1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu những phong tục tập quán ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới tại xã lao xả phình huyện tủa chùa tỉnh điện biên

82 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---SÙNG A SÚA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌM HIỂU NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LAO XẢ PHÌNH- HUYỆN T

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-SÙNG A SÚA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LAO XẢ PHÌNH-

HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN

Hệ đào tạo : Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn

Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khoá học : 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-SÙNG A SÚA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LAO XẢ PHÌNH –

HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN

Hệ đào tạo : Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn

Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khoá học : 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN MẠNH THẮNG Cán bộ cơ sở hướng dẫn : GIÀNG THỊ GIÀNG

Thái Nguyên - năm 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoaKinh tế và phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, saukhi hoàn thành khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xãLao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

“Tìm hiểu những phong tục tập quán ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới tại xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên”

Khóa luận được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ, tạođiều kiện của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giảng viên ThS Nguyễn Mạnh Thắng khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, người đã trực tiếp hướng

dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tận tình em trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Pháttriển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ Đồng thời em xin chân thànhcảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh ĐiệnBiên, các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức và bà con trong xã đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong quá trình thực hiện để em hoàn thành tốt

đề tài của mình

Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù em đã cố gắng rất nhiềunhưng cũng không tránh khỏi sai xót mong thầy, cô chỉ bảo, góp ý để bàikhóa luận của em được tốt hơn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

Sùng A Súa

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.2.3 Yêu cầu về chuyên môn, thái độ, kỹ năng sống và làm việc

3 1.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 5

1.3.1 Nội dung thực tập 5

13.2 Phương pháp nghiên cứu 5

1.4 Thời gian và địa điểm thực tập 6

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7

2.1 Về cơ sở lý luận 7

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập

7 2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập 9

2.2 Cơ sở thực tiễn 9

2.2.1 Sự hình thành và vai trò của phong tục tập quán trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 9

2.2.2 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương 11

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho địa phương 16

Trang 5

Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP 17

3.1 Thực trạng những phong tục tập quán của cư dân địa bàn Xã Lao Xả Phình 17

3.1.1 Một vài nét khái quát về địa bàn Xã Lao Xả Phình 17

3.1.2 Thực trạng những phong tục tập quán của cư dân địa phương 18

3.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã Lao Xả Phình 23

3.2.1 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa phương 23

3.2.2 Tiêu chí về nông thôn mới 29

3.2.3 Kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Lao Xả Phình 34

3.3 Những tác động tích cực và tiêu cực của phong tục tập quán ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới tại Xã Lao Xả Phình 35

3.3.1 Một số phong tục tập quán tác động tích cực đến việc xây dựng nông thôn mới tại Xã Lao Xả Phình 35

3.3.2 Tác động tiêu cực của phong tục tập quán đến xây dựng nông thôn mới

38 3.4 Đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới có hiệu quả đồng thời gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp tại Xã Lao Xả Phình

44 3.4.1 Giải pháp xây dựng nông thôn mới cho Xã Lao Xả Phình 44

3.4.2 Giải pháp để gìn giữ, phát huy các phong tục tập quán trong xây dựng nông thôn mới cho xã Lao Xả Phình 48

3.5 Những kết quả thực tiễn đạt được trong quá trình thực tập 50

3.5.1 Mô tả nội dung thực tập và một số công việc tại cơ sở thực tập 50

3.5.2 Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập 58

3.5.3 Tóm tắt kết quả thực tập 59

Phần 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 64

4.1 Kết luận 64

4.2 Kiến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các nguồn thông tin thứ cấp 6

Bảng 3.1 Thành phần các dân tộc hiện có tại xã Lao Xả Phình 17

Bảng 3.2 Các phong tục tập quán hiện có tại xã Lao Xả Phình 19

Bảng 3.3 Thực trạng xây dựng NTM tại xã Lao Xả Phình 24

Bảng 3.4 Hiện trạng các phong tục tập quán tác động tích cực đến xây dựng nông thôn mới tại xã Lao Xả Phình 35

Trang 7

ĐTPT : Đầu tư phát triển

ĐTPT : Đầu tư phát triển

MTQG : Mục tiêu quốc gia

NĐ-CP : Nghị định chính phủ

PTNT : Phát triển nông thôn

XĐGN : Xóa đói giảm nghèo

XDNTM : Xây dựng nông thôn mới

Trang 8

1

Trang 9

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phần 1

MỞ ĐẦU

Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chínhsách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có nhữngthay đổi căn bản Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động rộng rãi, toàndiện trên các lĩnh vực; thu hút mọi nguồn lực đầu tư, trong đó Đảng ủy, chínhquyền là cơ sở đóng vai trò chỉ đạo, điều hành tổ chức và thực hiện, xây dựngnông thôn mới gắng liền tái sản xuất nông nghiệp nông thôn Những nội dungtrong chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn chương trình lương thựcthực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, xây dựng đời sống văn hoá ởkhu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu

tố mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, Nhà nước đãphối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội trong nước để xoá đóigiảm nghèo, cải thiện môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nôngthôn Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ta đã và đang đưanền nông nghiệp tự túc tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá Xây dựngnông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư

ở nông thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp và phát triển sảnxuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) có nếp sống văn hóa, môitrường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập, đời sống vật chất, tinhthần của người dân được nâng cao Xây dựng nông thôn mới giúp cho ngườidân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựngkhu vực nông thôn ngày một phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh Nôngthôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành phầntộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán củacộng đồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc

Trang 10

sống của con người Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nướccông nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống của ngườidân còn thấp Vì vậy, xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước ViệtNam cho là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hóa đại hóa đất nước Nông thôn mới Việt Nam trong tương lai sẽ là nơi sảnxuất ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao theo hướngsản xuất hàng hóa, là nơi giữ gìn văn hóa truyền thống của các dân tộc, là nơiđảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.Với những quyếtsách của Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao củacác cán bộ, ban, ngành ở Trung ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xâydựng nông thôn mới ở Việt Nam đang trở thành một cuộc vận động cáchmạng của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêudân giàu, nước mạnh, phục vụ cho công cuộc hội nhập Việt Nam Phong tụctập quán là một bộ phận quan trọng trong vốn văn hóa truyền thống, nó khôngchỉ là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội mà còn ẩn chứa những quan niệmsâu xa về triết học, nhân sinh, cội nguồn… Phong tục tập quán và xây dựngnông thôn mới có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau Có thể thấy phongtục tập quán là một trong những yếu tố hình thành thực hiện xây dựng nôngthôn mới và có tác động nhất định đến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới

ở nông thôn Và bằng các biện pháp điều chỉnh, xây dựng nông thôn mới còntác động trở lại phong tục tập quán Trong khuôn khổ khóa luận này, tôi sẽtìm hiểu một số khía cạnh trong mối quan hệ kể trên, đó là sự ảnh hưởng củaphong tục tập quán đến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Lao XảPhình hiện nay Nghiên cứu nhằm chỉ ra: Hiện trạng về những phong tục tậpquán ở địa phương như thế nào? Những tác động tích cực và tiêu cực củaphong tục tập quán đến quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương?Cần làm gì để giữ gìn những nét văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp trongquá trình xây dựng nông thôn mới?

Trang 11

Xuất phát từ những thực trạng trên em tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Tìm hiểu những phong tục tập quán ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới tại xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên” làm đề tài tốt

- Tìm hiểu được thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa phương

- Phân tích được những tác động tích cực và tiêu cực của phong tục tậpquán đến xây dựng nông thôn mới tại Xã Lao Xả Phình

- Đề xuất được những giải pháp xây dựng nông thôn mới có hiệu quảđồng thời gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp

1.2.3 Yêu cầu về chuyên môn, thái độ, kỹ năng sống và làm việc

- Biết lồng ghép và gắng kết giữa lý thuyết và thực hành từ nhà trường

về các cơ sở thực tập, tạo điều kiện cọ sát với những công việc thực tế về lýthuyết tôi đã được các thầy cô trang bị trong nhà trường

Trang 12

- Nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, phải chủ động trong công việcứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại cơ sở thực tập.

- Học hỏi để nâng cao khả năng chuyên môn, tác phong làm việc độclập, tinh thần trách nghiệm, tự chủ giải quyết các vấn đề có khoa học tronghọc tập cũng như công tác sau này

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản

lý văn hóa tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã

- Tuân thủ nội quy khi làm việc tại xã Lao Xả Phình

- Luôn láng nghe và học hỏi từ các cán bộ Uỷ ban nhân dân xã Lao

Xả Phình

- Chấp hành các nội quy, quy định của Uỷ ban nhân dân xã Lao Xả Phình

1.2.3.3 Kỹ năng sống và kỹ năng làm việc

- Luôn phải hoàn thành công việc được giao một cách nhanh và đạthiệu quả cao

- Tận dụng được hết các cơ hội nếu có, chịu khó chú tâm trong công việc

- Giao tiếp tích cực, chân thành trong ứng xử và trong công việc được giao

- Sẵn sàng tham gia các công việc của UBND xã giao để biết thêmnhiều thông tin về tình hình hoạt động và phát triển sản xuất trên địa bàn

- Thực hiện phương châm vừa học hỏi, lắng nghe, chia sẻ, cầu thị đểnâng cao hiệu quả tại cơ sở thực tập và công việc trong tương lai

- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phảnánh tâm tư nguyện vọng, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ứng xử hiệu quả trongcông việc

Trang 13

1.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng

Những phong tục tập quán liên quan, ảnh hưởng đến xây dựng nôngthôn mới tại UBND xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

1.3.2 Nội dung thực tập

- Tìm hiểu thực trạng những phong tục tập quán của cư dân địa phương

- Tìm hiểu thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa phương

- Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của phong tục tập quánđến xây dựng nông thôn mới tại Xã Lao Xả Phình

- Đề xuất những giải pháp xây dựng nông thôn mới có hiệu quả đồngthời gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp

13.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu tất cả các thôn trong địa bàn xã Lao Xả Phình Vìvậy những thôn, bản, dân tộc được lựa chọn để tiến hành điều tra và tìm hiểunhững phong tục tập quán ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới để phục vụquá trình nghiên cứu em đã tiến hành chọn các thôn để nghiên cứu như: thôn

I, thôn III và thôn Lầu Câu Phình

1.3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Trong đề tài sử dụng số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, cácsách báo tài liệu, internet, cập nhật các báo cáo tổng kết, các tài liệu liên quan

về điều kiện, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của các phòng ban trongUBND xã

+ Sách, báo, tạp chí, bài viết trên Website liên quan

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Dùng word và excel để tổnghợp lại các số liệu và viết báo cáo cho hoàn chỉnh

- Phương pháp thu thập: sử dụng phương pháp tra cứu, kế thừa

Trang 14

Bảng 1.1: Các nguồn thông tin thứ cấp

1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,tình hình dân số lao động của xã. Văn phòng thống kê xã Lao Xả Phình

2 Các hoạt động của Ban quản lý vănhóa xã Ban quản lý văn hóa xã

3

Kết quả các hoạt động của Ban quản

lý văn hóa trong nhiệm kỳ

1.3.3.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin vềcán bộ xã như: Thông tin về họ tên chức vụ, công việc, chức năng, quyền hạn

- Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phỏng vấn trực tiếp

- Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình sản xuất tại địa phương

- Căn cứ vào nội dung và mục đích của đề tài trong nghiên cứu sẽ dùngphương pháp phỏng vấn 99 hộ trong tổng số 236 hộ và chọn được 99 hộ,trong đó có 4 mẫu bảng hỏi là cán bộ xã, 3 hộ là 3 trưởng thôn còn 92 hộ làngười dân của 3 thôn

- Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

+ Nguyên tắc: Cơ hội lựa chọn, xác suất lựa chọn của các hộ để phỏngvấn là như nhau

+ Tránh lãng phí về thời gian và chi phí

- Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình các phong tục tậpquán tại địa phương

- Sử dụng bảng hỏi để thu thập một số thông tin liên quan đến nhữngphong tục tập quán của địa phương

1.4 Thời gian và địa điểm thực tập

- Thời gian từ ngày 14/08/2017 đến ngày 21/12/2017.

- Địa điểm thực tập: UBND xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh

Điện Biên

Trang 15

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Về cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập

a Khái niệm phong tục tập quán

* Định nghĩa:

Theo Từ điển Tiếng Việt, tập quán là “những thói quen hình thành từ

lâu và đã trở thành nếp trong đời sống xã hội của một cộng đồng dân cư, đượcmọi người công nhận và làm theo”

Theo Bách khoa toàn thư mở (h t t p s : / / v i wi k ip e d ia o rg / w i k i / ) : Phong

tục là “toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trongquá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác”

Như vậy, có thể khái quát: Phong tục tập quán là những hành vi ứng

xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm

xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác

Ví dụ: Phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay

* Đặc điểm của phong tục tập quán.

Tính ổn định, bền vững được hình thành chậm chạp lâu dài trong quátrình phát triển lịch sử Là cơ chế tâm lý bên trong, nó điều khiển, điều chỉnhhành vi, lối sống các thành viên trong nhóm Phong tục tập quán được lưutruyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng con đường truyền đạt, bắt chướcthông qua giao tiếp của cá nhân

Nó có tính bảo thủ rất lớn nhưng có tác động tâm lý mạnh mẽ tới đờisống vật chất và tinh thần của con người

Trang 16

* Chức năng của phong tục tập quán.

Hướng dẫn hành vi ứng xử của con người trong nhóm xã hội Giáo dụcnhận thức cho thế hệ trẻ, xây dựng tình cảm và kỹ năng sống, hành vi ban đầucho con người

Là chất keo gắn bó các thành viên trong nhóm ảnh hưởng rất mạnh mẽtới hoạt động, đời sống của các cá nhân và nhóm

Là tiêu chuẩn thước đo đánh giá về mặt đạo đức, xã hội các thành viêntrong nhóm và giữa các nhóm xã hội với nhau

Là hình thức lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đời sốngvăn hoá nhóm, tổ

b Khái niệm về xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để

cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình củamình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, côngnghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn đượcđảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội,

mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp Xây dựng nông thôn mới giúp chonông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xâydựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người

sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử củamình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.Như vậy, nói văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những nănglực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người Do đó, văn hóa

Trang 17

có mặt trong mọi hoạt động của con người, trên mọi lĩnh vực hoạt động thựctiễn và sinh hoạt tinh thần của xã hội.

Khái niệm về phát triển

Phát triển là một quá trình chuyển biến xã hội mà qua đó con người

dần dần có khả năng kiểm soát được điều kiện vật chất xã hội và môi trườngquyết định đến cuộc sống, công việc và lợi ích mà họ có được do sự kiểm soát

đó tạo nên Đồng thời giúp họ có khả năng tự quyết định và tổ chức thực hiện

Phát triển là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự tăng

thêm về quy mô sản lượng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm nângcao chất lượng cuộc sống

2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập

- Báo cáo về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang 2017

- Báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa” năm 2017

- Báo cáo kết quả thực hiện công tác gia đình, phòng, chống bạo lực giađình năm 2017

- Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn

2016 - 2020

- Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ xã về tăng cường sự lãnh đạo của

cấp ủy Đảng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2017 - 2020

- Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 của UBND xã Lao Xả Phình

- Một số văn bản của tỉnh Điện Biên về xây dựng nông thôn mới

Trang 18

nền văn minh nông nghiệp Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bómật thiết với xóm làng, quê hương Phong tục tập quán được hình thành từ rấtlâu đời có vai trò quan trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới và đượctruyền từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, đượclưu giữ và kế thừa qua các thế hệ Các phong tục tập quán là di sản văn hóađược lưu giữ phát huy tinh hoa văn hóa chỉ riêng có ở loài người, đi liền với

sự phát triển của xã hội loài người

Phong tục tập quán được hình thành từ lâu đời như: thói quen, học hỏi,kinh nghiệm và có sự kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác nên được lưu giữ

và tồn tại cho đến bây giờ từ những phong tục tập quán của người dân ViệtNam nói chung và người dân tại địa bàn xã Lao Xả Phình nói riêng tuy cũng

có nhiêu thay đổi về mặt kinh tế cũng như về xã hội, bên cạnh đó vẫn còn tồntại nhiều quan điểm và phong tục lạc hậu do trình độ hiểu biết, nhận thức củangười còn hạn chế nên còn mang lại ảnh hưởng không ít đến việc tiến hành vàthực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã Lao Xả Phình, gây nhiềukhó khăn cho việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã cũng cáckhu vực khác Các phong tục tập quán đó đã có những đóng góp không nhỏtrong việc xây dựng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người dânViệt Nam có phong trào yêu nước và giữ nước nên đã cố gắng chiến đấu anhdũng để bảo vệ tổ quốc giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam

Từ những phong trào dựng nước và giữ nước của dân tộc ta vẫn còn tồntại nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu và có sự ảnh hưởng không nhỏ đến

xã hội và cũng như trong xây dựng nông thôn mới, chính vì vậy mà việc xâydựng nông thôn mới hiện nay vẫn đang là một vấn đề khó khăn về các phongtục tập quán của người dân, để tiến hành thực hiện xây dựng nông thôn mớicần phải tuyên truyền và vận động để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra và dân là đối tượng trực tiếp hưởng lợi” để từ đó, người dân hiểu về việc

Trang 19

xây dựng nông thôn mới, dân cùng tham gia xây dựng một nông thôn mớixanh, sạch, đẹp và vững mạnh, cảnh quan môi trường trong sạch.

2.2.2 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương

2.2.2.1 Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới từ ông Trần Công Lực Chủ tịch UBND xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Xuất phát từ 1 trong 11 xã được tỉnh chọn xây dựng điểm triển khaichương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-

2015, xã Sốp Cộp đã khắc phục khó khăn bởi xuất phát điểm thấp, vốn đầu tưhạn chế, thu nhập bà con chưa bền vững Trước hết, xã thành lập Ban chỉđạo nông thôn mới, phân công nhiệm vụ, công việc cụ thể cho từng ban,ngành, đoàn thể, như: MTTQ vận động nhân dân xây dựng khối đoàn kết ởkhu dân cư và trực tiếp giám sát cộng đồng; Hội Nông dân đẩy mạnh cácphong trào thi đua, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Hội LHPN tuyên truyền, vận động hội viênthực hiện phong trào “5 không, 3 sạch”; Đoàn Thanh niên đi đầu trong cáchoạt động xung kích, tình nguyện tại địa phương

Công tác quy hoạch theo hướng chuẩn mới gắn với quy hoạch pháttriển đô thị văn minh, bảo tồn bản sắc dân tộc; các bản vẽ quy hoạch đượcniêm yết công khai để nhân dân biết Các tuyến giao thông được cứng hóathông qua thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xã SốpCộp huy động các cơ quan, doanh nghiệp ủng hộ 10 tỷ 123 triệu đồng, nhândân đóng góp 12 tỷ 826 triệu đồng, hiến hàng nghìn m2 đất và hàng nghìnngày công lao động Tính riêng 3 năm gần đây, đã có trên 200 hộ hiến hơn7.000 m2 đất, chặt bỏ hơn 5.000 cây ăn quả các loại để phục vụ làm đườnggiao thông nông thôn; khi hoàn thành, bàn giao cho đoàn thanh niên các bản

tự quản Thủy lợi được quan tâm đầu tư cứng hóa, đáp ứng yêu cầu sản xuất

và dân sinh Thêm vào đó, hệ thống điện, nước được thiết kế đảm bảo kỹ

Trang 20

thuật và mỹ quan đô thị; trường học, nhà văn hóa, chợ nông thôn, hệ thốngsân bãi TDTT, công tác vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy đều xâydựng theo chuẩn quy định.

Với cách làm thiết thực, hiệu quả trên, xã Sốp Cộp hiện đã hoàn thành

và đưa vào sử dụng 54/58 km đường bê tông liên xã, liên bản; cứng hóa toàn

bộ 13 km kênh mương thủy lợi; 20 trạm biến áp điện đảm bảo kỹ thuật; cả 4trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia; 17 bản có nhà văn hóa đạtchuẩn; chợ trung tâm được đưa vào sử dụng với 61 kiốt; điểm bưu điện vănhóa xã đạt chuẩn, có mạng internet phủ sóng; 1.470/1.600 hộ có nhà ở đạtchuẩn của Bộ Xây dựng, gần 1.230 hộ đạt chuẩn văn hóa; 96,6% số ngườitrong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên; 6 HTX sản xuất, kinhdoanh, cung cấp đầy đủ các dịch vụ thiết yếu; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,5%

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy Đảng, chínhquyền từ xã đến bản, sự đồng thuận cao của người dân, cách làm phù hợp,hiệu quả, xã Sốp Cộp đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới sớmhơn 3 năm so với dự kiến, là xã đầu tiên của huyện Sốp Cộp đạt chuẩn quốcgia về xây dựng nông thôn mới

2.2.2.2 Bài học kinh nghiệm từ xã An Thượng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

An Thượng là 1 trong 3 xã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện chọnlàm xã điển của huyện về XDNTM giai đoạn 2011 -2015

Sau hơn 4 năm được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy,HĐND, UBND các cơ quan chức năng của huyện, UBND xã đã tổ chức, triểnkhai, thực hiện chương trình đạt được những kết quả đáng khích lệ

Đến nay xã An Thượng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu chíXDNTM và đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Trang 21

về xây dựng NTM trên địa bàn xã có thể đúc rút ra 5 bài học kinh nghiệmtrong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo:

Một là, nơi nào cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm chính trịcao, quyết liệt, quyết đoán trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mộtcách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm tronglãnh đạo, chỉ đạo và phù hợp điều kiện thực tiễn cụ thể của từng thôn thì nơi

đó tình hình có sự chuyển biến tốt và đạt kết quả cao theo mục tiêu, nhiệm vụ

đề ra; hiện thực hóa phương châm hành động của cả hệ thống chính trị vàngười dân, đó là phải đạt được "4 chữ đồng": Đồng lòng, đồng thuận, đồnghành và đồng tiến, thì dù việc gì khó khăn đến đâu cũng thực hiện được vàthực hiện có kết quả

Hai là, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựngNTM phải xác định và thể hiện "4 rõ", đó là: Rõ về trách nhiệm của từng tổchức; Rõ về nội dung, nhiệm vụ phải thực hiện của từng tổ chức; Rõ vềphương thức, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện của tổ chức mình; Rõ vềkết quả đạt được do tổ chức mình tạo ra

Ba là, đối với trách nhiệm của chính quyền, phải bảo đảm "4 sâu sắc",

đó là: Sâu sắc tình hình sản xuất và đời sống của nông dân; Sâu sắc với thựctiễn địa bàn cơ sở; Sâu sắc với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp phápcủa nhân dân; Sâu sắc với các mô hình về phát triển sản xuất, để nâng cao thunhập của người nông dân Từ đó người dân có điều kiện để tiếp tục tham giađóng góp xây dựng NTM

Bốn là, đối với cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứngđầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải thực hiện nghiêm, đầy đủ "4 phải",

đó là: Phải ưu tiên tập trung dành thời gian, công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉđạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; Phải gần gũi, tôn trọng, thấuhiểu, đối thoại, giải thích, giải đáp, giải quyết kịp thời, có kết quả những vấn

Trang 22

đề mà thực tiễn đang đặt ra đối với người dân; Bản thân và gia đình phảigương mẫu thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ nơi cư trú; Phải thống nhấtgiữa lời nói đúng và việc làm đúng để làm gương tốt, tạo sự lan tỏa nhằm pháthuy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong quá trình thực hiện mụctiêu, nhiệm vụ.

Năm là, đặc biệt coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và

"Dân vận khéo" với cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễhiểu, dễ nhớ để người dân hiểu và nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm,vai trò chủ thể của mình, hiện thực hóa phương châm "dân biết, dân bàn, dânquyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng"; ngoài sự hỗ trợ của nhànước, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải biết phát huy trí tuệ và sức mạnhcủa nhân dân, huy động hợp lý các nguồn lực trong dân để xây dựng NTM;mọi huy động đóng góp của dân phải được bàn bạc, công khai, dân chủ, đồngthuận cao trong cộng đồng dân cư để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thựchiện, khi nhân dân thấy được kết quả, lợi ích thiết thực, từ đó tăng thêm lòngtin, đồng lòng, đồng thuận, đồng hành của nhân dân trong quá trình thực hiệnmục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM

2.2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản “mỗi làng một sản phẩm”

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản)

đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mụctiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sựphát triển chung của cả nước Nhật Bản Trải qua gần 30 năm hình thành vàphát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiềuthắng lợi rực rỡ Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâmkhông chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khuvực, quốc gia khác trên thế giới Một số quốc gia, nhất là những quốc giatrong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong

Trang 23

phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào

“Mỗi làng một sản phẩm”

Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” đượcnhững người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiềungười, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triểnnông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đấtnước mình

2.2.2.4 Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan - phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân

Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã ápdụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chứchoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng caotrình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạtđộng chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường côngtác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp;giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sứccạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp,đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cáchkhoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyênbừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái;giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm,thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác Trong xây dựngkết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lýcác công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp Hệ thống thủy lợi bảođảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng caonăng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp Chương

Trang 24

trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏđược triển khai rộng khắp cả nước…

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàngnông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệpchế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nướccông nghiệp phát triển Kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thônThái Lan cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệuquả của Nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm củangười dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọngđối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nềntảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho địa phương

Qua các tấm gương từ các vùng khác em đã rút ra được kinh nghiệmcho bản thân là muốn làm tốt công việc của mình thì cần phải chịu khó tìmtòi để tích lũy kinh nghiệm học hỏi từ những người đi trước và những thứ đã

có trước để hoàn thiện bản thân, phải gần gũi với mọi người và mọi thứ xungquanh và luôn lắng nghe những tâm tư, ý kiến, nguyện vọng của người dânxem họ cần gì, muốn gì, họ đang gặp khó khăn về vấn đề như thế nào để đưa

ra những giải pháp kịp thời, trong công việc cần phải năng động sáng tạo.Cần phải tích cực tham gia các hoạt động để làm gương cho các thành viênnoi theo

Trang 25

Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1 Thực trạng những phong tục tập quán của cư dân địa bàn Xã Lao

Xả Phình

3.1.1 Một vài nét khái quát về địa bàn Xã Lao Xả Phình

Lao Xả Phình là một xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn của huyệnTủa Chùa cách trung tâm huyện 42 km về phía Bắc Tổng diện tích đất tựnhiên của xã Lao Xả Phình là 4.990,55 ha Có ranh giới giáp với các xã như:

Phía Bắc giáp xã Tả Sìn Thàng - huyện Tủa Chùa

Phía Nam giáp với xã Trung Thu - huyện Tủa Chùa

Phía Đông giáp xã Tả Phìn - huyện Tủa Chùa

Phía Tây giáp sông Nậm Mức - huyện Mường Chà - Điện Biên

Xã Lao Xả Phình có 2 dân tộc cùng sinh sống đó là dân tộc H‟Mông vàHoa cùng sinh sống, được chia thành 6 thôn thông qua bảng sau:

Bảng 3.1 Thành phần các dân tộc hiện có tại xã Lao Xả Phình

STT Thành phần các dân tộc Số hộ Tỷ lệ

(%) Số nhân khẩu

Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Từ UBND xã Lao Xả Phình)

Qua bảng 3.1 các thành phần dân tộc hiện có tại xã Lao Xả Phình cho thấy:

- Tổng dân số xã là 420 hộ gia đình với 2.366 nhân khẩu, trong đó nam

1174 khẩu, nữ 1192 khẩu gồm 2 dân tộc H‟Mông và Hoa (Xạ Phang) cùngsinh sống trong đó:

+ Dân tộc H‟Mông 358 hộ, chiếm 85.2% và 2048 khẩu, chiếm 86.6%

Trang 26

+ Dân tộc Hoa là 62 hộ, chiếm 14,8% và 318 khẩu, chiếm 13.4%.

Hiện nay, người Hoa chủ yếu đang sinh sống tại 2 thôn đó là thôn 2 và thônLầu Câu Phình còn người Mông sống tại tất cả các thôn trong xã

Lao Xả Phình là nơi có địa hình chủ yếu là đồi núi, sườn dốc chia cắtphức tạp phân bố theo hướng đông bắc Độ cao so với mực nước biển từ 500 -

1600 m được chia làm 3 loại chính: Địa hình núi cao sườn dốc, địa hình đồithấp sườn thoải và địa hình thung lũng bãi bằng Nhìn chung, địa hình của xãtương đối phức tạp, địa hình núi cao sườn dốc chiếm trên 70 % do đó đất đai

bị xói mòn, rửa trôi mạnh, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn Vì vậy, giaothông đi lại bằng đường đất nên xã và người dân gặp nhiều khó khăn, nhất làvào mùa mưa, địa bàn xã có nhiều độ dốc lớn nên khó khăn trong đi lại vàviệc trao đổi hàng hóa của địa phương

Người dân trên địa bàn xã Lao Xả Phình chủ yếu sinh sống trên đồi núiđịa hình phức tạp nên đường đi lại gặp nhiều khó khăn

Người dân nơi đây còn tồn tại và lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa các dântộc như sau;

3.1.2 Thực trạng những phong tục tập quán của cư dân địa phương

Trong đời sống xã hội, phong tục tập quán có ảnh hưởng rất lớn đếnsuy nghĩ, xử sự và hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày của mọingười, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, sinh hoạt tạicác vùng nông thôn

Phong tục tập quán là phương thức ứng xử và hành động đã định hìnhquen thuộc và thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, mộtcộng đồng Nếu nhìn nhận phong tục tập quán dưới góc độ là một quy phạm

xã hội thì phong tục tập quán có thể được hiểu là những quy tắc xử sự chungđược hình thành một cách tự phát trong một cộng đồng dân cư trên cơ sởnhững thói quen trong ứng xử, trong lao động lặp đi lặp lại hàng ngày, được

Trang 27

lư truyền chủ yếu theo phương thức truyền miệng, được bảo đảm thực hiệnbằng thói quen, bằng dư luận xã hội Với tư cách là một loại quy phạm xã hội,phong tục tập quán đóng vai trò rất lớn tới việc điều chỉnh hành vi hay xử sựcủa con người trong quan hệ giao tiếp hàng ngày và trong lao động sản xuất,đặc biệt là trong các giai đoạn phất triển trước đây của xã hội

Do đó, phong tục tập quán tác động tới cả quá trình thực hiện và xâydựng nông thôn mới Trong bày viết này, tôi muốn đề cập phong tục tập quán

có sự ảnh hưởng đến các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như tiêu chí bảo vệmôi trường, tiêu chí dục của một số dân tộc trong quá trình thực hiện và xâydựng nông thôn mới tại địa bàn xã Lao Xả Phình

Bảng 3.2 Các phong tục tập quán hiện có tại xã Lao Xả Phình

6 Dệt vải truyền thống (Mông) Quanh năm

7 Thêu giày truyền thống (Hoa) Quanh năm

8 Bốc mộ và di chuyển thi hài (Hoa) 2 ngày

(Nguồn: Điều tra 3 thôn)

Theo phong tục của người H'Mông, cưới hỏi thường được tổ chức linhđình vào ngày lành tháng tốt, thường là vào mùa Xuân vì người ta rất kiênglàm đám cưới vào những tháng có sấm sét Và người ta cho rằng mùa Xuân là

Trang 28

mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở mà con người không nằm ngoài vòng quay

đó Trong đám cưới phải đủ nghi lễ như dạm hỏi, ăn hỏi và lễ đón dâu, tất cảđều được tổ chức vào ngày lành tháng tốt Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có haiông mối thông thuộc các bài hát nghi lễ cưới xin, kết nối hai nhà để làm thủtục dạm hỏi khi hai người trẻ đã đồng ý thì khi đó tiến hành đón dâu

Để chuẩn bị cho đám cưới, gia đình chú rể sẽ mời những người trongdòng họ về cùng bàn bạc và chuẩn bị sắm đồ sính lễ Ngoài thịt lợn 2 con mỗicon 120 - 130 kg trong đó 1 con là để lại ở nhà trai còn 1 con để sang nhà gái,thịt gà tùy, tiền mặt từ 10 - 15 triệu đồng chẵn và một số vật dụng như thuốclào và rượu ngô 30 lít đi nhà gái còn nhà trai thì tùy thuộc vào số lượng anh

em, bạn bè hàng xóm Mâm cỗ cúng không thể thiếu xôi và thịt lợn, thườngđược chính mẹ chú rể hoặc một số người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình, họhàng chuẩn bị

Đám tang được tổ chức 3 đến 4 ngày mới đem đi chôn cất vì người dân

nơi đây họ phải chọn ngày lành tháng tốt và chọn địa điểm hợp với phongthủy thì người ta mới chôn ở nơi đó Trong đám tang của người H‟Mông thìphải có người làm lý, 1 người thổi khèn, 1 người đánh trống và cái trống đóđược người ta treo trong nhà ở cái cột giữa của ngôi nhà và có một người nữa

đó là nếu người mất đi là đàn ông thì mời nhà chị hoặc em đến là người mổcon trâu hoặc con bò Đây là một trong những phong tục tập quán của ngườiH‟Mông, còn người cũng không có gì khác nhiều chỉ khác ở chỗ là không có

gõ trống, không mổ trâu, bò và không thổi khèn

Làm cúng là một trong những phong tục của người H‟Mông cũng như

người Hoa thường được tổ chức nhiều có một số gia đình trong một năm làmcúng 3 đến 4 lần mỗi một lần làm có thể mất 1 ngày hoặc là 1 buổi tùy từngthầy cúng trong đó làm cúng cần chuẩn bị con lợn tầm 15 đến 20 kg và gà, và

Trang 29

trứng để thầy cúng gọi hồn về Người ta làm cúng để muốn mọi người tronggia đình luôn khỏe mạnh, không bệnh tật cho người nhà.

Đồng bào dân tộc Mông có rất nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó nghi lễ đặt tên mang ý nghĩ vô cùng quan trọng, nó chứng tỏ sự tồn tại của thành viên

mới trong gia đình, là dấu mốc đầu tiên trong cuộc đời của con người Phongtục tốt đẹp mang ý nghĩa nhân văn này hiện vẫn được bảo tồn và duy trì trongcuộc sống của cộng đồng dân tộc người Mông Tuy cuộc sống hiện nay cónhiều thay đổi song họ vẫn bảo tồn và lưu giữ tốt văn hóa truyền thống đặcsắc và đa dạng của dân tộc Một trong những nét độc đáo đó là phong tục đặttên cho con, phong tục này có sự tham gia của gia đình, dòng họ và bà conhàng xóm

Ngoài việc làm nương rẫy, chăn nuôi, người Mông trắng còn có một số

nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là dùng sợi lanh để dệt vải Theo như

người dân kể nghề dệt vải lanh truyền thống có từ lâu và được truyền quanhiều thế hệ Bất kể người phụ nữ Mông nào đến tuổi trưởng thành cũng biết

xe lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho cuộc sống gia đình hàng ngày Việcdệt vải lanh thể hiện sự khéo léo chăm chỉ, đó là một trong những tiêu chíđánh giá tài năng, phẩm chất và cách làm ăn của phụ nữ Nhưng ngày naynghề dệt lanh truyền thống của dân tộc Mông ít phát triển hơn bởi các loại vảisợi bông được sản xuất với giá rẻ hơn, phong phú chủng loại, kiểu dáng mẫu

mã nên việc dùng vải lanh cũng giảm đi nhiều Vì vậy còn rất ít gia đìnhngười Mông vẫn duy trì nghề dệt lanh truyền thống, tuy không được thườngxuyên như trước Với dân tộc Mông xã Lao Xả Phình, nghề dệt vải lanhtruyền thống vẫn là niềm rất tự hào cần được bảo tồn và phát huy giá trị vănhóa của bao người nơi đây

Thêu giày truyền thống của người Hoa (Xạ Phang), giày của người Hoa

có mấy loại, trong đó bao gồm: Giày nam, giày nữ và giày cho người cao tuổi

Trang 30

Giày cho người cao tuổi chỉ có màu đen, mũi tròn và kín Còn lại nam và nữ,

từ trung tuổi trở xuống đều mang các đôi giày nhiều màu sắc, nhiều hoa tiết.Ðiểm khác biệt giữa giày nam - giày nữ là giày nữ kín mũi, còn giày nam hởmột phần phía trước và một bên thân giày Không chỉ độc đáo ở hình dáng,hoa văn trang trí trên mỗi đôi giày thể hiện sự khéo léo, óc thẩm mỹ riêng củangười làm ra chúng Tuy nhiên, các hoa văn này vẫn giữ điểm chung là nhữnghọa tiết mềm mại, đường cong, đường vành khăn, đường lượn sóng, cánhhoa… Và hầu hết giày hoa đều được trang trí hình bông hoa mẫu đơn nhiềucánh Màu sắc trên giày được hòa trộn với những màu sắc sặc sỡ, chủ yếu là

đỏ, hồng, xanh, vàng… và không phân biệt màu sắc đối với giày nam và giày

nữ Trung bình để hoàn thiện một đôi giày mất khoảng 10 đến 15 ngày, trong

đó thời gian thêu hoa văn từ 5 - 6 ngày Công việc này không chỉ đòi hỏi sựcần cù, tỉ mỉ mà còn yêu cầu người phụ nữ phải khéo léo trong từng đườngkim mũi chỉ và dù là mẫu giày nào thì giày hoa thêu thủ công truyền thốngcủa phụ nữ Xạ Phang đều được trang trí bằng những họa tiết hoa văn độc đáo,gắn với đời nét sống văn hóa truyền thống dân tộc

Bốc mộ và di chuyển thi hài là một trong những phong tục của người

Hoa do phong thủy không hợp nên phải bốc và di chuyển để đi chôn ở mộtnơi khác và phong tục bốc mộ mất thời là khoảng 2 ngày

Ăn rằm đã trở thành một trong những phong tục có ý nghĩa của các gia

đình, nhằm gìn giữ mãi ấm của gia đình và đây cũng là một nét văn hóa đặcsắc của người H‟Mông là ngày 15 tháng giêng còn người Hoa là ngày 14tháng 7 hằng năm dân tại xã Lao Xả Phình

Tết và hội xuân được tổ chức khoảng từ 10 đến 15 ngày để mọi người

dân tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

và đây cũng là nơi để các chàng trai, cô gái tìm đến để hẹn hò Trong hội xuân

Trang 31

này đã không ít chàng trai cô gái đã đi tới cưới nhau và họ quyết định ở bênnhau đến hết cả cuộc đời.

Chợ phiên cứ 6 ngày họp 1 lần chợ để mọi người dân đến trao đổi và

giao lưu buôn bán với nhiều loại sản phẩm đặc sắc và phong phú Đến với chợphiên Tả Sìn Thàng sẽ được thử nhiều món ăn khác nhau của người dân nơiđây và đặc biệt khi đến đây sẽ nhìn thấy và nếm thử kẹo ngô - món ăn truyềnthống độc đáo của người dân tộc Xạ Phang

3.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã Lao Xả Phình

3.2.1 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa phương

Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hìnhphát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, baoquát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giảiquyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sựtính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ýchí

Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới

là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu nhũng thành tựukhoa học kỹ thuật hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng, tinh hoa văn hóacủa người Việt Nam Nhìn chung mô hình làng nông thôn mới theo hướngcông nghiệp hóa - hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa

Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêucầu phát triển, đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường: đạthiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: Tiến

bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến vàvận dụng trên cả nước

Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặcđiểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí, đáp ứngyêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn

Trang 32

được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống đã có) ở tính tiêntiến về mọi mặt”.

Những đặc điểm đặc trưng của mô hình nông thôn mới của nước ta từ

đề án của của Bộ nông nghiệp và phát nông thôn:

- Được xây dựng trên đơn vị cơ bản là cấp làng - xã

- Vai trò của người dân được nâng cao, nêu cao tính tự chủ của nông dân

- Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút

sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mụctiêu đề ra có tính hiệu quả cao

- Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng huy động nguồn lực củabản thân người dân, thay cho việc dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài là chính

- Các tổ chức nông dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao

- Nguồn vốn từ bên ngoài được phân bổ và quản lý sử dụng có hiệuquả.Trên đây là những đặc điểm tạo nên nét riêng biệt của mô hình nông thônmới chưa tầng có trước kia vì vậy, mô hình nông thôn mới còn gặp nhiều trởngại từ các phong tục tập quán

Bảng 3.3 Thực trạng xây dựng NTM tại xã Lao Xả Phình

Áp dụng

Hiện trạng

Đánh giá

Có ảnh hưởng không

Đạt

Có1.2 Quy hoạch phát triển

hạ tầng kinh tế - xã hội - Đạt Đạt

Trang 33

STT Tên tiêu

Áp dụng

Hiện trạng

Đánh giá

Có ảnh hưởng không

môi trường theo chuẩn mới1.3 Quy hoạch phát triểncác khu dân cư mới vàchỉnh trang các khu dân cưhiện có theo hướng vănminh, bảo tồn được bảnsắc văn hóa tốt đẹp

đạt

2.2 Tỷ lệ km đường trụcthôn, xóm được cứng hóađạt chuẩn theo cấp kỹ thuậtcủa Bộ GTVT

đạt

2.3 Tỷ lệ km đường ngõ,xóm sạch và không lầy lộivào mùa mưa (50% cứng hóa)

đạt

2.4 Tỷ lệ km đường trụcchính nội đồng được cứnghóa, xe cơ giới đi lại thuậntiện

Trang 34

STT Tên tiêu

Áp dụng

Hiện trạng

Đánh giá

Có ảnh hưởng không

đạt

có4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện

thường xuyên, an toàn từcác nguồn

hóa và khu thể thao thônđạt quy định của Bộ VH-TT-DL

8.1 Có điểm phục vụ bưu

8.2 Có Internet đến thôn Đạt Đạt Đạt Không

dân cư

Không9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt 75% 75% Đạt

Trang 35

STT Tên tiêu

Áp dụng

Hiện trạng

Đánh giá

Có ảnh hưởng không

tiêu chuẩn Bộ Xây dựng

III KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

nhập

Thu nhập bình quân đầungười/năm so với mức bình quân chung của tỉnh

1,2lần

0,27lần

Chưađạt Không

IV VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

14 Giáo dục

14.1 Phổ cập giáo dục

Chưađạt

14.2 Tỷ lệ học sinh tốtnghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)

đạt

14.3 Tỷ lệ lao động quađào tạo

Chưađạt

Trang 36

STT Tên tiêu

Áp dụng

Hiện trạng

Đánh giá

Có ảnh hưởng không

16 Văn hóa

Xã có từ 70% số thôn, bảntrở lên đạt tiêu chuẩn làngvăn hóa theo quy định của

đạt

17.2 Các cơ sở SX-KD đạttiêu chuẩn về môi trường Đạt Chưa

Chưađạt17.3 Không có các hoạt

động suy giảm môi trường

và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp

17.4 Nghĩa trang được xây

Chưađạt17.5 Chất thải, nước thải

được thu gom và xử lýtheo quy định

sở theo quy định

18.3 Đảng bộ, chínhquyền xã đạt tiêu chuẩn

“trong sạch, vững mạnh”

Đạt

Trang 37

STT Tên tiêu

Áp dụng

Hiện trạng

Đánh giá

Có ảnh hưởng không

18.4 Các tổ chức đoàn thểchính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

Trang 38

3.2.2 Tiêu chí về nông thôn mới

3.2.2.1 Nhóm tiêu chí về quy hoạch

(Nguồn: UBND xã Lao Xả Phình)

Qua thực tiễn cho thấy vấn đề nòng cốt và khó khăn nhất là lập quyhoạch, đây là khâu quy hoạch không khoa học sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khôngtốt đến bộ mặt nông thôn sau này

Tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, để có được tầm nhìn lâudài và các hoạt động ổn định có giá trị đều phải tiến hành quy hoạch Xã Lao

Xả Phình hoạt động quy hoạch cũng có được bàn đến và tiến hành có hiệuquả phù hợp với chiến lược phát triển của địa phương, đảm bảo tiêu chí xâydựng nông thôn mới theo quy định Qua bảng 3.3 cho thấy, vấn đề quy hoạchcủa xã Lao Xả Phình đã đạt theo tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước

3.2.2.2 Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội

* Giao thông

Hệ thống giao thông của xã tương đối hoàn chỉnh, các tuyến được hìnhthành theo các cấp quản lý Đường liên xã: Từ ngã ba Tả Sìn Thàng đến thôn Cáng Phình giáp xã Trung Thu, với chiều dài 19 km; mặt đường rộng 3,5 m, nền đường rộng 4 m Chất lượng kém và toàn bộ tuyến là đường đất

Trang 39

- Đường trục thôn, liên thôn xóm:

+ Tổng số có 4 tuyến đường liên thôn với tổng chiều dài 13,5km;

+ Mặt đường rộng 1 m, nền đường rộng 1,5 m, hầu hết các tuyến nàyđều là đường đất

- Đường ngõ xóm

+ Tổng chiều dài 2.4 km toàn bộ là đường đất

+ Mặt đường rộng trung bình 1 m, nền đường rộng 1 m

- Đường nội đồng

+ Tổng chiều dài là 16 km, các tuyến đường này đều là đường đất

+ Mặt đường rộng trung bình từ 1 m, nền đường rộng 1 m

Hiện nay các đường trục liên xã, đường liên thôn và đường trục chínhcác thôn có bề mặt đường hẹp, chủ yếu là đường đất Bởi vậy, qua bảng 3.3trên cho thấy chưa đạt chuẩn theo tiêu chuẩn theo quy định về xây dựng nôngthôn mới

=> Sự phát triển của một huyện nói chung và một xã nói riêng, nó cũngđược đánh giá qua cái nhìn về giao thông đi lại của xã đó, bởi vì giao thônggiữ vai trò nhất định mà những thứ khác không thể thay thế được như: Giaothông giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường, phục vụnhu cầu đi lại của nhân dân, là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất vàdân cư, thức đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng xa xôi, tăng cườngsức mạnh quốc phòng và vì là đường đất nên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sốngcủa người xã Lao Xả Phình Qua bảng 3.3 cho thấy tiêu chí này chưa đạt tiêutheo quy định của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

* Thủy lợi

Hiện xã đã có mương dẫn nước về ruộng được xây dựng cứng hoánhưng số lượng rất ít Tổng số 4 km kênh mương được sử dụng bằng ốngnhựa do UBND xã quản lý, nhưng do được làm bằng ống nhựa nên không đáp

Trang 40

ứng đủ nhu cầu tưới tiêu của bà con nhân dân và có sự ảnh hưởng đến quátrình sản xuất nông nghiệp của người dân Qua bảng 3.3 trên cho thấy tiêu chínày chưa đạt theo tiêu chuẩn theo quy định.

và thôn Chẻo Chử Phình chưa có điện sử dụng cho nên tiêu chí sử dụng điệnthường xuyên, an toàn từ các nguồn của xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới

* Cơ sở vật chất văn hóa

Do Lao Xả Phình là một xã mà người dân chủ yếu làm nông nghiệpnên vấn đề điện và cơ sở vật chất văn hóa của xã cũng thể hiện vấn đề sinhhoạt cộng đồng Nhà họp thôn hiện tại chỉ có 1 nhà chiếm tỷ lệ 16,7% Dovậy, tại các thôn khác chưa có đủ nhà họp thôn nên việc tham gia họp thôncòn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất văn hóa còn thiếu

Ngày đăng: 27/03/2019, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban Quản lý văn hóa xã Lao Xả Phình (năm 2017) Báo cáo Kết quả thực hiệnPhong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Kết quả thực hiện"Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
5. UBND xã Lao Xả Phình, đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 -2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 -
8. UBND tỉnh Điện Biên (năm 2016), Tờ trình Về việc thông qua Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020.II. Tài liệu từ Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ trình Về việc thông qua Chươngtrình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020
1. Ban Quản lý văn hóa xã Lao Xả Phình (năm 2017) Báo cáo Về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang năm 2017 Khác
3. Ban Quản lý văn hóa xã Lao Xả Phình (năm 2017) Báo cáo Về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang năm 2017 Khác
4. Đảng ủy xã Lao Xả Phình (năm 2017) Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ xã về việc tang cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2017- 2021 Khác
6. UBND xã Lao Xả Phình (năm 2015), Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 Khác
7. UBND tỉnh Điện Biên (năm 2016), Chương trình Xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w