Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện BCTC

Một phần của tài liệu 70396 (Trang 26 - 28)

1.Thực tế đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC

1.1.Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện BCTC

Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện BCTC bao gồm: thiết lập mưc rủi ro kiểm toán mong muốn, đánh giá rủi ro tiềm tàng, đánh giá rủi ro kiểm soát và xác định rủi ro phát hiện trên phương diện BCTC.

* Thiết lập mức rủi ro kiểm toán mong muốn

Rủi ro kiểm toán mong muốn được thiết lập dựa trên hai khía cạnh cơ bản là: mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC của khách hàng và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố. AASC đánh giá rủi ro kiểm toán dựa trên các yếu tố: Quy mô khách hàng, số lượng người sử dụng BCTC, quy mô công nợ, khả năng thanh toán, tốc độ tăng doanh thu, năng lực ban quản trị và dựa trên kinh nghiệm của KTV.

Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù có thực hiện phân tích sơ bộ BCTC nhưng AASC và nhiều công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam vẫn chưa chú trọng đến vấn đề thiết lập mức rủi ro kiểm toán mong muốn này. Trong mỗi cuộc kiểm toán, các công ty đều xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn này một cách chung chung đó là ở mức thấp có thể chấp nhận được. Chẳng hạn, đối với AASC luôn ấn định mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho mỗi cuộc kiểm toán là thấp để đạt được độ tin cậy kiểm toán ở mức tối đa ( khoảng trên 95% ).

* Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC

Khi đánh giá về rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC, AASC thực hiện đánh giá trên ba mức độ: cao, trung bình, thấp. KTV của AASC tổng hợp những hiểu biết của mình về khách hàng để trả lời các câu hỏi đưa ra phục vụ

cho việc đánh giá rủi ro tiềm tàng. Các câu hỏi KTV đưa ra để đánh giá là 1. Lĩnh vực hoạt động của công ty?

2. Cơ cấu tổ chức của khách hàng như thế nào?

3. Chính sách kế toán của công ty khách hàng đang áp dụng? 4. Thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị đang áp dụng? 5. Năng lực của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc?

6. Trình độ của kế toán trưởng và nhân viên phòng kế toán, KTV nội bộ 7. Quan hệ giữa công ty khách hàng và KTV?

8. KTV có nghi ngờ về tính liêm chính của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc không?

9. Khách hàng có ý địng lừa dối KTV? 10. Sự thay đổi về thị trường, sự cạnh tranh?

11. Ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán năm trước?

12. Liệu Ban giám đốc và nhân viên phòng kế toán có áp lực bất thường nào không?

13. Khả năng công ty báo cáo sai kết quả tài chính hay giá trị tài sản? 14.Sự thay đổi nhân sự trong Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và phòng

kế toán

Căn cứ vào từng câu trả lời đối với mỗi vấn đề cụ thể, đặc biệt là xem xét tầm quan trọng của vấn đề đó tới các thông tin trên BCTC, KTV sẽ đánh giá rủi ro tiềm tàng.

* Đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện BCTC

Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC, KTV của AASC sẽ tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát. Việc đánh giá này được tiến hành bằng cách thu thập thông tin theo Bảng câu hỏi về HTKSNB của khách hàng. Dựa vào các câu trả lời trên “ Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB”, KTV sẽ đánh giá được HTKSNB là khá, trung bình hay yếu, từ đó xác định rủi ro kiểm soát ở mức thấp, trung bình hay cao.

Các câu hỏi để đánh giá HTKSNB của khách hàng được thiết kế cho từng yếu tố của HTKSNB: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ

tục kiểm soát. Đánh giá của KTV được thể hiện trên giấy tờ làm việc theo từng yếu tố này của HTKSNB. Trong quá trình đánh giá, KTV cũng dựa vào sự xét đoán để đưa ra được kết luận phù hợp về HTKSNB và trên cơ sở đó xác định rủi ro kiểm soát tương ứng.

* Xác định rủi ro phát hiện trên phương diện BCTC

Về nguyên tắc, CR được xác định dựa trên cơ sở rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đã đánh giá được. Tuy nhiên, trên thực tế, do chưa chú trọng và thực hiện đúng quy trình đánh giá rủi ro tiềm tàng và đặc biệt là rủi ro kiểm soát nên AASC và nhiều công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam đều xác định rủi ro phát hiện cho các cuộc kiểm toán ở mức trung bình nhưng không có sự thể hiện cơ sở đánh giá trên giấy tờ làm việc mà hoàn toàn mang tính chủ quan của KTV. Theo đó, việc thiết kế các thử nghiệm kiểm toán cũng được thực hiện theo hướng tập trung vào các thử nghiệm cơ bản.

Một phần của tài liệu 70396 (Trang 26 - 28)