Một số giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC

Một phần của tài liệu 70396 (Trang 33 - 37)

kiểm toán trong kiểm toán BCTC

3.1. Hoàn thiện vấn đề đánh giá rủi ro kiểm soát

Trong thực tế kiểm toán, AASC và một số công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam khi đánh giá rủi ro kiểm soát thường không tin vào HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức tối đa.Theo đó, việc tiến hành tìm hiểu và kiểm tra về HTKSNB của khách hàng không còn ý nghĩa.

Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều khách hàng có HTKSNB được thiết kế một cách khoa học và hiệu quả, như các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài, các đơn vị thành viên của tập đoàn kinh tế lớn với quá trình kinh doanh lâu dài, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý,mục tiêu chính của họ là hiệu quả trong kinh doanh nên HTKSNB được thiết kế khá hoàn thiện để đạt được mục tiêu kinh doanh. Với những khách hàng này, nếu KTV tin tưởng vào HTKSNB và thực hiệc các thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra lại tính hiệu lực của HTKSNB thì có thể giảm được các thử nghiệm cơ bản và giảm được chi phí kiểm toán.

Trong điều kiện trước mắt, có thể KTV không đủ thời gian để tiến hành kiểm tra HTKSNB cho toàn bộ các phần hành thì có thể tiến hành với các phần hành được đánh giá là trọng yếu. Khi đó, phạm vi của các thử nghiệm cơ bản áp dụng cho phần hành đó sẽ được giảm đi và tiết kiệm được chi phí kiểm toán.

Để đánh giá độ tin cậy kiểm soát cho phần hành được coi là trọng yếu, KTV cần thu thập hiểu biết về HTKSNB đối với phần hành đó và mô tả trên giấy tờ làm việc. Sau khi có đầy đủ thông tin, KTV cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để khẳng định lại đánh giá của mình. Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát này là nhằm thu thập các bằng chứng về sự thiết kế và hoạt động hữu hiệu của HTKSNB. KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để khẳng định mức rủi ro kiểm soát đã được họ đánh giá trong khâu lập kế hoạch. Từ đó có được những kết luận chính xác hơn về rủi ro kiểm soát đối với phần hành lựa chọn.

3.3. Hoàn thiện vấn đề đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu dư tài khoản và loại nghiệp vụ chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu

Khi đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV phải đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với từng cơ sở dẫn liệu cho các số dư tài khoản và loại nghiệp vụ để làm cơ sở thiết kế chương trình kiểm toán bởi vì chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế chi tiết tới từng cơ sở dẫn liệu của các khoản mục hay loại nghiệp vụ. Tuy nhiên, các công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam chưa chú trọng đến việc đánh giá rủi ro chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu này.

Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho cơ sở dẫn liệu trên thì có hai hướng: các số dư khoản mục được khai báo cao hơn hoặc thấp hơn số thực tế. Tuy nhiên, đối với mỗi khoản mục, KTV không cần thiết kiểm tra theo cả hai hướng trên mà chỉ cần thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng của các khoản mục tài sản, chi phí theo hướng khai báo cao hơn số thực tế và các khoản mục công nợ, doanh thu theo hướng khai báo thấp hơn số thực tế. Đó là vì, theo nguyên tắc ghi sổ kép, nếu một sai phạm xảy ra sẽ làm cho ít nhất hai tài khoản bị ghi chép sai. Do đó, việc khai báo dưới số thực tế của

các tài khoản tài sản và chi phí sẽ được kiểm tra gián tiếp thông qua việc thực hiện kiểm tra các tài khoản đối ứng với các tài khoản đó. Tương tự đối với các tài khoản công nợ và doanh thu, việc khai báo vượt số thực tế của các tài khoản này sẽ được kiểm tra gián tiếp thông qua các tài khoản đối ứng với nó. Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu theo cách này sẽ giảm được sự trùng lặp trong công tác đánh giá rủi ro, thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán.

Đối với rủi ro kiểm soát, KTV nên lập bảng phân tích rủi ro kiểm soát đối với từng cơ sở dẫn liệu của từng khoản mục trong đó chỉ rõ với từng mục tiêu kiểm soát ( tương ứng với các cơ sở dẫn liệu) thì đơn vị đã thiết kế những thủ tục kiểm soát nào và vận hành những thủ tục đó ra sao, từ đó đưa ra đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu.

Việc lập bảng đánh giá rủi ro kiểm soát sẽ giúp kiểm toán viên có cơ sở để đánh giá đồng thời giúp KTV thuận tiện hơn trong việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá lại tính hiệu quả của các hoạt động kiểm soát của đơn vị nhằm khẳng định đánh giá ban đầu của KTV về rủi ro kiểm soát.

PHẦN KẾT

Đánh giá trọng rủi ro kiểm toán có vai trò rất quan trọng đối với công tác lập kế hoạch, thiết kế chương trình kiểm toán một cách hiệu quả từ đó ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc kiểm toán. Đây là công việc quan trọng và chiếm nhiều thời gian công sức nhất trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán một cách hợp lý khoa học sẽ góp phần làm tăng thêm hiệu quả của cuộc kiểm toán, nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán và tạo nên sự phát triển vững mạnh của các công ty kiểm toán trong môi trưòng cạnh tranh như hiện nay. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một vấn đề phức tạp mặc dù đã có nhiều nỗ lực để nghiên cứu tìm tòi ra giải pháp hoàn thiện có tính cụ thể trong việc giải quyết các vấn đề đã đặt ra trong đề án.Nhưng do trình độ và thời gian thực hiện còn hạn chế nên đề án không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn THS. Đinh Thế Hùng đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành đề án này.

Sinh viên Trần Văn Hải

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kiểm toán Tài chính – GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân,

2. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam – Nhà Xuất bản Tài Chính, Hà Nội, 3/2003

3. Luận án Thạc sĩ “ Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính ở một số công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam” – Ths. Đoàn Thanh Nga, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu 70396 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w