KHAI THÁC THỦY SẢN

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 24-07 - 2017 (Trang 31 - 36)

Tàu cá có 6 thuyền viên đang khai thác hải sản tại vùng biển cách Côn Đảo khoảng 132 hải lý về hƣớng đông nam (thuộc vùng biển Việt Nam) thì bất ngờ bị l c lƣợng hải quân Indonesia bắn làm 4 ngƣời trọng thƣơng. Chiều 23.7, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết tàu cá BĐ 31153 TS của bà Hồ Thị Tuyết Nga (ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, H.Phù Cát, Bình Định) đang trên đường đưa 4 ngư dân bị thương vào Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) để cứu chữa.

Khoảng 21 giờ ngày 22.7, tàu cá này có 6 thuyền viên đang khai thác hải sản tại vùng biển cách Côn Đảo khoảng 132 hải lý về hướng đông nam (thuộc vùng biển Việt Nam) thì bất ngờ bị lực lượng hải quân Indonesia bắn làm 4 thuyền viên bị thương, trong đó 2 người bị thương nặng là Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn Cường.

Hiện tr c ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn Đảo hỗ trợ khẩn cấp cho tàu BĐ 31153 TS và các cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ việc. (Thanh Niên 24/7, Hoàng Trọng) đầu trang

Malaysia bắt 40 ngƣời Việt đánh cá trái phép

Các ngư dân trong độ tuổi từ 14 đến 55, bị bắt hôm 20/7, Nurul Hizam Zakaria, giám đốc Cơ quan thực thi pháp luật biển Malaysia bang Kelantan, cho biết.

Vào thời điểm bắt giữ, những người này giả làm ngư dân địa phương, sử dụng số đăng ký địa phương cho các tàu, theo Bernama. Hai tàu bị bắt cách Pantai Tok Bali 85 hải lý và 97 hải lý trong khoảng 11h40 - 13h35.

Số hải sản bị thu giữ trị giá khoảng 16.300 USD. Vụ việc đang đƣợc điều tra theo luật thủy sản 1985. (VnExpress/ Thanh Tra 22/7, Trọng Giáp)đầu trang

An Giang: Cấm khai thác cá linh non

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang vừa có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị, TP thực hiện đúng về thời gian đấu giá khai thác thủy sản theo quy định. Thời gian cấm khai thác cá linh được bắt đầu từ ngày 1- 6 đến 30-8. Ngư dân chỉ được khai thác sau thời gian này và theo sự hướng dẫn của ngành chức năng sau khi thực hiện phân luồng giao thông đường thủy. Riêng đối với tuyến kênh Bảy Xã, các địa phương không được khai thác thủy sản bằng cách đặt đáy để hạn chế tình trạng sạt lở, nhất là khu vực giáp ranh giữa huyện An Phú và thị

xã Tân Châu. (Ngườ L o Động 24/7, ốt Nốt)đầu trang

Đà Nẵng: Tàu về đầy cá

N ữ ữ á 7 ụ á ủ ư ề T đá b á ư ư Ho S T ư S vị B B ở về đấ ề bá ả ẩ o á ươ á . T ê ươ ặ ủ á ư ụ ư ặ ù o ơ x T Q ư ấ b n.

t u, ngừ đ n bắt từ Hoàng S trở về n NGỌ HÚ

Giữa tháng 7, chúng tôi có mặt tại cầu cảng số 3 thuộc Âu thuyền Thọ Quang, có hàng chục tàu cá của ngư dân miền Trung vào neo đậu chờ bán hải sản. Những con tàu làm nghề lưới rê, lưới bùng nhùng, chụp mực và cả tàu giã cào nổ máy chờ đến lượt cân hải sản. Dưới các hầm cấp đông, các loại cá to đánh bắt từ Biển Đông được xếp gọn gàng; một số loại nhỏ hơn xếp vào các khay cá. Hai tàu cá của lão ngư Lê Văn Xin (quận Sơn Trà) vào cảng từ sớm để cân cá cho thương lái. Ông Xin cho biết, hai tàu cá có công suất trên 500CV/tàu hành nghề chụp mực phía tây bắc ngư trường Hoàng Sa. Chuyến đi khoảng 10 ngày, mỗi lao động có thu nhập trên 6 triệu đồng. “Ở Hoàng Sa mùa này hải sản nhiều. Mặc dù Trung Quốc có lệnh cấm đánh bắt nhưng ngư dân không mấy ai quan tâm bởi thấy lệnh cấm này phi lý”, ông Xin chia sẻ.

Trước đó ít hôm, ngư dân Lê Văn Chiến (quận Thanh Khê) cho tàu trở về để nghỉ trăng. Ông Chiến có nhiều kinh nghiệm đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa nên mỗi chuyến ra khơi ở ngư trường này tàu ông đều khai thác hiệu quả. Trở về sau chuyến biển hơn một tuần, mỗi lao động cũng kiếm được bạc triệu. Giữa tháng 7, tàu ông Chiến đã trở lại Hoàng Sa với mong muốn chuyến biển thắng lợi. Cũng vào giữa tháng 7, hàng chục tàu Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về bến và mỗi tàu có ít nhất từ 3-10 tấn hải sản các loại đánh bắt từ Hoàng Sa. Tàu cá QNg 9802 của ông Nguyễn Văn Hòa (trú huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) làm nghề lưới rê ra khơi từ ngày 20-6, đến 12-7 trở về với hơn 12 tấn hải sản các loại. Sau khi bán xong sản phẩm, mỗi lao động nhận hơn 10 triệu đồng tiền công. Trong khi đó, tàu cá của ông Nguyễn Văn Cu (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) hành nghề lưới rê cũng chở về hơn 10 tấn hải sản, trong đó chủ yếu là cá ngừ sọc dưa. Ông Cu cho biết, nhiều tàu trong tổ cũng đánh bắt được nhiều hải sản từ Hoàng Sa.

Lao động trên các tàu cá cho biết, trong thời gian Trung Quốc cấm biển, khu vực Hoàng Sa ít tàu cá hơn trước. Những năm trước, tàu ngư dân Việt Nam ra đánh bắt ở khu vực Hoàng Sa thường bị tàu Trung Quốc xua đuổi, nhưng những ngày đầu tháng 7 vừa qua thì không có động thái gì. “Năm nào

Trung Quốc cũng có hành động cấm biển vào tháng 5 đến tháng 8, trong đó có vùng biển Hoàng Sa. Tuy nhiên, chúng tôi lúc nào cũng có mặt tại ngư trường Hoàng Sa để đánh bắt hải sản”, anh

Nguyễn Văn Hòa cho biết.

Để ngƣ dân yên tâm bám biển, Hội Nghề cá thành phố đề nghị các l c lƣợng chấp pháp của Việt Nam cần thƣờng xuyên có mặt trên biển để hỗ trợ ngƣ dân khi cần thiết. L c lƣợng Biên phòng và các l c lƣợng cứu hộ, cứu nạn cũng phải sẵn sàng các phƣơng án khi ngƣ dân có yêu cầu. Có nhƣ vậy ngƣ dân mới th c s là “cột mốc sống”, những con “mắt thần” kịp thời phát hiện các hành vi tàu nƣớc ngoài xâm phạm vùng biển của Việt Nam. (Báo Đà Nẵng 22/7, Ngọc Phú)đầu trang

Vĩnh Long: "Săn" cá linh non mùa lũ

Cá linh- loại cá chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong năm vào mùa nước lũ và được xếp vào hàng đặc sản của miệt sông nước Cửu Long đã bắt đầu xuất hiện vài ngày trở lại đây.

Theo nhiều bà con sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, cá linh ngon nhất độ đầu mùa, khi chúng mới bằng đầu đũa hoặc nhỉnh hơn ngón tay một chút bởi thịt rất ngọt, còn xương thì rất mềm (cá linh non).

Bởi vậy mỗi khi mùa lũ đến, bà con sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản mùa lũ rủ nhau đi “săn” cá linh non. Và hiển nhiên giá cá linh non cũng không hề rẻ...

K ề …

Theo nhiều ngư dân có kinh nghiệm, cá linh thường có giá cao nhất vào đầu mùa, vì lúc này cá còn nhỏ hơn ngón tay út, ăn rất ngon và có thể chế biến thành nhiều món như kho lạt với me, nấu canh chua bông điên điển, chiên với bột hoặc làm mắm .

Thế nên dù mới bước vào mùa lũ, nhưng tại một số địa bàn các xã đầu nguồn nhiều bà con ngư dân đã bắt tay vào công việc đánh bắt thủy sản mùa lũ, mà đặc biệt là cá linh non.

Chúng tôi có dịp đến thăm bà con ở xã Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự- Đồng Tháp) vào rạng sáng, khi cơn mưa bắt đầu dứt hột. Đây cũng là thời điểm bà con í ới, rủ nhau tập trung dỡ chà bắt cá linh non để kịp bán cho phiên chợ sáng.

Chú Văn Thiện phấn khởi kể cho chúng tôi nghe về hành trình bắt cá linh non của chú cũng như nhiều bà con trong xóm: “Để dồn cá vào chà thật nhiều, tụi tui phải bỏ công bơi xuồng xung quanh để tạo tiếng động xua đuổi cá, mỗi 1 hộ trong khu vực đều đặt cho mình vài ụ chà. Tới mùa này là cả xóm ồn ào người này rủ người kia đi chung cho có bạn, tiếng nói cười văng vẳng suốt, vui dữ lắm”.

Theo kinh nghiệm nhiều năm sống bằng nghề đánh bắt thủy sản mùa lũ ở Hồng Ngự, mấy năm trở lại đây, sản lượng cá linh non có phần sụt giảm vì lượng nước lũ về vùng này không lớn.

“Mấy ngày nay, lũ bắt đầu về, cá linh non cũng xuất hiện nhưng số lượng lai rai, một ngày bắt chừng vài ký, cũng có người bắt được chục ký là dữ lắm rồi. Cũng may giá rất cao nên ngày cũng được triệu ngoài”- chú Thiện cho biết thêm.

Còn tại xã Khánh An (huyện An Phú- An Giang), nhiều bà con sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản mùa lũ cũng “tay xách nách mang” các vật dụng cá nhân cùng nông cụ lên đường sang đất bạn bắt đầu cho chuyến hành trình đánh bắt cá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Năm nào cũng vậy, cứ đầu mùa lũ là cả gia đình tôi cùng một số người trong xóm qua Campuchia thuê đất để đặt lú cá linh.

Bình quân một ngày tôi có 30 miệng lú, bắt cũng được vài chục ký cá. Cuộc sống trong mùa lũ nhờ vậy cũng ổn định, ngày được vài triệu bỏ túi”- anh Nguyễn Văn Hớn, ở xã Khánh An (huyện An Phú) cười tươi cho biết. Song song đó, tại xã Vĩnh Hội Đông của huyện này, người dân cũng bắt đầu khai thác thủy sản mùa lũ. Những cánh đồng mênh mông nước, đã phủ đầy những hàng lưới đáy, dớn, đú, vó cất, xuồng câu,... sẵn sàng cho một mùa đánh bắt mới.

Cá o …

Sau nhiều giờ đánh bắt, số cá linh non đã được thương lái đến tận nơi để mua và trung chuyển đến các khu chợ huyện lân cận hay thị xã để bán cho người tiêu dùng.

Theo chân chị Nguyễn Thị Lan- một thương lái đến từ Hồng Ngự (Đồng Tháp), chúng tôi đã có mặt tại chợ thực phẩm TX Hồng Ngự- một trong những khu chợ trọng tâm của vùng biên giới. Tại đây không khí buôn bán diễn ra hết sức nhộn nhịp, tiếng ngã giá rộn rã. Số cá linh non của chị Lan nhanh chóng được bán sạch.

“Cá linh non đầu mùa con rất nhỏ, thịt rất thơm ngon nên được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích, nhờ vậy bán dễ dữ lắm”- chị Lan vừa dọn hàng vừa nói. Mỗi ký cá linh non được thương lái bán ra với giá dao động từ 180.000- 250.000 đ/kg.

“Cá linh non làm cái gì cũng ngon từ kho, chiên rồi nấu canh chua. Nhà tui ai cũng thích mà hổm nay đi chợ tìm hoài không thấy, nên bữa nay gặp phải mua liền. Giá có hơi cao thiệt nhưng kệ, quan trọng là đổi món được cho cả nhà”- chị Lan Anh- một khách hàng vừa mua cả mớ cá linh cho hay.

Các loại rau trong mùa lũ cũng được bày bán tại chợ để dùng kèm với cá linh non sẽ rất ngon.

Cũng theo các tiểu thương tại chợ, giá cá linh cao nhất chỉ tập trung trong vòng 1 tháng đầu mùa. Khi cá càng lớn giá sẽ càng thấp, vào giữa đến cuối mùa lũ, giá chỉ dao động 20.000- 40.000 đ/kg.

Tương tự tại chợ An Phú, hiện giá cá linh non khá cao nhưng bán rất chạy. Cá linh non còn sống đang ở mức 140.000 đ/kg,

Ngoài cá linh non bán tại các chợ, nhiều bà con nông dân cũng mang các loại rau đặc trưng chỉ có trong mùa nước lũ để bán, nào là bông súng, bông điên điển, rau muống đồng, góp phần cho bức tranh chợ mùa nước lũ thêm

phần sống động.(B o ĩn Long 23/7, r n Ngọ )đầu trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 24-07 - 2017 (Trang 31 - 36)