1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa Nam trung bộ qua ca dao

181 55 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Nam Trung Bộ Qua Ca Dao
Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 247,02 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA VÀ CA DAO VÙNG (5)
    • 1.1. Khái quát về vùng đất Nam Trung Bộ (5)
      • 1.1.1. Đôi nét về lịch sử, địa lý (5)
      • 1.1.2. Điều kiện dân cƣ xã hội và sự đa dạng trong văn hóa (7)
    • 1.2. Khái quát về văn hóa biển Nam Trung bộ (8)
      • 1.2.1. Khái niệm văn hóa biển (8)
      • 1.2.2. Văn hóa biển của người Nam Trung bộ (9)
    • 1.3. Khái quát về thể loại ca dao và ca dao Nam Trung bộ (13)
      • 1.3.1. Khái quát về ca dao (13)
      • 1.3.2. Khái quát về ca dao Nam Trung Bộ (19)
    • 1.4. Mối quan hệ giữa ca dao Nam Trung bộ và văn hóa vùng Nam (33)
  • CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở VÙNG (35)
    • 2.1. Biểu về văn hóa vật chất qua ca dao Nam Trung Bộ (0)
      • 2.1.1. Về phương tiện sinh sống- sinh kế (0)
      • 2.1.2. Về một số phương tiện giao thông vận tải biển (50)
      • 2.1.3. Về ẩm thực (56)
      • 2.1.4. Về cách tổ chức đời sống xã hội (59)
    • 2.2. Biểu hiện về văn hóa tinh thần qua ca dao Nam Trung Bộ (60)
      • 2.2.1. Văn hóa giao tiếp (60)
      • 2.2.2 Về tín ngƣỡng (66)
      • 2.2.3. Về lễ hội (69)
      • 2.2.4. Về phong tục tập quán (79)
    • 2.3. Ca dao Nam Trung Bộ trong mối quan hệ với nghệ thuật diễn xướng (84)
      • 2.3.1. Hò khoan (85)
      • 2.3.2. Hò bả trạo (88)
      • 2.3.3. Hát bài chòi (93)
  • CHƯƠNG 3: BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở VÙNG (101)
    • 3.1. Ngôn ngữ trong ca dao Nam Trung Bộ (101)
      • 3.1.1. Cách nói biến âm/ phương ngữ (101)
      • 3.1.2. Việc sử dụng khẩu ngữ (107)
    • 3.2. Thể thơ ca dao Nam Trung bộ (112)
      • 3.2.1. Thể thơ lục bát (112)
      • 3.2.2. Các thể thơ khác (123)
    • 3.3. Không gian nghệ thuật (130)
      • 3.3.1. Không gian gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động 83 3.3.2. Không gian gắn liền với môi trường tự nhiên (130)
      • 3.3.3. Không gian Tháp cổ (145)
    • 3.4. Giọng điệu cảm thương tâm tình (146)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................94 (154)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................98 (157)

Nội dung

Với tiếng nói tâm tình của ngƣời dân miền Trung nắng gió, ca dao dân ca Nam Trung bộ là một mảng đặc sắc thể hiện rõ sắc thái địa phƣơng của vùng văn hóa dân gian Nam Trung bộ so với các vùng văn hóa khác. Có lẽ do đặc điểm địa lý lắm núi nhiều đèo, lại có biển chạy dọc suốt một vùng từ Ninh Thuận đến Quảng Bình, nên văn hóa dân gian Nam Trung Bộ vốn là nơi sản sinh ra nhiều điệu hò, vè, lý rất khác nhau, có đủ âm sắc vùng biển, vùng trung du, vùng núi … Song, qua ca dao dân ca miền Nam Trung bộ có thể thấy đặc điểm tâm hồn chung của con ngƣời Việt Nam: Gắn bó với cuộc sống, tha thiết với quê hƣơng, say sƣa trong yêu đƣơng, thủy chung trong tình nghĩa, cần cù thiết thực giản dị mà giàu ƣớc mơ hòai bão, giàu tinh thần lạc quan yêu đời .

TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA VÀ CA DAO VÙNG

Khái quát về vùng đất Nam Trung Bộ

Những nội dung liên quan đến vùng đất Nam Trung bộ nhƣ: lịch sử hình thành, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cƣ xã hội nhóm xin trình bày khái lược ở phần đầu trước khi nhóm đi vào phân tích nội dung chính Điều đó sẽ làm nền tảng, cơ sở để nhóm chúng tôi tiến hành phân tích ở chương hai và ba.

1.1.1 Đôi nét về lịch sử, địa lý

Theo cuốn “Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu đã phân chia lãnh thổ cả nước thành các vùng văn hóa dựa trên yếu tố dân tộc và văn hóa đặc trƣng của một số nhóm vùng lãnh thổ Trong đó, ông đã chia cả nước thành bảy vùng văn hóa và trong mỗi vùng lại chia thành các tiểu vùng nhỏ hơn Đối với vùng Nam Trung bộ, gồm ba tiểu vùng nhỏ: tiểu vùng xứ Quảng, tiểu vùng Bình Định – Phú Yên và tiểu vùng cực Nam Trung bộ Trong bài viết này, nhóm chúng tôi tập trung nghiên cứu về tiểu vùng Nam Trung bộ.

Vùng đất Nam Trung bộ có thể nói là một vùng đất có lịch sử hình thành khá đặc biệt Trước đây, khu vực này là một trong các trung tâm quan trọng của vương quốc Chămpa (Chiêm Thành), là nơi diễn ra tiếp xúc Việt – Chăm NamTrung Bộ là vùng đất mới sáp nhập vào nước ta từ ba đến năm thế kỉ nay Trước khi người Việt di cư đến, vùng đất này thuộc vương quốc Cham pa (ChiêmThành) Năm 1470, sau chiến thắng Chiêm Thành của vua Lê Thánh Tông,cương vực nước Đại Việt mở rộng đến đèo Cù Mông Phần đất phía Bắc củaNam Trung Bộ gồm các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi,Bình Định ngày nay, lúc bấy giờ gọi là Quảng Nam thừa tuyên Tiếp theo là việc thực hiện công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn Kết quả, năm 1578 bờ cõi nước Đại Việt mở rộng thêm đến Phú Yên Năm 1653 lại mở rộng đến KhánhHòa Năm 1697 đất Ninh Thuận, Bình Thuận cũng thuộc về Đại Việt Nhƣ vậy, từ khi vua Lê Thánh Tông khởi cuộc đến cuối thế kỉ XVII phải trên hai thế kỉ vùng đất này mới hoàn toàn thuộc về nước ta.

Tuy đƣợc khai thác muộn hơn sau nhiều thế kỉ so với vùng đất phía Bắc đèo Hải Vân nhƣng do những điều kiện địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, bộ mặt đời sống xã hội vùng này đã thay đổi nhanh chóng Việc phát triển kinh tế ở khu vực Nam Trung Bộ là một chặng đường chuyển tiếp quan trọng của công cuộc Nam tiến và là một quá trình vận động luôn đƣợc thay đổi và bổ sung không ngừng bằng những kinh nghiệm trong đời sống và kiến thức trong tƣ duy.

Từ đó, con người nhanh chóng thích nghi với môi trường và hoàn cảnh mới. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ hiện nay gồm có 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận Phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế, phía Tây và Tây Bắc giáp vùng Tây Nguyên và nước Campuchia, phía Nam giáp Đông Nam Bộ, phía Đông giáp biển Đông.

Càng về phía nam, núi càng vươn ra biển một cách mạnh mẽ, các đồng bằng ven biển bị chia cắt mạnh, diện tích đất liền dần bị thu hẹp tạo điều kiện cho biển tiếp tục ăn sâu vào nội địa, hình thành rất nhiều vũng, vịnh Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, vùng còn có bốn huyện đảo là Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Quý (Bình Thuận) Các đảo, quần đảo là điểm cƣ ngụ của tàu thuyền, một số đảo mang giá trị cao về mặt kinh tế (khoáng sản, hải sản), về mặt sinh thái và cả du lịch Điều đó làm cho vùng “giàu chất biển hơn các vùng khác của đất nước” Nơi đây đã chịu sự ảnh hưởng lớn từ các yếu tố tự nhiên là núi non, biển, sông ngòi, các đầm và đồng bằng, vào trong các thành tố văn hoá vùng Thể hiện qua các loại hình văn hóa, tập tục xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã đồng bằng ven biển nói riêng. Điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử tuy chưa phải ảnh hưởng, chi phối trực tiếp nhƣng vẫn có những tác động nhất định đối với sáng tác ca dao nói riêng và văn học dân gian người Việt ở vùng Nam Trung bộ chung.

1.1.2 Điều kiện dân cƣ xã hội và sự đa dạng trong văn hóa.

Nam Trung bộ có địa hình đồi núi ở phía tây và đồng bằng ven biển ở phía đông Chính vì có sự phân hóa rõ rệt của địa hình mà dẫn đến sự phân hóa trong đặc điểm dân cƣ cũng nhƣ hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội Vì sự hiểm trở của địa hình mà dân cƣ ở đây thƣa thớt, chủ yếu là các dân tộc thiểu số nhƣ người Chăm, Ê – đê, Ba – na, Tày, Nùng, Do có nhiều dân tộc cùng sinh sống nên đời sống văn hóa Nam Trung bộ có sự đa dang, phong phú Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các mặt của đời sống con người như: phong tục tập quán, tín ngƣỡng, nghi lễ, lễ hội, kiến trúc tôn giáo và văn hóa biển.

Phong tục tập quán, nhìn chung giống với các vùng khác, nhƣng vẫn có những nét riêng Chẳng hạn như tục cưới hỏi không buộc phải theo “lục lễ” như ở phía Bắc mà đơn giản chỉ có hai hoặc ba lễ (nói, hỏi, cưới) Hằng năm có hai lần tế tự: tế thu và tế xuân.

Tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt ở Nam Trung bộ cũng khá đa dạng. Thờ thần, thờ ông bà tổ tiên hầu nhƣ đều khắp mọi nhà, mọi nơi Tín ngƣỡng thờ Bà rất phổ biến trong đời sống cƣ dân Nam Trung Bộ, tiêu biểu nhất là thờ Thánh Mẫu Thiên Ya Na – một nữ thần mang trong mình sự hỗn dung văn hóa Chăm – Việt Bên cạnh đó, còn có tục thờ Cá Ông – tín ngƣỡng dân gian vùng ven biển Nam Trung Bộ; tục thờ Các Bác - Cô Bác là tục thờ cúng những người bị hoạn nạn, nhất là bị hoạn nạn trên biển, …

Gắn liền với các hoạt động tín ngƣỡng là các nghi lễ, lễ hội thể hiện đời sống tâm linh phong phú của con người Chẳng hạn, hát Sắc bùa gắn với các nghi lễ tín ngƣỡng dân gian nhƣ lễ tạ ông bà, Thổ Công, ông Táo, Thổ thần Hoặc hò

Bả trạo – loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian mang đậm tính nghi lễ của cƣ dân vùng biển trong khung cảnh lễ Cầu ngƣ Hoặc hò khoan trong lúc thu hoạch nông sản hay giã gạo,… Ngoài ra, Nam Trung bộ còn có sân khấu hát bội và sân khấu bài chòi khá đặc sắc Ở vùng đất Nam Trung bộ có đầy đủ các thể loại văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết thường dùng để giải thích nguồn gốc hình thành núi rừng, sông biển; truyện cổ tích dùng để phản ánh đời sống và tư tưởng người dân Việt ở nơi sinh tụ mới; truyện cười, truyện ngụ ngôn dùng để phê phán thói hƣ tật xấu trong nội bộ nhân dân và đả kích giai cấp thống trị;hàng trăm câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời tiết, về sản xuất, về con người và việc đời Tuy nhiên, đậm nét nhất là ca dao Ca dao chủ yếu là phần lời của các điệu hát, điệu hò, điệu lý.

Khái quát về văn hóa biển Nam Trung bộ

1.2.1 Khái niệm văn hóa biển

Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài trên 3.260km với hàng nghìn đảo lớn nhỏ, phân bổ đều khắp đất nước Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biển đảo luôn có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt, là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, không gian phát triển bao đời của dân tộc ta.

Tại Lễ hội Văn hóa dân gian Biển đảo Việt Nam 2023 tổ chức tại Hải Phòng hôm 29/4, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh, biển đảo vừa khởi tạo không gian sinh tồn, đồng thời bồi đắp không gian văn hóa rất khoáng đạt, phong phú và đặc sắc Văn hóa biển là một là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam, thống nhất trong đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, tồn tại mãnh liệt trong tâm thức người Việt.

Khái niệm “Văn hóa biển” hiện nay vẫn còn là một khái niệm khoa học mới mẻ, đang đƣợc các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng trong các công trình nghiên cứu gần đây Chính vì vậy mà đã có rất nhiều phát ngôn về khái niệm “Văn hóa biển” hay “Văn hóa biển đảo” đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra.

Trong bài báo Âm vang văn hóa biển đảo với Festival Biển 2011, tác giả Hùng Lƣợng đã dẫn ra quan điểm của Trần Ngọc Thêm về văn hóa biển "là hệ thống hóa các giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại, lấy biển cả làm nguốn sống chính Văn hóa biển phải thỏa mãn các yếu tố đặc trƣng có tính hệ thống về giá trị nhân văn, tính lịch sử, không gian, môi trường ”.

Còn theo GS TS Ngô Đức Thịnh thì cho rằng: “từ góc nhìn nhân học văn hóa, văn hóa biển được hiểu như là hệ thống các tri thức của con người về môi trường biển, các giá trị và biểu trưng rút ra từ những hoạt động sống trong môi trường ấy Cùng với nó là những cảm thụ, hành vi ứng xử, những nghi lễ, tập tục, thói quen của con người tương thích với môi trường biển.” (Truyền thống văn hóa biển cận duyên của người Việt).

Hay Nguyễn Duy Thiệu, trong bài viết “Nhận diện văn hóa biển - đảo Việt Nam” (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(96) - 2015 ) đã nhận định rằng: “Định nghĩa về văn hóa biển – đảo cần đƣợc xác định một cách rõ ràng kể về văn hóa vật thể, và văn hóa phi vật thể, theo đó, văn hóa biển đảo là hệ thống các thực thể vật chất và các thực thể tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thích nghi với môi trường biển- đảo để sinh tồn”.

Qua đó ta có thể thấy đƣợc, khái niệm “Văn hóa biển” là một khái niệm vô cùng rộng lớn Ở mỗi nhà nghiên cứu đƣa ra những phát ngôn khác nhau dựa trên nền tảng họ tiếp cận và khai thác các khía cạnh nghiên cứu khác nhau. Truyền thống văn hóa biển ở Việt Nam đa dạng và phong phú với nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, thể hiện trong nghề đi biển, giao thương biển, tổ chức xã hội, lễ hội, tập tục, truyền thống chống ngoại xâm của cƣ dân ven biển Văn hóa biển nảy nở trên đất nước có chiều dài đường bờ biển gấp đôi đường bộ, người dân cật lực mưu sinh, cuộc sống gắn với biển và cũng mang trong mình niềm tự hào lớn lao về biển.

Ngày 29/4/2023, lễ hội Văn hóa dân gian Biển đảo Việt Nam lần đầu tiên tổ chức ở Hải Phòng là mốc khởi đầu ý nghĩa cho một sự kiện thường niên, có giá trị văn hóa sâu sắc nhằm giới thiệu, tôn vinh và phát huy giá trị của Di sản văn hóa dân gian miền biển đến nhân dân và du khách trong, ngoài nước, góp phần kích cầu du lịch, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nhất là đối với bà con ngƣ dân, các lực lƣợng chuyên trách đang làm nhiệm vụ tại các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.

1.2.2 Văn hóa biển của người Nam Trung bộ

Trong quá trình di cư từ phía Bắc xuống phía Nam, người Việt Nam Trung bộ của ta đã tiếp nhận một nền văn hóa biển đảo rộng lớn, đặc biệt là của các dân tộc Nam Đảo và cả tiếp thu văn hóa biển đảo của người Chăm nên có thể nói dấu ấn văn hóa biển đảo để lại trong nền văn học dân gian Nam Trung bộ là vô cùng đa dạng, phong phú và nhiều sắc thái.

Việt Nam ta là một quốc gia có đường bờ biển dài, có năm vùng văn hóa (phân chia vùng văn hóa theo GS.TS Ngô Đức Thịnh) tiếp giáp với biển và có chịu sự ảnh hưởng của biển trong cuộc sống và sản xuất của con người Tuy nhiên, không phải vùng biển nào cũng đƣợc những đặc ân, ƣu ái của mẹ Biển nhƣ vùng đất Nam Trung bộ Khu vực Nam Trung bộ có thể nói là nơi hội tụ hầu hết các giá trị có đƣợc từ biển nên có thể nói đặc trƣng văn hóa biển là những nét văn hóa riêng biệt, dễ nhận biết, chỉ có ở cƣ dân sống trong khu vực biển đảo này có đƣợc mà không trộn lẫn với các vùng văn hóa khác.

Có thể nói, văn hóa biển của khu vực Nam Trung bộ đậm nét hơn các khu vực khác bởi vùng biển Nam Trung bộ là một vùng biển nước sâu (địa thế đồi núi cao mà lại đâm ngang ra sát biển), có nhiều dòng hải lưu chạy hội tụ tạo ra nhiều ngư trường lớn (ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, ngư trường Khánh Hòa - Ninh Thuận – Bình Thuận) tác động đến sản lƣợng đánh bắt khai thác thủy hải sản của vùng cao hơn các vùng khác Ngoài ra, người dân Nam Trung bộ được kế thừa, tiếp biến nền văn hóa biển truyền thống lâu đời của người Chămpa để lại, người Chăm cũng là một dân tộc hướng biển, văn hóa – tín ngƣỡng mang đậm dấu ấn của biển Bên cạnh đó, Nam Trung bộ không chỉ có thế mạnh về đánh bắt khai thác nguồn lợi từ biển mà nơi đây còn có điều kiện phát triển các ngành liên quan đến biển: nghề muối, chế biển thủy hải sản, Chính vì những lí do trên, có thể kết luận rằng Nam Trung bộ là khu vực mang đậm dấu ấn văn hóa biển trong đời sống người dân.

Văn hóa biển của vùng đất Nam Trung bộ đƣợc phản ánh và thể hiện trên nhiều phương diện, ăn sâu vào tiềm thức cũng như chi phối sâu sắc đến cuộc sống của người dân trên nhiều phương diện: về khía cạnh vật chất (hoạt động sản xuất, phương tiện đi lại, nhà ở, ) và cả khía cạnh tinh thần (tình cảm, phong tục, tín ngƣỡng, lễ hội, )

Nét văn hóa không thể thiếu khi nhắc đến văn hóa biển vùng Nam Trung bộ đó chính là hình ảnh của chiếc ghe bầu (xứ Quảng) Trong Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, ông viết: “Đây là loại thuyền mà mũi và lái đều nhọn, bụng bầu, độ ngấn nước sâu, nên thuyền có khả năng ra khơi xa Bánh lái (kiểu lái cối, lái ống, lái âm dương…) đều có cấu tạo là sỏ lái xuyên trực tiếp vào bánh lái… Chính nhờ loại ghe bầu này mà người dân Xứ Quảng có thể vươn ra khơi xa để đánh bắt cá…” (Ngô Đức Thịnh, 2004) Chiếc ghe bầu đối với người dân Nam Trung bộ không chỉ là phương tiện mưu sinh chính để giao thương buôn bán bằng đường biển mà nó còn có chức năng là phương tiện của văn hóa, phản ánh lối sống của người dân Hình ảnh chiếc ghe bầu cũng từ đó đi vào ca dao Nam Trung bộ vô cùng đậm nét và đáng tự hào.

Ghe bầu trở lái về đông Con gái có chồng bỏ mẹ ai nuôi

Mẹ tui đã có người nuôi Tui theo chú lái tui xuôi một bề Dầu mà chú lái có chê Tui theo chú bạn tui về Đồng Nai Đồng Nai gạo trắng nhƣ cò

Bỏ cha, bỏ mẹ tui xuống đò theo anh.

(Ca dao Quảng Ngãi)Ngoài ra, dấn ấn của văn hóa biển ở vùng đất này còn đƣợc thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhƣ nghề nghiệp Cùng với các nghề liên quan đến biển như nghề giã, giã đôi, nghề giã cào, nghề lưới đôi, lưới quét, lưới mành đèn,lưới chụp,… thì còn có những nghề chế biến liên quan đến sản vật của biển như nghề làm mắm (nước mắm, mắm ruốc, mắm cá cơm, mắm tôm, ) và đặc biệt với khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển nghề làm muối.

Khái quát về thể loại ca dao và ca dao Nam Trung bộ

1.3.1 Khái quát về ca dao

Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp nhân dân, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay, thể hiện sức sống lâu bền và mãnh liệt Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính nhƣ: thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao - dân ca, hò vè, truyện thơ và các loại hình sân khấu dân gian (chèo, tuồng, múa rối)… Trong các thể loại này, ca dao - dân ca chiếm một vị trí quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tình cảm con người từ khi còn nằm trong nôi. Những câu ca ngắn gọn, lời thơ súc tích mà các bà, các mẹ thường dùng để hát ru với những vần điệu nhẹ nhàng, tình cảm sâu lắng đã góp phần nuôi dƣỡng, bồi đắp tâm hồn và nhân cách bao thế hệ người Việt.

Trong tiến trình nghiên cứu văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng, có nhiều nhà nghiên cứu đƣa các khái niệm khác nhau Sau đây, nhóm xin đƣợc giới thiệu một số quan điểm của các nhà nghiên cứu nhƣ sau:

Trong tuyển tập Ca dao Nam Trung Bộ (2015) của NXB Tổng hợp TP.HCM, nhà nghiên cứu Thạch Phương – Ngô Quang Hiển cho rằng: “Ca dao – dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người Trong đó, dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng; ca dao là lời thơ của dân ca Khái niệm ca dao còn đƣợc dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao”.

Theo điển Thuật ngữ văn học (2007, Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – NguyễnKhắc Phi chủ biên) của NXB Giáo dục Hà Nội, định nghĩa: “Ca dao còn gọi là phong dao Thuật ngữ ca dao đƣợc dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau.

Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu.

Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu Trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca”.

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995, Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam), tập 1 của NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội định nghĩa: “Ca dao thường là những câu thơ, bài hát dân gian có ý nghĩa khái quát, phản ánh đời sống, phong tục, đạo đức hoặc mang tính chất trữ tình, đặc biệt là tình yêu nam nữ”.

Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (2009) định nghĩa: “Ca dao là “thơ ca dân gian truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc”.

Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (1979), tập 2 của NXB Giáo dục Hà Nội, tác giả Bùi Văn Nguyên đã định nghĩa ca dao: “Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc (thường là thể lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm”.

Theo tài liệu Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 (2010): “Ca dao: tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả nội tâm của con người”.

Trong Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (2016) của Công ty Sách Phương Nam Hà Nội, Vũ Ngọc Phan đã nêu: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm đƣợc nhƣ các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca” và

“là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và đƣợc phổ biến rộng rãi trong nhân dân”.

Suốt chiều dài lịch sử văn học, mỗi nhà nghiên cứu đều có một quan điểm khác nhau về ca dao Tuy mỗi người có một cách định nghĩa riêng nhưng tựu trung lại, ta có thể đƣa ra khái niệm về ca dao nhƣ sau: “Ca dao là những bài thơ dân gian, do nhân dân sáng tạo ra, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và là những câu thơ có thể hát lên, ngâm lên thành những làn điệu dân ca, có nội dung diễn tả một cách sâu sắc, sinh động đời sống nội tâm, tư tưởng, tình cảm của người lao động” Từ đó, ta có thể hiểu ca dao là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động Ca dao thường tập trung thể hiện tình yêu nam nữ, quan hệ gia đình và các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội, có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn con người.

Ca dao nhƣ một kho tàng văn học quý giá của dân tộc Việt Nam và đƣợc chia thành nhiều loại khác nhau nhƣ sau: Đồng dao: Đây là loại thơ ca dân gian truyền miệng gắn liền với công việc và các trò chơi của trẻ em.

Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm

Ca dao lao động: Đây là thể loại ca dao đƣợc sáng tác trong quá trình lao động sản xuất của nhân dân, nội dung ca dao diễn tả ý thức lao động và sản xuất thông qua kinh nghiệm sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, qua đó làm bật lên nét đẹp lao động của nhân dân.

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

Ca dao ru con: Hầu hết những bài ca dao ru con ngày nay đều là ca dao có sẵn.

Ru con con ngủ cho say Để u dệt vải cho thầy nhuộm nâu

Ca dao về lễ nghi, phong tục tập quán: Đây là thể loại ca dao thể hiện hình thức sinh hoạt tôn giáo của người dân Việt Nam.

Dù ai đi ngƣợc về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Ca dao trào phúng, hài hước: Những câu ca dao dí dỏm, hài hước, bông đùa thể hiện tinh thần lạc quan vƣợt qua mọi khó khăn trong cuộc sống Ngƣợc lại những câu ca dao châm biếm trào phúng sẽ lên án, phê phán thói hƣ tật xấu của con người, phản ánh những điều áp bức, bốc lột của xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của người dân: “Không những thế, ca dao còn biểu hiện tư tưởng đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống xã hội, trong những khi tiếp xúc với thiên nhiên và ca dao còn biểu hiện sự trưởng thành của tư tưởng ấy qua các thời kỳ lịch sử [Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (2007)].

Công anh chăn nghé đã lâu Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày

Ca dao trữ tình: Đây là loại ca dao do cảm xúc tạo thành, chủ yếu đƣợc dùng để bộc lộ tâm trạng, tình cảm, ký thác tâm sự của chủ thể Chủ đề của ca giao trữ tình khá đa dạng, từ tình cảm gia đình, đến tình yêu quê hương, đôi lứa:

Mối quan hệ giữa ca dao Nam Trung bộ và văn hóa vùng Nam

Mỗi vùng đất có một nền văn học dân gian đặc trƣng Đó là một kho tàng nghệ thuật quý giá của bao thế hệ dày công xây đắp Tìm hiểu văn học dân gian của vùng đất ấy sẽ thấy tính cách con người, sẽ hiểu chiều sâu tâm hồn của người dân từng xứ sở Văn học dân gian Nam Trung Bộ có một vẻ đẹp riêng, đặc biệt thể hiện qua các bài ca dao, các điệu dân ca Nghiên cứu văn hóa Nam Trung bộ qua ca dao Nam Trung bộ giúp nhóm chúng tôi có cơ hội để khám phá những đặc trưng văn hóa bước vào trong các câu ca dao ra sao, văn hóa trở thành nguyên liệu để xây dựng hình tƣợng trong ca dao nhƣ thế nào? Văn hóa vùng Nam Trung bộ là những chất liệu giúp cho đề tài trong ca dao Nam Trung

Bộ thêm phong phú, đa dạng hơn Mặt khác, bằng nghệ thuật ngôn từ, người dân vùng Nam Trung bộ còn dùng ca dao để đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá.

Trong dòng chảy của văn học dân gian, ca dao là điệu thức quen thuộc và gần gũi với đời sống của người dân Nam Trung Bộ Ở đây, ca dao có sức sống riêng của nó và hiện diện thường xuyên, ở mọi khía cạnh trong đời sống con người Người dân Nam Trung Bộ rất yêu làng, yêu quê, hăng say lao động và sống chân thật, chất phác, bình dị,… Họ gửi tất cả những nếp sống, nếp nghĩ, tình cảm của mình vào trong từng câu ca dao nghĩa tình Thông qua các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người, bức tranh đời sống trong ca dao trở nên gần gũi, thân quen, chân thực vô cùng Và hơn hết là họ dùng ca dao để giáo dục con cháu nhiều thế hệ những tính cách tốt đẹp của con người vùng đất mình Những bài học về tinh thần lao động, về tình cảm gia đình, về những ân tình chất chứa người với người dành trọn cho nhau đều được thể hiện đậm đà trong ca dao. Đọc ca dao ta có thể thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa nổi bật của vùng đất này về phong tục tập quán, tín ngƣỡng, lễ hội, ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp,… Hầu hết các sản vật, các món ăn từ trên cạn lẫn dưới nước nếu có mặt trên dải đất Nam Trung Bộ đều xuất hiện trong ca dao vì đó là niềm tự hào cho sự trù phú của quê hương Ca dao Nam Trung Bộ còn mang trong mình dấu vết của các phương tiện sản xuất, phương tiện giao thông vận tải, cách thức tổ chức xã hội.

Ca dao Nam Trung bộ là tấm gương phản ánh thiên nhiên, xã hội và con người Nam Trung bộ Thiên nhiên vùng đất này vốn đã đẹp, nhƣng khi đi vào ca dao vẻ đẹp ấy lại càng đƣợc tôn lên.

Ca dao Nam Trung bộ đã góp phần bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống; văn hóa dân gian Chúng ta phần nào hiểu thêm, yêu thêm, gắn bó thêm với văn hóa dân tộc.

BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở VÙNG

Biểu hiện về văn hóa tinh thần qua ca dao Nam Trung Bộ

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, con người Nam Trung bộ là những người bình dị, có tinh thần đoàn kết cao luôn đùm bọc lẫn nhau Đối với họ, tình nghĩa giữa con người với nhau luôn luôn là thứ đáng quý, đáng trọng, thà rằng chịu khó, chịu khổ, cùng nhau “ăn bát cơm rau”, giúp nhau vƣợt qua khó khăn, thiếu thốn còn hơn là phải “nói nhau nặng lời” làm mất đi nghĩa tình quý giá. Thông qua ca dao đã giúp lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong văn hóa giao tiếp, ứng xử hằng ngày, từ đó trở thành một thứ tài sản quý báu của dân tộc.

Con người Nam Trung bộ thông qua ca dao thể hiện được tình yêu và lòng tự hào về quê hương:

Bình Định có núi Vọng Phu,

Có đầm Thị Nại, có Cù lao Xanh

Em về Bình Định cùng anh Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa Ở bài ca dao này, tác giả dân gian chỉ ra các địa danh nổi tiếng gắn liền vùng đất Bình Định Nói đến núi Vọng Phu là nói đến vẻ đẹp của dãy núi lan ra tận biển và cũng là nói tới lòng thủy chung son sắt – nhân cách cao đẹp của người phụ nữ với sự tích chờ chồng hóa đá Nói đến đầm Thị Nại là nói đến một vùng vịnh đẹp, lừng lẫy chiến công, lung linh huyền thoại với bao trận thủy chiến thƣ hùng, đặc biệt là trận thủy chiến giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh còn lưu danh mãi về sau Và nói đến Cù lao Xanh là nói đến vẻ đẹp hoang sơ, ngát xanh, bất tận gắn liền với ngƣ dân Bình Định khi chƣa có hải đăng xây trên đảo Tình yêu quê hương chính là cơ sở, là cội nguồn của tình yêu nước Bởi vậy mà con người cũng rất tự hào với truyền thống yêu nước của quê hương và ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với nợ non nước Từ đó, ca dao có câu:

Ngủ đi con, ngủ đi con,

Cha con trả nợ nước non chưa về Non sông nặng một lời thề,Cha đi cứu nước, chưa về cùng con!

Ngoài ra, con người Nam Trung bộ còn có truyền thống biết ơn những con người đã anh dũng, làm rạng danh non sông, quê hương:

An Khê nổi tiếng Hòn Bình Ngày xƣa Nguyễn Huệ ẩn binh chốn này.

Trên non có nước Gắng bước mà lên Nước non còn nợ chớ quên Lòng trung với nước, gan bền cùng non Trời tây mấy kéo hoàng hôn Biển Đông thấp thoáng bóng dồn bình minh

Nghiên non mài sáng lung linh Bút tuôn hàng nhạn chép tình nước non Đèo An Khê ở Bình Định là minh chứng cho những chiến công hào hùng của nghĩa quân Tây Sơn Nghĩa khí của họ mãi sáng ngời và con người không thể nào phủ nhận, quên lãng nó nhất là khi nó đã gắn liền với tên đất, tên núi non trong đời sống con người Hơn ai hết, họ hiểu rằng, cuộc sống của mình có thể tốt lên là nhờ những con người cao cả, vĩ đại như thế.

- Hầm Hô có cá hóa rồng, Bâng khuâng nhớ đấng anh hùng họ Mai.

Vá trời lấp biển còn ai?

Ngổn ngang đá chất lớp ngoài, lớp trong.

- Ngó vô Linh Đổng mây mờ,

Nhớ Mai nguyên soái dựng cờ đánh Tây.

Hầm Hô cữ nước còn đầy, Còn gương phấn dũng, còn ngày vinh quang

Hầm Hô và Linh Đổng là những địa danh đƣợc lấy làm căn cứ, chiến khu gắn liền với anh hùng Mai Xuân Thưởng trong phong trào Cần Vương Nghĩa khí và công lao “vá trời lấp biển”, “dựng cờ đánh Tây” của ông được người dân

Nam Trung Bộ coi là “gương phấn dũng”, là “khí thiêng đất nước” ngàn đời còn lưu Dù cho sau này, cuộc khởi nghĩa không đi đến thắng lợi cuối cùng nhưng những ngày tháng huy hoàng, vinh quang ấy vẫn mãi còn được lưu giữ cho nghìn đời sau trong những câu ca dao thấm đƣợm sự tự hào.

Ngoài ra, Tình cảm dành cho gia đình nổi bật giữa cuộc sống khó khăn là một vẻ đẹp của con người mảnh đất này Đó cũng chính là cơ sở hình thành nên nét tính cách đặc trưng của con người nơi đây Trước hết là truyền thống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ:

- Ba đồng một khía cá buôi,

Cũng mua cho đƣợc mà nuôi mẹ già.

- Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi

Lúa nhe giã trắng dành nuôi mẹ già.

- Cầm cần câu cá ngƣợc xuôi, Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già.

- Đói lòng ăn đọt chà là, Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

- Đói lòng ăn trái ổi non,

Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xƣa

Cá buôi là loại cá ngọt thịt và rất bổ, phù hợp để nấu cho người già Vì vậy, dù có đắt tiền – “ba đồng một khía” người con cũng cố gắng mua về để nấu cho mẹ già tẩm bổ Tương tự như thế, tôm rằn con dành nuôi mẹ trong bài ca dao thứ hai là một loại tôm lớn, vỏ mềm, thịt nở nhƣ bông và là một món ăn quý thể hiện lòng hiếu thảo của người làm con Không đề cập đến thức quà đắt đỏ như hai bài ca dao đầu, bài ca dao thứ ba nhắc đến một món ăn dân dã – canh cá rau bợ quen thuộc với người miền quê Tuy tất cả những món ăn nêu trên đều không phải là những thức ăn sang trọng, đắt tiền nhƣng đó là tất cả những gì tốt nhất mà con dành cho mẹ, thể hiện đƣợc sự kính yêu, hiếu thảo đối với mẹ.

Cuối cùng, trọng tình, trọng nghĩa là một nét tính cách nổi bật của người dânNam Trung Bộ Đối với con người nơi đây, hạnh phúc phải được xây dựng từ tình yêu và sự cảm thông lẫn nhau và không hề phụ thuộc vào vật chất hay địa vị xã hội của đối phương.

Thề nguyền sau trước nhất ngôn:

Sống nằm chung gối, thác chôn chung mồ.

Cách thể hiện bộc trực, thẳng thắn của con người như một lời khẳng định chắc nịch giá trị bền vững không gì thay đổi đƣợc của tình nghĩa phu thê Vì vậy mà người vợ, người chồng vùng đất này luôn tôn trọng, yêu quý lẫn nhau, không vì vật chất mà chê bai, ghét bỏ bạn đời của mình.

Tín ngưỡng là niềm tin vào một đấng tối cao nào đó mà mỗi người trong chúng ta đều có Và mỗi vùng đất đều sẽ có những niềm tin chi phối mọi mặt của đời sống đối với vùng Nam Trung bộ, con người chủ yếu sống và sinh hoạt phụ thuộc vào biển nên tín ngƣỡng của cƣ dân Nam Trung bộ cũng gắn liền với biển Đó là họ thờ các vị thần các vị thần cai quản vùng biển hoặc là các vị thần liên quan đến biển để cầu mong có đƣợc cuộc sống bình an và những chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió.

Và ở vùng duyên hải này, tín ngƣỡng nổi tiếng nhất có thể kể đến là tục thờ

Cá Ông tục thờ cá Ông có ý nghĩa vô cùng quan trọng, to lớn tác động đến đời sống tâm linh của ngƣ dân nơi đây Điều này cũng đã đƣợc ghi dấu ở ca dao Nam Trung bộ nhƣ một lời nhắc nhở những đứa con của biển và truyền lại đến con cháu đời sau không đƣợc quên tục thờ cá Ông linh thiêng này.

Nhớ ơn phước cả cao dày, Xét soi lòng chúng tỏ bày sự cơ Ơn Ông, lớn nhỏ thảy nhờ,Khắp trong bốn biển phụng thờ nghiêm trang.

Người dân Nam Trung bộ, trong tâm thức của họ, Ông lúc nào cũng sẽ xuất hiện che chở, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, nguy hiểm giữa muôn trùng biển khơi “Đỡ thuyền phong nạn giữa trời/ Đưa người bể khổ lên ngồi đài xuân.” Vì sự linh thiêng nhƣ vậy mà ngƣ dân đi biển nơi đây coi tín ngƣỡng thờ cá Ông là một tín ngƣỡng dân gian hết sức quan trọng và không thể thiếu của vùng.

Tín ngƣỡng thứ hai không thể thiếu khi nhắc đến vùng đất Nam Trung bộ đó chính là tín ngƣỡng thờ Bà “Bà” ở đây bao gồm cả Thiên Hậu, Tống Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngũ Hành, Bà Thủy Long, Tuy nhiên, trong đó thờ Thiên

Ya Na là tiêu biểu nhất Thánh Mẫu Thiên Ya Na là một nữ thần mang trong mình sự hỗn dung của nền văn hóa Việt – Chăm Trong quá trình tiếp biến văn hóa Việt – Chăm, người Việt đã đón nhận và thờ cúng bà, xem bà như một vị phúc thần luôn che chở, giúp đỡ họ khi họ gặp hoạn nạn, khó khăn.

Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé qua Hƣng Thạnh mà xem tháp Chàm.

(Ca dao Nam Trung bộ)

An Nhơn có tháp Mò O,

Có chùa Thập Tháp, có đò Trường Thi.

(Ca dao Nam Trung bộ)

Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi Vật vô tri còn biết đèo bồng đôi lứa

Huống chi tôi với nàng.

Ca dao Nam Trung Bộ trong mối quan hệ với nghệ thuật diễn xướng

Tiếng hát, điệu nhạc là món ăn tinh thần vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với trong đời sống tinh thần của con người Không những vậy, mỗi một vùng miền khác có những cách diễn xướng, nhạc điệu khác nhau, điều đó đã làm nên những nét văn hóa đặc trƣng của vùng miền đó Nếu nhƣ ở vùng đất phương Bắc nổi tiếng với làn điệu chèo, tuồng, quan họ, ca trù; vùng đất Nam

Bộ nổi tiếng với những câu hò dân ca, làn điệu cải lương mới mẻ; thì ở miềnTrung, đặc biệt là vùng đất Nam Trung bộ lại có những điệu hò khoan đặc trƣng của dân chài lưới, những câu hát đối đáp, hát bả trạo, hát bài chòi…

Trong các hình thức diễn xướng văn học dân gian của vùng biển Nam Trung bộ thì có thể nói “Hò” là lối diễn xướng đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hóa nơi đây Về hò thì có rất nhiều loại hò khác nhau nhƣ: hò khoan, hò hố, hò các lái,… Mỗi điệu hò mang màu sắc riêng, cách diễn sướng (nhạc điệu, từ ngữ, âm đêm, ) khác nhau Tất cả làm nên một bản giao hưởng nhiều giai điệu cho văn học dân gian Nam Trung bộ

Trong các làn điệu hò thì hò khoan có thể coi là cách diễn xướng đặc trưng, tiêu biểu đậm nét văn hóa biển của Nam Trung bộ Theo “Từ điển Tiếng Việt thông dụng” (2009) định nghĩa hò khoan là “tiếng đệm nhịp trong một số điệu hát chèo thuyền, chèo đò” Khi nhắc đến làn điệu hò khoan này thì hình ảnh những người dân chài hiện lên với nét đẹp lao động hăng say, đầy nhiệt huyết. Người ngư dân khi họ ra khơi đánh bắt hải sản, khi họ đẩy thuyền, chèo thuyền, kéo lưới hay thuyền cập bến, họ sẽ luôn cất lên những làn điệu hò khoan như một lời động viên, cổ vũ, khích lệ tinh thần của người trên thuyền, nhằm xua tan đi sự mệt mỏi và vất vả.

Dô hò cái hò dô ta Lướt sóng ra khơi ơ này anh em ơi Gắng công nào lướt sóng nào Trông trời trông nước trông mây là dô hò Trông cho trời trong biển lặng cá đầy ghe Dô hò cái hò dô ta Nào ta kéo lưới nào Kéo lên mẻ cá đầy khoan

Mồ hôi dù đổ xuống làn biển xanh

Dô hò ớ hò dô taTrông cho cá tép đƣợc mùa

Người người vui sướng cửa nhà khang trang Hò dô ta ớ hò dô ta

(Ca dao, dân ca đất Quảng) Những câu hát “Dô hò ớ hò dô ta” đƣợc lặp đi lặp lại nhƣ hòa cùng là một với từng nhịp kéo lưới, từng nhịp lên xuống của sóng biển, hay tiếng lòng reo hò của người ngư dân trước niềm vui được mùa Nếu như những người nông dân ở những vùng nông thôn lúc nào cũng bán mặt cho đất bán lƣng cho trời ƣớc mong “Trông trời, trong đất, trông mây/ Trông mƣa, trông nắng, trông ngày trông đêm/ Trông cho chân cứng đá mềm ” thì những người ngư dân vùng biển lại “Trông trời, trông nước, trông mây/ Trông cho trời trong biển lặng cá đầy ghe Trông cho cá tôm đƣợc mùa” Câu ca dao có sự trùng lặp về kết cấu “trông trông” nhƣ muốn khẳng định họ trông chờ vào biển cả, vào thiên nhiên sẽ giúp họ có đƣợc mùa màng bội thu “cá tôm đƣợc mùa”, hay đó còn là sự trông chờ một cuộc sống no đủ ấm êm “Người người vui sướng cửa nhà khang trang” Câu hát được cất lên bởi những người ngư dân trong lúc đang kéo lưới không chỉ giúp họ quên đi cái mệt mỏi bởi cái nắng chói chang của vùng biển khơi, mà họ lấy những câu hát nhƣ một tiếng đệm để có động lực mỗi khi kéo mẻ lưới đầy “Hò dô ta ớ hò dô ta”, chữ “ớ” trong câu hát cuối như một nhịp nghỉ của người ngư dân lấy sức để kéo chiếc lưới nặng cá tôm lên khoan thuyền Tiếng hát hò khoan chính là tiếng lòng, là niềm vui lao động của ngƣ dân vùng biển Nam Trung bộ Bài ca hò khoan trên không chỉ phản ánh kinh nghiệm lao động của người dân về nghề chài lưới mà đồng thời còn thể hiện những ước mơ cũng như những tư tưởng tình cảm của họ Ta có thể thấy, ngay cả trong tiếng hát, trong lời bài ca, những con người nơi đây cũng luôn hướng đến biển, mang đậm màu sắc của văn hóa biển. Ở Việt Nam ta xƣa nay có truyền thống văn hóa là buôn có bạn, bán có phường Và ở mỗi một phường, một hội thường có những bài ca lao động khác nhau nhằm tạo nên không khí vui vẻ và tinh thần phấn khởi trong lúc làm việc.Nếu nhƣ ở các khu vực chủ yếu phát triển nông nghiệp hình thành một số điệu hát, bài ca như: hò giã gạo, hát Phường Vải, hát Phường Cấy, hát Phường Củi, thì ở vùng biển Nam Trung bộ, một bộ phận khá lớn cƣ dân sinh sống ở vùng đồng bằng ven biển, công việc chính của họ là làm nghề chài lưới và chèo thuyền, họ phụ thuộc vào biển Có lẽ, cũng chính vì vậy mà ở Nam Trung bộ hình thành riêng cho mình những làn điệu, bài ca đậm chất biển đến nhƣ thế.

Hò khoan có thể xem là một trong những hình thức diễn xướng vô cùng đặc trƣng đậm văn hóa biển.

Nào ta có nào ta kéo vào hò kéo lưới lên Nào ta gắng nào ta cố bền làm cho nhiều cá

Dô ta dô ta dô ta Lướt sóng ra khơi Thuyền về có cá ta trông đƣợc nhiều Nào nào hò kéo lưới lên hò khoan ớ hò!

(Ca dao, dân ca đất Quảng) Cái cách những người ngư dân Nam Trung bộ đưa giai điệu, câu từ vào câu ca dao đơn thuần tạo nên một làn điệu hò khoan để cổ vũ tinh thần lao động của con người vô cùng thông minh và đầy sáng tạo Khi diễn xướng một câu ca, người ta thường chen vào những tiếng đệm “hò khoan” để tạo tính nhạc cho câu ca đó Câu hát “Dô ta dô ta dô ta” ở giữa bài đƣợc lặp đi lặp lại ba lần từ

“dô ta” cùng với cách ngắt nhịp 2/2/2 cho ta thấy đƣợc sự dồn dập, gấp gáp, nhanh, mạnh như ba tiếng đệm cho ba lần dồn sức kéo một chiếc lưới nặng, đầy ắp cá tôm Qua câu ca, qua làn điệu hò được những người ngư dân nơi đây diễn xướng ta thấy được ở họ không chỉ là một người lao động cần cù, nhiệt huyết mà còn là một người nghệ sĩ đúng nghĩa Câu hát của những con người làng chài tuy không mƣợt mà, nhẹ nhàng, uyển chuyển nhƣ những cô gái, chàng trai vùng quê thôn dã nào đó mà nó lại vô cùng khỏe khoắn, vui tươi và căng tràn sức sống Có nhƣ vậy họ mới có thể quên đi cái khó khăn, vất vả, nặng nhọc của những mẻ cá đầy.

Hát bả trạo cũng là thể loại dân ca nghi lễ phổ biến của cƣ dân ven biển, được diễn xướng trong lễ Nghinh Ông đặc trưng của cư dân vùng biển nói chung, nổi bật nhất là vùng biển Nam Trung bộ.

Hát bả trạo còn gọi là “Chèo bả trạo, Hò đƣa linh, Hát hầu linh) là một loại dân ca nghi lễ biển từ Bình-Trị-Thiên, đặc biệt là từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Bình Thuận Hát bả trạo có nghĩa là hát có kèm theo động tác múa (bả: nắm chắc; trạo: mái chèo) Đây là loại hát múa dân gian đƣợc tổ chức theo tục lệ hằng năm, hoặc hai, ba năm một lần nhân dịp lễ tế cá ông (hoặc lễ Nghinh ông), còn đƣợc trình diễn nhân dịp đƣa tang cá Ông (cả voi) và trong cả lễ hội cầu mùa của ngƣ dân.

Hát bả trạo bao gồm hai yếu tố: hát và múa chèo (chèo cạn – chèo đƣa linh hồn cá Ông vượt qua biển nước trên một con thuyền tượng trưng), với phương thức múa hát tập thể dụng cụ là mái chèo Một đội hát bả trạo thường có: Tổng mũi (tổng tiền), tổng khoang (tổng thương), tổng lái (tổng hậu) và thêm từ mười đến mười sáu con trạo Trải qua nhiều thế kỉ, nhân dân vùng Nam Trung bộ còn nhớ và lưu giữ nhiều làn điệu và tư liệu về lối diễn xướng dân gian này.

Hát bả trạo đƣợc biết đến là một dân ca nghi lễ Song theo các nhà nghiên cứu thì hát bả trạo ngoài là dân ca nghi lễ quen thuộc mà còn là một loại hình dân ca lao động Bởi trong nội dung của một bài bả trạo nó còn gắn liền với các hoạt động sản xuất, lao động của ngƣ dân vùng biển nơi đây Qua lối diễn xướng bả trạo, nét đẹp lao động của ngư dân Nam Trung bộ được khắc họa một cách rõ nét và vô cùng sinh động.

Trước hết với tư cách là dân ca nghi lễ, bài ca dao xưng tụng công đức cá Ông, che chở cho người dân vượt qua sóng gió, làm ăn thuận lợi, vạn chài nơi nơi đƣợc bình an đồng thời qua đó ta cũng có thể cảm nhận ở đây một tinh thần tri ân sâu sắc của người dân miền biển, sống ân tình, có trước, có sau.

Lời của con trạo (đồng thanh): Đỡ thuyền phong nạn giữa trời Đưa người bể khổ lên ngồi đài xuân

Nào ai thả lưới lộng khơi Bắc nam kể hết mấy lời cứu sanh

Lại khi giúp khách hải trình

Rõ ràng lên dọi là mình thấy tin

Ra tay bốn biển giữ gìn Ngõ hầu đem lại thanh bình nơi nơi Tánh linh bàng bạc giữa vời

Sống thời hiển hiện, thác thời oai linh Nơi nơi phụng sự tâm thành Đài lan chăm chút hương đăng một màu

(Ca dao Nam Trung bộ) Chỉ vọn vẹn qua mấy lời hát bả trạo đã gói gọn trọn vẹn tâm tình, sự tôn kính, sùng bái của con người Nam Trung bộ với cá Ông – một vị thần Biển linh thiêng, oai nghi Vị Phúc thần ấy luôn hiện diện cứu ngƣ dân trong lúc họ đang lâm nguy, chới với ngoài biển cả Sống là vị thần Đông Hải đại vương, luôn xuất hiện để cứu giúp con người trong cơn phong ba bão táp Chết hiển linh thành vị thần Nam Hải đại vương phù hộ độ trì cho vạn chài được yên vui hạnh phúc Vị thần Biển ấy luôn ở trong tâm thức của ngƣ dân miền biển nơi đây.

Trời đã mịt mù, mây kéo lu bù

Từ Hà Ra cho tới mũi Gù

Từ phường Mới kéo ra gành Mit Gió càng ngày càng thét Giông chẳng bớt chút nào Âu là mau mau bả trạo cầm chèo Đặng lui thuyền trở lại

BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT Ở VÙNG

Ngôn ngữ trong ca dao Nam Trung Bộ

Ngôn ngữ đƣợc hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của con người Tuy nhiên, mỗi địa phương khác nhau về văn hóa, kinh tế xã hội sẽ có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau Sự khác biệt giữa các phương ngữ trong một ngôn ngữ thể hiện chủ yếu ở ngữ âm, sau đó đến từ vựng, còn sự khác nhau về ngữ pháp thì ít hơn Các phương ngữ tiếng Việt khác nhau chủ yếu về ngữ âm và từ vựng Phương ngữ Nam Trung Bộ có sự đa dạng về tự vựng và sự biến đổi về ngữ âm so với các vùng phương ngữ khác, tạo nên những đặc trưng riêng trong giọng điệu và cách sử dụng từ ngữ của con người nơi đây.

3.1.1 Cách nói biến âm/ phương ngữ

Phương ngữ bao giờ cũng đậm đà phong vị dân dã, gần gũi, dễ hiểu, tác giả dân gian cũng đã vận dụng để tạo nên biết bao lời ca dao mang vẻ đẹp chân chất, tự nhiên mà sâu sắc, ý vị.

Ca dao Nam Trung Bộ có phần lớn phương ngữ nói chệch âm chuẩn hay còn gọi là hiện tượng biến âm tạo thành Chẳng hạn như tiếng đàng (đường), đặng (đƣợc) trong các lời ca dao:

- Chƣa chồng đi dọc đi ngang

Có chồng rồi, cứ thẳng đàng mà đi

- Liệu bề đát đặng thì đan Đừng gầy rồi bỏ thế gian chê cười Ở dạng phương ngữ này còn xuất hiện nhiều trường hợp khác, với mật độ khá dày trong ca dao Nam Trung Bộ: nhơn (nhân), biểu (bảo), quảy (quẩy), ngãi (nghĩa), lượng (lạng), đủng đỉnh (đùng đình), hường (hồng), đờn (đàn),cƣỡng (cãi), xùng xình (thùng thình), trắp (tráp)…

Ca dao Nam Trung Bộ còn sử dụng một vài phương ngữ hình thành từ nguyên nhân xã hội đặc biệt Đó là trường hợp: hoàng (huỳnh), hoa (bông).

Theo nghiên cứu của Trần Sĩ Huệ trong công trình Đất Phú trời Yên giải thích hiện tƣợng này nhƣ sau: “Do kiêng tên húy vua triều Nguyễn, Phú Yên cũng nhƣ các tỉnh Đàng trong đổi hoàng ra huỳnh, đổi hoa ra bông Bột hoàng tinh biến thành bột huỳnh tinh, họ hoàng đổi thành họ huỳnh (do kiêng tên chúa Nguyễn Hoàng), Tu Hoa đổi thành Tu Bông, hoa hồng, hoa bí nói là bông hồng, bông bí (do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa - vợ vua Minh Mạng)” [1, tr.173]

Ca dao Nam Trung Bộ có phương ngữ nguồn gốc hình thành rất khó xác định Đó là những trường hợp như rầy (mắng), rày (nay)…

- Khi giận thì rầy thì la Đến khi hết giận rằng ta yêu mình

- Bạn vàng rày đã nghe ai

Gặp nhau ngả nón nghiêng vai không chào.

Có thể kể đến những trường hợp tương tự như: nhang (hương), qua (anh), bậu (em), rổi (người làm nghề buôn bán cá), tròm trèm (xấp xỉ), bận (mặc)…

Ca dao Nam Trung Bộ còn có một dạng phương ngữ, thường là từ láy, không có những nguồn gốc mà cả ý nghĩa cũng không rõ ràng Ví dụ nhƣ:

Chiếu manh lo phận chiếu manh Chiếu manh đâu dám xong xanh giường ngà.

Hiểu ý nghĩa của từ xong xanh trước hết là một động từ Và ta có thể thay thế bất kì động từ nào khác vào vị trí của nó thì câu ca dao vẫn có nghĩa, nhƣ

Chiếu manh đâu dám nằm trên giường ngủ Chủ thể trữ tình trong câu như hiểu đƣợc thân phần của mình, mà cũng không ngân ngại nói rõ ràng về thân phận, đó là sự tự nhận mang tính khẳng định Biết rõ hoàn cảnh không với tới đƣợc người nên dùng từ xong xanh này để người nghe hiểu theo ý thế nào cũng được. Đó có thể là không dám, có thể là dám, có thể là không cần dám Sự lấp lửng xung quanh từ xong xanh giống nhƣ chỉ hành vi chƣa thật sự nghiêm túc nhƣng cũng khó nói rằng không nghiêm túc, giống kiểu là lân la, léng phéng,… Tương tự như trường hợp này, thì kể thêm còn có: tíu líu, xòng xành, lăng líu líu lăng… Trong ca dao Nam Trung Bộ còn có phương ngữ rất đặc biệt như tiếng nậu Theo nhà nghiên cứu Trần Sĩ Huệ, sách Đại Nam thực lục tiền biên giải thích: ““nậu” nguyên nghĩa xưa là làm cỏ ruộng, sau cùng chỉ đám đông người họp lại để làm ruộng, rồi chỉ làng xóm và thành một đơn vị hành chánh”[3, tr.97] Tác giả còn cho biết thêm: “Những tiếng “nậu - nẫu” không đƣợc phổ biến rộng, chỉ là tiếng địa phương của Nam Ngãi Bình Phú” [3, tr.97] Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chúc làm rõ hơn nữa: “Nậu là nhóm người cùng làm một nghề, người đứng đầu trong nhóm là người đầu nậu Có nậu nguồn: nhóm người cùng sống ở vùng cao Nậu rớ: nhóm người đánh bắt cá bằng những cái rớ ở vùng nước lợ Nậu rổi: nhóm người buôn bán cá Nậu nại: nhóm người làm muối” [2, tr.135]

Ngoài ra còn có trường hợp tiếng bậu (em), thường được sử dụng như chỉ người yêu, bình thường không gọi là thiếp, là nàng, là em, thì ít ra là cách gọi sẽ là cô (cô gái), nhƣng ở đây dùng tiếng bậu: Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ Chiêm bao thấy bậu dậy rờ chiếu không.

Cách gọi mộc mạc, dân dã, và hết sức gần gũi Cách gọi cũng khiến cho lời ca dao có không khí gần gũi, gắn bó hơn với người nghe Từ đó tương tư hay tình ý của lời ca dao cũng dễ cho người nghe tiếp nhận và rung động.

Có thể thấy rằng các phương ngữ trong ca dao Nam Trung Bộ có nguồn gốc hình thành và ý nghĩa không rõ ràng, có thể là từ những nguyên nhân nhƣ: Đó là từ cổ hoặc do quá trình giao lưu ngôn ngữ giữa người Việt với các dân tộc khác, hoặc là do biến âm…

Phương ngữ là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo ra sự khác nhau về ngôn ngữ giữa ca dao Nam Trung Bộ với ca dao các nơi khác Nhiều khi hai bản của một lời, một bản ở Nam Trung Bộ , một bản nơi khác nhƣng chúng được phân biệt nhau chủ yếu qua phương ngữ, ví dụ như:

Ca dao miền Bắc có lời:

Còn duyên đóng cửa kén chồng Hết duyên ngồi gốc cây hồng nhặt hoa

Lời ca dao đó ở Nam Trung Bộ chỉ khác có một tiếng:

Còn duyên đóng cửa kén chồng Hết duyên ngồi gốc cây hồng lượm hoa.

Trên đây là một vài trường hợp phương ngữ trong ca dao Nam Trung Bộ trong rất nhiều trường hợp Như vậy có thể thấy, phương ngữ quả thật có vai trò quan trọng trong việc tạo nên diện mạo riêng cho ca dao Nam Trung Bộ.

3.1.2 Việc sử dụng khẩu ngữ

Tác giả dân gian Nam Trung Bộ còn sử dụng cả khẩu ngữ để sáng tác. Khẩu ngữ là những cụm từ đƣợc dùng trong giao tiếp hàng ngày, tác giả dân gian gần nhƣ không đặt ra vấn đề chọn lọc mà “bê nguyên” vào trong các lời ca dao.

Khẩu ngữ được thể hiện trong ca dao dân ca, trước hết là ở hiện tƣợng thêm hoặc bớt âm tiết đối với những vần thơ truyền thống Hiện tượng này thường rất hay gặp ở thể lục bát Thêm hoặc bớt âm tiết càng làm cho ca dao dân ca gần gũi với lời nói hàng ngày của quần chúng lao động Sau đây là mộtsố ví dụ nhƣ thế:

- Anh ra đi cay đắng nhƣ gừng, Đường xa xôi ngàn dặm, khuyên em đừng nhớ thương

- Vì tình anh phải đi đêm,

Vấp năm bảy cái, đất vẫn êm hơn giường.

- Dù cho trúc mọc thành mai

Em cũng không xiêu lòng lạc dạ nghe ai phỉnh phờ.

Thể thơ ca dao Nam Trung bộ

 Lục bát không biến thể

Trong ca dao Nam Trung Bộ, thể thơ lục bát chiếm ƣu thế về số lƣợng Theo thống kê có khoảng hơn một nửa số ca dao được sưu tầm ở vùng đất này thuộc thể loại lục bát, trong đó có các loại nhƣ: lời hai dòng, lời bốn dòng, lời sáu dòng, lời tám dòng, lười mười dòng, lời mười hai dòng, lời mười sáu dòng và lời hai mươi dòng.

Các chủ đề mà ca dao Nam Trung Bộ thường đề cập ở thể lục bát là ca ngợi tình yêu nam nữ, phản ánh tỉnh cảm vợ chồng (chiếm một nửa); phần còn lại thường nói về các chủ đề như ca ngợi cảnh vật, sản vật quê hương, yêu nước chống áp bức xâm lƣợc, đề cập các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Cũng giống nhƣ ca dao cổ truyền, thể lục bát trong ca dao Nam Trung Bộ có lối ngắt nhịp chẵn là chủ yếu (dòng lục là 2-2-2, dòng bát là 2-2-2-2 hay 4-4).

- Anh về Bồ Địch, Giếng Vuông

No cơm ấm chiếu luông tuồng bỏ em.

- Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

- Chồng già vợ trẻ là tiên

Vợ già chồng trẻ là duyên con bò.

Tuy nhiên chúng ta cũng bắt gặp những cách ngắt nhịp tương đối linh hoạt.

Chồng nhƣ giỏ, vợ nhƣ hom (3-3) Đá vàng chung dạ, cháo cơm chung lòng.

Chƣa chồng đi dọc đi ngang

Có chồng rồi, cứ thẳng đàn mà đi (3-3-2)

Cách phối thanh trong thể thơ lục bát, đặc biệt là lời thơ hai dòng của ca dao Nam Trung Bộ cũng tương đối đúng theo thi luật phổ biến của thơ lục bát Đó là tiếng thứ hai thanh bằng, tiếng thứ tƣ thanh trắc, tiếng thứ sau và thứ tám thanh bằng (các tiếng ở vị trí lẻ: một, ba, năm, bảy thì tự do)

Ngoài ra còn có cách phối thanh theo quy luật bổng - trầm (cao – thấp) Tức là tiếng thứ sáu của dòng bát là thanh huyền thì tiếng thứ tám của dòng ấy là thanh ngang và ngƣợc lại:

Chim bay về núi Sơn Trà

Chồng Nam vợ Bắc ai mà không thương.

Trồng trầu tưới nước cho vông Cảm thương cây chuối đứng không một mình.

Trong ca dao Việt Nam, nếu quy luật ngắt nhịp thay đổi thì có thể dẫn đến sự thay đổi quy luật bằng trắc Tuy nhiên trong ca dao Nam Trung Bộ hiện tƣợng thay đổi quy luật bằng trắc đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là do tiểu đối nhƣ trong ca dao Việt Nam, cũng có khi là do sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc mang một dụng ý sử dụng nào đó.

Sơn Tịnh có núi Trân Châu

Có bầu Ông Xá, có cầu Rồng Xanh.

Dòng lục của lời ca dao trên không có tiểu đối, tiếng thứu hai của dòng ấy vẫn mang thanh trắc khác thông lệ.

Gánh cực mà đổ lên non Còng lƣng mà chạy cực còn chạy theo.

Thanh trắc của tiếng cực đặt ở vị trí thứ hai dòng lục làm cho không khí dòng thơ và lời ca thật nặng nề, chùng xuống như ấn nặng vào lòng người những cơ cực của đời người.

Trong một số trường hợp, cả tiếng thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng lục, tiếng thứ sáu của dòng bát quy luật bằng – trắc cũng thay đổi.

Biển cạn, lời nguyền không cạn Núi lở non mòn nghĩa bạn không quên.

Hay: Đường mòn sáng xuống chiều lên Dặn ai hãy nhớ đừng quên nghĩa tình.

Tiếng thứ hai, thứ sáu dòng lục thanh trắc, tiếng thứ sáu dòng bát cũng thanh trắc Sự lặp lại hai lần từ cạn, âm thanh đƣợc láy lại một lần nữa ở tiếng bạn, sự chồng lên thanh trắc ở hai dòng của lời ca dao có tác dụng khắc sâu vào lòng người đọc nội dung nó thể hiện.

So với dòng lục thì trong ca dao Nam Trung Bộ dòng bát có sự phối thanh đa dạng và linh hoạt hơn Ngoài những quy luật chung: tiếng thứ hai thanh bằng, tiếng thứ tƣ thanh trắc, tiếng thứ sáu và thứ tám thanh bằng còn có thay đổi là tiếng thứ hai mang thanh trắc, thanh trắc ấy vừa có thanh điệu cao (ngã, hỏi), thanh điệu thấp (nặng).

Quê em có núi Xương Rồng

Có cửa Mỹ Á/ có sông Thủy Triều.

Trong trường hợp trên, sự thay đổi là do tiểu đối diễn ra ở dòng bát, thanh trắc thay thế mang thanh hỏi cửa.

Có trường hợp thay đổi do dụng ý diễn đạt:

Anh về tìm vợ con anh

Lá rụng về cội bỏ nhành bơ vơ Tiếc công vót nứa đan lờ Để cho con cá vƣợt bờ nó đi.

Dù thay đổi phối thanh ở dòng bát hay dòng lục thì giá trị của lời ca cũng không giảm đi, mà ngƣợc lại còn tăng sức gây ấn tƣợng, nội dung của các lời ca tác động vào lòng người sâu sắc hơn.

Thể thơ lục bát trong ca dao Nam Trung Bộ cũng sử dụng phép đối (tiểu đối) Sử dụng ở cả dòng lục lẫn dòng bát, nhưng thường gặp hơn ở dòng bát. Chúng ta có thể chia phép tiểu đối ra làm hai loại là đối chọi và đối cân. Đối chọi:

Nha Trang đến Chụt không xa

Kẻ vô mua đệm/ người ra bán buồm. Đối cân (thường có chủ đề ca ngợi cảnh vật, sản vật địa phương):

- An Nhơn có tháp Mò O

Có chùa Thập Thị/ có đò Trường Thi.

- Tiếng đồn Bình Định tốt nhà

Phú Yên tốt ruộng/ Khánh Hòa tốt trâu.

- Ai về nhắn bạn La Kham

Mua dâu lựa lá/ mua tằm lấy tơ.

Phép đối có tác dụng đem lại sự đều đặn, du dương cho dòng thơ, lời thơ. Tác dụng đó phù hợp với tiêng thơ thiên về dỗ dành, ngợi ca Có lẽ vì thế mà phép đối thường được sử dụng trong các lời có chủ đề ca ngợi cảnh vật, sản vật địa phương.

Về vần, thể thơ lục bát trong ca dao Nam Trung Bộ các tiếng ở các dòng cơ bản hiệp vần theo vần lưng và vần chân thông thường của thi luật thơ lục bát. Đó là tiếng thứ sáu của dòng bát bên dưới vần với tiếng cuối của dòng lục bên trên (vần lƣng):

Ai qua Bình Định ban trƣa Dừng chân uống bát nước dừa Tam Quan.

Có trầu mà chẳng có cau Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm.

Nếu nhƣ lời lục bát đƣợc mở rộng tiếp thì tiếng cuối của dòng bát bên trên vần với tiếng cuối của dòng lục bên dưới (vần chân): Đêm nằm giấc điệp mơ màng Giật mình trở dậy tưởng chàng chào đưa Đầm đìa nước mắt như mưa Tiếc thay tình cũ nghĩa xƣa không còn.

Cách gọi tên vần lƣng và vần chân nhƣ trên là vì phụ thuộc vào vị trí gieo vần Nếu nhƣ căn cứ vào thanh điệu và âm tiết thì có hai loại vần là vầng bằng và vần trắc Hiệp vần bằng các tiếng hiệp vần mang thanh huyền và thanh ngang:

Tiếng ai than khóc nỉ non Phải vợ chú lính trèo hòn Cù Mông?

Hiệp vần trắc, các tiếng hiệp vần nhau mang thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng.

Biển cạn lời nguyền không cạn

Núi lở non mòn nghĩa bạn không quên.

Ngoài ra khi căn cứ vào mức độ trùng hợp của các yếu tố trong khuôn vần, chúng ta còn chia ra vần chính và vần thông.

Hiệp vần chính đòi hỏi sự trùng hợp hoàn toàn ở phần cơ bản nhất của âm tiết (âm chính, âm cuối, thanh điệu cùng nhóm):

Ai về Cổ Lũy, Xóm Câu Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng.

Hiệp vần thông không đòi hỏi sự trùng hợp hoàn toàn trong âm chính và âm cuối:

Cha đời mấy đứa theo Tây

Mồ ông, mả bố voi dày biết chƣa?

Không gian nghệ thuật

Nam Trung Bộ là eo đất nằm giữa với một bên là biển Đông, một bên là dãy Trường Sơn Đây là vùng đất được xem là “một chuỗi đồng bằng lớn, nhỏ nối tiếp nhau, thỉnh thoảng bị cắt ngang bởi những mạch núi của dãy Trường Sơn đâm thẳng ra biển” [Ca dao Nam Trung Bộ, tr.7] Nhƣ vậy, vùng đất Nam Trung Bộ có đầy đủ mọi loại địa hình của thiên nhiên Việt Nam gồm sông, biển, đồng bằng và rừng núi Chính đặc điểm này về yếu tố địa lí đã tạo nên sự đa dạng cho không gian nghệ thuật của thể loại ca dao ở vùng đất này Không gian trong ca dao Nam Trung Bộ là những khung cảnh thân quen, là môi trường tự nhiên gắn với đời sống sinh hoạt, lao động của người dân Thông qua không gian nghệ thuật trong những bài ca dao quen thuộc đã làm hiện lên vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên cũng nhƣ những phẩm chất tốt đẹp của con người nơi đây.

3.3.1 Không gian gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động

Không gian nghệ thuật phổ biến trong ca dao ba miền đầu tiên phải kể đến không gian sinh hoạt, lao động vì chính từ không gian hoạt động đời thường này mà ca dao đã hình thành, phát triển và được lưu truyền đến ngày nay. Không gian sinh hoạt lao động trong ca dao cũng góp phần lưu giữ lại những hình ảnh lao động sinh hoạt truyền thống của người dân đồng thời phản ánh nét đặc trƣng của vùng đất Nam Trung Bộ đầy nắng và gió.

Nếu trong ca dao Bắc Bộ, không gian thường gắn liền với không gian làng xã quen thuộc có cây đa, bến nước, sân đình; không gian trong ca dao Nam Bộ thường xuất hiện hình ảnh đặc trưng như miệt vườn, sông nước với những vườn trái cây sum suê hay những con sông lấp lánh cá tôm thì trong ca dao NamTrung Bộ, không gian bình dị của làng quê hiện lên rõ nét thông qua hình ảnh những con ngõ nhỏ, cái truông vắng, con đường, cây cầu,… Theo khảo sát,những hình ảnh trên xuất hiện rất nhiều lần trong những bài ca dao, điều này cho thấy không gian làng quê là không gian quen thuộc, gắn bó, gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân ở nơi mảnh đất đầy nắng và gió này. Với đặc trƣng về khí hậu và thổ nhƣỡng có phần khắc nghiệt hơn những vùng đất khác, người dân Nam Trung Bộ có lối sống chịu thương chịu khó và đặc biệt yêu quý mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên Tất cả những điều đó đều đƣợc đƣa vào ca dao nhƣ một lẽ tự nhiên đầy mộc mạc và giản dị nhƣng cũng rất đặc biệt và đƣợc thể hiện qua không gian thân thuộc của những bài ca dao Không gian quen thuộc trong những bài ca dao trước hết phải nói đến không gian của những con ngõ nhỏ, ca dao Nam Trung Bộ có nhiều bài với motif “chiều chiều” nói lên tâm trạng buồn bã, đợi chờ của con người Sự đau đớn của việc chờ đợi mỏi mòn trong tình yêu luôn là minh chứng rõ ràng nhất cho tính cách thủy chung, trọng tình nghĩa của con người nơi đây Chẳng hạn nhƣ:

Chiều chiều ra ngõ ngóng trông, Ngó hoài ngó hủy cũng không thấy nàng.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Sông sâu nước chảy, ruột đau từng hồi…

Chiều chiều ra ngõ ngóng trông Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người.

Những con đường làng quanh co trải khắp làng quê, ngõ xóm gắn liền với mọi hoạt động thường nhật của con người nơi đây được đưa vào ca dao một cách độc đáo Không gian của những “đường đi chợ huyện”, những “đường vô quê mẹ”, những “đường dài ngựa chạy” đều là những hình ảnh gắn bó với con người nơi đây Con đường không chỉ đưa họ đến nơi mình cần đến mà còn là

“sợi dây” liên kết thêm nhiều mối quan hệ thân thiết, tương trợ giữa những con người ở mảnh đất này Đối với họ, yêu quê hương cũng là yêu và trân quý từ những điều bình dị, nhỏ bé nhƣ thế Vậy nên bên cạnh những con ngõ nhỏ thì trong ca dao Nam Trung Bộ còn có không gian của những con đường mà mỗi lần xuất hiện lại mang một dáng vẻ khác nhau Đó có thể là con đường rộng

“thênh thang”, con đường “cách truông” vắng vẻ hay con đường “dài” càng chạy càng xa: Đường đi chợ huyện thênh thang

Kẻ đi người lại, sao chàng biệt tăm? Đường vô quê mẹ cách truông Chim kêu vƣợn hú, có buồn anh đƣa Đường dài ngựa chạy cát bay, Ngãi nhân thăm thẳm mỗi ngày một xa.

Trong kho tàng ca dao trên khắp mọi vùng miền của nước ta luôn xuất hiện những biểu tượng quen thuộc gắn với cuộc sống của con người trong đó có thể kể đến những chiếc cầu Với đặc trƣng địa lí có nhiều con sông trải dài trên khắp mọi vùng miền thì việc những chiếc cầu xuất hiện trong ca dao và gắn liền trong tâm thức của người dân là điều có thể hiểu được Những chiếc cầu quê hương luôn là không gian quen thuộc của ca dao trữ tình của người Việt, đó là nơi họ qua lại hằng ngày và đó cũng là nơi lứa đôi hẹn hò, viết nên những câu chuyện tình lãng mạn Những chiếc cầu trong ca dao Nam Trung Bộ hiện lên rất đỗi mộc mạc, bình dị giống như những người con của mảnh đất này khi cuộc sống còn nhiều khó khăn và thiếu thốn Đó là hình ảnh của những chiếc cầu tre, cầu ván mỏng hay những chiếc cầu yếu ớt, không đƣợc chắc chắn.Những chiếc cầu nhƣ một biểu tƣợng đặc biệt cho mảnh đất đầy nắng và gió này Con người nơi đây không thấy xấu hổ vì quê hương mình còn nghèo khó,lạc hậu mà trái lại họ còn không ngần ngại đưa nó vào ca dao để nhiều người biết đến Đây là cách mà những người dân vùng Nam Trung Bộ thể hiện đặc trưng trưng vùng đất quê hương đồng thời đó cũng là cách để họ tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng từng ngày để cải tạo quê hương trở nên tốt đẹp hơn Có thể lấy ví dụ từ những chiếc cầu trong các bài ca dao sau:

- Qua cầu ván mỏng phải nương,Thì ra bạn học thôi thương ta rồi.

- Cầu cao ván yếu gió rung,

Em qua không đặng, cậy cùng có anh.

- Cầu cao em bắc gập ghình, Anh nên qua lại giữ mình khéo sa.

Bên cạnh những con đường, ngõ nhỏ, những chiếc cầu thân thương thì không gian gắn liền với cuộc sống lao động cũng hiện lên một cách rõ nét với nhiều hình thức lao động khác nhau Thông qua không gian lao động, ta thấy được tính cách cần cù, chịu khó của những con người ở một vùng đất còn nhiều khó khăn và vất vả Không gian của những “vườn dưa, vườn cà, đám bắp” gắn liền với quá trình trồng trọt, làm lụng của con người miệt mài qua từng năm tháng:

Bồng em đi dạo vườn dưa, Dƣa đà có trái, chị chƣa có chồng.

Bồng em đi dạo vườn cà, Trái non bỏ mắm, trái già làm dƣa…

Ngó lên đám bắp đằng đông, Lao xao thiên hạ mà không thấy chàng.

Ngồi buồn than thở, thở than, Gối nghiêng, đệm chếch phòng loan một mình. Đó cũng có thể là không gian của “ruộng sâu, rừng hoang” gắn liền với công cuộc khai phá đất đai, cần mẫn lao động để cải thiện đời sống từng ngày của cƣ dân nơi đây:

Ruộng khô, bắt nhỏ, cấy dày, Lúa se, mạ úa chờ ngày rải phân

Thương chàng vô lượng, vô cân, Cầu không tay vịn cũng lần mà qua.

Ruộng khô đắp trổ chờ mƣa,

Người thương, em thương trả, Người đưa, em đưa người.

Rừng hoang sóc nhảy tƣng bừng, Hoa chưa nở nhụy, bướm đừng lao xao.

Không gian trong ca dao Nam Trung Bộ không bị giới hạn mà ngƣợc lại còn đƣợc phát họa theo nhiều chiều, chẳng hạn nhƣ “bên kia – bên này” (“bên ni – bên kia”):

Bên kia sông, quê anh An Thái, Bên này sông, em gái An Vinh, Thương nhau chung dạ chung tình, Cầu mẹ cha ƣng thuận, hai đứa mình kết đôi.

Sự miêu tả tinh tế có dụng ý “bên kia sông – quê anh”, “bên này sông – quê em” không chỉ có tác dụng mở rộng không gian mà còn làm cho câu ca dao trở nên logic và hợp tình hợp lí hơn Không gian “bên kia – bên này” tuy có phần xa cách nhƣng thực chất lại rất hòa hợp, cho thấy sự xứng đôi vừa lứa của người con gái và người con trai qua đó thể hiện được tính cách thủy chung của cặp đôi trai gái trong tình yêu, vì yêu nhau chân thành nên dẫu khoảng cách về không gian có xa đến mấy họ vẫn không màng tới Có thể thấy, toàn bộ không gian quen thuộc của cuộc sống sinh hoạt, lao động nơi đây đều đƣợc đƣa vào trong ca dao một cách chân thực, rõ nét và rất sống động Qua đó giúp người đọc nhìn thấy được đời sống bình yên, giản dị nhưng cũng còn lắm khó khăn của dải đất Nam Trung Bộ, thấy được tính cách yêu quê hương và cần cù, chăm chỉ lao động cải tạo quê hương của con người nơi đây.

3.3.2 Không gian gắn liền với môi trường tự nhiên

Vị trí địa lí đặc biệt đã mang đến đặc điểm địa hình đặc trƣng cho mảnh đấtNam Trung Bộ, ở nơi đây có cả sông, cả biển và cả những dãy núi cao Vậy nên sẽ không có gì lạ nếu nhƣ không gian trong những câu ca dao của vùng đất này gắn liền với hình ảnh của môi trường tự nhiên Không gian ấy không chỉ gắn bó trong đời sống lao động mà còn trong cả đời sống tinh thần của người dân nơi đây Tất cả những gì vốn có dù là thuận lợi hay khó khăn do yếu tố tự nhiên mang lại đều được người dân nơi đây mang vào ca dao Số lần xuất hiện của không gian núi và biển trong ca dao vùng đất này tương đối nhiều, cụ thể: không gian núi, non, đèo, dốc xuất hiện 364 lần (16,4%) và không gian biển xuất hiện 287 lần (12,95%) Trong ca dao, điều này đƣợc thể hiện rõ nét qua những biểu hiện cụ thể sau:

Thứ nhất, trong ca dao khu vực Nam Trung Bộ, không gian biển đƣợc khắc hoạ gắn liền với những khó khăn, khắc nghiệt gây nguy hiểm cho người lao động nhưng không hề có thái độ trách móc, oán thán vì người dân nơi đây xem biển là nguồn sống của họ dù đây là nơi chứa đầy bất trắc của tự nhiên, đe dọa đến tính mạng và cuộc sống Trong ca dao, điều này đƣợc thể hiện một cách rõ nét, không gian biển gắn liền với nỗi lo của người phụ nữ về những điều không hay xảy ra ngoài biển xa:

Ngó ra ngoài tận biển Đông, Thấy mây thấy nước, sao không thấy chàng.

Thuyền xuôi ra cửa Khánh Hòa, Buồm giăng hai cánh dạ em đà héo hon Chèo thuyền ra biển mà trông, Gió đưa lượn sóng, người không thấy người.

Ngó ra ngoài biển ba lần, Thấy anh ở trần trong bụng xót xa,

Em về mua lụa đậu ba, Cắt áo cổ giữa đem tra nút vàng.

Không ai mà gửi cho chàng, Để cho chàng mặc kẻo cơ hàn nắng mƣa.

Không gian biển xuất hiện với tần số dày đặc trong ca dao Nam Trung Bộ do biển cả không chỉ là nơi cung cấp nguồn lợi kinh tế, là nơi hình thành và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lâu đời mà còn là nơi rèn luyện cho con người tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường trong quá trình lao động gian khổ Con người nơi đây trân trọng, biết ơn biển cả vì tất cả những giá trị cao quý mà biển mang lại. Trong những bài ca dao có sự xuất hiện của không gian biển có thể thấy, người dân đề cập tới những khắc nghiệt của biển nhƣng không trách móc, oán than biển khơi làm cho con người khổ sở, lao đao trong lao động bởi lẽ họ biết biển quan trọng với mình nhƣ thế nào.

Giọng điệu cảm thương tâm tình

Trong kho tàng ca dao dân tộc nói chung và ca dao Nam Trung Bộ nói riêng, giọng điệu cảm thương, tâm tình xuất hiện rất nhiều và tập trung chủ yếu ở những bài ca dao thể hiện tình cảm với người yêu và gia đình Vốn là những người dân quê thật thà và giàu tình cảm nên việc sử dụng giọng điệu này trong ca dao đã giúp cho sự bộc trực, thẳng thắn trong tính cách của con người nơi đây đƣợc biểu hiện một cách rõ ràng.

Giọng điệu tâm tình trong ca dao Nam Trung Bộ chủ yếu đƣợc tạo nên từ việc sử dụng những motif quen thuộc nhằm tạo nên những lời ca xót xa mang âm hưởng chia sẻ, tâm tình Ngoài những motif quen thuộc trong kho tàng ca dao của dân tộc như: “Thân em”, “Thương em”, “Chiều chiều”,… thì ca dao ở vùng đất này còn sử dụng các motif đặc trƣng, mang dấu ấn riêng của vùng văn hoá nhƣ “Chừng nào”, “Ngó lên, ngó xuống”, “Chầu rày” Việc sử dụng những motif này đã giúp cho lời ca dao chất chứa thêm nhiều tình cảm từ đó làm hiện lên bóng dáng con người cả đời trọng nghĩa tình của vùng đất nơi đây.

Với những bài ca dao sử dụng motif “Chừng nào” lời ca dao vừa nhƣ lời tâm sự của những người yêu nhau, vừa như lời khẳng định keo sơn cho tình cảm son sắt, thủy chung, gắn bó không rời Có thể dẫn ra một số bài ca dao nhƣ:

- Chừng nào biển nọ xa gành,

Cù lao xa sóng, anh mới đành xa em.

- Chừng nào biển cạn thành ao, Bắc cầu chiếc đũa mà trao ân tình.

- Chừng nào cho sóng bỏ gành,

Cù lao bỏ biển, anh mới đành bỏ em.

- Chừng nào Hòn Chữ bể tƣ,

Cửa Nha Trang cạn nước anh mới từ nghĩa em.

- Chừng nào núi Bụt hết cây,

Lại Giang hết nước, dạ này hết thương.

Có thể thấy các hình ảnh đƣợc sử dụng nhƣ “biển xa gành”, “biển cạn thành ao”, “Sóng bỏ gành”, “Hòn Chữ bể tư”, “Cửa Nha Trang cạn nước”,

“núi Bụt hết cây” và “Lại Giang hết nước” là những điều chắc chắn không thể xảy ra, điều đó chứng minh tình cảm giữa “anh” và “em” cũng luôn bền chặt,gắn bó không bao giờ bị cắt chia Tấm lòng thủy chung, tính cách trọng tình, trọng nghĩa trong tình yêu của người dân Nam Trung Bộ thông qua giọng điệu và những hình ảnh đƣợc chọn lọc đó cũng đƣợc thể hiện một cách sâu sắc, rõ nét Tương tự, motif “Ngó lên, ngó xuống” cũng có ở một số bài ca dao như:

- Ngó lên dốc lở, bãi lài Tình thâm nghĩa trƣợng nhớ hoài không quên.

- Ngó lên trên đỉnh tháp Chàm, Nhớ ai nhƣ nhớ bóng nàng năm xƣa

- Ngó lên trên trời, mây giăng tứ hướng, Ngó xuống dưới biển, đá dựng bốn bề.

Em làm sao cho đặng chữ phu thê, Đây chồng, đó vợ đuề huề trước sau.

- Ngó lên trời, trời cao lồng lộng, Ngó xuống biển, biển rộng chơi vơi, Rạng ngày mai mỗi đứa mỗi nơi, Bƣng chén cơm lên để xuống, không vơi hạt nào. Đêm nằm mộng mị chiêm bao, Tiếc vườn hồng én liệng, để vườn đào quạnh hiu.

Tình nghĩa sâu nặng con người dành cho nhau cũng giống như trời cao,biển rộng, không gì có thể cân đo, đong đếm đƣợc Ngó lên để thấy trời cao, ngó xuống để thấy biển rộng chính là lời bày tỏ dù ở chốn nào thì tình cảm vẫn luôn đong đầy, motif này làm cho bài ca dao giống nhƣ lời xúc động nghẹn ngào của những chàng trai, cô gái khi nói về tình nghĩa mình dành cho đối phương Tình cảm đó có thể gắn liền với nỗi nhớ, với nỗi buồn của sự chia xa nhƣng cuối cùng, nó vẫn thể hiện đƣợc cái tình nghĩa đậm đà mà họ dành cho nhau Bên cạnh tình yêu nam nữ thì motif này còn đƣợc dùng để thể hiện cảm xúc xót xa của những người con xa quê khi nhớ về cha mẹ, nhớ về quê hương của mình,qua đó thể hiện được tính cách hiếu thảo, luôn nhớ về nguồn cội của con người nơi đây Ví dụ nhƣ:

“Ngó lên ngọn núi Ba Non, Công cha nghĩa mẹ, làm con phải đền”

“Ngó lên ngó xuống thì vui Ngó về quê mẹ ngùi ngùi nhớ thương”

“Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng, Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi”.

Tương tự như thế, motif “Chầy rày” trong ca dao cũng được người dân Nam Trung Bộ sử dụng như một phương tiện giãi bày tâm sự, cảm xúc của mình Những bài ca dao bắt đầu bằng motif này thường nói về sự chia xa của con người trong các mối quan hệ tình cảm Chính vì thế, lời ca dao hiện lên với những nuối tiếc, xót xa Ví dụ nhƣ khi nói về sự chia xa giữa bạn bè với nhau, ca dao có câu:

Chầu rày bạn cũ xa rồi,

Cái trách cũng vụt, cái nồi cũng quăng.

(trách: cái nồi đất nhỏ, vụt: vứt đi, quăng: ném đi).

Hay khi nói về sự chia xa thậm chí là cắt đứt trong một mối tình duyên, lời ca dao có phần nghẹn ngào, tủi hổ:

Chầu rày em đã có đôi Anh về chốn cũ, lần hồi làm ăn.

Và khi xa quê hương, xa những gì thân thuộc gắn với quê hương, con người ta cũng bồi hồi cảm giác khó tả cũng với sự nuối tiếc, nhớ nhung:

Chầu rày xa phố Hội An,

Xa chùa Ông Bổn, xa làng Minh Hương.

Thông qua một số motif mang đậm đặc trƣng, khẩu ngữ vùng miền, giọng điệu cảm thương, tâm tình trong ca dao Nam Trung Bộ đã làm cho cảm xúc của con người hiện lên như những câu chuyện để nhân vật trữ tình có cơ hội tự sự về tình cảnh của bản thân Những xúc động, những trở trăn trong từng motif ca dao đều cho chúng ta thấy đƣợc tính cách trọng tình đối với gia đình, đối với quê hương của những con người bình dân xứ này.

Ngày đăng: 23/10/2023, 18:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Đình Chúc, Phương ngữ và địa danh trong ca dao Phú Yên/Ca dao dân ca trên vùng đất Phú Yên, Hội Văn nghệ dân gian và Văn hóa dân tộc Phú Yên, 1966, tr.131-148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ và địa danh trong ca dao Phú Yên/Cadao dân ca trên vùng đất Phú Yên
10. Trần Huệ Sĩ, Tấm lòng người Phú Yên qua ca dao/ca dao dân ca trên vùng đất Phú Yên, Hội Văn nghệ dân gian và Văn hóa các dân tộc Phú Yên, 1996, tr.67-98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tấm lòng người Phú Yên qua ca dao/ca dao dân ca trênvùng đất Phú Yên
11. Trần Huệ Sĩ, Đất Phú trời Yên, bản thảo đánh máy, 1966 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Phú trời Yên
1. Đinh Gia Khánh, Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam Khác
2. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên) (2011), Từ điển Thuật ngữ Văn học, Tái bản lần thứ năm, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Khác
3. Hà Minh Đức (chủ biên) và các cộng sự (2014), Lí luận văn học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội Khác
4. Phương Lựu (chủ biên) và các cộng sự (2017), Lí luận văn học (Tập 1:Văn học, nhà văn, bạn đọc), Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Khác
5. Phương Lựu và các cộng sự (2018), Lí luận văn học (Tập 3: Tiến trình văn học). Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Định, Ngôn ngữ và thể thơ ca dao Nam Trung Bộ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2022 Khác
8. Nguyễn Định, Văn học dân gian Nam Trung Bộ hai mươi năm những tìm tòi và suy nghĩ, NXB Đà Nẵng, 2022 Khác
9. Thạch Phương – Ngô Quang Hiển, Ca dao Nam Trung Bộ, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2015 Khác
12. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w