Với tiếng nói tâm tình của ngƣời dân miền Trung nắng gió, ca dao dân ca Nam Trung bộ là một mảng đặc sắc thể hiện rõ sắc thái địa phƣơng của vùng văn hóa dân gian Nam Trung bộ so với các vùng văn hóa khác. Có lẽ do đặc điểm địa lý lắm núi nhiều đèo, lại có biển chạy dọc suốt một vùng từ Ninh Thuận đến Quảng Bình, nên văn hóa dân gian Nam Trung Bộ vốn là nơi sản sinh ra nhiều điệu hò, vè, lý rất khác nhau, có đủ âm sắc vùng biển, vùng trung du, vùng núi … Song, qua ca dao dân ca miền Nam Trung bộ có thể thấy đặc điểm tâm hồn chung của con ngƣời Việt Nam: Gắn bó với cuộc sống, tha thiết với quê hƣơng, say sƣa trong yêu đƣơng, thủy chung trong tình nghĩa, cần cù thiết thực giản dị mà giàu ƣớc mơ hòai bão, giàu tinh thần lạc quan yêu đời . Đó là lý do mà chúng tôi chọn đề tài “Các biểu hiện của văn hóa vùng Nam Trung Bộ qua ca dao” làm đề tài nghiên cứu trong tiểu luận này.
VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ VÀ THỂ LOẠI CA DAO
Vùng văn hóa Nam Bộ
Nam Bộ hôm nay là địa bàn thuộc lãnh thổ của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau thuộc miền Tây Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh Phần đất được coi là Đông Nam Bộ có diện tích khoảng 26000 km 2 bao gồm phần đất đồi núi thấp (phần rìa của cao nguyên đất đỏ) và phần thềm phù sa cổ thuộc lưu vực sông Đồng Nai.
Nói tới Nam Bộ người ta nghĩ đến một cánh đồng tít tắp tận chân trời, một khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt và vùng đất với chằng chịt kênh rạch.
GS Lê Bá Thảo đã tính Nam Bộ có tới 5700 km đường kênh rạch Sông nước ở hạ lưu chảy chậm mang lượng phù sa lớn, khác với sông nước miền Trung
Bộ, nói cách khác Nam Bộ là vùng đất cửa sông giáp biển.
Tiến trình lịch sử của Nam Bộ có những nét khác biệt so với các địa phương khác Nếu như Trung Bộ, Bắc Bộ là những vùng lịch sử phát triển liên tục thì Nam Bộ trong sự phát triển lịch sử, lại trải qua sự đứt gãy Sau sự biến mất của nền văn hóa Óc Eo vào cuối thế kỉ VI, vùng Nam Bộ rơi vào tình trạng hoang vu hiểm trở Vào thế kỉ thứ XIII, Châu Đạt Quan, sứ thần của nhà Nguyên Mông đi ngang qua vùng này để bang giao với Vương quốc Ăngco đã viết trong Chân Lạp phong thổ kí của ông về vùng này như sau: “Bắt đầu từ vùng Chân Bồ (tức vùng Vũng Tàu đến Gò Công ngày nay) khắp nơi rậm rạp các dải rừng thấp xen kẽ với những dòng sông chảy dài hàng trăm dặm, các loại cây cổ thụ um tùm đan kết với các loại dây mây chằng chịt Khắp nơi vang tiếng chim hót, tiếng thú kêu Trên các dải đồng hoang, hàng trăm ngàn trâu rừng tụ họp thành bầy, đàn ”
Cuối thế kỉ XVIII, khi miêu tả vùng đồng bằng sông Cửu Long, Lê Quý Đôn còn viết trong Phủ hiên tập tục như sau: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu đi vào, toàn là rừng núi hàng ngàn dặm” Chính vì vậy, khi cư dân Việt vào đây khai phá, họ đứng trước sự hoang vắng hiểm trở của vùng đất chưa có dấu chân người như lời tâm sự ở một bài ca dao Nam Bộ:
Chèo ghe sợ sấu cắn chân Xuống bưng sợ đỉa lên rừng sợ ma.
Cuối thế kỉ XVII, Mạc Cửu đem người Trung Quốc vào lập nghiệp ở đất
Hà Tiên hiện tại, rồi quy phục chúa Nguyễn, Người Khơme, có vẻ đến vùng này khai phá sớm hơn, nhưng “sớm nhất cũng chỉ từ khoảng thế kỉ XIII, tức sau khi vương quốc Ăngco tan vỡ, và nếu đúng như vậy thì người Khơme đến khai thác vùng này cũng chỉ sớm hơn người Việt 2-3 thế kỉ” Trong số những lưu dân mới đến vùng đồng bằng sông Cửu Long có cả người Chăm NgườiChăm đến vùng An Giang, Tây Ninh muộn hơn các tộc người trước đó, mãi đến đầu thế kỉ XIX, họ mới định cư tại đây Tại các vùng ven đồng bằng ở
4 Đông Nam Bộ, phần cuối của dãy Trường Sơn về phía Nam, những tộc người như Mạ, Xtiêng, Chơro, M'nông cư trú ở các vùng đồi ở đây là cư dân bản địa.
Như vậy, đồng bằng Nam Bộ về mặt cư dân có các tộc người Việt, Khơme, Chăm, Hoa, Ma, Xtiêng, Chơro, Mnông Nhìn diện mạo tộc người ở đây, chúng ta dễ dàng nhận ra được ít nhất cũng là các khía cạnh sau:
- Các tộc người khai phá Nam Bộ như Chăm, Hoa, Khơme, Việt đều là lưu dân khai phá đất mới Họ đã xa vùng đất cội nguồn cả về không gian lẫn thời gian.
- Sống cùng một địa bàn cư trú, nhưng trên nét lớn các tộc người này sống với nhau một cách hòa hợp, thân ái, không có chiến tranh giữa các sắc tộc trong lịch sử Tộc người chủ thể có vai trò quyết định sự phát triển của vùng đất là người Việt.
Với người Việt, như đã trình bày ở trên, họ là những lớp cư dân từ miền Bắc, miền Trung vốn có những nguồn gốc xã hội khác nhau Một số người là các tù nhân, tội đồ, bị nhà nước phong kiến đưa vào khai hoang ở các đồn điền tại đây Một số người lại là những người giang hồ, dân nghèo đi biệt xứ tha phương, tìm đến đây, như tìm một chân trời yên ả, dễ thở hơn so với vùng đất họ từng cư trú Một số người lại là những quan lại, binh lính được đưa vào đây để khai phá vùng đất mới, rồi họ ở lại Dù khởi nguyên, gốc gác của họ từ nguồn nào, hành trang mà họ đem theo không phải chỉ có vật dụng, tư liệu sản xuất, vợ con v v , mà còn là văn văn hóa ẩn trong tiềm thức Vốn văn hóa này của vùng châu thổ Bắc Bộ, được làm giàu ở “Khu năm dằng dặc khúc ruột miền Trung”, và được đem vào châu thổ sông Cửu Long.
Nét đáng lưu ý khi xem xét môi trường xã hội ở đây là làng Việt Nam
Bộ có những nét khu biệt, khi đặt trong tương quan với làng Việt Bắc Bộ Có thể thấy một cách sơ khởi những nét đặc thù ấy như sau: Trước hết tuổi đời làng Việt Nam Bộ còn ngắn, chừng 400 năm là cùng Khác với làng Việt Bắc
Bộ vốn có gốc gác là các công xã nông thôn, làng Việt Nam Bộ là làng khai phá Dân cư từ nhiều nguồn, nhiều phương trời tụ họp lại, vì thế làng Việt Nam
Bộ không có chất kết dính chặt chẽ, quan hệ dòng họ sẽ khác với chính nó ở đồng bằng Bắc Bộ Mặt khác, sự cư trú của cư dân Nam Bộ không thành một đơn vị biệt lập với rặng tre quanh làng như ở đồng bằng Bắc Bộ, mà cư trú theo tuyền, theo kiểu tòa tỉa dọc hai bên bờ kinh rạch, trục lộ giao thông Cuối cùng, quan hệ sở hữu ruộng đất trong làng Việt Nam Bộ lại có sự phân cực rất cao.
Tỉ lệ giữa một số người có trong tay nhiều đất với đa số rất nhiều người có trong tay ít đất khá chênh lệch.
Tiến trình lịch sử Nam Bộ, lại có đặc điểm riêng Quá trình khai phá nơi này, từ cuối thế kỉ XVI cho đến năm 1862, thực ra so với lịch sử chưa được là bao Làng xã, cũng như nhiều phương diện khác nhau, chưa ổn định thì năm
Đặc điểm của vùng văn hóa Nam Bộ
Nói đến nền văn hóa Nam Bộ là nói đến văn hóa của các tộc người ở đây Ngoại trừ các tộc người sống ở văn đồng bằng miền Đông, như đã nói ở trên, các tộc người Việt, Khơme, Chăm, Hoa đều không phải là cư dân bản địa ở đây Vì thế, văn hóa của họ là văn hóa ở vùng đất mới Gần như là một quy luật, văn hóa của lưu dân ở vùng đất mới dù là của tộc người nào, cũng đều là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa trong tiềm thức, trong dòng máu và điều kiện tự nhiên, lịch sử của vùng đất mới, nó phát triển trong điều kiện cách xa vùng đất cội nguồn cả về không gian và thời gian Nói khác đi là, những loài cây quen thuộc của vùng đất cũ, được trồng nơi đất mới Cho nên, nền văn hóa này, vừa có nét giống, lại vừa có nét khác với nền văn hóa ở vùng đất cội nguồn, của cùng một tộc người Xin đơn cử người Hoa, cùng là tục thờ bà Thiên Hậu, nhưng người Hoa Nam Bộ đã có những nét mới so với cư dân Hoa tại lục địa Trung Hoa hoặc dù kể của người Khơme Nam Bộ lại khác dù kể ở Campuchia Rõ nhất là người Việt, vẫn là tục thờ Thành hoàng quen thuộc với cư dân trồng lúa nước nhưng ở Nam Bộ, tục thờ này có những đặc điểm khác biệt cả về nghi lễ thờ cúng lẫn lễ hội, lẫn kiến trúc của nơi thờ cúng. Đặc điểm thứ hai của vùng văn hóa Nam Bộ là quá trình giao lưu văn hóa diễn ra với một tốc độ mau lẹ Thực ra, nếu xét một cách nghiêm ngặt về lịch sử, vùng đất này mới có tuổi đời chừng hơn 300 năm Thế nhưng trong một khoảng thời gian rất ngắn ấy, văn hóa Nam Bộ đã định hình bởi những đặc trưng vùng của mình Nhiều nhân tố tạo ra điều này, nhưng không thể không thừa nhận tác động của quá trình tiếp biến văn hóa Sự tiếp biến xảy ra trước hết giữa các tộc người cùng sinh sống trong một địa bàn Xin đơn cử người Việt, cùng chung sống với người Khơme; người Việt đã tiếp thu chiếc bếp cả dùng cho việc nấu ăn trên đất ẩm, dùng nồi gốm rằn để kho cá, nấu cơm, dùng cái om để đựng nước uống, nước mắm Hoặc, nhiều món ăn của người Việt hiện tại, thực ra là người Việt tiếp thu của người Khơme món canh chua, món bún Bạc Liêu, Rõ nhất của quá trình tiếp biến này là hiện tượng sử dụng song ngữ, đa ngữ trong vùng Vốn từ của các tộc người được vay mượn, như người Việt vay mượn vốn từ của người Hoa, Khơme và ngược lại Thậm chí, những câu nói, câu hát bình dân có sự pha tạp giữa các ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn, nếu ở nửa cuối thế kỉ XIX, bằng tấm lòng yêu nước, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từ chối không cho con mình học chữ tân trào - chữ Quốc ngữ, thì ở nửa đầu thế kỉ XX, con gái nhà thơ, nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, cũng như nhiều trí thức Nam Bộ, đã nhận ra giá trị của chữ Quốc ngữ và báo chí bằng chữ Quốc ngữ, nên đã làm chủ bút tờ báo Nữ giới chung, dùng nó làm tiếng chuông thức tỉnh nữ giới Chính vì sớm tiếp nhận văn hóa phương Tây, văn hóa Mỹ, nền văn hóa Nam Bộ sẽ có những đặc điểm mà vùng khác không có Nói cách khác, quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra ở Nam Bộ vài một tốc độ mau lẹ đã khiến cho vùng Nam Bộ có đặc điểm này.
Mặt khác, Nam Bộ là vùng văn hóa có nhiều tôn giáo tín ngưỡng cùng đan xen tồn tại Diện mạo tôn giáo tín ngưỡng Nam Bộ khá đa dạng và phức tạp Ngoài các tôn giáo lớn ở ngoài du nhập vào như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Nam Bộ còn là quê hương của tôn giáo tín ngưỡng địa phương như Cao đài, Hòa hảo, như các ông đạo, các tín ngưỡng dân gian như thờ Tổ tiên, Thổ thần, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ Neaktã, Arăk…
Bản thân từng tôn giáo ở Nam Bộ cũng khá đa dạng Bên cạnh Phật giáo Tiểu thừa lại có Phật giáo Đại thừa Với các tín ngưỡng dân gian, điều kiện tự nhiên lịch sử của vùng đất mới đã khiến nó có những nét khác biệt, tuy rằng, chúng đi ra từ một nguồn cội là đồng bằng Bắc Bộ Nói tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ, tín ngưỡng này đã có những nét khác biệt, điện thần phong phú hơn, nghi lễ thờ cúng cũng có sự khác biệt Hiện tượng các ông đạo như đạo Ngồi, đạo Nằm, đạo đi Chậm, đạo Câm, đạo Dừa, có thể coi như một hình tượng riêng biệt của tôn giáo tín ngưỡng Nam Bộ.
Trong ứng xử với thiên nhiên, các tộc người ở Nam Bộ cũng có những nét khác biệt so với các vùng văn hóa khác Dù là người Việt hay người Khơme, người Chăm, người Hoa v.v khi tới vùng này sinh sống, họ đều đứng trước một thiên nhiên vừa có phần lạ lẫm, vừa có phần huyền bí và ứng xử với thiên nhiên của người Việt có thể coi là thái độ tiêu biểu nhất Khác với đồng bằng sông Hồng, Nam Bộ, dù có tới 4900 km kênh đào, dù có hai dòng sông lớn, vẫn không hề có một km đê nào Dựa theo chế độ thủy triều, hệ thống thủy lợi ở Nam Bộ đưa nước ngọt từ sông lớn vào sông nhỏ, vào kênh rạch rồi lên mương, lên vườn Nghĩa là một thái độ ứng xử hoàn toàn khác với ở Bắc Bộ. Thái độ ứng xử với thiên nhiên còn được thể hiện- qua việc ăn và mặc PGS,
TS Ngô Đức Thịnh từng nhận xét: “món ăn Nam Bộ là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của sự giao tiếp với nhiều dân tộc, với các làng văn hóa Đông Tây Trên hết chúng tôi nghĩ rằng, cội nguồn của vấn đề vẫn là một thái độ ứng xử với thiên nhiên”.
Trước hết cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam Bộ có sự thay đổi Nếu ở đồng bằng Bắc Bộ, mô hình cơ cấu bữa ăn ấy là Cơm + Rau + Cá, thì ở Nam
Bộ, tương quan giữa các thành tố có thay đổi Nguồn tài nguyên thủy sản ở Nam Bộ đạt tới sự sung túc, phong phú, hơn tất cả mọi vùng trên đất nước ta vì thế, sử dụng nguồn đạm thủy sản trong bữa ăn người Việt có chú trọng hơn. Các món ăn chế biến từ thủy sản cùng nhiều về số lượng, phong phú về chất lượng, so với các nơi khác Và người Việt sử dụng các món ăn từ hải sản cũng nhiều hơn so với cư dân Bắc Bộ Mặt khác, thiên hướng trong cơ cấu bữa ăn của người Việt là nghiêng về chọn các món có tác dụng giải nhiệt Dừa và các món ăn được chế biến từ dừa chiếm vị thế quan trạng trong các món ăn chính bất nguồn từ khía cạnh này Các loại nước giải khát như nước dừa, nước quả được ưa thích Trà dùng để giải khát, chứ không để thưởng thức như ở Bắc Bộ.
Vì vậy, sự thay đổi trong thái độ ứng xử với thiên nhiên của người Việt, cũng như các tộc người khác ở đây là một đặc điểm của văn hóa vùng Nam Bộ. Đặc điểm cuối cùng không thể không nhắc tới là sự phát triển của dòng văn hóa bác học, nhất là của người Việt ở đây Từ giữa thế kỉ XVIII, Gia Định đã có những trường học nổi tiếng như trường Hòa Hưng của nhà giáo ưu tú VõTrường Toản Người thầy giáo lớn của Nam Bộ đã đào tạo được nhiều người tài danh như Ngô Tòng Châu, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân
Tịnh Năm Gia Long thứ 12 (1813), khoa thi Hương đầu tiên được tổ chức ở Gia Định, năm 1862, khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức ở An Giang Như vậy, trong 49 năm, trường thi Gia Định có 22 khoa thi, tuyển chọn được 296 cử nhân, trong đó có những người ra kinh thi tiến sĩ và được lấy đỗ 5 người Như vậy, đội ngũ trí thức Nho học xuất hiện ở Nam Bộ rất nhiều và có nhiều ảnh hưởng Một số văn đàn, thị xã xuất hiện như: Tao đàn Chiêu Anh Các, Bình Dương thi xã Bạch Mai thi xã Nửa sau thế kỉ XIX, các tác giả Nam Bộ đã đóng góp phần quan trọng, bằng văn chương, vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp Sau khi chiếm đóng Nam Kì, người Pháp bãi bỏ chế độ giáo dục bằng chữ Hán, mở các trường học Pháp Việt ở Sài Gòn, sau đó ở các tỉnh, các huyện khác Chữ Quốc ngữ, chữ Pháp thay thế chữ Nôm, chữ Hán trong nhà trường Chữ Quốc ngữ rất nhanh chóng trở thành công cụ truyền tải văn hóa ở Nam Bộ, thay cho chữ Nôm Tầng lớp trí thức mới xuất hiện ở Nam Bộ và chính họ góp phần thúc đầy quá trình thay đổi chữ viết của văn hóa Nam Bộ- Việt Nam những năm này Đó là việc dùng chữ Quốc ngữ để làm báo như Sương Nguyệt Anh (báo Nữ giới chung), Lê Hoàng Mưu (báo Lục tỉnh tân văn), dùng chữ Quốc ngữ để sưu tầm, nghiên cứu như Trương Vĩnh Ký, để sáng tác như Trương Duy Toản, Hồ Biểu Chánh, Lê Hoàng Mưu, Nguyễn Văn Vinh v.v Cũng vào đầu thế kỉ XX, các trường trung cấp kĩ thuật, các trường dạy nghề đã được người Pháp mở ở Sài Gòn Khoảng những năm 40 của thế kỉ
XX, người Pháp có tổ chức ở Sài Gòn một số cơ sở nghiên cứu khoa học và văn hóa, sau Hà Nội, Sài Gòn là một trung tâm lớn.
Từ năm 1954 đến năm 1975, Nam Bộ lại vào giai đoạn giao lưu văn hóa với văn hóa Mỹ Trong hai mốt năm ấy, một số trường đại học, một số cơ sở nghiên cứu khoa học đã được xây dựng ở Sài Gòn và Cần Thơ, tầng lớp trí thức trong giai đoạn này đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước Từ sau năm 1975, Nam Bộ lại là một vùng đang phát triển về mọi mặt, văn hóa phát triển khá nhanh với sự xuất hiện của hàng loạt các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu…
Tóm lại, Nam Bộ có nhiều nét riêng so với các vùng khác Vùng đất vừa có bề dày trong diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam, lại là vùng đất giàu sức trẻ của cả các tộc người ở đây vị thế địa chính trị, địa văn hóa của Nam Bộ, khiến nó trở thành trung tâm mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra nhanh chóng cả về bề mặt lẫn bề sâu, cả về lượng và chất, tạo cho vùng văn hóa Nam
Bộ có những đặc thù riêng và trở thành một gương mặt riêng khó lẫn trong diện mạo các vùng văn hóa ở nước ta.
CÁC ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI DÂN NAM BỘ
Khái quát về thể loại ca dao và ca dao Nam Bộ
1.3.1 Khái quát về ca dao
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp nhân dân, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay, thể hiện sức sống lâu bền và mãnh liệt Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính như: thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao - dân ca, hò vè, truyện thơ và các loại hình sân khấu dân gian (chèo, tuồng, múa rối) Trong các thể loại này, ca dao - dân ca chiếm một vị trí quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tình cảm con người từ khi còn nằm trong nôi. Những câu ca ngắn gọn, lời thơ súc tích mà các bà, các mẹ thường dùng để hát ru với những vần điệu nhẹ nhàng, tình cảm sâu lắng đã góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn và nhân cách bao thế hệ người Việt.
Trong tiến trình nghiên cứu văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng, có nhiều nhà nghiên cứu đưa các khái niệm khác nhau Sau đây, nhóm xin được giới thiệu một số quan điểm của các nhà nghiên cứu như sau: Trong tuyển tập Ca dao Nam Trung Bộ (2015) của NXB Tổng hợp TP.HCM, nhà nghiên cứu Thạch Phương – Ngô Quang Hiển cho rằng: “Ca dao dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người Trong đó, dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng; ca dao là lời thơ của dân ca Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao”.
Theo điển Thuật ngữ văn học (2007, Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi chủ biên) của NXB Giáo dục Hà Nội, định nghĩa: “Ca dao còn gọi là phong dao Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu Trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca”.
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995, Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam), tập 1 của NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội định nghĩa: “Ca dao thường là những câu thơ, bài hát dân gian có ý nghĩa khái quát, phản ánh đời sống, phong tục, đạo đức hoặc mang tính chất trữ tình, đặc biệt là tình yêu nam nữ”.
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (2009) định nghĩa: “Ca dao là
“thơ ca dân gian truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc”.
Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (1979), tập 2 của NXB Giáo dục
Hà Nội, tác giả Bùi Văn Nguyên đã định nghĩa ca dao: “Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc (thường là thể lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm”.
Theo tài liệu Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 (2010): “Ca dao: tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả nội tâm của con người”.
Trong Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (2016) của Công ty Sách Phương Nam Hà Nội, Vũ Ngọc Phan đã nêu: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca” và “là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân”.
Ca dao có những đặc trưng như sau: Xét về mặt hình thức thì cao dao thường có dung lượng ngắn gọn nhưng mỗi bài ca dao đều thể hiện một chủ đề trọn vẹn hoặc có thể là nhiều tư tưởng mà tác giả dân gian muốn gửi gắm, truyền đạt.
Ca dao đa số là sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể: Lục bát chính thể có cấu trúc câu 6 - 8, câu trên 6 chữ và câu dưới 8 chữ, được gieo vần khá chặt chẽ Chữ cuối cùng của câu 6 sẽ thường được gieo vần với chữ thứ 6 của câu 8 Còn đối với thể lục bát biến thể thì câu đầu thường có 6 chữ, câu thứ hai thì nhiều hơn 8 chữ, có khi 9, 10, 11, 12, … chữ.
Ngôn ngữ ca dao thường rất gần gũi, dễ hiểu, mộc mạc: vì đây là tác phẩm của tác giả dân gian hay nói chính xác hơn là của nhân dân lao động chính nên ngôn ngữ dễ hiểu, gắn với lời ăn tiếng nói hàng ngày Ca dao sử dụng nhiều các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, Các nghệ thuật này được nhân dân lao động sử dụng một cách tài tình, nhuần nhuyễn, mang đậm tính chất văn chương.
1.3.2 Khái quát về ca dao Nam Bộ
Ca dao Nam Bộ có nội dung sâu sắc và nghệ thuật đặc sắc Nó là tấm gương phản ánh thiên nhiên, xã hội và con người Nam Bộ Ca dao Nam Bộ là một trong những di sản văn hóa truyền miệng quý báu của miền Nam Việt Nam Chúng bao gồm các tài liệu văn học dân gian, bài hát, thơ ngâm, và câu chuyện truyền kể đã được truyền miệng qua nhiều thế hệ Ca dao Nam Bộ có nội dung và nghệ thuật đặc trưng riêng biệt, thể hiện một phần đặc sắc của văn hóa Nam Bộ Việt Nam.
Về nội dung: Ca dao Nam Bộ thường thể hiện tình cảm gia đình, tình yêu và cuộc sống hàng ngày của người dân Nam Bộ, có thể kể về cuộc sống nông dân, công việc trồng trọt, ngư nghiệp, và cuộc sống trong làng quê; Một số ca dao Nam Bộ có nội dung lịch sử, liên quan đến các sự kiện quan trọng trong lịch sử Nam Bộ; Ngoài ra, cũng có những câu chuyện huyền bí, thần thoại, và các câu chuyện truyền kể về các hiện tượng kỳ bí; Ca dao Nam Bộ thường tả mô tả thiên nhiên, cảnh vật đặc trưng của vùng Nam Bộ, như sông nước, đồng ruộng, cây cỏ, và đồi núi Chúng thể hiện tình yêu và lòng kính trọng của người dân Nam Bộ đối với thiên nhiên.
Về nghệ thuật: Ca dao Nam Bộ sử dụng một ngôn ngữ sáng tạo và phong phú, với sử dụng nhiều tình tiết mô tả, biểu đạt tình cảm một cách tinh tế Ngôn ngữ thường rất sinh động và thú vị, thể hiện tính hài hước, mỉm cười của người dân Nam Bộ; Ca dao thường được hát hoặc thể hiện theo một nhịp điệu và âm nhạc riêng Những bài hát này thường dễ nhớ và dễ truyền đạt qua thời gian, là một phần quan trọng của văn hóa âm nhạc của Nam Bộ; Ca dao Nam Bộ thường chứa các hình ảnh hùng vĩ và nhiều biểu tượng như sóng biển, ghe, nước, Chúng tạo ra một cảm giác thẩm mỹ và lôi cuốn cho người nghe hoặc đọc.
Qua những phân tích, ta có thể thấy được rõ ràng sự đa dạng, phong phú của văn hoá dân gian các vùng Nam Bộ Văn hóa dân gian và các biểu hiện của văn hoá được bộc lộ một cách rõ ràng thông qua văn học dân gian vùng Nam
ĐẶC SẮC VĂN HÓA TRONG CA DAO NAM BỘ
Ca dao Nam Bộ qua góc nhìn văn hóa vật chất
2.1.1 Văn hóa vùng sông nước Nam Bộ
Nét nổi bật của địa lý Nam Bộ là mạng lưới sông rạch, kinh đào dày đặc, chằng chịt Ngoài hai hệ thống sông lớn (hệ Cửu Long và hệ Đồng Nai), miền Tây Nam bộ còn có hệ thống sông nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan và mạng lưới kênh tự nhiên cũng như kênh đào Tổng chiều dài của mạng lưới này lên đến 4.900 km Do vậy, đường thuỷ là hệ thống giao thông cực kỳ qua trọng đối với Nam
Bộ trong mấy thế kỷ qua Đất đai miền Đồng Nai- Gia Định thì có nhiều khe ngòi, nhiều đường thuỷ chằng chịt khắp nơi nên không tiện đi bộ Những người đi buôn bán có chuyên chở bằng những thuyền lớn, cũng phải chở kèm những thuyền nhỏ để dễ đi thông vào các kênh Hệ thống đường thuỷ có tầm quan trọng như vậy nên sinh hoạt của người dân gắn với sông nước , chỗ nào cũng có thuyền ghe hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chợ, đi thăm người thân thích hoặc chở gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi, mà ghe thuyền chật sông, ngày đêm qua lại Do hệ thống sông rạch, ghe ngòi, kinh đa dạng nên người đi ghe xuồng cũng phải ứng biến theo từng địa hình: Đường rừng có bốn cái vui Lúc chống, lúc lạo, lúc bơi,lúc chèo
Với điều kiện sinh sống như vậy, cha ông chúng ta đã tạo ra các phương tiện giao thông đường thuỷ – thành tựu của văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên: Nhà ghe, ghe rối, ghe bầu…Ngoài ra, còn rất nhiều loại ghe xuồng, đặc biệt xuồng ba lá và chiếc ráng tắc Xuồng ba lá đi kèm với cây sào nạng Cây sào có nạng ở dưới gốc để có thể chống được chỗ có nhiều trấp, đất không chưng mà không bị kẹt Chiếc xuồng ba lá cũng như tất cả các loại ghe khác được cải tiến dần để đến một lúc, chiếc vỏ lải ra đời Chiếc vỏ lải đóng ở tắc ráng (tên con rạch ở Rạch giá) mô phỏng hình thể chiếc ghe lườn đạt mức độ hoàn thiện về nhiều mặt Dần dần, người ta gọi vỏ lãi này là chiếc tắc ráng. Tóm lại, từ chiếc xuồng ba lá với sào nạng đến chiếc tắc ráng chạy bằng máy đuôi tômngày nay là một quá trình lâu dài, cha ông ta đã lao động sáng tạo trên sông nước Bên cạnh các phương tiện giao thông đường thủy là công cụ đánh bắt thuỷ sản Bắt cá bằng câu thì có câu thượt, câu nhắp, câu rê, cầu dầm, câu cắm, câu giăng… Công cụ giữ cá băng hôm có lờ, trúm, lộp, đó, rọ, bung, xà di, … Lưới gồm các loại như xệp, te, đáy, càng chông, vó gặt, vó càng, lưới rùng, lưới chụp… những công cụ này đi vào ca dao và chúng đã trở thanh những biểu trưng diễn đạt những ý tình sâu lắng:
Cá không ăn câu chê rằng con cá dại Cá mắc câu rồi nói tại cá tham ăn Cá không ăn câu thật là con cá dại Vác cần câu về nghĩ lại con cá khôn.
Hò chèo ghe là một biểu hiện khác của nền văn hoá dân gian gắn với sông nước Ghe chở gạo, ghe chở cá, ghe bán buôn, ghe chở người đi làm trhuê… đều trở thành ghe hò Hầu hết các địa phương của vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có hò chèo ghe Nó đặc biệt phát triển ở Minh Hải, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long Hò chèo ghe có nhiều làn điệu gồm: hò mái một, hò mái ba, hò mái đoán (cụt) và hò mái trường (dài) Hình ảnh phổ biến trong lời của những điệu hò chèo ghe nói chung vẫn là cảnh trăng sao, mây nước, con thuyền, dòng sông, mái chèo, …
Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.
Tây ninh có núi điện bà
Có sông Vàm Cỏ có toà Cao Sơn.
Với ca dao, thiên nhiên Nam bộ vừa là cội nguồn cảm xúc của con người, vừa là nơi để họ giãi bày tâm sự:
Chèo ghe đi bán cá vồ Nước chảy ồ ồ chẳng có ai mua.
Anh gánh nước dưới đồng lên đây tưới cội Tưới cội rồi gặp hội mưa dông Bởi anh sa cơ nên em đã có chồng Mời anh uống chén rượu nồng giải khuây.
Chủ đề tiêu biểu của ca dao Nam bộ, về cơ bản là nói về quê hương, đất nước, lao động sản xuất, đời sống tình cảm, phong tục tập quán và tâm lý xã hội Ở mỗi chủ đề, chúng ta thấy đều xuất hiện hình ảnh thiên nhiên, hoặc ít hoặc nhiều Hình ảnh thiên nhiên có khi được trực tiếp miêu tả như là đối tượng phản ánh:
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.
Có khi được dùng để bộc bạch, thổ lộ tình cảm:
Gió thổi hiu hiu lục bình trôi líu ríu Anh đừng bận bịu, bớ điệu chung tình Nhạn bay cao khó bắn, cá ở ao huỳnh khó câu…
Trong ca dao cũng thể hiện được sự phong phú của thiên nhiên Nam bộ:
Ruộng đồng mặc sức chim bay Biển hồ lai láng mặc tình cá đua
Cái mảng rõ nét đặc trưng trong thiên nhiên nghệ thuật trong ca dao, chúng ta vẫn thường đọc được:
Bao phen quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.
Mặc khác, thiên nhiên của môi trường sông nước còn là nơi ký thác, nơi giãi bày tâm sự của nam nữ khi họ yêu thương nhau Những thành tố của môi trường sông nước còn là chỗ dựa, được coi là nơi minh chứng để các chàng trai, cô gái hứa hẹn, thề thốt:
Bờ sông khúc lở, khúc bồi Kiếm nơi vắng vẻ trao lời với anh
Nói đến tác động của thiên nhiên lên văn hóa dân gian Nam bộ, người ta cũng thường xét đến sự tác động của sản vật thiên nhiên Ca dao về tình yêu lứa đôi ở Nam bộ, các hình ảnh thiên nhiên thường xuyên xuất hiện Điều đáng nói ở đây là những sản vật thiên nhiên ấy mang đậm phong cách địa phương, chẳng hạn có thể kể như: cá chạch, cá lia thia, cá bã trầu, cá sặc, cá rô mề…
Thân em như cá rô mề Lao xao buổi chợ biết về tay ai
Hình ảnh thiên nhiên nghĩa là mang dáng dấp của vùng đất này Nếu cây đa là nơi trai thanh gái tú ở Đồng bằng Bắc bộ thường chọn làm chỗ hẹn hò, trong đó mô típ “cây đa – giếng nước – sân đình” rất đỗi quen thuộc, thì đối với ca dao Đồng bằng Nam bộ, cây bần là loại quen thuộc hơn cả:
Bần gie đóm đậu sáng ngời.
Lỡ duyên tại bậu trách trời sao nên
Hình ảnh “cây bần” đem lại một hình ảnh mới cho ca dao trữ tình Nam bộ. Các cô gái trên Đồng bằng sông Hồng than thân, trách phận hay mượn hình ảnh “tấm lụa đào”, “hạt mưa sa” bộc bạch:
Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Các cô gái Nam bộ thì khác, vì cây bần – như trên đã nói – rất thân thuộc với con người nơi đây nên việc cho mượn “trái bần” để nói về thân phận nổi trôi, vô định của mình cũng là điều dễ hiểu:
Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Ngoài cây bần, các loại cây khác như: cây ô rô, cây mù u, cây trâm bầu… trở thành những hình ảnh nghệ thuật của bức tranh thiên nhiên lắm sắc màu này Đặc biệt, cảnh quan thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những nét riêng biệt so với thiên nhiên ở các vùng khác trên đất nước ta Tác động của thiên nhiên, sự thay đổi cảnh quan thẩm mỹ sẽ dẫn tới một thiên nhiên nghệ thuật trong văn hóa dân gian có những đường nét mới mẻ, khác lạ.Nhưng chung quy lại, cũng như các phần khác của đất nước, ca dao miền Nam thể hiện rõ nét phong cảnh, sinh hoạt, đồng ruộng màu mỡ, sông rạch của miền Nam Đời sống tình cảm của người dân cũng trải rộng với thiên nhiên, sông nước:
Cầu cao ván yếu, Con ngựa nhỏ xíu nó kiệu tứ linh Em đi đâu tăm tối một mình Hay là em có tư tình với ai?
Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát, Xuồng câu tôm bơi sát mé nga Thấy em cha yếu mẹ già Muốn vô hoạn dưỡng biết là được chăng
Với ca dao, thiên nhiên Nam Bộ vừa là cội nguồn cảm xúc của con người, vừa là nơi để họ giãi bày tâm sự.
-Chèo ghe đi bán cá vồ Nước chảy ồ ồ chẳng có ai mua.
Muốn về Soi Bún ăn dưa
Sợ e Soi Bún đãi đưa nhiều lời
-Anh gánh nước dưới đồng lên đây tưới cội Tưới cội rồi gặp hội mưa dông Bởi anh sa cơ nên em đã có chồng Mời anh uống chén rượu nồng giải khuây.
-Ngó lên trời, trời buồn trời bực, Ngó về sông An Cựu, nắng đục mưa trong.
-Bao phen quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.
-Rừng thiêng nước độc thú bầy Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh.
-Biên hoà bưởi chẳng đắng the Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.
Tóm lại, môi trường sông nước cộng với công trình xây dựng (cầu), công cụ sản xuất (câu, lờ, thuyền), phương tiện giao thông (thuyền, đò, xuồng, ghe…) nghĩa là tổng thể những yếu tố của cuộc sống trên sông nước đã đi vào ca dao Nam Bộ Môi trường sông nước một mặt là đối tượng để ca dao phản ánh, ca ngợi; mặt khác với tư cách biểu trưng – đó lại là phương tiện nghệ thuật để thể hiện nội dung Điều này cho thấy ca dao Nam bộ gắn chặt với môi trường văn hoá- vùng sông nước đã sản sinh ra nó.
2.1.2 Văn hóa bảo lưu, tôn xưng các địa danh, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Nam Bộ
Ca dao Nam Bộ qua góc nhìn văn hóa tinh thần
2.2.1.1 Tín ngưỡng thờ tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian có ảnh hưởng sâu đậm trong tâm thức của người Việt Đây chính là đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt luôn hướng về cội nguồn dân tộc “uống nước nhớ nguồn” Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ chứa đựng những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc mà còn thể hiện quan niệm của người Việt về thế giới, về nhân sinh.
Nam bộ là cái nôi của văn hóa phương Nam, có nền văn minh nông nghiệp lúa nước và nền văn hóa Óc Eo phát triển rực rỡ Nơi đây, tuy là vùng đất mới của người Việt ở Nam bộ nhưng tín ngưỡng thờ cúng đã được thể hiện đậm nét, mang những đặc trưng tiêu biểu của người Việt mang theo từ khi vào Nam mở đất Nó không những chỉ là một cách lý giải về vũ trụ, thế giới, về các hiện tượng tự nhiên và xã hội trong cuộc sống của con người mà còn là một triết lý sống, một phong cách ứng xử đặc biệt của con người, thể hiện đạo lý làm người, một nét đẹp văn hóa trong cuộc sống của mỗi con người Việt Nam nói chung, của người Việt ở Nam bộ nói riêng.
Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ cha kính mẹ hơn là đi tu Được hình thành từ xa xưa, trong quá trình tồn tại, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đan xen, dung hợp với các hình thái tín ngưỡng tôn giáo khác, lắng đọng, thẩm thấu vào cuộc sống, trở thành đạo lý làm người Trong ca dao Nam bộ, đạo nghĩa “thờ cha kính mẹ” được khắc họa rõ nét qua ngôn ngữ mộc mạc, giản dị đặc trưng Lời nhắc nhở “thờ cha kính mẹ” của thế hệ trước được đặt trong mối quan hệ so sánh hơn với việc “tu” để nhấn mạnh về đạo lý, bổn phận của kẻ làm con.
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng phổ biến mang đậm nét dân gian cơ bản và bền vững của người Việt ở Nam bộ, nó chiếm vị trí quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Trong ca dao Nam bộ không ít câu gợi nhắc về tình thương cha mẹ dành cho con và khẳng định về bổn phận của kẻ làm con Từ đó trở thành một tín ngưỡng bản địa, có truyền thống sâu xa, thiêng liêng và tôn kính được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn,
Hai đứa mình lên non lấy đá xây lăng phụng thờ
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Nam bộ mang tính dung dị, đời thường và gắn với cuộc sống của từng gia đình, xóm ấp Hình thức thờ cúng cũng phong phú, nhưng giản dị phù hợp theo từng gia cảnh, nội dung chủ yếu của nó là đề cao lòng thành tâm và biết ơn với những người đi trước, tạo dựng cuộc sống cho thế hệ sau, … Dù trong ca dao Nam bộ, không khắc họa rõ nét hình thức thờ cúng nhưng qua đó ta cũng có thể hình dung được nét riêng của vùng đất này.
Phụ mẫu bên anh cũng như phụ mẫu bên nàng Hai bên phụ mẫu ta lập bàn thờ chung
Nếu ở vùng Bắc, Trung bộ hình thức thờ cúng được tổ chức cầu kì nhiều quy trình phức tạp và tục lệ hà khắc thì việc thờ cúng tổ tiên của người dân Nam Bộ có những nét giản lược hơn Trong câu ca dao, người Nam bộ với đặc trưng trọng nhân nghĩa, phóng khoáng đã đồng thuận chấp nhận “lập bàn thờ chung” cho phụ mẫu hai bên để có thể làm tròn bổn phận của người làm con.
Ngoài ra, người Việt ở Nam bộ còn có tục cúng giỗ trong Chùa.
Ngó lên trời thấy mây giăng tứ điện, Ngó xuống biển thấy chim liệng cá đua Anh về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lên chùa thờ cha
Nam bộ là nơi tụ cư đông đảo người Khmer, có khoảng trên một triệu người đang sinh sống ở đây Phật giáo Tiểu Thừa là tôn giáo gần như độc nhất và có ảnh hưởng đến đời sống nhiều mặt của người Khmer Vì vậy, không ngạc nhiên gì khi đối với người Khmer ngôi chùa mang một tình cảm cực kỳ sâu sắc Một người Khmer sinh ra lớn lên rồi về già cho đến lúc qua đời mọi buồn vui trong cuộc sống đều gắn bó với chùa, đó là mối quan hệ tự nhiên, tự nguyện tạo sự tương tác hữu cơ mang tính truyền thống và đầy trách nhiệm về vật chất cũng như tinh thần của từng cá thể đối với chùa Theo phong tục của người Khmer, hàng năm để tưởng nhớ đến người đã chết, cúng ông bà, cha mẹ, tổ tiên, họ không làm đám giỗ tại nhà mà thường vào Chùa cúng và làm lễ cầu siêu tại Chùa Hình thức này cũng được người Việt ở Nam bộ tiếp thu nhanh chóng, nên gia đình có người thân chết không được tốt thì hình ảnh được đem vào Chùa để nương náu nơi cửa Phật.
Qua tiếp biến và giao lưu với văn hóa Khmer, người Việt ở Nam bộ cũng ít nhiều tạo nên được một phong tục tập quán mang tính truyền thống trong thờ cúng tổ tiên của mình từ một nền văn hóa bản địa phong phú, đa dạng Tuy qua các câu ca dao, hình thức và quy trình thờ cúng chưa được khắc họa rõ nét nhưng phần nào đã thể hiện nét đẹp đặc trưng về văn hóa tâm linh thờ cúng tổ tiên của người Nam bộ.
Thờ Trời là tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp Đây là một dạng tín ngưỡng sơ khai của con người khi chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên nên cho rằng: mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh mình đều có các vị thần linh chi phối, dần dần hình thành nên tín ngưỡng sùng bái tự nhiên Trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ở Nam Bộ, Trời cũng là một trong những vị thần có tầm ảnh hưởng sâu rộng, chi phối.
Trời sinh ra kiếp làm người Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi
Từ khi chào đời tới khi qua đời, người ta nói rất nhiều tới Trời xanh cao cả trên đầu, qua trời xanh đó, người ta nhận rằng có Đấng tối cao dựng nên trời đất, cai quản vũ trụ, nhất là loài người Người ta tin rằng, từng hành động của con người đều có Trời chứng giám, can thiệp Tiếng “Trời” được phát xuất từ cửa miệng dân chúng hằng ngày qua đời sống một cách dễ dàng, lại còn sàng lọc, kết tinh, lưu trữ trong tâm trí con người, trong ca dao tục ngữ như những nguyên tắc đạo hạnh, được lưu truyền qua nhiều thế hệ nơi người bình dân để rồi âm thầm điều khiển tư tưởng, ngôn ngữ, lối sống của người Việt “Trời” trong ca dao Nam bộ cũng không nằm ngoài hệ tư tưởng chung của người Việt.
Trời là thánh, thần, mọi thứ có được đều nhờ ơn trời, do trời phù hộ, ban cho Trong chuyện tình duyên lứa đôi, mọi lẽ nên duyên nợ cũng đều “nhờ” trời “cho gió đưa duyên” Trong ca dao, người dân Nam bộ cũng thể hiện niềm tin, sự cảm kích trước mọi định đoạt của đấng tối cao.
Nhờ trời cho gió đưa duyên Cho chàng gặp thiếp, uyên ương gặp đàn
Trời thương ai người ấy được, trời ghét ai thì người ấy phải chịu, đó là số trời, tất cả đều do trời định Trời cai quản cả thiên nhiên vũ trụ và định đoạt cả số mệnh con người.
Trời cho trăng mọc gần chùa Đêm tươi ngày tốt bốn mùa gần anh
Và cũng như trong mọi tín ngưỡng khác, đứng trước trời, thái độ tiêu biểu nhất của con người là van vái, cầu xin Xin cho tình duyên không bị trắc trở, người mình yêu thương chung thủy, trước sau vẹn toàn.
-Vái trời cho bà Nguyệt bắc cầu Đôi ta mới giải chữ sầu làm vui
-Vái trời cho đặng vuông tròn, Trăm năm giữ vẹn lòng son cùng chàng
Người ta quan niệm rằng: Trời là Đấng tối cao sinh ra con người và nắm quyền thưởng phạt, điều hành vũ trụ một cách công minh uy quyền Trời quyền phép, công bằng, nhưng rất nhân từ: Trời là nguồn ơn và cũng là nguồn khổ Khi được may lành người ta nói: “Nhờ Trời ban” Khi gặp đau khổ,người ta kêu “Trời”, trách “Trời”.
-Trách ông Tơ, bà Nguyệt chẳng se Một mình ngồi lén bụi tre khóc ròng Trời ơi trời ở không công
Riêng tôi như chỉ lộn vòng rối ren
-Trách trời phân rẽ tóc tơ,
Kẻ thác âm phủ, người chờ dương gian
Trong văn hóa tâm linh Nam Bộ, thờ Trời là hình thức tín ngưỡng phổ biến rộng rãi Trời được nhắc nhiều trong những bài ca dao thể hiện niềm tin, sự sùng bái đấng tối cao của người dân Nam bộ Trong phạm vi khảo sát, không có bài ca dao nào nhắc đến hình thức thờ trời của vùng Nam bộ nhưng biểu tượng trời có thể bắt gặp ở nhiều chủ đề khác nhau: thiên nhiên, lao động sản xuất, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, mối quan hệ xã hội.
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VÙNG
Các thể thơ và sự vận dụng trong ca dao Nam Bộ
Thể thơ giữ vị trí quan trọng trong nghiên cứu ca dao Qua các bài ca dao Nam
Bộ, người viết nhận thấy nhân dân ta đã rất linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng các thể thơ trong sáng tác Mỗi thể loại đều có những ưu thế riêng trong việc thể hiện đặc trưng văn hoá vùng Nam Bộ Trong 177 bài ca dao Nam Bộ mà người viết khảo sát thì có tới: 152 bài ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát và lục bát biến thể, còn lại là các thể thơ khác.
Những con số nêu trên cho thấy tác giả dân gian thường chuộng thể lục bát trong sáng tác, nhắc đến ca dao người ta nghĩ ngay đến thể thơ này Điều này là hoàn toàn có cơ sở, bởi lục bát vốn là thể thơ truyền thống của dân tộc Với thể thơ lục bát, ca dao dễ dàng bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống; thể hiện từ những bức tranh lao động đến những suy nghĩ về cuộc đời, từ khoảnh khắc hồn nhiên vô tư của con người đến những diễn biến tình cảm tinh tế, phong phú mà phức tạp Phạm Đình Toái từng nhận xét: “Thể thơ lục bát đâu cũng quen thuộc, không hẹn mà giống nhau, tao nhân mặc khách mở miệng nên thơ, gái dệt trai cày nói lời hợp điệu, cho đến câu hát của xóm làng, lời đùa của con trẻ, cũng không gì là không nhịp nhàng hợp vần” Trong lịch sử phát triển, một mặt thể lục bát đã hoàn thiện mình, mặt khác tự nó phá vỡ để tạo ra những biến thể nhằm tạo khả năng chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực xã hội rộng lớn hơn Chính vì vậy, lục bát có hai dạng: chỉnh thể và biến thể Trong ca dao Nam Bộ cũng có hai dạng này Có thể nói, ở đâu có ca dao lục bát, ở đó có văn hoá Việt Ở ca dao Nam Bộ, trong mỗi sáng tác nói chung, qua những bài ca dao được sáng tác theo thể lục bát mà đặc biệt là lục bát biến thể nói riêng, đặc trưng văn hoá vùng Nam
Bộ được thể hiện rất sinh động và nổi bật.
Khái niệm “thể lục bát” từ trước tới nay đã được bàn đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học Tuy rộng, hẹp, nông sâu khác nhau, nhưng ý kiến của các nhà nghiên cứu tương đối thống nhất Trong đó, nhận định của Nguyễn Tài Cẩn, Võ Bình là đầy đủ và chính xác hơn cả: “Cặp 6 tiếng + 8 tiếng là đơn vị tế bào, một chỉnh thể tối thiểu của thể thơ lục bát”.
Về vần, thơ lục bát điển hình và phổ biến nhất là gieo vần ở tiếng 6 của câu lục với tiếng thứ 6 của câu bát:
Tháp Mười nước mặn, đồng chua Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng
Và gieo vần ở tiếng cuối (thứ 8) của câu bát với tiếng thứ 6 của câu lục:
An Bình đất mẹ cù lao, Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn long.
Khách về nhớ mãi trong lòng,
Cù lao nho nhỏ bên d òng Tiền Giang
Ngoài ra còn có kiểu gieo vần khác: tiếng thứ 6 của câu lục với tiếng thứ 4 của câu bát Trường hợp này có người cho là biến thể vần lưng.
Bên cạnh vần thì nhịp thơ cũng là yếu tố quan trọng biểu hiện ngữ nghĩa và các sắc thái tình cảm của tác giả Thông thường nhịp thơ của thể lục bát thường ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4; 4/4, 4/2/2…:
An Giang// cảnh trí// mỹ miều, (2/2/2)
Ta thương, // ta nhớ, // ta liều ta đi (2/2/4 Đôi khi nhịp điệu lại biến hóa linh hoạt trong từng dòng thơ, đoạn thơ, bài thơ với những độ dài ngắn khác nhau, cân xứng hay không cân xứng để truyền tải dụng ý nghệ thuật riêng của tác giả Theo thống kê, khảo sát của chúng tôi thì đại đa số ca dao Nam Bộ được sáng tác theo thể lục bát Đó cũng là nét tương đồng giữa ca dao Nam Bộ với ca dao các vùng miền khác trong việc vận dụng thể lục bát thuần dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát người viết nhận ra số lượng bài ca dao làm theo thể lục bát biến thể lại xuất hiện với mật độ dày đặc và đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện những nét đặc trưng riêng, độc đáo về văn hoá của vùng đất này Do vậy, trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ tập trung đi vào tìm hiểu thể lục bát biến thể của ca dao trong việc thể hiện đặc trưng văn hoá vùng Nam Bộ.
Trong ca dao Nam Bộ, số lượng những tác phẩm được sáng tác theo thể lục bát biến thể xuất hiện khá nhiều Các hình thức biến thể cũng vô cùng phong phú, đa dạng như: biến thể trong cách gieo vần, phối thanh, biến thể về số lượng chữ trong mỗi câu hay số lượng câu trong mỗi bài…Sự thay đổi này không chỉ phản ánh nhu cầu sáng tạo không ngừng của các tác giả mà thông qua đó còn góp phần thể hiện những nét đặc trưng văn hoá liên quan đến đời sống tình cảm, tính cách, phong tục, tín ngưỡng…của nhân dân Nam Bộ.
Trước hết, ca dao Nam Bộ xuất hiện nhiều tác phẩm biến thể lục bát ở cách gieo vần hay còn gọi là lạc vần Thay vì sử dụng cách gieo vần như truyền thống: tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thì trong nhiều bài ca dao ta thấy có sự phá vỡ hiện tượng hiệp vần đem lại những cảm nhận đầy mới mẻ:
Giồng Trôm, Bình Đại, Châu Thành, Quê hương đâu cũng nặng tình nhớ thương.
Thậm chí có những bài, tất cả các tiếng cuối câu lục đều ko hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát như bài ca dao sau:
Bổn phận(T) ở với láng giềng
Là nơi thân cận ở yên cửa nhà Ở sao cho được thuận hòa Đừng tranh hơn thiệt, rầy rà chẳng nên Đôi bên là kẻ thuộc quen
Trong cơn tối lửa tắt đèn có nhau
Có thể nói, tình yêu quê hương đất nước như một mạch ngầm xuyên suốt chưa bao giờ vơi cạn trong huyết quản của những con dân đất Việt Với nhân dân Nam Bộ, tình yêu ấy càng nồng cháy, sôi sục, cuộn trào trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh Có lẽ yêu thương đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để căm thù nên khi tổ quốc bị xâm lăng, lòng căm thù giặc lại càng trào dâng, ngút ngàn, có đôi khi nó vút lên thành những hành động thật quyết liệt:
Phất cờ chống nạn ngoại xâm Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam
Trong bài ca dao trên, hiện tượng hiệp vần bị phá vỡ không tuân theo quy chuẩn: tiếng cuối câu lục “xâm” không hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát
“lừng” Tuy vậy tinh thần hào hùng, quật khởi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lăng cùng vẻ đẹp nghĩa khí, oai phong lẫy lừng của người con vùng đất phía Nam anh hùng Trương Định vẫn được tô đậm và làm nổi bật. Ở một bài ca dao khác, chúng ta tiếp tục bắt gặp hiện tượng lạc vần trong cặp câu lục bát: Đường rừng có bốn cái vui Lúc chống, lúc lạo, lúc bơi,lúc chèo
Nhịp thơ chẵn ngắt thành nhiều vế trong cặp câu ca dao (2/2/2; 2/2/2/2) cùng việc phá cách trong lối gieo vần vừa khắc hoạ được đặc điểm địa hình Nam Bộ nhiều hiểm nguy, bất trắc với những sông rạch, ghe ngòi nơi núi rừng lại vừa tô đậm được nét tinh nghịch, hồn nhiên, khéo léo trong tính cách người dân nơi đây Nhờ vậy mà cuộc sống của họ luôn đầy ắp tiếng cười, luôn vui tươi và thêm phần ý nghĩa Đây cũng chính là nét tính cách tiêu biểu của người dân Nam Bộ: hồn nhiên, lạc quan, yêu đời Nhờ vậy mà khi phải đối mặt với những gian nan, thử thách, họ đối mặt và vượt qua với một tâm thế bình thản. Mọi khó khăn dường như không làm khó được người dân nơi đây.
Biến thể còn được thể hiện ở cấu trúc gieo vần thanh bằng và thanh trắc trong ca dao Nam Bộ Thông thường trong thơ lục bát, thanh bằng và thanh trắc đan xen theo cấu trúc: tiếng thứ hai, thứ sáu và thứ tám mang thanh bằng; tiếng thứ tư mang thanh trắc, còn lại có thể tuỳ ý Tuy nhiên, khi khảo sát người viết nhận thấy có những cặp ca dao lục bát không tuân theo quy luật này Phải chăng đây là dụng ý nghệ thuật riêng của tác giả:
Hết gạo(T) thì có(T )Đồng Nai(B) Hết củi(T) thì có(T) Tân Sài(B) chở vô(B)
Chẳng hạn ở cặp câu ca dao trên, tiếng thứ hai thay vì thanh bằng thì ở cả câu lục và câu bát đều mang thanh trắc (gạo- củi) Từ đó tạo điểm nhấn gợi được vẻ trù phù, giàu có, phong phú về sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất mới phì nhiêu này (gạo Đồng Nai, củi Tân Sài) Không chỉ vậy, câu ca dao còn cho thấy tín ngưỡng dân gian của người Nam Bộ luôn tin rằng: Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn Vậy nên trong ca dao, ta bắt gặp vô số những khúc ca về sự giàu có của sản vật “trời cho” ở vùng đất này:
Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
Một đặc điểm khác trong lục bát biến thể ở ca dao Nam Bộ đó là sự thay đổi về số lượng âm tiết trong mỗi câu thơ hoặc trong cả cặp lục bát Qua khảo sát, người viết thấy xuất hiện hàng loạt những bài ca dao dôi ra hoặc thiếu hụt âm tiết so với kết cấu thông thường của thể loại (câu trên 6 tiếng, câu dưới tám tiếng) Chẳng hạn như trong các bài ca dao sau, số lượng âm tiết của câu lục và câu bát đều dôi ra so với qui định:
“Tôi với mình thề trước Miếu Ông (7) Sống nằm một chiếu, chết chung một mồ.”
“Rừng thiêng nước độc thú bầy (6) Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh.” (11)
Từ ngữ
Diện mạo ngôn ngữ ca dao Nam Bộ là một quá trình hội tụ, phát huy những truyền thống của ngôn ngữ ca dao dân tộc mà cha ông từ các miền ngoài
“gồng gánh” mang vào, đồng thời là quá trình sáng tạo liên tục trước những đòi hỏi của cuộc sống trong mọi hoàn cảnh, mọi mục đích giao tiếp không ngừng thay đổi Để tạo nên diện mạo đó, nhân dân đã, một mặt, sử dụng kho tàng vốn ngôn ngữ sẵn có của ca dao dân tộc; mặt khác, biến đổi không ít từ ngữ, câu ca và sáng tạo rất nhiều bài ca mới, từ ngữ mới Do đó trong vốn từ ngữ mà ca dao Nam Bộ sử dụng, bên cạnh kho từ ngữ giàu có được phổ biến khắp cả nước, là sự có mặt của những từ ngữ được nảy sinh tại địa phương Đó là những từ ngữ làm tên gọi cho các sự vật, những từ ngữ biểu hiện các sắc thái tình cảm khác nhau của con người nảy sinh trong bối cảnh tự nhiên và xã hội mới Trong quá trình giao lưu với các miền, một bộ phận trong số này đã và sẽ được phổ biến rộng rãi, một bộ phận khác vẫn giữ nguyên tính chất của vùng miền.
Qua khảo sát, có thể dễ dàng nhận thấy trong từ ngữ địa phương, lớp từ xưng hô xuất hiện với tần số cao khoảng (40%), loại từ ngữ địa phương khác (60%) Từ xưng hô là lớp từ phong phú, đa dạng nhưng không kém phần quan trọng, vì chúng không chỉ dung định vị các mối quan hệ giữa các đối tượng khi giao tiếp mà còn là phương tiện biểu đạt tình cảm Sở dĩ được vận dụng nhiều trong ca dao Nam Bộ là vì đây là thể loại có thể diễn đạt trạng thái cảm xúc rõ ràng và gần gũi người đọc, người nghe nhất Khi kết hợp với ca dao lớp từ này trở thành công cụ thể hiện tính cách, hoàn cảnh sống, môi trường sống, sinh hoạt và giao tiếp của cư dân Nam Bộ Điều này chứng tỏ, xưng hô đối với người dân Nam bộ thật sự quan trọng và là phương tiện để giao lưu tình cảm với người khác.
Cách xưng hô của người Việt vô cùng đa dạng và phong phú Do vậy, ở thời điểm nào cũng vậy, từ ngữ xưng hô luôn là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhưng thường vấp phải không ít khó khăn Bởi nó luôn biến đổi cho phù hợp với từng vùng miền, từng hoàn cảnh môi trường cụ thể và qua đó bộc lộ tính cách con người.
Ca dao Nam Bộ vẫn sử dụng khoảng hơn 70 % là từ xưng hô toàn dân như: chị, anh, em, mẹ, chàng, nàng, … như:
- Ngó lên trời thấy mây giăng tứ điện,
Ngó xuống biển thấy chim liệng cá đua
Anh về lập miếu thờ vua, Lập trang thờ mẹ , lên chùa thờ cha
- Nhờ trời cho gió đưa duyên
Cho chàng gặp thiếp , uyên ương gặp đàn
Các trường hợp còn lại là sử dụng lớp từ xưng hô địa phương Sau đây là một vài ví dụ về từ ngữ xưng hô địa phương trong ca dao Nam Bộ:
Bậu - tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính và có ý thương mến, thường được dùng xưng hô trong quan hệ vợ chồng hoặc người yêu:
- Nước Cửu Long sóng dờn cuồn cuộn,
Cửa Hàm Luông, mây cuốn cánh buồm trôi.
Bậu với qua hai mặt một lời, Trên có trời, dưới có đất, Ngãi trăm năm vương vất tơ mành.
Tử sanh, sanh tử chung tình,
Dù ai ngăn đón, tôi với mình cứ thương.
Má – từ xưng dùng để gọi người đàn bà có con trong mối quan hệ với con:
- Má ơi, đừng đánh con đau Để con bắt ốc hái rau má nhờ
Tía- từ xưng dùng để gọi người đàn ông có con trong mối quan hệ với con:
- Thằng Hai nghe tía dặn mày
Có dìa dưới này, nhớ tập lội nghen con!
Ngoài ra còn một số từ xưng hô đặc trưng của vùng như mày, tui, bây, sắp nhỏ, … cũng xuất hiện nhiều trong ca dao Nam Bộ Vợ chồng gọi nhau là tui- mình, nam nữ gọi nhau là anh- tui, … Xưng hô thường chịu ảnh hưởng của ngữ cảnh và tôn ti, trật tự nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác trong đó có đặc trưng của từng địa phương Nam Bộ có hình thức xưng hô rõ đặc trưng vùng miền thể hiện lối sống gần gũi, giản dị, thẳng thắng làm nên tính cách con người nơi đây: trọng nghĩa tình và cởi mở.
+Loại từ khác chỉ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Bên cạnh lớp từ xưng hô địa phương, ca dao Nam Bộ còn có một hệ thống từ chỉ mọi khía cạnh thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày của địa phương Trong ca dao Nam Bộ các từ chỉ nghề nghiệp, phương tiện đi lại của địa phương như ghe xuồng, sông rạch, tôm cá xuất hiện với tần số rất cao Nét độc đáo này biểu hiện ở những bài ca thuộc mọi chủ đề Phản ánh cuộc sống tình cảm của nhân dân trên sông nước, ca dao Nam Bộ đã khai thác triệt để vốn từ ngữ của địa phương để chỉ các đối tượng trên bối cảnh này Chẳng hạn, trong ca dao Nam Bộ có 19 từ chỉ các loại ghe xuồng: ghe tam bản, ghe giàn, ghe lòng, ghe lườn, ghe mỏ vạch, ghe rổi, ghe tắc rán, ghe bầu, ghe bầu nóc, ghe be, ghe bản lồng, ghe cá vom, ghe chài, ghe cửa, ghe cui, ghe hầu, ghe ngo, ghe vỏ lải, xuồng ba lá Có 24 từ chỉ các loại nước: nước ròng, nước rong, nước rông, nước lớn, nước kém, nước rặc, nước nhửng, nước ương, nước chửng, nước lửng, nước sình, nước xẹt, nước đứng, nước bò, nước nhảy, nước nằm, nước giựt, nước sụt, nước dềnh, nước lên, nước lui, nước rút, nước sụt, nước trồi Số lượng từ phong phú đó là “chỉ số” cuộc sống gắn bó mật thiết với sông nước, ruộng đồng và cái nhìn rất tinh tế, nhạy cảm của con người với thiên nhiên, sự vật Với điều kiện sinh sống như vậy, cha ông chúng ta đã tạo ra các phương tiện giao thông đường thuỷ – thành tựu của văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng biến theo từng địa hình:
- Đường rừng có bốn cái vui
Lúc chống, lúc lạo, lúc bơi,lúc chèo.
- Quan cưới em bằng kiệu em cũng không thèm
Anh cưới em bằng xuồng ba lá em cũng nguyền đi theo.
Chèo ghe mái nổi mái chìm Lòng thương em bậu anh tìm tới đây.
Các từ chỉ thực vật từ sông nước được thể hiện trong ca dao Nam Bộ như điên điển, bông súng, kèo nèo, … hay các từ chỉ thực vật miệt vườn như ruộng lúa, gạo, vú sữa, bưởi, mít, sầu riêng, … cũng xuất hiện lặp lại nhiều lần trong các bài ca dao được khảo sát:
- Chèo ghe đi bán lòng tong
Nước chảy ròng ròng chẳng thấy ai mua
- Kèo nèo mà lại làm chua Ăn với cá rán chẳng thua món nào
Bên cạnh đó còn một số lượng lớn từ chỉ các mối quan hệ giữa con người với động vật vô cùng phong phú và đa dạng như cá, tôm, ba khía, nghêu, rắn, chuột, muỗi, cọp, sấu, …
- Muỗi to bằng cái cột nhà
Rắn bò nhun nhúc trong nhà ngoài sân
- Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh
- Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá về đồng ăn cua
Nếu quan sát kĩ ta sẽ nhận thấy rằng qua lớp từ này phần nào khái quát lên mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên Ngôn từ đã phần nào góp phần lưu lại cuộc sống lao động của người dân qua nhiều phương diện như: đồng án, trồng trọt, chăn nuôi và đặc biệt là đánh bắt thuỷ hải sản.
Một đặc điểm mà chúng ta có thể nhận ra là từ địa phương ở khu vực Nam
Bộ có lớp từ có sự biến thể về âm đọc tạo ra một âm riêng có thể phân biệt các vùng với nhau Lớp từ địa phương này trong ca dao Nam Bộ còn được thể hiện qua những cách dùng từ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như: chân- chưn, được- đặng, bảo- biểu, nge- nghen, không- hổng, cá nhỏ- cá lòng tong, trên- trển, bên- bển, nhân nghĩa- nhơn nghĩa, không- hôn, bệnh- bịnh, thì- thời, sinh- sanh, thật- thiệt, … và hàng loạt các khẩu ngữ dùng trong cuộc sống hằng ngày:
- U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua.
Cà Mau khỉ khọt trên bưng Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um.
- Vái trời cho đặng vuông tròn, Trăm năm giữ vẹn lòng son cùng chàng Ở các trường hợp có sự biến đổi ngữ âm, các từ thường được biến đổi thành những từ ngữ mang tính phương ngữ đậm hơn Ở dạng các từ ghép, có trường hợp biến đổi cũng được chia làm hai loại, từ ghép biến thể hoàn toàn và từ ghép biến thể không hoàn toàn Từ ghép biến thể hoàn toàn là loại từ mà cả hai yếu tố bị biến đổi thành một từ khác như:
- Cây kiểng trồng rào rắp xung quanh
Tại vì anh vô ý cây kiểng đang xanh nó vội tàn Anh gặp em đây đứng lại giữa đàng Muốn phân nhơn ngỡi , em vội vàng khó phân
Dạng còn lại là từ ghép chỉ biến đổi một yếu tố và giữ lại một yếu tố toàn dân:
Nhân nghĩa- nhân ngãi Bất nhân- bất nhơn, …
- Bướm đeo dưới dạ cây bần
Muốn nhân nhân ngãi lại gần sẽ nhân
Từ thuộc dạng biến đổi ngữ âm ở địa phương nào cũng có Thế nhưng, không phải ca dao vùng nào cũng sử dụng lớp từ biến thể ngữ âm giống nhau Ca dao Bắc Bộ ít biến thể về âm đọc hơn Sở dĩ có sự chênh lệch này là do truyền thống vùng đất phía Bắc thường giao tiếp theo khuôn khổ của lễ giáo phong kiến, cho nên trong sáng tác dân gian ít nhiều bị chi phối Còn riêng Nam Bộ coi trọng sự tự do giao tiếp, cùng với nét tính cách cởi mở, không câu nệ lời ăn tiếng nói, cho nên mới dẫn đến trường hợp biến đổi ngữ âm như trên Nhìn chung, như đã nói, ca dao Nam Bộ hay Bắc Bộ có cả ca dao Trung Bộ chỉ thật sự sống động trong môi trường diễn xướng, do vậy, các biến thể ngữ âm với tư cách là các cách phát âm gắn liền với địa phương cụ thể đã tạo cho ca dao thêm nhiều sức gợi; bên cạnh đó, cũng góp phần làm phong phú thêm hình thức thể hiện của ca dao.
Ca dao Nam bộ sử dụng một lượng lớn từ chỉ địa danh Hầu như trong bài ca dao nào cũng có nhắc đến một hoặc một vài địa danh Qua việc khảo sát các tuyển tập, chúng tôi nhận thấy rằng từ chỉ địa danh trong ca dao Nam Bộ xuất hiện với tần số nhiều và lặp đi lặp lại.
Các từ địa danh cụ thể của vùng Nam Bộ như: Cà Mau, An Giang, Tiền
Giang, Toà Cao Sơn, U Minh, Rạch Giá, Tháp Mười, Đồng Nai, Tân Sài, Cần Đước, Gia Định, Vàm Cỏ, Tây Ninh, Bến Tre, Cù Lao Ông Chưởng, Nam Vang, Soi Bún, Biên Hoà, Bà Điểm, Hóc Môn, Chợ Giữa, Xóm Dưa, An Bình,
Ba Lai, Rạch Miễu, Ba Tri, Giồng Trôm, Cao Lãnh, Cửu Long, Hàm Luông,
Biểu tượng
Thế giới biểu tượng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người Các biểu tượng cũng góp phần làm nên bộ mặt của một nền văn hóa ở những đường nét cơ bản nhất Trong luận án Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp cho rằng: “Biểu tượng là những dạng thức dùng hình này để tỏ nghĩa nọ, dùng một hình ảnh cụ thể để nói lên một ý niệm trừu tượng” ThS Nguyễn Thị Kim Ngân cũng có ý kiến tương tự: biểu tượng là “lấy một sự vật, hiện tượng (cái B) để biểu hiện có tính chất tượng trưng một cái khác, thường mang tính trừu tượng (cái A),
“trầu cau” biểu tượng cho sự mãnh liệt, thủy chung son sắt, ngay thẳng trong tình yêu, “đá vàng” biểu tượng cho lòng chung thủy…” Như vậy, biểu tượng hiểu một cách đơn giản là lấy cái này chỉ cái kia, đặc biệt là cái trừu tượng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào lấy cái này chỉ cái kia cũng là biểu tượng ThS Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh biểu tượng thường mang tính qui ước và tính cộng đồng Biểu tượng chỉ có thể tồn tại và hoạt động, phát huy tác dụng khi nó được hiểu, được thừa nhận Những hình ảnh con vật, đồ vật… được cộng đồng chấp nhận, cùng ngầm thỏa thuận thống nhất với nhau là nó chỉ ra một nghĩa nào đó ở bên ngoài nó, thì mới có thể trở thành biểu tượng.
Và những hình ảnh này trải qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, không gian.
Trong ca dao, biểu tượng là một yếu tố thi pháp, một yếu tố hình thức mang nội dung sâu sắc Dưới góc độ văn hóa, biểu tượng nghệ thuật sẽ có tính dân tộc và tính địa phương, góp phần thể hiện đặc điểm văn hóa vùng Nét riêng của ca dao vùng đất Nam Bộ là nhóm biểu tượng gắn với vùng văn hóa sông nước Chính vì thế, văn hóa vùng từ biểu tượng trong ca dao Nam Bộ có thể được xác định bằng sự xuất hiện của một số biểu tượng như sông nước, cá tôm, ghe thuyền, cầu và một số biểu tượng khác như ruộng vườn, chùa, miếu,
… Tất nhiên cũng cần quan niệm rằng tính địa phương của một hiện tượng văn hóa dân gian, văn học dân gian bao giờ cũng có ý nghĩa tương đối vì sự giao lưu văn hóa giữa các địa phương luôn luôn tiếp diễn Hơn nữa, từ góc độ triết học, cái riêng không phải là cái hoàn toàn khác biệt mà chính là cái riêng trong quan hệ với cái chung.
Có nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra cách phân loại về biểu tượng.
Về các biểu tượng nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ, sau khi tìm hiểu và tổng hợp, trong quyển Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ, Trần Văn Nam đã có cách phân loại như sau:
3.3.2.1 Biểu tượng mang tính chất ngẫu nhiên
Biểu trưng mang tính chất ngẫu nhiên trong ca dao Nam Bộ được hình thành trên cơ sở những trải nghiệm cuộc sống đặc trưng cho các nhóm dân cư và nhóm xã hội khác nhau ở Nam Bộ và có thể phân thành các nhóm nhỏ sau:
- Nhóm các biểu trưng – địa danh: Sài Gòn, Mỹ Tho, Châu Đốc, Nam Vang…
- Nhóm các biểu trưng có thể nhân tạo kết hợp với địa danh hoặc một số yếu tố khác: đèn Sài Gòn, đèn Mỹ Tho, lầu ông Chánh…
3.3.2.2 Biểu tượng mang tính chất phổ biến (biểu tượng phổ biến)
Biểu trưng mang tính chất phổ biến là loại biểu trưng được số đông trong cộng đồng văn hóa nhất định biết đến Nói đến ông Tơ - bà Nguyệt là người Việt nghĩ ngay tới hôn nhân Nói tới bướm - hoa là người ta nghĩ tới một đôi nam nữ trong tình yêu đôi lứa Biểu tượng mang tính chất phổ biến có thể phân thành hai nhóm nhỏ:
-Nhóm biểu tượng hình thành ngoài văn bản ca dao: Nghĩa biểu tượng được có trước khi được tác giả sử dụng trong văn bản ca dao Đó là:
+ Những điển tích và nhân vật trong các tác phẩm văn học như ông Tơ – bà Nguyệt, cầu Ô Thước, Kim Trọng, Thúy Kiều, Vân Tiên, Nguyệt Nga,…
+ Những thành ngữ được nhân dân sử dụng trong lời nói hằng ngày như chim kêu vượn hú, xương tàn cốt rụi, nhà dột cột xiêu,…
- Nhóm biểu tượng hình thành trên văn bản ca dao: Những hình ảnh khi xuất hiện trong ca dao mới trở thành biểu tượng do biện pháp ẩn dụ tu từ và sự lặp lại với tần số nhất định Nhóm biểu tượng này chiếm số lượng khá lớn bao gồm:
+ Thế giới tự nhiên: hiện tượng vật thể tự nhiên (trăng, mưa, gió, sông, nước,
…), thế giới thực vật (chim, bướm,…)
+ Thế giới vật thể nhân tạo: đồ dùng cá nhân (quần, áo, khăn,…), dụng cụ dinh hoạt gia đình (giường, chiếu, mâm, đũa,…), công cụ sản xuất và phương tiện giao thông (thuyền, đò, câu, lưới,…), công trình xây dựng (nhà, cầu,…)
+ Các bộ phận trên cơ thể người như gan, ruột,…
Có thể nói, cách phân loại về biểu tượng của Trần Văn Nam tương đối chi tiết, cụ thể, thể hiện trên nhiều phương diện đời sống cho thấy sự phong phú của thế giới biểu tượng trong ca dao Nam Bộ Đặc biệt ở nhóm biểu tượng mang tính chất phổ biến đã thể hiện được rõ nét đặc trưng vùng văn hóa sông nước Nam Bộ Trong bài tiểu luận này, người nghiên cứu chỉ tập trung phân tích một số biểu tượng tiêu biểu thể hiện văn hóa vùng đất Nam Bộ qua nhóm những bài ca dao mà nhóm khảo sát trong hệ thống phụ lục.
3.3.3 Một số biểu tượng trong ca dao Nam
Bộ Biểu tượng sông, nước
Như đã trình bày ở trên, nét nổi bật của địa lí Nam Bộ là mạng lưới sông ngòi rạch kênh dày đặc, chằng chịt Chính vì thế, biểu tượng sông, nước là yếu tố quan trọng biểu hiện đặc điểm vùng đất và con người Nam Bộ Hình ảnh sông, nước đã xuất hiện với tần số cao trong ca dao Nam Bộ Trong danh sách
177 bài ca dao mà nhóm khảo sát, biểu tượng sông nước được thống kê theo bảng sau đây:
Stt Biểu tượng Số lần xuất hiện Tỉ lệ
Theo kết quả trên, có thể thấy rằng sông, nước là hai biểu tượng chiếm tỉ lệ khá cao, giữ một vai trò quan trọng trong hệ thông biểu tượng ca dao Nam Bộ Đặc trưng của vùng sông nước dường như đã ăn sâu trong tâm thức của người dân nơi đây Quan trọng nhất, những nét văn hóa của vùng Nam Bộ cũng được phản ánh qua biểu tượng sông, nước một cách sinh động và thú vị Xin được đưa ra một số ví dụ cụ thể sau đây: Đầu tiên, biểu tượng sông, nước xuất hiện với vai trò ca ngợi vẻ đẹp sông nước của vùng đất Nam Bộ:
-Tây Ninh có núi Điện Bà
Có sông Vàm Cỏ, có tòa Cao Sơn
-Sông Tiền, sông Hậu cùng nguồn Ghe xuồng tấp nập bán buôn dập dìu.
Nhắc đến vùng Nam Bộ, không thể không nhớ đến những dòng sông nổi tiếng như sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu,… Không chỉ xuất hiện trong ca dao, những hình ảnh ấy còn là nguồn cảm hứng sáng tác cho thi ca, nhạc họa Người dân Nam Bộ đã khéo léo dùng biểu tượng sông để ca ngợi vẻ đẹp sông nước của vùng từ cảnh sắc thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt ấn tượng bởi xuồng ghe dập dìu Họ còn rất tự hào bởi sự trù phú, ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng từ nơi sông nước:
-Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá về đồng ăn cua.
-Đồng Nai gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.
Ai về Gia Định thì về Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.
Sông thì giàu có bởi cá, nước thì lại trong gợi tả sự thuận lợi, dễ dàng trong việc mưu sinh Có lẽ do vậy mà ai đến Đồng Nai thì “không muốn về” mà về
Gia Định thì lại “dễ bề làm ăn” Chỉ qua vài bài ca dao đã giúp người đọc thấy được đời sống con người Nam Bộ gắn bó với sông nước vô cùng mật thiết Họ đã biết tận dụng môi trường tự nhiên để sinh tồn Sông, nước chính là nơi cung cấp lương thực, là nơi mưu sinh của biết bao gia đình Qua từng dòng ca dao, người đọc đều cảm nhận rõ sự trân trọng, biết ơn và sự khẳng định về sự quan trọng của sông, nước đối với cuộc sống của con người Nam Bộ.