1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội

131 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Thu Hồi Đất, Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư Của Dự Án Cầu Vĩnh Tuy Trên Địa Bàn Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Trần Ngọc Minh
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Văn Tuấn
Trường học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 3,06 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Tính cấp thiết đề tài. 1 (9)
  • 1.2 Mục đích nghiên cứu. 3 (12)
  • 1.3 Yêu cầu. 3 (12)

Nội dung

Tính cấp thiết đề tài 1

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu, là địa bàn để phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh; là nguồn vốn, nguồn nội lực để xây dựng và phát triển bền vững quốc gia.

Trong quá trình đổi mới ở nước ta, đặc biệt những năm gần đây, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị mới đã phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

Thu hồi đất, bồi thường để giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế là một khâu quan trọng, then chốt của quá trình phát triển Bồi thường giải phóng mặt bằng là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai thực hiện các dự án Bồi thường và giải phóng mặt bằng cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, đặc biệt đối với các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi trên phạm vi cả nước, đến từng địa phương, cơ sở.

Từ khi có Luật Đất đai năm 1993 việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP Sau khi có Luật Đất đai năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 197/2004/ NĐ-CP ngày

03/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu bồi thường về đất, tài sản và các chính sách hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007; Nghị định số

69/2009 ngày 13/08/2009 của Chính phủ đã quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, giá đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

Từ khi ban hành các văn bản trên việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất có tiến bộ hơn, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, khắc phục được nhiều tồn tại, vướng mắc trước đây Tuy nhiên, việc triển khai cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính sách pháp luật liên quan.

Vì vậy việc điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để bổ sung, hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết.

Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy là một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm của thành phố, trong quá trình thực hiện dự án, mặc dù đã được sự quan tâm của UBND Thành phố, các ngành các cấp nhưng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng vẫn gặp nhiều khó khăn, bất cập ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công trình.

Vì vậy việc nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác này sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm và các giải pháp góp phần xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của thành phố Hà Nội Xuất phát từ lý do này, tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu Vĩnh Tuy trên địa bàn

Mục đích nghiên cứu 3

Làm rõ thực trạng thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

Từ đó đề xuất một số giải pháp để bổ sung, hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Yêu cầu 3

- Phải nắm vững chính sách, pháp luật đất đai; chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các văn bản có liên quan.

- Công tác điều tra, thu thập tài liệu, số liệu phải chính xác, đầy đủ và phản ánh trung thực khách quan.

- Phải phân tích, đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu.

- Đề xuất một số giải pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi đất cả trong hiện tại và tương lai.

2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ

THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

2.1 Nhu cầu thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

CNH - HĐH và đô thị hoá là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới Trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển nhanh thì CNH - HĐH và đô thị hoá là con đường giúp cho các nước chậm phát triển rút ngắn thời gian so với các nước đi trước.

Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trong những năm gần đây cho thấy, CNH - HĐH và đô thị hoá là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, tiểu nông sang phương thức sản xuất mới, hiện đại Trong nền kinh tế hiện đại, CNH - HĐH và đô thị hoá có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một tiến trình thống nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quá trình CNH - HĐH, tiến trình phát triển xã hội đã có sự thay đổi cơ bản đó là: phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn, làm thay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp Hiện tượng đô thị hoá được coi là một trong những nét đặc trưng nhất của sự biến đổi xã hội trong thời đại ngày nay Cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá được coi như một khía cạnh quan trọng của sự vận động đi lên của xã hội. Đô thị hoá là một quá trình lịch sử trong đó nổi lên một vấn đề kinh tế - xã hội là nâng cao vai trò của đô thị trong sự phát triển mọi mặt của xã hội Quá trình này bao gồm sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là trong sự phân bố dân cư, trong kết cấu nghề nghiệp - xã hội, kết cấu dân số,

Việc thu hồi đất để xây dựng các KCN, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nước ta được tiến hành mạnh mẽ từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình này được thúc đẩy nhanh hơn từ sau năm 2000, khi nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định rõ: Đẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,…tạo nền tảng để đến năm

2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Cùng với CNH - HĐH nền kinh tế, nhiệm vụ xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng được đặt ra một cách cấp thiết Tiến trình CNH - HĐH ở nước ta từ những năm 1990 được gắn liền với đô thị hoá cả về chiều rộng và chiều sâu Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam thời kỳ 1996 - 2020 xác định mục tiêu phát triển đô thị cả nước đến năm

2020 là: xây dựng tương đối hoàn chỉnh đô thị cả nước, có kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật hiện đại, có môi trường đô thị trong sạch, được phân bổ phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước,… phấn đấu đến năm 2020, dân số đô thị chiếm khoảng 45% dân số cả nước.

Việc thu hồi đất ở nước ta trong những năm gần đây là sự chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đất Nhờ đó đã xây dựng được nhiều KCN, các cụm công nghiệp, mở rộng và xây dựng mới các khu đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện,… hoàn thiện và phát triển các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ, du lịch; mở rộng và xây dựng mới các khu vui chơi giải trí, công viên, cây xanh,… chính điều đó làm cho quá trình CNH - HĐH có bước tiến đáng kể, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn.

2.2 Khái quát về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra Đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao [33] Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác.

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất [24].

Hỗ trợ là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào [33].

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới [24].

Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển.

Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất, tinh thần tại đó Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung.

Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở

- Bồi thường bằng giao đất ở mới;

- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở [24].

TĐC là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách giải phóng mặt bằng Các dự án tái định cư cũng được coi là các dự án phát triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác [13].

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

2.3.1 Một số yếu tố cơ bản trong quản lý nhà nước về đất đai

Ngày đăng: 18/09/2023, 11:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 4.1. Sơ đồ cầu Vĩnh Tuy - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Hình 4.1. Sơ đồ cầu Vĩnh Tuy (Trang 81)
Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích các loại đất thu hồi của dự án cầu Vĩnh Tuy Loại đất - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích các loại đất thu hồi của dự án cầu Vĩnh Tuy Loại đất (Trang 82)
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng cầu Vĩnh Tuy trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng cầu Vĩnh Tuy trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Trang 84)
Bảng 4.3. Giá đất ở theo thị trường ở phố Vĩnh Tuy năm 2005 - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Bảng 4.3. Giá đất ở theo thị trường ở phố Vĩnh Tuy năm 2005 (Trang 86)
Bảng 4.4. So sánh giá đất ở thị trường trung bình với giá đất ở tính  bồi thường tại phố Vĩnh Tuy năm 2005 - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Bảng 4.4. So sánh giá đất ở thị trường trung bình với giá đất ở tính bồi thường tại phố Vĩnh Tuy năm 2005 (Trang 88)
Bảng 4.5. Giá đất ở theo thị trường tại phố Vĩnh Tuy và Minh Khai năm 2006 - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Bảng 4.5. Giá đất ở theo thị trường tại phố Vĩnh Tuy và Minh Khai năm 2006 (Trang 89)
Bảng 4.7. Tổng hợp bồi thường, hỗ trợ về nhà và tài sản khác của Dự án trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Bảng 4.7. Tổng hợp bồi thường, hỗ trợ về nhà và tài sản khác của Dự án trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Trang 93)
Bảng 4.8. Tổng hợp về thực hiện chính sách hỗ trợ của dự án tại quận Hai Bà Trưng - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Bảng 4.8. Tổng hợp về thực hiện chính sách hỗ trợ của dự án tại quận Hai Bà Trưng (Trang 95)
Bảng 4.9. Tổng hợp về bán nhà tái định cư của dự án tại quận Hai Bà  Trưng - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Bảng 4.9. Tổng hợp về bán nhà tái định cư của dự án tại quận Hai Bà Trưng (Trang 97)
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về giá bồi thường đất và tài sản trên đất - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về giá bồi thường đất và tài sản trên đất (Trang 100)
Hình 4.3. Biểu đồ so sánh giá đất ở bồi thường áp dụng cho từng vị trí với khung giá của TP và giá thị trường trung bình tại thời điểm thực hiện Dự - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Hình 4.3. Biểu đồ so sánh giá đất ở bồi thường áp dụng cho từng vị trí với khung giá của TP và giá thị trường trung bình tại thời điểm thực hiện Dự (Trang 100)
Bảng 2. Danh sách các hộ dân được bồi thường tài sản của dự án trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - luận văn thạc sĩ kinh tế đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu vĩnh tuy trên địa bàn quận hai bà trưng thành phố hà nội
Bảng 2. Danh sách các hộ dân được bồi thường tài sản của dự án trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Trang 128)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w