1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích rủi ro ảnh hưởng chi phí triển khai các dự án đầu tư xây dựng theo định hướng phát triển bền vững

208 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 208
Dung lượng 4,09 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

o0o

TRẦN THẾ ANH

PHÂN TÍCH RỦI RO ẢNH HƯỞNG CHI PHÍ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 1: TS Nguyễn Thanh Phong Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu 2: TS Nguyễn Anh Thư Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Phạm Vũ Hồng Sơn Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Nguyễn Thanh Việt

Luận văn thạc sĩ của học viên được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-TP.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ bao gồm:

1 PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ : Chủ tịch Hội đồng 2 PGS.TS Trần Đức Học : Thư ký Hội đồng

3 PGS.TS Phạm Vũ Hồng Sơn : Cán bộ chấm nhận xét 1 4 TS Nguyễn Thanh Việt : Cán bộ chấm nhận xét 2 5 TS Phạm Hải Chiến : Ủy viên Hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 3

i

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Trần Thế Anh MSHV: 1970175

Ngày sinh: 02/11/1994 Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng Mã ngành: 8580302

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH RỦI RO ẢNH HƯỞNG CHI PHÍ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - RISK ANALYSIS OF AFFECTING COSTS IN THE IMPLEMENTATION OF CONSTRUCTION INVESTMENT PROJECTS ON SUSTAINABLE

DEVELOPMENT

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

 Nhận dạng, xác định các nhân tố rủi ro ảnh hưởng chi phí cho dự án CTX tại Việt Nam  Phân tích, đánh giá ảnh hưởng các nhân tố rủi ro cho dự án CTX

 Xây dựng mơ hình đánh giá mức độ tác động của các nhân tố rủi ro gây biến đổi chi phí ảnh hưởng đến công tác triển khai dự án ĐTXD theo mục tiêu phát triển bền vững bởi phương pháp Fuzzy AHP

 Xác định chỉ số đánh giá rủi ro để định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro cho dự án CTX Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế, giảm thiểu phát sinh chi phí và thúc đẩy phát triển xây dựng bền vững

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2023

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 11/06/2023

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THANH PHONG & TS NGUYỄN ANH THƯ

TP.HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TS NGUYỄN THANH PHONG TS NGUYỄN ANH THƯ TS LÊ HOÀI LONG TRƯỞNG KHOA KĨ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin được phép gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể quý Thầy, Cô trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, đặc biệt là các Thầy, Cô bộ môn Quản lý xây dựng, những người đã trực tiếp dạy dỗ, hỗ trợ tạo điều kiện cho em được học tập, trao dồi những kiến thức bổ ích trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế giảng đường

Em xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc nhất đến thầy TS Nguyễn Thanh Phong và cô TS Nguyễn Anh Thư đã tận tình giúp đỡ, khơng ngại khó khăn để hướng dẫn, chỉ bảo em qua những buổi duyệt bài trong suốt quá trình làm luận văn Nhờ vào những chia sẻ kinh nghiệm quý báo, những nguồn tài liệu bổ ích để em có thể tham khảo và vận dụng trong học tập lẫn công việc hiện tại

Con cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ, người đã luôn động viên tinh thần và luôn bên cạnh con vào những thời điểm khó khăn nhất trong cuộc sống, giúp con có thể đi đến được như ngày hơm nay

Trong q trình thực hiện luận văn sẽ khơng thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót Rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cơ để em hồn thiện tốt hơn

Lời cuối cùng, em kính chúc Ban lãnh đạo Khoa cùng quý thầy cô ngày càng thành đạt, nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giáo dục

Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

TP.HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023

Trang 5

iii

TÓM TẮT

Hiện nay, việc áp dụng một phương thức thực hiện dự án hiệu quả, thuận lợi cho người tham gia dự án đầu tư xây dựng là cần thiết trong xu thế hội nhập hiện nay Nhận thấy phát triển bền vững là một phương thức tiến bộ, được áp dụng rộng rãi và là xu thế dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng và ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam Ngành xây dựng đang chuyển đổi sang công nghệ xanh hơn và thực hành xây dựng bền vững, tuy nhiên tiến độ còn chậm Xây dựng bền vững được chứng minh mang nhiều lợi ích môi trường, kinh tế, xã hội Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư xây dựng đã không ủng hộ việc triển khai các dự án xây dựng xanh, điển hình các cơng trình xanh do chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với các dự án xây dựng truyền thống

Trong thực tế, chi phí cơng tác sẽ khác biệt so với giá trị ước lượng chi phí Để giải quyết thì người quản lý dự án phải đưa sự khơng chắc chắn vào việc ước lượng chi phí cơng tác, từ đó phân tích yếu tố rủi ro ảnh hưởng chi phí của cả dự án Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu bằng phương pháp thống kê và khảo sát, nghiên cứu đã xác định được các các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến chi phí dự án cơng trình xanh

Trang 6

ABSTRACT

Currently, the application of an effective and convenient project implementation method for construction investment project participants is necessary in the current integration trend Realizing that sustainable development is a progressive method, widely applied and a leading trend in the field of construction and increasingly popular in the world, especially in developing countries like Viet Nam The construction industry is transitioning to greener technologies and sustainable construction practices, but progress is slow Sustainable construction is proven to bring many environmental, economic and social benefits However, many construction investors did not support the implementation of green construction projects, typically green buildings due to the higher initial investment costs compared to traditional construction projects

In acctually, the costs will be different from the estimated cost To solve it, the project manager must introduce uncertainty into the work cost estimate, thereby analyzing the risk of cost impact of the whole project Based on the results of data analysis by statistical methods and surveys, the study has identified the risk factors affecting the cost of green building projects

Trang 7

v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này do tơi hồn tồn tự nghiên cứu thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy TS Nguyễn Thanh Phong và cô TS Nguyễn Anh Thư, với các thông tin trong luận văn được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, các số liệu và kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đó Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài nghiên cứu này

TP HCM, ngày 11 tháng 06 năm 2023

Trang 8

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu chung 1

1.2 Vấn đề nghiên cứu 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 7

1.4 Phạm vi nghiên cứu 7

1.5 Đóng góp nghiên cứu 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 9

2.1 Khái niệm cơ bản 9

2.1.1 Rủi ro chi phí 9

2.1.2 Thái độ với rủi ro 11

2.1.3 Phân loại rủi ro 12

2.1.4 Quản lý và chiến lược ứng phó rủi ro 13

2.1.5 Dự án đầu tư xây dựng 18

2.1.6 Cơng trình xanh 22

2.1.7 Đặc điểm các tiêu chí đánh giá cơng trình xanh 26

2.1.8 Quản lý dự án theo định hướng phát triển bền vững 28

2.1.9 Đặc điểm chi phí vịng đời dự án 31

2.2 Các nghiên cứu tương tự trước đây 33

2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước 33

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước 43

2.2.3 Nhận xét 52

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54

3.1 Giới thiệu chương 54

3.2 Các lý thuyết, kiểm định áp dụng 54

3.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 54

3.2.2 Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) 55

Trang 9

vii

3.2.4 Lý thuyết mờ (Fuzzy Theory) 57

3.2.5 Phương pháp AHP 59

3.2.6 Phương pháp Fuzzy Analytical Hierarchy Process (Fuzzy AHP) 61

3.3 Nghiên cứu giai đoạn 1: Thiết lập bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu: 71

3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi 71

3.3.2 Khảo sát các nhân tố rủi ro: 81

3.4 Thu thập dữ liệu giai đoạn 2: Quá trình thực hiện so sánh cặp 84

3.4.1 Thiết kế BCH so sánh cặp 84

3.4.2 Lựa chọn chuyên gia 85

3.4.3 Cách thức thu thập dữ liệu 86

CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 88

4.1 Thu thập số liệu 88

4.1.1 Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng 88

4.1.2 Vai trò của người được khảo sát trong DA xây dựng 89

4.1.3 Vai trị cơng ty của các đối tượng tham gia khảo sát 90

4.1.4 Loại hình cơng ty của đối tượng tham gia khảo sát 91

4.1.5 Loại hình DA của đối tượng tham gia khảo sát 92

4.1.6 Quy mô DA của đối tượng tham gia khảo sát 93

4.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha 94

4.2.1 CA các nhân tố liên quan đến Thiết kế: 95

4.2.2 CA các nhân tố liên quan đến Phí CTX: 96

4.2.3 CA các nhân tố liên quan đến Vật liệu: 96

4.2.4 CA các nhân tố liên quan Quản lý dự án: 97

4.2.5 CA các nhân tố liên quan Môi trường – Xã hội: 98

4.2.6 CA các nhân tố liên quan Pháp lý – Hợp Đồng 98

4.3 Kiểm định nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysic) 100

4.4 Phân tích các nhân tố theo giá trị mean 109

Trang 10

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỖ TRỢ ĐA QUYẾT ĐỊNH FUZZY AHP ĐỂ ĐÁNH GIÁ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ DA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CĨ XÉT YẾU TỐ RỦI RO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 117

5.1 Giới thiệu chương 117

5.2 Áp dụng phương pháp Fuzzy AHP 118

5.2.1 Thiếp lập ma trận đánh giá mờ và tính tốn chỉ số nhất qn 118

5.2.2 Tổng hợp ý kiến các chuyên gia 122

5.2.3 Phá mờ 122

5.2.4 Kiểm tra chỉ số nhất qn và tính tốn trọng số 122

5.2.5 Phân tích độ nhạy 126

5.3 Đề xuất chỉ số đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro IIR 127

5.3.1 Đề xuất thang đo ảnh hưởng rủi ro 127

5.4 Ứng dụng thực tế 128

5.4.1 Giới thiệu DA 128

5.4.2 Chỉ số IIR DA minh họa 129

5.4.3 Thảo luận kết quả 131

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134

6.1 Kết quả nghiên cứu 134

6.2 Kết luận và kiến nghị 136

6.3 Hướng nghiên cứu tương lai 137

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC 140

TÀI LIỆU THAM KHẢO 141

PHỤ LỤC 146

Trang 11

ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG

DA Dự án

ĐTXD Đầu tư xây dựng

PTBV Phát triển bền vững

CTX Cơng trình xanh

NC Nghiên cứu

CA Cronbach’s Alpha

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1.1: Báo cáo tốc độ tăng trưởng của nghành xây dựng Việt Nam [Nguồn: BMI,

2020] 2

Hình 2.1.1: Tổng quan về rủi ro 9

Hình 2.1.2: Mức độ rủi ro trong suốt vòng đời dự án 12

Hình 2.1.3: Phân loại rủi ro ((Nguồn: Nguyễn Liên Hương (2013), [22]) 12

Hình 2.1.4: Lưu đồ tiến trình Quản lý rủi ro [34] 14

Hình 2.1.5: Sơ đồ mạng liên kết giữa các loại rủi ro cấp độ quản lý dự án 16

Hình 2.1.6: Hệ thống ma trận kiểm sốt thơng tin rủi ro cho dự án [34] 16

Hình 2.1.7: Quy trình chứng nhận LEED [Nguồn Greenviet.org] 22

Hình 2.1.8: Số lượng CTX đạt chứng nhận tại thị trường Việt Nam 27

Hình 2.1.9: Mơ hình vịng trịn kinh tế học bánh rán 29

Hình 2.2.1: Tổng quan phương pháp nghiên cứu 54

Hình 3.2.1: Sơ đồ phương pháp Fuzzy AHP dựa trên Tesfamariam & Sadiq (2006) 61

Hình 3.2.2: Sơ đồ cấu trúc thứ bậc điển hình 65

Hình 3.3.1: Quy trình thiết kế BCH 71

Hình 3.3.2: Thang đo Likert 5 mức độ 77

Hình 3.3.3: Các phương pháp chọn mẫu 83

Hình 4.3.1: Các nhân tố rủi ro gây ảnh hưởng chi phí các DA CTX 104

Hình 4.5.1: Mơ hình cấu trúc thứ bậc từ kết quả phân tích nhân tố 116

Hình 5.1.1: Sơ đồ cấu trúc Chương 5 118

Hình 5.2.1: Biểu đồ thể hiện trọng số của các yếu tố con 125

Hình 5.2.2: Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố 125

Hình 5.2.3: Phân tích độ nhạy trọng số nhân tố ứng với thái độ người ra quyết định và chỉ số lạc quan 127

Hình 5.3.1: Thang đo mức độ tác động rủi ro đề xuất 128

Trang 13

xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2.1: Chi phí xây dựng tăng thêm ứng với thứ hạng theo chứng nhận CTX 5

Bảng 1.2.2: Chi phí tăng thêm khi đầu tư xây dựng CTX ở Việt Nam [4] 5

Bảng 1.2.3: Tổng quan về các cơ sở dữ liệu NC liên quan đến hiệu suất phí tăng thêm các CTX trên thế giới [6] 6

Bảng 2.1.1: Phân biệt các chiều hướng rủi ro cho dự án 10

Bảng 2.1.2: Ma trận mức độ xảy ra rủi ro 17

Bảng 2.1.3: Các tiêu chí đánh giá dự án CTX 24

Bảng 2.1.4: Bảng Số lượng CTX đạt chứng nhận tại thị trường Việt Nam tính đến năm 2020 27

Bảng 2.2.1: Một sơ nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố gây ra sự ảnh hưởng chi phí trong việc triển khai các DA Đầu tư xây dựng theo mơ hình CTX từ các bài, nghiên cứu liên quan 38

Bảng 2.2.2: Một sô nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố gây ra sự ảnh hưởng chi phí trong việc triển khai các DA Đầu tư xây dựng theo mô hình CTX từ các bài báo, nghiên cứu liên quan 44

Bảng 2.2.3: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước và ngồi nước về các tiêu chí gây ra sự ảnh hưởng chi phí 47

Bảng 3.2.1: Các phép tính cơ bản của số fuzzy 59

Bảng 3.2.2: Các thang đo so sánh cặp theo Saaty (1980) 61

Bảng 3.2.3: Bảng tổng hợp nghiên cứu các phương pháp Fuzzy AHP của các chuyên gia 63

Bảng 3.2.4: Các giá trị thang đo của fuzzy 66

Bảng 3.3.1: Các nhân tố rủi ro trong đề tài “Đánh giá tài liệu về các yếu tố chi phí xanh cao cấp của xây dựng tòa nhà bền vững” của N.M Russ, M Hamid và K.M Ye (2018) 72

Bảng 3.3.2: Các nhân tố rủi ro trong đề tài “Yếu tố chi phí mềm trong CTX – Ngành xây dựng Malaysia” của N.Z.M Azizi, N.Z Abidin, A Raofuddin (2018) 73

Bảng 3.3.3: Tổng hợp các nhân tố rủi ro 75

Bảng 3.3.4: Bảng kết quả Pilot Test 78

Bảng 3.3.5: Thông tin vị trí cơng tác của các người được khảo sát Pilot Test 81

Bảng 3.3.6: Ưu và nhược điểm các kỹ thuật lấy mẫu 82

Bảng 3.4.1: Thang đo so sánh cặp giữa 2 nhân tố Mi và Mj 84

Bảng 3.4.2: Thơng tin của nhóm chun gia phỏng vấn trực tiếp 85

Bảng 4.1.1: Bảng tóm tắt số năm kinh nghiệm của dữ liệu 88

Bảng 4.1.2: Bảng tóm tắt vai trò của người tham gia trong DA xây dựng 89

Bảng 4.1.3: Bảng tóm tắt vai trị cơng ty của người tham gia khảo sát 90

Bảng 4.1.4: Bảng tóm tắt loại hình cơng ty của người tham gia khảo sát 91

Trang 14

Bảng 4.1.6: Bảng tóm tắt quy mơ DA của người tham gia khảo sát 93

Bảng 4.2.1: Hệ số Cronbach’s Alpha cho các nhóm 95

Bảng 4.2.2: Hệ số CA các nhân tố liên quan đến Thiết kế 95

Bảng 4.2.3: Hệ số Cronbach’s alpha các nhân tố liên quan đến Phí CTX 96

Bảng 4.2.4: Hệ số CA các nhân tố liên quan đến Vật liệu 97

Bảng 4.2.5: Hệ số CA các nhân tố liên quan QLDA 97

Bảng 4.2.6: Hệ số CA các Môi trường – Xã hội 98

Bảng 4.2.7: Hệ số CA các Pháp lý – Hợp đồng 99

Bảng 4.2.8: Hệ số CA các Pháp lý – Hợp đồng 99

Bảng 4.3.1: Bảng kiểm định KMO và Bartlett’s test 101

Bảng 4.3.2: Bảng phương sai trích 101

Bảng 4.3.3: Bảng ma trận xoay kết quả EFA của các thang đo 102

Bảng 4.3.4: Bảng kết quả phân trích EFA 108

Bảng 4.4.1: Bảng thứ tự các nhân tố theo giá trị mean 109

Bảng 5.2.1: Ma trận đánh giá mờ tổng thể M 119Bảng 5.2.2: Ma trận đánh giá mờ M1 119Bảng 5.2.3: Ma trận đánh giá mờ M2 119Bảng 5.2.4: Ma trận đánh giá mờ M3 120Bảng 5.2.5: Ma trận đánh giá mờ M4 120Bảng 5.2.6: Ma trận đánh giá mờ M5 120Bảng 5.2.7: Ma trận đánh giá mờ M6 121

Bảng 5.2.8: Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra chỉ số nhất qn 121

Bảng 5.2.9: Kết quả tính tốn chỉ số nhất quán tổng hợp 123

Bảng 5.2.10: Kết quả tính tốn trọng số của các nhân tố và yếu tố con 123

Trang 15

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu chung

Từ năm 2020, thế giới đã trải qua thời kỳ ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch covid trên phạm vi toàn thế giới Trái với kỳ vọng mạnh mẽ khôi phục kinh tế sau thảm họa bất ngờ của đại dịch Covid, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 diễn ra trong bối cảnh phải chịu nhiều khó khăn với tình trạng lạm phát, hệ thống tài chính suy yếu và các thảm họa liên quan đến khi hậu Khủng hoảng ngày càng kéo dài, đặc biệt là nghành xây dựng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng

Bước qua năm 2023, nền kinh tế cơ chế tồn cầu thị trường có xu hướng vực dậy với chủ trương chỉ đạo quyết tâm hành động từ chính phủ cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn của các bộ máy cơng ty doanh nghiệp địa phương, những chính sách cải thiện mức tăng trưởng giá trị cho nền kinh tế hóa dần được ban hành Từ đó, các biện pháp thay đổi, điều chính bộ máy cơ cấu tổ chức để điều hành, tháo gỡ những khó khăn, trăn trở làm ách tắc về khía cạnh pháp lý nhà nước, điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế thị trường giúp tăng năng suất lao động, ổn định nền kinh tế và kiểm soát lạm phát Có thể thấy giai đoạn khó khăn nhất đối với nghành xây dựng đã và đang có dấu hiệu hồi phục, đó là cơ hội duy nhất, thậm chí là sống cịn để các cơng ty trong nghành có mục tiêu lớn đột phá quy mô phát triển và vươn xa, đặc biệt là thị trường ngoại quốc cho các doanh nghiệp

Trang 16

Hình 1.1.1: Báo cáo tốc độ tăng trưởng của nghành xây dựng Việt Nam [https://www.viettelconstruction.com.vn]

Sự đổi mới ngày càng mạnh mẽ tương ứng với sự phát triển của nền kinh tế thông minh, các tổ chức công ty xây dựng luôn phải tiếp cận các phương thức hoạt động DA ĐTXD theo nhiều loại mơ hình sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo đúng tiến độ thi công, chất lượng cũng như ngân sách thực hiện DA với các nhà phát triển hoặc chủ đầu tư Việc tổ chức thực hiện triển khai các hoạt động DA hiệu quả, tính chun mơn cao, mang lợi ích lâu dài theo vòng đời DA cho các bên tham gia là cần thiết nhất hiện nay Nhận thấy việc chuyển đổi DA bình thường sang DA CTX theo hướng phát triển xây dựng bền vững là một tiêu chí của phương thức tiến bộ, ngày càng phổ biến rộng rãi ở các nước cường quốc thế giới

Tuy nhiên, do tính chất riêng biệt thêm các cơ chế đặc thù khác nhau của từng mơ hình DA, điển hình là DA CTX thường yêu cầu kỹ thuật biện pháp thi công phức tạp, chịu sự ảnh hưởng tác động tiêu cực với tần suất liên tục, thường xuyên của nhiều yếu tố bên ngồi xã hội, mơi trường và các chủ thể tham gia Vì vậy chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn với nhiều rủi ro

Trang 17

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 3

cứng bao gồm các chi phí liên quan đến cơng trình kiến trúc, cơng trình cơ điện, cơng trình dân dụng và kết cấu và các cơng trình xây dựng vật chất khác Các yếu tố chi phí mềm bao gồm bảo hiểm, kinh nghiệm của nhà phát triển, chi phí thiết kế, chứng nhận, vận hành và lập mơ hình năng lượng Các chi phí mềm sau đó đã được sửa đổi liên quan đến vai trò của họ trong quyết định đầu tư vào CTX của các nhà phát triển Các sửa đổi bao gồm tư vấn, tư vấn CTX, chứng nhận, vận hành, thị trường và thuế Tuy nhiên, chi phí cứng và chi phí mềm được cho là bị ảnh hưởng bởi lựa chọn ngay từ thời điểm lên ý tưởng thiết kế cho đến việc triển khai thi công, bàn giao và vận hành DA Chi phí cứng đã được các học giả quan tâm nhiều, nhưng chi phí mềm cũng vẫn khó nắm bắt trong sự đóng góp của nó vào sự gia tăng chi phí CTX Như vậy, nghiên cứu này tập trung thảo luận phân tích các yếu tố gây phát sinh chi phí các DA CTX về các khía cạnh chi phí cứng và chi phí mềm, đánh giá các nhân tố gây tác động lớn tổng chi phí của DA và xác định mối liên hệ lẫn nhau của chúng

Căn cứ tập trung vào hiện trạng như trên, chúng ta luôn hiểu rằng bất cứ một nhà phát triển đầu tư hay nhà thầu thi công đều cố gắng tạo ra lợi nhuận cao nhất và giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh chi phí ở mức thấp nhất trong DA Tuy nhiên, tồn tại một số rào cản trong việc quyết định có nên thực hiện một DA CTX hay không? Điều này phải chấp nhận bao gồm phí xây dựng cao hơn, thiếu động lực xã hội, thiếu nhu cầu thị trường, thiếu nhận thức cộng đồng, nhận thức về ý nghĩa CTX chỉ dành cho DA cao cấp, thiếu cơ sở chứng cứ cho lợi ích theo vịng đời DA, những khó khăn trong việc tiếp cận vốn cho sự phát triển mơ hình cịn mới lạ vơ hình chung tạo nên các yếu tố rủi ro khi chấp nhận quyết định đầu tư thực hiện DA Nghiên cứu này góp một phần cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến chi phí của DA CTX trong việc triển khai thực hiện xây dựng bền vững ở Việt Nam

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Trang 18

là những lý do chính dẫn đến xung đột trong DA xây dựng.Vấn đề này xuất phát từ vô số các tác nhân tiêu cực, những rủi ro nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng sự hiệu quả cho cơng trình mà đội ngũ kỹ sư quản lý vẫn chưa lường trước được trong giai đoạn thực hiện hoạt động chính Chi phí vượt mức có tác động không chỉ đến ngành công nghiệp xây dựng mà cịn có tác động đến nền kinh tế nói chung Mặc dù thực tế có nhiều nguyên nhân gia tăng gây biến động chi phí, nhưng nếu chúng ta nắm bắt mấu chốt cốt lõi vấn đề, hiểu rõ các nguy cơ rủi ro chi phí thì sẽ chủ động kiểm soát các tác động tiêu cực mong muốn

Ngành xây dựng đang chuyển đổi sang công nghệ xanh hơn và thực hành xây

dựng bền vững Tuy nhiên, tiến độ còn chậm (Chegut et al [6]) Chỉ số áp dụng CTX

năm 2019 chỉ cho thấy 13,8% trong số tất cả các tòa nhà văn phòng thương mại ở Hoa Kỳ được chứng nhận xanh, và tỷ lệ áp dụng cho các tòa nhà xanh nhiều hộ gia đình chỉ là 3,3% (đơn vị) (CBRE 2019) Trên tồn cầu, các tịa nhà xanh dần được cơng nhận hiệu quả với môi trường chỉ chiếm 5,4% tổng số văn phòng thương mại (CRI 2014) Báo cáo Xu hướng CTX Thế giới của Dodge Data & Analytics (DDA 2018) chỉ ra rằng các hoạt động xây dựng xanh đang gia tăng Tuy nhiên, có một khoảng cách lớn giữa các DA được coi là “phí chuyển màu xanh” bởi các nhóm DA và những DA đang thực sự tìm kiếm chứng nhận xanh [6]

Trang 19

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 5

Tại Mỹ, những năm 2009 một cuộc khảo sát tài liệu và phân tích nội dung về phí bảo hiểm xanh đã được rà soát, thu được kết quả có sự chênh lệch về hiệu suất chi phí tăng thêm của các DA CTX đạt tiêu chuẩn LEED tại khu vực California (Kat, 2003) [4] Tương tự, các bài báo nghiên cứu khác được thực hiện tại Trung Quốc cho thấy nhiều yếu tố làm tăng chi phí xây dựng cơng trình bền vững và xây dựng cơng trình truyền thống rất cao Nguyên nhân chênh lệch chi phí do việc thực hành các ứng dụng công nghệ bền vững làm tăng hiệu suất sử dụng năng lượng (Liu, Gue, & Hu) Từ các kết quả nghiên cứu thực tế đã dần thu thập, xác định được chi phí thực hiện các DA CTX cao hơn các loại hình DA thơng thường khác khoảng từ 2-8% Bảng 1 trình bày tóm tắt chi phí gia tăng phụ thuộc vào mức chứng nhận [4]:

Bảng 1.2.1: Chi phí xây dựng tăng thêm ứng với thứ hạng theo chứng nhận CTX

Mức chứng nhận Chi phí xây dựng tăng thêm Hạng 1 - Đạt 0,66% Hạng 2 - Bạc 2,11% Hạng 3 - Vàng 1,82% Hạng 4 - Bạch kim 6,5% Trung bình 1,84%

Riêng tại thị trường xây dựng Việt Nam, phí tăng thêm phụ thuộc khá nhiều về mục tiêu hướng tới ban đầu của Chủ đầu tư về mức chứng nhận CTX mong muốn đạt được Theo báo cáo số liệu tổng hợp từ Hội đồng CTX Việt Nam (VGBC) thì mức chi phí gia tăng (theo tiêu chí LOTUS) đối với các DA dân dụng, nhà công nghiệp như sau:

Bảng 1.2.2: Chi phí tăng thêm khi đầu tư xây dựng CTX ở Việt Nam

Mức chứng nhận Chi phí đầu tư tăng thêm

Trang 20

Bạc (Silver) 1.2-2%

Vàng (Gold) 1.8-5%

Bạch kim (Platinum) 5-10%

Thông qua những số liệu nghiên cứu trên, chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt mấu chốt về các yếu tố gây ảnh hưởng chi phí đến các DA ĐTXD theo mơ hình CTX bắt đầu từ lúc hình thành ý tưởng của giai đoạn thiết kế, lựa chọn vật liệu xanh đến giai đoạn thi công và điều phối DA, cho đến lúc bàn giao và vận hành xuyên suốt hết vòng đời DA Các vấn đề về cơ chế chính sách nhà nước, các hợp đồng ràng buộc pháp lý và môi trường xã hội riêng biệt của từng quốc gia phần nào đó cũng tác động ảnh hưởng đến chi phí thực hiện DA Ngồi ra, các yếu tố rủi ro về phí bảo hiểm xanh hoặc cịn gọi là phí CTX ln hiện diện, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu, gây phát sinh gia tăng chi phí DA mà chúng ta chưa thể kiểm sốt hồn tồn được Đây là một khái niệm vẫn còn mới và khá xa lạ trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam

Theo Minh Hu et al [6], về tổng quan các phụ phí trong chi phí xây dựng CTX

thì tác giả có thống kê mức chi phí phát sinh của các tài liệu nghiên cứu trước đây theo bảng 2:

Bảng 1.2.3: Tổng quan về các cơ sở dữ liệu NC liên quan đến hiệu suất phí tăng thêm các CTX trên thế giới

Tác giả nghiên cứu Loại hình dự án Chi phí xây dựng tăng thêm Kats (2010) 1-5 0,66% Zhang (2011) 1,3,5 2,11% Hwang et al (2017) 1-5 1,82% Chong et al (2017) 1 6,5%

Ade and Rehm (2020) 1 1,84%

Trang 21

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 7

Đề tài nghiên cứu này sẽ nhận dạng và phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng chi phí triển khai các DA ĐTXD theo định hướng phát triển bền vững Nếu không kiểm sốt tốt có thể làm vượt ngân sách, phát sinh chi phí và làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả ĐTXD Song song đó, xây dựng mơ hình phân tích thứ bậc ra quyết định đa mục tiêu kết hợp với tập mờ của phương pháp FAHP để đánh giá, xếp hạng mức độ ảnh hưởng các nhân tố này Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế, giảm thiểu phát sinh chi phí và thúc đẩy phát triển các mơ hình xây dựng xanh tại Việt Nam trên quan điểm của người làm công tác QLDA xây dựng

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Nhận dạng, xác định được các nhân tố rủi ro ảnh hưởng chi phí khi cho dự án CTX tại Việt Nam

- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng các nhân tố rủi ro cho dự án CTX

- Xây dựng mơ hình để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố rủi ro gây

biến đổi chi phí ảnh hưởng đến cơng tác triển khai dự án ĐTXD theo mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam bởi phương pháp Fuzzy AHP

- Đề xuất chỉ số đánh giá rủi ro để định lượng mức độ tác động ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro cho dự án CTX Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế, giảm thiểu phát sinh chi phí và thúc đẩy phát triển xây dựng bền vững

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2023 đến tháng 6/2023

- Đối tượng khảo sát: Các chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm thi công, công chức và viên chức đang làm việc tại các Ban QLDA, Sở Xây Dựng, các chuyên gia về xây dựng thuộc các đơn vị tư vấn thiết kế, quản lý giám sát đang tham gia các DA CTX ở Việt Nam

Trang 22

- Quan điểm nghiên cứu: Dựa trên quan điểm phân tích của nhà QLDA tổng thầu thi công thực hiện DA CTX

- Phương pháp thực hiện nghiên cứu:

• Phương pháp khảo sát thống kê

• Phương pháp Fuzzy Analytical Hierarchy Process – Fuzzy AHP

- Giới hạn nghiên cứu: Chỉ xét yếu tố rủi ro về mặt mức độ ảnh hưởng, không xét đến xác suất xảy ra

1.5 Đóng góp nghiên cứu

Xét về mặt học thuật:

 Nhận dạng được các sự kiện rủi ro cơ bản  Hiểu được quy trình định lượng rủi ro Xét về mặt thực tiễn:

 Nhận dạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến chi phí các dự án CTX  Đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố rủi ro

Trang 23

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 Khái niệm cơ bản

2.1.1 Rủi ro chi phí

Vấn đề rủi ro ln là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong mọi khía cạnh đời sống bao gồm cả tất cả cơng việc thường ngày, thậm chí cả một hành động hay một sự việc bất chợt xảy đến với chúng ta hằng ngày Khi nói đến rủi ro, tâm thức con người luôn phản xạ một luồng thông tin tiêu cực đến nhận thức suy nghĩ ngay lập tức về một điều gì xấu sắp xảy ra, một khó khăn nguy hiểm đang đến gần, hay “những điều không chắc chắn không thể đo lường trước ở thực tại” Khác với ý niệm truyền thống của rủi ro, quan điểm hiện đại cịn xem xét cả góc độ tích cực, hiểu đúng bản chất rủi ro luôn tồn tại đa phương hai chiều ý nghĩa, vừa có thể mang đến các lợi ích, cơ hội mà cịn vừa có thể đem lại những bất lợi, thiệt hại

Hình 2.1.1: Tổng quan về rủi ro

Trang 24

trong tương lại Các thành phần của rủi ro của một sự kiện có thể xảy ra hoặc khơng xảy ra bao gồm xác suất của nó và cường độ tác động của việc xảy ra sự kiện đó Theo định nghĩa của Rủi ro (Garry Creedy, 2006): Rủi ro = (xác suất của sự kiện) x (cường độ của tác động) [3]

Rủi ro của DA càng lớn khi:

 DA kéo dài tiến độ

 Thời gian trong việc chuẩn bị triển khai kế hoạch và công việc thực tế của DA bị chậm trễ

 Các bên tham gia DA chưa có nhiều kinh nghiệm QLDA

 Sử dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật mới phức tạp Rủi ro có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực:

Bảng 2.1.1: Phân biệt các chiều hướng rủi ro cho dự án

Rủi ro tiêu cực Rủi ro tích cực

 Mối đe dọa

 Nguy cơ đem lại những ảnh hưởng bất lợi cho các mục tiêu đề ra ban đầu

 Có khả năng gây phát sinh chi phí DA, chậm trễ tiến độ, chất lượng sản phẩm kém, lãng phí nguồn nhân lực

 Khơng hồn thành mục tiêu, kết quả như mong muốn

 Cơ hội

 Khả năng đem lại ảnh hưởng có lợi cho các mục tiêu đề ra ban đầu

 Tối ưu chi phí DA, nâng cao lợi nhuận đầu tư cho các bên tham gia DA, tiết kiệm nguồn nhân lực cho DA

 Hoàn thành mục tiêu đề ra với kết quả khả quan

Trang 25

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 11

đang phát triển Điều này dẫn đến việc nhận thức tầm quan trọng với cách thức quản lý rủi ro trong các DA CTX ở các nước này, trong đó có Việt Nam

Đề tài này đi vào nghiên cứu khía cạnh xem xét rủi ro với sự quan tâm đến kết quả mức độ ảnh hưởng, không xét đến xác suất xảy ra

2.1.2 Thái độ với rủi ro

Chúng ta vẫn thường phơi bày tâm lý cảm xúc tự nhiên cơ bản trước rủi ro như: thích rủi ro, lo sợ rủi ro và đồng cảm trung tính với rủi ro Khi đối mặt một rủi ro tiềm ẩn bất ngờ, một cá nhân hoặc tổ chức ngay lập tức chuyển trạng thái tâm lý bất an, không thoải mái, sản sinh ra những hành vi bộc phát để đối phó với rủi ro, tìm ra sự an tồn nhất cho bản thân Khi áp dụng đối với các cơ hội, họ có thể khơng nhìn thấy nhiều cơ hội, hoặc có thể có xu hướng đánh giá không đúng sự quan trọng của họ, và có thể khơng chuẩn bị tốt để thực hiện các công việc cần thiết để tăng cường hoặc tận dụng được cơ hội Người thích rủi ro thì ngược lại, ln tìm kiếm các rủi ro để lựa chọn Người đồng cảm với rủi ro chỉ quan tâm đến giá trị mong muốn mà không để ý tới các yếu tố khơng lường trước của tình huống Có ba yếu tố tạo nên thái độ đối với rủi ro như sau [21]:

- Hào hứng với rủi ro: Mức độ khơng chắc chắn/bất định người ta sẵn lịng hứng chịu với kỳ vọng có được một kết quả tích cực

- Khả năng chịu đựng rủi ro: Mức độ hoặc số lượng rủi ro mà một tổ chức hoặc cá nhân sẽ chống chọi/chịu được

Trang 26

Hình 2.1.2: Mức độ rủi ro trong suốt vòng đời dự án

2.1.3 Phân loại rủi ro

Trang 27

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 13

Rủi ro là một khía cạnh đa dạng và có nhiều cách để phân loại Hình 2.3 tổng kết một số cách phân loại rủi ro như: tính chất hoạt động, đối tượng rủi ro, phạm vi, khả năng lượng hóa, khả năng bảo hiểm, lĩnh vực hoạt động và nguồn gốc rủi ro [22]

Mặc dù sự phân loại này được diễn giải cho các rủi ro của tổ chức doanh nghiệp, nó vẫn có thể được tham khảo cho các dự án Rủi ro còn được phân loại theo việc chúng tác động tiêu cực hay tích cực đến dự án Rủi ro mà tác động tích cực đến dự án sẽ được gọi là rủi ro loại cơ hội, trong khi rủi ro mà ảnh hưởng về mặt tiêu cực đến dự án còn gọi là rủi ro loại nguy cơ.[21]

Ngoài các cách phân loại trên, rủi ro còn được phân loại theo mức độ nhận dạng như sau:

- Rủi ro đã biết được (đã nhận dạng được): được phân tích và nhận dạng, có thể lập kế hoạch ứng phó, các rủi ro đã biết không thể chủ động quản lý cần được bố trí một khoản dự phịng

- Rủi ro chưa biết (chưa nhận dạng được): không thể quản lý một cách chủ động và do đó cần bố trí một khoản dự phòng đặc biệt

2.1.4 Quản lý và chiến lược ứng phó rủi ro

Trang 28

Hình 2.1.4: Lưu đồ tiến trình Quản lý rủi ro

Sau khi đã nắm được lưu đồ tiến trình quản lý rủi ro, chúng ta cần lựa chọn một hoặc nhiều cách tiếp cận các chiến lược ứng phó với những nguy cơ Các kỹ thuật chiến lược ứng phó được mơ tả như sau:

 Phịng tránh rủi ro: Tiến hành loại bỏ các yếu tố rủi ro gây ra nguy cơ nếu cảm thấy không đủ khả năng xử lý hoặc có kế hoạch ứng phó phù hợp Trong công tác QLDA, tránh né rủi ro có thể xem như việc né được các nguyên nhân gây phát sinh những yếu tố bất lợi, nguy hại có thể có

 Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao cho một bên nào đó tiến hành tiếp nhận một vài hoặc tất cả những ảnh hưởng từ các nguy cơ rủi ro Mặc dù chiến lược này có thể gây tốn kém hơn nhưng nó là giải pháp đặc biệt hiệu quả trước khi cân

Lập kế hoạch Quản lý rủi ro Giám sát & Kiểm sốt cơng tác

Trang 29

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 15

nhắc xem xét phương án tự chấp nhận rủi ro

 Giảm thiểu rủi ro: Nếu chọn chiến lược này thì giảm khả năng xảy ra nguy cơ hoặc là giảm thiểu những hậu quả tiêu cực ở mức thấp nhất có thể

 Chấp nhận rủi ro: Tại một thời điểm nào đó của DA, chúng ta cần chấp nhận rủi ro để đưa các mục tiêu quan trọng lớn hớn về đích hoặc giảm thiểu tối đa thiệt hại cho DA

Quản lý rủi ro là một quy trình nhận dạng chuyên biệt cực kỳ quan trọng trong xây dựng và việc dự đoán các rủi ro có thẻ có xảy ra giúp các nhà điều hảnh công ty lớn quản lý mọi rủi ro để hồn thành các mục tiêu đề ra thành cơng Trong tiến trình theo dõi, phân tích rủi ro được xem như là một thành phần khó khăn nhất, nhưng nó cũng hữu ích nhất [21] Rủi ro được ước tính giá trị định lượng hoặc tham vấn định tính từ các công cụ quản lý để hạn chế tác động tiêu cực xảy ra trong suốt tuổi thọ DA Quản lý rủi ro nhấn mạnh vào cách tiếp cận có cấu trúc hơn, kiểm soát tập trung hiệu quả hơn và cải thiện luồng thông tin rủi ro giữa các chủ thể, cũng như nhận thức rõ hơn về sự phân nhánh của rủi ro Nó khơng hồn tồn giảm thiểu mọi nguy cơ, nhưng nó là cơ hội tốt nhất để tăng cơ hội thành công cho DA trong xuyên suốt quá trình thực hiện

Trang 30

Hình 2.1.5: Sơ đồ mạng liên kết giữa các loại rủi ro cấp độ quản lý dự án

Hình 2.1.6: Hệ thống ma trận kiểm sốt thơng tin rủi ro cho dự án

Trang 31

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 17

Bảng 2.1.2: Ma trận mức độ xảy ra rủi ro

Trang 32

2.1.5 Dự án đầu tư xây dựng

Dựa vào Luật Xây Dựng số 52/2014/QH13 và được sửa đổi bởi Luật số 62/2020/QH14 về việc lập DA đầu tư xây dựng như sau: “Dự án ĐTXD là tập hợp các đề xuất sử dụng vốn để thực hiện hoạt động xây dựng nhằm xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa cơng trình nhằm mục đích phát triển, bảo trì và nâng cao chất lượng cơng trình Số lượng cơng việc, sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định và ở một mức giá xác định Ở giai đoạn lập DA đầu tư xây dựng, DA cần được trình bày bằng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật nghệ thuật đầu tư xây dựng” [11]

Các quy định triển khai dự án ĐTXD được tiến hành theo các nội dung sau:

1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức chuẩn bị DA phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi phải phù hợp với từng loại DA

Trang 33

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 19

2 Đối với ĐTXD, trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu sơ bộ Tùy theo loại hình, tính chất của DA mà trình tự lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi căn cứ vào quy định của pháp luật 3 DA ĐTXD chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với trường hợp là cơng trình

tơn giáo hoặc cơng trình xây dựng quy mơ vừa và nhỏ theo quy định của Chính phủ

4 Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở riêng lẻ không bắt buộc phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Một DA ĐTXD bao gồm có 3 giai đoạn chính: Chuẩn bị DA, triển khai thực hiện DA và kết thúc DA (Theo PMBOOK Rita 9th)

 Giai đoạn chuẩn bị thực hiện DA: Bao gồm các nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, nghiên cứu kinh tế - kỹ thuật, giai đoạn lập và thống nhất Hợp Đồng, kế hoạch ngân sách hoặc phân chia gói thầu

Trang 35

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 21

Quy trình triển khai dự án Đầu tư xây dựng theo mơ hình CTX

Các giai đoạn chi tiết bao gồm:

- Giai đoạn 1 - Đăng ký và thiết kế: CĐT chọn tiêu chuẩn và đăng ký

DA Thiết kế dựa trên tiêu chuẩn đã đăng ký

- Giai đoạn 2 - Kiểm tra và phê duyệt: Hiệp hội tổ chức đánh giá kiểm

duyệt bản vẽ thiết kế đã đạt với tiêu chuẩn đăng ký Đưa ra các bandscore và thống nhất chứng chỉ

- Giai đoạn 3 - Thi công xây dựng: Thi công xây dựng, báo cáo tuân thủ

và nộp các hồ sơ liên quan

- Giai đoạn 4 - Nghiệm thu: CĐT và nhà thầu thi công test các hệ thống

vận hành Tổ chức đánh giá trực tiếp nghiệm thu cơng trình

- Giai đoạn 5 - Chứng nhận: Cơng trình được cấp chứng nhận đạt LEED

Đăng ký & Thiết Kế

Trang 36

Hình 2.1.7: Quy trình chứng nhận LEED [Nguồn Greenviet.org]

2.1.6 Cơng trình xanh

Theo Hội đồng Cơng trình xanh thế giới (WGBC): CTX là loại cơng trình thiết kế, xây dựng hoặc vận hành đạt được hiệu quả cao nhất trong các yếu tố sử dụng năng lượng, vật liệu, thiết kế, kinh tế - xã hội Nó tạo ra những ảnh hưởng tích cực với khí hậu và môi trường sống xung quanh, giảm thiểu các tác tộng của những yếu tố xấu của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và tài nguyên thiên nhiên quý giá [9]

Dựa trên mục tiêu đó WGBC đã liệt kê các tiêu chí trọng điểm như sau:

- CTX thúc đẩy tính bền vững thơng qua các lĩnh vực chính như địa điểm bền vững, quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả, vật liệu và tài nguyên, chất lượng môi trường trong nhà, sức khỏe và phúc lợi (Fowler & Rauch, 2006)

- Việc xác định các tính năng bền vững được thực hiện trên hệ thống đánh giá xanh được công nhận trên thế giới

Trang 37

HVTH: Trần Thế Anh -1970175

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 23

khơng khí (IEQ), năng lượng và khí quyển (EA), đổi mới thiết kế (ID) và ưu tiên khu vực (RP)

- Chất lượng môi trường trong nhà tốt đảm bảo sức khỏe của cư dân

- Xem xét các tác động tích cực của CTX xun suốt vịng đời DA LCC

Ý nghĩa toàn cầu về mức độ đóng góp của mơi trưởng xây dựng đối với tự nhiên dẫn đến sự phát triển của các tòa nhà xanh so với các tịa nhà thơng thường CTX được định nghĩa là hoạt động tạo ra các cấu trúc và sử dụng các quy trình có trách nhiệm với mơi trường và tài ngun trong suốt vịng đời của một tòa nhà từ thiết kế đến xây dựng, vận hành, bảo trì, cải tạo và phá hủy Ví dụ, theo Môi trường liên Liên Bang Hợp Quốc (UNEP, 2012) phát hiện ra rằng các tịa nhà thơng thường chỉ sử dụng khoảng 40% năng lượng toàn cầu, 40% các nguồn tài nguyên khác, 25% lượng nước toàn cầu và thải ra 1/3 lượng khí nhà kính (GHG) khí thải trong khi các CTX có tổng chi phí vận hành thấp hơn 19%, năng lượng ít hơn 25% và lượng khí thải CO2 ít hơn 36% tại Mỹ

Trang 38

Hiện tại có rất nhiều tổ chức đánh giá các DA theo tiêu chí CTX được trình bày dưới đây:

Bảng 2.1.5: Các tiêu chí đánh giá dự án CTX

STT Tiêu Chí Đánh Giá Năm thành lập Cơ quan/Tổ chức Diễn giải chi tiết 1 LEED 1998 Hội đồng Cơng trình xanh Hoa Kỳ (USGBC) Hệ thống đánh giá toàn diện, phù hợp với các dự án hướng tới nhận diện thương hiệu quốc tế nên các tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu thích hợp cho các nước phát triển Là tổ chức chị em của USGBC, có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ và cấp

chứng nhận

LEED cho công trình và chứng

nhận LEED

Trang 39

HVTH: Trần Thế Anh -1970175 HVTH: Trần Thế Anh -1970175 25 cá nhân 2 GREEN MARK 2005 Cơ quan xây dựng Singapore (BCA) Hệ thống này đánh giá tương tự như tiêu chí LEED 3 LOTUS 2010 Hội đồng cơng trình xanh Việt Nam (VGBC) Công cụ phát triển trên nền tảng hệ thống đánh giá cơng trình xanh của các nước tiên tiến và được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tiễn nghành xây dựng và điều kiện khí hậu ở Việt Nam 4 EDGE 2013 Tổ chức tài chính thế giới (IFC) Chỉ tập trung chủ yếu vào 3 yếu tố: Vật liệu, năng lượng và nước

5 WELL 2014 GBCI

– Tổ chức

Chỉ tập

Trang 40

đồng hành với USGBC đánh giá tiêu chí LEED sức khỏe của người sử dụng 6 FITWELL 2017 UL và Trung tâm Thiết kế hoạt động (CFAD) Hệ thống đánh giá chứng nhận hàng đầu về việc tối ưu hóa các tịa nhà để cải thiện sức khỏe và năng suất lao động thông qua những mục tiêu cải tiến thiết kế dự án

2.1.7 Đặc điểm các tiêu chí đánh giá cơng trình xanh

Ngày đăng: 25/10/2023, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w