1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10

75 750 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 8,06 MB

Nội dung

Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 Khoá luận tốt nghiệp đại học sư phạm hoá thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC

BÙI ÁNH NGUYỆT

THIET KE CAC MO PHONG THI NGHIEM HOA HOC

TRONG SACH GIAO KHOA

HOA HOC PHO THONG LOP 10 (CO BAN) KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Hóa vô cơ

Người hướng dẫn khoa học

Th.S Hoàng Quang Bắc

HÀ NỘI 2016

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

l0 01117

1:1 H0 'GHÉB HỆ TỔ lá nàn can thangibnug tinh to dt hanthĩnGigSb2gE20/0/001.06101060044310.g001020204000120010056iđ0/698A |

2 Mục đích nghiên CỨUu SSĂ << S310 cv 2 3:.ĐỐT TEC HU IB GÌ san Gian anh hang nhà 0000808000300002N560404/01364954L3386036438/.08i82uá z 4 Phạm vi nghiên CỨU - - - - 5 - Ă 5S Ăn ng ve 2

3: NHiỆHí vụ Guá đế DoocosoasnaadiiiangaideocGatidnstddEiio428050184346810844/0004310453013ã/00/a08 2

3 04))/0/01589)(1)908/1540 Vu a ƒ::Gi4 tt KNGš NGE caccncnitciibticcdi000004G02664460.1013300048060166001)60L606000101ã8.00616av60004u68 3

CHUONG 1: TONG QUAN - 5-5 + Set gu 4

1.1 Tổng quan van dé NGHIẾT CƯ: cáccïc0ác64:0210142612L560063050468G04.686580646536ã6012š8539066ãi0058064š 4 1.1.1 Các phần mềm mô phỏng thí nghiệm hóa học ¿+55 5s 5z sssszs+=52 4 1.1.2 Các luận án, luận văn nghiên cứu phần mềm xây dựng thí nghiệm hóa học.6 1.2.Quan diém vé dạy học theo hướng tích CỰC - - 5 Ă Ăn xx, 6 1:3, Vai rò của thín6chiệm trong ey RoC G::cccccccc2coccccccc200200200016660602266016ã603645660ã86666 10 0;4019)(0729/0.0010090.(02.0027 011 13

5,1; Giới thiệu phân mu: EdrlwW KIRš cáo coi cntdi0a03066500054516450603G03314q68g0388 13

2.2 Quy trình vẽ mô phỏng thí nghiệm sử dụng phần mềm Edraw Max 15 2.3 Cách bồ trí hình ảnh và nội dung thí nghiệm 2 - 2< €2 21 FF CUS ROI 5: anxnenssenscenaspxenannnenennnnnnnsdeinnedennensensdoneanseeenaxenensenenerninaionsexiunnanesuas 22

2.4.1 Nội dung kiến thức và mục tiêu môn hóa học lớp 10 22

c1: 01 01 it GP NIÊN SƯ DI HH seeeeeeaeieeeroeeoereniatdieresnerikerieeeisses 26 2:42 NÓL đúng thực nghiệm sw PA ¿¿:c¿¿ci2c00/2G02620 0066240304206 26

CHƯƠNG 3: KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN 5 5 sex eres 28

3.1 Kết quả vẽ các mô phỏng thí nghiệm sử dụng phần mềm Edraw Max 28

3.1.1.Kết quả mô phỏng thí nghiệm phần thực hành . 5-5 2 s55 52 28 3.1.2 Kết quả mô phỏng thí nghiệm phan lí thuyét . 5-5 5+5 <sczszs2 46

Trang 3

3.2.Kết quả thực nghiệm sư phạm - - 2-2 6S S2 S2 SE SE SzSz 2£ cv ca 48

3:3:1 Kết Giá DãT kiến tia cú::::-s-ccccci6tit202050200046123610L50023466000300100203813868100183068500388 48 3.2.2 Xử lý kết OG US STI cvscsecennsanvevacnnsenncencnsemmnoeunaenonaracnustennesnenseeeneness 48

3:3: Nhặn 'xét vO REL Gund ties Ni gH tn sssecccs cscs ccascccescissssccceceeecessececusicnasteaaeasceasediiis 54 3.3.1 Nhận xét về kết quả thực nghiệm 2= Sz SE SE cv rxe 54

3:3; NHến xšt về Kết quê đo nghệ: csccxsccicu¿c2201665605606636661546133648516641g13632988 55

TÀI EIẾU THÁM KHẢO GuccccccctciccgaGbiotiicbdiec@lecsxgitssGSEEA0406gd0xe 60

Trang 4

LOICAM ON

Với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các Thầy giáo, Cô giáo,gia đình, bạn bè

cùng sự nỗ lực của bản thân, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Thiết kế mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học phố thông lóp 10” đã được hoàn thành

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới - Th§ Hoàng Quang Bắc đã định hướng và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tôi hoàn

thành được khóa luận tốt nghiệp Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy giáo, Cô

giáo khoa Hóa Học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập tại trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu các Thầy giáo, Cô giáo và các em học sinh Trường THPT Kim Anh - Sóc Sơn Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận

Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài không tránh khỏi những thiếu sót:

vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn đề đề tài được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn

Hà Nội, ngày 0Š tháng 5 năm 2016 Sinh viên

Bùi Ánh Nguyệt

Trang 5

ĐC: Đối chứng TN: Thực nghiệm

STT: Số thứ tự

Trang 6

MO DAU

1 Lido chon dé tai

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc lồng chép các thí nghiệm vào trong các bài hóa học là một biện pháp quan trọng dé nâng cao chất lượng dạy và học.Việc đổi mới phương pháp đạy học nước ta đã và đang trién khai trên toàn quốc Tuy nhiên, không thê nói đến đổi mới phương pháp dạy học mà không nói đến vai trò của thí nghiệm trực quan

6

Trang 7

Trước đây, phương pháp dạy học của ta còn nặng về lí thuyết, rất nhiều học sinh do không hình dung được thí nghiệm xảy ra như thế nào nên việc nhớ kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới khá khó khăn Lại có em thì có thể nói thông vanh vách kiến thức lí thuyết nhưng đến khi cho thực nghiệm lại hoàn toàn lúng túng Không chỉ có những học sinh bình thường mà có thê thấy ngay cả các học sinh dự thi các thì thi Olympic quốc tế về một số môn học cần phải thực hành như vật lý, hóa học, sinh học của các năm trước đây, khi mà điểm lí thuyết rất cao còn điểm thực hành thì gần như lại khá khiêm

ton

Trong khi sử dụng thí nghiệm trực quan lại có rất nhiều ưu điểm có thê kể ra như: thí nghiệm góp phần làm cho hoc sinh huy động được tất cả các giác quan vào quá trình nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh, kiến thức thu được chắc chắn và sâu sắc, đồng thời học sinh sôi nổi hăng hái trong giờ học Thí nghiệm giúp làm sáng tỏ lí thuyết, khơi đậy tính tò mò khoa học cho học sinh, rèn luyện kĩ năng thực hành và nghiên cứu khoa học, thói quen giải quyết vấn đề bằng khoa học [1]

Chỉ có minh hoa bang thí nghiệm trực quan thì mới làm cho các em hiéu kiến thức sâu sắc và nhớ lâu Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay của nước ta, việc thực hiện đầy đủ các thí nghiệm tại trường phố thông còn khá khó khăn; trong khi đó với sự phát triển của công nghệ thông tin có thê đưa vào chương trình các hình ảnh minh họa, các thí nghiệm mô phỏng trên máy vị tính

Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT, cũng như tạo ra một môi trường học tập trao đổi kiến thức cho học sinh tôi quyết định chọn đề tài “Thiết kế các mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học lớp I0 cơ bản”

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 8

Xây dựng được các mô phỏng thí nghiệm hóa học trong chương trình sách giáo khoa Hóa học 10

3 Nhiệm vụ của đề tài

- Xây dựng nội dung các bài thực hành

- Xây dựng hình ảnh minh họa thao tác thí nghiệm

- Thực nghiệm sư phạm đề đánh giá tính khả thi của phần mềm trong dạy học

4 Phạm vi nghiên cứu

Xây dựng được các mô phỏng thí nghiệm hóa học trong chương trình sách giáo khoa Hóa học 10 cơ bản

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Sử dụng Edraw max 7.6 đề thiết kế hình ảnh mô tả các thí nghiệm trong chương trình sách giáo khoa hóa học 10

- Xử lí hình ảnh thông qua các phần mềm phụ trợ - Đưa hình ảnh vào trong từng thí nghiệm cụ thê 6 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Tìm hiểu về các thí nghiệm trong chương trình sách giáo khoa hóa hoc 10

- Tìm hiểu về cách thức sử dụng phần mềm Edraw max 7.6 * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Nghiên cứu các thao tác thí nghiệm trong thực tiễn từ đó xây dựng các mô phỏng hình ảnh phù hợp

7 Giả thuyết khoa học

Việc khai thác và sử dụng phần mềm một cách hiệu quả sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng học tập, giúp cho người học ngoài việc nắm vững kiến

Trang 9

thức, tạo hứng thú, phát huy trí sáng tạo, tính tích cực, tự giác trong quá trình học bộ môn hóa học ở trường THPT.

Trang 10

CHUONG 1: TONG QUAN

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, van đề phát huy tính tích cực là một trong các phương hướng đổi mới giáo dục và được thực hiện ở tất cả các bậc học, môn học nhằm đào tạo ra thế hệ mới năng động, sáng tạo, có khả năng tự học, tự đánh giá, biết cộng tác với mọi người Các loại phương tiện dạy học ngày càng phong phú, đa dạng và được sử dụng nhiều vào quá trình dạy học, góp phần phát huy tính tích cực của học sinh Đối với môn hóa học, thí nghiệm được xem là phương tiện dạy học quan trọng nhất góp phần giúp cho học sinh tiếp cận với các nội dung bo ích, đa dạng, trình bày được một cách trực quan và gần gũi từ đó giúp học sinh tiếp thu và hiểu bài sâu hơn Vì vậy, việc sử dụng các phần mềm mô phỏng các thí nghiệm ngày càng thuận tiện và phổ biến để hỗ trợ cho quá trình dạy và học Thông qua các phần mềm mô phỏng thí nghiệm, hệ thống kiến thực hóa học được truyền tải một cách nhanh chóng với những hình ảnh minh họa sống động

1.1.1 Các phần mềm mô phỏng thí nghiệm hóa học

1 Phần mêm Chemwindow: Vẽ công thức hóa học, dụng cụ thí nghiệm Chemwindow có thư viện hình ảnh khoảng 4500 chất hữu cơ, dược phẩm với tên thông thường và tên thương mại, thư viện hình ảnh dụng cụ thủy tinh, các kí hiệu trong kĩ nghệ Do đó, Chemwindow là một công cụ đắc lực cho các bạn muốn soạn thảo cấu trúc và các quá trình hóa học.[ I6]

Điểm nỗi bật của Chemwindow là vẽ các phân tử rõ ràng, linh động có thê cắt đán các hình ảnh nay sang word, powerpoint

2 Phan mém Chamlab: phần mềm thí nghiệm hóa học trên máy

tính[ I4].

Trang 11

Chamlab có thê thực hành các thí nghiệm mà không lo cháy nỗ thủy tỉnh vỡ do sai liều lượng Hơn nữa ChemLab còn cung cấp 7 chủ đề thí nghiệm khác nhau:

- Phản ứng trung hòa axit- bazơ và đo độ pH - Hòa tan và kết tỉnh một số loại muối

- Nén khí đề ví dụ cho quan hệ giữ thê tích và áp suất trong môi trường

nhiệt độ không đồi

- Thử một vài thiết bị trong phòng thí nghiệm

- Thí nghiệm hóa phân tích đề xác định thành phần của một hóa chất có

gốc muối clorua (CT)

- Phản ứng oxi hóa - khử

- Thí nghiệm về nhiệt

3 Phan mém Novoasoft Scienceword: Vé dung cu hóa học

Novoasoft Scienceword vẽ các dung cụ thí nghiệm, xây dựng các bộ dụng cụ thí nghiệm; vẽ những cau trúc phân tử các amino axit phức tạp các hợp chất vòng thơm, các hợp chất dị vòng, cấu hình cấu dạng của các hợp chất

4 Phần mêm DWSIM: Mô phỏng thí nghiệm hóa học

DWSIM minh họa hiện tượng hóa học Nó phù hợp để mô phỏng chi tiết các hiện tượng hóa học khi thí nghiệm, phân tích các hiện tượng này dễ

dàng Đồng thời cho phép tạo ra các hợp chất, thiết kế mô hình nhiệt động lực

học, quản lí các phản ứng hóa học cũng như thiết lập các thành phần cần thiết trong mỗi phản ứng hóa học [16]

5.Corcodile Chemistry: Phong thi nghiém héa học ảo

Corcodile Chemistry mô phỏng các thí nghiệm hóa học ngay trên máy tính, đồng thời có thê thực hiện các thí nghiệm hóa học một cách an toàn và

dễ dàng.

Trang 12

Công việc hết sức dễ dàng, chỉ cần kéo hóa chất, thiết bị, lọ thí

nghiệm từ bên trái màn hình và kết hợp chúng như bạn mong muốn Có thê chọn số lượng hóa chất, loại hình phản ứng và phản ứng sẽ diễn ra ngay khi trộn lẫn chúng Những đồ thị sẽ phân tích dữ liệu từ thí nghiệm, những phân

tích này sẽ diễn ra trong không gian 3D [15]

1.1.2 Các luận án, luận văn nghiên cứu về phần mềm mô phóng thí nghiệm hóa học [12]

1 Khóa luận tốt nghiệp đại học “Xây dựng ebook thực hành hóa học hữu cơ sử dụng cho sinh viên khoa hóa học trường ĐHSP Hà Nội 2° của tác

giả Lé Dinh Tuan - 2013

Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã:

- Mô phỏng được rất nhiều thí nghiệm dựa trên phần mềm Chemwindow

- Xây dựng được các ebook thực hành hóa học

Theo chúng tôi đây là một công trình nghiên cứu vừa có tính khoa học cao vừa có giá trị thực tiễn lớn Những kết quả thu được từ công trình này rất

bồ ích và thiết thực nhất là đối với sinh viên khoa hoa trường ĐHSP Hà Nội

2, có thể vận dụng một phần nào đó những kết quả nghiên cứu sang chương

trình THPT của đề tài

2 Luận án TS khoa học giáo dục “Hoàn thiện kĩ thuật, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học về thiết bị dạy học dé nâng cao chat luong day hoc bộ môn hóa học ở các trường phô thông miên núi” của tác giả Nguyễn Phú

Tuắn - 2000

Trong công trình nghiên cứu này tác giã đã:

- Cải tiến, chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm hóa học đảm bảo yêu cầu khoa học sư phạm, phù hợp với thực tiễn

12

Trang 13

- Giới thiệu một số hóa chất gần gũi và sẵn có để thay thế cho những hóa chất không trang bị được

- Dùng những dụng cụ tự chế tạo đề thực hiện 13 thí nghiệm

Theo chúng tôi đây là một công trình nghiên cứu vừa có tính khoa học

cao vừa có giá trị thực tiễn lớn Những kết quả thu được từ công trình này rất

bồ ích và thiết thực, có thể vận dụng một phần nào đó những kết quả nghiên cứu sang chương trình THPT của đề tài

3 Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Hoàn thiện kĩ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm thực hành bộ môn phương pháp giảng dạy ĐHSP VÀ CĐSP QUY NHƠN” của tác giả Nguyễn Kim Chỉ 2001

4 Luận văn thạc sĩ giáo duc “Sw dung thí nghiệm hóa học và phương tiện kĩ thuật dạy học dé nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập hóa học 10,11 trường THPT Hà Nội ” của tác giả Nguyễn Thị Hoa - 2003

Qua việc tìm hiệu và nghiên cứu các luận văn cùng hướng nghiên cứu này, chúng tôi rút ra được nhiều bài học trong quá trình thực hiện khóa luận

của mình Chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu hay xây dựng lên các mô

phỏng thí nghiệm hóa học sử dụng trong dạy hoc hóa học đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhất là trong nhưng năm gần đây Với mong muốn góp phân nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT, cũng như tạo ra một môi trường học tập trao đổi kiến thức cho học sinh

1.2 Quan điểm về dạy học theo hướng tích cực[12]

- Dạy học tích cực là quá trình dạy học phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Trang 14

- Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học hướng tới việc giúp học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động Phương pháp dạy học tích cực có những dấu hiệu đặc trưng như:

+ Chú trọng tới việc tô chức, chỉ đạo dé người học trở thành chủ thé của hoạt động học tập, tự khám phá những kiến thức mà họ chưa biết Như vậy, giáo viên tổ chức cho học sinh học tập nắm tri thức, kĩ năng, phương pháp học tập để họ biết hoạt động, muốn hoạt động và có nhân cách của người lao động tự chủ, năng động sáng tạo

+ Chú trọng rèn luyện kỹ năng, phương pháp thói quen tự học tạo cho học sinh sự hứng thú, lòng ham muốn, khát khao học tập và khơi dậy những tiềm năng ở mỗi học sinh

+ Chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập hợp tác trong tập thê lớp, nhóm trao đôi, tranh luận, đánh giá qua các tương tác, phối hợp hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp xã hội để thích ứng với cuộc sống của xã hội phát triên

+ Có sự sử dụng phối hợp các phương tiện trực quan (thí nghiệm, phương tiện kỳ thuật ) đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập (học theo năng lực, học theo nhu cầu) giúp học sinh tiếp cận được với các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong xã hội phát trién

+ Có sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá đa dạng, khách quan tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, nội dung và phương pháp kiêm tra da dang, phong phú có sự trợ giúp của thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông tin

Trên cơ sở các nét đặc thù của phương pháp dạy học tích cực, với sự vận dụng các phương pháp day hoc, quan diém day học theo lý thuyết nhận thức, giáo viên và các nhà nghiên cứu đã chú ý đến đặc điểm, cấu trúc của các phương pháp dạy - học đều xác định.

Trang 15

+ Học tập là quá trình tích cực và rất phức tạp Học sinh không chỉ ghi nhớ những điều mà giáo viên nói mà còn tạo nên những hiểu biết riêng về những kiến thức mà họ thu nhận được Như Vậy các kiến thức học được cũng được xây dựng dưới dạng các phiên bản cá nhân - mang tính chủ quan

+ Học tập là quá trình chủ động và luôn có sự nhận thức theo ý tưởng của chủ thê và họ chỉ chịu thay đổi nhận thức của mình khi được chứng minh là sai

+ Học tập là quá trình xây dựng những giả thuyết và phản bỏ giả

thuyết sai, công nhận giả thuyết đúng Đây là tiến trình làm cơ sở cho mọi sự học tập tích cực và việc học tập thành công thường diễn ra theo một quá trình xây dựng giả thuyết, kiêm nghiệm giả thuyết của riêng từng người học Học sinh học tốt nhất là qua thực hành, trải nghiệm Học sinh sử dụng những ý tưởng, kỹ năng, kiến thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách độc lập

+ Trong học tập, học sinh muốn tự mình suy xét hơn là chỉ ghi nhớ những gì giáo viên nói Vì vậy, nên dạy bằng cách hỏi chứ không bằng cách kể, học sinh thích câu hỏi có tính kích thích tư duy hơn là câu hỏi tái hiện, trần thuật ghi nhớ Giáo viên nêu câu hỏi đòi hỏi mức độ tư duy cao buộc học sinh phải lập luận, dự đoán, nêu giả thuyết, đánh giá sự lựa chọn sẽ giúp học sinh tập trung, hứng thú, tích cực tư duy và phát huy tối đa khả năng học tập của mình (học sâu)

- Như vậy, việc áp dụng dạy học tích cực theo quan điêm lý thuyết nhận thức mang lại những lợi ích thiết thực như:

+ Quá trình học tập hiệu quả - bài học sinh động hơn

+ Quan hệ giữa giáo viên - học sinh tốt hơn

+ Hoạt động học tập phong phú hơn, học sinh được hoạt động nhiều hơn.

Trang 16

+ Giáo viên có nhiều cơ hội đề giúp đỡ học sinh hơn + Học sinh phát triên được tư duy, tính độc lập sáng tạo

Từ đó, ta thấy những ứng dụng và phát triên của lý thuyết nhận thức

trong quá trình học tập thật là phong phú và đa dạng Một trong những ứng dụng của lý thuyết nhận thức là dạy học theo hợp đồng

1.3 Vai trò của thực hành trong Hóa hoc[3]

Trong lịch sử hình thành và phát triên khoa học Hóa học, thực nghiệm hóa học giữ vai trò hết sức quan trọng và không thê thiếu Toàn bộ các thuyết

Hóa học đều được xây dựng trên nên tảng vững chắc của thực nghiệm Do đó,

dé người học có thé nam bat được các tri thức của bộ môn Hóa học thì việc

tiên hành thí nghiệm là hết sức cần thiết Các thí nghiệm Hóa học sẽ tạo cơ

hội cho hoc sinh bé sung kiến thức nắm vững các khái niệm, định luật về lý thuyết và rèn luyện kĩ năng làm thực nghiệm nghiên cứu khoa học, làm sáng tỏ những gì học tại lớp, thu thập dữ liệu và phân tích số liệu để giải quyết vấn đề trong lí luận thực tiễn về Hóa học chỉ có thé thực hiện trong phòng thí nghiệm

Thí nghiệm thực hành là hình thức thí nghiệm do người học tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh họa ôn tập, củng có, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo Đây là dạng thí nghiệm mà người học tập triên khai nghiên cứu các quá trình Hóa học như: nghiên cứu tính chất của các

chất, điều chế các chất, nhận biết các chất, giải bài tập thực nghiệm Đây là

phương pháp học tập đặc thù của Hóa học; có tác dụng giáo dục, rèn luyện người học một cách toàn diện và có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trí dục, đức dục, phát triển người học Do vậy, thực hành có vai trò quan trọng trong dạy học Hóa học

1.3.1 Thí nghiệm là phương tiện trực quan

Trang 17

Thí nghiệm là phương tiện trực quan chính yếu, được dùng phô biến và giữ vai trò quyết định trong dạy học Hóa học Nó giúp học sinh chuyên từ tư duy cụ thể sang tư duy trừ tượng và ngược lại Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ quen với các hóa chất và trực tiếp nắm bắt tính chất vật lí của, hóa học của chúng Mỗi chất hóa học thường có các màu sắc khác nhau: màu vàng lục, lục nhạt, xanh lục, xanh ve, xanh lá nếu không được quan sát trực tiếp thì học sinh không thể hình dung ra các màu sắc ấy như thế nào nên mơ hồ và không thê nhớ kiến thức được Khi quan sát được tính chất vật lí, HS bắt đầu có khái niệm về chất đang học, cuối cùng thông qua thí nghiệm, HS sẽ khắc sâu được tính chất hóa học của chất Từ đó HS sẽ học môn Hóa học có hiệu quả hơn

1.3.2 Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn

Nhiều thí nghiệm rất gần gũi với đời sông, Với các quy trình công nghệ Chính vì vậy thí nghiệm giúp HS vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sóng Học là để phục vụ cuộc sống, ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, do đó quá trình đạy học phải gắn liền với thực tế cuộc sống Khi quan sát thí nghiệm (tự mình làm hoặc GV làm) thì HS sẽ ghi nhớ và nếu gặp lại hiện tượng trong tự nhiên thì HS sẽ hình dung lại kiến thức và giải thích được hiện tượng một cách dé dàng Từ đó, HS phát huy được tính tích cực sáng tạo va ứng dựng kiến thức nhạy bén trong nhữn trường hợp khác nhau Như vậy, việc dạy học hóa học đã thực hiện đúng mục tiêu chung của giáo dục là đào

tạo những con người toàn diện về mọi mặt, hình thành kĩ năng cần thiết, khả

năng thích ứng trong mọi tình huống 1.3.3 Rèn luyện kĩ năng thực hành

Thí nghiệm về hóa học, nếu không cần thận sẽ gây ra nguy hiểm có khi dẫn đến tử vong Khi thực hành thí nghiệm, HS phải làm đúng các thao tác

cần thiết, sử đụng lượng hóa chất thích hợp nên HS tăng cường khéo léo và kĩ năng thao tác, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề Từ đó, HS sẽ hình thành

17

Trang 18

những đức tính cần thiết của người lao động mới: cân thận, ngăn nắp, kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học kĩ thuật

1.3.4 Phát triển tư duy, nâng cao lòng tin vào khoa học

Thí nghiệm giúp HS phát huy tư duy, hình thành thế giới quan duy vật

biện chứng Đứng trước thí nghiệm, HS sẽ tăng cường sức chú ý đối với các

hiện tượng nghiên cứu, tiến hành các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa đề rút ra kết luận đúng đắn Khi làm thí nghiệm hoặc được tận mắt thấy những hiện tượng hóa học xảy ra, HS sẽ tin tưởng vào kiến thức đã được học và cũng thêm tin tưởng vào chính bản thân mình Nếu như chưa quán sát được hiện tượng, HS sẽ hoài nghi về những hiện tượng tự nghĩ thầm trong đầu và đặt câu hỏi: “ Không biết mình nghĩ như vậy chính xác chua?” HS sẽ không tin tưởng chính mình, đó là một trở ngại tâm lý lớn trong học tập

1.3.5 Gây hứng thú cho học sinh

GV sử dụng thí nghiệm vào tiết học sẽ gây hứng thú cho HS trong quá trình học tập HS không thích những bộ môn và không thể say mê khoa học với những bài giảng lý thuyết khô khan Nếu quan sát được những thí nghiệm hấp dẫn, HS sẽ muốn khám phá những thí nghiệm và tính chất hóa học của các chat Dé giai thich duge cac cau hoi “Lam thế nào tự mình thực hiện được các thí nghiệm hấp dẫn? Tại sao các chất phản ứng với nhau lại tạo ra được hiện tượng như vậy?” Từ đó HS sẽ tự mình tìm hiéu van đề chứ không chờ đợi các thầy cô nhắc nhở

Như vậy cùng với lý thuyết, thí nghiệm hóa học có vai trò hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học cũng như trong dạy học Hóa học: AI học Hóa học mà chưa từng làm thí nghiệm hoặc quan sát thì có thê xem như là chưa học Hóa học [12 ].

Trang 19

Phần mềm Edraw Max 7.6 (hình 2.1) được ứng dụng rộng rãi trong các

lĩnh vực: Công nghệ thông tin, thiết kế các hình khối, biểu đồ với khả năng

đồ họa và mỹ thuật cao Việc sử dụng dễ dàng cũng là một trong những lợi thế mà Edraw Max được nhiều người quan tâm và sử dụng Dựa trên nền tảng đồ học vector, người dùng có thê sử dụng thao tác thông qua chuột và ban phím để thực hiện các thao tác trên đó Việc lựa chọn mô hình mẫu, điều chỉnh các thông số tùy biến và đa dạng đã tạo ra vô vàn lựa chọn cho người sử dụng và gần như với Edraw Max, người dùng thảo sức sáng tạo và luôn có những hình thức thê hiện ý tưởng rất độc đáo nhưng vẫn đảm bảo tính mỹ quan (hình 2.2).

Trang 20

Về cơ bản Edraw Max dựa trên nền tảng quen thuộc như những phần mềm văn phòng khác và những modul tương tự như Microsoft Office nên người dùng không lạ lẫm trong cách sử dụng thao tác Ngoài ra được xem là một phần mềm tông hợp, Edraw Max cũng tích hợp một số tính năng khác hỗ trợ người dùng theo hướng “N in one” Thực tế Edraw Max tích hợp các tính năng vẽ lưu đồ, sơ đồ khối (Visio), so d6 tu duy (Mindmap), m6 hinh du an (Project Manager) (hinh 2.3)

— beers Page Layout Vew tơ mm vee ta So te eruetes

> Cytem feet mort

Get Laren Viewer ° Chen of Ate Proyext Menagerrent

mere

Scance Corte = — Foun Tree Ametyws — fiwe Fences Chart

Cet :

=e are Cie ant od

Trang 21

| L9 Va fe

4 New

: Peet Batch convert af wwe thes + rece

ee Seve he protecs Ge we

Get Boren Viewer ow Get Edraw Viewer

Với tất cả những tính năng và ứng dụng của nó, Edraw Max xứng đáng là một trong những phần mềm đồ họa tốt nhất hiện nay, đồng thời cùng với việc tối ưu hóa trong việc hỗ trợ người dùng cho phép sử dụng với chuột và bàn phím có thể tương tác và tùy biến trên tất cả các tính năng, công cụ, giao diện Edraw Max đã lần nữa vượt qua các phần mềm đồ họa và ứng dụng khác ghi điểm và thuộc vào tốp những phần mềm đồ họa ứng dụng phổ biến trong giới văn phòng hiện nay Hiện tại với những yêu cầu thấp về cấu hình,

21

Trang 22

độ phân giải và tốc độ của máy đồng thời yêu cầu về cầu hình đồ họa không cao, quy định thực hiện việc cài đặt và sử dụng Edraw Max đơn giản hơn, dễ cài đặt để sử dụng và thỏa sức sáng tạo với vô vàn tiện ích Edraw Max là lựa chọn tương đối tốt

2.2 Quy trình vẽ hình mô phóng thí nghiệm sử dụng phần mềm Edraw Max7.6

Đề có thể vẽ hình ảnh minh họa cho các thí nghiệm Hóa học chúng ta cần thực hiện các bước sau:

s* Bước I: Khởi động Edaw Max

.— leet Doge lsyout — —— v hé“ beets Me ate Tongans

Recera Ternpistes Merteteg CNet: Orgerucstones! Chet heigtsonsse Metre P11? Chet Process Steps Pye erred Chet

Hình 2.5 Cửa số ứng dung của Edraw Max

- Cách 1: Double click vao biểu trong ==! trén man hinh Desktop

- Cách 2: Nhắn chuột vào start/ Program/ Edraw Max

Đề thuận tiện cho việc vẽ hình, ta nên tiến hành mở đồng thời 2 cửa số

Edraw Max trong đó I cửa số dùng để vẽ và I cửa số còn lại để lấy dụng cụ mẫu

Sau khi khởi động Edraw Max cửa số ứng dụng mở ra (hình 2.5) s* Bước 2 Mở fìle chứa dụng cụ mâu

22

Trang 23

Vao File/ Science dé chon vẽ mô phỏng thí nghiệm hoặc viết công thức

cấu tạo các chất hóa học (hình 2.6)

ec Paras Chensgtr, loaebee “ “ai kÁc se sam Me te

impor | Meet Mop Export & Send ph

Ong z=iatec< < hạn

2 Omens | Pometnce Meteee

—~~—~ = _

Hee lai

| Đec mm Temesdtee

t

Hình 2.6 Lựa chọn công cụ vẽ mô phỏng

%* Bước 3: Vẽ dụng cụ thí nghiệm và công thức cấu tạo các chất

Đề vẽ dụng cụ thi nghiém ta c6 thé chon Chemical Experiment of

Middel School Khi đó giao diện màn hình sẽ hiện ra như sau (hình 2.7):

Howe |

_ pr aa ie &] Dngre ter = RE Gone

Sone = ois # tá? Qiereta & DG « Of Caen w te o- a ot Comet oy | tnt: ở

* Mau

4

Hình 2.7 Giao diện chọn Chemical Experiment of Middel School

23

Trang 24

Trong Edraw Max có rất nhiều mẫu dụng cũ sẵn có với hình thức thâm mỹ cao Click chuột vào dụng cụ cần vẽ trong file mẫu đã mở/ nhắn chuột phải chọn Coppy (Ctrl+C) rời sang cửa số Edraw Max thứ 2, đưa chuột vào cùng trắng/ nhắn chuột phải chọn Paste (Ctrl + V) (hình 2.8)

seer tt © ` : sve 6 ¬

0/0esdV29%L2 DĐ.” ~ — 020ee'2®>¿ * 3 tạ se~

Hình 2.8 Lựa chọn hình về trong Edraw Max

Số lượng hình vẽ dụng cụ có sẵn trong Edraw Max rất nhiều, đủ đề miêu tả tất cả các dụng cụ thường dùng trong phòng thí nghiệm như: đèn côn, bình Vuyêc, giá thí nghiệm Với 2 thao tác group và ungroup và các nút lệnh, hình vẽ trên thanh công cụ này, chúng ta có thê tự biên ra rất nhiều hình vẽ dụng cụ, bộ dụng cụ đẹp mắt

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu ra cách tạo ra một số dụng cụ thí nghiệm thường gặp trong phòng thí nghiệm

- Dén con:

Trong file dung cu mau, chon Alcohol burner (dén còn) Án chuột và kéo sang phần nền trắng (hình 2.0)

24

Trang 25

= * > * ` " - —¬—m sen 6 = ‘ " s- & «+, Ó mx ` 5 lo ~~ oe x Tớ

Dé tao ngọn lửa đèn cồn có 2 cách:

- Cách I: Trong file dụng cụ mẫu, có 2 mẫu lửa Flame, Flame 2 Nhắn

chuột vào ngọn lửa, di chuyển đến đèn cồn Sau đó chọn cả 2 đối tượng, vào Arrange/ group

- Cách 2: trên biêu tượng 3 gạch: Close không bật Fire ngọn lửa cao Flat Fire - ngon lira tù

Sau khi thực hiện các thao tác ta sẽ được một chiếc đèn cồn như sau (hình 2.10):

Hình 2.10 Kết quả vẽ hai hình dạng của đèn côn

Trang 26

chuột vào chọn Hide liquid (xuất hiện nước màu xanh trong bình)/ bỏ Hide liquid (bỏ nước xanh trong bình) (hình 2.11)

tu baw eee

Hinh 2.11 Vé binh Kip

Sau khi thực hiện xong các thao tác ta sẽ được bình kíp như sau (hình 2.12):

Hinh 2.12 Két qua vé binh Kip

s% Bước 4 :Lắp ghép các dụng cụ tạo thành bộ dụng cụ hoàn chỉnh Bằng cách chọn các đối tượng, sử dụng các thao tác kéo thả, ta có thể lắp ghép các dụng cụ lại với nhau tạo thành bộ dụng cụ thí nghiệm hoàn chính

Ví dụ bộ dụng cụ điều chế và thu khí clo (hình 2.13):

26

Trang 27

Hình 2.13 Kết quả vẽ bộ dụng cụ điều chế và thu khí clo

%* Bước 5: Xuất ra file JPG

Khi thiết kế 1 mô phỏng ta lưu lại 1 file gốc để có sai xót chỉnh sửa được.Tiếp đó đẻ xuất ra file IPG :

File/ Save As( Ctrl+ Shift+ S) trong mục : + File name: tên cuat file

+ Save As Type: chon IPEG File Interchange Fomat(*.jpg) /Save

2.3 Cách bó trí nội dung và hình ảnh thi nghiệm

Có rất nhiều cách bó trí hình ảnh và nội dung thí nghiệm: tuy nhiên để

đảm bảo tính khoa học, tránh sự trùng lặp và đem lại hiệu quả thẩm mỹ, chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng 2 kiểu chèn hình vẽ:

Chèn kiéu Square: Thuong áp dụng đối với những hình vẽ bộ dụng cụ có bề ngang hẹp, nội dung thí nghiệm tương đối dài Kiểu chèn hình ảnh này giúp cho việc trình bày ngắn gọn, tốn ít điện tích hơn, tạo ra sự tương tác đồng thời giữa kênh hình và kênh chữ với người đọc (hình 2 14)

27

Trang 28

Cho 2-3 ml dd HCI loãng vào ống nghiệm có chứa một vài viên kẽm

Quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng

Hình 2.14 Chèn kiểu Square

Chèn kiểu In line with Text: Áp dụng với những thí nghiệm tiến hành

nhiêu giai đoạn, cân nhiêu dụng cụ, hình vẽ dụng cụ có kích thước lớn (đặc biệt là bề ngang) hoặc là những nội dung thực hành tương đối ngắn Cách chèn này cũng tạo ra được bố cục hợp lý giữa phần hình và phần chữ trong

mỗi thí nghiệm (hình 2 I5)

Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch FeSO¿, thêm vào do Iml dung dịch H;SO¿ loãng

Nhỏ vào ống nghiệm trên từng giọt dung dịch KMnO,, lắc nhẹ ống nghiệm sau mỗi lần thêm một giọt dung dịch Quan sát hiện tượng xảy ra

Giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng

Trang 29

2.4 Thực nghiệm sư phạm

2.4.1 Nội dung kiến thức và mục tiêu môn hóa học lớp 10 2.4.1.1 Đối với phần lí thuyết

Việc sử dụng các mô phỏng thí nghiệm trong các tiết dạy lí thuyết giúp

cho học sinh có hứng thú với tiết học hơn, bên cạnh đó sẽ giúp học sinh khắc

sâu kiến thức và nhớ lâu hơn Dưới đây là phần ứng dụng vào chương 5 “Nhóm Halogen” lớp 10 cơ bản

* Nội dung kiến thức chương:

Tống số tiết dạy: 8 tiết (5 lí thuyết + 2 thực hành + 1 luyện tập)

- Bài 21: Khái quát về nhóm halogen (I tiết)

- Bài 22: Clo (1 tiết)

- Bài 23: Hiđro clorua - axit clohiđric - Muối clorua (1 tiết) - Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo (1 tiết)

- Bai 25: Flo - Brom - Iot (1 tiét)

- Bài 26: Luyện tập: Nhom halogen (1 tiét)

- Bài 27: Bài thực hành số 2 (1 tiết)

- Bài 28: Bài thực hành số 3 (I tiết)

* Mục tiêu của chương [I2]:

CHUONG 5 NHOM HALOGEN

Trang 30

của các nguyên tô trong nhóm

Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố nhóm halogen là tính oxi hóa mạnh

là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình e lớp ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử

Viết được các PTHH,

chứng minh tính oxi hóa mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đồi tính chất của các nguyên tố trong nhóm

Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất

hóa học cơ bản của clo Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm,

Tính chất hóa học cơ bản của clo Viết PTHH minh họa

là tính oxi hóa mạnh (tác dụng với | tính chất hóa học và điều kim loại, hidro, nước) Clo còn thé | ché clo

học, dd HCI là một axit mạnh, có tính | axit HCI

30

Trang 31

PTN và trong công nghiệp

Muối clorua: Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng nhận biệt ion clorua

muối clorua với dd axit và

muối khác

Tính nông độ hoặc thể tích của axit HCI tham gia hoặc tạo thành trong phản

Sơ lược Thành phần hóa học, ứng dụng, | minh họa tính chất hóa học về hợp nguyên tắc sản xuắt và điều chế nước Giaven, chất có Tính oxi hóa học mạnh của một | clorua vôi

oxicủa | số hợp chất có oxi của clo (nước Sử dụng có hiệu quả, an clo Giaven, clorua vôi) toàn nước Giaven, clorua

vôi trong thực tế

Sơ lược về tính chất vật lí, trạng kết luận được tính chất hóa thái tự nhiện, ứng dụng, điều chế flo, | hoc co ban của flo, brom, brom, Iot và một vài hợp chất của | iot

HS hiếu hình ảnh rút ra nhận xét Flo, Tính chất hóa hoc co ban cua flo, Viết được các PTHH brom, iot | brom, iot 1a tinh oxi hoa mạnh, | chứng mình tính chất hóa

nguyên nhân tính oxi hóa giảm dân

từ flo đến iot học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo tdi iot

Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành sau phản

31

Trang 32

ứng

Dựa trên mục tiêu của chương chúng tôi lồng ghép các mô phỏng thí nghiệm đã xây dựng được dựa trên phần mềm Edraw Max vào trong bài giảng

2.4.1.2 Đối với phân thực hành

* Nội dung kiến thức:

Tổng số tiết dạy: 5 tiết (5 bài thực hành) Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa khử

Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom va iot Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

* Mục tiêu của các bài thực hành (đánh mục tiêu chung): Thông qua các bài thực hành, giúp HS hình thành kỹ năng cơ bản trong thực nghiệm hóa học, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách biện chứng, tránh tình trạng học thuộc, máy móc, siêu hình

2.4.2 Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Thực nghiệm sư phạm được tiên hành nhằm khang định mục đích của

đề tài nghiên cứu

- So sánh kết quả thu được của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đề đánh giá chất lượng và tính khả thi của đề tài

2.4.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm 2.3.2.1 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

- Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm

32

Trang 33

- Trao đôi và xin ý kiến nhận xét, đánh giá chất lượng của các bài tập

đã xây dựng trong chương 3 khóa luận của GV giảng dạy bộ môn hóa học tại trường THPT Bến Tre trong năm học 2015 - 2016

- Lập kế hoạch thực nghiệm lồng ghép các mô phỏng tĩnh thí nghiệm xây dựng dực trên phần mềm Edraw Max vào bài giảng trong chương “Halogen” SGK lớp 10 cơ bản tại lớp thực nghiệm

- Thực hiện dạy thực nghiệm và tiến hành kiểm tra một bài 15 phút và

một bài I tiết

- Lấy ý kiến nhận xét của HS về các bài giảng đã xây dựng

Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm

- Đánh giá tính hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng mô phỏng tĩnh xây dựng dựa trên phần mềm Edraw Max trong các bài giảng chương “Halogen” lớp 10 cơ bản nhằm giúp HS tự học khắc sâu kiến thức

2.3.2.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm

- Năm học 2015- 2016 chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Bến Tre - Tinh Vĩnh Phúc trong đó lớp TN là lớp 10A; và lớp

ĐC là lớp 10A¿s Hai lớp tương đương nhau về số lượng HS (đều có 45 HS),

trình độ nhận thức cùng do giáo viên bộ môn hóa học là cô Nguyễn Thị Lan Hương giảng dạy, đồng đều về thời gian và nội dung bài dạy

- Tiến hành đưa các mô phỏng thí nghiệm vào đạy hóa chương 5 “ Halogen”

- Giáo viên dạy thực nghiệm: giáo viên Nguyễn Thị Lan Hương và

giáo sinh Bùi Ánh Nguyệt 2.3.2.3 Tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm bằng cách tiến hành đưa các hình ảnh tĩnh minh họa các

phản ứng được thiết kế bằng phần mềm Edraw Max vào các tiết lí thuyết,

33

Trang 34

thực hành và các tiết ôn tập chương “Halogen” nhằm nâng cao khả năng tự học cho HS

Với phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành

thực nghiệm như sau:

I Trao đổi và xin ý kiến nhận xét, đánh giá chất lượng của các bài

giảng đã xây dựng của Trường THPT Bến Tre - Tinh Vĩnh Phúc trong năm học 2015 - 2016

2 Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại hai lớp 10A; và 10A; của trường

THPT Bến Tre

Tôi trực tiếp cho học sinh hai lớp ĐC và TN làm bài kiểm tra 15 phút

(bài kiểm tra này được tiến hành sau khi lồng ghép các mô phỏng tĩnh thiết kế

từ phần mềm Edraw Max vào bài giảng) và một bài kiểm tra l tiết và giáo viên chấm là cô Nguyễn Thị Lan Hương

34

Trang 35

CHƯƠNG 3

KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả vẽ hình mô phóng thí nghiệm sử dụng phần mềm Edraw Max 7.6

Dưới đây là kết quả nghiên cứu “Thiết kế các mô phỏng thí nghiệm trong chương trình hóa học lớp 10 cơ bản”

3.1.1 Kết quá vẽ hình mô phóng thí nghiệm trong các bài thực hành

3.1.1.1 Bài thực hanh sé 1: Phản ứng oxi hóa - khử

- Thí nghiệm l: Phản ứng giữ kim loại và dung dịch axit (hình 3.l)

+ Hóa chất: H;SO¿ loãng, kẽm

+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt

Giải thích hiện tượng và ý xác định vai trò của các chất + nh tham gia phản ứng

SE ° Hình 3.1 Zn tác dụng với H;SO¿ loãng

+ Hiện tượng: Khí không màu thoát ra, mẫu kẽm tan dần + Giải thích: ⁄n + HạSO¿ pạng—> ZnSO¿ + Hạ†

35

Trang 36

Do kim loại Zn đứng trước H; trong dãy phản ứng hóa học nên phản ứng được với dd axit H;SO4 sạn, tạo khí Hạ Do đó kim loại Zn tan dần và có bọt khí thoát ra

HạSO¿ chất oxi hóa, Zn là chất khử

Kết luận: H;SO¿ loãng mang tính chất chung của I axit mạnh: Tác dụng với kim loại đứng trước Hạ trong dãy phản ứng hóa học tạo khí Ha

- Thí nghiệm 2: Phản ứng kim loại với dung dịch muối (hình 3.2) + Hóa chất: dung dich CuSO¿, đỉnh sắt

+ Dung cu: Ong nghiệm, kẹp ống nghiệp ống hút nhỏ giọt + Cách tiến hành:

Rót vào ống nghiệm khoảng

2ml dung dich CuSO, loãng rồi dd CuSOs

cho tiêp vào ông nghiệm | dinh sat đã được làm sạch bề mặt Dé yén ống nghiém khoang 10 phút Quan

phương trình hóa học và cho biết *

vai trò của các chất tham gia phản ” Định sắt

CuSO4

+ Hiện tượng: Sau | thoi gian, mau xanh của dung dịch nhạt dân, có kim loại màu đỏ bám vào thanh sắt

+ Giải thích: CuSOa + Fe —> FeSO¿ + Cu

Do Fe đứng trước Cu trong dãy phản ứng hóa học, nên Fe có thê đây Cu” ra khỏi muối, nên dung dịch mắt dần màu xanh đặc trưng Kim loại Cu tạo ra có màu đỏ bám vào đỉnh sắt

Fe 1a chất khử, CuSO¿ là chất oxi hóa

36

Trang 37

- Thínghiệm 3: Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit (hình 3.3)

+ Hóa chất: dung dịch FeSOa, H;SO¿ loãng, KMnOi

+ Dụng cụ: Ông nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt

+ Cách tiến hành:

Rót vào ống nghiệm, mỗi ống

2ml dd FeSO¿, thêm tiếp vào Iml dd H;SO¿ loãng

H:SO * loãng

Nhỏ từ từ từng giọt dd

KMnO; và lắc nhẹ sau môi lân nhỏ Quan sát và cho biết hiện

tượng xảy ra

Hình 3.3 Phản ứng cua FeSO, voi Giải thích hiện tượng, viết

KMnO¿trong dd H;SO+ loãng phương trình hóa học và cho biết vai

trò của các chất trong phản ứng

+ Hiện tượng: Ban đầu dd KMnO¿ màu tím, khi nhỏ từng giọt dd

KMnO¿ vào thay dd mat dan mau tim

+ Giai thich:

10FeSO4 + 2KMnOg + 8H2SO4 — S5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSOx4 + 8H20 Do FeSO¿ có tính khử, KMnO; có tính oxi hóa mạnh, trong môi trường axit là H;SO¿ nên phản ứng được với nhau Suy ra làm mắt màu tím đặc trưng cua dd KMnQag

3.1.1.2 Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo

- Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí clo (hình 3.4)

+ Hóa chất: HCI đặc, MnO;, KMnO¿, NaCl, H;SO¿, NaOH

+ Dụng cụ: Giá thí nghiệm, bình cầu có nhánh, phêu giọt, ống dẫn khí, nút cao su, bình thu khí, bình lọc khí, đèn côn

at

Ngày đăng: 15/05/2017, 21:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w