật (Licuala spinosa), luân lan (Eulophia graminea), năng chồi (Eleocharis retroflexa), bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum),bèo tản nhọn (Lemna tenera) (Chu Văn Cường et al, 2011). Ở VQG Phú Quốc đã ghi nhận được thực vật ngoài gỗ có 835 loài, 449 chi, 119 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Pinophyta) và ngành Hạt kín (Magnoliophyta) Bổ sung cho Danh lục thực vật VQG Phú Quốc 97 loài và 3 họ là họ Ráng chu quần (Thelypteridaceae), họ Trường lệ (Droseraceae) và họ Rau mương (Onagraceae) (Đặng Văn Sơn et al., 2014) Nghiên cứu về đa dạng thực vật ở núi Hàm Rồng của Vườn quốc gia Phú Quốc đã được khảo sát gồm 353 loài thuộc 215 chi của

85 họ trong 4 ngành, phân bố trong 6 sinh cảnh Trong đó có 271 loài cây có giá trị sử dụng, 11 loài cây có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007) Bổ sung 49 loài mới vào danh lục thực vật vườn quốc gia Phú Quốc (Đặng Minh Quân et al., 2012).

Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật

Các yếu tố sinh thái có những yếu tố có lợi và những yếu tố có hại đối với đời sống của thực vật Tập hợp các yếu tố tác động cần thiết cho sinh vật mà thiếu nó sinh vật không tồn lại được, gọi là điều kiện sinh tồn của sinh vật Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật bị chi phối bởi các yếu tố sau:

Môi trường, những điều kiện khí hậu khác nhau có thể gây hư hại và gây stress cho cây, và vì vậy có hại cho sức khỏe của cây Những điều kiện này, bao gồm nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, ẩm ướt và mưa, cùng với mưa đá, lũ lụt, hạn hán và bão tố dẫn đến việc tăng tỷ lệ và mức độ gây hại của bệnh Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và hạn hán có thể làm cây héo trầm trọng và chết Điều kiện gió kết hợp với mưa tạo cơ hội cho sự xâm nhiễm và lan truyền của nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh trên lá Đất ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho các bệnh thối rễ do Phytophthora và Pythium Cây bị stress do hạn hán có thể là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các bệnh trên rễ, và thối thân Sự có mặt của bệnh thối rễ trong điều kiện đất khô có thể gây chết cây. Bão tố hoặc gió lớn làm lắc lư cây có thể làm hư hại đến hệ thống rễ của cây Hư hại như vậy có thể tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân gây thối rễ dẫn đến hiện tượng cây suy thoái dần và chết.

Sự ngập nước (thoát nước kém), cấu trúc đất nghèo nàn, đất có tầng sét cứng và'tầng đế cày' (lớp đất cứng trong cấu trúc đất) có thể cản trở sự phát triển của rễ Rễ bị còi cọc sẽ làm giảm lượng nước và dinh dưỡng lên cây, gây stress cho cây Rễ còi cọc cũng có thể gây héo và vàng lá, tương tự như các triệu chứng của nhiều loại bệnh cây.Tầng đế cày có thể làm cho rễ mọc ngang, làm giảm chức năng và sự phát triển của rễ;gây stress cho cây, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một số bệnh hại.

2.5.1.2 Ánh sáng Ánh sáng giúp cây thực hiện chức năng quan hợp Mỗi loài thực vật có cường độ quang hợp cực đại ở cường độ ánh sáng khác nhau Người ta phân ra hai nhóm thực vật ưa sáng và ưa bóng. Ánh sáng tác động ró rệt đến sự sinh sản của thực vật Thời gian chiếu sáng càng dài thì các cây ở vùng ôn đới (cây dài ngày) phát triển nhanh, ra hoa sớm; ngược lại phần lớn các cây nhiệt đới (cây ngắn ngày) ra hoa muộn. Ánh sáng đã tạo nên các đặc điểm thích nghi về hình thái, giải phẩu và sinh lý ở các sinh vật.

Thực vật được chia thành 4 nhóm căn cứ vào nhu cầu thường xuyên về nước

Thực vật thủy sinh: sống hoàn toàn trong nước như rong, tảo với thân dài, mảnh, lá mảnh và dài, mô khí phát triển, lỗ khí nhiều.

Thực vật ưa ẩm mọc ở các vùng đầm lầy, bờ ao, ruộng lúa,

Thực vật cần độ ẩm trung bình Nhóm thực vật này cần nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng vừa phải và phổ biến khá rộng

Thực vật chịu hạn là những cây chịu nóng, ưa sáng và có khả năng tự tích lũy nước hoặc điều tiết nước, ít thoát hơi nước như xương rồng, họ thầu dầu,

Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống của sinh vật Trong cơ thể sinh vật có khoảng 60% - 90% khối lượng là nước Nước cần cho các phản ứng sinh hóa diễn ra trong các cơ quan, mô và các tế bào của các sinh vật, nước là nguyên liệu cho cây quang hợp, là phương tiện vận chuyển các chất vô cơ, hữu cơ Độ ẩm tương đối là yếu tố quyết định tố độ mất nước do bay hơi, là một yếu tố sinh thái quan trọng đối với thực vật trên cạn Tren thực tế, ảnh hưởng của độ ẩm tương đối thường khó tách rời ảnh hưởng của nhiệt độ.

Gió ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ, độ ẩm của môi trường dẫn đến sự thay đổi thời tiết, ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của thực vật Gió có vai trò rất quan trọng trong phát tán vi sinh vật, bào tử, phấn hoa, hạt đi xa.

Không khí cung cấp oxi cho sinh vật hô hấp sinh ra năng lượng cho cơ thể. Thực vật lấy khí cacbonic từ không khí dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời tạo ra chất hữu cơ.

2.5.2.1 Cá hoạt động của con người

Các hoạt động của con người gây biến đổi môi trương sống tự nhiên của thực vật Ở một góc độ nhất định, con người và động vật đều có những tác động tương tự đến môi trường (lấy thức ăn, thải chất thải vào môi trường, ) Tuy nhiên, do con người có sự phát triển trí tuệ cao hơn, các hoạt động của con người đã gây tác động mạnh mẽ đối với môi trường thậm chí làm thay đổi hoàn toàn môi trường và sinh cảnh ở một nơi.

2.5.2.2 Yếu tố sâu bệnh hại

Trong quá trình tìm kiếm và lấy thức ăn sâu hại có thể gây hại đến cây tương tự như các triệu chứng bệnh Chẳng hạn như rệp, bọ nhảy trên lá, bọ trĩ, nhện và ruồi trắng có thể gây tổn thương cho lá cây tương tự như các triệu chứng của một số bệnh trên lá những sâu hại này cũng có thể đóng vai trò như vectơ truyền virút và vi khuẩn. Sâu đục thân, sùng ăn rễ cây làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước của cây và có thể gây héo tương tự như triệu chứng héo do các bệnh thối rễ và tắc bó mạch gây ra.

Nhiều sâu hại và tác nhân gây bệnh tồn tại trên ký chủ phụ là cỏ dại khi không có mặt cây trồng là ký chủ chính Vì vậy, phòng trừ cỏ dại một cách hữu hiệu là một biện pháp phòng trừ quan trọng và cũng là một phần không thể thiếu trong quản lý bệnh hại tổng hợp (integrated disease management - IDM) Hơn nữa, cỏ dại mọc chung với cây trồng sẽ cạnh tranh nước, dinh dưỡng và ánh sáng, vì vậy sẽ gây stress cho cây trồng và tăng tác hại của bệnh.

Quy hoạch vườn thực vật

Theo luật đa dạng sinh học (2008) định nghĩa khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.

Vườn quy tập và bảo tồn hệ thực vật là nơi thực nghiệm gây trồng các loài cây bản địa, đồng thời là công trình phục vụ nghiên cứu khoa học, học tập và tham quan du lịch Vườn quy tập và bảo tồn hệ thực vật có các nhiệm vụ chính sau:

- Trưng bày hệ thực vật

- Đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách

- Giáo dục về đa dạng sinh học và môi trường thiên nhiên

- Nhân giống và bảo tồn thực vật

2.6.1 Lựa chọn địa điểm đặt vườn Để lựa chọn vị trí vườn quy tập thực vật cũng cần các điều kiện tương tự như vườn ươm cây giống Theo Lê Thị Tình (2010) để sản xuất cây con có hiệu quả, vườn ươm cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Vị trí đặt vườn phải thuận lợi về giao thông, bằng phẳng không bị úng nước. Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của các chủng loại cây giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất lợi như: Giá rét sương muối hoặc nhiệt độ quá cao

Yếu tố đất đai: khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 50 và tiêu thoát nước tốt Phải thuận lợi lấy đất làm bầu, đất làm bầu là đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình có kết cấu tốt, tầng canh tác dày, mầu mỡ, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt, đảm bảo sau cơn mưa nước được tiêu thoát ngay, úng không quá 3-4 giờ trong ngày Không có mầm mống sâu bệnh hại, không phải xử lý đất có mầm mống sâu bệnh hại nhẹ Phải xử lý đất bằng biện pháp thông thường, ít tốn kém, không ô nhiễm môi trường.

Yếu tố nguồn nước: có nguồn cung cấp đủ nước tưới cho cả các tháng trong năm, đảm bảo yêu cầu về chất lượng Nước tưới không được nhiễm phèn, mặn, các chất thải công nghiệp hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép

Nguồn cung cấp điện: trong quá trình sản xuất cây giống cần dùng đến điện để chạy một số loại máy móc như máy bơm, điện thắp sáng do đó địa điểm đặt vườn ươm phải có nguồn cung cấp điện Nguồn điện yếu có thể khắc phục bằng máy ổn áp tự động Vườn ươm trung bình, lớn, bán lâu dài, lâu dài

2.6.2 Các công trình trong vườn

Theo Lê Thị Tình (2010) các công trình cần thiết cho vườn ươm cây gồm nhiều hạng mục như: nhà kho, đóng bầu, luống sản xuấn cây con, Trong đề tài không thực hiện vườn sản xuất cây giống do đó lược khảo tài liệu lược bỏ một số hạng mục như: luống sản xuấn cây con, nhà giâm hom,

Nhà kho nên đặt ở vị trí không che khuất ánh sáng mặt trời tới luống gieo hoặc luống cây con Nhà kho nên có cửa khóa để chứa phân bón, thuốc trừ sâu, túi bầu và những loại dụng cụ khác như bình phun, cuốc xẻng, xô chậu vv của vườn.

2.6.2.2 Đường đi lại trong vườn ươm Đường đi lại trong vườn ươm được thiết thuận tiện cho mọi hoạt động sản xuất trong vườn Hệ thống đường trong vườn ươm gồm:

- Đường trục chính là đường vận để sử dụng cho các phương tiện cơ giới vận chuyển vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất

- Đường nhánh (đường phân khu) là đường phục vụ cho công tác vận chuyển vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ bằng các phương tiện vận chuyển thô sơ

Hệ thống tưới phải đảm bảo nước được dẫn đến khắp nơi trong vườn ươm Cần phải xây dựng hệ thống cung cấp nước cố định và hệ thống cung cấp nước linh hoạt phục vụ tưới cây trong vườn ươm Hệ thống tưới nước trong vườn ươm chia làm các bộ phận sau:

- Nguồn cung cấp nước cho vườn ươm có thể là sông, suối hoặc giếng khoan, đào

- Bể chứa thường được bố trí ở vị trí cao nhất trong vườn ươm để có thể sử dụng áp lực dẫn nước đến mọi nơi trong vườn ươm Quy mô của bể chứa lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô của vườn ươm, loài cây định sản xuất, tài chính

- Máy bơm là bộ phận động lực đẩy nước hút, đẩy nước từ bể chứa qua hệ thống ống dẫn đến các vị trí sản xuất trong vườn

- Hệ thống ống dẫn nước đến các luống sản xuất cây con, nhà giâm hom: Hệ thống ống dẫn nước này cần được lắp đặt sao cho nước đến đầu luống sản xuất.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương tiện thực hiện

- Bản đồ khu vực khảo sát

- Thiết bị định vị toàn cầu GPS

- Phần mềm Quantum Gis Version 10.5 để quản lý, xử lý và truy suất cơ sở dữ liệu.

- Phần mềm Microsoft Office Word và Excel để nhập và truy suất dữ liệu.

- Dụng cụ thu mẫu: giấy báo, viết, dao, kéo cắt cây, túi nilong, băng dính, máy ảnh…các thiết bị hỗ trợ cho việc đi rừng.

Phương pháp điều tra hệ thực vật

3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu, thông tin thứ cấp về số lượng loài, phân bố thực vật làm thuốc ở TTNN Mùa Xuân nhằm làm cơ sở để đánh giá sự thay đổi số lượng loài ứng với sinh cảnh.

Số liệu được thu thập bằng cách lược khảo, thống kê số liệu từ các nghiên cứu trước đây về cây thuốc ở TTNN Mùa Xuân và thu thập từ Ban quản lý trung tâm

Thông tin dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xh và địa lý (bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất, cơ sở hạ tầng) của TTNN Mùa Xuân.

Thu thập mẫu, điều tra theo các tuyến, đường mòn, tuyến ven kênh rạch Trên các tuyến, chú ý các điểm tập trung nhiều loài cây và mật độ cây thuốc cao hoặc những điểm đặc trưng cho sinh cảnh Ghi nhận tọa độ các điểm đặc trưng để phục vụ cho việc lập bản đồ phân bố Quan sát và ghi chép về hai phía đường đi từ 1 m đến 2 m mỗi phía Để xác định thành phần và số lượng các loài thực vật bậc cao phân bố trong khu bảo tồn, sử dụng phương pháp điều tra theo các ô tiêu chuẩn (OTC), với 6 OTC trong đó mỗi OTC có diện tích là 500 m 2 Các OTC được bố trí phải thể hiện đặc trưng của các sinh cảnh: Đất nông nghiệp (ruộng lúa, vùng trồng mía, khu vực nuôi thủy sản);đất rừng bỏ hoanh; sinh cảnh mặt nước và đất ven bờ, ven đường đi Trong mỗi OTC,tiến hành đo đếm và thu thập các thông tin về thành phần loài (thu mẫu thực vật để tra cứu định danh đối với những loài không định danh được ngoài hiện trường).

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu ở TTNN Mùa

Xuân 3.2.3 Phương pháp thu mẫu

Dựa vào các phương pháp thu mẫu của Hoàng Chung (2008) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) để tiến hành thu mẫu thực vật tại khu vực khảo sát

Mẫu thực vật được thu phải có đầy đủ các bộ phận đặc trưng để phân loại: thân (cành non, cành già), lá (lá non, lá trưởng thành), hoa (chùm hoa, hoa đực, hoa cái), quả (quả non, quả có hạt),…đối với cây lớn; Đối với cây nhỏ như cây thân thảo thì nhổ cả cây.

Mỗi cây thu từ 3 – 5 mẫu còn mẫu cây thân thảo thì tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên.

Các mẫu thu trên cùng một cây thì cùng đánh một số hiệu mẫu và được gắn nhãn Trên nhãn mang các thông tin: số hiệu mẫu, địa điểm lấy mẫu, vị trí tọa độ lấy mẫu, tên hoặc nhóm người lấy mẫu, sinh cảnh lấy mẫu và đặc biệt là các đặc điểm không lưu lại trên mẫu khi mẫu bị sấy khô, ngâm tẩm (màu sắc hoa, có mủ hay không có mủ, dạng sống của thực vật,…).

Hình 3.1: Mẫu nhãn thu mẫu thực địa

Mẫu thu được xử lý sơ bộ ngoài thực địa và cho vào túi nilon Cần chú ý là khi cho mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng lá của mẫu để bọc trước khi cho vào túi Có thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng riêng từng loài và buộc chặt tất cả các túi nhỏ đó cho vào túi to.

Ghi nhận tọa độ các điểm thu mẫu để phục vụ cho việc lập bản đồ phân bố thực vật Sử dụng máy ảnh để chụp các mẫu thu được ngoài hiện trường phục vụ cho việc định danh và mô tả.

3.2.4 Phân tích, phân loại mẫu

Các mẫu thực vật được thu thập trong quá trình thực địa được mang về phân tích và tiến hành xác định tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái

Các tài liệu sử dụng trong quá trình định danh thực vật bao gồm:

- Cây cỏ Việt Nam quyển I.II.III (Phạm Hoàng Hộ, 1999)

- Cây thuốc trị bệnh thông dụng (Võ Văn chi, 2000)

- Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2003 - 2005)

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tấc Lợi, 2004)

3.2.5 Lập danh lục thực vật làm thuốc cho TTNN Mùa Xuân

Dựa trên danh sách tên cây đã xác định được trong khu vực nghiên cứu để thống kê số lượng loài, lập danh mục cây bản địa, cây thuốc với các thông tin chi tiết (Họ thực vật, tên khoa học, tên VN, tên địa phương, dạng sống) Bảng danh lục cây bản địa, cây thuốc được liệt kê theo bảng mẫu dưới đây:

Số hiệu mẫu: Địa điểm:

Tên hoặc nhóm người lấy mẫu:

Bảng 3.1: Danh lục các loài thực vật bản địa phân bố tại TTNN Mùa

Tên khoa học họ/loài thực vật

3.2.6 Vẽ bản đồ định vị các cây thuốc quý, cây thuốc mọc tập trung

Dựa trên các thông tin và số liệu thu thập được và số liệu thu được từ điều tra khảo sát thực địa tiến hành lập bản đồ định vị các cây thuốc quý, cây thuốc mọc tập trung ở TTNN Mùa Xuân Bản đồ định vị các cây thuốc quý hoặc các cây thuốc mọc tập trung được thực hiện trên phần mềm bản đồ Qgis bao gồm các đối tượng

- Bản đồ các tuyến điều tra thực địa

- Bản đồ vị trí cây thuốc mọc tập trung

- Bản đồ định vị các loài cây thuốc quý

Tư liệu được dùng cho quá trình lập bản đồ gồm có:

- Bản đồ địa hình số hóa dưới dạng shape files

- Các tư liệu đã công bố liên quan khu vực nghiên cứu về địa hình, cơ sở hạ tầng,

- Số liệu thống kê, mô tả về thành phần, đặc điểm, cấu trúc của đối tượng cây thuốc nam

Những nội dung chính trong qui trình là:

- Tổ chức thông tin theo các tập tin, phân tích và nhập số liệu

- Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng

- Tạo lớp thông tin chuyên đề thảm thực vật

- Liên kết chồng xếp các lớp thông tin địa lý để xử lý GIS và tạo bản đồ tổng hợp cuối cùng

- Biên tập, thiết kế trình bày cho in ấn

Lập quy hoạch xây dựng vườn Thực vật

3.3.1 Khảo sát, chọn địa điểm quy hoạch

Khảo sát, điều tra tổng thể các sinh cảnh, điều kiện sinh thái, thảm thực vật, cây bản địa và cây thuốc khu vực.

Lựa chọn địa điểm xây dựng vườn thực vật dựa theo các chỉ tiêu

- Thuận lợi về giao thông

- Địa hình bằng phẳng có khả năng giữ nước và thoát nước tốt

- Chất lượng đất tốt phù hợp cho các loại thực vật

- Có nguồn cung cấp đủ nước tưới, đảm bảo yêu cầu về chất lượng

3.3.2 Chọn lựa cây bản địa, thuốc nam trồng trong vườn

Số lượng loài thực vật xuất hiện trên toàn khu vực khá lớn nên không thể quy tập tất cả về vườn ươm có diện tích nhỏ được Do đó cần chọn ra một số loài tiêu biểu dựa vào các tiêu chí sau:

- Cây có giá trị dược liệu cao (có nhiều công dụng hoặc được nhân dân địa phương sử dụng nhiều)

- Loài bản địa hoặc hiếm gặp

- Loài phổ biến trong khu vực (xuất hiện nhiều nơi ở TTNN Mùa Xuân)

3.3.3 Lựa chọn sinh cảnh tiêu biểu để mô phỏng trong vườn

Khảo sát thống kê các sinh cảnh tồn tại trong khu vực

Lựa chọn sinh cảnh dựa vào các chỉ tiêu

- Sinh cảnh tiêu biểu, đặc trưng của TTNN Mùa Xuân

- Sinh cảnh có nhiều loài thực vật xuất hiện

- Sinh cảnh có khả năng mô phỏng dễ dàng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

kế hoạch xây dựng vườn thực vật

4.3.1 Mục đích xây dựng vườn cây bản địa

Việc đề xuất lập vườn quy tập và bảo tồn thực vật bản địa, cây thuốc nhằm mục đích:

- Nơi tham quan học tập về đa dạng SH kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch.

- Bảo tồn, tôn tạo và khai thác các giá trị đặc trưng thực vật, cảnh quan

- Bảo tồn cây bản địa, cây dẫn dụ chim (làm nơi ở, thức ăn cho các loài chim). Các loài cây có kích thước lớn, có nhiều cành nhánh để làm nơi ở cho các loài chim tại trung tâm (Tràm là loài cây chủ yếu và chiếm diện tích trồng khá lớn ở trung tâm hiện nay Rừng tràm cũng là nơi trú ngụ chính của các loài chim ở đây)

Vườn thực vật được xây dựng theo kiểu một công viên cây xanh vừa là cảnh quan của khu du lịch vừa là nơi quy tập các giống cây bản địa ở trung tâm Mùa Xuân. Quy hoạch vườn được chia thành hai phần: đường đi cảnh quan (trồng các loài cây thân gỗ lớn tạo bóng mát và làm cảnh quan) và vườn thuốc nam

Nhằm mục đích thuận tiện phục vụ tham quan, học tập và giảm diện tích cần thiết cho việc xây dựng, một số loài cây trong vườn thực vật có thể được trồng ven các lối đi và kết hợp với các tiểu cảnh quan trong khu du lịch Mùa Xuân Việc trồng cây hai bên vừa tạo được bóng mát cho lối đi đồng thời cũng biến con đường này trở thành hành lang trưng bày thực vật sống.

Hệ thống cây trồng ven đường đi

Việc chọn lựa các loài cây nào sẽ được trồng cho đường đi cảnh quan dựa vào các tiêu chí sau:

Cây bản địa: cây bản địa là loài cây đã tồn tại ở địa phương trong một thời gian dài và trở thành một phần đặc trưng ở địa phương Việc chọn lựa các loài cây bản địa trồng trong đường đi cảnh quan (hành lan trưng bày thực vật sống) có ý nghĩa thể hiện những đặc trưng của hệ thực vật ở TTNN Mùa Xuân.

Cây gỗ có tán rộng: tiêu chí này nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong đi lại trên các tuyến đường của người dân vì đường đi cần bóng râm để che mát Một số loài cây phù hợp với tiêu chí này như Sung (Ficus racemosa), Gáo (Nauclea orientalis), Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.), Phượng (), Bàng (), Bằng lăng (), Ngoài mục đích tạo bóng râm che mát cho lối đi, hàng cây có tán rộng còn làm chỗ đậu cho các loài chim ở trung tâm, giúp du khách có thể xem chim ở khoảng cách gần.

Cây có giá trị mỹ quan: đường đi nằm trong khu du lịch là một trong những điểm cho du khách tham quan nên tiêu chí mỹ quan là cần thiết Một số cây gỗ nhỏ được dùng làm cây cảnh như Mai chiếu thủy (), Mai vàng (), điệp (), và các loài cây có hoa như Sao nháy vàng (Cosmos sulphureus), Ngải hoa (Canna generalis), Trang vàng (Ixora stricta), Trang son (Ixora coccinea), Huỳnh tinh (Maranta Arundinacea L), là những cây thích hợp để trồng xen với các cây tạo bóng mát ven hai bên đường đi.

Hình 4.1: Đường đi cảnh quan với hàng cây hai bên

Cây thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường Việc trồng vườn thuốc nam ở Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân là việc làm vừa tạo cảnh quan cho khu du lịch, vừa giúp cho người dân có thể tham quan học tập đồng thời tạo thói quen trồng và sử dụng những cây thuốc tuy đơn giản nhưng hữu ích.

4.3.3.1 Chọn địa điểm quy hoạch vườn

Nhằm đáp ứng được các mục tiêu đặc ra cho vườn thuốc nam: điểm tham quan học tập, nơi cung cấp giống cây thuốc Vị trí chọn lựa để xây dựng vườn thuốc dựa theo các tiêu chí sau:

- Thuận lợi về giao thông

- Địa hình bằng phẳng có khả năng giữ nước và thoát nước tốt

- Chất lượng đất tốt phù hợp cho các loại thực vật

- Có nguồn cung cấp đủ nước tưới, đảm bảo yêu cầu về chất lượng

4.3.3.2 Danh mục đề xuất các loài thực vật trồng trong vườn ươm

Kết quả khảo sát ở Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân đã xác định được 213 loài có giá trị dược liệu thuộc 83 họ thực vật Trong đó có một số loài khá phổ biến và được sử dụng với nhiều công dụng như Cỏ Mật Gấu (Isodon lophanthoides (D.Don)

Hara), Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms.), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.), Trinh nữ hoàng cung (Crinum Latifolium L), Tuy đã xác định được nhiều loài thực vật làm thuốc nhưng không thể trồng tất cả các loài trên trong vườn thuốc nam Vì diện tích vườn thuốc nam có hạn, một số loài cây cần diện tích khá lớn để trồng như Thị (Diospyros decandra), Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.), Các loài này thường là cây gỗ lớn, có thể trồng các cây này dọc theo đường đi cảnh quan Một số loài chỉ sống ở sinh cảnh nhất định như , sẽ khó khăn khi tạo mô hình sinh cảnh trong vườn để trồng trong vườn Nhiều loài khá phổ biến và được người dân trồng và sử dụng thường xuyên như thực phẩm như Rau răm (Polygonum odoratum Lour.), Rau muống (Ipomoea aquatica Forssk.), Sả (Cymbopogon citratus (DC.) Stapf.), đối với các loài này có thể không đưa vào trồng Việc lựa chọn loài cây thuốc nam để đưa vào trồng trong vườn thuốc nam dựa vào các tiêu chí sau:

Cây thân thảo, bụi, gỗ nhỏ hoặc dây leo: do các cây thân gỗ lớn đã được đề xuất trồng ven đường và cũng để tiết kiệm tối đa diện tích cần thiết cho việc xây dựng nên trong vườn thuốc nam chỉ trồng các loài cây thân gỗ nhỏ, cây bụi hay thân cỏ

Loài được sử dụng trong các bài thuốc đông y: hầu hết các loài thực vật trong tự nhiên điều có công dụng chữa trị các bệnh thông thường Tuy nhiên đa phần các bài thuốc điều xuất phát từ kinh nghiệm dân gian truyền miệng nên có nhiều bài thuốc có nhiều dị bản, không rõ công dụng chính xác Đối với các loài đã được đưa vào làm vị thuốc trong các bài thuốc đông y thì độ tin cậy và chính xác cao hơn Do đó việc lựa chọn loài thực vật đưa vào trồng trong vườn thuốc nên ưu tiên cho các loài đã được xacs định rõ công dụng trong đông y.

Loài chỉ tồn tại ở một sinh cảnh nhất định: các loài này sẽ dễ bị thay đổi số lượng loài, suy giảm hay mất đi dẫn đến giảm đa dạng thực vật ở TTNN Mùa Xuân. Đặc biệt 112 loài ở sinh cảnh đất khác và 31 loài chỉ có ở đất nông nghiệp, dưới tác động của con người chúng có thể dễ bị mất đi trong hệ thực vật nơi đây Do đó, cần chọn lựa đưa các loài này vào bảo tồn.

Dựa vào các tiêu chí trên, đã chọn được 125 loài cây bụi, thân thảo và 25 loài dây leo thích hợp trồng trong vườn thuốc nam Kết quả được trình bày ở bảng 4.9

Bảng 4.1: Danh lục cây thuốc đề xuất trồng ở TTNN Mùa Xuân

STT Tên khoa học Tên Việt Nam DS SC

2 Stenochlaena palustris (Burm f.) Bedd Choại L R, N, K

3 Marsilea Quadrifolia L Cỏ Bợ, cỏ bốn lá C K

5 Lygodium flexuosum (L.) Sw Bòng bong dẻo L R, K

STT Tên khoa học Tên Việt Nam DS SC

6 Lygodium scandens (L.) Sw Bòng bong leo L R, N, K

7 Cycas Revoluta Thunb Vạn tuế C K

(Lam.) Bremek Bán tự vườn C N, K

10 Ruellia tuberosa L Nổ, Trái Nổ C N, K

Br ex DC Rau dệu C R, N, K

16 Celosia argentea L Mồng gà hoang C K

17 Celosia argentea var cristata L Mào gà búa C K

18 Gomphrena Celosioides Mart Nở Ngày Đất C

19 Gomphrena globosa L Cúc Bách nhật C K

Don Bông Dừa, Hải đằng C K

22 Polyscias fruticosa (L.) Harms Đinh lăng B K

23 Sarcolobus Globosus Wall Dây Cám L R

25 Tylophora tenuis Bl Đầu đài mảnh L R, N, K

26 Ageratum conyzoides L Cỏ Cứt heo, Cỏ hôi C N, K

28 Blumea lacera (Burm.f.) DC Cải trời C K

Eclipta alba (ĐTL/282) Cỏ mực, Nhọ nồi C R, N, K

30 Emilia sonchifolia (L.) DC Cỏ chua lè C N, K

31 Enydra fluctuans Lour Rau ngổ C K

32 Erechtites valerianifolia (Wolf.) DC Tàu bay lá xẻ, hoàng thất C R, N, K

33 Eupatorium odoratum L Cỏ Lào, Yên bạch C N, K

34 Hypocheris radicata L Bồng công anh C

35 Struchium sparganophorum (L.) Kuntze Cỏ lá xoài C N, K

37 Tridax procumbens Cúc Mui, Sài lông C K

38 Vernonia amygdalina Del Mật gấu/cây lá đắng C N, K

39 Vernonia cinerea (L.) Less Bạch đầu ông C N, K

40 Wedelia biflora (L.) DC Sơn cúc hai hoa B K

Sài đất 3 thùy, sài đất kiểng C K

STT Tên khoa học Tên Việt Nam DS SC

42 Impatiens balsamina L Hoa Móng tay C K

45 Cleome chelidonii L f Màng màng tím C N, K

46 Cleome gynandra L Màng màng trắng C N, K

Oken Trường sanh lông chim Sống đời C K

50 Coccinia grandis (L.) Voigt Bình bát dây, dây bát L R

52 Gymnopetalum cochinchinensis (Lour.) Kurz Dây Cứt quạ C N, K

53 Luffa cylindria (L.) M.J Roem Mướp hương L K

55 Momordica charantia L Khổ qua, Mướp đắng L N

56 Euphorbia antiquarum L Xương rồng ông B K

57 Euphorbia hirta L Cỏ sữa lá lớn C N, K

58 Euphorbia Tiricabira L Xương cá/xương khô B K

59 Euphorbia thymifolia L Cỏ sữa lá nhỏ C K

61 Jatropha multifida L Đỗ trọng nam C K

62 Phyllanthus reticulatus Poir Phèn đen B R, N, K

63 Phyllanthus rubescens Beille Diệp hạ châu đỏ C N, K

64 Phyllanthus urinaria L var urinaria Chó đẻ, Diệp hạ châu C N, K

Merr Bồ ngót, Bù ngót B N, K

67 Derris Scandens (Roxb.) Benth Cây Cóc Kèn Leo L R

68 Mimosa pudica L Mắc cở,Trinh nữ C K

72 Coleus amboinicus Lour Húng chanh, Tần dày lá C K

STT Tên khoa học Tên Việt Nam DS SC

75 Leea rubra Bl ex Spreng Cây Củ rối, Gối hạc tía B K

76 Abelmoschus moschatus Medicus Bụp Vang C N, K

77 Hibiscus rosa-sinensis L Dâm bụp B K

78 Hibiscus sabdariffa L Rau Đay, Bụp Giấm C N, K

79 Sida acuta Burm Chổi đực C R, K

80 Urena lobata L Ké hoa đào B K

81 Melastoma affine D Don Mua đa hùng B R, N, K

Raven ssp Octovalvis Rau mương đứng C R, N

85 Oxalis corniculata L Chua me đất hoa vàng C K

86 Passiflora foetida L Nhãn lồng, Lạc tiên L R, N, K

87 Peperomia pellucida Kunth Rau càng cua C K

89 Piper sarmentosum Roxb Lá lốt L N, K

90 Polygonum odoratum Lour Rau răm C N, K

93 Portulaca pilosa L subsp grandifolia (Hook.) Gees Hoa mười giờ C K

94 Paederia lanuginosa Wall Mơ lông L R, N, K

99 Adenosma caerulea R.Br Nhân trần C N, K

100 Bacopa monnieri (L.) Wettst Rau Đắng Biển C N, K

102 Scoparia dulcis L Cam Thảo đất C N, R, K

104 Datura Metel L Cà Độc Dược C N

STT Tên khoa học Tên Việt Nam DS SC

106 Solanum melongena L var esculentum Ness Cà dái dê tím C N, K

107 Solanum Nigrum L Lù lù đực C N, K

109 Pouzolzia zeylanica (L.) Benn Thuốc dòi C N, K

110 Cayratia trifolia (L.) Domin Dây Vác L R, N, K

111 Cissus modeccoides Planch Dây Chìa vôi L N, K

112 Clerodendrum Paniculatum L Xích đồng nam C K, R

114 Crinum asiaticum L Náng, Đại tướng quân trắng C N, K

115 Crinum Latifolium L Trinh nữ hoàng cung C N, K

117 Aglaonema Siamense Engl Vạn niên thanh C N, K

Koch ráy, Môn Bạc hà,

Engler cv Aureum Nichol Trầu bà vàng L K

120 Nypa fruticans Wurmb Dừa nước B K

122 Ananas comosus (L.) Merr Thơm, khóm C N, K

124 Commelina Communis L Rau trai thường, thài lài trắng C N

125 Commelina diffusa Burm f Rau trai thường, thài lài trắng C R, N, K

126 Tradescantia discolor L’ Hér Lẻ bạn, sò huyết C N

133 Coix aquatica Roxb Cỏ nga C N

STT Tên khoa học Tên Việt Nam DS SC

Beauv Cỏ lồng vực nước C N

137 Eleusine indica (L.) Gaertn Cỏ mần trầu C N, K

138 Oryza rufipogon Griff Lúa ma C R, N, K

143 Saccharum sinensis Roxb Mía lau C N

4.3.3.3 Thiết kế vườn thuốc nam

Vườn thuốc nam được thiết kế theo cách phân ô kết hợp với hệ thống lối đi rải khắp vườn đảm bảo dễ dàng di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trong vườn Mỗi ô trồng các loài cây có dạng sống và đặc điểm giống nhau, các loài cùng họ, chi nên trồng cùng nhau để dễ dàng so sánh, phân biệt Để tiết kiệm diện tích cho vườn, các loài thực vật dây leo như Hà thủ ô nam(Streptocaulon juventas), Gấc (Momordica cochinchinensis), Mây nước (Flagellaria indica ), sẽ được thiết kế trồng trên giàn cao kết hợp các loài cây bụi, thân cỏ ở bên dưới hay làm giàn che nắng cho lối đi.

Hình 4.1: Giàn dây leo kết hợp cây thân cỏ trồng bên dưới

Hình 4.2: Giàn dây leo nằm trên lối đi vừa trồng cây, vừa tạo bóng mát

4.3.3.4 Các hạng mục công trình cần thiết cho vườn thực vật

Ngày đăng: 28/06/2023, 16:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1:  Bản đồ Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Hình 2.1 Bản đồ Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân (Trang 11)
Hình 3.1:  Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu ở TTNN Mùa - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu ở TTNN Mùa (Trang 25)
Hình 3.1:  Mẫu nhãn thu mẫu thực địa - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Hình 3.1 Mẫu nhãn thu mẫu thực địa (Trang 26)
Bảng 3.1:  Danh lục các loài thực vật bản địa phân bố tại TTNN Mùa - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Bảng 3.1 Danh lục các loài thực vật bản địa phân bố tại TTNN Mùa (Trang 27)
Bảng 4.1:  Danh lục thực vật ở trung tamm nông nghiệp Mùa Xuân ST T Tên khoa học Tên Việt Nam DS CD SC Cây - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Bảng 4.1 Danh lục thực vật ở trung tamm nông nghiệp Mùa Xuân ST T Tên khoa học Tên Việt Nam DS CD SC Cây (Trang 29)
Hình 4.2:  Biểu đồ tương quan tỷ lệ số loài, chi, họ giữa - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Hình 4.2 Biểu đồ tương quan tỷ lệ số loài, chi, họ giữa (Trang 47)
Bảng 4.1:  Đa dạng các taxon trong hệ thực vật ở TTNN Mùa Xuân - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Bảng 4.1 Đa dạng các taxon trong hệ thực vật ở TTNN Mùa Xuân (Trang 47)
Bảng 4.1:  10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật ở TTNN Mùa Xuân - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Bảng 4.1 10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật ở TTNN Mùa Xuân (Trang 48)
Bảng 4.1:  Phân bố các taxon trong ngành Hạt kín - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Bảng 4.1 Phân bố các taxon trong ngành Hạt kín (Trang 48)
Bảng 4.1:  Số lượng chi và số loài trong hệ thực vật TTNN Mùa Xuân - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Bảng 4.1 Số lượng chi và số loài trong hệ thực vật TTNN Mùa Xuân (Trang 49)
Hình 4.2:  Biểu đồ tương quang giữa các nhóm chi thực - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Hình 4.2 Biểu đồ tương quang giữa các nhóm chi thực (Trang 50)
Bảng 4.1:  Thống kê dạng sống của hệ thực vật tại TTNN Mùa xuân - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Bảng 4.1 Thống kê dạng sống của hệ thực vật tại TTNN Mùa xuân (Trang 50)
Bảng 4.1:  Đa dạng về công dụng của các loài thực vật - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Bảng 4.1 Đa dạng về công dụng của các loài thực vật (Trang 51)
Hình 4.2:  Phân bố loài thực vật theo công dụng - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Hình 4.2 Phân bố loài thực vật theo công dụng (Trang 52)
Hình 4.2:  Biểu đồ tương quan giữa số loài sống ở nhiều sinh cảnh và số loài chỉ sống ở một sinh cảnh duy nhất - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Hình 4.2 Biểu đồ tương quan giữa số loài sống ở nhiều sinh cảnh và số loài chỉ sống ở một sinh cảnh duy nhất (Trang 53)
Hình 4.2:  Cây lúa ma (Oryza rufipogon Griff.) - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Hình 4.2 Cây lúa ma (Oryza rufipogon Griff.) (Trang 55)
Hình 4.1: Cây cà na (Canarium album (Lour.) Raeusch. - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Hình 4.1 Cây cà na (Canarium album (Lour.) Raeusch (Trang 55)
Hình 4.1:  Đường đi cảnh quan với hàng cây hai bên - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Hình 4.1 Đường đi cảnh quan với hàng cây hai bên (Trang 57)
Bảng 4.1:  Danh lục cây thuốc đề xuất trồng ở TTNN Mùa Xuân - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Bảng 4.1 Danh lục cây thuốc đề xuất trồng ở TTNN Mùa Xuân (Trang 58)
Hình 4.1: Giàn dây leo kết hợp cây thân cỏ trồng bên dưới - Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường đề tài khảo sát và bảo tồn thực vật  bản địa tại ttnnmx , huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang
Hình 4.1 Giàn dây leo kết hợp cây thân cỏ trồng bên dưới (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w