DỊCH VỤ - HẬU CẦN

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 24-07 - 2017 (Trang 38 - 41)

DNTN đóng tàu Thanh Hiểu tổ chức hạ thủy 2 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá tại huyện Châu Thành, Tiền Giang.

Ngày 22/7, Trung tâm Đăng kiểm tàu cá thuộc Tổng Cục thủy sản phối hợp với DNTN đóng tàu Thanh Hiểu Tiền Giang tổ chức hạ thủy 2 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Đây là 2 tàu vỏ thép được DNTN Thanh Hiểu đóng mới theo Nghị định 67 với tổng mức đầu tư trên 78 tỷ đồng, mỗi tàu có trọng tải trên 1.000 tấn. Sau 8 tháng thi công, đến nay tàu đã hoàn thành hạ thủy chuyển giao cho 2 nhà đầu tư là Công ty TNHH DVTS VT Đông Hải và DNTN Xăng dầu Phạm Thanh Hùng ở Bà Rịa Vũng Tàu.

Ông Đoàn Thanh Hiểu, Giám đốc doanh nghiệp Thanh Hiểu cho biết, 2 con tàu được đóng với chất liệu vỏ thép Nhật bản, máy chính của hãng CUMMINS nhập khẩu từ Mỹ, hệ thống thiết bị động lực (trục, chân vịt) được chế tạo tại nơi có uy tín nhất TP.HCM; hệ thống thông tin liên lạc, máy lái thủy lực đều nhập khẩu từ Nhật Bản.

Cũng theo ông Hiểu, đến nay doanh nghiệp đã hạ thủy được 3 con tàu vỏ thép theo Nghị Định 67, tới đây tiếp tục hạ thủy 2 con tàu nữa cho một doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre.

Phát biểu tại buổi hạ thủy ông Nguyễn Công Phƣơng, Phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm tàu cá cho biết, doanh nghiệp Thanh Hiểu là một trong 215 cơ sở đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67. Trung tâm Đăng kiểm đã giám sát chặt chẽ đối với 2 con tàu hạ thủy hôm nay, từ khâu thiết kế đến việc thi công hoàn thành đảm bảo chất lƣợng theo hợp đồng và tiến độ. (Giao Thông 23/7, Hải Đường) đầu trang

Quảng Trị: Khổ vì cửa biển bị bồi lấp, ngƣ dân tranh chỗ neo tàu

Cảng cá Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh) và Cửa Việt (Gio Linh) là hai cảng cá lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Vậy mà những ngày này, đến cảng cá nào chúng tôi cũng nghe những lời cảm thán của ngƣ dân về nạn bồi lấp.

Cử b bị bồ ấ

Cửa lạch Cửa Tùng đã bị bồi lấp nhiều năm trước và nay tình trạng đã rất nghiêm trọng, tàu thuyền lớn khó lòng vào bờ. Ông Nguyễn Văn Dung - thuyền trưởng tàu Cửa Tùng 05 (chuyên vận tải hàng hóa vào ra đảo Cồn Cỏ) cho biết, để vào được cửa lạch cảng Cửa Tùng, tàu ông không bao giờ dám chở đủ tải, phải chọn khi thủy triều đạt đỉnh mới dám vào. Tàu cá ngư dân Cửa Tùng nhiều khi vào gần cửa lạch nhưng phải neo ở ngoài chờ thủy triều lên mới dám mon men vào bờ. Những tàu lớn thậm chí phải neo bên ngoài cửa lạch cách cảng khoảng 3km, dùng tàu nhỏ chạy ra trung chuyển hải sản vào bờ, gây tốn kém.

àu gặp n n do ử b ển ử ùng bị bồ lấp ng êm trọng ản Ngọ ũ

Ban quản lý cảng cá Quảng Trị (thuộc Sở NNPTNT Quảng Trị) cho hay, cảng cá Cửa Tùng được xây dựng và đưa vào sử dụng vào năm 2008. Thời điểm đó, cửa lạch cho tàu cá vào cảng có chiều rộng khoảng 60m, độ sâu khoảng 3,1m. Tuy nhiên, qua quá trình bồi lắng bất thường của cát biển, hiện nay vào lúc nước xuống, cửa lạch có nơi chỉ còn rộng 4 -5m, độ sâu chỉ còn hơn 0,5m. Đó là nguyên nhân khiến 105 tàu trung và xa bờ của ngư dân Cửa Tùng gặp khó khi ra, vào cảng Cửa Tùng.

Số liệu thống kê của Đồn Biên phòng Cửa Tùng từ đầu năm 2017 đến nay, các vụ tàu cá mắc cạn ở cửa lạch Cửa Tùng tự xoay xở thoát ra được rất nhiều, nhưng có 4 vụ tàu cá mắc cạn nặng, phải nhờ lực lượng của đồn và ngư dân địa phương ứng cứu, giải thoát.

Ông Lê Văn Sơn - Giám đốc Ban quản lý cảng cá Quảng Trị cho hay, cửa biển Cửa Tùng bị bồi lấp khiến tàu thuyền ngư dân, các doanh nghiệp thiệt hại vô cùng.

Cầ C í ủ ỗ

Bị cửa biển “làm khó”, ngư dân Cửa Tùng phải vượt dặm dài đường biển vào cập cảng Cửa Việt gây nên tình trạng quá tải. Theo Ban quản lý Cảng cá Quảng Trị thì Cảng cá Cửa Việt đã xuống cấp và quá tải. Với thiết kế cho tàu cá lớn nhất 250CV, dài 44m, công suất tối đa cho bến cảng là 7-8 tàu và đưa vào sử dụng từ năm 2001, đến nay Cảng cá Cửa Việt không còn đáp ứng được nhu cầu neo đậu, cập bến của các loại tàu thuyền ngày càng có công suất lớn và thiết kế hiện đại.

Có thời điểm gần 50 tàu có nhu cầu cập cảng để bốc dỡ sản phẩm và tiếp ứng nhiên liệu, trong khi chỗ neo đậu hạn chế nên xảy ra tình trạng giành giật, tranh chấp vị trí cập bến Tại cảng cá Cửa Việt đã xảy ra việc tố cáo bằng đơn thư nặc danh về tình trạng mất an ninh trật tự tại cảng khiến chính quyền địa phương phải vào cuộc điều tra.

Ngư dân Bùi Đình Huệ (Cửa Việt) cho biết, cảng cá quá nhỏ, trong khi tàu ngày càng to, đặc biệt là tàu sắt đóng theo Nghị định 67. Vì vậy, mỗi lần vào bờ, nếu thấy đông quá thì ngư dân phải chờ đợi nhau. Ai nóng tính không chờ được thì nổi cáu, tranh giành địa điểm cập bờ Đó là chưa kể mùa mưa bão, tàu không đủ chỗ để neo đậu, tránh trú. “Bà con ngư dân mong muốn chính quyền mở rộng cảng cá to, đẹp hơn để thuận tiện cho ngư dân sản xuất, phát triển kinh tế” – ngư dân Huệ nói.

Về thực trạng trên, ông Nguyễn Đức Chính- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, sẽ gửi tờ trình xin Chính phủ cho phép nạo vét cảng Cửa Tùng để khẩn trương khắc phục tình trạng bồi lấp, tạo thuận lợi cho bà con ngư dân trong quá trình khai thác, đánh bắt và neo đậu tàu thuyền. Đối với cảng cá Cửa Việt, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khảo sát các cầu cảng, đề xuất phương án cải tạo cảng, gia công cầu cảng, nạo vét luồng vào cảng. (Dân ệt 23/7, Ngọ ũ) đầu trang

Ngƣ dân Hà Tĩnh khốn đốn vì lạch cạn

Từ nhiều năm nay, mỗi lần cho tàu vào lạch Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), hàng trăm ngƣ dân đều cảm thấy bất an bởi tình trạng bồi lắng, khô cạn.

Đã hơn 10 năm làm nghề bóng mực (câu mực) và tiếp tế nguyên vật liệu tại lạch Cửa Sót, ngư dân Nguyễn Chín ( trú Sơn Trà, TP Đà Nẵng), chủ tàu DNA57016 chia sẻ: “Chuyến về lần này may nước lớn nên tàu cập cảng được, chuyến trước tàu bị mắc cạn, phải thuê tàu nhỏ ra chở mực vào bến rồi chở dầu và thực phẩm ra tàu. Nghề đi biển đã vất vả, giờ kinh phí lại đội lên như thế này thì khó khăn quá”. Được biết, tàu của anh Chín là tàu có công suất 300CV, chỉ là tàu cá hạng trung bình. Nhưng với tình hình như hiện nay, chẳng bao lâu nữa, anh Chín và các chủ tàu có cùng công suất phải tìm lạch khác để vào bờ.

Từng là nạn nhân do lạch cạn khiến con tàu vỏ thép 300CV (được đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ) gãy chân vịt, ông Trần Xuân Sinh (trú xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà) cho biết: “Muốn ra - vào cảng thuận lợi, phải canh thủy triều để tính toán. Vào được cảng, gặp con nước kiệt, muốn ra khơi phải đợi con nước lên. Có khi tàu phải nằm chờ nước cả tuần thủy triều mới đạt đỉnh. Cứ thế này làm sao ngư dân chúng tôi an tâm vươn khơi bám biển được”.

“Thu nhập từ đánh bắt hải sản chỉ chiếm một phần thu nhập của toàn xã. Nhưng nghề này kéo theo công ăn việc làm, thu nhập rất lớn từ các ngành phụ trợ, dịch vụ hậu cần nghề biển. Việc luồng lạch cạn đã kéo theo nhiều hệ lụy đối với sự phát triển chung của địa phương”, ông Hà Minh Tân, Chủ tịch UBND xã Thạch Kim khẳng định.

L ồ í ồ ụ đề

Cơn bão số 2 vừa qua tuy không đổ bộ vào Quảng Trị nhưng cũng làm cho ngư dân tỉnh này một phen nhốn nháo khi tàu thuyền phải rất vất vả mới vượt qua được cửa lạch bị bồi lấp để vào âu trú tránh.

Lạch Cửa Sót được xây dựng năm 2002. Theo thiết kế, luồng vào cảng và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Cửa Sót đảm bảo cho tàu trên 300 CV ra - vào an toàn. Thế nhưng, hiện nay tàu công suất từ 48CV trở lên muốn vào cảng phải chờ lúc thủy triều dâng cao. Tuy nhiên, mỗi ngày cũng chỉ có vài giờ triều cường, do đó việc tàu thuyền ra - vào cảng rất khó khăn. Nhiều tàu thuyền khi vào bờ bị mắc cạn, gãy chân vịt, bánh lái, hàng hóa bị giảm phẩm cấp, giá trị do không được tiêu thụ kịp thời Thống kê sơ bộ của cảng cá Lạch Sót, đến nay đã có hơn 200 tàu bị mắc cạn dẫn đến gãy chân vịt, bánh lái và hư hỏng nhiều bộ phận khác. Đáng lo ngại hơn, khi vào mùa mưa bão tàu thuyền công suất trên 33CV không thể ra - vào tránh trú bão, vô cùng nguy hiểm.

"D á o vé ỉ ị ồ v o ả Cử Só đư ở á 6 2 6 o v o á 2 2 7 vớ ổ ề ê đ ơ 4 ỷ đồ o Sở NN&PTNT H Tĩ ủ đầ ư. H á đ đ oả 6 - 7 % v . Vớ đ ư ặ ư bấ ả á o eo đú o ”.

Ông Lê Đức Nhân

Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc BQL Các cảng cá Hà Tĩnh thừa nhận những phản ánh, lo lắng của ngư dân là có cơ sở. Theo ông Sơn, từ năm 2010, luồng chính Lạch Sót bắt đầu cạn và đến năm 2014 thì hoàn toàn không sử dụng được. Tàu bè phải đi lại qua luồng phụ, xa hơn khoảng 1,5km. Năm 2015, BQL Các cảng cá đã kêu gọi một số doanh nghiệp, cá nhân tham gia hút cát để khơi luồng năm 2017, việc làm này bị cấm dẫn đến tình trạng luồng bị bồi lắng và ngày càng cạn thêm.

“Theo tính toán của Viện Khoa học Thủy sản Việt Nam, mỗi năm cảng Cửa Sót bị bồi lắng khoảng 100.000m3. Năm 2016, lạch Cửa Sót đón 22.000 lượt tàu cập cảng các loại, với 12.000 tấn thủy, hải sản và hàng hóa. Tuy nhiên, do tình trạng bồi lắng, khô cạn nên có khoảng 30 - 40% tàu có công suất trên 90CV đã bỏ cảng. Nếu không sớm giải quyết, tình trạng tàu bỏ cảng không chỉ dừng lại ở con số 30 - 40% mà tăng lên rất nhiều”, ông Sơn lo lắng.

Ông Sơn cho biết thêm: UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho phép BQL Các cảng cá xã hội hóa nạo vét khu vực luồng phụ. Tuy nhiên, theo quy định, để được xã hội hóa nạo vét, cần phải lập thiết kế và đánh giá tác động môi trường (khoảng 500 triệu đồng). Thế nhưng, vì lợi nhuận của việc hút cát biển này cũng không cao nên các doanh nghiệp, cá nhân không muốn đầu tư kinh phí; còn BQL Các cảng cá Hà Tĩnh cũng chưa có tiền để làm việc này. Hiện tại, cảng đang xin UBND tỉnh cho nợ tiền thiết kế và báo cáo đánh giá tác động môi trường để hoàn thiện hồ sơ và triển khai dự án.

(G o ông 23/7, Sỹ Hò ) đầu trang

MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu bn tin thy sn 24-07 - 2017 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)