1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son

83 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Bảo Hộ Lao Động Tại Xí Nghiệp Liên Hợp Ba Son
Tác giả Võ Thị Phương Thúy
Người hướng dẫn Cô Trần Thị Nguyệt Sương
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Môi Trường Và Bảo Hộ Lao Động
Thể loại Báo Cáo Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 4 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XNLH BA SON (14)
    • 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP (14)
    • 1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÍ NGHIỆP (14)
    • 1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ (15)
    • 1.4 MẶT BẰNG TỔNG THỂ XÍ NGHIỆP (16)
    • 1.5 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH (17)
      • 1.5.1. Tình hình sản xuất, kinh doanh (17)
      • 1.5.2. Qui trình công nghệ sản xuất (18)
      • 1.5.3. Nguồn nhân lực (20)
  • CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ BHLĐ TẠI XÍ NGHIỆP (25)
    • 2.1. TÌNH HÌNH CẬP NHẬT CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT (25)
      • 2.1.1. Hệ thống các văn bản luật (25)
      • 2.1.2. Hệ thống Nghị định của Chính phủ (25)
      • 2.1.3. Hệ thống thông tư (25)
      • 2.1.4. Hệ thống các qui định, quyết định (26)
      • 2.1.5. Các tiêu chuẩn pháp quy kỹ thuật về ATVSLĐ (27)
      • 2.1.6. Các văn bản của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và của (28)
    • 2.2. BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TÁC BHLĐ (28)
      • 2.2.1. Hội đồng BHLĐ (29)
      • 2.2.2. Phòng ATLĐ (31)
      • 2.2.3. Tổ chức Công đoàn với công tác BHLĐ (32)
      • 2.2.4. Bộ phận y tế (33)
      • 2.2.5. Mạng lưới AT-VSV (33)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC LẬP KẾ HOẠCH BHLĐ (34)
    • 2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA, TỰ KIỂM TRA BHLĐ (35)
    • 2.5. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH (36)
      • 2.5.1. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi (36)
      • 2.5.2. Chính sách tiền lương (37)
      • 2.5.3. Chế độ khen thưởng, kỉ luật (37)
      • 2.5.4. Chế độ bồi dưỡng độc hại (38)
      • 2.5.5. Công tác chăm sóc sức khỏe cho NLĐ (38)
      • 2.5.6. Trang cấp PTBVCN (39)
    • 2.6. CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN, TUYÊN TRUYỀN VỀ ATVSLĐ (40)
    • 2.7. KHAI BÁO ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG (41)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ TẠI XÍ NGHIỆP (41)
    • 3.1. THỰC TRẠNG MÁY MÓC THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ (41)
    • 3.2. THỰC TRẠNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN (43)
    • 3.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCN (44)
    • 3.4. HỆ THỐNG AN TOÀN ĐIỆN, CHỐNG SÉT (46)
    • 3.5. VỆ SINH NHÀ XƯỞNG, NHÀ KHO (46)
    • 3.6. TƯ THẾ LAO ĐỘNG (47)
    • 3.7. ĐÁNH GIÁ MẶT BẰNG VÀ KẾT CẤU NHÀ XƯỞNG (47)
    • 3.8. TÂM LÝ LAO ĐỘNG (48)
    • 3.9. VỆ SINH LAO ĐỘNG (48)
      • 3.9.1. Các yếu tố vi khí hậu (48)
      • 3.9.2. Các yếu tố vật lý (49)
      • 3.9.3. Hơi khí độc (52)
    • 3.10. CÁC CÔNG TRÌNH KTVS-BVMT, CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG (53)
      • 3.10.1. Các biện pháp giảm ồn (53)
      • 3.10.2. Các biện pháp giảm bụi (54)
      • 3.10.3. Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hơi dung môi (54)
    • 3.11. CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ (54)
      • 3.11.1. Nhà ăn, nhà vệ sinh (54)
      • 3.11.2. Hệ thống xử lý nước thải (55)
      • 3.11.3. Hệ thống xử lý chất thải rắn (55)
      • 3.11.4. Mảng cây xanh (55)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN LÀM VIỆC TẠI CÔNG ĐOẠN SƠN CỦA XƯỞNG Ụ ĐỐC (56)
    • 4.1. QUI TRÌNH SƠN VỎ TÀU (56)
    • 4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ CÓ HẠI TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC (57)
      • 4.2.1. Công đoạn chuẩn bị bề mặt vỏ tàu trước khi sơn (57)
      • 4.2.2. Công đoạn thi công sơn (62)
    • 4.3. NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐANG ÁP DỤNG TẠI XƯỞNG Ụ ĐỐC (64)
    • 4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN TẠI XƯỞNG Ụ ĐỐC (65)
      • 4.4.1. Các biện pháp về tổ chức quản lý (65)
      • 4.4.2. Các biện pháp về kỹ thuật (66)
      • 4.4.3. Trang bị PTBVCN (73)
      • 4.4.4. Biện pháp về giáo dục, tuyên truyền (74)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ XNLH BA SON

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP

 Tên đơn vị: XÍ NGHIỆP LIÊN HỢP BA SON.

 Tên giao dịch: BA SON SHIPYARD.

 Địa chỉ: Số 2 Tôn Đức Thắng– Phường Bến Nghé – Quận 1 – Tp HCM.

 Vị trí địa lý: Ở phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp giữa sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè Thượng nguồn sông Sài Gòn là Tân Cảng; hạ nguồn là thượng cảng Sài Gòn, khu chế xuất Tân Thuận Ba Son cách Vũng Tàu 60 hải lý

 Loại hình hoạt động: Doanh nghiệp Quân đội Nhà nước.

 Cơ quan quản lý: Tổng Cục Công nghiệp Quốc Phòng.

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4106000278 ngày 29 tháng 08 năm

2006 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp

 Vốn điều lệ: 1000 tỷ đồng.

 Vốn hoạt động: 600 tỷ đồng.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÍ NGHIỆP

Xí nghiệp Liên Hợp Ba Son được Chính phủ Pháp quyết định xây dựng vào ngày 28 tháng 4 năm 1863 với tên gọi là xưởng đóng tàu Sài Gòn hay Công xưởng hải quân Sài Gòn

Từ năm 1873 đến năm 1884: hàng loạt công trình lớn, hiện đại đã được dựng lên,trong đó có ngôi nhà làm việc của giám đốc công xưởng được xây từ năm 1877 và còn tồn tại cho tới ngày nay Ngày 5 tháng 6 năm 1884, Tổng thống Cộng hòa Pháp kí sắc lệnh đặt công xưởng Ba Son dưới quyền lãnh đạo tối cao của Tổng tư lệnh ĐôngDương, về mặt hành chính thuộc quyền của viên chủ sự hành chính.

Từ năm 1900 đến năm 1998: Xưởng Ba Son thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước.

Ngày 22/7/1991, Đại tướng Lê Đức Anh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kí Quyết định số 289/QB thành lập Xí nghiệp liên hợp sửa chữa và đóng tàu Ba Son Xí nghiệp hoạt động từ ngày 13 tháng 09 năm 1993

Ngày nay XNLH Ba Son là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng – Bộ quốc phòng với nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa các tàu thuyền phục vụ Quốc phòng và kinh tế.

CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý XNLH Ba Son

MẶT BẰNG TỔNG THỂ XÍ NGHIỆP

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mặt bằng tổng thể của XNLH Ba Son

Tổng diện tích toàn XN khoảng 26 ha.

Diện tích đường giao thông (đường nhựa) là 20825 m 2

Diện tích sân thể thao: 600 m 2

Diện tích trồng cây xanh: 550 m 2

Ngoài các công trình trên, XN còn có 1 trạm Quân y phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, sơ cấp cứu cho công nhân; và 1 hội trường lớn để tổ chức các cuộc họp lớn, các hội thi, phong trào,…

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH

1.5.1 Tình hình sản xuất, kinh doanh

Loại hình sản xuất chính là sửa chữa, đóng mới tàu biển.

Loại hình sản xuất phụ: gia công cơ khí, chế tạo thiết bị áp lực, thiết bị nâng và gia công kết cấu công trình biển.

Kinh doanh, mua bán thiết bị, vật tư, điện điện tử, viễn thông; kinh doanh dịch vụ vận tải, kho bãi, bất động sản.

Sản lượng hàng năm: đóng mới và sửa chữa hơn 60 lượt tàu.

Nguyên liệu sử dụng là: tôn, các loại ống, van, que hàn và một số nguyên liệu công nghiệp khác nhưng không đáng kể.

1.5.2 Qui trình công nghệ sản xuất

1.5.2.1 Sơ đồ qui trình công nghệ sửa chữa tàu

Sơ đồ 1.3: Qui trình công nghệ sửa chữa tàu

TÀU SỬA ĐƯA TÀU VÀO Ụ

Thaân vỏ Thiết bị cô khí

Thieát bò ủieọn ủieọn tử, ĐKTĐ

Heọ thoỏng động lực Hệ thống đường ống Trang trí nội thất Phun cát, gõ rỉ, sơn

NGHIEÄM THU ĐƯA TÀO RA Ụ

1.5.2.2 Sơ đồ qui trình công nghệ đóng mới tàu

Sơ đồ 1.4: Qui trình công nghệ đóng mới tàu

Gia coâng và lắp ráp thân vỏ

Lắp ráp thieát bò cô khí

Lắp ráp thieát bò động lực

Lắp ráp heọ thoỏng đường ống

Lắp ráp hệ thống điện, điện tử, ẹKTẹ

KIEÅM TRA, ĐĂNG KIỂM HẠ THỦY

LẬP QUY TRÌNHCÔNG NGHỆTHIẾT KẾ

1.5.3.1 Lực lượng lao động phân theo giới tính

Tổng số lao động hiện nay của Xí nghiệp là 1585 người Trong đó:

 Lao động trực tiếp: 1172 người,chiếm tỷ lệ 74.0%

 Lao động gián tiếp: 413 người, chiếm tỷ lệ 26.0%

Biểu đồ 1.1:Tỉ lệ lao động trực tiếp

Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ lao động gián tiếp

Từ biểu đồ trên, ta thấy tỉ lệ nam chiếm đa số (tới 97.7%) Điều này phù hợp với đặc thù của ngành sửa chữa và đóng tàu vì nó đòi hỏi NLĐ phải có sức khỏe để làm các công việc nặng nhọc như: khuân vác, vận chuyển, vận hành máy móc thiết bị Đây cũng chính là lực lượng lao động trực tiếp góp phần tạo nên các giá trị sản phẩm cho

Xí nghiệp Còn lại, lao động gián tiếp chủ yếu thuộc khối các phòng ban, làm các công việc văn phòng.

Biểu đồ 1.3: Độ tuổi lao động

Nhận thấy, số người có độ tuổi từ 31-40 tại Xí nghiệp chiếm khá cao (trên 60%) Đây là điều thuận lợi cho Xí nghiệp vì NLĐ ở độ tuổi này thường có trình độ tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm, có am hiểu về ATVSLĐ, BVMT và có suy nghĩ chính chắn hơn; họ sẽ giúp đỡ lao động trẻ làm việc tốt hơn.

Biểu đồ 1.4: Tuổi nghề người

Nhìn chung, NLĐ gắn bó với Xí nghiệp khá nhiều năm, từ 5-10 năm chiếm đa số; chủ yếu họ giữ các chức vụ tổ trưởng, giám đốc các xưởng sản xuất Đây là điều thuận lợi cho Xí nghiệp vì NLĐ làm việc lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm trong công việc, có cơ hội học tập nâng cao hiểu biết và chắc chắn rằng họ có kiến thức về ATVSLĐ,BVMT khá cao.

Biểu đồ 1.5: Trình độ tay nghề người

Lực lượng lao động trực tiếp tại Xí nghiệp có tay nghề khá đồng đều và bậc thợ 3/7- 4/7 chiếm đa số Điều này chứng tỏ NLĐ đã được qua đào tạo chuyên môn nên nắm bắt công nghệ nhanh, và có ý thức chấp hành tốt các nội qui ATVSLĐ, BVMT tại Xí nghiệp.

Biểu đồ 1.6: Trình độ chuyên môn

0.1 13.2 sau đại học đại học cao đẳng trung cấp sơ cấp

Tại Xí nghiệp, trình độ chuyên môn của NLĐ còn hạn chế, tỉ lệ đại học (chiếm 13.2%) không cao; chủ yếu họ giữ các chức vụ khá cao như: quản đốc, điều hành sản xuất.Bên cạnh đó, tỉ lệ công nhân có trình độ sơ cấp lại chiếm đa số (75,4%) thuộc khối trực tiếp sản xuất Điều này gây khó khăn cho việc huấn luyện, tuyên truyền về công tác ATVSLĐ, BVMT tại Xí nghiệp.

1.5.3.6 Kết quả khám sức khỏe

Trạm Quân y tại Xí nghiệp đã phối hợp với bệnh viện Quân y 175, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho CBCNV vào tháng

Tổng số NLĐ được khám sức khỏe là 1450/1585 người, được phân loại như sau:

 Loại I (rất khỏe): 418 người, chiếm tỉ lệ 28.6%.

 Loại II (khỏe): 732 người, chiếm tỉ lệ 46.2%.

 Loại III (trung bình): 298 người, chiếm tỉ lệ 25.1%

 Loại IV (yếu): 2 người, chiếm tỉ lệ 0.1%.

 Loại V (rất yếu): không có.

Biểu đồ 1.7: Kết quả khám sức khỏe

Sự phân loại sức khỏe trên cho thấy tình hình sức khỏe của cán bộ công nhân viên tại

Xí nghiệp là tốt, không có sức khỏe rất yếu Số CBCNV đạt sức khỏe tốt tương đối cao (loại I + loại II) là 1185, chiếm tới 74,8%; đây là nguồn nhân lực chính của Xí nghiệp.

Số người có sức khỏe loại trung bình (loại III) chiếm tỉ lệ 25,1 % và sức khỏe loại yếu là 0,1 %; chủ yếu là do mắc các bệnh mãn tính về mắt, tiêu hóa, hô hấp, bệnh điếc nghề nghiệp tập trung ở những người làm công việc hàn, cắt, phun cát gõ rỉ và sơn(xưởng Mộc, xưởng Ụ đốc) Những đối tượng này cần được sự quan tâm chăm sóc trong việc điều trị, nghỉ ngơi, an dưỡng để phục hồi sức khỏe.

CÔNG TÁC QUẢN LÝ BHLĐ TẠI XÍ NGHIỆP

TÌNH HÌNH CẬP NHẬT CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

2.1.1 Hệ thống các văn bản luật

Bộ luật lao động nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Luật Bảo vệ môi trường Qui định các điều khoản về BVMT.

Luật Công đoàn Công đoàn với công tác bảo hộ lao động.

Luật Phòng cháy chữa cháy Phòng chống cháy nổ trong sản xuất.

2.1.2 Hệ thống Nghị định của Chính phủ

Nghị định 110/NĐ - CP ngày 27/12/2002, Nghị định 162/1999/NĐ - CP ngày 9/11/1999 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 Qui định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của giám đốc xí nghiệp trong việc thực hiện công tác AT - VSLĐ.

Nghị định 35/2003/NĐ - CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết một số điều về công tác phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở.

Nghị định 93/2002/NĐ – CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về Thỏa ước lao động tập thể.

Nghị định 109/CP ngày 27/12/2002 sửa đổi bổ sung Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của NLĐ.

Nghị định 169/CP ngày 24/12/2003 về an toàn điện.

Nghị định 113/NĐ – CP ngày 16/04/2004 của Chính phủ qui định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật.

Thông tư liên bộ 03/TTLB ngày 28/01/1994 của Bộ lao động - Thương binh xã hội -

Bộ y tế Qui định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ.

Thông tư 13/BYT – TT ngày 21/10/1996 của Bộ Y Tế Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe NLĐ và BNN.

Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT - BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Bộ lao động - Thương binh & Xã hội - Bộ y tế - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Hướng dẫn việc tổ chức, thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh.

Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 08/03/2005 của Bộ lao động - Thương binh & Xã hội - Bộ y tế - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kì tai nạn lao động.

Thông tư số 10/2006/TT-BLĐTBXH-BYT ngày 12/09/2006 về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2, mục II Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT – BLĐTBXH về Qui định chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho những người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Thông tư liên tịch số 10/2003/ TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 18/04/2003 của Bộ lao động - Thương binh xã hội - Bộ y tế Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thông tư số 37/2005/TT - BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội ban hành ngày 29/12/2005 hướng dẫn công tác huấn luyện ATLĐ, VSLĐ.

Thông tư 04/2008/TT – BLĐTBXH ngày 27/02/2008 của Bộ lao động- Thương binh xã hội Qui định, hướng dẫn thủ tục đăng kí và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ – VSLĐ.

2.1.4 Hệ thống các qui định, quyết định

Qui định số 167/BYT/QĐ ngày 04/02/1997 của Bộ Y Tế Bổ sung 5 BNN vào danh mục các loại BNN được bảo hiểm.

Qui định số 611/TTCT ngày 04/09/1996 của TTCT Chế độ bồi dưỡng đối với công nhân, viên chức một số ngành nghề đặc biệt trong doanh nghiệp.

Qui định số 915/QĐ/BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội Ban hành tạm thời danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

Quyết định 68/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 29/12/2008 Ban hành danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

2.1.5 Các tiêu chuẩn pháp quy kỹ thuật về ATVSLĐ

TCVN 5180 – 1990 Palăng điện – Yêu cầu chung về an toàn.

TCVN 4244 – 1986 Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng.

TCVN 5208 – 1990 Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn.

TCVN 3147 – 1979 Qui trình an toàn chung công tác xếp dỡ.

TCVN 5851 – 1990 Thiết bị nén khí – Yêu cầu chung về an toàn.

TCVN 6005 – 1995 Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, phương pháp thử

TCVN 5019 – 1989 Thiết bị axetylen – Yêu cầu an toàn.

TCVN 4717 – 1989 Thiết bị sản xuất Che chắn an toàn – Yêu cầu chung về an toàn. TCVN 5659 – 1992 Thiết bị sản xuất Bộ phận điều khiển – Yêu cầu an toàn chung. TCVN 3748 – 1983 Máy gia công kim loại – Yêu cầu chung về an toàn.

TCVN 5556 – 1991 Thiết bị điện hạ áp – Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật. TCVN 4756 – 1989 Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.

TCVN 4163 – 1985 Máy điện cầm tay.

TCVN 5779 – 1990 An toàn cháy nổ Yêu cầu chung.

TCVN 5507 – 1991 Hóa chất nguy hiểm Qui phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

TCVN 3164 – 1979 Qui phạm an toàn bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ.

TCVN 4723 – 1989 Thiết bị gia công gỗ - Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy

TCVN 3146 – 1986 Công việc hàn điện – Yêu cầu chung về an toàn.

TCVN 4245 – 1996 Yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất và sử dụng oxy, axetylen để gia công kim loại.

TCVN 3985 – 1985 Tiếng ồn – Mức cho phép tại các vị trí lao động.

TCVN 5126 – 1990 Rung – Các giá trị cho phép tại nơi làm việc.

TCVN 5508 – 1991 Không khí làm việc – Vi khí hậu – Giá trị cho phép và phương pháp đánh giá.

2.1.6 Các văn bản của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và của XNLH Ba Son liên quan đến công tác BHLĐ

Hướng dẫn số 1384/KTAT ngày 06/02/1996 của Tổng cục kỹ thuật Bộ Quốc Phòng. Huấn luyện an toàn lao động.

Hướng dẫn số 3705/HD - TCKT ngày 04/12/1996 của Tổng cục kỹ thuật Bộ Quốc Phòng Tổ chức quản lý, đăng ký, khai báo, kiểm định kỹ thuật an toàn.Quyết định số 142/QĐ – BS ngày 15/9/2008 Quyết định của Tổng Giám Đốc Xí Nghiệp Liên Hợp

Ba Son về việc thành lập Ban chỉ huy phòng chống cháy nổ của Xí nghiệp.

Quyết định số 143/QĐ – BS ngày 30/06/2008 Quyết định của Tổng Giám Đốc Xí Nghiệp Liên Hợp Ba Son về việc thành lập Hội đồng BHLĐ.

Qui chế số 1370/QC – BS ngày 30/06/2008 của Tổng Giám Đốc Xí Nghiệp Liên Hợp

Ba Son Qui chế tuyển dụng lao động.

Qui chế số 1380/QC – BS ngày 30/06/2008 của Tổng Giám Đốc Xí Nghiệp Liên Hợp

Ba Son Quản lý thiết bị năng lượng.

Nội qui số 03/BS ngày 13/09/2001 Nội qui an toàn lao động.

Nội qui số 05/BS ngày 05/06/1997 Nội qui sử dụng điện Nội qui PCCN.

 Nhìn chung, hệ thống các văn bản pháp luật và các quyết định, qui định, nội qui của Xí nghiệp về BHLĐ được trang bị khá đầy đủ và được cập nhật thường xuyên để bổ sung, sửa đổi kịp thời Các văn bản phù hợp với ngành nghề sản xuất tại Xí nghiệp và được hướng dẫn thực hiện, vận dụng một cách triệt để vào thực tế sản xuất Ngoài ra, Xí nghiệp còn có các tài liệu chuyên môn phục vụ cho công tác BHLĐ rất tốt.

BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TÁC BHLĐ

Bộ máy BHLĐ của Xí nghiệp được đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng Giám Đốc SX - KD là người được tổng Gám Đốc Xí nghiệp ủy quyền, sự chỉ đạo của hội đồng BHLĐ xuyên suốt đến các phòng ban chức năng, phân xưởng sản xuất Phòng

ATLĐ được quyền phối hợp với các bộ phận phụ trách BHLĐ và trực tiếp báo cáo, cung cấp thông tin lên hội đồng BHLĐ

Bộ máy quản lý BHLĐ hoạt động theo đúng phương châm “An toàn là trên hết” vừa gần với sản xuất, vừa có tính phòng ngừa cao Hoạt động của bộ máy được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý BHLĐ của Xí nghiệp 2.2.1 Hội đồng BHLĐ

Theo Quyết định 1051/1999/QĐ – BQP ngày 13/07/1999 của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng về việc ban hành “Qui định về tổ chức thực hiện công tác BHLĐ ở các Xí nghiệp, cơ sở sửa chữa, sản xuất, kinh doanh, các đơn vị dự toán trong Quân đội” Xí nghiệp đã thành lập Hội đồng BHLĐ theo Quyết định số 143/QĐ – BS ngày 30/06/2005 Cơ cấu tổ chức Hội đồng BHLĐ XNLH Ba Son gồm 8 thành viên:

CÁN BỘ PHỤ TRÁCH ATLĐ

CÁC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội đồng BHLĐ tại XN

Hội đồng BHLĐ có nhiệm vụ làm tham mưu, tư vấn cho Tổng Giám Đốc về việc xây dựng và ban hành các qui định, qui chế, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện công tác KTAT – BHLĐ – PCCN trong Xí nghiệp

Hằng năm, Hội đồng BHLĐ xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch về BHLĐ của Xí nghiệp theo đúng qui định của Nhà nước và Bộ Quốc Phòng; đảm bảo việc tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng lên Tổng Giám đốc và Tổng cục công nghiệp Quốc Phòng.

 Tổ chức huấn luyện cho tất cả các đối tượng lao động tại Xí nghiệp đúng luật và Hướng dẫn của Bộ Quốc Phòng.

 Tổ chức quản lý, đăng ký, khai báo, kiểm định KTAT và xin cấp phép sử dụng các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.

 Tổ chức điều tra, khai báo các vụ TNLĐ theo đúng qui định hiện hành.

 Tổ chức mạng lưới ATVSV làm công tác BHLĐ ở các đơn vị sản xuất trong Xí nghiệp theo qui định của pháp luật và Quân đội

Hội đồng BHLĐ XNLH Ba Son được thành lập theo đúng Quyết định của Bộ Trưởng

Bộ Quốc Phòng Hằng năm, Hội đồng đều được kiện toàn về tổ chức, chức năng,nhiệm vụ cho phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp Tất cả các thành viên trong Hội đồng BHLĐ đều có tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả công việc theo chức năng của mình.

Phòng ATLĐ có tất cả 22 cán bộ làm công tác BHLĐ; trong đó có 1 cán bộ chuyên trách, 20 cán bộ bán chuyên trách và 1 nhân viên phụ trách văn thư Số lượng nhân viên đảm bảo đầy đủ cho việc thực hiện công tác BHLĐ taị Xí nghiệp Mặc dù số cán bộ bán chuyên trách khá nhiều nhưng họ đã được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên để nâng cao kiến thức về BHLĐ nên khả năng làm việc của họ cũng khá tốt Hàng tháng, trưởng phòng ATLĐ có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo các hoạt động về công tác ATVSLĐ; đồng thời đề xuất hình thức xử lý các vụ việc vi phạm qui định ATLĐ – PCCN – BVMT cho lãnh đạo Xí nghiệp và thông báo đến toàn Xí nghiệp theo qui chế, qui định hiện hành Hàng tuần, phòng ATLĐ đều tổ chức họp để củng cố, đánh giá kết quả làm được trong tuần cũng như cách khắc phục những mặt còn tồn tại chưa làm được

Công tác quản lý tại phòng ATLĐ rất chặt chẽ: đã có xây dựng phương án ATLĐ – PCCN – BVMT cụ thể, có bản cam kết đảm bảo an toàn sản xuất, phòng chống cháy nổ rõ ràng và trước khi tiến hành làm việc trên một sản phẩm nào đó đều tiến hành đánh giá các yếu tố nguy hiểm, các nguy cơ rủi ro mất ATLĐ – PCCN – BVMT trong quá trình sản xuất (phụ lục 2) Mỗi tổ đều được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và mổi nhân viên đều thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình trong suốt tiến trình làm việc của công nhân.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức phòng ATLĐ 2.2.3 Tổ chức Công đoàn với công tác BHLĐ

Ban chấp hành Công đoàn tại Xí nghiệp gồm có 3 thành viên: 1 chủ tịch Công đoàn, 1 phó chủ tịch, và 1 ủy viên Ngoài ra, tại mỗi xưởng sản xuất cũng được thành lập tổ chức Công đoàn bộ phận Tổ chức Công đoàn đã vận động công nhân viên chức tích cực hưởng ứng, tham gia, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, bám sát sản phẩm đảm bảo tốt công tác ATVSLĐ, PCCN Đồng thời, Công đoàn luôn đầu tư chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân lao động Hàng tháng, Công đoàn các bộ phận đều nộp báo cáo về Ban chấp hành Công đoàn của Xí nghiệp để được kiện toàn về mặt tổ chức và đổi mới hoạt động cho phù hợp Các hoạt động của tổ chức Công đoàn tại

Xí nghiệp luôn được đông đảo mọi người tại Xí nghiệp tán thành và thực hiện theo. Các hoạt động tiêu biểu của tổ chức Công đoàn:

 Vận động, tổ chức phong trào thi đua “ Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”, tuần lễ Quốc gia về AT, PCCN.

 Không ngừng đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ATVSV tại các phân xưởng; phối hợp với phòng ATLĐ tổ chức thi “An toàn vệ sinh viên giỏi” mỗi năm 1 lần

 Tổ chức cho cán bộ, công nhân viên học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác ATLĐ.

 Bảo vệ lợi ích cho NLĐ trong lĩnh vực BHLĐ: đưa nội dung BHLĐ vào thỏa ước lao động tập thể, đấu tranh với các vi phạm pháp luật BHLĐ,…

 Phối hợp với phòng chính trị tổ chức tuyên truyền trên phương tiện thông tin tại

Xí nghiệp, biên soạn tài liệu, nội qui ATLĐ – PCCN – BVMT

Xí nghiệp có một Trạm Quân y làm công tác chăm sóc sức khỏe và sơ cấp cứu ban đầu cho NLĐ khi bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro Trạm có: 01 bác sĩ, 01 y sĩ và 01 y tá với tinh thần trách nhiệm cao Hằng năm, trạm Quân y phối hợp với bệnh viện 175 tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân viên trong Xí nghiệp.

Trạm y tế trong Xí nghiệp hoạt động rất tốt, có người trực 24/24 giờ; được trang bị đầy đủ các dụng cụ sơ cấp cứu, tủ thuốc, xe cứu thương, có giường để người bệnh hồi phục sức khỏe Nhân viên tại trạm thường xuyên kiểm tra thuốc, các trang thiết bị phục vụ cứu thương để tiến hành mua mới, thay đổi cho phù hợp.

Mỗi phân xưởng của Xí nghiệp có tổ chức đội sơ cấp cứu tại chỗ Hằng năm, đội được tổ chức huấn luyện, diễn tập sơ cấp cứu 2 lần và có thẻ ghi số người tham gia Tại xưởng, có đầy đủ phương tiện cấp cứu tại nơi công nhân làm việc.

ĐÁNH GIÁ VIỆC LẬP KẾ HOẠCH BHLĐ

Hội đồng BHLĐ tại Xí nghiệp đã lập kế hoạch BHLĐ cụ thể, rõ ràng khi lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh Bên cạnh việc lập kế hoạch đó, Xí nghiệp đã thực hiện đánh giá tình hình BHLĐ trên cơ sở tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở các bộ phận trực thuộc. Định kỳ 6 tháng hàng năm, Xí nghiệp đều lập kế hoạch BHLĐ theo đúng thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT - BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Bộ lao động - Thương binh & Xã hội - Bộ y tế - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Hướng dẫn việc tổ chức, thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh Một số nội dung trong kế hoạch BHLĐ mà Xí nghiệp đã làm được là:

 Các biện pháp về KTAT và PCCN: kiểm định định kỳ máy móc thiết bị, kể cả các máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; xây dựng hệ thống chống sét; lập phương án PCCN; trang bị vật liệu chống cháy;…

 Các biện pháp về KTVS, cải thiện điều kiện làm việc: trang bị hệ thống quạt thông gió (quạt hút, quạt thổi), lắp đặt hệ thống phun sương khi thổi cát,…

 Trang bị PTBVCN cho NLĐ làm các công việc nguy hiểm, độc hại.

 Chăm sóc sức khỏe cho NLĐ: khám tuyển, khám định kỳ, phun thuốc phòng bệnh,….

 Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về BHLĐ nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về ATVSLĐ cho NLĐ.

Ngoài ra, để đảm bảo kế hoạch BHLĐ được thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ, Xí nghiệp luôn tăng cường công tác tổ chức, đôn đốc, kiểm tra và theo dõi thường xuyên việc thực hiện kế hoạch BHLĐ và thông báo kết quả cho người lao động biết Do đó, việc lập kế hoạch BHLĐ tại Xí nghiệp đạt hiệu quả khá cao.

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA, TỰ KIỂM TRA BHLĐ

Công tác kiểm tra tại Xí nghiệp được thực hiện rất nghiêm túc và chặt chẽ Hội đồng BHLĐ có trách nhiệm kiểm tra định kỳ 6 tháng, hằng năm tổng thể các nội dung về ATVSLĐ, PCCN tại tất cả các bộ phận trong toàn bộ Xí nghiệp Đoàn kiểm tra của Xí nghiệp gồm có các thành viên: Phó TGĐ kỹ thuật, Hội đồng BHLĐ, chủ tịch Công đoàn, trưởng phòng ATLĐ, và các phòng ban liên quan (phòng KH - ĐHSX, phòng ĐLTB, phòng KTCN, phòng HCHC, tổ trưởng tổ PCCN).

Ngoài công tác kiểm tra định kỳ hàng năm, tại Xí nghiệp còn thực hiện chế độ tự kiểm tra hàng ngày Trước khi vào ca sản xuất, công nhân vận hành máy có trách nhiệm kiểm tra máy móc, dụng cụ,… tại vị trí làm việc của mình; nếu có sự cố gì thì báo ngay cho tổ trưởng Trong quá trình lao động, các tổ trưởng, quản đốc phân xưởng luôn theo sát để hướng dẫn cho người công nhân.

Bên cạnh đó, các nhân viên an toàn của phòng ATLĐ luôn có mặt cùng với công nhân trong suốt quá trình làm việc để kiểm tra hiện trạng, tình hình an toàn của các cơ cấu, thiết bị phòng ngừa, che chắn, các biển báo, biển cấm; kiểm tra việc trang bị và sử dụng PTBVCN, hệ thống thông gió, chiếu sáng; việc quản lý máy móc, thiết bị.

Ngoài ra, cán bộ chỉ huy phòng ATLĐ cũng thường xuyên kiểm tra việc chấp hành ý thức kỉ luật, tuân thủ các nội qui, qui định của công nhân cũng như đánh giá công tác quản lý, trách nhiệm của các nhân viên an toàn.

Nhìn chung, công tác tự kiểm tra tại Xí nghiệp được thực hiện rất tốt Các cán bộ, nhân viên an toàn có tinh thần trách nhiệm cao, luôn nhắc nhở NLĐ nâng cao ý thức tự bảo vệ cho mình Nhất là khi NLĐ làm việc với tiến độ công việc nhanh thì công tác kiểm tra, tự kiểm tra đột xuất tại Xí nghiệp càng được phát huy và rất hiệu quả, phản ánh được bản chất thực sự của công tác quản lý và thực hiện ATVSLĐ tại nơi làm việc.

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức tự kiểm tra tại Xí nghiệp

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

2.5.1 Thời gian làm việc, nghỉ ngơi

Thời giờ làm việc bình quân của XN bình quân 8giờ / ngày, 40giờ / tuần.

 Sáng từ 7giờ 00 đến 11giờ 30 phút.

 Chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30 phút

Xí nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ nghỉ ngơi phù hợp đối với lao động làm các công việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm; lao động nữ, người lớn tuổi.

TỔNG GIÁM ĐỐC ĐOÀN TỰ KIỂM TRA CỦA XN

TỔ VIÊN TRONG TỔ Hằng ngày

Tất cả các chế độ về thời gian nghỉ giữa ca; nghỉ hàng tuần; nghỉ lễ, Tết; nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng của NLĐ tại Xí nghiệp được thực hiện theo đúng qui định của pháp luật và được ghi cụ thể trong Thỏa ước lao động tập thể Ngoài ra, tất cả NLĐ làm việc tại Xí nghiệp còn được nghỉ thêm 1 ngày vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Căn cứ vào các qui định, chế độ của Nhà nước và Bộ Quốc Phòng hiện hành; XN áp dụng 3 hình thức trả lương sau: trả lương khoán, trả lương theo sản phẩm, trả lương theo thời gian.

Tiền lương được chi trả cho NLĐ hàng tháng căn cứ vào: Chức danh, nghề nghiệp, điều kiện lao động; năng suất, chất lượng công việc, ngày giờ công và khối lượng công việc đã hoàn thành Mức lương trung bình của CBCNV tại Xí nghiệp trung bình là 4,5 triệu / tháng.

Phương thức trả lương: Xí nghiệp trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn cho NLĐ bằng tiền mặt theo kỳ: Kỳ 1 là tạm ứng, kỳ 2 là thanh toán.

Ngoài ra, NLĐ còn được nhận thêm các khoảng tiền phụ cấp như: phụ cấp nhà ở, phụ cấp đi lại, phụ cấp nơi làm việc.

2.5.3 Chế độ khen thưởng, kỉ luật

XN tổ chức khen thưởng vào dịp Lễ, tết; các đợt sơ, tổng kết phong trào thi đua 6 tháng, cuối năm; khen thưởng đột xuất cho các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt công việc, công trình được giao, mang lại hiệu quả kinh tế hoặc có ý thức và hành động bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ của XN, thưởng cho các cá nhân và đơn vị ngoài XN có quan hệ hợp đồng mang lại lợi ích cho XN; khen thưởng lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác; thưởng các nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật.

Hình thức và mức khen thưởng: Tổng giám đốc trực tiếp hoặc thông qua Hội đồng khen thưởng - kỷ luật hoặc thông qua đề nghị của Ban chấp hành Công đoàn sẽ quyết định khen thưởng theo các hình thức đột xuất hoặc thường niên, hoặc từng đợt thi đua cụ thể cho các cá nhân hay đơn vị sản xuất, nghiệp vụ Mức thưởng tùy thuộc vào quỹ khen thưởng, hình thức, và mục tiêu khen thưởng từng thời kỳ, sẽ được ghi cụ thể trong các nội dung thi đua hoặc quyết định khen thưởng của Tổng giám đốc Thường,

Xí nghiệp khen thưởng bằng giấy khen, giấy biểu dương của Tổng Giám Đốc và tiền thưởng kèm theo

Hình thức kỷ luật tại Xí nghiệp được đảm bảo thực hiện theo đúng trong Thỏa ước lao động tập thể.

2.5.4 Chế độ bồi dưỡng độc hại

Chế độ bồi dưỡng độc hại tại Xí nghiệp được thực hiện đúng theo Thông tư số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 12/09/2006 của Bộ Lao động – Thương binh –

Xã hội, Bộ Y tế qui định chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho những người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại; theo Qui định số 1240/2006/QĐ – BS ngày 15 tháng 12 năm 2006 của Tổng giám đốc XNLH Ba Son.

Xí nghiệp tổ chức bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật theo ca sản xuất và phụ cấp nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại theo tháng cho 27 ngành nghề riêng biệt (phụ lục 3) Tùy theo điều kiện làm việc của từng xưởng, từng bộ phận mà người công nhân được hưởng các chế độ bồi dưỡng cụ thể tại đơn vị mình

Hình thức bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân tại Xí nghiệp khá phù hợp Công nhân làm phụ trội, làm các công việc độc hại, nặng nhọc thì được Xí nghiệp phát sữa, đường, mì gói ngay sau mỗi ca làm việc và lãnh tiền phụ cấp độc hại theo tháng đúng qui định; tiền phụ cấp được cộng dồn vào tiền lương tháng của NLĐ.

2.5.5 Công tác chăm sóc sức khỏe cho NLĐ

Việc tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ tại Xí nghiệp do Trạm Quân y phối hợp với bệnh viện Quân y 175 thực hiện và lập hồ sơ theo dõi cho toàn bộ cán bộ công nhân viên theo đúng qui định

Tất cả NLĐ tại XN đều được khám sức khỏe khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần theo đúng các thủ tục Khi khám sức khỏe định kỳ hàng năm, nếu phát hiện công nhân có bệnh, Ban Quân y có trách nhiệm giới thiệu cho công nhân đi chữa bệnh.

NLĐ khi ốm đau được khám, chữa bệnh miễn phí theo chế độ chính sách mà Bộ Quân y đã qui định đối với sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên chức Quốc phòng Việc khám,chữa bệnh trong Quân đội được thực hiện theo nguyên tắc tuyến, tuyến đầu là bệnh xá đơn vị, tuyến sau là bệnh viện Quân đội, Quân y 175 Ngoài ra, XN còn có chế độ hỗ trợ một phần tiền thuốc cho người bệnh nằm Quân y viện 175 điều trị, hoặc điều trị ngoại trú, hoặc cấp cứu phải nằm bệnh viện dân dự.

Có chế độ nghỉ dưỡng sức, tổ chức đi an dưỡng cho các cán bộ công nhân viên có sức khỏe loại III, loại IV

XN thực hiện tốt chế độ Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm tai nạn cho NLĐ.

NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật, được hưởng chế độ ưu đãi về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi theo qui định của pháp luật.

Chế độ trang bị PTBVCN trong XNLH Ba Son được thực hiện theo đúng Quyết định số 1255/QĐ – QP của Bộ Quốc phòng về việc ban hành qui định chế độ, tiêu chuẩn trang bị PTBVCN trong lao động thuộc lĩnh vực Quân sự, theo Quyết định 68/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày 29/12/2008 và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN, TUYÊN TRUYỀN VỀ ATVSLĐ

Xí nghiệp đã thực hiện công tác huấn luyện, tuyên truyền về ATVSLĐ theo đúng Quyết định số 164/QĐ – BQP ngày 27/09/2006 của Bộ Quốc Phòng và căn cứ theo Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện ATLĐ, VSLĐ.

Xí nghiệp tổ chức huấn luyện lần đầu và huấn luyện định kỳ, kiểm tra kiến thức về ATVSLĐ, PCCN, BVMT cho toàn bộ NLĐ trong Xí nghiệp Nội dung huấn luyện của

Xí nghiệp là những qui định về ATVSLĐ, bao gồm: mục đích, ý nghĩa của công tác ATVSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người chỉ huy đơn vi, NLĐ; các chế độ, chính sách về BHLĐ; nội qui ATVSLĐ của đơn vị; điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa; cách xử lý tình huống và phương pháp sơ cấp cứu; công dụng, cách bảo quản, sử dụng PTBVCN;…

Việc huấn luyện BHLĐ cho NLĐ được phân chia theo ngành nghề cụ thể PhòngATLĐ chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu, bố trí giảng viên tổ chức lớp học cho NLĐ theo từng phân xưởng sản xuất Tùy theo tính chất công việc, số lượng công nhân của mỗi xưởng mà ấn định công tác huấn luyện tối thiểu là 2 ngày/lần/năm Sau khi huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu, người được huấn luyện kí tên vào sổ theo dõi công tác huấn ATVSLĐ của đơn vị Riêng đối với NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, sau khi huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp thẻ “Chứng nhận đã được huấn luyện ATLĐ - PCCN - VSMT”.

Nhìn chung, công tác huấn luyện, tuyên truyền về BHLĐ thực hiện khá tốt Nội dung và thời lượng huấn luyện về căn bản là đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với theo từng đối tượng cụ thể Giảng viên huấn luyện có kinh nghiệm và được bồi dưỡng nghiệp vụ vềATLĐ và VSLĐ Sau những đợt huấn luyện định kỳ có tổ chức tập huấn cho một số nội dung cần thiết như: phòng chống cháy nổ, cách sơ cấp cứu tại chỗ,… Tuy nhiên, vì hình thức huấn luyện là giảng bài nên hiệu quả huấn luyện chưa cao Vì vậy, Xí nghiệp cần trang bị thêm các phương tiện hỗ trợ cho việc huấn luyện, tuyên truyền như: máy chiếu, tổ chức xem phim về BHLĐ, mở các cuộc triển lãm, câu lạc bộ, hội thi,….

KHAI BÁO ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG

Việc tổ chức và thực hiện thống kê, điều tra, khai báo TNLĐ do phòng ATLĐ báo cáo theo định kỳ 6 tháng/ lần và hằng năm theo đúng qui định; có chế độ quản lý hồ sơ nghiệm ngặt.

Do Xí nghiệp có chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên, và công tác quản lý ATLĐ – VSMT – PCCN phòng ngừa TNLĐ, BNN được thực hiện tốt nên những năm gần đây tình hình TNLĐ và cháy nổ giảm rất nhiều so với các năm trước Đặc biệt, không có vụ cháy nổ nào và tai nạn chết người nào đáng tiếc xảy ra

Trong 5 năm nay, tại XN chỉ xảy ra các vụ tai nạn nhẹ, chủ yếu do công nhân bị văng bắn xỉ hàn vào người và 1 vụ TNLĐ nặng do công nhân đã tự tháo dây an toàn để leo xuống sau khi làm việc xong, công nhân bị lún đốt sống thứ 3.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ TẠI XÍ NGHIỆP

THỰC TRẠNG MÁY MÓC THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

Tại Xí nghiệp có tất cả 1067 thiết bị; trong đó các máy móc, thiết bị đều tồn tại những nguy cơ mất an toàn mà chúng ta cần phải chú ý đến:

Bảng 3.1: Nguy cơ mất an toàn của máy móc, thiết bị

STT Tên thiết bị Nguy cơ mất an toàn

1 Máy hàn Điện giật do kìm hàn, dây điện hàn, máy hàn,… bị hở điện, rò điện ra vỏ máy.

Cháy nổ khi hàn trong hầm kín hoặc hàn thùng có chất dễ cháy nổ, cháy lan khi nơi hàn có chất dễ cháy.

Bụi và hơi khí độc.

Các máy gia công và máy điện cầm tay: máy cắt, máy khoan,…

Bộ phận công tác có thể gây chấn thương: cắt, cuốn, văng bắn.

Bụi, ồn, rung. Điện giật do máy bị rò điện, dây điện hở.

Quá trình gia công phát sinh nhiệt, tia lửa trên máy gây tia lửa điện, gây cháy nổ.

Có nguy cơ nổ khi bị nung nóng, đổ ngã, va đập, rò rỉ môi chất chứa trong bình, hoặc khi bình bị ăn mòn, rỗ quá mức qui định. Điện rò ra vỏ mô tơ hoặc bị hỏng cách điện dây dẫn có thể gây giật, cháy nổ.

Thiết bị nâng: xe nâng, cầu trục, palăng điện.

Cán, kẹp khi có người làm việc trong phạm vi bán kính hoạt động.

Sự cố lật, đổ, ngã phương tiện; rơi tải trọng, sập cần do tuột, đứt dây buộc tải.

Phóng điện do thiết bị xâm nhập vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.

Việc bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất, máy móc, thiết bị trong các phân xưởng là khá hợp lý, đảm bảo cho sản xuất được liên tục và hỗ trợ giữa các phân xưởng.

Mỗi máy đều có hồ sơ lý lịch đầy đủ, có qui trình vận hành an toàn bằng tiếng Việt, có bộ phận che chắn an toàn; tất cả máy móc đều được bảo dưỡng thường xuyên.

Việc quản lý máy móc thiết bị tại các xưởng được thực hiện khá tốt Mỗi tổ sản xuất sẽ chịu trách nhiệm về máy móc mà tổ trưởng đã phân công quản lý Nếu trong thời gian sử dụng, phát hiện thấy có nguy cơ mất an toàn gây nguy hiểm thì công nhân trực tiếp làm việc tại máy đó sẽ có trách nhiệm báo cáo lại với tổ trưởng sản xuất để báo lên phòng động lực thiết bị để có kế hoạch sửa chữa Ngoài ra, nhiệm vụ bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị trong xưởng cũng do phòng động lực thiết bị đảm nhận.

THỰC TRẠNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN

Tại Xí nghiệp hiện có tất cả 140 thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; trong đó có 81 thiết bị áp lực, 59 thiết bị nâng.

Bảng 3.2: Các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

Tên thiết bị Số lượng Qui trình vận hành an toàn gắn trên máy

Thời gian kiểm định lần sau

Cần trục 48 Có Có 6 tháng 11/2009

Xe nâng 05 Có Có 6 tháng 10/2009

Xe xúc 1.2T 01 Có Có 1 năm 11/2009

Palăng điện 05 Có Có 6 tháng 11/2009

Bình khí nén 57 Có Có 6 tháng 11/2009

Nồi hơi 02 Có Có 6 tháng 12/2009

Máy phun cát 22 Có Có 6 tháng 11/2009

Tất cả máy móc thiết bị đều có hồ sơ lý lịch rõ ràng và hồ sơ kỹ thuật đầy đủ; trên mỗi máy đều có dán qui trình vận hành an toàn bằng tiếng Việt và có đầy đủ cơ cấu che chắn an toàn NLĐ trước khi vận hành máy được huấn luyện và cấp chứng chỉ; được huấn luyện lại theo định kỳ.

Hàng năm Xí nghiệp đều thực hiện báo cáo tình hình đăng ký kiểm định 1lần/năm các loại máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn với Cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn của

Bộ Quốc Phòng theo đúng qui định 6 tháng/1 lần theo mẫu qui định sẵn, đảm bảo việc tổ chức kiểm định đúng hạn, nghiêm túc và kịp thời.

Các hồ sơ đăng ký, giấy chứng nhận đăng ký, kiểm định và hồ sơ theo dõi thực lực các máy được quản lý chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ và chính xác thực lực máy.

Chế độ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị được thực hiện thường xuyên, do phòng động lực thiết bị và phòng cơ khí phụ trách.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCN

Các công việc có nguy cơ cháy nổ cao tại Xí nghiệp chủ yếu là các công đoạn cắt, hàn, sơn,…và các thao tác có thể phát sinh tia lửa, truyền nhiệt, đặc biệt là khi công nhân làm việc dưới tàu Công việc hàn, cắt kim loại làm phát sinh nhiệt lớn, có nhiều tàn lửa, dễ là nguồn gây cháy nếu nôi trường làm việc có chất dễ cháy hoặc khí cháy nổ khác, hay nguy cơ môi chất bị rò rỉ tiếp xúc với dầu mỡ, bụi than khi công nhân làm việc trong các hầm kín, két dầu là rất cao Hoặc trong quá trình vận hành với các bình khí nén cũng dễ xảy ra các trường hợp cháy nổ do bị nuốt lửa, thiết bị không kín, vận hành không đúng,…Vì vậy, công tác PCCN rất được Xí nghiệp quan tâm

Xí nghiệp có hồ sơ theo dõi công tác PCCN cụ thể, rõ ràng và được quản lý rất chặt chẽ do phòng ATLĐ phụ trách Công nhân trước khi làm các công việc trên đều được phòng ATLĐ cấp giấy phép an toàn

Xí nghiệp tăng cường công tác phòng ngừa từ xa, không để xảy ra cháy, đặc biệt lá các vị trí không gian kín Tại nơi công nhân làm việc đều có bố trí bảng qui định, nội qui,tiêu lệnh PCCN; có lắp đặt biển cảnh báo, biển cấm, chỉ dẫn về PCCN rõ ràng và đặt ở nơi dễ nhìn thấy; hệ thống quạt thông gió được bố trí đến tất cả khu vực thi công, đảm bảo cho công nhân làm việc trong hầm sâu, hầm kín được thông thoáng, không tồn tại bất cứ nguy cơ cháy nổ và nồng độ độc hại (có biên bản kiểm tra trước khi cho công nhân làm việc, phụ lục 1); tại các khu vực sơn trong hầm kín có bố trí đèn chống nổ12V; trang bị phương tiện che chắn, thùng nước cứu hỏa, và có cử người gác lửa.

Về lực lượng chữa cháy: Đội PCCN của toàn Xí nghiệp có 15 thành viên Hằng năm, tất cả các thành viên đều được tổ chức, huấn luyện, diễn tập chuyên môn 2 lần, được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ về PCCN

Các thiết bị, phương tiện chữa cháy đều được kiểm tra, bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo đúng qui định Các bình chữa cháy được đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy, đúng nơi qui định và để gần nơi có nguy cơ cháy nổ cao; có hệ thống báo cháy bằng cảm biến, có phương tiện chống cháy với số lượng đủ và chất lượng tốt: các tấm amiăng phủ, amiăng cách nhiệt, vải chống cháy,… Hệ thống cấp nước chữa cháy, điều kiện giao thông liên lạc, đường lưu thông nội bộ rất thuận lợi cho công tác PCCC.

Xí nghiệp đã xây dựng phương án, qui trình PCCC cụ thể, phương án được kết hợp thống nhất với tổ chức cứu hộ - cứu nạn của các phòng ban, và phù hợp với công nghệ sản xuất.

Tại mỗi phòng ban và từng phân xưởng có lực lượng PCCN tại chỗ Các lực lượng này có nhiệm vụ trực kiểm tra, giám sát tại các vị trí công nhân làm việc, nhanh chóng báo tín hiệu vị trí cháy nổ về trung tâm chỉ huy để có thể xử lý kịp thời khi có sự cố cháy nổ.

Bảng 3.3: Các phương tiện phục vụ công tác PCCC tại Xí nghiệp

Tên phương tiện Số lượng Chất lượng

Xe cứu thương 01 cái Tốt

Xe cứu hỏa 03 cái Tốt

Bơm điện chìm 06 cái Tốt

Bình phòng độc 05 bộ Tốt

Bình chữa cháy các loại 730 cái Tốt Ống vòi rồng cứu hỏa 440 mét Tốt

Bao đựng cát 800 cái Tốt

Bảng nội qui, tiêu lệnh chữa cháy 35 cái Tốt

Bảng cấm, bảng cảnh báo 40 cái Tốt

Cuốc, xẻng các loại 200 cái Tốt

Quần áo chống nước 140 cái Tốt

Quần áo chống cháy Amiăng 150 cái Tốt Ủng 200 cái Tốt

HỆ THỐNG AN TOÀN ĐIỆN, CHỐNG SÉT

Hệ thống điện sử dụng tại các xưởng được bố trí đi ngầm dưới mặt đất và được đo kiểm thường xuyên tình trạng an toàn, được bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ.

Hệ thống dây điện của các máy được bố trí gọn gàng, được bao bọc cẩn thận và tất cả các máy đều được nối đất chống sét an toàn; tuy nhiên tại xưởng ống vẫn thấy có nhiều dây hàn quá cũ và cần được thay mới.

Tại các phân xưởng đều có tủ điện và hộp cầu dao ngắt điện riêng được bố trí ở nơi dễ nhìn thấy Sau khi làm việc, người trực xưởng có nhiệm vụ kiểm tra và đóng cắt cầu dao điện của xưởng.

Tất cả NLĐ tại mỗi xưởng đều được huấn luyện về việc nhận biết các mối nguy hiểm về điện, cách xử lý khi gặp sự cố tai nạn do điện.

Tuy nhiên, thực tế khảo sát tình hình an toàn điện tại Xí nghiệp nhận thấy: Việc gia cố đảm bảo độ bền vững của 1 số cột điện bằng gỗ thông chưa được thay thế bằng bê tông; một số dây điện hàn quá cũ, có nhiều chỗ nối.

Tình hình chống sét tại Xí nghiệp được thực hiện khá tốt Xí nghiệp có hệ thống cột thu lôi chống sét với bán kính bảo vệ 20 mét, khoảng cách giữa các cột là rất gần nhau.

Hệ thống chống sét do Công an PCCC quận 1 lắp đặt và chịu mọi trách nhiệm về bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa.

VỆ SINH NHÀ XƯỞNG, NHÀ KHO

Diện tích nhà xưởng, nhà kho rộng rãi, thông thoáng đảm bảo có đủ ánh sáng cho công nhân làm việc; hệ thống quạt thông gió được bố trí khá tốt đảm bảo cho công nhân làm việc dễ chịu và việc bảo quản vật liệu trong kho.

Sàn nhà, lối đi sạch sẽ, rộng rãi, bằng phẳng không chướng ngại vật; hằng ngày đều có người quét dọn, làm vệ sinh trước khi làm việc.

Máy móc thiết bị được bố trí phù hợp; nguyên vật liệu sản xuất, dụng cụ làm việc sắp xếp gọn gàng (mỗi tổ sản xuất có một tủ đựng dụng cụ riêng), có đủ đường đi lại cho người và xe nâng.

Tại xưởng có một nhà kho để nguyên vật liệu riêng; có giá đặt, đỡ, có gờ chắn không để rơi vật liệu; các vật liệu được bố trí ngăn nắp đảm bảo dễ lấy và không bị rơi đổ.

TƯ THẾ LAO ĐỘNG

Đối với nhân viên các phòng ban: chủ yếu họ ngồi làm việc tại bàn riêng của mình, hoặc làm việc trên máy vi tính; thỉnh thoảng họ có thể đứng, đi lại cho dễ chịu Nói chung, tư thế làm việc của nhân viên tại các phòng như vậy là thoải mái vì có thể luân phiên thay đổi tư thế khi thấy mệt mỏi, khó chịu. Đối với NLĐ trực tiếp sản xuất: Tư thế làm việc của NLĐ chủ yếu là ngồi xổm và cúi khom, tư thế này thường gặp đối với công nhân hàn, cắt, vận chuyển vật liệu Đây là tư thế lao động rất gò bó và gây cho NLĐ cảm giác khó chịu Do đặc thù công việc, người công nhân phải điều chỉnh thân hình cho phù hợp với máy móc và nơi làm việc. Đặt biệt là khi công nhân làm việc trên tàu, có nhiều nơi không gian làm việc rất hạn chế bắt buộc NLĐ phải len lỏi (ở hầm máy, trên boong, hầm hàng); có khi họ còn phải quì, nằm nghiêng người trong cả thời gian dài Với các tư thế gò bó như vậy rất dễ làm cho NLĐ mau chóng mệt mỏi, đau lưng, đau cột sống và về lâu dài có thể bị các bệnh về xương khớp Mặt khác, dù tại Xí nghiệp đã có trang bị xe vận chuyển nhưng do số lượng xe ít chỉ đủ để chuyên chở các vật liệu có khối lượng lớn nên phần lớn quá trình mang vác nguyên vật liệu vẫn do công nhân thực hiện Vì vậy nếu tư thế khuân vác của NLĐ không đúng rất dễ gây chấn thương cột sống.

ĐÁNH GIÁ MẶT BẰNG VÀ KẾT CẤU NHÀ XƯỞNG

Kết cấu nhà xưởng được xây dựng theo kiểu nhà xưởng công nghiệp và đảm bảo cách ly với khu dân cư theo đúng quy phạm, tiêu chuẩn vệ sinh Các phân xưởng được ngăn cách với nhau bởi đường giao thông nội bộ và các hàng cây xanh quanh xưởng Cách bố trí như vậy vừa đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh, vừa tạo không khí thoáng mát, vẻ mỹ quan cho Xí nghiệp.

Diện tích các phân xưởng tương đối lớn, lối đi rông rãi, bằng phẳng, thông thoáng giúp việc vận chuyển dễ dàng, đảm bảo không gian làm việc thoải mái cho công nhân Mật độ lắp đặt máy móc thiết bị tại các xưởng đều đảm bảo khoảng cách an toàn

Các nhà xưởng tận dụng tối đa khả năng đón gió và ánh sáng tự nhiên nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân.

TÂM LÝ LAO ĐỘNG

Do đặc thù của công việc, đôi khi NLĐ phải làm việc trong môi trường rất khắc nghiệt, hạn chế; tư thế lao động gò bó dễ làm họ mau mệt mỏi, gây căng thẳng về thần kinh và dẫn đến chán nản, không muốn làm việc nữa Hậu quả là làm giảm khả năng lao động, năng suất lao động kém, dễ gây ra tai nạn lao động.

Ban lãnh đạo Xí nghiệp rất quan tâm đến đời sống tinh thần của toàn thể CB-CNV làm việc tại Xí nghiệp Hằng năm, Xí nghiệp đều tổ chức thường xuyên các phong trào cho tất cả CB-CNV như: khen thưởng lao động tiên tiến, phong trào thể dục thể thao, văn nghệ, trao học bổng Tôn Đức Thắng, tổ chức du lịch tham quan,… giúp các anh chị em có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, tạo mối quan hệ hòa đồng, thân thiện với nhau.

VỆ SINH LAO ĐỘNG

Hằng năm, Xí nghiệp đều tổ chức đo đạc môi trường lao động theo đúng qui định tại điều 97 của Bộ Luật Lao Động, điều 4 trong Nghị Định 06/1995/NĐ-CP ngày 20/01/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ và Thông Tư 13/1996/TT-BYT ngày 21/10/1996 của Bộ Y Tế Việc khảo sát do Khoa Y học Lao động Quân sự và Bệnh nghề nghiệp – Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội thực hiện Thời gian đo: từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 3 năm 2009.

3.9.1 Các yếu tố vi khí hậu

Bảng 3.4: Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu

Tại thời điểm đo đạc, hầu hết chỉ tiêu nhiệt độ, độ ẩm đều đạt theo tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ – BYT qui định Tuy nhiên, xưởng Ụ đốc, xưởng Rèn đúc, xưởng Mộc, xưởng Cơ khí có nhiệt độ cao hơn TCVSCP là do tại xưởng tập trung nhiều máy móc, thiết bị và các phòng máy hoạt động thường đặt gần nhau để thuận tiện cho quá trình vận hành máy và thao tác công việc.

Tốc độ gió: Tại thời điểm kiểm tra, tốc độ lưu chuyển không khí tại các nhà xưởng sản xuất và vị trí làm việc đều đạt TCVSCP Tuy nhiên, một số vị trí đo tại xưởng Ụ đốc, xưởng Rèn đúc, xưởng Mộc có tốc độ gió chưa đạt TCCP Điều này là do tính chất công việc đòi hỏi nhiều máy móc hoạt động và các phòng bố trí gần nhau.

3.9.2 Các yếu tố vật lý

Bảng 3.5: Kết quả đo ánh sáng

Chiếu sáng tại chỗ (lux)

Tại tất cả các khu vực đo, cường độ chiếu sáng cơ bản đều đạt TCCP Riêng cường độ chiếu sáng tại xưởng Ụ đốc, xưởng Rèn đúc, xưởng Ống thấp hơn TCCP Nguyên nhân chủ yếu là do các vị trí này bị che khuất bởi các thiết bị, máy móc làm giảm cường độ ánh sáng tự nhiên vào nhà xưởng và các đèn chiếu sáng không được vệ sinh thường xuyên.

Bảng 3.6: Kết quả đo tiếng ồn

Mức áp âm chung (dBA)

Mức áp âm (dB) ở các tần số (Hz)

63Hz 125Hz 250Hz 500Hz 1kHz 2kHz 4kHz 8kHz

Tại các vị trí làm việc, phần lớn tiếng ồn các xưởng đều đảm bảo theo TCCP Tiếng ồn tại xưởng Vỏ tàu, xưởng Ụ đốc, xưởng Ống, xưởng Mộc có một số vị trí đo vượt TCCP là do máy móc hoạt động nhiều Đặc biệt tại xưởng Ụ đốc NLĐ chịu ảnh hưởng của tiếng ồn nhiều nhất do quá trình phun cát, tẩy rỉ làm sạch vỏ tàu trước khi sơn và máy móc thường xuyên hoạt động đồng loạt Tuy thời gian tiếp xúc với tiếng ồn không dài nhưng do mức tác động quá lớn sẽ dễ làm cho NLĐ khó chịu, cảm thấy lùng bùng ở tai, mất khả năng tập trung và giảm tri giác; và về lâu dài có thể làm cho NLĐ bị bệnh nghề nghiệp (hiện nay tại XN có 10 người bị điếc nghề nghiệp).

Bảng 3.7: Kết quả đo nồng độ bụi.

Tại các vị trí đo, hầu hết các mẫu đều nằm trong giới hạn TCVSCP Các mẫu bụi không đạt TCCP đều thuộc các phân xưởng: xưởng Mộc, xưởng Ụ đốc, xưởng Rèn đúc Bụi phát sinh nhiều ở các phân xưởng này là do quá trình công nhân cưa gỗ, phun cát tẩy rỉ làm sạch bề mặt vỏ tàu, và đúc sản phẩm Nhất là tại xưởng Ụ đốc, quá trình công nhân phun cát đã làm phát sinh bụi hô hấp (chủ yếu là bụi Silic) rất nhiều Đây là khu vực có nguy cơ cao về bệnh bụi phổi cho công nhân.

Bảng 3.8: Kết quả đo nồng độ hơi khí độc

2 Xưởng Ụ Đốc 20.9 600-1200 KPH KPH KPH

3 Xưởng Vỏ Tàu 20.9 600-800 KPH 1.4-4.4 KPH

4 Xưởng Cơ Khí 20.9 600-800 KPH KPH KPH

5 Xưởng Vận Chuyển 20.9 600-800 KPH KPH KPH

6 Xưởng Động Cơ 20.9 600-800 KPH KPH KPH

7 Xưởng Ống 20.9 600-800 KPH KPH KPH

9 X Vũ Khí – Điện Tử 20.9 600-800 KPH KPH KPH

Ghi chú: KPH là không phát hiện

Từ các kết quả đo đạc nhận thấy tại XN ít sử dụng hóa chất độc hại, nồng độ hơi khí độc tại các nơi làm việc hầu hết đều đạt TCCP và không thấy phát hiện nồng độ NO2.Các mẫu vượt TCCP chủ yếu tập trung ở xưởng Mộc, Ụ đốc, Rèn đúc do các công đoạn sơn, nấu kim loại.

CÁC CÔNG TRÌNH KTVS-BVMT, CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

Để hạn chế các tác động tiêu cực của tiếng ồn phát sinh từ quá trình sản xuất, đảm bảo điều kiện làm việc và sức khỏe công nhân lao động cũng như hạn chế các ảnh hưởng của tiếng ồn tại khu vực lân cận Xí nghiệp đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu và khắc phục tiếng ồn như sau:

 Hạn chế dùng phương pháp gõ rỉ thủ công, qui định giờ giấc gõ rỉ, khu vực hạn chế để khỏi ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh.

 Thường xuyên kiểm tra, bảo trì thiết bị, máy móc đảm bảo làm việc tốt. Các chi tiết máy bị mòn, mất chính xác, gây tiếng kêu lớn được sửa chữa và thay thế kịp thời; đảm bảo độ ồn của hệ thống các máy móc, thiết bị gia công cơ khí trong phạm vi cho phép ( Xí nghiệp đã ngưng sử dụng thiết bị rèn đập).

 Trang bị phương tiện BHLĐ chống ồn cho các công nhân làm việc trong hku vực gây ồn cục bộ.

3.10.2 Các biện pháp giảm bụi

Xí nghiệp đã trang bị lò sấy cát để giảm bớt công phơi cát thủ công ngoài trời, giảm thiểu ô nhiễm bụi trong khuôn viên Xí nghiệp và môi trường không khí xung quanh.

Trang bị quạt hút, quạt thổi đảm bảo điều kiện làm việc cho NLĐ trong nhà xưởng và dưới hầm cầu

Cơ khí hóa khâu vận chuyển, sử dụng thiết bị rót cát tự động, thổi cát tự động; triển khai lắp đặt hệ thống phun sương khi thổi cát.

Xí nghiệp sử dụng các dây chuyền sàng cát tự động trong nhà xưởng để giảm bụi; đã lắp đặt các giàn phun sương tại các khu vực sản xuất để ngăn chặn các hạt bụi khuếch tán, bay lơ lửng trong không khí, không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

3.10.3 Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hơi dung môi

Tại các khu vực thường xuyên tiến hành phun PU, Xí nghiệp đã triển khai lắp đặt hệ thống xử lý mùi, bụi (xưởng Mộc).

Sử dụng hệ thống sơn tự động trong dây chuyền khép kín tại nhà N79 (xưởng Vỏ tàu) thông qua hệ thống hút, lọc hơi dung môi trong quá trình sơn.

Trang bị cho công nhân các trang thiết bị BHLĐ khi sơn tàu: măt nạ dưỡng khí, găng tay, khẩu trang, nón, giày.

Lắp các quạt gió công nghiệp, tiến hành đo nồng độ khí và các dung môi độc hại (khí

O2, CH4, CO, H2S) hàng ngày để đảm bảo điều kiện ATLĐ – VSLĐ.

CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ

3.11.1 Nhà ăn, nhà vệ sinh

Xí nghiệp có 3 nhà ăn rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát; các nhà ăn đảm bảo phục vụ bữa ăn ngon miệng và đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm.

Nhà vệ sinh tại các phòng ban, phân xưởng đều có đầy đủ các vật dụng cần thiết; hằng ngày đều có nhân viên thu dọn, làm vệ sinh sạch sẽ Đồng thời, mỗi NLĐ trực tiếp làm việc còn được trang bị thêm 1 tủ đựng quần áo giúp thuận tiện trong việc vệ sinh, bảo quản đồ dùng cá nhân.

Ngoài ra, Xí nghiệp còn có thêm 1 thư viện kỹ thuật giúp cho NLĐ có thể học hỏi, trau dồi kiến thức và 1 sân bóng để giải trí sau giờ làm việc Đây là một việc làm rất tốt chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của cán bộ lãnh đạo tại Xí nghiệp đối với NLĐ; từ đó sẽ giúp tạo được thiện cảm và mối quan hệ khắng khít giữa mọi người trong Xí nghiệp.

3.11.2 Hệ thống xử lý nước thải

Nước thải tại Xí nghiệp chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ nhà tắm của các phòng, các xưởng, và nước thải từ nhà ăn tập thể Lượng nước thải này được thu gom qua hệ thống cống và hố gas trong Xí nghiệp để lắng sơ bộ (khoảng 900 m 3 /tháng); sau đó đưa vào hệ thống cống xả chung của thành phố.

Ngoài ra, Xí nghiệp cũng có 1 lượng ít nước thải từ các xưởng sản xuất thải ra trong quá trình làm việc sẽ được chứa trong các thùng phi; sau đó Xí nghiệp liên hệ với Công ty xử lý nước thành phố cho ghe đến chuyên chở và tiến hành xử lý Riêng, các loại dầu thừa, dầu cặn trong các khoang, két dầu thì được khách hàng xử lý trước khi đưa vào sửa chữa tại Xí nghiệp

3.11.3 Hệ thống xử lý chất thải rắn

Lượng chất thải rắn tại Xí nghiệp được phân loại theo rác sinh hoạt và rác công nghiệp Trong đó: Rác công nghiệp chủ yếu là cát thải từ quá trình làm sạch tàu khoảng 1500m 3 /năm; phoi tiện, sắt, thép phế liệu khoảng 1000 kg/năm; gỗ vụn, dăm bào khoảng 500-600 kg/năm (xưởng mộc) Và rác sinh hoạt do cán bộ, công nhân viên, thủy thủ các tàu trong Xí nghiệp thải ra Lượng rác thải này đã được Xí nghiệp xử lý theo đúng qui định Đối với rác sinh hoạt: Xí nghiệp trang bị các thùng rác compozit theo tiêu chuẩn đặt trong các xưởng và dọc các con đường trong đơn vị để thu gom rác Xí nghiệp hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị đưa đi xử lý tại các bãi rác Thành phố.

Rác công nghiệp: trang bị các thùng sắt tại các khu vực sản xuất để thu gom Xí nghiệp hợp đồng với công ty Vệ sinh Môi trường Đô thị thành phố đưa đi xử lý tập trung Gỗ, dăm bào cho cán bộ, công nhân viên sử dụng; phoi tiện, sắt vụn bán cho cơ sở gia công tái chế

Xung quanh khuôn viên Xí nghiệp và phía trước các phòng ban, các xưởng đều được bao quanh bởi nhiều cây xanh và thảm cỏ tạo nên cảnh quan rất đẹp và thoáng mát cho môi trường làm việc Tại Xí nghiệp có bộ phận chuyên trồng cây, chăm sóc cây cảnh rất chu đáo Bộ phận này thường xuyên bố trí nhân viên tỉa cành, tưới nước, dọn cỏ, làm vệ sinh nên các dãy cây rất xanh tốt và tuyệt đẹp

Trong năm 2009 này, mảng xanh của Xí nghiệp đã được bổ sung rất nhiều Nhìn chung, cảnh quan toàn Xí nghiệp rất thoáng mát, sạch đẹp, có nhiều cây xanh và thảm cỏ được trồng và chăm sóc rất chu đáo.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN LÀM VIỆC TẠI CÔNG ĐOẠN SƠN CỦA XƯỞNG Ụ ĐỐC

QUI TRÌNH SƠN VỎ TÀU

Chất thải rắn, nước thải

46 ĐƯA TÀU LÊN ĐỐC wdsfdfadgh dddggffgfgghđốc

Nước ngọt, hóa chất Nước thải

Cát, gió Ồn, bụi, chất thải rắn

Sơn, chất pha sơn Bụi sơn, hơi dung môi, văng bắn.

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ qui trình sơn vỏ tàu và sự phát sinh chất độc hại

Tàu sau khi được đưa lên đốc, chờ nước trong đốc rút hết thì tiến hành các công việc làm sạch bề mặt vỏ tàu Trước tiên, dùng các cây xủi cạo bỏ hết lớp hà bám trên vỏ tàu Sau đó, dùng máy rửa nước áp lực cao tiến hành rửa nước ngọt có kèm theo hóa chất để tẩy sạch dầu, mỡ và các chất bẩn ra khỏi bề mặt vỏ.

Kế tiếp là công đoạn khảo sát toàn bộ bề mặt vỏ tàu để đánh giá thực trạng và xác định phương pháp xử lý chống ăn mòn hay còn gọi là tẩy rỉ làm sạch bề mặt kim loại Quá trình này được mô tả như sau:

 Tại các khu vực bị rỉ răm, rỉ vẩy (ít rỉ): người ta dùng búa gõ, bàn chải cước kết hợp với máy cơ học mài để làm bong hết lớp rỉ bám trên bề mặt vỏ.

 Các khu vực có diện tích bề mặt lớn và có nhiều rỉ thì dùng máy phun cát để tẩy toàn bộ rỉ sét bám trên bề mặt vỏ

Khi các công đoạn chuẩn bị bề mặt vỏ tàu đã hoàn tất và đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, độ nhám, độ sạch thì bắt đầu tiến hành sơn các lớp theo đúng yêu cầu đã chỉ ra trong bản qui trình sơn vỏ tàu đối với từng sản phẩm.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ CÓ HẠI TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC

4.2.1 Công đoạn chuẩn bị bề mặt vỏ tàu trước khi sơn

Trước khi sơn bao giờ cũng phải thực hiện công đoạn chuẩn bị bề mặt vỏ tàu để đảm bảo độ sạch (không muối, không dầu mỡ, không chất bẩn) trước khi sơn Qui trình chuẩn bị bao gồm có các công đoạn sau:

Hình 4.1: Công nhân đang cạo hà bên dưới đáy tàu Đặc trưng của quá trình cạo hà là người công nhân phải sử dụng cây xủi tác động mạnh vào các khu vực có con hà bám để đánh bật chúng ra khỏi bề mặt vỏ tàu Lúc này, các con hà vốn thích nghi trong nước mặn bị tách biệt ra khỏi môi trường sống thân thuộc của chúng và bị chết; do đó khi tiến hành cạo, các con hà đã chết trong thời gian chờ tàu khô khá lâu (khoảng 2 ngày) sẽ bị phân hủy cùng với tác động của các vi sinh vật xung quanh gây nên mùi hôi rất khó chịu; làm ảnh hưởng đến sự chịu đựng của cơ quan hô hấp của người công nhân.

Mặt khác, vỏ con hà có cấu tạo chủ yếu từ đá vôi, rất cứng chắc và bám rất chặt vào vỏ tàu; nên trong lúc làm việc, người công nhân rất dễ bị các mảnh vụn vỡ sắt bén và bụi từ vỏ con hà văng ra gây tổn thương đến mắt; nguy hiểm nhất là khi công nhân làm việc trong tư thế cúi khom, ngửa người, vặn người tại các khu vực chật hẹp Bên cạnh đó, trong lúc xủi hà nếu người công nhân không tập trung; để trượt, gãy cây xủi, thì công nhân có thể bị mất đà dẫn đến té ngã và chạm người vào các vỏ hà gây xây xước, rách da, thịt; nặng hơn là công nhân có thể bị đập đầu vào mạn tàu, giá đỡ tàu gây nên các chấn thương rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, đối với các khu vực hà bám cao quá bắt buộc người công nhân phải làm việc trên các thang, giàn cao, nôi treo; đôi khi họ còn phải chồm, với tay vượt ra ngoài phạm vi của phương tiện làm việc Lúc này, người công nhân rất dễ bị té ngã dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao Bên cạnh đó, tư thế làm việc không thoải mái trong quá trình cạo hà cũng có thể làm cho công nhân bị đau nhức các khớp xương, khớp vai, nhanh chóng mệt mỏi dẫn đến chán nản công việc và năng suất làm việc không cao

4.2.1.2 Công đoạn rửa nước ngọt

Hình 4.2: Công nhân đang phun nước

Quá trình rửa nước ngọt bằng máy phun nước áp lực cao nhằm mục đích giúp tẩy sạch dầu, mỡ, các chất bẩn bám dính trên bề mặt vỏ tàu Trong giai đoạn này, công nhân sẽ phải trực tiếp cầm súng phun nước để phun vào tất cả các vị trí trên bề mặt kim loại cần làm sạch Do đó, vấn đề quan trọng trước tiên cần chú ý đến đó là áp lực từ súng phun nước rất mạnh Trong lúc làm việc, áp lực của súng phun cao có thể gây phản lực đột ngột làm người công nhân rất dễ bị té ngã, và sẽ rất nguy hiểm khi công nhân làm việc trên các dàn giáo, thang, nôi treo Trong khoảng thời gian tiếp xúc và chịu đựng khá lâu với súng phun áp lực cao, công nhân cũng có thể bị tê tay chân do rung động từ vòi phun rất mạnh Bên cạnh đó, nếu trong quá trình làm việc người công nhân bất cẩn, không tập trung để súng quay ngược vào cơ thể sẽ gây rách da, thịt và có thể gây tai nạn cho những người làm việc xung quanh.

Ngoài ra, môi trường nước sử dụng trong công đoạn này là nước ngọt có kèm các chất tẩy rửa (xút, axit loãng) và đây là các chất có khả năng tan tốt trong nước Do đó,người công nhân làm việc trực tiếp rất dễ bị nước văng bắn vào người, nước này ngấm vào da có thể gây ăn mòn da, lở loét chân tay và nếu văng vào mắt sẽ rất nguy hiểm.

4.2.1.3 Công đoạn làm sạch rỉ sét

Tùy từng khu vực và mức độ rỉ sét nhiều hay ít mà công nhân có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện làm sạch: các dụng cụ thô sơ như búa, bàn chải sắt hay máy mài, máy phun cát Trong đó, những tác hại và ảnh hưởng khi người công nhân làm việc với máy phun cát là đáng quan tâm nhất.

Công đoạn thổi cát bằng máy phun cát được thực hiện như sau: Gió lấy từ máy khí nén qua ống dẫn khí thổi vào phễu chứa cát, từ đó cát được thổi với áp lực của gió qua đầu béc và bắn vào bề mặt kim loại với tốc độ mạnh, từ đó làm sạch bề mặt kim loại Lúc này, áp lực của gió đẩy cát rất mạnh có thể làm cho vỡ ống dẫn cát dẫn đến cát bị văng bắn ra xung quanh với tốc độ rất lớn có thể gây rát da, rát mắt cho các công nhân đang làm việc trực tiếp và làm phát sinh bụi ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Không những thế, máy phun cát còn phát ra tiếng ồn rất lớn do tốc độ lưu chuyển rất nhanh và nhiều của các hạt cát trong vòi phun Tiếng ồn cao làm cho độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống; NLĐ sau mỗi ca làm việc đều cảm thấy ù tai, nhức tai, đau đầu,… Khi công nhân tiếp xúc lâu dài, thính giác không còn khả năng phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường được; sự thoái hóa dần dần sẽ phát triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra các bệnh nặng tai và bị điếc nghề nghiệp Ngoài ra, tiếng ồn còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch, ảnh hưởng đến sự co bóp bình thường của dạ dày, hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây bệnh cao huyết áp.

Bên cạnh đó, quá trình phun cát cũng làm phát sinh bụi rất nhiều và chủ yếu là bụiSilic có đường kính dưới 5 micromet Do công nhân phải tiến hành công việc ngoài trời và thường xuyên có gió nên các bụi này phát tán trong môi trường không khí rất nhanh và rất rộng; do đó, bụi phát sinh không chỉ tác động đến người công nhân làm việc trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh Người công nhân làm việc thường xuyên có thể hít thở phải không khí có chứa bụi này ở nơi làm việc Bụi xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp vào phổi, lắng đọng và gây tác hại ở các phế nang Sau một thời gian phản ứng của cơ thể, bụi gây xơ hóa phổi - bệnh bụi phổiSilic Đây là loại bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất, Oxit Silic tự do không chỉ ảnh hưởng đến tế bào phổi mà còn đến toàn cơ thể gây ra sự phá hủy nội tạng và trung ương thần kinh

Mặt khác, khi làm việc với súng phun cát nếu công nhân không tập trung để đầu súng từ máy phun cát bắn trúng vào người có thể gây ra rách da, rách thịt vì trong ống dẫn (vòi súng) có chứa rất nhiều cát cùng với tốc độ lưu chuyển của áp lực gió rất lớn. Ngoài ra, trong quá trình làm việc NLĐ cũng rất dễ bị mỏi mắt, rát mắt, chóng mặt, tê tay do bụi bắn ra từ súng phun với tốc độ rất nhanh, mạnh và những rung động liên tục từ ống dẫn cát

Khi tiến hành gõ rỉ bằng búa, công nhân có thể gặp các thương tích trong lúc làm việc nếu họ không tập trung làm rơi búa, để búa đập vào tay hoặc cán búa bị văng ra vì không kiểm tra kĩ trước khi sử dụng; bên cạnh đó, công nhân cũng có thể bị các mảnh vụn văng bắn vào mắt rất nguy hiểm vì các phần chất thải rắn này chủ yếu là rỉ sét còn tồn tại lớp sơn cũ rất độc hại Đối với các khu vực phải dùng máy mài, bàn chải sắt: ngoài tác hại do bụi phát sinh trong lúc mài hoặc chải gây ra; công nhân cũng rất dễ bị các thương tích do các mảnh vụn văng bắn hoặc từ các bộ phận truyền động của máy mài Đá mài thường làm việc ở vận tốc rất cao (v5→300 m/s); vì vậy, nếu bị vỡ đá văng vào mắt thì rất nguy hiểm Giai đoạn lắp đá mài vào máy không đúng có thể gây kẹt đá nếu lắp quá hẹp hay gây rơi đá khi chưa siết chặt và do đó khi đá quay sẽ bị văng bắn Đồng thời, các phoi mài phát sinh trong quá trình mài ở dạng bụi nhỏ cũng có thể gây tổn thương cho cơ quan hô hấp Ngoài ra, quá trình bảo quản và vận chuyển không tốt các đá mài như xếp chồng đá lên nhau, va đập khi vận chuyển sẽ làm giảm độ bền của đá, đá dễ bị vỡ khi sử dụng.

Với tư thế lao động gò bó, công nhân đôi khi còn phải chồm với; từ đó làm cho họ nhanh chóng mệt mỏi, hiệu quả làm việc kém, dễ xảy ra tai nạn lao động và nguy hiểm nhất là khi công nhân làm việc trên cao

4.2.2 Công đoạn thi công sơn

Hình 4.3: Công nhân đang trộn sơn Hình 4.4: Công nhân đang sơn bên mạn tàu

Quá trình sơn được thực hiện chủ yếu bằng máy phun sơn; các cây cọ, con lăn chỉ sử dụng để sơn ở các vị trí có diện tích nhỏ hẹp và khu vực có yêu cầu tỉ mỉ Trong đó, máy phun sơn bao gồm một động cơ điện, một máy nén khí và súng phun sơn Máy phun sơn làm việc theo nguyên lý là dùng áp suất của khí nén để đẩy sơn ra ngoài dưới dạng sương mù bám vào bề mặt kim loại Tuy nhiên, trước khi tiến hành phun sơn, người công nhân phải thực hiện công đoạn chuẩn bị là trộn sơn Quá trình khuấy trộn và phun sơn đều có sử dụng động cơ điện; do đó, khi đóng cắt cầu dao điện, nếu công nhân không cẩn thận để tay ẩm ướt thì có thể bị điện giật.

Trong quá trình pha trộn sơn và sơn, mối nguy hại cần quan tâm trước hết đó là sơn và chất pha sơn Sơn và chất pha sơn có các loại dung môi khác nhau và chứa những hóa chất độc hại như các hidrocacbon, alcohol, ester, epoxy,… Các sản phẩm hữu cơ này đều có nguy cơ gây cháy nổ, ăn mòn, gây độc cho người, động vật và môi trường rất nghiêm trọng.

NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐANG ÁP DỤNG TẠI XƯỞNG Ụ ĐỐC

Hiện nay, để giảm bớt các tác hại và ảnh hưởng xấu trong quá trình phun cát, gõ rỉ, bộ phận quản lý tại xưởng Ụ đốc đã tổ chức cho công nhân tiến hành làm việc vào các giờ lệch với giờ làm việc hành chính để không ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất khác. Lịch làm việc được bộ phận quản lý tại xưởng lập và gửi lên Giám đốc xưởng phê duyệt, thường công việc tiến hành vào các buổi sau: trưa từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ

30 phút, chiều từ 17 giờ đến 22 giờ, sáng sớm từ 2 giờ đến 6 giờ.

Thực hiện cơ giới hóa cho những công việc nặng nhọc, trên cao bằng các cần cẩu, cần trục, thang, dàn giáo,… nhằm giúp giảm nhẹ gánh nặng lao động thể lực cho NLĐ.

Trang bị dây chuyền sàng cát, rót cát tự động sử dụng trong nhà xưởng để giảm bụi; lắp đặt các giàn phun sương quanh ụ để ngăn chặn bụi khi thổi cát. Đối với các vị trí không gian kín: mở hết tất cả các nắp hàng, cửa thông hơi và thực hiện kiểm tra nồng độ khí độc, cháy nổ trong hầm trước khi cho công nhân làm việc; bố trí quạt thông gió phục vụ cho công nhân làm việc trong các khoang, hầm kín; cử người cảnh giới trên miệng hầm để sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết; thực hiện các biện pháp chiếu sáng an toàn trong hầm với điện áp 12-24 Volt

Trang bị PTBVCN cho công nhân làm việc tại tất cả các công đoạn, bao gồm: quần áo vải, mũ bảo hộ có trùm mặt, giày da thấp cổ, giày vải, găng tay vải, khẩu trang che bụi, mặt nạ lọc bụi, mặt nạ phòng độc

 Những vấn đề còn tồn tại

Việc quản lý máy móc thiết bị chưa thực hiện tốt: máy móc thiết bị còn lạc hậu, một số máy mài thiếu bộ phận che chắn vùng nguy hiểm, dây dẫn điện quá cũ chưa được thay mới, các phương tiện phục vụ cho công nhân làm việc trên cao (thang, dàn giáo, nôi treo),… do cán bộ quản lý không thường xuyên kiểm tra thiết bị trước khi làm việc.

Hầu hết tại các công đoạn, công nhân đều làm việc ngoài trời, môi trường lao động của công nhân vẫn còn nhiều yếu tố độc hại như nóng, tiếng ồn vẫn còn cao, hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn vẫn còn. Ý thức của người công nhân về an toàn lao động còn thấp cho thấy công tác huấn luyện, tuyên truyền, giáo dục về BHLĐ cho công nhân tại xưởng chưa hiệu quả.

Việc sử dụng các PTBVCN không hiệu quả do công nhân không trang bị đầy đủ.Nguyên nhân chính là do chất lượng của PTBVCN thấp, khiến cho người công nhân khi sử dụng thấy không thoải mái và gây khó khăn trong quá trình làm việc.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN TẠI XƯỞNG Ụ ĐỐC

4.4.1 Các biện pháp về tổ chức quản lý

Xí nghiệp cần cập nhật đầy đủ các văn bản pháp luật, chế độ, quy định về bảo hộ lao động vì đó là các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Thông qua việc tìm hiểu, bộ phận lãnh đạo và quản lý sẽ hướng dẫn cho người lao động các kiến thức cần thiết để mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn và có thái độ tốt khi thực hiện nghiêm túc các nội qui được đưa ra.

Xây dựng, ban hành quy chế, phân định trách nhiệm cụ thể về BHLĐ cho từng chức danh cán bộ quản lý, bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của Xí nghiệp; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật phục vụ công tác bảo hộ lao động.

Cải tiến máy móc thiết bị, nghiêm chỉnh thực hiện việc kiểm tra các loại máy, thiết bị, vật tư trước và sau mỗi ca làm việc để có chế độ bảo dưỡng kịp thời. Định kỳ kiểm tra môi trường lao động, nhất là tiếng ồn, bụi tại nơi làm việc và sức khỏe công nhân để có biện pháp xử lý

Tiến hành biên soạn và ban hành đầy đủ những quy định, qui trình kỹ thuật an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho từng công việc, từng thiết bị, từng chỗ làm việc; phổ biến và dán ở những nơi dễ thấy và cấn thiết.

Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát chặt chẽ và liên tục nhằm đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc những qui định của Xí nghiệp; đồng thời đề ra những hình phạt cũng như các biện pháp cụ thể nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.

Tổ chức thông tin tuyên truyền, huấn luyện về công tác bảo hộ lao động đối với từng công việc cụ thể; đặc biệt quan tâm đúng mức đến các đối tượng làm việc trong không gian kín, làm việc trên giàn cao

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động về các chính sách đảm bảo đúng theo tinh thần pháp luật như: trang cấp PTBVCN, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng độc hại, tiền lương, tiền thưởng, chăm sóc sức khỏe.

4.4.2 Các biện pháp về kỹ thuật

4.4.2.1 Thay thế công nghệ sơn

Hiện nay tại xưởng đang sử dụng công nghệ sơn Epoxy truyền thống, có pha dung môi và phương pháp làm sạch bề mặt kim loại phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người công nhân như: ồn, bụi, nguy cơ cháy nổ, ngạt, té ngã.

Vì vậy, việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại giúp giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người lao động là rất cần thiết.

Hình 4.5: Máy phun nước siêu cao áp Hình 4.6: Công nhân đang bắn nước.

Trước tình trạng ngày càng ô nhiễm môi trường sơn tàu biển, trong công nghệ làm sạch, Công ty CP hóa dầu công nghệ cao Hi - Pec đã nghiên cứu công nghệ ES301 và ứng dụng được kiểm định thể hiện chất lượng thực tế qua các công trình tàu biển và công trình ngoài khơi kết quả cho thấy giá thành thấp, an toàn, bảo vệ môi trường.

Công nghệ ES301 là dùng phương pháp nước siêu cao áp làm sạch bề mặt, sau đó sơn không dung môi Euronavy thân thiện môi trường Hệ thống máy phun nước siêu cao áp gồm 1 động cơ diesel hoặc động cơ điện truyền động cho 1 máy bơm nước cao áp,

1 đường ống cấp nước đầu vào và 1 hệ thống cao áp đầu ra và súng phun Với phương pháp này, chúng ta không chỉ tiết kiệm được chi phí, thời gian, mà còn bảo vệ được môi trường, trong khi làm sạch bề mặt vẫn có thể tiến hành việc sửa chữa các bộ phận khác; đồng thời khi bề mặt ẩm ướt, rỉ vàng sơn vẫn cho kết quả tốt, tuổi thọ dài lâu đến hàng chục năm sau chưa phải sơn lại Công nghệ đã được kiểm chứng bởi đội tàu của lực lượng Hải quân Mỹ Tại Việt Nam các Công ty Shipetrol, Công ty CP Âu Lạc cũng đã sử dụng hiệu quả công nghệ này.

 Ưu điểm của công nghệ

Máy phun nước siêu cao áp (UHP) tạo ra tia nước xoáy có áp lực lên tới 30.000 psi (2.000 kg/cm 2 ), thổi bung toàn bộ lớp sơn cũ, rỉ sét ra khỏi bề mặt kim loại, vùng ảnh hưởng chỉ trong bán kính 2m.

Sơn có tuổi thọ cao, bảo hành trên 10 năm. Điều kiện thi công dễ dàng: không cần độ nhám, sơn được trong môi trường ẩm 100%; sơn ngay sau khi làm sạch bằng nước, không cần chờ khô. Độ bám dính cao làm tăng hiệu quả bảo vệ, độ bền màng sơn dài lâu.

Bảo tồn độ dày trên góc, mép, đường hàn từ 74% đến 101%, làm giảm tối đa hư hỏng.

Sơn không có dung môi nên không tạo bóng khí, lỗ hỏng trong màng sơn, không bị rạn, nứt, vỡ khi màng sơn quá dày.

Tổng chi phí làm sạch bằng nước và sơn ES301 luôn thấp hơn nếu tính cùng chất lượng và thời gian bảo vệ như nhau.

Sử dụng hệ thống UHP sẽ loại bỏ được chi phí mua hạt thổi, chi phí vận chuyển, không phải lặp đi lặp lại việc nạp nguyên liệu vào thiết bị; không chi phí xử lý chất thải rắn vì làm sạch bằng nước Với phương pháp UHP chỉ cần mở 1 cái van là có thể làm việc ngay.

Ngày đăng: 27/09/2023, 16:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý XNLH Ba Son - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý XNLH Ba Son (Trang 15)
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mặt bằng tổng thể của XNLH Ba Son - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của XNLH Ba Son (Trang 16)
1.5.2.1. Sơ đồ qui trình công nghệ sửa chữa tàu - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
1.5.2.1. Sơ đồ qui trình công nghệ sửa chữa tàu (Trang 18)
1.5.2.2. Sơ đồ qui trình công nghệ đóng mới tàu - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
1.5.2.2. Sơ đồ qui trình công nghệ đóng mới tàu (Trang 19)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý BHLĐ của Xí nghiệp 2.2.1. Hội đồng BHLĐ - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý BHLĐ của Xí nghiệp 2.2.1. Hội đồng BHLĐ (Trang 29)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội đồng BHLĐ tại XN - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội đồng BHLĐ tại XN (Trang 30)
Sơ đồ 2.3:  Sơ đồ tổ chức phòng ATLĐ 2.2.3. Tổ chức Công đoàn với công tác BHLĐ - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức phòng ATLĐ 2.2.3. Tổ chức Công đoàn với công tác BHLĐ (Trang 32)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức tự kiểm tra tại Xí nghiệp 2.5. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức tự kiểm tra tại Xí nghiệp 2.5. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH (Trang 36)
Bảng 2.1: Danh mục các loại  PTBVCN được trang bị tại Xí nghiệp - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Bảng 2.1 Danh mục các loại PTBVCN được trang bị tại Xí nghiệp (Trang 39)
Bảng 3.2: Các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn Tên thiết bị Số lượng Qui trình - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Bảng 3.2 Các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn Tên thiết bị Số lượng Qui trình (Trang 43)
Bảng 3.3: Các phương tiện phục vụ công tác PCCC tại Xí nghiệp. - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Bảng 3.3 Các phương tiện phục vụ công tác PCCC tại Xí nghiệp (Trang 45)
Bảng nội qui, tiêu lệnh chữa cháy 35 cái Tốt - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Bảng n ội qui, tiêu lệnh chữa cháy 35 cái Tốt (Trang 46)
Bảng 3.4: Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Bảng 3.4 Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu (Trang 48)
Bảng 3.5: Kết quả đo ánh sáng - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Bảng 3.5 Kết quả đo ánh sáng (Trang 49)
Bảng 3.7: Kết quả đo nồng độ bụi. - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Bảng 3.7 Kết quả đo nồng độ bụi (Trang 52)
Hình 4.1: Công nhân đang cạo hà bên dưới đáy tàu - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Hình 4.1 Công nhân đang cạo hà bên dưới đáy tàu (Trang 58)
Hình 4.2: Công nhân đang phun nước - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Hình 4.2 Công nhân đang phun nước (Trang 59)
Hình 4.3: Công nhân đang trộn sơn   Hình 4.4: Công nhân đang sơn bên mạn tàu - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Hình 4.3 Công nhân đang trộn sơn Hình 4.4: Công nhân đang sơn bên mạn tàu (Trang 62)
Hình 4.5: Máy phun nước siêu cao áp.  Hình 4.6: Công nhân đang bắn nước. - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Hình 4.5 Máy phun nước siêu cao áp. Hình 4.6: Công nhân đang bắn nước (Trang 67)
Bảng 4.2: So sánh chi phí của công nghệ ES301 và công nghệ Epoxy truyền thống. - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Bảng 4.2 So sánh chi phí của công nghệ ES301 và công nghệ Epoxy truyền thống (Trang 68)
Bảng 4.3: So sánh công nghệ sơn ES301 và công nghệ sơn Epoxy truyền thống - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Bảng 4.3 So sánh công nghệ sơn ES301 và công nghệ sơn Epoxy truyền thống (Trang 70)
Hình 4.7: Ủng chống trơn trượt Hình 4.8: Găng tay bảo vệ khỏi hóa chất - Đánh giá thực trạng công tác bảo hộ lao động tại xí nghiệp liên hợp ba son
Hình 4.7 Ủng chống trơn trượt Hình 4.8: Găng tay bảo vệ khỏi hóa chất (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w