trị kinh doanh nên em không được biết nhiều kiến thức về môn học tài chính tín dụng.Em thấy mình cần phải bổ sung kiến thức của môn học này để trong công tác thẩm định em có thể làm tốt hơn.
-Lý thuyết dù là những tiền đề cơ bản nhưng vẫn là những khái niệm khi đi vào thực tiễn em thấy mình cần phải bổ sung thêm các kiến thức ngoài xã hội để có thể hoàn chỉnh kiến thức của mình.
CHƯƠNG 3:TỰ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG LAO ĐỘNGTHỰC TẾ: THỰC TẾ:
3.1 Đánh giá và sự phát triển của bản thân:
Trong thời gian 6 tháng lao động thực tế tại ngân hàng thì em đã thực hiện được những một số điều như sau:
Đi làm đúng giờ, thực hiện những quy định chung của ngân hàng Sacombank – PGD Long Bình Tân.
Đã tìm tòi, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các anh chuyên viên quan hệ khách hàng như: phải luôn vui vẻ với khách hàng dù là những khách hàng khó tính nhất, phải có trách nhiệm trong công việc,sự cần cù và cách giao tiếp với mọi người.
Em luôn cố gắng hoàn thành những công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Vận dụng được những kiến thức trong trường lớp vào một số công việc được phân công.
Em sẽ cố gắng hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp mong muốn sẽ được làm việc, được đào tạo những kỹ năng, nghiệp vụ và phát triển tại ngân hàng.
3.2 Đánh giá về hoạt động của phòng giao dịch:
Trong quá trình thực tập thực tế tại Ngân hàng Sacombank PGD Long Bình Tân em nhận thấy quy trình cấp tín dụng ở đây diễn ra khá rõ nét . Nhân viên QHKH tư vấn một cách cụ thể các yêu cầu của Ngân hàng đối vời từng khoản vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thành các giấy tờ cần thiết làm cho thủ tục cho vay diễn ra rất nhanh chóng . Nếu giấy tờ của khách hàng đầy đủ , có tài sản thế chấp đảm bảo , chứng minh được mục đích của khoản vay và có nguồn trả nợ thì chỉ trong vòng hai ngày là khách hàng đã nhận được tiền vay . Khách hàng đến với PGD không chỉ là những doanh nghiệp lớn mà các cá nhân có nhu cầu vay vốn để phục vụ đời sống cũng rất nhiều . Điều này cho thấy Ngân hàng Sacombank nói chung và Sacombank-PGD Long Bình Tân nói riêng đã áp dụng quy trình cấp tín dụng một cách rất linh hoạt , góp phần không nhỏ trong việc nâng cao doanh số và mở rộng mạng lưới khách hàng . Song , việc đáp ứng tất cả các nhu cầu vay vốn là không thể đối với mọi Ngân hàng vì mục tiêu cơ bản của hầu hết các NHTM là: lợi nhuận, an toàn và sự lành mạnh của các khoản tín dụng . Từ chối các khoản vay nhỏ với phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống không hiệu quả, không có tài sản đảm bảo là việc không thể tránh khỏi. Chính vì vậy , một quy trình cấp tín dụng được thiết kế hợp lí và áp dụng linh hoạt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro , nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM.
3.3 Kết luận:
Từ danh mục sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho thấy sự đa dạng và tiện ích của các sản phẩm dịch vụ dành cho cá nhân và doanh nghiệp. Phạm vi bài báo cáo chỉ đề cập tới quy trình cấp tín dụng vậy nếu mỗi sản phẩm cho vay đều có cách thức và các bước thực hiện khác nhau thì quy trình cấp tín dụng sẽ trở nên rất phức tạp và khó áp dụng. Đồng thời để mỗi loại sản phẩm cho vay phù hợp với quy trình cấp tín dụng của nó cũng sẽ mất nhiều thời gian trong công tác thực hiện và quản lí.
Do đó, cần có một quy trình cấp tín dụng cũng rất khó bởi mỗi loại sản phẩm có tính chất và đối tượng khác nhau. Đối với các cá nhân, doanh nghiệp có doanh thu lớn, lợi nhuận cao, tài chính ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh tốt, có tài sản thế chấp đảm bảo thì việc thực hiện các thủ tục cho vay khá đơn giản và dễ dàng.
- Ngược lại, đối với các cá nhân có nhu cầu vay vốn ít để phục vụ đời sống như xây sửa nhà, mua sắm phương tiện vận chuyển… mà tài sản thế chấp có giá trị thấp thì các thủ tục đó laị gây khó khăn cho cá nhân vay vốn và chính người thừa hành. Khoản vay nhỏ nhưng các thủ tục lại rắc rối, mất nhiều thời gian, khiến cá nhân e ngại, từ chối đến với Ngân hàng và chấp nhận vay ngoài với lãi suất cao hơn. Mất đi những khoản vay đó có thể không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Ngân hàng nhưng hiện nay trong thời kì CNH-HĐH, tỷ lệ cá nhân vay vốn để phục vụ đời sống không ngừng tăng cao thì những khoản vay đó về lâu dài sẽ làm cho Ngân hàng mất đi một phần lợi nhuận không nhỏ. Đây cũng chính là vấn đề đã được đề cập trong Lời mở đầu và nó cần có những giải pháp cụ thể, thiết thực để cải thiện.
Kiến nghị:
Trong thời gian tới, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nói riêng. Do đó, công tác nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để thực hiện điều này, em xin đề xuất vài ý kiến sau:
Đào tạo đội ngũ nhân viên tín dụng:
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chính tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Để phát triển an toàn cần phải hết sức chú trọng đến việc đào tạo cán bộ tín dụng, có đầy đủ năng lực trong việc đánh giá khoản vay và bảo lãnh chính xác nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Việc bố trí cán bộ tín dụng có trình độ sẽ giải quyết nhanh chóng hồ sơ cho khách hàng giúp họ nắm bắt được cơ hội kinh doanh là điều kiện tốt nhất để Ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa.
Liên tục mở những khoá đào tạo, hội thảo để ngày càng nâng cao khả năng hiểu biết, làm giàu thêm kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng vể các lĩnh vực kinh doanh cũng
như chu kỳ hoạt động; cập nhật những chính sách pháp luật mới, những thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn để đưa ra những kế hoạch phát triển.
Nghiên cứu sự thoả mãn của khách hàng để phát triển phong cách phục vụ. Muốn thu hút khách hàng tiềm năng thì điều quan trọng phải tìm hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, có hiểu được thì họ mới có thể đưa ra phong cách phục vụ tương thích làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo.
Thông thường khi các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu vay vốn thì sẽ tìm đến Ngân hàng để xin vay, nhưng trong tình trạng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để thu hút thêm nhiều khách hàng, mở rộng thêm đối tượng cho vay, Ngân hàng nên chủ động xúc tiến việc tiếp thị đối với các khách hàng mới nhằm giới thiệu những khả năng mà Ngân hàng có thể đáp ứng, kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng, tạo cho họ có cảm giác an tâm khi giao dịch với Ngân hàng.