Hoạt động thu mua, cung ứng nguyên vật liệu là một trong những nội dung và công việc rất quan trọng trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.. Sự cạnh tranh giữa các công ty kinh do
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẮC HƯNG THỊNH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ NGỌC HƯNG
MÃ SINH VIÊN: A36794 NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
HÀ NỘI – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẮC HƯNG THỊNH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ NGỌC HƯNG
MÃ SINH VIÊN: A36794 NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: GV NGUYỄN KIM CƯỜNG
HÀ NỘI – 2023
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3Qua đây em cũng xin cảm ơn đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh, các anh/chị làm việc tại phòng Thu mua 7đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Lời cuối, em xin Kính chúc Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc cùng các anh chị trong Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh thật nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc
Em xin chân thành cảm ơn!
SINH VIÊN
Hưng
Nguyễn Thị Ngọc Hưng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan về số liệu sử dụng trong khóa luận là số liệu thật, kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là sản phẩm của tôi, không sao chép, copy của người khác, các nội dung trích dẫn đều ghi đầy đủ thông tin nguồn, tuân thủ qui định của Luật Bản quyền
Tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường và pháp luật nếu có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào được phát hiện
SINH VIÊN
Hưng Nguyễn Thị Ngọc Hưng
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục của khoá luận 2
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 3
1.1 Khái niệm về hoạt động thu mua hàng hoá trong chuỗi cung ứng 3
1.2 Tầm quan trọng của hoạt động thu mua 5
1.3 Mục tiêu của hoạt động thu mua 6
1.4 Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp 8
1.5 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu mua 10
1.6 Ứng dụng công nghệ số 11
Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẮC HƯNG THỊNH 14
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty 14
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 15
2.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 15
2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 16
2.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 16
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 17
2.4.3 Cơ cấu nhân sự 18
2.5 Chuỗi cung ứng của công ty 19
2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 20
Chương 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẮC HƯNG THỊNH 22
3.1 Khái quát hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại công ty 22
Trang 63.1.1 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu của bộ phận thu mua 23
3.1.2 Chi phí mua nguyên vật liệu 24
3.1.3 Phân loại nguyên vật liệu 26
3.1.4 Số lượng nguyên vật liệu 28
3.1.5 Chất lượng nguyên vật liệu 29
3.1.6 Thời gian giao hàng 30
3.2 Quy trình thu mua nguyên vật liệu tại công ty 32
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 40
4.1 Nhận xét về hoạt động thu mua nguyên vật liệu của công ty 40
4.1.1 Ưu điểm 40
4.1.2 Hạn chế 41
4.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế kể trên 41
4.2 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai 42
4.3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu của công ty 43
KẾT LUẬN 46
PHỤ LỤC 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của Công ty 18
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2020-2021 20
Bảng 3.1: Nguồn cung nguyên vật liệu của công ty những năm gần đây 23
Bảng 3.2 Yêu cầu mua nguyên liệu trung bình hàng tháng của một số nguyên vật liệu sử dụng nhiều trong sản xuất 27
Bảng 3.3 Thực trạng sử dụng nguồn nhiên liệu trung bình trong 4 tháng đầu năm 2023 27 Biểu đồ 3.1 Ngân sách chi phí thực tế của nhà máy Hưng Yên năm 2020 25
Biểu đồ 3.2 Phân loại hàng hoá theo đặc điểm sản xuất 28
Biểu đồ 3.3 Độ chính xác của số lượng sản phẩm trong đơn hàng từ nhà cung cấp từ năm 2020 – 2022 29
Biểu đồ 3.4: Thời gian trung bình của hoạt động thu mua từ NCC trong nước của công ty từ năm 2020 - 2022 31
Hình 2.1: Logo của Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh 15
Hình 3.1 Một số NCC nguyên vật liệu của công ty trong giai đoạn đầu năm 2021 theo yêu cầu mua hàng 24
Hình 3.2 Danh sách yêu cầu mua hàng toàn công ty 33
Hình 3.3: Phiếu yêu cầu sản phẩm cụ thể 33
Hình 3.4 Danh sách một số NCC của tổng công ty 34
Hình 3.5 Danh sách một số NCC của nhà máy Hưng Yên 35
Hình 3.6: Theo dõi tiến trình mua hàng qua phần mềm ERP nội bộ 37
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 16
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ Chuỗi cung ứng của Công ty 19
Sơ đồ 3.1 Quy trình thu mua nguyên vật liệu tại công ty 32
Sơ đồ 3.2: Quy trình nhận hàng từ NCC 38
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới của nền kinh tế nước
ta ngày càng dược đẩy nhanh và mạnh, thể hiện các các hiệp định ký kết, các dự án hợp tác kinh tế,… Trong xu thế đó, các doanh nghiệp phải củng cố cũng như hoàn thiện bộ máy quản lý, phong ban, các quy trình hoạt động sản xuất để có thể tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường
Nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong việc tính toán chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm đầu ra Hoạt động thu mua, cung ứng nguyên vật liệu là một trong những nội dung và công việc rất quan trọng trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Do dó, việc quản lý quá trính thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng vật tư hợp lý có ý nghĩa rất lớn trong bài toán tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, trong khi vẫn có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm từng bước nâng cao uy tín và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường của công ty
Cũng chính vì thế, bộ phận phòng ban Thu mua của Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh luôn được các quản lý đầu não, cấp cao của công ty quan tâm đặc biệt Mang trong mình sứ mệnh là công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng thiết
bị, chế tạo và lắp đặt máy móc, công ty luôn cố gắng mang ra thị trường những sản phẩm
và dịch vụ uy tín, chất lượng Trải qua một quãng thời gian hoạt động trên thị trường, công ty đã đạt được những thành tựu nhất định Tuy nhiên, qua thời gian được thực tập
và làm việc cùng các anh, chị nhân viên của phòng ban thu mua, em đã có cơ hội được may mắn và tiếp xúc, thực hiện các công việc liên quan đến các hoạt động thu mua, phân phối nguyên vật liệu tại công ty, em cũng nhận thấy có một số điểm cần cải thiện Do
đó, em lựa chọn đề tài :” Hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu của Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
a, Mục tiêu chung
Đề tài tâp trung phân tích và đánh giá về hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công
ty TNHH Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công ty
b, Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động thu mua hàng hoá
Trang 10Nghiên cứu khái quát về Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Nghiên cứu thực trạng hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thiết
bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh
Dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động thu mua hàng hoá và tình hình hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công ty trong những năm qua, đưa ra những đánh giá, nhận xét và đề xuất 1 số phương án nhằm hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu của Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phơng pháp nghiên cứu tại bàn:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
+ Các hợp đồng, chứng từ liên quan đến hoạt động thu mua nguyên vật liệu
+ Dữ liệu thông qua việc tìm kiếm thông tin trên internet bao gồm các trang web đăng tải các luận án, khóa luận; các bài viết có liên quan được đăng trên báo, tạp chí
5 Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục thì bài khóa luận bao gồm các nội dung sau:
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN VẬT LIỆU
TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Khái niệm về hoạt động thu mua hàng hoá trong chuỗi cung ứng
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh
và có vị thế trong nước và cả quốc tế Điều này buộc các công ty và doanh nghiệp phải cải thiện quy trình nội bộ để duy trì tính cạnh tranh Khách hàng hiện nay luôn có xu hướng yêu cầu giảm giá Sự đa dạng thông tin và lựa chọn tạo điều kiện cho khách hàng muốn có sản phẩm, dịch vụ:
- Chất lượng tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu
- Thời gian giao hàng nhanh hơn
- Tổng chi phí thấp hơn
Sự phát triển ngày càng cao của khối kinh doanh sản xuất được hỗ trợ đắc lực từ sự tăng trưởng của nền kinh tế trên thế giới và khu vực Vì đó sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất uy tín và chất lượng Sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh sản xuất trở nên ngày càng gay gắt từ cơ sở hạ tầng nhà máy, chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành,… Chính vì thế mà hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi đấy là hoạt động tiền đề và không thể thiếu trong chuỗi cung ứng, tạo các yếu
tố đầu vào kịp thời, đầy đủ và chính xác để oanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kịp tiến
độ kinh doanh
Vào cuối những năm 1890, công việc thu mua hiếm khi được xem là những bộ phận
có chức năng riêng biệt ngoại trừ một số tổ chức đường sắt Trong thế chiến I và II, tầm quan trọng cả công việc thu mua đã tăng lên do nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô, vật tư để cho các nhà máy và mỏ hoạt động Trong những năm 1950 và 1970, các chức năng của bộ phận thu mua ngày càng hoàn thiện với hệ thống quản lý nguyên vật liệu Vào năm 1970, lệnh cấm vận dầu mỏ và sự thiếu hụt tất cả các nguyên liệu thô trở thành vấn đề nan giải Lúc này, sự phát triển của bộ phận thu mua cùng với sự nhấn mạnh vào việc kiểm soát hàng tồn kho và chất lượng, số lượng, thời gian, độ tin cậy các nhà cung cấp của doanh nghiệp là nền tảng của chiến lược cạnh tranh
Từ những năm 1990, các nhà quản lý bắt đầu nhận ra rằng, đầu tư vào nguồn cung và dịch vụ từ các nhà cung cấp có tác dộng lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu của họ Các nhà quản lý cũng nhận ra rằng sản xuất một sản phẩm chất lượng là chưa đủ, dịch vụ khách hàng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trính kinh doanh Trong thập kỷ 2000, các hoạt động thu mua tại các doanh nghiệp liên tục được đánh giá và cải thện, bắt đầu xây
Trang 12dựng nên mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp và phương thức quản lý mạng lưới
đó một cách hiệu quả Sự sẵn có của các giải pháp thay thế có chi phí thấp khiến các doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc chủ dộng quản lý cơ sở cung cấp – bao gồm tất cả các nhà cng cấp và tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào và dịch vụ
Trong tương lai, hoạt động thu mua sẽ tiếp tục phát triển cùng với sự hoàn thiện của chuỗi cung ứng Trong khi đó, các nhà cũng cấp sẽ là đối tác kinh doanh thúc đẩy việc giảm chi phí Ngoài ra, công nghệ trong hoạt động thu mua đang phát triển rất nhanh và sẽ cải thiện tình hình mua hàng hiện tại Hiện nay, hoạt động thu mua được công nhận là một chức năng chính có tầm quan trọng và giá trị nó mang lại cho một doanh nghiệp là rất lớn Chính vì thế mà khái niệm về thu mua cũng hết sức đa dạng và phong phú, tuỳ thuộc vào ngành nghề và mục đích nghiên cứu
Purchasing is a functional group (i.e., a formal entity on the organizational chart) as well as a functional activity (i.e., buying goods and services) The purchasing group performs many activities to ensure it delivers maximum value to the organization Examples include supplier identification and selection, buying, negotiation and contracting, supply market research, supplier measurement and improvement, and purchasing systems development Purchasing has been referred to as doing “the five rights”: getting the right quality, in the right quantity, at the right time, for the right price,
from the right source (PURCHASING AND SUPPLY CHAIN MANAGEMENT)
Ta có thể hiểu như sau: Mua hàng là một quá trình bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc xác định cầu, xác định vị trí và lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán các điều khoản trong hợp đồng và theo dõi để đảm bảo hiệu suất của nhà cung cấp Quản lý mua hàng là một nhóm chức năng (một bộ phận trên sơ đồ tổ chức) cũng như một hoạt động chức năng (mua hàng hàng và dịch vụ) Quản lý thu mua thực hiện nhiều hoạt động để mang lại giá trị tối đa cho tổ chức, bao gồm xác định và lựa chọn nhà cung cấp; đàm phán
và ký hợp đồng; mua hàng; nghiên cứu thị trường cung ứng; đo lường và cải tiến nhà cung cấp; phát triển hệ thống mua hàng Mua hàng là thực hiện năm vấn đề: mua đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng thời điểm, đúng giá, đúng nguồn gốc
Quá trình thu mua sẽ từ khâu đặt hàng, xác nhận giao hàng, giao hàng, thanh toán cho nhà cung cấp Ngoài ra cũng bao gồm những hoạt động tổ chức tìm kiếm nhà cung cấp mới, đánh giá, duy trì và xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện tại Công tác này thực hiện thường xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nguồn hàng có chất lượng
ổn định, phù hợp với yêu cầu trong sản xuất, giảm thiểu được chi phí Về bản chất, thu mua
là hệ thống cấc hoạt động nhằm tạo nên lức lượng vật tư, nguyên liệu, hàng hoá… cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu dữ trữ và kinh doanh sản xuất một cách kịp thời với tổng chi phí thấp nhất
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 131.2 Tầm quan trọng của hoạt động thu mua
Tăng giá trị khách hàng và tiết kiệm chi phí
Các cơ sở cung cấp, hay nhà cung cấp là một phần rất quan trọng trong chuỗi cung ứng Năng lực của NCC có thể giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ cuối cùng của nhà sản xuất, góp phần làm tăng giá trị của họ đối với khách hàng cuối cùng Khi các công ty đấu tranh để tăng giá trị khách hàng thông qua việc cải thiện hiệu suất, cũng
có nghĩa là nhiều công ty đang chuyển sự chú ý của họ sang vấn đề quản lý mua hàng và cung ứng
Trong lĩnh vực sản xuất, tỷ lệ mua hàng chiếm trung bình 55% trên doanh thu của doanh nghiệp Điều này cũng có nghĩa là đối với mỗi đồng doanh thu từ việc bán sản phẩm đầu ra hay dịch vụ của công ty, hơn một nửa số đó sẽ quay trở lại các nhà cung cấp Do đó, ảnh hưởng của các nhà cung cấp liên quan rất lớn đến tổng chi phí của một công ty Mua hàng được xem là một lĩnh vực chính để tiết kiệm chi phí của các doanh nghiệp hiện nay
Xây dựng mối quan hệ với NCC và thúc đẩy đổi mới
Tiết kiệm chi phí có nhiều hình thức khác nhau:
Theo cách truyền thống, các doanh nghiệp sẽ liên hệ với NCC và cố gắng thương lượng, đàm phàn để được giảm giá các sản phẩm nguồn cung cùng như có mức giá ưu đãi hơn
Một phương án khác mới hơn, công ty sẽ xây dựng mối quan hệ với các NCC để cùng cắt giảm chi phí ra khỏi sản phẩm hoặc dịch vụ, và mong muốn các NCC đóng góp những
ý tưởng đổi mới nhằm liên túc tăng giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty
Nâng cao chất lượng sản phẩm và danh tiếng
Hoạt động mua hàng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ đầu
ra Hiện nay, các công ty đang tìm cách tăng tỷ lệ các bộ phận, chi tiết từ các công ty hợp tác và dịch vụ thuê ngoài để tập trung vào thế mạnh và năng lực riêng Điều này càng làm tăng tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa người mua, nhà cung cấp bên ngoài và chất lượng
Tầm quan trọng này càng thể hiện rõ qua sự đánh giá, nhận xét của khách hàng khi
sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty Việc lựa chọn đàu vào kém chất lượng ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả thành phẩm, danh tiếng và thương hiệu, làm giảm uy tín của công ty trên thị trường
Giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường
Mua hàng là hoạt động kết nối giữa NCC và các kỹ sự, công nhân để tiến thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất Các công ty có sự hỗ trợ sớm từ nhà cung cấp có thể cải
Trang 14thiện rất nhiều về chii phí, chất lượng nguyên vật liệu và thời gian phát triển, hoàn thiện sản phẩm Do đó, sự kết nối vớ các NCC sớm trong quá trình sản xuất là các để hoạt động mua hàng tăng thêm giá trị mới và góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch
vụ
Quản lý rủi ro NCC
Mỗi khi hoạt động đặt hàng, mua hàng với nhà cung cấp diễn ra, thường phát sinh một số những rủi ro có thể xảy ra Đó có thể là giao hàng trễ hẹn, sán phẩm bị hư hỏng… Chất lượng sản phẩm kém chỉ là một trong những mối đe doạ tới chất lượng sản phẩm đầu
ra, một số vấn đề khác mà các doanh nghiệp phải cân nhắc tới như thiên tai, tài chính gặp vấn đề, cách vận hành quy trình, giao thông…
Những rủi ro xuất phát từ lựa chọn nguồn cung ứng toàn cầu, nguồn cung ứng đơn lẻ hoặc hàng tồn kho JIT Doanh nghiệp chắc chắn nhận được rất nhièu lợi ích từ những chiến lược này, nhưng cũng cần nâng cao quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra Các nhà quản lý cung ứng giỏi là luôn để ý tới phía NCC và phát triển liên tục các kể hoạch kinh doanh để giảm thiểu các rủi ro này
Tạo ra tác động kinh tế
Đóng góp vào lợi thế cạnh tranh
Nhiều nhà quản lý đồng ý rằng tập trung vào việc mua hàng hiệu quả trở thành một cách quan trọng để đạt được lợi thế cạnh tranh Các chuyên gia, quản lý hoạt động thu mua được trả lương cao hơn Tìm kiếm, phát triển và giữ chân nhân tài hàng đầu là yếu tố quan trọng đối với tác động của ban quản lý nguồn cung ứng đối với chiến lược và khả năng cạnh tranh của công ty
1.3 Mục tiêu của hoạt động thu mua
Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
Hoạt động mua hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông quá việc cung cấp dịch vụ, nguyên liệu thô, linh kiện, cụm lắp ráp, sửa chữa và bảo trì sản phẩm, hàng hoá; hỗ trợ các yêu cầu của trung tâm phân phối, chịu trách nhiệm lưu trữ và cung cấp các bộ phận thay thế hoặc thành phẩm, hàng hoá cho khách hàng Ngoài
ra, mua hàng còn hỗ trợ nhóm kỹ thuật (công nghệ thông tin, lắp đặt, bảo dưỡng…) trong quá trình phát triển và gia công Các yêu cầu về nguồn hàng lưu kho và dịch vụ gốm có
Trang 15- Đúng số lượng
- Thực hiện đúng thời gian
Quản lý quá trình tìm nguồn cung ứng hiệu quả
Mua hàng phải quản lý các hoạt động nội bộ của doanh nghiệp một cách hiệu quả thông qua:
- Xác định cấp độ nhân sự
- Phát triển và tuân thủ ngân sách
- Đào tạo và phát triển nhân viên
- Các kênh mua hàng tốt trong hệ thông mua sắm nhằm cải thiện khả năng hiện thị chi tiêu, lập hoá đơn và thanh toán
Quản lý nhân sự cũng là một nhiệm vụ quan trọng đố với hoạt dộng mua hàng với nhu cầu về nhân lực ngày một tăng Với những doanh nghiệp đang phát triển kinh doanh
ra thị trường quốc tế, việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên có năng lực là một điều hết sức cần thiết
Quản lý hiệu suất NCC
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chức năng thu mua là lựa chọn, phát triển và duy trì các nhà cung cấp Lựa chọn các NCC có khả năng cạnh tranh, xác định phát triển mối quan hệ với các NCC mới có tiềm năng, cải thiện các NCC hiện tại
Phát triển các mục tiêu phù hợp với các bên liên quan
Các bên liên quan ở đây là bao gồm các phòng ban nội bộ trong công ty như bộ phân
kỹ thuật, bộ phận sản xuất… Tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hàng Họ sẽ yêu cầu mua hàng gì, chất lượng như thế nào, cần những tiêu chí gì… Trong trường hợp sản phẩm nguồn cung của NCC gặp lỗi, gây ra các vấn đề cho quá trình sản xuất thì việc mua hàng phải tìm cách cải thiện chất lượng
Phát triển các chiến lược cung ứng tích hợp hỗ trợ mục tiêu
Hoạt động mua hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc tăng trưởng dài hạn, doanh thu, kết quả hoạt động, kế hoạch của các bên liên quan và các đơn vị kinh doanh Những ngành đặc thù bao gồm ô tô, hàng tiêu dùng, điện tử và sản xuất đã công nhận giá trị đóng góp của bộ phận cung ứng trong việc lập kế hoạch chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn Ví
dụ như cập nhật các điều kiện và xu hướng của thị trường cung ứng (giá nguyên liệu tăng/giảm, thiếu hụt nguồn cung, thay đổi NCC), xác định các vật liệu và công nghệ dịch
vụ mới…
Trang 161.4 Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
Trong hoạt động thu mua, việc đánh giá chất lượng và lựa chọn nhà cung cấp đầu vào
là hết sức quan trọng Không có một cách tiếp cận cụ thể nào mà các công ty cần sử dụng nhiều cách khác nhau Mục tiêu của quá trình này là giảm rủi ro khi mua hàng và tối đa hoá giá trị tổng thể
Nhận biết nhu cầu lựa chọn nhà cung cấp
Có rất nhiều lý do để bộ phận thu mua cần phải lựa chọn NCC:
- Các bộ phận trong nội bộ công ty gửi yêu cầu về hàng hoá hoặc dịch vụ
- Hoạt động của NCC kém hiệu quả
- Cần mua thiết bị mới
- Mở rộng thị trường hoặc phát triển các sản phẩm mới
- NCC hiện tại không đủ năng lực
…
Xác định các yêu cầu chính về nguồn cung ứng
Các yêu cầu này thường được xác định bởi các bên liên quan, có sự khác nhau giữa các mặt hàng Mỗi lần đánh giá đều có thể tồn tại các yêu cầu khác nhau, nhưng tiêu chí
cơ bản và sử dụng nhiều nhất là chất lượng, chi phí và hiệu suất giao hàng Đối với những mặt hàng trọng yếu, người mua cần phân tích, đánh giá chi tiết hơn và nghiên cứu sâu về năng lực của NCC
Xác định nguồn cung cấp tiềm năng
Người mua hàng dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau khi xác định các nguồn cung cấp tiềm năng, bao gồm:
- Mức độ đáp ứng của các NCC hiện tại về các biến số chi phí, chất lơngj hoặc hiệu suất khác
- Tầm quan trọng chiến lược hoặc mức dộ phức tạp về công nghệ của yêu cầu khách hàng
Xác định chiến lược tìm nguồn cung ứng
Không có cách tiếp cận chiến lược tìm nguồn cung ứng suy nhất nào đáp ứng được yêu cầu của tất các nhà quản lý cung ứng Do đó, chiến lược mua hàng được áp dụng cho một mặt hàng dịch vụ cụ thể sẽ ảnh hưởng đến cách tiếp cận được thực hiện trong quá trình đánh giá và lựa chọn NCC Những quyết định thường thay đổi do điều kiện thị trường, sở thích của người dùng và mục tiêu của công ty Quá trình lựa chọn và đánh giá NCC và chiến lược lựa chọn thường gắn liền với nhau
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 17Người mua hàng cần phải xem xét các lựa chọn thay thế như:
- Nhà sản xuất hay nhà phân phối: Việc lựa chọn mua trực tiếp từ nhà sản xuất gốc hay từ nhà phân phối thường dựa trên các tiêu chí: quy mô, chính sách liên quan tới bán hàng trực tiếp, không gian lưu trữ, yêu cầu về mức độ dịch vụ
- Nhà cung cấp địa phương hay nơi khác: Các NCC địa phương sẽ thuận lợi cho nhu cầu thay đổi của công ty, thực hiện giao hàng với các đơn hàng nhỏ lẻ, tiết kiệm chi phí hơn và thường xuyên hơn Trong khi đó, các NCC ở nơi khác thường cung cấp sản phẩm với mức giá tốt hơn và chết lượng hơn
- Nhiều nguồn cung cấp hay chọn NCC đơn lẻ: Bộ phận thu mua sẽ xem xét danh sách các NCC và đưa ra quyết định phù hợp Với những sản phẩm nhất định, công ty thường chọn 1 NCC làm đối tác duy nhất Tuy nhiên trong trường hợp này, công ty sẽ bị phụ thuốc vào NCC Việc quyết định lựa chọn một hay nhiều nguồn cung sản phẩm sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể, thay đổi theo thành phần NCC và điều kiện kinh tế
…
Giới hạn số lượng NCC
Khản năng của mỗi NCC dều khác nhau, người mua hàng thường đánh giá sơ bộ và lựa chọn ra các NCC có tiềm năng Có hai rào cản chính để đánh giá NCC là thời gian và nguồn lực Ngoài ra, có một số tiêu chí có thể hỗ trợ đánh giá và thu hẹp danh sách NCC:
- Quản lý rủi ro NCC: là quá trình xác định và đánh giá khả năng xảy ra của các sự việc tiêu cực, loại bỏ trước khi việc đó xảy ra hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra, lập ra các
kế hoạch dự phòng để giảm thiểu sai xót nếu sự việc xảy ra
- Đánh giá hiệu suất hoạt động của NCC: người mua hàng có thể đánh giá thông qua
sử dụng hồ sơ các NCC tiềm năng, NCC mà doanh nghiệp từng hợp tác hay đơn giản là dựa trên kinh nghiệm của người quản lý hoạt động mua hàng
- Đánh giá thông tin do NCC cung cấp: các NCC phải đáp ứng các tiêu chuẩn đầu vào nhất định Đây là những tiêu chí cơ bản trước khi tiến hành giai đoạn tiếp theo của quá trình đánh giá và lựa chọn, bao gồm: sức mạnh tài chính; khả năng sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ đã được chứng minh; năng lực quản trị và hỗ trợ các bộ phận; cơ sở vật chất đầy đủ; đội ngũ nhân viên kỹ thuật
Xác định phương pháp đánh giá và lựa chọn NCC
Sau khi thu hẹp và loại bỏ các NCC không đủ năng lực, người mua phải đánh giá tiếp các NCC còn lại vì những NCC này có thể có chất lượng như nhau Người mua hàng cần phải thực hiện mức độ đánh giá chi tiết và tốt hơn so với quy trình ban đầu Một số phương pháp đánh giá và lựa chọn NCC, bao gồm:
Trang 18- Đánh giá thông tin được cung cấp bởi NCC
- Lựa chọn các NCC ưu tiên, có tiếng hoặc đối tác từ trước
- Các thông tin do bên thứ ba cung cấp
- Đi thực tế, thăm NCC (nếu có thể)
Lựa chọn NCC và ký kết hợp đồng
Tại bước này, các hoạt động sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào sản phẩm cần mua và quy
mô đơn hàng Đối với các đơn hàng thông thường, người mua chỉ cần thông báo và trao đổi hợp đồng cơ bản cho NCC Đối với đơn hàng có quy mô lớn hơn, quy trình phức tạp hơn Hai bên cần đàm phán và thương lượng chi tiết để thông nhất các điều khoản cụ thể trên hợp đồng mua bán
Chỉ tiêu về chủng loại
Chỉ tiêu đúng chính xác về chủng loại có nghĩa là đảm bảo được sự đồng bộ của tất
cả các nguyên vật liệu cần mua Về khía cạnh cấu thành sản phẩm, ta chia nguyên liệu thành nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu, hàng hoá thay thế, thiết bị cơ bản… Tuy nhiên, nếu chỉ có nguyên liệu chính mà không có nguyên liều phụ thì không thể hoàn thành được quá trình sản xuất hoặc không thể cho ra đời sản phẩm hoàn chỉnh được Chủng loại hàng hoá về một nhóm các sản phẩm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tương đồng với nhau về các yếu tố chức năng và đặc điểm Vì vậy, sự chính xác về chủng loại sản phẩm là yếu tố bắt buộc đối với bộ phận thu mua
1.5 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu mua
Chỉ tiêu về chất lượng
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, đặc trưng của sản phẩm, thể hiện được
sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định Sản phẩm luôn luôn phải
đi đôi với chất lượng Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi sản xuất sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng trên thị trường Chất lượng cao về mặt kỹ thuật
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 19vẫn chưa là giải pháp tối ưu khi nó dẫn đến nguy cơ gia tăng chi phí và gây lên những phân vân, khó khăn cho khách hàng trong quá trình lựa chọn hàng hoá thích hợp với khả nắng thanh toán và điều kiện sử dụng của khách hàng
Chỉ tiêu về thời gian
Một chu kỳ thu mua bắt đầu từ thời điểm nhận yêu cầu hàng hóa từ các bộ phận đến khi các sản phẩm cần thiết có mặt tại kho vật liệu của công ty Tiêu chí này rất quan trọng
để đánh giá hoạt động của bộ phận thu mua Vì thời gian của một chu kỳ thu mua nhanh hay chậm gây ra những tác động tích cực hay tiêu cực rất rõ nét đối với quá trình hoạt động sản xuất Người quản lý bộ phận thu mua đóng vai trò rất quan trọng để duy trì quá trình thu mua diễn ra trơn tru và sử dụng thời gian hiệu quả một cách tối đa
Chỉ tiêu về chi phí
Việc giảm thiểu chi phí các yếu tố đầu vào là một trong những điều kiện quan trọng
để hạ giá thành trong sản xuất sản phẩm Để tối thiểu chi phí từ quá trình thu mua, bộ phận thu mua cần phải hiểu rõ các nhân tố tác động đến từng loại chi phí như chi phí vận chuyển
- chi phí này sẽ xuất hiện khi việc vận chuyển do người mua đảm nhận; chi phí kho bãi, bảo quản nguyên vật liệu; chi phí cơ hội vốn… Hiểu rõ các nhân tố tác động đến chi phí sẽ giúp bộ phận thu mua có thể đưa ra các biện pháp giảm chi phí để góp phần hạ giá thành
và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
1.6 Ứng dụng công nghệ số
Điện toán đám mây
Điện toán đám mây (Cloud Computing) đề cập đến việc cung cấp các tài nguyên điện toán, cơ sở hạ tầng, phần mềm, dịch vụ và ứng dụng quản lý dữ liệu và thông tin thông qua Internet Đây là một yếu tố hỗ trợ và là động lực chính để các doanh nghiệp đổi mới kinh doanh và tiếp tục phát triển Lợi ích của điện toán đám mây mang lại bao gồm dễ dàng truy cập vào tài nguyên điện toán và tính linh hoạt để mở rộng quy mô các hệ thống kinh doanh
có nhu cầu Những phần mềm điện toán đám mây được lựa chọn và sử dụng nhiều trong nội bộ doanh nghiệp như Microsoft, ERP, SaaS…
Điện toán đám mây là sự chuyển đổi từ các máy tính cá nhân và các trung tâm dữ liệu được bảo trì riêng sang các trung tâm dữ liệu công cộng lớn bên ngoài có thể truy cập qua Internet Điện toán đám mây có các thiết kế sáng tạo mới mẹ, sự xuất hiện và áp dụng rộng rãi của các trung tâm dữ liệu lớn dẫn đến sự chuyển đổi cơ bản và chuyển đổi từ kiến trúc côngngheej thông tin truyền thống sang kiến trúc dựa trên đám mây Kiến trúc đám mây cung cấp một bối cảnh công nghệ mới với cấu trúc dữ liệu mới, hệ thống lưu trữ dữ liệu mới, hệ thống quản lý tệp mới và các mô hình lập trình mới
Trang 20Các dịch vụ đám mây có thể được cung cấp theo nhiều cách khác nhau: công cộng, riêng, cộng đồng và đám mây lai Chúng khác nhau về quyền sở hữu, cấu trúc và hoạt động
- Dịch vụ đám mây công cộng được sở hữu và quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các lựa chọn tài nguyên điện toán (ví dụ: Amazon Web Services, Microsoft Azure) Các tài nguyên có thể được truy cập qua Internet để sử dụng bên ngoài
- Đám mây riêng tự vận hành và chỉ khả dụng để sử dụng nội bộ
- Đám mây cộng đồng được cung cấp để sử dụng độc quyền bởi một cộng đồng các
tổ chức
- Đám mây cộng đồng có thể được sở hữu, quản lý và vận hành bởi một hoặc nhiều
tổ chức trong cộng đồng, bên thứ ba hoặc một số tổ chức kết hợp
- Mô hình đám mây lai là sự kết hợp của hai hoặc nhiều mô hình triển khai đám mây riêng biệt
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) dựa trên đám mây
Hệ thống ERP cung cấp các thông tin cốt lõi, hệ thống lập kế hoạch và thực thi cho các doanh nghiệp để hỗ trợ, quản lý và tích hợp tất cả các quy trình và chức năng kinh doanh chính và được triển khai rộng rãi trong nhiều loại hình tổ chức Hệ thống ERP đã trở thành các giải pháp phần mềm kinh doanh trên thực tế trong những năm 1990 và đến nay vẫn là xương sống của hệ thống CNTT doanh nghiệp trong nhiều tổ chức, với các nhà cung cấp toàn cầu lớn thống trị thị trường ERP cũng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn để tích hợp các đối tác chuỗi cung ứng của họ
ERP dựa trên đám mây đã xuất hiện và trở nên phổ biến vì hiệu quả chi phí và tính linh hoạt Các hệ thống ERP dựa trên đám mây có tất cả các đặc điểm của đám mây như không phụ thuộc vào thiết bị và vị trí, cấu trúc giá linh hoạt, chi phí đầu tư ban đầu rẻ hơn
và chi phí chuyển đổi thấp
IoT hỗ trợ kỹ thuật số hoá chuỗi cung ứng
IoT (Internet of Things) là một mạng lưới các đối tượng vật lý và ảo được kết nối với nhau có thể được kết nối với nhau một cách tự động thông qua các giao diện thông minh
và được tích hợp như một mạng thông tin dựa trên các tiêu chuẩn và các giao thức truyền thông tin có thể tương tác (Li et al., 2015)
Định danh và cảm biến các đối tượng là hai tính năng chính của IoT Các đối tượng
có thể được kết nối và tương tác với nhau thông qua Internet Các đại diện ảo cải thiện khả năng cộng tác trong môi trường chuỗi cung ứng hỗ trợ IoT bằng cách tích hợp các nhà cung cấp Do đó, IoT có tiềm năng biến đổi môi trường vật lý thành một môi trường thông minh
và ảo
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 21Chuỗi cung ứng dựa trên IoT là một tập hợp các đối tượng được kết nối kỹ thuật số,
có thể được cảm nhận, giám sát và tương tác với nhau trong một tổ chức hoặc các nhà cung cấp, dẫn đến một chuỗi cung ứng nhanh chóng Chuỗi cung ứng được hỗ trợ bởi IoT có khả năng đạt đến năng lực tự động ra quyết định, yêu cầu sự can thiệp tối thiểu hoặc không cần con người, và có thể tạo điều kiện để phân tích dữ liệu thông minh.Việc kiểm soát, lập
kế hoạch và điều phối đều được đơn giản hóa thông qua các tính năng chia sẻ thông tin, theo dõi và hiển thị IoT đang được xem xét trong một loạt các chuỗi cung ứng, bao gồm thực phẩm và nông nghiệp, chuỗi cung ứng sản xuất tùy chỉnh và các sản phẩm dễ hỏng Các công nghệ IoT nhằm mục đích thu thập dữ liệu và cho phép các đối tượng khác nhau trong chuỗi cung ứng giao tiếp với nhau thông qua quá trình trao đổi thông tin CC, như một nền tảng lưu trữ dữ liệu, cung cấp các dịch vụ ảo cho phép người dùng kết nối và truy cập bất cứ nơi nào Hơn nữa, với xu hướng ngày càng tăng của dữ liệu được tạo ra thông qua các công nghệ IoT, việc sử dụng các công nghệ dựa trên kiến thức như Big Data Analytics là điều cần thiết để đảm bảo những dữ liệu này sẵn sàng cho các quy trình ra quyết định hiệu quả thông qua các công nghệ định hướng quyết định như Hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS)
Việc thu thập và chia sẻ dữ liệu là các giai đoạn đầu tiên trong chuỗi cung ứng số, cung cấp nguyên liệu thô cho các công nghệ dựa trên kiến thức Ví dụ, các thông số môi trường khác nhau như độ ẩm, nhiệt độ và cường độ ánh sáng có thể được thu thập bằng các công nghệ dựa trên dữ liệu như thẻ RFID và cảm biến liên quan đến IoT trên toàn bộ chuỗi cung ứng Khi chia sẻ dữ liệu thu thập được, các công nghệ dựa trên dữ liệu khác bao gồm Cloud và WSN được sử dụng Dữ liệu thô được thu thập mà không có các công cụ phân tích có thể vô dụng Do đó, các công nghệ dựa trên kiến thức bao gồm các phương pháp từ phân tích Dữ liệu lớn và AI là cần thiết Phân tích dữ liệu thô hỗ trợ các nhà quản lý trong việc quản lý và kiểm soát DSC Ngoài các công nghệ dựa trên kiến thức, những công nghệ định hướng quyết định cung cấp các định hướng, khuyến nghị và hướng dẫn phù hợp, giúp người quản lý đưa ra các quyết định hợp lý, phù hợp và kịp thời
Trang 22Chương 2
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT BỊ CÔNG
NGHIỆP BẮC HƯNG THỊNH
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty
Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh được thành lập vào năm 2015, đến nay đã trải qua hơn 9 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết kế, gia công và lắp đặt các sản phẩm cơ khí, kết cấu thép cùng dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng Trong quãng thời gian dài hoạt động vừa qua, công ty không ngừng phát triển, từng bước nâng cao chất lượng, khẳng định sự chuyên nghiệp với khách hàng, cải tiến chất lượng phục vụ với vai trò là một nhà phân phối sản phẩm và các dịch vụ liên quan tới lĩnh vực thiết bị công nghiệp
- Tên công ty (Tiếng Việt): CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP BẮC HƯNG THỊNH
- Tên công ty (Tiếng Anh): BAC HUNG THINH INDUSTRIAL EQUIPMENT COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: BAC HUNG THINH B&T CO.,LTD
- Địa chỉ: Thôn Tăng Bảo, Xã Tân Quang, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
- Mã số thuế: 0900914856
- Ngày cấp: 19/03/2015
- Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Mỹ Hào - Văn Lâm
- Loại hình DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài Nhà Nước
- SĐT: 0987765884
- Email: bachungthinh123@gmail.com
- Website: https://www.bachungthinh.vn/
- Người đại diện: Nguyễn Văn Dũng
- Tình trạng hiện tại: Doanh nghiệp đang hoạt động
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 23Hình 2.1: Logo của Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh
Nguồn: Website Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều các loại thiết bị công nghiệp được sử dụng trong các công việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng Đối với bất kỳ công việc nào cũng cần những dây chuyền công nghệ tiên tiến và loại máy móc hiện đại, kết hợp cùng các loại hóa chất chuyên dụng, góp phần làm sạch trở nên nhanh chóng, sạch sẽ và an toàn Những thiết
bị máy móc thường được coi là những công nhân lao động nặng nhưng mang lại năng suất lao động và hiệu quả công việc cao Thêm vào đó, việc lắp đặt và bảo dưỡng cũng vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng các thiết bị máy móc và dây chuyền sử dụng trong sản xuất
Nhận thấy vấn đề đó, ngày 19/03/2015, Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh, sau đây gọi tắt là Công ty, đã được thành lập Công ty được thành lập với sự hợp tác của các thành viên đã có kinh nghiệm tiếp xúc và làm việc trong lĩnh vực cơ khí trong thời gian dài
Từ ngày đầu mới thành lập, Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành cũng như quản lý nhân sự Sau một quá trình không ngừng nỗ lực, Công ty đã dần ổn định và phát triển và thực hiện đa dạng hoá về dịch vụ, quy mô và hoạt động của mình Công ty luôn cố gắng đem đến cho khách hàng dịch vụ hiệu quả, an toàn và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước
Cho đến nay, Công ty đã và đang là đối tác cung cấp thiết bị và bảo dưỡng máy móc dây chuyền của nhiều doanh nghiệp lớn như Acecook, Hoà Phát, Bao bì Việt Hưng… Với kinh nghiệm gần 10 năm hoạt động thị trường, Công ty có rất nhiều kinh nghiệm quý báu
để hỗ trợ giúp phát triển quá trình sản xuất
2.3 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: Mục tiêu lớn nhất của Công ty là trở thành nhà thiết kế, gia công, cung
cấp sản phẩm phù hợp nhất trên thị trường
Trang 24Sứ mệnh:
Uy tín: Bắc Hưng Thịnh lấy chữ TÍN làm nền tảng cho công việc kinh doanh, cam kết luôn thực hiện các hợp đồng kinh tế một cách hoàn hảo, đáp ứng mọi yêu cầu hợp lý, hợp pháp của đối tác và khách hàng, đảm bảo trung thực, công khai, minh bạch trong kinh doanh
Chất lượng: Bắc Hưng Thịnh luôn cam kết và chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa
Hiệu quả: Với tiêu chí hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành sản xuất thuận lợi, tiết kiệm chi phí nhiều nhất, Bắc Hưng Thịnh mang trong mình sứ mệnh là nhà thiết kế, gia công, cung cấp sản phẩm phù hợp nhất trên thị trường Công ty tạo niềm tin cho khách hàng bằng các dịch vụ chuyên nghiệp, cập nhật thông tin chính xác, hỗ trợ nhanh chóng đến các đối tác để có được một sự phát triển bền vững và hợp tác lâu dài
Giá trị cốt lõi: Con người là tài sản lớn nhất
Không ngừng đầu tư toàn diện để xây dựng đội ngũ CB-CNV chất lượng, chuyên nghiệp, có tinh thần làm việc đầy trách nhiệm, có tư duy đổi mới Đảm bảo chính sách hợp
lý để thu hút người tài giỏi phục vụ Công ty Tạo điều kiện về môi trường làm việc thuận lợi để họ phát huy sáng tạo, có thu nhập ổn định
2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
LẮP ĐẶT
BẢO DƯỠNG
BỘ PHẬN SẢN XUẤT
NHÀ MÁY 1
NHÀ MÁY 2
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 252.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Hội đồng quản trị:
Thiết lập các chính sách quản lý doanh nghiệp và giám sát, đưa ra các quyết định
về vấn đề lớn của công ty: Chiến lược phát triển hàng năm, mở rộng thị trường, các hoạt động marketing, đổi mới công nghệ, …
Quyết định phương án đầu tư và các dự án đầu tư trong thẩm quyền
Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác
…
Ban giám đốc
Tuyển dụng, giám sát, đánh giá và bồi dưỡng cho các vị trí quản lý chủ chốt trong công ty
Định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển của công ty
Thiết lập hệ thống quản trị cho công ty
Quản trị tổ chức và mối quan hệ với các đối tác, phòng ban
Giám sát và điều khiển các hoạt động của công ty
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường; tư vấn về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm; mở rộng thị trường; xây dựng mối quan hệ với khách hàng…
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán Cập nhật những thay đổi của chế
độ kế toán theo quy định của pháp luật
Phòng hành chính nhân sự - HCNS
- Quản lý công tác nhân sự của doanh nghiệp
Trang 26- Lắp đặt: là bộ phận được giao nhiệm vụ lắp đặt máy móc, dây chuyền, thiết bị sản xuất
- Bảo dưỡng: là bộ phận được giao nhiệm vụ bảo dưỡng máy móc, dây chuyền, thiết
- Chịu trách nhiệm thiết kế hàng hóa, sản phẩm cho doanh nghiệp
- Kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động sản xuất Bằng cách kiểm soát sản xuất, phòng sản xuất có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực, máy móc, lao động một cách hợp
lý, giảm thiểu lãng phí
- Thực hiện hoạt động nghiên cứu nhằm cải thiện các sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách thay đổi hoặc đổi mới một phần hay toàn bộ sản phẩm
- Đảm bảo công ty luôn có sẵn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất
- Đảm bảo máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất luôn được bảo trì, bảo dưỡng đúng cách
- Quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm
2.4.3 Cơ cấu nhân sự
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của Công ty
Trang 27Bảng trên thể hiện cơ cấu nhân sự của công ty trong 3 năm gần đây, tổng số nhân viên giao động trong khoảng 80 – 87 người Năm 2020 tổng số nhân viên vủa công ty là
80 người và tăng dần qua từng năm, do nhu cầu và đơn đặt hàng của khách hàng ngày càng nhiều hơn Công ty cần thêm nhiều nhân viên để có thể hoàn thành đơn hàng theo đúng tiến độ Điều này thể hiện rằng theo thời gian, công ty càng khẳng định được uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ với khách hàng và đối tác
Với đặc trưng là công ty về cơ khí nên số nhân sự nam giới luôn lớn hơn nhân sự nữ giới Cụ thể, số lượng nam giới chiếm hơn 50% số lượng nhân viên Số lượng nhân viên tại công ty có trình độ học vấn đại học trên mức 60% Do công ty làm về lĩnh vực sản xuất
và lắp đặt bảo dưỡng nên chỉ yêu cầu các nhân viên ở bộ phận quản trị, lãnh đạo cùng nhân viên khối văn phòng có bằng cấp chuyên nghiệp, đối với công nhân và nhân viên bình thường, công ty chấp nhận những người lao động có chứng chỉ từ trung cấp trở lên với tay nghề chất lượng cao, từ đó mở ra cơ hội việc làm, giải quyết vấn đề thiếu việc làm
2.5 Chuỗi cung ứng của công ty
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ Chuỗi cung ứng của Công ty
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp
Xét theo dòng chảy của hàng hoá, chuỗi cung ứng hoạt động sản xuất của công ty được tóm tắt như sơ đồ 2.2 Về phía thượng nguồn của chuỗi cung ứng là các NCC nguyên vật liệu, nhà sản xuất linh kiện và thiết bị nhỏ lẻ Đồng thời bao gồm các nhà cung cấp nước ngoài, do công ty liên kết mua hàng nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm đầu ra Trung lưu là Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Bắc Hưng Thịnh, thực hiện các
Trang 28công việc theo lĩnh vực mà công ty đang hoạt động, nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ theo yêu cầu từ phía khách hàng Phía hạ nguồn là các khách hàng của công ty, bao gồm các doanh nghiệp lớn và nhỏ
Hoạt động của chuỗi cung ứng có 3 luồng chính, đó là: luồng hàng hóa/vật chất, luồng tài chính và luồng thông tin Trong đó luồng hàng hóa liên quan đến việc di chuyển hàng hóa từ NCC đến khách hàng Luồng thông tin tập trung vào việc truyền các thông tin về đơn đặt hàng và cập nhật trạng thái giao hàng cũng như thông tin một số vấn đề phát sinh liên quan giữa các bên, luồng tài chính liên quan đến việc chuyển tiền từ khách hàng đến NCC Ngoài ra chuỗi cung ứng của công ty còn có hoạt động logistics ngược, hoạt động này được thể hiện đối với những trường hợp như: sản phẩm bị lỗi kỹ thuật do nhà sản xuất hoặc những trường hợp sản phẩm bị sai mẫu mã cần phải đưa về lại nhà sản xuất, NCC để thay thế bằng sản phẩm khác, …
2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2020-2021
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Trang 29Nguồn: Phòng kế toán
Từ bảng một chỉ tiêu về kết quả kinh doanh trên, nhìn chung các chỉ tiêu của năm
2021 đều giảm so với năm 2020 Cụ thể như sau:
Về doanh thu: Doanh thu thuần về bán hàng của cung cấp dịch vụ năm 2021 là khoảng hơn 100 tỷ đồng, giảm hơn 7 tỷ đồng so với doanh thu thuần của năm 2020, tương đương với 6,59%
Về chi phí: Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ năm 2021 là khoảng 90 tỷ đồng, giảm gần 4 tỷ đồng so với giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ năm 2020, tương đương với 3,86%
Về lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2021 là hơn 5,2 tỷ đồng, giảm gần 2 tỷ đồng so với năm 2020, tương đương với 57,77%
Nguyên nhân chính của việc kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2021 có phần giảm sút so với năm 2020 là do dịch bệnh Covid-19 Khi đại dịch bùng phát, các quốc gia
đã đưa ra biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như đóng cửa biên giới tạm thời hay tạm dừng hoạt động sản xuất hoặc hoạt dộng sản xuất cầm chừng Do đó, tuy nhận được nhiều đơn hàng hơn nhưng đều là những đơn hàng và công trình nhỏ lẻ, lợi nhuận đem lại không cao