1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín phòng giao dịch Long Bình Tân CN Đồng Nai.

31 2,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 544 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍNSACOMBANK 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của sacombank: 3 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại sacombank: 11 1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất: 11 1.2.2.Sơ đồ tổ chức phòng giao dịch Long Bình Tân: 13 1.2.3.Các quy định tại sacombank pgd Long Bình Tân: 15 CHƯƠNG 2 :NỘI DUNG LAO ĐỘNG THỰC TẾ 17 2.1 Tín dụng ngân hàng 17 2.1.1 Khái nệm tín dụng ngân hàng 17 2.1.2 Bản chất tín dụng ngân hàng 17 2.2.Quy trình cấp tín dụng tại Sacombank : 18 2.3. Quy trình cấp tín dụng thực tế tại phòng giao dịch Long Bình Tân: 22 2.4. Đánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn: 27 CHƯƠNG 3:TỰ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG LAO ĐỘNG THỰC TẾ: 28 3.1 Đánh giá và sự phát triển của bản thân: 28 3.2 Đánh giá về hoạt động của phòng giao dịch: 28 3.3 Kết luận: 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính,đóng vai trò là trung gian cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức ,thu hút nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu.Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cùng một số dịch vụ khác.Trong đó cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận.Mặt khác, chính doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ,chi phí kinh doanh và quản lý,chi phí vốn trôi nổi,chi phí vốn các loại và các chi phí rủi ro đầu tư. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng,loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.Tuy nhiên phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay lại xuất phát từ mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn, còn lợi nhuận thu được từ tầng lớp dân cư lao động lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ mặc dù họ là nguồn lao động chính của xã hội với lực lượng vô cùng đông đảo. vậy tại sao lại có sự chênh lệch? Nguyên nhân có thể là do các Ngân hàng thương mại chưa khai thác hiệu quả tiềm năng của nguồn lực này hoặc do các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn khá xa lạ đối họ. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, doanh số cho vay của các Ngân hàng thương mại tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên vô cùng dạng. Nhu cầu vay vốn để phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân cũng tăng cao nhưng nhắc tới Ngân hàng người ta lại nghĩ ngay đến một loạt những thủ tục rắc rối và mất rất nhiều thời gian. Chính những quan điểm đó mà người dân đã vô tình bỏ qua những cơ hội thay đổi điều kiện sống và Ngân hàng cũng mất đi một phần lợi nhuận đáng kể. Xuất phát từ quá trình học tập và thực tế thực tập tại Ngân hàng SacombankPGD Long Bình Tân em quyết định làm báo cáo tập trung chủ yếu vào quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng với mong muốn góp phần tháo gỡ những mặt còn hạn chế,khó khăn nhằm hoàn thiện quy trình cho vay đồng thời xóa bỏ những định kiến về quá trình cho vay trong suốt thời gian qua. 2. Đối tượng nghiên cứu Bài viết tập trung trình bày nội dung chủ yếu về quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –phòng giao dịch Long Bình Tân CN Đồng Nai. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍNSACOMBANK 1.1) Lịch sử hình thành và phát triển của sacombank: Giới thiệu về Sacombank : Tên đầy đủ : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Comercial Joint Stock Bank. Tên viết tắt là: SACOMBANK. Hội sở chính: Số 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại : (848) 39320420. Fax : (848) 39320424 Website : www.sacombank.com.vn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập theo:giấy phép hoạt động số 0006NHGP Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 03121991.Và giấy phép số 05GPUP do Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 03011992. Chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 21121991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM. Sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với: • 6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, 9.493 tỷ đồng vốn tự có, 98.474 tỷ đồng tổng tài sản. • Hơn 320 điểm giao dịch tại 4563 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại Trung Quốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia. • 6.180 đại lý thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. • Hơn 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính,đóng vai trò là trunggian cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức ,thu hút nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi và bơmvào nơi khan thiếu.Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại là hoạt động huyđộng vốn, hoạt động cho vay, hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cùng một sốdịch vụ khác.Trong đó cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng để tạo

ra lợi nhuận.Mặt khác, chính doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phítiền gửi, chi phí dự trữ,chi phí kinh doanh và quản lý,chi phí vốn trôi nổi,chi phí vốncác loại và các chi phí rủi ro đầu tư

Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọitầng lớp dân chúng,loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.Tuy nhiênphần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay lại xuất phát từ mối quan hệ tíndụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn, còn lợi nhuận thuđược từ tầng lớp dân cư lao động lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ mặc dù họ là nguồn laođộng chính của xã hội với lực lượng vô cùng đông đảo vậy tại sao lại có sự chênhlệch? Nguyên nhân có thể là do các Ngân hàng thương mại chưa khai thác hiệu quảtiềm năng của nguồn lực này hoặc do các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn khá xa

lạ đối họ Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, doanh số cho vay củacác Ngân hàng thương mại tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên vô cùngdạng Nhu cầu vay vốn để phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân cũngtăng cao nhưng nhắc tới Ngân hàng người ta lại nghĩ ngay đến một loạt những thủ tụcrắc rối và mất rất nhiều thời gian Chính những quan điểm đó mà người dân đã vô tình

bỏ qua những cơ hội thay đổi điều kiện sống và Ngân hàng cũng mất đi một phần lợinhuận đáng kể

Xuất phát từ quá trình học tập và thực tế thực tập tại Ngân hàng PGD Long Bình Tân em quyết định làm báo cáo tập trung chủ yếu vào quy trình cấptín dụng tại ngân hàng với mong muốn góp phần tháo gỡ những mặt còn hạn chế,khókhăn nhằm hoàn thiện quy trình cho vay đồng thời xóa bỏ những định kiến về quátrình cho vay trong suốt thời gian qua

Trang 3

Sacombank-2 Đối tượng nghiên cứu

Bài viết tập trung trình bày nội dung chủ yếu về quy trình cho vay của Ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –phòng giao dịch Long Bình Tân CN Đồng Nai

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN-SACOMBANK

1.1

) Lịch sử hình thành và phát triển của sacombank:

-Giới thiệu về Sacombank :

Tên đầy đủ : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Comercial Joint Stock Bank.

Tên viết tắt là: SACOMBANK.

Hội sở chính: Số 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP HồChí Minh, Việt Nam

Chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombankxuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với

số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM

Sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:

• 6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, 9.493 tỷ đồng vốn tự có, 98.474 tỷ đồng tổng tàisản

• Hơn 320 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 VPĐD tại TrungQuốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia

• 6.180 đại lý thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

• Hơn 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo

• Hơn 81.000 cổ đông đại chúng

Trang 5

• Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật từInternational Finance Corporation (IFC) trực thuộc Ngân hàng thế giới (WorldBank).

• Là Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ViệtNam

• Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài biêngiới, thành lập Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Chi nhánh tại Lào vàCampuchia

• Là Ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành riêngcho phụ nữ (Chi nhánh 8 Tháng 3) và cho cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánhHoa Việt) Sự thành công của các chi nhánh đặc thù là minh chứng thuyết phục

về khả năng phân khúc thị trường độc đáo và sáng tạo của Sacombank

• Từ năm 2004, Sacombank đã được các tổ chức tài chính quốc tế như IFC,FMO, ADB, Proparco ủy thác các nguồn vốn có giá thành hợp lý để hỗ trợcác cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua việc đáp ứngđầy đủ các tiêu chí về minh bạch báo cáo tài chính, có chiến lược phát triển bềnvững và năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tốt, có mạng lưới chinhánh rộng lớn và mục đích sử dụng vốn hợp lý

- Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hìnhthành và phát triển Ngân hàng với việc công bố hình thành Tập đoàn Sacombank Việchình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để phát triển các giải pháp tài chính trọn góivới chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng đồng thời nâng cao sứcmạnh trong quá trình hội nhập của Sacombank và nhóm các Công ty thành viên hoạtđộng trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính Hiện nay, Tập đoàn Sacombank có

(Sacombank-• Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL)

• Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR)

Trang 6

• Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín(Sacombank-SBA).

• Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ)

Thành viên liên kết:

• Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI)

• Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal)

• Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex)

• Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP)

• Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)

Sacombank có 02 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần:

• Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001

• Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm 2005.Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhưHoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto, Comeco, Trường Phú, IsuzuViệt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, BảoMinh, Habubank, Military Bank, Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diệncủa City University of New York (CUNY)

Những thành tựu đã đạt được trong các năm qua

Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế, điển hình như:

• "Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam” do GlobalFinance bình chọn

• “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2009” (Best Retail Bank in Vietnam2009) do The Asian Banker bình chọn

• "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007 và 2008” do Asian Banking &Finance bình chọn

• “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn

• “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn

Trang 7

• “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn.

• “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn

• ”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” doCộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn;

• “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do GlobalFinance bình chọn

• Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàngNhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại ViệtNam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm2007

• Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong tràothi đua ngành ngân hàng trong năm 2007, 2008

• Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốtcác năm qua

• Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cựcvào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế

• Cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam về những thành tích dẫn đầu phongtrào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2008

• Cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam về những thành tích dẫn đầu phongtrào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2009

Định hướng phát triển của ngân hàng trước yêu cầu cạnh tranh

Với định hướng phát triển giai đoạn 2006-2010, bước sang năm mới,Sacombank sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát triển tài sản ở mức cao, đồng thời với việc

quan tâm đến yếu tố phát triển An toàn – bền vững Các mục tiêu chiến lược sẽ được

thực hiện là: tăng nhanh năng lực tài chính - Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ - Mở rộngmạng lưới phát triển thị phần – Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – Hiệnđại hóa công nghệ Ngân hàng – Chuẩn hóa các quy trình, thao tác các nghiệp vụ - Tiếpcận và từng bước ứng dụng các chuẩn mực kế toán và quản trị Ngân hàng theo thông

lệ quốc tế - tập trung đúng mức cho việc kiện toàn bộ máy tổ chức điều hành và tăngcường khả năng kiểm tra kiểm soát nội bộ Tóm lại, mục tiêu của Ngân hàng là phảiđạt được những giá trị cốt lõi : Ngân hàng phát triển nhanh, ổn định và bền vững trên

cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng, đảm bảo

Trang 8

được các lợi ích cộng đồng và xã hội, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, cổđông và các nhà đầu tư, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Sơ đồ hệ thống

Trang 9

- Giới thiệu về Sacombank – CN Đồng Nai

Qúa trình phát triển Sacombank – CN Đồng Nai

Sacombank Đồng Nai được thành lập theo quyết định số 16/2003/QĐ-HĐQTngày 07/01/2003 của Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín.Sacombank Đồng Nai chính thức khai trương hoạt động ngày 04/04/2003

Địa chỉ: Số 87-89 Đường 30/4, Phường Thanh Bình, TP Biên Hoà, Tỉnh ĐồngNai

Lĩnh vực hoạt động chính của Sacombank Đồng Nai bao gồm cho vay doanhnghiệp vừa và nhỏ, cho vay cá nhân, thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, thanh toánquốc tế, bão lãnh, kinh doanh ngoại tệ, vàng…

Bộ máy tổ chức

Qua thời gian hơn 7 năm Chi nhánh đã đi vào hoạt động ổn định và có sự bố tríngày càng hợp lý để phục vụ công tác kinh doanh đạt hiệu quả cao

Trang 10

Mạng lưới hoạt động của Sacombank – CN Đồng Nai

Đồng Nai là một thị trường đầy tiềm năng Những ngày đầu ra đời và đi vàohoạt động, Sacombank chi nhánh Đồng Nai gặp phải trở ngại và sự cạnh tranh quyếtliệt bởi sự củng cố, phân định thị phần đã xác lập từ lâu của các Ngân hàng ThươngMại Nhà Nước, sự đua tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng bạn

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đồng Nai baogồm 06 phòng nghiệp vụ tại trụ sở chi nhánh và 08 phòng giao dịch trực thuộc

BỘ PHẬN QUẢN

LÝ TÍN DỤNG

BỘ PHẬN

XỬ LÝ GIAO DỊCH

BỘ PHẬN QUỸ

BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH DN

BỘ PHẬN

KẾ TOÁN

BỘ PHẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ

BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH CN

BỘ PHẬN QUẢN

LÝ KH

CÁ NHÂN

PGD LONG BÌNH TÂN

PGD LONG THÀNH

PGD TRẢNG BOM

PGD ĐÔNG HÒA

PGD GIA KIỆM

PGD LONG KHÁNH

Trang 11

- PGD Long Khánh (908A Hùng Vương, TX Long Khánh, Đồng Nai )

- PGD Hố Nai (367/8A Xa Lộ Hà Nội, P.Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai)

- PGD Biên Hòa (141/5 Quốc Lộ 15, P.Tam Hiêp,Biên Hòa, Đồng Nai)

- PGD Trảng Bom (82/3 Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom, ĐồngNai)

- PGD Gia Kiệm (112/4 Ấp Tân Kiên, Xã Gia Tân 3, H.Thống Nhất, Đồng Nai)

- PGD Long Bình Tân ( C2/9 KP1, TP.Biên Hòa, Đồng Nai )

- PGD Long Thành ( tổ 1, khu Văn Hải, TT Long Thành, H.Long Thành, ĐồngNai)

- PDG Đông Hòa ( QL 1A, ấp An Bình, xã Trung Hòa, H Trảng Bom, ĐồngNai)

 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Thương Tín (Sacombank) – Phòng giao dịch Long Bình Tân

Phòng giao dịch Long Bình Tân chính thức khai trương hoạt động từ ngày19/12/2007 Trụ sở dặt tại số C9/2 – 9B/2, khu vực 1, phường Long Bình Tân, thànhphố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đông đúc dân cư Tình hình kinh tế phát triển khá mạnhvới các khu công nghiệp lân cận có truyền thống về thương mại dịch vụ

Tình hình nhân sự hiện tại của phòng gồm:

Trang 12

triển khá sầm uất, tình hình kinh tế phát triển tốt và được đánh giá là thị trường tiềmnăng cho hoạt động của các tổ chức tín dụng trong việc bán các sản phẩm dịch vụ ngânhàng đến tổ chức và cá nhân Từ giữa năm 2003, Sacombank đã chính thức có mặt trênđịa bàn thông qua việc thành lập chi nhánh cấp 1 Đồng Nai Từ đó đến naySacombank luôn gặt hái được những thành công nhất định và đã tạo được thương hiệuvững chắc cũng như vị thế trong lòng khách hàng bằng cung cách phục vụ, tình hìnhmạng lưới hoạt động, vốn điều lệ liên tục tăng trong thời gian vừa qua Bên cạnh đó,đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung, năng động, được đào tạo chính quy, bì bản, amhiểu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sãn sàng cung cấp những tiện ích đến tay kháchhàng.

Khó khăn: Do địa phận phòng giao dịch nằm trên quốc lộ 51, gần ngã 4 VũngTàu, và trung tâm thành phố Biên Hòa nên chiu nhiều áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từcác tổ chức tín dụng khác trên địa bàn như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đại Á,đặc biệt là hai ngân hàng nước ngoài Indovina và Shinhanbank… Ngoài ra do địa bànhoạt động gần chi nhánh và phòng giao dịch Biên Hòa nên phòng giao dịch gặp khókhăn trong việc tìm kiếm khách hàng Hiện tại khách hàng chủ yếu của phòng là từNhơn Trạch và Long Thành (chiếm khoảng 80% dư nợ tại phòng)

1.2) Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại sacombank: 1.2.1) Đặc điểm hoạt động sản xuất:

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;

- Góp vốn và liên doanh theo pháp luật;

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế;

- Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác;

Trang 13

- Hoạt động bao thanh toán.

* Dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân:

-Ngân hàng cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau: từ cho vay cá nhânđến các khoản vay vốn phục vụ mục đích kinh doanh, từ tài khoản tiết kiệm đến tàikhoản thanh toán, từ chuyển tiền nội địa đến chuyển tiền ra nước ngoài, từ các dịch vụthanh toán đến dịch vụ quản lý tiền mặt…

• Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ

• Tài khoản thanh toán

• Tiền gửi có kỳ hạn

• Cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm

• Cho vay tiêu dùng

• Cho vay tài trợ bất động sản

• Cho vay nhằm mục đích xây dựng / đổi mới

• Cho vay du học

• Dịch vụ nhận chuyển tiền từ nước ngoài về

• Thanh toán Séc du lịch

• Dịch vụ giữ an toàn các tài liệu

Dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp:

Ngân hàng cung cấp các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như vay vốn kinh

doanh, dịch vụ tiền gửi, chuyển tiền, quản lý tiền mặt, và tài trợ thương mại:

• Thư tín dụng xuất/nhập khẩu

• Chuyển tiền bằng điện (T/T)

• Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ

• Cho vay cầm cố bằng L/C xuất khẩu

Trang 14

lý giao dịch, công tác kế toán và quỹ tại phòng giao dịch Xử lý và giải quyết

cá vấn đề phát sinh trong phạm vi được phân quyền, ủy quyền Phân côngcông việc, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện công việc của từngthành viên trực thuộc phòng giao dịch Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ

Thủ quỹ Giao dịch

viên quỹ

Bảo vệ

Trang 15

cán bộ nhân viên trực thuộc Thực hiện các công việc khác theo sự phân côngcủa cấp quản lý.

- Phó phòng giao dịch: Ký kết các hợp đồng tín dụng, hoạt động thế chấp tài sản,hoạt động cầm cố tài sản, hợp động bảo lãnh và các giấy tờ liên quan đến việcđăng ký giao dịch đảm bảo với khách hàng tại các cơ quan công chứng, vănphòng đăng ký giao dịch đảm bảo và UBND các cấp có liên quan đến việcvay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn phát sinh tại phòng giao dịch Thay mặttrưởng phòng điều tiết mọi hoạt động của phòng giao dịch khi trưởng phòngvắng mặt và có trách nhiệm báo cáo lại cho trưởng phòng về những công việc

đã xử lý trong thời gian này

- Nhân viên tín dụng và quan hệ khách hàng: Xác minh thẩm định và đề xuất ýkiến các hồ sơ tín dụng, gia hạn, bảo lãnh,… phù hợp với quy định hiện hànhcủa ngân hàng Chăm sóc khách hàng trước và sau khi sử dụng các sản phẩmcủa ngân hàng Tiếp thị khách hàng mới và quản lý máy ATM Chịu tráchnhiệm chính là cầu nối giữa khách hàng với ngân hàng trong việc cung cấpcác sản phẩm dịch vụ của ngan hàng đến khách hàng

- Nhân viên nghiệp vụ: Thực hiện các giao dịch rút gửi tiền, mở sổ tiết kiệm, vaycầm cố sổ tiết kiệm Rút gửi liên chi nhánh, giao dịch chuyển khoản, giaodịch thẻ, nhgiệp vụ kế toán tiền vay liên quan đến việc thu nợ, xác nhận số dưtài khoản, ủy nhiệm chi, chi trả kiều hối Thu đổi ngoại tệ, séc du lịch, thanhtoán các loại thẻ và các nghiệp vụ liên quan đến vốn cổ phần Lập chứng từ kếtoán liên quan đến các công việc Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay,ngoại bảng của khách hàng Ứng tiền đầu ngày và kết quỹ cuối ngày để thựchiện thu chi tiền mặt, thu chi hộ theo đúng quy định In sao kê và chấm chứng

từ của ngày, trực nhận điện (báo Có) theo phân công

- Thủ quỹ và giao dịch viên quỹ: Thực hiện thu chi tiền mặt, ngoại tệ, vàng,chứng từ có giá theo quy định Xác nhận tài sản đảm bảo, giấy tờ có giá trịchính xác kịp thời đầy đủ theo lệnh của cấp có thẩm quyền Kiểm đếm, đốichiếu đúng tiêu chuẩn tiền mặt tồn quỹ một cách kịp thời và đúng quy cáchcủa Ngân hàng Nhà nước Tạm ứng quỹ cho các giao dịch viên thu chi mộtcửa theo quy định

Ngày đăng: 20/06/2014, 14:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ hệ thống - Quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín   phòng giao dịch Long Bình Tân CN Đồng Nai.
Sơ đồ h ệ thống (Trang 8)
Bảng 2.3.2: Tình hình thực hiện chỉ tiêu năm 2010 - Quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín   phòng giao dịch Long Bình Tân CN Đồng Nai.
Bảng 2.3.2 Tình hình thực hiện chỉ tiêu năm 2010 (Trang 26)
Bảng 2.3.3: Tình hình huy động vốn trong năm 2009 và 2010 - Quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín   phòng giao dịch Long Bình Tân CN Đồng Nai.
Bảng 2.3.3 Tình hình huy động vốn trong năm 2009 và 2010 (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w