LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Yến
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn nàylà trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn đầy đủ và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này đã được ghi rõnguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Quý Hùng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm, được sự phân côngcủa Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ NguyễnThị Yến, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển kinh tế hộ nông dân vùngtái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Tủa Chùa,tỉnh Điện Biên”.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều đơn vị và cá nhân Tôi xin ghi nhận và bàytỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới Tiến sỹ Nguyễn ThịYến, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đềtài và viết luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo KhoaKinh tế và Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện vàhoàn thành đề tài; xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa, tậpthể Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban quản lý dự án, Chi cụcThống kê, cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân các xã: Mường Báng, HuổiSó v à Tủa Thàng trong huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ tôi trong quátrình thực hiện đề tài trên địa bàn.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bèđã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong qua trình thực hiện đềtài
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Quý Hùng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNHVÀ SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.1.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế nông hộ 4
1.1.2 Một số vấn đề lý luận về tái định cư thủy điện 9
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế hộ nông dân tái định cư 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 30
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 31
2.2 Nội dung nghiên cứu 31
2.3 Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 31
Trang 62.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu 32
2.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 33
2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu 33
2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 35
2.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ nông dân 35
2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện TủaChùa, tỉnh Điện Biên 38
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 38
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 41
3.2 Sự hình thành và phát triển của khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Tủa Chùa 46
3.3 Thực trạng kinh tế hộ nông dân vùng tái định thuộc dự án di dân tái định cưthủy điện Sơn La tại huyện Tủa Chùa 51
3.3.1 Tình hình cơ bản của khu tái định cư 51
3.3.2 Thực trạng sản xuất của các hộ nông dân điều tra 54
3.3.3 Thực trạng đời sống của hộ điều tra 70
3.3.4 Đánh giá của nông hộ tái định cư 72
3.3.5 Mối quan hệ giữa hộ tái định cư và hộ sở tại 76
3.3.6 Mong muốn của hộ tái định cư sau khi chuyển đến nơi ở mới 77
3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ khu tái định cư thuộcdự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Tủa Chùa 78
3.4.1 Ảnh hưởng của các yếu tố về điều kiện sản xuất 78
3.4.2 Ảnh hưởng của các yếu tố khoa học kỹ thuật, công nghệ 79
3.4.3 Ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến sản xuất của hộ 80
3.4.4 Ảnh hưởng của yếu tố tổ chức sản xuất 80
3.4.5 Ảnh hưởng của yếu tố phong tục tập quán sản xuất 81
3.4.6 Ảnh hưởng của chính sách của Nhà nước 82
Trang 73.5 Đánh giá về phát triển kinh tế nông hộ khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Tủa
3.5.1 Những kết quả đạt được 83
3.5.2 Tồn tại và hạn chế 84
3.5.3 Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế 85
3.6 Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Tủa Chùa 86
3.6.1 Định hướng phát triển kinh tế nông hộ 86
3.6.2 Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ khu tái định cư thuộc dự án di dân táiđịnh cư thủy điện Sơn La tại huyện Tủa Chùa 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
1 Kết luận 95
2 Kiến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 111
Trang 814 QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng Chính phủ
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Dân số và lao động huyện Tủa Chùa giai đoạn 2014 - 2016 43
Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 – 2016 huyện Tủa Chùa 45Bảng 3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các ngành giai đoạn 2014 – 2016huyện Tủa Chùa 45
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu chung của hộ nông dân khu tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Tủa Chùa 50
Bảng 3.5 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn 2014-2016 ở khu TĐC huyện Tủa Chùa 51
Bảng 3.6 Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của khu tái định cư giai đoạn2014- 2016 52
Bảng 3.7 Nhân khẩu, lao động và trình độ lao động của nông hộ điều tra năm2016 54
Bảng 3.8 Diện tích đất đai bình quân của hộ điều tra năm 2016 55
Bảng 3.9 Chi phí sản xuất trồng trọt bình quân hộ điều tra năm 2016 56
Bảng 3.10 Chi phí sản xuất chăn nuôi bình quân hộ điều tra năm 2016 57
Bảng 3.11 Tài sản phục vụ sản xuất bình quân hộ điều tra năm 2016 58
Bảng 3.12 Giá trị sản xuất trồng trọt bình quân của hộ điều tra năm 2016 60
Bảng 3.13 Giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân của hộ điều tra năm 2016 62
Bảng 3.14 Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp bình quân hộđiều tra năm 2016 63
Bảng 3.15 Thu nhập bình quân của hộ điều tra năm 2016 65
Bảng 3.16 Chi tiêu của các hộ điều tra năm 2016 70
Bảng 3.17 Tiện nghi sinh hoạt của các hộ điều tra năm 2016 71
Trang 10DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒHình:
Hình 3.1 Sơ đồ hành chính huyện Tủa Chùa 38Hình 3.2 Sơ đồ vùng ngập và khu tái định cư huyện Tủa Chùa 48Hình 3.3 Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân 64
Sơ đồ:
Sơ đồ 3.1 Cây mục tiêu phát triển kinh tế hộ khu tái định cư 67Sơ đồ 3.2 Hệ thống cung cấp vốn cho nhóm hộ nghèo 90
Trang 11MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhà máy thủy điện Sơn La - một công trình thuỷ điện lớn nhất nước ta đượckhởi công xây dựng ngày 02 th á ng 1 2 n ăm 0520 nh ằm đảm bảo nguồn điện năngcho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đảm bảo tưới tiêu và hạn chếlũ cho vùng Đồng bằng sông Hồng, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng Tây Bắc.
Nhà máy thuỷ điện Sơn La nằm trên sông Đà, tại xã Ít Ong, huyện M ư ờng L a , tỉnh Sơn L a Theo Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện SơnLa đã được Thủ tướng Chính phủ phê d u y ệt, tổng số dân di chuyển thuộc Dự án didân, tái định cư thủy điện Sơn La là 20.340 hộ, 92.301 nhân khẩu Trong đó, tỉnhSơn La
12.584 hộ, 58.337 khẩu, tỉnh Điện Biên 4.459 hộ, 17.010 khẩu và tỉnh Lai Châu3.297 hộ, 16.954 khẩu Tổng số khu, điểm tái định cư tập trung của dự án là 78 khu,285 điểm theo hai hình thức là tái định cư xen ghép vào 38 bản thuộc 17 xã và táiđịnh cư tự nguyện Dự án được thực hiện với quy mô bố trí tái định cư cho 20.477hộ bao gồm số dân di chuyển thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La vàDự án đường tránh ngập đường Mường Lay - Nậm Nhùn, giai đoạn 1 (Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013).
Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất ViệtNam và cả khu vực Đông Nam Á Ngoài việc cung cấp nguồn điện năng lớn cho đấtnước, công trình còn góp phần quan trọng trong việc trị thủy sông Đà và cung cấpnước cho hạ lưu về mùa khô Bên cạnh những thành tựu to lớn về mặt kinh tế xã hộimà nhà máy thủy điện Sơn La mang lại, một vấn đề bức xúc đặt ra là phải di dờimột lượng lớn cộng đồng dân cư đến nơi tái định cư mới Việc di chuyển một bộphận lớn dân cư đến một nơi ở khác, buộc cộng đồng dân cư này phải rời bỏ tư liệusản xuất chủ yếu của mình như đất đai, ruộng vườn với những phương thức sảnxuất truyền thống để đến một nơi ở mới, hình thành nếp sống mới, quan hệ sản xuấtmới là một thách thức, khó khăn lớn Điều này sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng trựctiếp đến việc phát triển kinh tế nông hộ của các hộ dân tái định cư thuộc dự án didân tái định cư thủy điện.
Trang 12Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là một trong những khu vực chịu ảnh hưởngcủa nhà máy thủy điện Sơn La, tổng số hộ tái định cư trên địa bàn huyện là 248 hộvới 1.488 nhân khẩu Các hộ tái định cư được bố trí tái định cư tại chỗ tại 3 khu táiđịnh cư: Huổi Lực (80 hộ); Tà Si Láng - Tà Huổi Tráng (84 hộ) và Huổi Lóng (84hộ).
Sau khi bố trí, sắp xếp tái định cư, đời sống của hộ tái định cư huyện TủaChùa đã từng bước ổn định Tuy nhiên, các hộ tái định cư của dự án thủy điện SơnLa đa phần là người dân tộc thiểu số Các hộ dân tái định cư chuyển từ nơi bản cũcó tập quán canh tác cây lúa nước hoặc lúa nương, trồng sắn và chăn nuôi trâu bòchủ yếu nay sang một vùng đất mới có quỹ đất sản xuất cho các hộ tái định cư cònhạn hẹp, chất lượng đất kém, một số công trình thủy lợi hiệu quả chưa cao nên thiếunước để sản xuất lúa Do đó tình trạng lao động nông nghiệp dư thừa và thất nghiệptrong nông thôn ngày càng gia tăng, nông hộ đang trăn trở tìm kiếm sinh kế mới,ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế và thu nhập của nông hộ Một bài toánđể ổn định đời sống nhân dân sau khi được bố trí, sắp xếp tái định cư được đặt ra vàcần phải đề xuất các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn mà bà con, nhân dân ở vùngtái định cư đang gặp phải Xuất phát từ tính cấp thiết và thực trạng trên tôi chọn:
"Phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư thuộc dự án di dân tái định cưthủy điện Sơn La tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên" làm đề tài luận văn thạc sĩ
kinh tế nông nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hộ, phát triểnkinh tế hộ.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tái định cư thuộc dự ándi dân tái định cư thủy điện Sơn La tại huyện Tủa Chùa năm 2014- 2016.
- Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức và xu hướng phát triểnkinh tế hộ nông dân ở địa phương trong những năm tới.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân vùng táiđịnh cư huyện Tủa Chùa.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư huyện
Tủa Chùa giai đoạn 2018-2020.
Trang 133 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trang 14Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế nông hộ
1.1.1.1 Khái niệm về kinh tế nông hộ, phát triển kinh tế nông hộ
a) Hộ
Có nhiều quan điểm khác nhau về hộ như Tchayanov, nhà khoa học kinh tếnông nghiệp nổi tiếng hàng đầu của Nga với quan điểm: “Về khái niệm hộ, đặc biệttrong đời sống nông thôn, không bao giờ cũng tương đương với khái niệm sinh họclàm chỗ dựa cho nó, mà nội dung đó còn có cả những phức tạp về đời sống kinh tếvà đời sống gia đình” (Trần Văn Dư, 2003).
Năm 1980, tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai về quản lý nông trại tổ chức ở HàLan, các đại biểu thống nhất: “Hộ là một đơn vị của xã hội có liên quan đến sản xuất,tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác” (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007).
Trong từ điền ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press - 1987) có định nghĩa: “Hộ là tấtcả những người cùng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồmnhững người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung” (Trần Văn Dư,2003).
Khi nghiên cứu kinh tế hộ trong quá trình phát triển ở khu vực Châu Á Giáosư T.G.Mc.Gee (1989) đã nêu lên: “Hộ là nhóm người chung huyết tộc, hay khôngcùng chung huyết tộc, ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chungmột ngân quỹ” (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007).
Raul Iturna, giáo sư trường đại học Tổng hợp Liôbon khi nghiên cứu cộngđồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước Châu Á đã chứng minh “Hộ làtập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quátrình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng” (Mai VănXuân, 1995).
Như vậy, các cá nhân hay tổ chức khi nhìn nhận và quan điểm về hộ khônggiống nhau nhưng có những nét chung (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007):
- Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc (cũng có trường hợp đặc biệt vợchồng cùng huyết tộc) hay không cùng huyết tộc (bố mẹ nuôi, con nuôi, người tìnhnguyện và được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình, ).
Trang 15- Hộ sống chung hoặc không sống chung dưới một mái nhà.- Có chung một ngân quỹ và ăn chung.
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
Từ đây cho thấy đã là hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế: Có nguồn lao độngvà phân công lao động, có vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, vừa sản xuấtvà vừa tiêu dùng Hộ không phải là thành phần kinh tế mà hộ có thể thuộc thànhphần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể,
Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết tộc, do hộ là mộtđơn vị kinh tế riêng, trong khi đó gia đình có thể không phải là một đơn vị kinh tế.Một gia đình có thể bao gồm nhiều thế hệ sống chung một mái nhà nhưng nguồnsinh sống và ngân quĩ lại độc lập với nhau Do đó một gia đình có thể bao nhiều hộ.
Qua nghiên cứu các khái niệm khác nhau, chúng tôi nhận thấy: hộ là đơn vịkinh tế nhỏ nhất trong xã hội, cùng chung một cơ sở kinh tế, gắn bó với nhau quahôn nhân, huyết tộc và quan hệ nuôi dưỡng thân nhân khác, cùng tiến hành sản xuấtvà hưởng thụ những thành quả sản xuất.
b) Nông hộ
Hộ nông dân (HND) là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nôngnghiệp và phát triển nông thôn vì các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ởnông thôn chủ yếu được thực hiện qua các hoạt động của các hộ nông dân Các hoạtđộng nông nghiệp của hộ nông dân theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cávà các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn như các dịch vụ, các nghề thủ công,chế biết nông sản Ngành nghề của hộ gắn với tập quán thôn bản, làng xã; một khisản xuất kinh doanh khó khăn, họ sẽ thay đổi mặt hàng sản xuất hoặc giảm bớt quymô, thậm chí giảm bớt nhu cầu cần thiết.
Tchayanov cho rằng “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định” và ông coilà đơn vị tuyệt vời để “tăng trưởng và phát triển chính sách nông nghiệp” Quanđiểm này đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nướctrên thế giới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2007).
Frank Ellis (1988) đưa ra khái niệm: “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếmsống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm tronghệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về bản chất được đặc trưng bởi sự tham gia vào thịtrường với mức độ hoàn hảo không cao” (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007).
Trang 16Ở Việt Nam, có nhiều tác giả cập đến khái niệm kinh tế hộ nông dân, LêĐình Thắng (1993) cho rằng “nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tếcơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” (Lê Đình Thắng và các cộng sự ,1993) ĐàoThế Tuấn (1997) thì cho rằng “hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nôngnghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nôngnghiệp ở nông thôn” (Đào Thế Tuấn, 1997).
Do đó, nông hộ có đặc điểm nhưng đặc điểm sau:
- Hộ vừa là đơn vị sản xuất kinh doanh vừa là đơn vị tiêu dùng Như vậy đãlà hộ phải bảo đảm cả mặt sản xuất và tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất quyết định sự tham gia thị trường củahộ Sự tham gia thị trường của nông hộ càng nhiều hàng hóa thể hiện trình độ củanông
hộ đó.
Như vậy, chúng ta thấy nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, sống ở nôngthôn, tiến hành sản xuất nông nghiệp và còn có thể tham gia các hoạt động phi nôngnghiệp ở các mức độ khác nhau.
c) Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ (KTNH) là loại hình kinh tế cơ bản và tự chủ trong nôngnghiệp, hình thành, tồn tại một cách khách quan, sử dụng lao động gia đình là chính.KTNH tồn tại và phát triển lâu đời trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thônở nước ta.
Các quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống thì tuỳ thuộc vào củachủ hộ Hộ có thể không thuê hay thuê lao động với tỷ lệ thấp để đảm bảo thời vụnên không được tính tiền lương và không được tính lợi nhuận.
Với Tchayanov, vào những năm 20 của thế kỷ XX, “kinh tế nông dân” đượchiểu là hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đìnhvà nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà không dựatrên chế độ trả công theo lao động đối với mỗi thành viên của nó (Nguyễn ĐứcTruyến, 2003).
Theo Frank Ellis (1988), “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của các hộ gia đìnhcó nền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình Sản
Trang 17xuất của hộ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động thị trường” (Vũ Thị Ngọc Trân, 1997).
Kinh tế nông hộ thực hiện các khâu từ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêudùng Và là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm sản xuất nôngnghiệp, thích ứng tồn, tại tại và phát triển trong mọi chế độ xã hội Loại hình nàycũng không giống với các loại hình kinh kế khác (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007).
d) Phát triển kinh tế nông hộ
Phát triển theo quan niệm chung nhất là sự nâng cao hạnh phúc của ngườidân, bao hàm nâng cao chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sựbình đẳng về các cơ hội Ngoài ra việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dânlà những mục tiêu rộng hơn của phát triển Phát triển của một xã hội hôm nay là sựkế thừa những di sản diễn ra trong quá khứ.
Phát triển còn phải gắn tới sự bền vững, nên phát triển bền vững là: “Pháttriển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khảnăng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà,2005).
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tếtrong thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng sảnphẩm, hoàn thiện cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống.Nhưng chúng ta phải cân nhắc toàn bộ các nguồn vốn vật chất, vốn con người vàvốn thiên nhiên mà thế hệ hiện tại để lại cho thế hệ tương lai.
Kinh tế nông hộ là một thành phần của kinh tế nông nghiệp, do đó có thể hiểurằng phát triển kinh tế nông hộ chính là quá trình tăng trưởng về sản xuất, thay đổicơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế; nâng cao trình độ sản xuấtcủa chủ hộ; gia tăng thu nhập bình quân của hộ, gia tăng mức sống, thoả mãn cácđiều kiện sống cơ bản như nhà ở, điện, nước sạch, nhà vệ sinh và ngày càng giatăng mức tích luỹ của hộ, làm cho nền kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tếquốc dân nói chung đi lên.
1.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ có những đặc trưng cơ bản khác với các loại hình kinh tế khác,
đó là:
Trang 18Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và sửdụng các yếu tố sản xuất Thể hiện các thành viên trong nông hộ có quyền sở hữu tưliệu sản xuất vốn có và các tài sản khác; trên cơ sở kinh tế chung và cùng chung mộtngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm cao và việc bố trí sắpcông việc cũng rất linh hoạt.
Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ Sự gắn bó thểhiện qua quan hệ huyết thống, quy mô nhỏ của nông hộ so với doanh nghiệp nênquản lý và sản xuất cũng đơn giản gọn nhẹ Người quản lý thường là chủ hộ vàtham gia lao động trực tiếp.
Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao Do quy mônhỏ, khi gặp thuận lợi có thể phát huy nguồn lực sẵn có và mở rộng quy mô, nhưnggặp khó khăn thì có thể thu hẹp sản xuất, có khi quay về sản xuất tự cung, tự cấp vàcó khả năng tự bóc lột lao động để vượt qua áp lực của thị trường.
Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả Qua thựctế KTNH là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp với câytrồng, vật nuôi trong quá trình sinh trưởng, phát triển cần sự tác động kịp thời.
Kinh tế nông hộ có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích củangười lao động Trong kinh tế nông hộ mọi người đều gắn bó với nhau trên cơ sởkinh tế, huyết tộc và cùng chung ngân quỹ đây là động lực để phát triển kinh tếnông
Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu Đây làmột trong những vấn đề khác biệt giữa nông hộ và doanh nghiệp nông nghiệp.
1.1.1.3 Vai trò của kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn
Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, kinh tế nông hộ đều tồn tại và có vai trò quantrọng trong phát triển nông nghiệp Với sự tồn tại của nông hộ là do đặc điểm rấtriêng của sản xuất nông nghiệp và nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận hộ là đơn vị kinhtế cơ bản, chủ thể sản xuất nông nghiệp.
Năm 1925, Tchayanov, nhà nông học của Nga, đã đề cập đến hình thái giađình nông dân không có bóc lột lao động làm thuê mà chỉ sử dụng sức lao động củagia đình mình là hình thức tổ chức sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao trong điều
Trang 19kiện sản xuất nông nghiệp thủ công Tổng kết kinh nghiệm của mô hình trang trạigia đình ở Mỹ, Italia, Anh, Hà Lan, ông chứng minh sức sống của “kinh tế hộ”, củalao động trên mảnh đất gia đình (Chu Văn Vũ, 1995).
Các nước Châu Á như Malaixia, Philíppin, Thái Lan trong quá trình lập kếhoạch phát triển nông thôn đã lưu ý đến những thích ứng của hộ trước những biếnđộng đầy “chắc ẩn” của kinh tế đang phát triển Khi nền sản xuất xã hội gặp nhữngkhó khăn trong quá trình sản xuất, thì hộ là cơ sở để dễ dàng “xoay sở” để tìm cácphương thức khai thác các nguồn vốn, lao động của mình nhằm tái sản xuất nôngnghiệp Vì thế, các nước này sử dụng hộ để phát triển nông nghiệp Ở Thái Lan tốcđộ tăng trưởng cao và ổn định của ngành nông nghiệp chủ yếu do kinh tế hộ đem lại(Chu Văn Vũ, 1995).
Ở Việt Nam, trong thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp “kinh tế hộ” cũng đượcquan niệm là “kinh tế phụ gia đình” hay “kinh tế phụ gia đình xã viên”, bổ sung chokinh tế tập thể Trên thực tế, sản xuất nông nghiệp của hộ đã chiếm 48% giá trị sảnlượng nông nghiệp, 95% sản lượng chăn nuôi và 93% sản lượng rau quả Nếu phântích cụ thể cơ cấu nguồn thu nhập, thì thu nhập từ “kinh tế gia đình” chiếm 50 - 60%thu nhập của hộ (Chu Văn Vũ, 1995).
Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (1988), hộ nông dântrở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp Đến nay, kinh tế hộ phát triểnkhá, ngày càng có nhiều nông hộ sản xuất hàng hóa, thoát dần thuần nông Nông hộsản xuất hàng hóa đưa ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng, có thương hiệu, tạothêm nhiều việc làm, tăng thu nhập người dân.
Như vậy, kinh tế nông hộ góp phần làm tăng sản lượng sản phẩm cho xã hội,là cơ sở phát triển ngành công nghiệp chế biến; tạo thêm việc làm, tăng thu nhậpcho người dân ở nông thôn; sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động,tư liệu sản xuất ); bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
1.1.2 Một số vấn đề lý luận về tái định cư thủy điện
1.1.2.1 Khái niệm về tái định cư
a) Tái định cư
Tái định cư (TĐC) chỉ là “Việc lập cư của các cá nhân, các nhóm hộ gia đìnhhoặc toàn bộ một làng, một xã” (Trang Hiếu Dũng, 1995) Vậy lập cư ở đây chínhlàm, dựng nên để cư ngụ ở một số nào đó.
Trang 20Việc tái định cư, không phải chỉ di chuyển dân mà bao hàm cả “Đền bù” chocác thiệt hại do các dự án phát triển gây ra, theo tác giả Phạm Mộng Lan và LâmMai Hoa “Tái định cư là cả quá trình đền bù cho các tài sản bị thiệt hại đến các biệnpháp hỗ trợ hộ tái tạo các tài sản bị mất hoặc hỗ trợ di chuyển trong trường hợp hộbị di chuyển và cuối cùng là toàn bộ các chương trình, biện pháp nhằm giúp nhữngngười bị ảnh hưởng khôi phục lại cuộc sống và nguồn thu nhập của hộ”, với quanđiểm trên hai tác giả đứng trên góc độ chính sách, khi dự án phát triển ảnh hưởng,tác động tới tài sản và tới cuộc sống của những người bị mất tài sản hoặc nguồn thunhập do dự án phát triển gây ra, bất kể họ phải di chuyển hay không Tuy nhiên, haitác giả trên cũng đưa quan điểm hẹp hơn “Tái định cư chỉ sự di chuyển của các hộ bịảnh hưởng tới định cư ở nơi ở mới”.
Và một tác giả đưa quan điểm hẹp nữa là Lê Văn Thành, khi nghiên cứu “đờisống các hộ gia đình sau tái định cư” ở thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra “Tái định cưlà việc di dời một cộng đồng dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác” (Lê Văn Thành,2007) Với các quan điểm này chỉ đề cập tới sự di chuyển của hộ mà chưa đề cậpđến chính sách đền bù cho hộ khi hộ bị mất tài sản như đất đai, nhà của, cây lâmnghiệp, cây ăn quả và nông nghiệp và hỗ trợ hay giúp hộ di chuyển, các chínhsách và biện pháp ở nơi ở mới.
Việc giải toả, di dời, tái định cư nó không chỉ dừng lại ở việc đưa một bộphận cư dân từ nơi ở này sang nơi khác, mà tái định cư liên quan tới rất nhiều vấnđề như việc làm, học hành, sự tiếp cận các dịch vụ, quan hệ xã hội… Nên tái địnhcư được nhìn nhận là một quá trình thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội của mộtbộ phận dân cư chứ không chỉ xem xét thay đổi chỗ ở.
Như vậy, tái định cư theo chúng ta được hiểu là các cá nhân, hộ, hay toàn bộmột làng (bản), một xã họ đã sản xuất và sống ổn định, lâu dài rồi nay phải di chuyểnđến ở một nơi ở mới để lập nghiệp, xây dựng cuộc sống mới ổn định và lâu dài.
b) Hộ tái định cư, hộ sở tại
Hộ tái định cư là hộ di dời từ nơi ở này sang nơi ở mới.
Hộ sở tại là hộ dân trong địa bàn xã có tiếp nhận dân tái định cư (Thủ tướngChính phủ, 2007).
Trang 21c) Nông hộ tái định cư
Nông hộ tái định cư là hộ tái định cư, có lao động trực tiếp và sử dụng đất sảnxuất nông nghiệp.
d) Điểm, khu và vùng tái định cư
Điểm tái định cư là điểm dân cư được xây dựng theo quy hoạch, bao gồm:đất ở, đất sản xuất, đất chuyên dùng, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình côngcộng để bố trí dân tái định cư (Thủ tướng Chính phủ, 2007) Điểm tái định cưthường là một thôn, bản, xóm…
Khu tái định cư là địa bàn được quy hoạch để bố trí các điểm tái định cư, hệthống cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, vùng sản xuất, và trong khu tái định cưcó ít nhất một điểm tái định cư (Thủ tướng Chính phủ, 2007) Khu tái định cưthường từ một thôn, bản trở lên trong một khu vực nào đó, nó có thể nằm ở trong từ1- 2 xã, phường.
Vùng tái định cư là các địa bàn các huyện, thị xã được quy hoạch để tiếpnhận dân tái định cư, và trong vùng tái định cơ có ít nhất một khu tái định cư (Thủtướng Chính phủ, 2007).
e) Hình thức tái định cư
Hình thức tái định cư có một số hình thức sau (Nguyễn Xuân Thảo, 2004),với những điều kiện áp dụng, ưu và nhược điểm các hình thức tái định cư gắn với hộtái định cư các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi thì các hộ tái định là những hộ sảnxuất nông nghiệp.
(1) Hình thức tái định cư tập trung
- Tái định cư tập trung là các đối tượng tái định cư (các cá nhân, hộ, tổ chức)được quy hoạch tới một nơi mới tạo thành điểm tái định cư mới, chỉ có dân tái địnhcư.
- Điều kiện để áp dụng tái định cư tập trung:
+ Do di cư một khối lượng hộ lớn nên xác định nguồn đất đai phải lớn vớicác loại đất khác nhau, quy hoạch chi tiết từng địa bàn bao gồm xây dựng cơ sở vậtchất của cộng đồng (giao thông, thuỷ lợi, điện, công trình cấp nước sinh hoạt, trườnghọc, trạm y tế ) và các loại đất đai.
+ Cộng đồng bản, làng, dòng tộc khi di chuyển để tái định cư không muốncác quan hệ bị phá vỡ.
Trang 22- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: tất cả hộ tái định cư đều có mối quan hệ cộng đồng từ trước, quanhệ bản làng, dòng tộc nên hình thức này tránh bị phá vỡ mỗi quan hệ cộng đồng,dòng tộc; các truyền thống văn hóa dân tộc có thể vẫn được duy trì.
+ Nhược điểm: vì tái định cư với một số lượng hộ lớn tập trung nên cần phảicó diện tích đất đai cho sản xuất và thổ cư lớn; tổ chức ổn định sản xuất, ổn định đờisống khó khăn; nếu xây dựng các điểm tái định cư tập trung thì thường chỉ cải thiệncơ sở hạ tầng cho một số vùng nhỏ, không tạo điều kiện cho phát triển cả vùng.
(2) Tái định cư xen ghép
- Tái định cư xen ghép là các đối tượng tái định cư (các cá nhân, hộ, tổ chức) được
quy hoạch đến ở xen ghép với hộ dân sở tại trong một điểm dân cư đã có trước.- Điều kiện để áp dụng tái định xen ghép:
+ Khi các hộ tái định cư chấp nhận bị mất mát các quan hệ xã hội, dòng tộc.+ Quy mô của dòng họ nhỏ, khi đó họ có thể ở xen ghép.
+ Diện tích các loại đất đai tại thôn, bản phải nhiều có thể chia cho các hộ táiđịnh cư.
+ Được sự chấp thuận, chia xẻ của cộng đồng các hộ sở tại.
+ Dân sở tại và dân tái định cư có những nét tương đồng về các yếu tố truyềnthống, văn hoá.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: có thể đất ổn định sản xuất ngay; nhanh tróng ổn định đời sốnghộ dân tái định cư; suất đầu tư cho một hộ thấp; tổ chức thực hiện thuận lợi(Nguyễn Xuân Thảo, 2004).
+ Nhược điểm: mối quan hệ cộng đồng bị mất mát, và phải xây dựng lại mốiquan hệ; mối quan hệ họ hàng cũng bị ảnh hưởng; nếu hộ tái định cư tới nơi mà tạicó đặc điểm dân tộc, các yếu tố truyền thống, văn hóa không tương đồng thì đặc thùbản sắc văn hóa của dân tái định cư và dân sở tại có thể bị thay đổi, mất đi.
(3) Tái định cư tự nguyện phân tán (TĐC tự nguyện)
- Tái định cư tự nguyện phân tán là các đối tượng tái định cư di chuyểnkhông theo quy hoạch tái định cư, mà tự thu xếp nơi ở mới.
Trang 23- Điều kiện để áp dụng tái định cư tự nguyện phân tán:
+ Căn cứ vào sự tự nguyện của đối tượng tái định cư, hộ muốn đến một nơi ởmới theo ý hộ.
+ Tình hình nơi đến có đủ nhà ở, đất, việc làm, thu nhập.
+ Bản thân đối tượng tái định cư phải hiểu và quen biết nơi tái định cư.- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: khả năng ổn định sản xuất và đời sống cao; giảm áp lực cho hìnhthức tái định cư tập trung về đất đai; giảm chi phí về đầu tư hạ tầng.
+ Nhược điểm: do các hộ phân tán nên khó quản lý tình hình tái định cư, ổnđịnh sản xuất và đời sống sau tái định cư.
(4) Tái định cư tại chỗ (di vén)
- Tái định cư tại chỗ các đối tượng tái định cư được di chuyển lên rìa lòng hồđể sản xuất và sinh sống.
- Điều kiện để áp dụng tái định cư tại chỗ:
+ Áp dụng với di dân, tái định cư các vùng lòng hồ thuỷ lợi, thuỷ điện.+ Rìa vùng lòng hồ phải có đất canh tác.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Hình thức này kết hợp với quy hoạch khai thác phát triển tổnghợp vùng hồ để tạo nên vùng kinh tế- xã hội phát triển quanh hồ; chi phí đầu tư chomột hộ di dân, tái định cư thấp.
+ Nhược điểm: Nếu không quy hoạch tái định cư tốt sẽ dẫn tới các hộ khôngổn định sản xuất; và dân tái định cư tác động tới môi trường của vùng quang hồ.
Trong các hình thức tái định cư trên, ở dự án thuỷ điện Sơn La (trên địa bànhuyện Tủa Chùa) thực hiện hình thức tái định cư tập trung, tái định cư xen ghép vàtại chỗ là chủ yếu, còn tái định cư tự nguyện ít thực hiện.
1.1.2.2 Phân loại tái định cư
Có nhiều cách phân loại tái định cư Xét về hình thức tái định cư thì có cácdạng như sau: Di dời dân cư vào khu đô thị; Chuyển dịch nội thành và ngoài thànhtừ các chương trình cải tạo đô thị hóa, chuyển dịch theo cơ sở tự nguyện của ngườidân; Tái định cư tại chỗ khi chính quyền thực hiện các dự án khu dân cư Xét về cơsở tự
Trang 24nguyện của người dân thì có tái định cư tự giác, tái định cư tự phát và tái định cưcưỡng bức Xét về tính chất thì tái định cư có 2 dạng: Tái định cư bắt buộc và táiđịnh cư tự nguyện.
1.1.2.3 Đặc điểm tái định cư
Đặc điểm của tái định cư được nghiên cứu trong luận văn chỉ xem xét tái địnhcư cho xây dựng công trình thủy điện cụ thể là:
Đối tượng tái định cư chủ yếu lại là các đồng bào dân tộc nghèo thuộc các địabàn khó khăn.
Kinh tế hộ của người phải di chuyển là kinh tế nông nghiệp và đồng bào dântộc thiểu số, thường tái định cư theo bản làng cũ, dòng tộc.
Hộ tái định cư chủ yếu sản xuất tự cấp, tự túc nên khi đến nơi sản xuất hànghóa bị bỡ ngỡ, tiếp xúc với những cây con mới hoặc điều kiện sản xuất thay đổi.
Việc di dời dân để xây dựng công trình thuỷ điện, hộ sẽ có thể có thay đổilớn về tập quán canh tác, chủ yếu theo hướng chuyển từ vùng thấp lên canh tác vùngcao, và điều kiện tự nhiên, văn hóa khác hẩn điều kiện nơi cũ.
Di dân ở đây chủ yếu là loại hình di dân, tái định cư trong nông thôn - nôngthôn TĐC nông thôn đang gặp khó khăn về đảm bảo đất đai, đặc biệt đất sản xuất vìđất chất lượng tốt hơn đã được dân bản địa khai khoang, sử dụng Nên hầu hết cáchộ TĐC được bố trí diện tích hẹp hơn và chất lượng đất đai xấu hơn so với nơi xuấtcư.
Tái định cư có thể có những tổn thất vô hình như người dân phải đối mặt vớinguy cơ đói nghèo khi điều kiện sản xuất và những nguồn tạo thu nhập của họ bịmất đi, họ có thể bị di dời đến những nơi không có việc làm hay tài nguyên kiếmsống không có nhiều khiến cho họ phải khai thác đến mức cạn kiệt tài nguyên môitrường sinh tồn, gây hại cho môi trường; các thiết chế cộng động và mạng lưới xãhội bị phá vỡ, các mối quan hệ họ hàng bị ảnh hưởng; các yếu tố truyền thống, vănhoá có thể bị mất đi, cư dân tại chỗ các khu tái định cư không thân thiện hay khôngcó nét tương đồng về văn hóa (Lê Văn Thành, 2007).
Do đó, tái định cư không chỉ dừng lại việc đưa một bộ phận dân cư từ nơi ởnày sang nơi ở khác, mà còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như đất sản xuất, việclàm, học hành, tiếp cận các dịch vụ, các quan hệ xã hội Nên tái định cư chính là
Trang 25một quá trình thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội của một bộ phận dân cư chứ không chỉ việc thay đổi chỗ ở.
1.1.2.4 Vai trò của tái định cư
a) Vai trò chung
Tái định cư là vấn đề tất yếu, khách quan, song hành với các công trình phụcvụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia khác Táiđịnh cư tạo điều kiện có mặt bằng để những công trình đi vào hoạt động thuận lợi,tạo đà phát triển kinh tế của đất nước đối với các dự án phát triển kinh tế Đặc biệt didân, tái định cư để thực hiện xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, công trìnhthuỷ lợi, thuỷ điện
Tái định cư là cơ hội chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hànghóa, chuyên môn hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng, tăng thu nhập chongười dân.
Tái định cư là cơ hội cho người lao động chuyển ngành nghề từ lao độngnông nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ.
Cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hóa được quan tâm đầu tư nên có thể làcơ hội tốt cho các hộ dân tái định cư và hộ sở tại được tiếp cận, được hưởng lợi íchtừ các chương trình này.
b) Vai trò của tái định cư đối với công trình thuỷ điện Sơn La
Tạo điều kiện mặt bằng cho công trình thuỷ điện Sơn La để đi vào xây dựnghoàn thành theo kế hoạch, tạo nguồn điện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.
Điều hòa nước, giải toả sức ép về lũ lụt vào mùa mưa, tích nước và cung cấpnước về mùa cạn, tăng thêm năng lực phát điện cho Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình;góp phần chống lũ và điều tiết nước cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân vùng đồngbằng Bắc Bộ.
Phân bố lại, hợp lý dân cư trên địa bàn 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.Và là cơ hội để nâng cao cơ hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội khu vực TâyBắc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, giữ vững ổn định chínhtrị- xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
Trang 26Khi bản sở tại đón hộ tái định cư, hộ sở tại cũng được dự án đầu tư các côngtrình điện, nước, giao thông, nhà văn hóa Do đó, hộ tái định cư và hộ sở tại tiếpcận những lợi ích từ cơ sở hạ tầng.
Cơ hội phát triển triển kinh tế khu vực Tây Bắc cũng như tỉnh Sơn La,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sản xuất từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa gắnvới thị trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hộ được tiếp cận khoa học kỹ thuật - công nghệhiện đại, đưa máy móc vào sản xuất giảm chi phí lao động, áp dụng các biện phápcanh tác bền vững trên đất dốc.
Thay đổi tư duy, thói quen canh tác lạc hậu dựa chủ yếu vào thiên nhiên, phátnương làm dẫy, khai thác cạn kiệt đất đai.
Được tiếp cận với thị truờng, giáo dục dễ dàng hơn, là cơ hội nâng cao trìnhđộ dân trí cho người dân, nhất là thế hệ tương lai.
Tái định cư có vai trò quan trọng, là cơ hội tốt các hộ tiếp cận khoa học kỹthuật, nâng cao trình độ dân trí, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuấthàng hoá gắn với thị trường, phát triển kinh tế vùng, đất nước và tạo điều kiện cáccông trình xây dựng đúng tiến độ.
1.1.2.5 Tái định cư trong các công trình thuỷ điện
Tái định cư là vấn đề lớn bởi nó liên quan đến vấn đề ổn định cuộc sống, tạosinh kế mới và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân Vấn đề càng trở nênquan trọng đối với tái định cư thủy điện bởi nó diễn ra trên một địa bàn rộng, sốlượng người dân phải di dời lớn (chủ yếu là đồng bào dân tộc) Việc di chuyển, táiđịnh cư để thực hiện các dự án thuỷ điện ở khu vực miền núi trên thực tế rất khácvới các dự án giải phóng mặt bằng ở miền xuôi, đòi hỏi những chính sách đặc biệtnhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài nguyên và con người Thực hiện mục tiêutái định cư, hoạt động cơ bản là đảm bảo điều kiện sống và sản xuất cho người dân.Có làm tốt hai mắt khâu này thì người dân mới yên tâm ổn định cuộc sống tại nơi ởmới Trong những năm gần đây, nhiều công trình thủy điện đã và đang được xâydựng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ cho phát triển kinhtế - xã hội, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân nhằm mụctiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trang 27Tái định cư trong các công trình thuỷ điện thường là di dân bắt buộc để giảiphóng mặt bằng, thi công công trình thuỷ điện Các công trình thuỷ điện đều mangtính quan trọng quyết định đối với sự phát triển của địa phương, khu vực và quốcgia Tuy nhiên, chúng cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa mục đích phát triển quốcgia lâu dài với quyền lợi của các cộng đồng và cá nhân - những người chịu bất lợitrước tiên Các dự án này đều có thể tác động bất lợi tới những người đang sử dụngcác nguồn tài nguyên như đất đai, nguồn nước, hay các loại tài nguyên thiên nhiênkhác và các phương tiện kinh tế, xã hội, văn hoá và tôn giáo liên quan Điều quantrọng là phải cân nhắc lợi ích đạt được với cái giá phải trả cho các ảnh hưởng nàybằng cách xem xét các phương án triển khai hoặc không phải di dân, hoặc chỉ gâygián đoạn nhỏ về kinh tế, xã hội và tìm ra cách để hoà hợp những quyền lợi và mâuthuẫn nói trên Trường hợp không tránh khỏi tái định cư, phải tiến hành các biệnpháp cụ thể nhằm đạt được các nội dung như sau: Bảo vệ quyền lợi và cuộc sốngcủa những người bị di chuyển do dự án; giảm và đền bù những thiệt hại về tiềmnăng kinh tế của người bị ảnh hưởng, của nền kinh tế khu vực và địa phương; hỗ trợphát triển tiềm năng kinh tế, xã hội và văn hoá cho các cộng đồng và người bị ảnhhưởng (Phạm Minh Hạnh,
Tái định cư trong các dự án thuỷ điện chủ yếu được đầu tư xây dựng ở bêncác con sông có địa hình đồi núi cao Mục đích xây dựng nhằm lợi dụng địa thế tựnhiên để hình thành các hồ chứa nhân tạo Một nhà máy thuỷ điện không chiếmnhiều diện tích nhưng hồ chứa nước để đảm bảo vận hành nhà máy chiếm diện tíchrất lớn, từ vài km2 đến hàng trăm km2 (diện tích hồ thuỷ điện Hoà Bình là 208 km2,Sơn La là 224 km2) Điều đó cũng có nghĩa là có diện tích đất tương ứng bị mất đi,hơn nữa, đó chủ yếu là diện tích canh tác đã ổng định lâu đời (do điều kiện đất ởđây gần nguồn nước, trong thung lũng và được canh tác lâu đời chủ yếu là đất tốt).
Diện tích đất bị thu hồi sử dụng rất lớn tới hàng chục ngàn ha cho việc tạolòng hồ, xây dựng các công trình nhà máy, khu phụ trợ và mặt bằng thi công Phầnlớn đất ngập lại là các thung lũng, vùng đất thấp, đất bằng phẳng màu mỡ, nơi tậptrung đông dân cư Đời sống chủ yếu của dân cư ở khu vực này là sản xuất nôngnghiệp, làm nương rẫy và khai thác lâm sản phụ Trình độ sản xuất còn rất thô sơ,quảng canh,
Trang 28sống phụ thuộc vào thiên nhiên là chính Bên cạnh đó, trình độ học vấn và khả năngtiếp thu các yếu tố kỹ thuật, văn hóa bên ngoài rất hạn chế Nhiều tập quán hủ tụcvẫn còn tồn tại và duy trình trong đời sống cư dân và các bản làng Do đó, việc pháttriển các công trình thủy điện đã kéo theo vấn đề thu hồi đất và di rời dân cư làmảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong vùng ngập Điều kiện và môi trườngsống thay đổi là một vấn đề lớn của con người và cộng đồng nơi đây vì khả năngthích nghi của họ rất hạn chế Do vậy các công trình thủy điện có tác động ảnhhưởng đến nhiều mặt như môi trường sinh thái, đời sống kinh tế - xã hội của nhândân vùng bị ảnh hưởng đặc biệt là đối với một số dân phải di dời để giải phóng mặtbằng cho công trình và lòng hồ.
1.1.2.6 Những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dânvùng tái định cư
a) Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên- Vị trí địa lý và đất đai
Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triểncủa kinh tế hộ nông dân vùng tái định cư Những hộ nông dân có vị trí thuận lợinhư: gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụsản phẩm, gần trung tâm các khu công nghiệp, đô thị lớn sẽ có điều kiện phát triểnkinh
Sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệusản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong quá trình sản xuất Do vậy, quy mô đấtđai, địa hình và tính chất nông hóa thổ nhưỡng có liên quan mật thiết tới từng loạinông sản phẩm, tới số lượng và chất lượng sản phẩm, tới giá trị sản phẩm và lợinhuận thu được.
- Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái
Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp Điều kiệnthời tiết, khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng có mối quan hệ chặt chẽđến sự hình thành và sử dụng các loại đất Thực tế cho thấy ở những nơi thời tiết khíhậu thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chế những bất lợi và rủi ro, có cơ hộiđể phát triển kinh tế.
Trang 29Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển hộ nông dân vùng táiđịnh cư, nhất là nguồn nước Bởi vì những loại cây trồng và gia súc tồn tại theo quyluật sinh học, nếu môi trường thuận lợi cây trồng, con gia súc phát triển tốt, năngsuất cao, còn ngược lại sẽ phát triển chậm, năng suất chất lượng giảm từ đó dẫn đếnhiệu quả sản xuất thấp kém.
b) Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức, quản lý
Đây là nhóm yếu tố có liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủ yếu cóý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tếhộ nông dân vùng tái định cư nói riêng.
- Trình độ học vấn và kỹ năng lao động
Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thunhững tiến hộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến Trong sản xuất,phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành tựukhoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao Điều này là rất quantrọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài racòn phải có những tố chất của một người dám làm kinh doanh.
- Nguồn vốn
Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là điều kiệnđảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng như thuênhân công để tiến hành sản xuất Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bảncủa quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm.
- Công cụ sản xuất
Trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, côngcụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sảnxuất Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất cao cần phải sử dụng hệ thống công cụphù hợp Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản xuất nông nghiệp đãkhông ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao cho các hộ nông dân trong sảnxuất Năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên, chất lượng sản phẩm tốthơn, do đó công cụ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả trong sảnxuất của các nông hộ.
Trang 30- Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: đường giaothông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, trang thiết bị nông nghiệp , đây là nhữngyếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất của kinh tế hộ nông dân, thực tế chothấy, nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển nơi đó sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đờisống của các nông hộ được ổn định và cải thiện.
- Thị trường
Nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất sản phẩm gì? với số lượng baonhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng như thế nào? Trong cơ chế thị trường, các hộnông dân hoàn toàn tự do lựa chọn loại sản phẩm mà thị trường cần trong điều kiệnsản xuất của họ Từ đó, kinh tế hộ nông dân mới có điều kiện phát triển.
- Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất kinh doanhĐể đáp ứng yêu cầu của thị trường về sản phẩm hàng hóa, các hộ nông dânphải liên kết hợp tác với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và giúp nhautiêu thụ sản phẩm Nhờ có các hình thức liên kết, hợp tác mà các hộ nông dân cóđiều kiện áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuấtnhằm nâng cao năng suất cây trồng, con gia súc và năng suất lao động.
c) Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ- Kỹ thuật canh tác:
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng là khác nhau, với yêu cầugiống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau Trong nôngnghiệp, phong tục tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương cóảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộtái định cư.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ:
Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹthuật, vì nó đã tạo ra cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt Thực tếcho thấy những độ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất,hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất nôngnghiệp, họ giàu lên rất nhanh Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất như laođộng, đất đai,
Trang 31sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu kinh tế kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩmnông nghiệp Như vậy, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệpcó tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuậtlàm thay đổi hẳn bằng sản xuất hàng hóa.
d) Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô của Nhà nước
Nhóm nhân tố này bao gồm chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước vềtái định cư như: chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giánông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải quyếtviệc làm, Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông hộ táiđịnh cư và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nôngnghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển kinh tế.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộnông dân tái định cư
1.2.1.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tái định cư
Trước những năm 1992, đất đai chưa được giao cho các hộ gia đình sử dụngổn và lâu dài Do đó, trong nhiều trường hợp, khi cần “Nhà nước chỉ cần thu hồi lạimà không nhất thiết phải đền bù hoặc chỉ cần đền bù cho chính quyền địa phươnghay tập thể đang sử dụng đất, các tài sản đền bù không quy định rõ ràng mức đềnbù, mà chủ yếu đền bù theo thoả thuận” (Phạm Mộng Hoa & Lâm Mai Lan, 2000).Khi Hiến pháp 1992 ra đời và Luật đất đai 1993 đã có cơ sở pháp lý cho chính sáchđền bù (tái định cư) hiện hành, được cụ thể bằng Nghị định 90/CP ngày 17/08/1994của Chính Phủ.
Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 về đền bù thiệt hại khi Nhà nướcthu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi íchcông cộng (đất đai thu hồi cho các dự án phát triển cũng được coi là lợi ích quốc gia)(Phạm Mộng Hoa & Lâm Mai Lan, 2000) Với Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày24/04/1998, chính quyền các địa phương có thêm trách nhiệm về việc quyết định vàtổ chức thực hiện lập khu tái định cư tập trung hoặc phân tán cho các hộ phải dichuyển chỗ ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí đất ở cho các hộ tại khu tái định cư.
Trang 32Các Luật đất đai trước 2003 chỉ đề cập đến Nhà nước thu hồi đất của ngườiđang sử dụng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ Nhưng Luật đấtđai năm 2003 đã được đề cập tới “bồi thường, tái định cư cho người bị thu hồi”, tạiđiều 42 Đặc biệt Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗtrợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một quá trình đổi mới nhận thức vềcông tác di dân, tái định cư và được hoàn thiện tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CĐngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư khi Nhà nước thu hồi đất Nghị định cập tới sự bồi thường đất, nhà ở và các côngtrình khác, cây trồng vật nuôi…; hỗ trợ hộ di chuyển, ổn định sản xuất, chuyển đổinghề, tạo nghề… và hỗ trợ tái định cư.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quy định mức đền bù, hỗ trợ cho cáchộ dân TĐC và cộng đồng được quy định theo các Quyết định khác nhau cho từngdự án cụ thể như mức mức đề bù, hỗ trợ của Dự án thuỷ điện Sơn La bình quân trên500 triệu đồng/hộ, thuỷ điện Tuyên Quang 450 triệu đồng/hộ và các dự án thuỷ điệncông suất thấp hơn thì bình quân khoảng từ 200 - 250 triệu đồng/hộ (Lã Văn Lý,2007) Tuỳ thuộc vào chính sách của từng địa phương, cũng như của từng dự án mặcdù vẫn dựa trên nền tảng chung của chính sách Nhà nước Đây cũng tạo ra sự thiếucông bằng về chính sách giải phóng mặt bằng giữa các cộng đồng dân cư và cácvùng.
Cơ cấu vốn đầu tư của các dự án TĐC hiện nay có tỷ lệ đầu tư so với tổng sốthường khoảng 42% chi cho đền bù; 7,4% cho hỗ trợ; 45,8% chi cho phát triển cơ sởhạ tầng sản xuất và đời sống; 4,8% đầu tư cho phát triển sản xuất và ổn định đờisống (Lã Văn Lý, 2007) Do đó, chính sách đầu tư phát triển sản xuất để ổn định đờisống bền vững cho người dân sau tái định cư còn thấp, chưa chú trọng, chưa đápứng được yêu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
Chính sách tái định cư luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, bởi người dânphải di chuyển đi nơi mới, nhường mặt bằng cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triểnsản xuất Với những quan điểm tiếp cận mới trong giai đoạn hiện nay, tái định cưkhông chỉ là việc di dân và đền bù, mà Đảng và Nhà nước đã quan tâm hậu tái địnhcư, hỗ trợ ổn định sản xuất, hỗ trợ ổn định cuộc sống; chuyển đổi ngành nghề, đàotạo lao động, làm tăng thu nhập và tiếp cận với các dịch vụ y tế, văn hóa, nước sạch,trình độ dân trí được
Trang 33nâng cao, nâng cao phúc lợi về kinh tế Khuyến khích các hình thức tái định cư khác nhau, sao cho phù hợp với từng địa phương, từng vùng.
Thể hiện trong thông báo số 84-TB/TW ngày 22 tháng 12 năm 2002, Bộchính trị đã khẳng định “Cần nghiên cứu xây dựng mô hình tái định cư khác nhauphù hợp với phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc khuyến khích đồng bàochủ động xây dựng nhà ở trong các khu tái định cư theo quy hoạch Đặc biệt, côngtác tái định cư cần coi trọng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạođiều kiện cho sản xuất ổn định lâu dài” (Phạm Mộng Hoa & Lâm Mai Lan, 2000),của dự án thuỷ điện Sơn La.
Như vậy, chính sách tái định cư được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,nhưng các thiệt hại “vô hình” khác như yếu tố truyền thống văn hóa bị mất đi, mốiquan hệ họ hàng bị ảnh hưởng, mạng lưới xã hội bị phá vỡ ; những nguồn thu nhậpcủa họ bị mất đi (Lê Văn Thành, 2007), chưa được cụ thể hóa trong hệ thống vănbản pháp luật Do đó, cần phải chú trọng tới yếu tố “phi vật chất” nhiều hơn, chứkhông chỉ quan tâm tới đền bù, hỗ trợ trong tái định cư, cũng như hậu tái định cư.
1.2.1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ nôngdân tái định cư
Từ khi có Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981) về “Cải tiếncông tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tácxã nông nghiệp”, và đặc biệt Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng(1988) về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” Với Nghị quyết này, hộ nôngdân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, và từ đây kinh tế hộ nông dân từng bướckhởi sắc và phát triển.
Tại Đại hội VIII của Đảng (6/1996) khẳng định: “Thực hiện tốt chính sáchgiao đất, giao rừng; ngăn chặn và khắc phục tình trạng nông dân không có ruộng đấtsản xuất; giúp đỡ vốn, kỹ thuật, các dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, pháttriển công nghiệp chế biến và các nghề tiểu thủ công; phát triển tín dụng nôngthôn…” (Phạm Văn Búa, 2006).
Để khuyến khích phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa, Đảng ta đã đềra một số chủ trương và chính sách lớn Nghị quyết số 06/NQ/TW ngày 10/11/1998của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn đã chỉ rõ
Trang 34“ Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ để tạo ra lượng hàng hoá đadạng có chất lượng, giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập cho gia đình nông dân, cảithiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuấtkhẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ”.
Dựa trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trạiđược đầu tư vốn, lao động với công nghệ và quản lý cao, mở rộng quy mô sản xuấthàng hóa và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh trong cơ chế thịtrường Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về trang trạiđã khẳng định “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tổ chức sản xuất hànghóa nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô vànâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,trồng rừng, gắn với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản” Nghị quyết đã đề racác biện pháp về kinh tế và tổ chức nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ởViệt Nam trong những năm tới.
Ngày 03/01/2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hội nôngdân Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học kỹthuật Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký bản cam kết liên tịch, nhằmphối hợp phục vụ sản xuất của nông dân, gọi tắt là liên kết “4 nhà” (Phạm Văn Búa,2006), nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nước.
Trong Hội Nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Đảng đã chỉ rõ: “Nhà nước cónhững điều tiết, hỗ trợ, tổ chức tốt tiêu thụ nông sản cho nông dân; đưa công nghệsản xuất tiên tiến vào nông nghiêp, nông thôn; có chính sách điều chỉnh hợp lý việcsử dụng quỹ đất, vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa thúc đẩy chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi; nâng cao hiệu quả sử dụng đất; có chính sách khuyến khíchnông dân chuyển sang các nghề phi nông nghiệp Mở rộng các loại hình đào tạonghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ thông qua các hoạt động khuyếnnông, khuyến lâm, khuyến ngư, các trung tâm học tập cộng đồng và các điển hìnhnông dân giỏi” (Phạm Văn Búa, 2006).
Chính sách phát triển kinh tế nông hộ ở các khu, điểm tái định cư là vấn đềcấp bách hiện nay đặt ra cần giải quyết Tái định cư là hợp phần quan trọng trongcác công trình, nhằm thực hiện mục tiêu tạo điều kiện cho người dân sớm ổn địnhđời
Trang 35sống, trên cơ sở phát huy tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấukinh tế, phát triển sản xuất nâng cao thu nhâp, cuộc sống vật chất, tinh thần ngàycàng tốt hơn nơi cũ góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị- xãhội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
Khi di chuyển dân ra khỏi địa bàn cư trú lâu đời dẫn đến thay đổi về môitrường sinh sống, văn hóa và tập quán canh tác, điều kiện khí hậu, cơ hội thu nhậpmất đi, quan hệ dòng họ và bản làng bị phá vỡ (vốn xã hội bị mất đi), đến nơi ở mớicó thể chất lượng đất đai kém, do đất tốt đã được dân địa phương sử dụng, đòi hỏingoài việc hưởng lợi từ các chính sách tái định cư theo quy định chung, các hộ cònđược bổ sung chính sách hỗ trợ khôi phục tại cuộc sống và nguồn thu nhập để từngbước phát triển sản xuất, ổn định đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đóigiảm nghèo và tiến tới phát triển bền vững.
Kinh tế hộ của những người phải di chuyển do các công trình thuỷ điện, thuỷlợi là kinh tế nông nghiệp, và chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số Vì vậy, việclập kế hoạch TĐC phải được xác định tính thích ứng về đất sản xuất, nguồn nướcsản xuất và sinh hoạt cần thiết, đảm bảo cho cả người tái định cư và người dân sở tạiổn định, phát triển sản xuất.
Đảng, Nhà nước đặt mục tiêu bảo đảm cho đồng bào tái định cư đến nơi ởmới phải có cuộc sống tốt hơn nơi cũ Bộ Chính trị trong kết luận về dự án Thuỷđiện Sơn La (số 84/TB-TW, ngày 22/10/2002 của Bộ Chính trị) là “Tiếp tục hoànchỉnh phương án tái định cư, nhằm mục tiêu tạo điều kiện để đồng bào tái định cưsớm ổn định được chỗ ở, cuộc sống, sản xuất, tiến lên thay đổi cơ cấu kinh tế, pháttriển sản xuất, nâng cao thu nhập, có cuộc sống vật chất và văn hóa tốt hơn và ổnđịnh lâu dài” (Nguyễn Xuân Thảo, 2004) Tạo điều kiện cho hộ tái định cư cần cóthời gian học tập làm quen với điều kiện sản xuất mới, chuyển giao công nghệ thôngqua đào tạo khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn kỹ thuật, thâm canh, tiến tới pháttriển sản xuất hàng hóa.
Các dự án TĐC thường tập trung nguồn lực vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầngchủ yếu, chiếm 45,8%, phần hỗ trợ sản xuất phục hồi thu nhập chưa được quan tâmđúng mức, chiếm 4,8% Trong khi đó, việc khôi phục lại đời sống của những hộ bịảnh hưởng đòi hỏi phải có thời gian dài Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ lâu dài để
Trang 36khôi phục thu nhập và đời sống chưa được đề cập và chưa có nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều năm.
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân tái định cư tại một số địa phương ở Việt Nam
1.2.2.1 Kinh tế hộ nông dân tái định cư trong dự án thuỷ điện Hòa Bình
Xây dựng thuỷ điện Hòa Bình với công suất 1.920 MW làm ngập 20.800 hađất (hồ chứa 20.800 ha, trong đó 5.000 ha đất canh tác), dài hồ chứa trên 200 km,buộc di chuyển 9.305 hộ gia đình với 52.000 người (Viện Quản lý khoa học ISM HàNội, 1992) Thực hiện di dân tái đinh cư, giải phóng lòng hồ sông Đà bắt đầu từ năm1979, trong tổng số di dân tái định cư 79% là đồng bào dân tộc Mường, Dao, Thái vàcòn dân tộc Kinh là 21%.
Theo báo cáo của Ban Kinh tế Đối ngoại tỉnh Hòa Bình năm 1992, thì 40%các hộ bị di chuyển bởi dự án thuỷ điện Hòa Bình bị thiếu nước ăn từ 5- 6 tháng,45% hộ thiếu ăn từ 3- 4 tháng (Trang Hiếu Dũng, 1995).
Đời sống của người dân di chuyển ra khỏi lòng hồ Hòa Bình vô cùng khókhăn, do mất hết ruộng đất nên hầu hết các hộ chuyển cư phải chuyển sang canh tácnương dẫy chỉ canh tác được 1- 2 vụ rồi phải bỏ hóa Tình trạng du canh du cư pháttriển trở lại làm cho hàng ngàn ha rừng bị đốt phá Từ thu nhập thấp, đời sống vănhóa của hộ dân di chuyển ra khỏi lòng hồ đã xuống cấp nghiêm trọng về giáo dục,do không ổn định nơi ở lại thiếu trường lớp, giao thông đi lại khó khăn nên nhiềunơi tỷ lệ thất học tăng lên, chiến 47% số trẻ em trong độ tuổi, hệ cấp 2 không tồntại Trạm xá các xã chưa kịp khôi phục hoặc không đủ điều kiện chức năng phòngchống bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Năm 1989, ở Phù Yên - Sơn La mặcdù được Nhà nước hỗ trợ hơn 60 triệu đồng cho phòng chống bệnh, các ổ dịch dậptắt nhưng đã chết hơn
30 người (Trang Hiếu Dũng, 1995).
Dưới sự tác động của xã hội và môi trường của hồ chứa nước Hòa Bình đãcho thấy rõ cuộc sống khổ cực của những người phải di chuyển bởi dự án Ví dụ, từchỗ có đủ gạo ăn quanh năm, sau khi bị di chuyển thì hộ thiếu ăn như hộ ở LàngLương Phong - Hiền Lương - Đà Bắc - Hoà Bình có đủ gạo ăn trên 2 - 3 tháng.Phần lớn phải ăn ngô, sắn, cũng không đủ ăn do thiếu đất trồng và đất cằn cỗi(Phạm Mộng Hoa & Lâm Mai Lan, 2000).
Trang 37Năm 1995, Chính quyền địa phương cùng với Nhà nước đã giúp đỡ các hộphần nào bị ảnh hưởng khôi phục cuộc sống nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn nhiềunhư ở Làng Lương Phong - Hiền Lương - Đà Bắc - Hòa Bình, 27% hộ sống ở mứcnghèo và dưới nghèo, 18,2% hộ khá và 54,5% hộ mức trung bình (Phạm Mộng Hoa& Lâm Mai Lan, 2000).
Trong Hội nghị tổng kết 15 năm công tác di dân thuỷ điện, thuỷ lợi tháng04/2007, thì tỉnh Hòa Bình đã gần 30 năm vẫn chưa giải quyết xong việc di dân lònghồ sông Đà Nguyên nhân cơ bản là Hòa Bình đã không có quy hoạch khu tái địnhcư, mà di dân theo kiểu chuyển vén (ở tạm, chạy theo) và không ổn định cuộc sốngcho bà con Khi đó, hơn 1.000 hộ được hỗ trợ chuyển vào Nam xây dựng kinh tếmới song chỉ vài năm sau, hơn 30 hộ lại về nơi xuất phát Tỷ lệ hộ nghèo ở lòngsông Đà cao nhất tỉnh, chiếm 42%, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
Do công tác di dân, tái định cư thuỷ điện Hoà Bình còn nhiều tồn tại nên đếnnay vẫn phải có chính sách khắc phục hậu quả để lại Từ năm 1995 - 2006, có các dựán của Nhà nước như dự án 135, xoá đói giảm nghèo và dự án ổn định dân cư pháttriển kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông Đà Dẫn tới thay đổi, thu nhập năm 1995từ 0,192 triệu đồng/người/năm lên 3,2- 3,5 triệu đồng/người/năm, năm 2006 Cơ bảnxóa hết hộ đói, khoảng 42% hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2005), trong khi tỷ lệ hộnghèo bình quân toàn tỉnh 31%, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệche phủ rừng của vùng hồ đạt 47%, tất cả vùng có đường ô tô đến trung tâm xã, 30-35% thôn bản chưa có đường dân sinh, 87% số hộ có điện, 80% hộ dân có nước sinhhoạt (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007) Đời sống nhân dân di dân, táiđịnh cư đã được cải thiện, nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao
1.2.2.2 Kinh tế hộ nông dân tái định cư trong dự án thuỷ điện Tuyên Quang
Theo Quyết định số 08/2007/QĐ- TTg ngày 12/01/2007 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thuỷ điệnTuyên Quang, thuỷ điện Tuyên Quang có công suất 342 MW, khi hoàn thành nhàmáy sẽ có từ 1.000
- 1.500 triệu m3 nước phòng chống lũ cho đồng bằng sông Hồng và tỉnh TuyênQuang.
Tổng số hộ di chuyển, tái định cư là 4.821 hộ, 23.630 nhân khẩu, quá trình tái địnhcư từ năm 2002 - 2006, diễn ra trên 3 tỉnh, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn.
Trang 38Kinh tế hộ ở nhiều khu, điểm tái định cư đã đạt khả quan, tuy thời gian ổnđịnh phát triển sản xuất không được dài mới chỉ từ 2 - 4 năm, cụ thể:
Điểm tái định cư Sơn Thuỷ, xã Tân Mỹ, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, có 50 hộdân tộc Dao, mỗi hộ được nhận 120 m2 đất ở và mỗi nhân khẩu được cấp 400 m2
ruộng làm nông nghiệp Trước kia, Sơn Thuỷ chưa có điện, nước sạch, nhưng từ khixây dựng khu tái định cư đã có sự đầu tư của chính quyền Cán bộ khuyến nông đãtheo sát dân, hướng dẫn trồng cây lúa, ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm Hầu hết cácgia đình có xe gắn máy, ti vi mầu, đời sống tinh thần được nâng cao (Vũ Văn Đức,2006).
Bên cạnh đó, một số khu, điểm tái định cư còn nhiều tồn tại, bất cập ở nhiềumặt từ đất canh tác, hệ thống thuỷ lợi, điện, cơ sở hạ tầng nếu có thì xuống cấp vàkém chất lượng tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế của các hộ:
Tại điểm tái định cư Nà Chao, xã Năng Khả, Yên Sơn, Tuyên Quang có 49hộ dân, được di dân từ tháng 03/2005, mỗi hộ được cấp 300 m2 đất ở, bình quânnhân khẩu được cấp 116 m2 đất sản xuất (chủ yếu cấy được 1 vụ lúa) và 800 m2 đấtmầu, nguồn thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng điều kiệncanh tác chưa đảm bảo (chưa có công trình thuỷ lợi), nên sản xuất gặp khó khăn.Với diện tích đất được giao, qua hơn 2 năm tái định cư, hầu hết các hộ chỉ đủ lươngthực ăn 7
- 8 tháng trong năm, nhiều hộ quay trở về quê cũ để sản xuất Tại thời điểm15/08/2007 chỉ có 29 hộ, còn 20 hộ thường xuyên vắng mặt, cơ sở hạ tầng chấtlượng kém nên có hộ không yên tâm sản xuất, nâng cao đời sống (Báo TuyênQuang điện tử, 2007).
Trong khi điểm TĐC thôn Nà Khá, xã Năng Khả, Na Hang, Tuyên Quang từtháng 10/2005 dân sống trong điều kiện “không điện, không nước và đường sá cònlầy lội” Các hộ phải xin nước dân sở tại, một số hộ phải mua ống nước dẫn nướcđầu nguồn về; nước khan hiếm nên các hộ phải sử dụng nước lại nhiều lần: Từ vogạo đến rửa rau, rửa bát và sau cùng là vệ sinh chuồng trại gia súc, gia cầm.
Có cơ sở hạ tầng rồi thì một số điểm tái định cư xuống cấp, chất lượng kémnhư công trình nước sạch trong tỉnh Tuyên Quang là ở bản Khiển, xã Lăng Can, NaHang; thôn 4 Minh Quang, xã Minh Hương, Hàm Yên; thôn Bản Câm, xã Phúc Sơn,Chiêm Hóa; một số điểm tái định cư mặt bằng bị lún, nứt ảnh hưởng đến hàng năm
Trang 39hộ dân ở các xã Lăng Quán, Tứ Quận, Chân Sơn, Kim Phú, Hoàng Khai, An Khang(huyện Yên Sơn) Cơ sở hạ tầng như vậy, chưa ổn định đời sống, cũng không ổnđịnh về sản xuất thì không thể phát triển kinh tế; dẫn tới 262 hộ, 1.239 khẩu khôngcó mặt tại khu tái định cư, mà về quê cũ hay cư trú tại các địa phương khác Trongkhi, việc giao đất cho các hộ tái định cư ở một số điểm còn thiếu do không còn quỹđất.
Theo Quyết định 08/2007/QĐ-TTg ngày 12/01/2007 của Thủ tướng Chínhphủ, các hộ tái định cư nông nghiệp thì được giao đất thổ cư từ 200 - 300 m2/hộ; đấtsản xuất mỗi khẩu từ 400 - 500 m2 đất 2 vụ lúa hoặc 200 - 300 m2 đất 2 vụ lúa và200
- 300 m2 đất lúa- mầu; và khoảng 500 - 800 m2 đất mầu Ngoài ra tuỳ theo điều kiệncủa từng xã có thể giao thêm mỗi hộ khoảng 0,5 ha đất trồng rừng Nếu các nông hộđược tiếp cận với lượng quỹ đất như trên, chất lượng đất ít nhất là trung bình, làđiều kiện cơ bản để phát triển sản xuất.
Các khu, điểm tái định cư còn tồn tại việc quy hoạch khu, điểm TĐC chưađược tốt, đặc biệt là vấn đề đất sản xuất, cơ sở hạ tầng xây dựng chậm tiến độ hoặcchất lượng kém, việc đền bù áp giá 3 lần chồng chéo nhau “1 gia đình 3 lần tính tiềnđền bù”, khác nhau cho đến khi có Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 20/8/2003 củaThủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quy định tạm thời về bồi thường TĐC Dựán thuỷ điện Tuyên Quang, đền bù chưa được minh bạch, chưa có sự chia sẻ vàtham gia của dân trong tái định cư.
Như vậy, kinh tế nông hộ tái định cư trong dự án thuỷ điện Tuyên Quang.Một số khu đã đạt được kết quả phát triển kinh tế tốt, nhưng còn nhiều khu kinh tếnông hộ gặp khó khăn Do nhiều nguyên nhân, từ khâu khảo sát quy hoạch chưa tốt,chất lượng đất đai kém, cơ sở hạ tầng tại các khu tái định cư xây dựng chậm tiến độvà chất lượng kém, bị xuống cấp, giá đền bù chưa thống nhất, chỉ khi có quyết địnhcủa Chính phủ, trong hoạt động tái định cư chưa có sự tham gia và chia sẻ của hộ táiđịnh cư và hộ sở tại.
Kinh tế nông hộ tái định cư trong công trình thủy điện chịu ảnh hưởng lớncủa khâu quy hoạch đất sản xuất, phát triển cơ hạ tầng, chính sách bồi thường, hỗtrợ ổn định sản xuất và sự hợp tác, chia sẻ của hộ tái định cư, hộ sở tại.
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế hộ nông dân tái định cư
Trang 40Một là tập hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thông chính trị trongcông tác tuyên truyền, vận động các hộ dân và nhân dân vùng ngập lòng hồ Đưa racác giải pháp toàn diện và đồng bộ từ khâu điều tra, thống kê, áp giá, đền bù đến tổchức di chuyển, liên quan đến nhiều mặt và nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sốngkinh tế - xã hội, vận động thuyết phục một cách có lý, có tình để nhân dân tự nguyệndi chuyển khỏi quê cũ đến quê mới và đồng tâm nhất trí thực hiện.
Hai là sớm triển khai nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiệncác chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh về công tác di dân, tái định cư vàcông tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư Mọi công việc và các bước tiến hành đềuđảm bảo theo đúng phương châm ''dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra'' và đạtmục tiêu di dân đến nơi ở mới an toàn, đúng tiến độ thi công công trình, nhân dâncó cơ sở vật chất nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ.
Ba là Nhà nước không xây dựng nhà ở cho dân mà hỗ trợ tiền để dân tháo dỡnhà cũ và bổ sung vật liệu dựng lại nhà tại nơi ở mới; tăng thẩm quyền cho cơ sởtrong công tác quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đền bù giải phóng mặt bằng,hỗ trợ sản xuất và đời sống, mở đường giao thông công vụ để di chuyển dân và tàisản; tổ chức cho nhân dân đến thăm địa điểm mới tái định cư, được dân nhất tríhướng bố trí nhà ở và tự nguyện ký cam kết di chuyển mới gạt san ủi nền nhà và đầutư xây dựng kết cấu hạ tầng; kịp thời kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh, Chính phủ kịpthời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như: bỏphân hạng đất, công bố giá đất sản xuất không theo vị trí để áp giá đền bù về đất,thực hiện được việc thu hồi đất của nhân dân sở tại trước khi di chuyển nhân dânvùng lòng hồ đến tái định cư,
Bốn là công tác di dân TĐC phải có quy hoạch khu TĐC chi tiết, quy định vềđền bù, bồi thường hợp lý, dân chủ, công bằng, hệ thống kết cấu hạ tầng phải đảmbảo cho nông hộ ổn định phát triển sản xuất.
Và cuối cùng là các bộ, ngành phải phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm rõ ràng;giữa các ban, ngành, các cấp thông suốt, đúng quy định của pháp luật là điều kiệnquan trọng quyết định sự thành công của dự án.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu