MỤC LỤC Lời mở đầu Chương 1. Lý thuyết về khủng hoảng tài chính tiền tệ 1.1. Khái niệm về khủng hoảng tài chính 1.2. Các loại khủng hoảng tài chính 1.2.1 Khủng hoảng ngân hàng 1.2.2 Khủng hoảng trên thị trường tài chính 1.2.3 Khủng hoảng tài chính quốc tế 1.2.4 Khủng hoảng tài chính trong tập đoàn kinh tế 1.3. Một số lý thuyết về khủng hoảng tài chính tiền tệ 1.4. Hậu quả của khủng hoảng tài chính tiền tệ Chương 2. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á khởi đầu là Thái Lan năm 1997 2.1. Tình hình Đông Á trước cuộc khủng hoảng 2.1.1. Thực trạng 2.1.2. Những mất cân đối vĩ mô năm 1997 2.2. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan 2.3. Tác động 2.3.1. Tác động tích cực 2.3.2. Tác động tiêu cực Chương 3. Các biện pháp thoát khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập 3.1. Các biện pháp thoát khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ 3.1.1. Ở cấp độ quốc tế 3.1.2. Ở cấp độ khu vực 3.1.3. Ở cấp độ quốc gia 3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập Kết luận LỜI MỞ ĐẦU Một trong những sự kiện kinh tế lớn nhất xảy ra trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, có thể nhắc đến là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á khởi đầu là Thái Lan năm 1997. Cuộc khủng hoảng này đã gây ra những tác hại nghiêm trọng tới nền kinh tế chính trị của hàng loạt các nước trong khu vực, nó cũng làm đảo lộn đời sống xã hội của hàng trăm triệu người dân, hậu quả của cuộc khủng hoảng này được so sánh với những cuộc chiến tàn khốc cho dù không có cảnh đổ nát nào. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu ở Thái Lan, sau đó lan sang các nước Đông Nam Á khác, khu vực Đông Bắc Á và cuối cùng ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực trên thế giới. Cuộc khủng hoảng khởi đầu từ lĩnh vực tài chính tiền tệ, tiếp theo là toàn bộ nền kinh tế và ảnh hưởng sâu sắc tới các lĩnh vực chính trị xã hội mà hậu quả của nó cho tới nay người ta vẫn nhận thấy rõ ràng. Tuy cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã đi qua, nhưng có rất nhiều băn khoăn xung quanh sự xuất hiện của những cuộc khủng hoảng này, có lẽ băn khoăn lớn nhất và cũng cần giải đáp tốt để có thể tránh được những cuộc khủng hoảng khác là làm thế nào một đất nước từ trạng thái tăng trưởng cao ngay trước cuộc khủng hoảng có thể biến chuyển rất nhanh chóng sang trạng thái khủng hoảng, sụt giảm kinh tế trầm trọng. Đề tài “ Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á khởi đầu là Thái Lan năm 1997” cố gắng tìm hiểu bản chất của cuộc khủng hoảng nợ tư để thấy được sự cần thiết của nó đối với quá trình phát triển kinh tế của nước ta đồng thời đánh giá thực trạng đổi mới tài chính và nêu lên một số nhận xét gợi mở về định hướng phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam . Phù hợp với trình tự lôgic đó, kết cấu của tiểu luận gồm ba chương: Chương 1. Lý thuyết về khủng hoảng tài chính tiền tệ. Chương 2. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á khởi đầu là Thái Lan năm 1997 . Chương 3. Các biện pháp thoát khỏi khủng hoảng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập. Chương 1 LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Khủng hoảng tài chính là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là: Các Ngân hàng thương mại (NHTM) không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền. Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng. Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Một số nguyên nhân của việc không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán là do gặp phải vấn đề thanh khoản. Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ. Bản thân Chính phủ cũng gặp khó khăn trong việc tìm tài trợ khi gặp khó khăn về thanh toán do những kỳ vọng không sáng sủa mặc dù trong điều kiện bình thường nền kinh tế hoàn toàn có khả năng chi trả. Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền. Vì vậy, khủng hoảng tài chính là điều không mong muốn. Thành phần chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là các thông tin không đối xứng. Thông tin không đối xứng có vai trò chính yếu trong các giao dịch tài chính. Nó đưa người vay tới những hành vi cơ hội nguy hiểm và là mầm mống cho những kỳ vọng xấu của người cho vay về người đi vay. Thông tin không cân xứng khiến cho người đi vay và người gửi tiền do họ khó khăn trong việc phân biệt giữa vấn đề thanh khoản và tình trạng mất khả năng thanh toán, qua đó dẫn đến việc người sở hữu bán đi những tài sản bằng ngoại tệ của nước gặp khó khăn. Vì vậy, để hạn chế những thông tin không đối xứng thì hai bên đi vay và cho vay cần có càng nhiều thông tin càng tố về nhau thông qua những câu hỏi và người cho vay hỏi người đi vay để tránh sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư. 1.2. CÁC LOẠI KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 1.2.1 Khủng hoảng ngân hàng Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ phi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng tài chính. 1.2.2 Khủng hoảng trên thị trường tài chính (bong bóng đầu cơ và sự sụp đỗ) Khủng hoảng trên thị trường tài chính thường xảy ra do 2 nguyên nhân chính: + Do các chính sách của Nhà nước + Do sự tồn tại của các “bong bóng” đầu cơ. Yếu tố các chính sách của Nhà nước. Khi nhà nước phát hành tiền nhằm trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá cố định. Người dân sẽ mất lòng tin vào nội tệ và chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần, Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và tỷ giá sẽ tăng.
Trang 1Lời mở đầu
Chương 1 Lý thuyết về khủng hoảng tài chính- tiền tệ
1.1 Khái niệm về khủng hoảng tài chính
1.2 Các loại khủng hoảng tài chính
1.2.1 Khủng hoảng ngân hàng
1.2.2 Khủng hoảng trên thị trường tài chính
1.2.3 Khủng hoảng tài chính quốc tế
1.2.4 Khủng hoảng tài chính trong tập đoàn kinh tế
1.3 Một số lý thuyết về khủng hoảng tài chính- tiền tệ
1.4 Hậu quả của khủng hoảng tài chính- tiền tệ
Chương 2 Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á khởi đầu là
Thái Lan năm 1997
2.1 Tình hình Đông Á trước cuộc khủng hoảng
2.1.1 Thực trạng
2.1.2 Những mất cân đối vĩ mô năm 1997
2.2 Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ ở Thái Lan
2.3 Tác động
2.3.1 Tác động tích cực
2.3.2 Tác động tiêu cực
Chương 3 Các biện pháp thoát khỏi khủng hoảng tài chính- tiền tệ
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập
3.1 Các biện pháp thoát khỏi khủng hoảng tài chính- tiền tệ
Trang 6
Trang 6Trang 6Trang 6Trang 10Trang 12Trang 12Trang 12
Trang 14
Trang 14Trang 14Trang 14Trang 14Trang 17Trang 18
Trang 2Một trong những sự kiện kinh tế lớn nhất xảy ra trong những năm cuối cùngcủa thế kỷ 20, có thể nhắc đến là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á khởiđầu là Thái Lan năm 1997 Cuộc khủng hoảng này đã gây ra những tác hại nghiêmtrọng tới nền kinh tế chính trị của hàng loạt các nước trong khu vực, nó cũng làmđảo lộn đời sống xã hội của hàng trăm triệu người dân, hậu quả của cuộc khủnghoảng này được so sánh với những cuộc chiến tàn khốc cho dù không có cảnh đổnát nào.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bắt đầu ở Thái Lan, sau đó lan sang cácnước Đông Nam Á khác, khu vực Đông Bắc Á và cuối cùng ảnh hưởng đến hầuhết các khu vực trên thế giới Cuộc khủng hoảng khởi đầu từ lĩnh vực tài chính tiền
tệ, tiếp theo là toàn bộ nền kinh tế và ảnh hưởng sâu sắc tới các lĩnh vực chính trị
xã hội mà hậu quả của nó cho tới nay người ta vẫn nhận thấy rõ ràng
Tuy cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã đi qua, nhưng có rất nhiều bănkhoăn xung quanh sự xuất hiện của những cuộc khủng hoảng này, có lẽ băn khoănlớn nhất và cũng cần giải đáp tốt để có thể tránh được những cuộc khủng hoảngkhác là làm thế nào một đất nước từ trạng thái tăng trưởng cao ngay trước cuộckhủng hoảng có thể biến chuyển rất nhanh chóng sang trạng thái khủng hoảng, sụtgiảm kinh tế trầm trọng Đề tài “ Khủng hoảng tài chính- tiền tệ ở Châu Á khởiđầu là Thái Lan năm 1997” cố gắng tìm hiểu bản chất của cuộc khủng hoảng nợ tư
để thấy được sự cần thiết của nó đối với quá trình phát triển kinh tế của nước tađồng thời đánh giá thực trạng đổi mới tài chính và nêu lên một số nhận xét gợi mở
về định hướng phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam
Phù hợp với trình tự lôgic đó, kết cấu của tiểu luận gồm ba chương:
Chương 1 Lý thuyết về khủng hoảng tài chính- tiền tệ.
Chương 2 Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á khởi đầu là Thái Lan năm 1997
Chương 3 Các biện pháp thoát khỏi khủng hoảng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Trang 3Chương 1
LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
Khủng hoảng tài chính là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính,
dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính
Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là:
- Các Ngân hàng thương mại (NHTM) không hoàn trả được các khoản tiền gửi củangười gửi tiền
- Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàntrả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng
- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Một số nguyên nhân của việc không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán là dogặp phải vấn đề thanh khoản Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụphá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ Bản thân Chính phủcũng gặp khó khăn trong việc tìm tài trợ khi gặp khó khăn về thanh toán do những kỳvọng không sáng sủa mặc dù trong điều kiện bình thường nền kinh tế hoàn toàn có khảnăng chi trả Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền Vì vậy, khủnghoảng tài chính là điều không mong muốn
Thành phần chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là các thông tin không đốixứng Thông tin không đối xứng có vai trò chính yếu trong các giao dịch tài chính Nóđưa người vay tới những hành vi cơ hội nguy hiểm và là mầm mống cho những kỳ vọngxấu của người cho vay về người đi vay Thông tin không cân xứng khiến cho người đivay và người gửi tiền do họ khó khăn trong việc phân biệt giữa vấn đề thanh khoản vàtình trạng mất khả năng thanh toán, qua đó dẫn đến việc người sở hữu bán đi những tàisản bằng ngoại tệ của nước gặp khó khăn Vì vậy, để hạn chế những thông tin không đốixứng thì hai bên đi vay và cho vay cần có càng nhiều thông tin càng tố về nhau thôngqua những câu hỏi và người cho vay hỏi người đi vay để tránh sự lựa chọn bất lợi chonhà đầu tư
1.2 CÁC LOẠI KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
1.2.1 Khủng hoảng ngân hàng
Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng
Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ
Trang 4rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫntới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình,trừ phi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây
ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống Cũng có thể hiện tượng trên không lanrộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụttrong ngân sách Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảngtài chính
1.2.2 Khủng hoảng trên thị trường tài chính (bong bóng đầu cơ và sự sụp đỗ)
Khủng hoảng trên thị trường tài chính thường xảy ra do 2 nguyên nhân chính:
+ Do các chính sách của Nhà nước
+ Do sự tồn tại của các “bong bóng” đầu cơ
Yếu tố các chính sách của Nhà nước Khi nhà nước phát hành tiền nhằm trang trảicho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá cố định Ngườidân sẽ mất lòng tin vào nội tệ và chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại tệ Khi đó dựtrữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần, Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và tỷ giá
sẽ tăng
Yếu tố thị trường của các “bong bóng” đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ Khi hầu hếtnhững người tham gia thị trường đều đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thịtrường tài chính (chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản), nhưng không nhằm mục đíchđầu tư lâu dài, mà chỉ mua với mục đích đầu cơ, với hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn vàthu lợi nhuận, điều này đẩy giá trị của các hàng hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của
nó Tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo những nguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính, docác nhà đầu tư ngắn hạn kiểu trên luôn mua và bán theo xu hướng chung trên thị trường:
họ mua vào khi thấy nhiều người cùng mua, tạo những cơn sốt ảo trên thị trường và bán
ra khi có nhiều người cùng bán, gây tình trạng rớt giá, họ không cần hiểu biết nguyên dokhi nào cần mua vào, khi nào cần bán ra nên gọi là “tâm lý bầy, đàn”
1.2.3 Khủng hoảng tài chính quốc tế
Khi một quốc gia đang duy trì cơ chế tỷ giá cố định thì đột ngột buộc phải phá giátiền tệ do bị tấn công đầu cơ Hiện tượng này gọi là khủng hoảng tiền tệ (currency crisis)hay khủng hoảng cán cân thanh toán (balance of payments crisis) Khi một chính phủthất bại trong việc hoàn trả các khoản nợ quốc gia được gọi là sự vỡ nợ quốc gia(sovereign default)
Một vài quốc gia có đồng tiền tham gia vào Cơ chế Tỷ giá châu Âu (EuropeanExchange Rate Mechanism hay ERM) đã gặp phải khủng hoảng vào năm 1992 – 1993
và đã bị buộc phải phá giá hoặc rút khỏi cơ chế này Một cuộc khủng hoảng tiền tệ khác
Trang 5cũng đã nổ ra ở Đông Á 1997 – 1998 Nhiều nước Châu Mỹ La Tinh cũng đã bị vỡ nợvào đầu thập niên 1980 Cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga 1998 cũng là kết quả của sựphá giá đồng Rup và sự vỡ nợ trái phiếu Chính phủ Nga Ví dụ gần đây nhất có lẽ làcuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
1.2.4 Khủng hoảng tài chính trong các tập đoàn kinh tế
Các tập đoàn thường vướng vào khủng hoảng tài chính do 2 lý do chủ yếu:
+ Do các kế hoạch đầu tư không đúng đắn, không thu hồi được vốn đầu tư, dẫn tớiviệc không thanh toán được các khoản vay để đầu tư dẫn tới phá sản
+ Do bị hiệu ứng dây chuyền từ khủng hoảng chung, khi đó các doanh nghiệp khôngvay được vốn để đầu tư hoặc các dự án đầu tư không thu hồi được vốn do tình trạngkhủng hoảng
1.3 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
Dựa trên ý tưởng của Salant và Henderson (1978), Krugman (1979) đã nghiên cứu vàcho ra đời một mô hình cho phép giải thích khá rõ nét về cơ chế của một cuộc tấn công tiền
tệ được gọi là mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất Mô hình này được xây dựngnhằm chứng minh sự thất bại của chính phủ trong nỗ lực neo giữ tỷ giá bằng nguồn dự trữngoại hối của mình trước các cuộc tấn công của giới đầu cơ Mô hình của Krugman sau đóđược hai nhà kinh tế khác là Flood và Garber phát triển thêm nhờ vào kết quả quan sát từcác cuộc khủng hoảng ở Argentina (1981) và Mexico (1982)
Cuộc khủng hoảng tiền tệ dưới Cơ chế Tiền tệ châu Âu (ERM) 1992 mang những đặctrưng mới mà mô hình thứ nhất không giải thích được Thực tế cho thấy nhiều nước thamgia ERM rơi vào khủng hoảng tiền tệ khi dự trữ ngoại tệ của họ vẫn khá dồi dào Điều đócho thấy dự trữ ngoại tệ không phải là vấn đề chính của khủng hoảng mà thay vào đó chính
là sự lựa chọn chính sách Năm 1994, Obstfeld đã nghiên cứu về vấn đề này và đề xuất mộtphiên bản khác về cuộc khủng hoảng tiền tệ - gọi là mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai.Theo mô hình này, chính phủ phải đánh đổi giữa các mục tiêu vĩ mô Trong khi đó, nhà đầu
cơ sẽ phản ứng dựa vào kỳ vọng về khả năng phá giá tiền tệ của chính phủ Kết quả là mộtcuộc khủng hoảng tiền tệ có tính tự phát sinh (self-fulfilling) nổ ra
Đến năm 1997, cuộc khủng hoảng Đông Á đã tạo cơ sở thực tiễn cho các nhà kinh tếxây dựng nên một phiên bản mới khác về một cuộc khủng hoảng tiền tệ Các phiên bản đầutiên về mô hình khủng hoảng tiền tệ trong thời gian này được nghiên cứu bởi McKinnon vàPill (1997), Krugman (1998) Đặc trưng của khủng hoảng theo mô hình thứ ba này là sựkhủng hoảng kép (twin crisis), đó là sự song hành giữa khủng hoảng tiền tệ (currency crisis)với khủng hoảng ngân hàng (banking crisis)
Trang 6Lý thuyết khủng hoảng thế hệ thứ 1 (Krugman, 1979)
Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ 2
Trang 7Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ 3
1.4 HẬU QUẢ CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
Các cuộc khủng hoảng tài chính đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu con người.Cái giá đối với con người rất nghiêm trọng, có lẽ không thể nào tính nổi và hậu quả củakhủng hoảng vẫn tiếp tục được phơi bày Người nghèo bị tác động bởi thất nghiệp, đồnglương bị giảm, giá cả các nhu yếu phẩm tăng cao và các dịch vụ xã hội bị thu hẹp Trẻ
em phải rời ghế nhà trường, lương thực và thực phẩm khan hiếm, nạn bạo hành và mạidâm tăng lên Thất nghiệp và cạnh tranh sinh tồn làm cho cộng đồng bị rạn nứt, chính trịtrở nên bất ổn
Trang 8Vậy tự do hoá tài chính có nhất thiết dẫn đến khủng hoảng tài chính không?
Việc xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính có thể là một lý do phản đối việc bãi bỏcác quy định và tự do hoá tài khoản vốn ?
2.1 TÌNH HÌNH ĐÔNG Á TRƯỚC KHỦNG HOẢNG
2.1.1 Thực trạng
Từ đầu thập niên 1990, tự do hóa tài chính được tiến hành với nhịp độ từ từ ở Đông
Á Mặc dù vậy, chính phủ vẫn can thiệp trong phân bổ tín dụng, dẫn tới tâm lý ỷ lại Trong giai đoạn 1990-1997, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triểntăng 5 lần từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD Đông Á là nơi thu hút một lượng lớn dòng vốnnày, chiếm tới 60% tổng vốn
Tỷ giá hối đoái được cố định
Kết quả là :
+ Tín dụng tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ/vốn sở hữu của khu vực doanh nghiệp rất lớn,
và bong bóng giá tài sản xuất hiện
+ Tăng trưởng GDP cao: Giai đoạn 1990-1996 của Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia
và Malaysia đạt 8%
2.1.2 Những mất cân đối vĩ mô năm 1997
+ Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Á bắt đầu chững lại + Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các nước Đông Á ở mức 19-21%trong năm 1995 giảm xuống 4% trong năm 1996
Nguyên nhân chủ quan
a Thâm hụt tài khoản vãng lai nền kinh tế phát triển mất cân đối, nền tảng kinh tế vĩ
mô yếu kém
Xét về mức độ, tuy có khác nhau nhưng nhìn chung kinh tế Thái Lan và một số nướcChâu Á, tăng trưởng nóng tạo nên tốc độ phát triển kinh tế cao trung bình từ 7,5 đến 8%trong những năm qua đã ngấm ngầm báo hiệu những sự mất cân đối dẫn đến khủnghoảng tài chính.Trước hết thể hiện sự mất cân đối bên trong đó là mâu thuẫn giữa tốc độtăng trưởng quá nhanh tạo nên sức ép đối với giá cả do chi phí sản xuất kinh doanh ngày
Trang 9một tăng Đối với Thái Lan chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh, đạt mức 5,6% năm 1996 sovới 3,4% năm 1993 Chính phủ vì thế phải tăng mức lương tối thiểu, trung bình8,5%/năm, trong khi đó năng suất lao động chỉ tăng trung bình 3% Đặc điểm này diễn ratương tự như ở Malaysia, Indonesia và Philippines Mặt khác, các nước phải tăng vốnvay từ bên ngoài để bù đắp cho việc thiếu hụt trong nước nhằm đẩy nhanh tốc độ hiệnđại hóa sản xuất, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó trừ Indonesia phần nào dựa vào nguồn dầu mỏ xuất khẩu, còn Thái Lan,Malaysia rơi vào tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức báo động Theo phân tíchcủa IMF, nếu thâm hụt trên mức 5% so với GDP sẽ đẩy nước này vào tình trạng khủnghoảng Thâm hụt tài khoản vãng lai còn có nghĩa là kinh tế Châu Á đã mất cân đốinghiêm trọng đối với bên ngoài Từ năm 1995 trở lại đây, thâm hụt tài khoản vãng lai ởThái Lan là 8,1%GDP năm1995 và 8,2%GDP năm1996 Tương tự, ở Malaysia là9,7%GDP năm 1996 Đây là mức độ thâm hụt bằng với mức mà Mexico gặp phải khibùng nổ khủng hoảng 1994 Trong khi đó thâm hụt ở Indonesia là 4% và Philippines là3,2% GDP năm 1996 Các nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thâm hụt đó là:
+ Do kim ngạch xuất khẩu của các nước từ năm 1995 đến nay giảm mạnh
+ Do thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt cán cân thanh toán ngày càng nghiêmtrọng đã buộc các nước trong khu vực phải vay nóng từ các khoản vay ngắn hạn củanước ngoài để bù đắp cho những khoản chi tiêu trong nước
+ Các dòng vốn nước ngoài kéo vào
Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bảncuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức Cácnhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tàisản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Trong khi đó, các nước châu
Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn
ở các nước phát triển Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nướcChâu Á
b Tỷ giá hối đoái dồn nén một cách khiên cưỡng.
Nếu vấn đề nêu trên là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng thì cácchính sách “neo giá” (ổn định tỷ giá) giữa các đồng tiền khu vực với đồng USD, tạo nênmột hệ thống tỷ giá khiên cưỡng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc phá giá hàng loạtcác đồng tiền khu vực Mặc dù khởi phát từ việc thả nổi đồng baht Thái Lan dẫn đếnhiệu ứng lan tỏa sang các đồng Peso, Ringgit và Rupiah, nhưng trong thực tế trongchừng mực nào đó, các đồng nội tệ này đã bị giảm giá trước xu hướng ngày tăng củađồng USD
Trang 10Xét về phương diện lý thuyết, chế độ tỷ giá hối đoái cố định theo hệ thống BrettonWoods, có ý nghĩa tích cực trong việc ổn định hóa đòng tiền nội tệ và hỗ trợ cho quátrình tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều vào tỷ giá cố định trongđiều kiện đồng nội tệ trên thực tế bị giảm giá so với đồng tiền mạnh khác cũng như cơcấu kinh tế mất cân đối lớn dẫn đến nguy cơ khủng hoảng Từ năm 1996, khi những triệuchứng thâm hụt tài khoản vãng lai xuất hiện, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khácthì phải thực hiện chính sách thả nổi đồng nội tệ, trả lại giá đích thực của nó, kết hợp vớichính sách thắt chặt tài chính, chắc chắn nguy cơ khủng hoảng bị dập tắt.
Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện những gì mà các nhàkinh tế gọi là Bộ ba bất khả thi Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào USD, vừacho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn) Kinh tế Đông Nam Á tăngtrưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giánội tệ Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiệnchính sách tiền tệ nới lỏng Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát Chính sách
vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩymạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế
c Hệ thống tài chính yếu kém và vấn đề niềm tin bị tổn thương
Bài học đắt giá nhất cho kinh tế mỗi nước là nếu chỉ quan tâm đến tăng trưởng nóng
mà không chú ý kiện toàn hệ thống tài chính, hệ quả tất yếu là ngân sách nhà nước bịthâm hụt, lạm phát tăng, nền kinh tế sớm muộn gì cũng lâm vào khủng hoảng Hệ thốngngân hàng tài chính là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và chứa đựng nhiều rủi ro, chỉ cầnmột tổn thương cũng gây nên những xáo trộn lớn trong quá trình điều tiết kinh tế Việcduy trì quá lâu tỷ giá hối đoái cố định đã tạo nên kẻ hở trong hệ thống ngân hàng của cácnước này Hệ thống ngân hàng hoạt động yếu kém dẫn đến kẻ hở cho nhà đầu cơ tiền tệvay vốn để mua ngoại tệ kiếm lời Sự tăng giá của đồng Yên Nhật so với USD khiến chocác ngân hàng đổ xô mua sau đó bán lại để mua USD hưởng chênh lệch giá
Hiện tượng thất thoát vốn do đầu cơ tiền tệ ngày càng trở nên nghiêm trọng Để duytrì tốc độ tăng trưởng và tỷ giá hối đoái cố định ngân hàng tiếp tục vay nóng ngân hàngnước ngoài dẫn đến giới hạn nguy hiểm khi tỷ lệ nợ vượt xa dự trữ ngoại tệ trong nước.Các chuyên gia IMF cho biết tỷ lệ nợ /dự trữ ngoại hối ở Thái Lan, Indonesia xấp xỉ 3lần, Philippines gấp 4 lần, hấp nhất là Malaysia là 10 tỷ USD
Do thất thoát và ứ đọng vốn ở thị trường bất động sản dẫn đến hàng loạt ngân hàngtrong khu vực tuyên bố vỡ nợ Điển hình như ở Thái Lan, 10 ngân hàng lớn nhất đứngtrước nguy cơ phá sản Các Nhà đầu tư trong và ngoài nước bắt đầu có hội chứng mấtdần niềm tin, hàng loạt khách hàng rút vốn ra khỏi ngân hàng-tài chính đã làm suy giảmthị trường chứng khoán ở các nước này
Trang 11Nguyên nhân khách quan
a Thị trường thương mại toàn cầu giảm sút, những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới.
Từ năm 1995 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp pháttriển giảm sút dẫn đến lượng cầu cũng suy giảm Đặc biệt, những nước này là bạn hàngchủ yếu, là đối tác kích thích quá trình tăng trưởng nóng hướng về xuất khẩu của cácnước Đông Nam Á Những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của khu vực (điện tử, sợi, dệt)đang đứng trước nguy cơ bảo hòa của thị trường thế giới Năm 1996, thị trường bán dẫnquốc tế suy thoái mạnh, giá vi mạch giảm hơn 80% Các mặt hàng điện tử dân dụng củaNhật, các nước NICs (Các nước công nghiệp mới) Đông Nam Á giảm lượng bán hơn40% trên thị trường thế giới Mặt khác tính hấp dẫn của thị trường Đông Nam Á trướccác đối tác Mỹ và Tây Âu đã giảm sút trước thị trường Trung Quốc, SNG (các quốc giathành viên cũ của liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết) ở Đông Âu và MỹLitinh Nhật Bản cũng đang lúng túng về những đồng vốn cho vay quá lớn trước nhữngbiến động xấu của thị trường tài chính khu vực Theo báo cáo của ngân hàng D M.Green Fell thì hơn một nữa số 70 tỷ USD Thái Lan nợ ngân hàng là của Nhật Bản và chủyếu là do vay nóng Do vậy, khi lãi suất tăng thì không chỉ chi phí vay nợ tăng mà đồngvốn vào Thái Lan cũng sẽ giảm đi hoặc đổi chiều
Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước châu Á bị trìtrệ từ đầu thập niên 1990 Nhân dân tệ được định giá thấp so với USD từ năm 1994 cùngnhiều nhân tố khác làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn so với hàng xuấtkhẩu cùng loại của Đông Nam Á Trong khi đó, nền kinh tế của Mỹ đang được khôi phụclại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dưới sựlãnh đạo của Alan Greenspan bắt đầu nâng lãi suất của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát.Việc này làm cho Mỹ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước ởĐông Á, và do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tư ngắn hạn thông qua lãi suất ngắn hạncao và làm tăng giá đồng USD Và do đồng tiền của các nước Đông Nam Á được neovào đồng USD, nên xuất khẩu của các nước này trở nên kém cạnh tranh Từ mùa Xuânnăm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanhchóng, làm suy yếu tài khoản vãng lai của họ
b Hoạt động tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt
Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộctấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á Khi phát hiện nhữngdấu hiệu suy thoái của hệ thống ngân hàng- tài chính khu vực, nhiều nhà đầu cơ nướcngoài đã tăng cường hợt động đầu cơ tiền tệ Theo nguồn tin nước ngoài thì rất nhiều nhàđầu cơ trong tổng số 2300 quỹ tín dụng tư nhân ở Mỹ, với tài sản trên 100 tỷ USD đãnhảy vào thị trường khu vực này trong 2 tháng 7-8/1997