1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1855290053- Lê Thiên Hạnh Trang- Đề Cư.docx

68 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Tại Thủ Đô Hà Nội
Tác giả Lê Thiên Hạnh Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Minh
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Kinh tế & Quản lý
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (7)
  • 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu (7)
    • 2.1. Mục đích (7)
    • 2.2. Ý nghĩa (7)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (8)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (8)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (8)
    • 4.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu (8)
    • 4.2. Phương pháp thực địa (8)
    • 4.3 Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp (8)
  • 5. Bố cục và nội dung của đề tài (9)
  • Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch tại một địa phương (10)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế du lịch (10)
      • 1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch (13)
      • 1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc (15)
      • 2.1.2. Tổng quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên (0)
    • 2.2. Tài nguyên du lịch (24)
      • 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên (24)
        • 2.2.1.1. Địa hình, địa chất (24)
        • 2.2.1.2. Khí hậu (25)
        • 2.2.1.3. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước (27)
        • 2.2.1.4. Sinh vật (27)
        • 2.2.1.5. Các cảnh quan du lịch tự nhiên (29)
      • 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn (34)
        • 2.2.2.1. Các di tích lịch sử Văn hóa (34)
        • 2.2.2.2. Nghề thủ công truyền thống (37)
        • 2.2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể (40)
      • 2.2.4. Văn hóa ẩm thực vùng cao Hà Giang (0)
    • 2.3. Cơ sở hạn tầng và chính sách phát triển du lịch (46)
      • 2.3.1. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (46)
      • 2.3.2. Bưu chính viễn thông (48)
      • 2.3.3. Thực trạng phát triển hệ thống đô thị (48)
      • 2.3.4. Đường lối, chính sách phát triển du lịch (49)
    • 2.4. Đặc điểm dân cư, dân tộc (50)
    • 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch tại tỉnh Hà Giang (0)
      • 2.2.1. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Giang năm 2016-2021 (0)
        • 2.2.1.2. Số lượng và thành phần du khách (0)
  • KẾT LUẬN...................................................................................................................................................64 (65)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................65 (66)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Họ và tên Mai Hoàng Thu Thảo PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC H[.]

Lý do lựa chọn đề tài

Hiện nay, du lịch được ví như là một ngành công nghiệp không khói, mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, luôn được chú trọng phát triển ở các quốc gia, trong đó du lịch mạo hiểm như là một món ăn tinh thần hấp dẫn đối với các khách du lịch Ngày càng nhiều du khách tìm đến du lịch mạo hiểm như một cách để khám phá bản thân, trải nghiệm những thử thách mới lạ, tách ra khỏi thói quen du lịch truyền thống có vẻ như đã cũ và nhàm chán Việc thúc đẩy phát triển du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng là xu thế tất yếu, dựa trên những lợi thế sẵn có từ thiên nhiên và những giá trị văn hóa đặc sắc bản địa.

Năm 2021, hãng truyền thông quốc tế CNN bình chọn Hà Giang là 1 trong 10 địa điểm đến tuyệt vời nên khám phá của Việt Nam được nhiều du khách yêu thích Với những tiềm năng như vậy, tỉnh Hà Giang hoàn toàn có thể trở thành một địa chỉ lý tưởng cho loại hình du lịch mạo hiểm Một lần đặt chân đến Hà Giang, đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp say đắm lòng người với những núi đá nguy nga, hùng vĩ, các hang động kỳ bí, ruộng bậc thang trải rộng tầm mắt

Vấn đề đặt ra là làm sao để phát huy tổng hợp được cả các thế mạnh về công nghiệp, về dịch vụ trong du lịch của Hà Giang Để tìm hiểu và giải quyết vấn đề trên, em lựa chọn đề tài “ Phát triển kinh tế du lịch tại Hà Giang” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu

Mục đích

Giới thiệu về du lịch khu vực phía Bắc nước ta nói chung và Hà Giang nói chung,đồng thời tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình du lịch này ở tỉnh Hà Giang để khẳng định đây là một nơi đầy tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này.

Ý nghĩa

Việc đánh giá các điều kiện phát triển du lịch tại Hà Giang sẽ giúp tỉnh Hà Giang nhận thức rõ được các thuận lợi sẵn có và khó khăn còn tồn tại Từ đó đề xuất các giải pháp tích cực để tỉnh Hà Giang có định hướng cụ thể hơn trong việc xây dựng cũng như phát triển loại hình du lịch này như là một sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thực địa

Em đã có dịp đi thực tế đến tỉnh Hà Giang (vào tháng 12 năm 2021) để khảo sát địa hình, các điểm du lịch tiêu biểu cũng như các điều kiện khác phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp

Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu Việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Bố cục và nội dung của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, danh mục hình, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch.

Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch tại Hà Giang.

Chương 3 Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển du lịch tại Hà Giang.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch tại một địa phương

Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế du lịch

1.1.1 Khái niệm kinh tế du lịch

Kinh tế du lịch là kết quả tất yếu khi quá trình phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội đã đạt đến một trình độ nhất định Trong quá khứ, con người có thói quen sống cố định tại một địa phương hoặc chỉ di chuyển từ nơi này đến nơi khác vì các mục đích kinh tế như khai hoang, tìm kiếm môi trường mới để tiến hành hoạt động lao động sản xuất Về sau, khi lực lượng sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày một phong phú hơn, nhu cầu tham quan, du ngoạn xuất hiện, từ đó thúc đẩy hình thành các hoạt động du lịch, kinh doanh du lịch và các quan hệ kinh tế trong hoạt động này.

Nói chung, định nghĩa về kinh tế du lịch gồm hai thành tố sau: Đầu tiên, du lịch là một nhu cầu, hiện tượng xã hội ý chỉ sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hoặc tập thể ngoài nơi cư trú nhằm phục hồi sức khoẻ, nâng cao hiểu biết, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ nào đó.

Thứ hai, đây là một ngành kinh tế có sự tổng hợp các hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, khách du lịch sẽ là đối tượng, cung cấp dịch vụ, sản phẩm cần thiết cho khách du lịch, như: Cung cấp các ấn phẩm, dịch vụ thoả mãn nhu cầu nảy sinh khi di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú Ở đây, du lịch là tập hợp các hoạt động giữa cung du lịch và cầu du lịch tạo nên ngành du lịch.

Kinh tế du lịch chính là ngành dịch vụ gồm các hoạt động kinh doanh du lịch phần lớn là các dịch vụ, nhằm trợ giúp trong quá trình đi du lịch như dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống dịch vụ làm các thủ tục hải quan liên quan đến quá trình du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú,

1.1.2 Những điều kiện để phát triển kinh tế du lịch

Yêu cầu cơ bản để phát triển kinh tế du lịch là cần đảm bảo các yếu tố sau: nguồn nhân lực; tài nguyên phục vụ du lịch; thời gian rảnh rỗi và thu nhập của khách du lịch; vai trò quản lý của Nhà nước; môi trường chính trị ổn định, an toàn cho khách du lịch; năng lực quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ; trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật có liên quan đến kinh tế du lịch văn hóa; trình độ phát triển của các ngành có liên quan; mức độ hội nhập quốc tế của ngành.

Trên thực tế của nhiều quốc gia và nhiều địa phương, phát triển kinh tế du lịch đem lại rất nhiều lợi ích tổng hợp trên các phương diện kinh tế, văn hóa, môi trường, chính trị, an ninh quốc gia,… Mỗi một địa phương lại có những đặc thù riêng, phụ thuộc vào trình độ phát triển, chính sách, quy hoạch chiến lược, tình hình xã hội, đặc điểm tài nguyên nên tất yếu sẽ có những lý giải khác nhau về vấn đề phát triển kinh tế du lịch văn hóa trong quá trình nghiên cứu

Vấn đề mang tính nguyên tắc xuyên suốt là để phát triển kinh tế du lịch văn hóa có hiệu quả, bền vững cần phải nhận thức được mối quan hệ gắn bó giữa tài nguyên du lịch với môi trường, xã hội, quốc phòng - an ninh trong cả quá trình, thể hiện ở những mặt cơ bản sau:

Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý: Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch Việc sử dụng, bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên văn hóa xã hội là hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, khai thác phục vụ hoạt động du lịch dựa trên sự tính toán nhu cầu hiện tại.

Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên: Việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ở mức vừa đủ một mặt giúp cho việc phục hồi tài nguyên thiên nhiên, mặt khác giảm chất thải ra môi trường Các tài nguyên thiên nhiên cần được quy hoạch, quản lý tránh sự khai thác một cách ồ ạt hoặc phát triển nóng.

Duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn: Cần trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, xã hội, môi trường của điểm đến, đảm bảo nhịp độ, quy mô và loại hình phát triển du lịch, để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa địa phương Xem xét quy mô và sức chứa của mỗi vùng, giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch đối với động thực vật, lồng ghép các hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng dân cư, ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng các ngành nghề hiện đại Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội, nhu cầu của sự phát triển, đảm bảo quy mô, tiến độ của các loại hình du lịch nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và dân cư sở tại

Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội: Sự tồn tại lâu dài của ngành Du lịch phải nằm trong khuôn khổ chiến lược của quốc gia, vùng, địa phương về kinh tế - xã hội Để đảm bảo sự phát triển, ngành Du lịch cần phải tính tới nhu cầu trước mắt của cả người dân và du khách, trong quy hoạch cần phải thống nhất các mặt kinh tế - xã hội, môi trường, tôn trọng chiến lược của quốc gia, vùng, lãnh thổ, địa phương Phát triển ngành Du lịch phải phù hợp với địa phương, phù hợp với quy hoạch mà địa phương giao cho, sự phát triển đó mới bền vững và lâu dài.

Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương: Với tính đặc thù liên ngành, phát triển bền vững không phải chỉ riêng nó mà kéo theo nhiều lĩnh vực khác Trong lĩnh vực du lịch, việc hỗ trợ cho ngành nghề khác không chỉ các doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động du lịch mà còn hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp gián tiếp tham gia vào hoạt động này, từ đó dẫn đến hỗ trợ kinh tế cho địa phương.

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển bền vững du lịch: Việc tham gia của cộng đồng địa phương là một nhân tố đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững Khi cộng đồng địa phương được tham gia phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch, vì sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ gắn quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cư dân đối với sự phát triển chung của du lịch.

Lấy ý kiến của nhân dân và các đối tượng có liên quan: Tham khảo ý kiến của các bên liên quan và cộng đồng dân cư, các tổ chức trong và ngoài nước, phi chính phủ, chính phủ với các ý kiến cho dự án, là nguyên tắc quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững Chia sẻ lợi ích của các bên nhằm mục đích hài hòa về lợi ích trong quá trình thực hiện.

Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực: Với phát triển du lịch bền vững, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vô cùng cần thiết Lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch đang thiếu hụt một lượng rất lớn, lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu chung của ngành Một lực lượng lao động đào tạo kỹ năng thành thạo, không những mang lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Tài nguyên du lịch

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Nằm tựa vào dãy núi Hoàng Liên Sơn với dải Tây Côn Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn tạo cho Hà Giang dáng địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam Độ cao trung bình của tỉnh từ 800 - 1200 m so với mặt nước biển, chỗ thấp nhất là thung lũng sông Lô (cao 80 - 100 m) và nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m) Nhìn chung diện tích Hà Giang không rộng, nhưng do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên mật độ tập trung các ngọn núi cao khá dày đặc với khoảng 10 ngọn núi có độ cao từ 500 - 1.000 m; 24 ngọn núi cao từ 1.000 - 1.500 m; 10 ngọn núi cao từ 1.500 - 2.000 m; 5 ngọn núi cao từ 2.000 m trở lên.

Hà Giang là một tỉnh thuộc Trung du miền núi Bắc bộ, địa hình khá phức tạp, có thể chia 3 vùng Vùng cao núi đá phía bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thành phố Hà Giang Núi đá vôi Hà Giang có đặc điểm phân bố gần như song song với nhau và kéo dài theo hướng tây bắc- đông nam, điển hình là từ Đồng Văn đến Vị Xuyên Tỉnh có 4 quần thể núi cao, mỗi quần thể được đặc trưng bởi 1 ngọn cao nhất: Quần thể Đồng Văn - Mèo Vạc là đỉnh 1901m (cách Mèo Vạc 13 km về phía bắc), quần thể Quản Bạ - Bắc Mê có đỉnh 2274m (Pu Tha Ca), quần thể vòm nâng song Chảy có đỉnh 2419( Tây Côn Lĩnh) và quần thể giữa vòm nâng sông Chảy là đỉnh 2402( Kiều Liên Ti) Những quần thể núi đá này có hướng đông bắc - tây nam đã tạo ra đường phân thủy, hình thành nên các con sông uốn lượn theo những sườn núi của Hà Giang.

Tương phản với hành lang cao của Hà Giang là 2 thung lũng lớn: Bắc Quang - Cốc Pàng ở phía tây nam và Sâu Dang ở phía bắc( thuộc đất Trung Quốc) Với địa hình đa dạng núi đá cao đồ sộ xen kẽ giữa thung lũng và những dòng sông uốn lượn quanh co theo chân núi, tất cả đã tạo nên sức hấp dẫn cho khách du lịch tới đây thám hiểm thưởng ngoạn cảnh sông nước mây trời nơi địa đầu tổ quốc.

Bốn huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ, có tổng diện tích tự nhiên 2.356,0 Km 2 Bốn huyện nằm trọn vẹn trong một phạm vi lãnh thổ phía bắc tỉnh Hà Giang Địa hình của 4 huyện vùng cao chủ yếu là núi đá có xen lẫn núi đất bị chia cắt mạnh, núi cao, vực sâu; độ cao tuyệt đối phổ biến từ 800m - 1.200m so với mặt nước biển Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc xuống Tây Nam Phần lớn các xã đều nằm trên các sườn núi đá vôi có độ dốc lớn và là thượng nguốn của sông Miện và sông Nho Quế Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, khả năng khai thác đất đai phát triển nông nghiệp và khai thác nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt có nhiều hạn chế, đồng thời cũng tạo thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây

Bắc Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6 0 C - 23,9 0 C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10 0 C và trong ngày cũng từ 6 - 7 0 C Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến

40 0 C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,2 0 C (tháng l).

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú, toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm .Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).

Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao trung bình từ 700 - 1000 m, trong đó có nhiều đỉnh cao trên 2000m; khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình năm 20 0 C - 23 0 C, một số nơi xuống đến 0 o C Lượng mưa trung bình năm 1400mm nhưng do địa hình kaster nên nước mưa nhanh chóng thẩm thẩu xuống các hang động ngầm, độ ẩm trung bình 80 %.Khí hậu của vùng khá khắc nhiệt, thời tiết có nhiều biến động bất thường, những tháng mùa đông thường có sương muối và mưa phùn, thậm chí có tuyết và băng giá Mùa mưa thường có mưa đá, gió lốc, lũ quét gây sạt lở đất ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng Nhìn chung, khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, thích hợp với các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới, có ưu thế trồng cây dược liệu, cây ăn quả, sản xuất hạt rau giống, nuôi ong mật, chăn nuôi bò, dê…

2.2.1.3 Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng Ở đây có mật độ sông, suối tương đối dày Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, có độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông Những sông lớn chảy qua Hà Giang như sông Chảy, sông Gâm và sông Nho Quế đều chảy theo hình chữ “S” ngược.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưa Lung (Trung Quốc), qua biên giới Việt - Trung gần Thanh Thủy Sông chảy qua thành phố Hà Giang đến Làng Hung Từ Làng Hung đến Ngô Khê thì đổi hướng chảy theo đông bắc bắc - tây tây nam. Đây là nguồn cung cấp nước sông chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Gâm bắt nguồn từ vùng Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc), chảy qua mỏm cực bắc gần Lũng Cú đến Mèo Vạc, chừng 30km thì chuyển theo hướng đông bắc - tây nam, rồi theo hướng bắc nam đến gần thị xã Tuyên Quang mới nhập vào sông Lô Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh 2419 và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liêu Ti 2042m, rồi chảy tiếp một đoạn chừng 50km gần tới Mường Khương (Lao Cai) Tại đây, sông ngoặt theo vòng cung chữ “V” chảy theo hướng đông nam một đoạn dài 75km qua Bảo Yên, rồi Lục Yên về Đoan Hùng Mật độ các dòng nhánh ở đây cao (1,1km/km 2 ), hệ số tập trung nước đạt (2,0km/km 2 ) Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.

Hà Giang một địa danh du lịch với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những nét sinh hoạt truyền thống lâu đời đặc sắc của đồng bào các dân tộc mà nhiều khách du lịch còn chưa biết đến Một trong những thế mạnh khác của Hà Giang chính là tài nguyên du lịch sinh thái Trước hết phải kể đến thảm thực vật phong phú và đa dạng cùng nhiều chủng loại quý hiếm như: các loại cây dẻ, re, ngát, sến, lim, sồi, gụ, lim…, các loại động vật hoang dã như hổ, báo, hoẵng, gấu ngựa, gấu chó, sơn dương, lợn rừng, khỉ cùng các loại chim quý, bò sát… Chính đây là nguồn lợi đáng kể đóng góp vào kinh tế địa phương đồng thời cũng là tiềm năng để xây dựng những khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học Hà Giang được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá điển hình của đông bắc Việt Nam.

Các khu hệ thực vật Hà Giang phong phú, bước đầu có thể nhận ra 5 khu hệ như sau:

Cơ sở hạn tầng và chính sách phát triển du lịch

2.3.1 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải a) Hệ thống đường quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 4 tuyến quốc lộ đi qua, đây là những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh với tổng chiều dài qua địa bàn 458 km, cụ thể như sau:

- Quốc lộ 2: Được nâng cấp xong năm 2004 (đoạn từ Đoan Hùng - thị xã Hà Giang) là đường cấp 3 miền núi được trải thảm bê tông nhựa toàn tuyến với tải trọng H30 - XB80. Tổng chiều dài đi qua địa phận tỉnh Hà Giang là 108 km,là tuyến đường quan trọng nhất nối

Hà Giang với thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi.

- Quốc lộ 4C (cung đường mang tên Hạnh phúc trước đây), có chiều dài 204 km, điểm đầu tại thị xã Hà Giang, điểm cuối xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), đi qua 4 huyện vùng cao phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, hiện nay đã được nâng cấp rải nhựa.

- Quốc lộ 34: Có chiều dài 73 km, điểm đầu từ cột mốc Km 0 thị xã Hà Giang đi qua huyện lỵ Bắc Mê, điểm cuối thuộc Bản Tính xã Yên Phong (Bắc Mê), toàn tuyến đã được nâng cấp, rải nhựa đi lại thuận tiện.

- Quốc lộ 279: Tổng chiều dài 73 km. b) Hệ thống đường tỉnh và huyện: Hiện nay sở Giao thông vận tải Hà Giang đang quản lý và duy tu bảo dưỡng 10 tuyến với chiều dài 460 km còn lại 39 tuyến với chiều dài 1.204 km do các huyện quản lý Trong đó: Một số tuyến đường quan trọng đã được nâng cấp rải nhựa trong thời gian qua như: Đường Tân Quang (Km 244 QL2) - Hoàng Su Phì - Xín Mần, đường Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc; đường Xín Mần - Mốc 5, đường Na Khê - Bạch Đích, đường Vĩnh Tuy - Xuân Giang Các tuyến đường đang được nâng cấp như: Đường Pả Vi - Xín Cái - Sơn Vĩ, đường Mốc - Mốc 22, đường Minh Ngọc - Mậu Duệ, đường Xuân Giang - Yên Bình, đường Yên Bình - Nà Chì - Cốc Pài, đường Bắc Mê -

Giao thông nông thôn: Hệ thống đường giao thông nông thôn những năm qua phát triển khá nhanh Hiện tại toàn tỉnh có 3.197 km đường giao thông nông thôn, trong đó chủ yếu là đường loại B, đường dân sinh Đường giao thông nông thôn là loại đường cấp thấp nên hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, mặt đường là mặt đất, đá tự nhiên.

Mạng lưới giao thông liên vùng, liên huyện, liên xã cũng được tăng cường đầu tư xây dựng Song do nguồn kinh phí ít, công tác duy tu bảo dưỡng chưa được thực hiện tốt và thường xuyên nên hầu hết các tuyến giao thông nông thôn có chất lượng xấu, xe ô tô chỉ đi lại được trong mùa khô Đặc biệt các tuyến giao thông đến các xã, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều là đường đất, chất lượng xấu, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. c) Đường thuỷ: Là tỉnh miền núi địa hình chia cắt, núi non hiểm trở, độ dốc tự nhiên lớn dòng sông lắm thác nhiều ghềnh Giao thông thuỷ không phát triển mà chủ yếu nhân dân sống ở khu vực ven sông thành lập những bến đò nhỏ để phục vụ đi lại qua sông ở những nơi không có cầu.

Những tuyến sông ở Hà Giang bao gồm: Sông Lô, sông Gâm, sông Miện, sông Nho Quế, sông Bạc, sông Chảy…trong đó lớn nhất là sông Lô mùa khô nước cạn chỉ sâu

1 đến 2m lòng bị thu hẹp lại chỉ còn 15 - 20m cũng chỉ có những thuyền máy nhỏ của nhân dân đi khai thác cát sỏi phục vụ cho xây dựng Toàn tỉnh có 7 bến đò ngang qua sông Lô nằm ở 2 huyện Bắc Quang và Vị Xuyên. d) Quy hoạch sân bay để du khách thuận lợi du lịch cao nguyên đá Đầu năm 2021, UBND tỉnh Hà Giang đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải quy hoạch sân bay Hà Giang vào hệ thống sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm

2050 nhưng chưa được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.

Thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống của dân cư Tăng cường đầu tư củng cố nâng cao chất lượng và năng lực mạng lưới, trong năm đã hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến truyền dẫn cáp quang Tân Quang - Hoàng Su Phì, tiếp tục thi công tuyến Hà Giang - Mèo Vạc; nâng cấp mở rộng hệ thống chuyển mạch Bưu điện tỉnh; xây dựng 6 cột Anten Xín Mần, Mèo Vạc, Quản

Bạ, Đồng Văn, Yên Minh, Bắc Quang; nhà đặt tổng đài huyện Đồng Văn…đến nay trung tâm 11 huyện, thị đã được phủ sóng điện thoại di động Hoàn thành đưa 15 điểm bưu điện văn hoá xã vào hoạt động, nâng tổng số bưu điện văn hoá xã lên 112 điểm, đạt 57% trong tổng số xã, phường của tỉnh

2.3.3 Thực trạng phát triển hệ thống đô thị

Quá trình hình thành và phát triển hệ thống đô thị và các khu dân cư nông thôn gắn liền với sự phát triển kinh tế của tỉnh Toàn tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thị xã và 10 huyện với tổng số 195 xã, phường, thị trấn (có 5 phường nội thị của thị xã Hà Giang, 10 thị trấn trong đó có 7 thị trấn huyện lỵ và 180 xã) Dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính cấp huyện và tập trung với mật độ cao ở thị xã

Mạng lưới đô thị của tỉnh Hà Giang hiện nay phân bố theo dạng chuỗi trên hai trục không gian chính là trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây Trục không gian đô thị Bắc -Nam nằm dọc theo Quốc lộ 2 bao gồm các đô thị như thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang (BắcQuang), Việt Lâm, Vị Xuyên (Vị Xuyên) và thị xã Hà Giang Thị trấn Mèo Vạc (MèoVạc), Phó Bảng (Đồng Văn), Tam Sơn (Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (Yên Minh) là các thị trấn miền núi phân bố trên trục không gian đô thị Đông - Bắc dọc theo Quốc lộ 4C thuộc vùng cao núi đá của tỉnh Các đô thị phát triển mạnh trong tỉnh tập trung theo chuỗi bám dọc theo trục Quốc lộ 2 từ Bắc Quang lên cửa khẩu Thanh Thuỷ. Đặc điểm đô thị của Hà Giang là mật độ thưa và mỏng, nhiều đô thị được hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ sở chức năng đô thị hành chính, các yếu tố thương mại, dịch vụ có quy mô nhỏ, thiếu yếu tố động lực phát triển quan trọng như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch Chất lượng đô thị nhìn chung còn nhiều hạn chế, hiện tại chỉ có thị xã Hà Giang là có quy mô tương đối lớn, được xây dựng khá tập trung còn lại các đô thị khác đều có chất lượng kém, quy mô nhỏ, hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ Tuy nhiên tốc độ đô thị hoá được dự báo sẽ phát triển rất nhanh trong các năm tiếp theo do một số xã đang có chủ trương nâng cấp thành thị trấn huyện lỵ, thị trấn trung tâm vùng và chương trình đưa đồng bào dân tộc vùng cao xuống vùng thấp định cư Bên cạnh đó hệ thống hạ tầng đang được dần hoàn thiện, kinh tế cửa khẩu phát triển là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ đô thị hoá của tỉnh.

Tỉnh Hà Giang hiện có một đô thị cấp tỉnh là thành phố Hà Giang có quy mô dân số khu vực nội thị 28.960 người, tổng diện tích tự nhiên 17.123 ha, trong đó quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 450 ha; là đô thị loại IV và là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Hà Giang. Đô thị cấp huyện: Phân bố cơ bản dọc theo 3 trục chính: Trục trung tâm từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh dọc theo Quốc lộ 2, bao gồm các thị trấn: Vĩnh Tuy, Việt Quang, Việt Lâm, Vị Xuyên; trong đó thị trấn Việt Quang đang được đầu tư xây dựng quy hoạch đạt tiêu chuẩn thị xã trong thời gian tới Khu vực phía Bắc và phía Đông của tỉnh gồm thị trấn Tam Sơn, Yên Minh, Phó Bảng, Mèo Vạc bám dọc theo Quốc lộ 4C Khu vực phía Tây tỉnh có thị trấn Vinh Quang trên tỉnh lộ 177

2.3.4 Đường lối, chính sách phát triển du lịch

Năm 2003, tỉnh Hà Giang đã lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2002-2010 và định hướng 2020 Căn cứ vào hội thảo Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Viện nghiên cứu phát triển

Đặc điểm dân cư, dân tộc

Tại thời điểm 1/4/2009, dân số Hà Giang là 724.353 người, chiếm 0,84% số dân cả nước Hà Giang là mảnh đất hội tụ của đa dạng nền văn hoá Đó là mảnh đất của 22 tộc người cư trú và mỗi dân tộc mang đến cho Hà Giang một nét văn hoá độc đáo riêng. Đông nhất là dân tộc Mông, chiếm khoảng 27,3% số dân của tỉnh, tiếp đến là dân tộc Tày (25,7%), Kinh (17,8%), Dao (13,3%) và các dân tộc khác

Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 91 người/km 2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các huyện, cao nhất là thành phố Hà Giang 353 người/km 2 và thấp nhất là huyện Bắc Mê 56 người/km 2 Điều này phản ánh mức độ phát triển kinh tế giữa các khu vực cũng như sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân, kiểm dịch y tế biên giới, dân số chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em được quan tâm và thực hiện tích cực ở tất cả các tuyến từ tỉnh đến cơ sở Tốc độ tăng dân số của Hà Giang hiện nay còn khá cao thời kỳ 1999- 2009 bình quân 1,8% /năm Tuy nhiên, mấy năm gần đây, do công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong tỉnh được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả …

Các dân tộc sinh sống trên mảnh đất Hà Giang có nhiều điểm tương đồng là điều kiện thuận lợi dễ gần gũi gắn bó với nhau Song dù cùng hoặc không cùng một nguồn gốc sinh ra, có sự khác nhau về tâm lý, phong tục, tập quán thì đều là những cộng đồng người sống trên một lãnh thổ, vận mệnh gắn chặt với nhau, các dân tộc nước ta luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Cùng với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc ở Hà Giang đều có một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc Bản sắc văn hoá dân tộc Hà Giang được thể hiện qua các giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc. Đối với tỉnh Hà Giang, nghành kinh tế du lịch còn tương đối mới mẻ Khác với các tỉnh khác trong cùng khu vực, tổng số lao động làm việc trong ngành du lịch của Hà Giang là 753 người, trong đó có 430 người chưa qua đào tạo chuyên ngành và chỉ có 12% biết ngoại ngữ Trong số này, lực lượng phục vụ trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng là 470 người Thông tin từ phòng Nghiệp vụ du lịch - Sở VHTT&DL cho biết: Mặc dù cơ quan chức năng của tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng phục vụ nhưng do nhận thức của người sử dụng lao động cho rằng phục vụ khách sạn là nghề đơn giản, không phải là nghề lâu dài nên đã không tạo điều kiện cho nhân viên đi tập huấn… Do đó, nhân viên ở tất cả các khâu của quá trình phục vụ đều thiếu kiến thức chuyên môn, không biết làm hoặc làm không đúng quy trình cơ bản

2.5 Thực trạng phát triển kinh tế du lịch tại tỉnh Hà Giang

2.5.1 Tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Giang năm 2016-2021

2.5.1.1 Đánh giá chung phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2021

Với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước với kinh tế thế giới, đó là điều kiện thuận lợi để những địa phương như Hà Giang có cơ hội phát huy tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực du lịch Giai đoạn 2016 - 2021 cũng là quãng thời gian để bộ mặt

Hà Giang có những đổi thay vượt bậc và lĩnh vực du lịch cũng cho thấy đang từng bước vươn lên hội nhập với cả nước

Theo thống kê, đánh giá của ngành Du lịch, trước đây du khách đến với Hà Giang với số lượng ít Tuy nhiên, với việc tăng cường quảng bá, mời gọi, lượng khách đến với

Hà Giang ngày càng tăng cao, không chỉ khách nội địa mà khách quốc tế đến từ châu Âu, châu Mỹ và đặc biệt đến từ quốc gia láng giềng có ngành du lịch rất phát triển là Trung Quốc Trong cả giai đoạn 2016-2020, du lịch tỉnh Hà Giang phát triển cả về quy mô, chất lượng, tạo tiền đề để xây dựng Hà Giang từng bước trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc gia Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16%/năm; năm 2016, khách du lịch đến tỉnh mới đạt 853.746 lượt người, doanh thu đạt 795 tỷ đồng; năm 2020 con số này tăng lên trên 1,5 triệu lượt người, doanh thu đạt trên 1.500 tỷ đồng.

Nắm bắt cơ hội cũng như để đáp ứng với nhu cầu của thị trường du lịch, chúng ta đã có sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển hoạt động này Trong 5 năm từ 2016 - 2021, tỉnh Hà Giang đã giải ngân 23,7 tỷ đồng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch Đồng thời, tập trung phát triển mô hình du lịch homestay, khai thác giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch đã tạo ra nhiều sinh kế, giúp người dân có thêm việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống Vì vậy, nếu như năm 2005, toàn tỉnh mới có 150 cơ sở lưu trú với tổng số 2.176 phòng, trong đó có 01 khách sạn 3 sao, 09 khách sạn 2 sao, 25 khách sạn 1 sao, 115 nhà nghỉ du lịch Công suất sử dụng phòng bình quân đạt 60 - 80 % (lễ hội Hoa tam giác mạch từ tháng 10 - 11 là 100%); Nhìn chung các cơ sở lưu trú tự đầu tư nâng cấp các trang thiết bị và chất lượng phục vụ đảm bảo theo tiêu chuẩn, có quy mô và đủ điều kiện đón khách Thì đến nay, chúng ta đã 717 cơ sở lưu trú với gần 6.600 phòng, trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 13 khách sạn 2 sao, 671 khách sạn, nhà nghỉ du lịch và homestay đạt tiêu chuẩn; một số khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao như: P’apiu resort xã Yên Định (Bắc Mê), H’Mông Village xã Đông Hà (Quản Bạ) Bên cạnh đó, hệ thống các làng văn hóa du lịch cộng đồng cũng được quan tâm, xây dựng, bước đầu đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách.

Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid–19, ngành du lịch toàn cầu và du lịch Việt Nam đối mặt rất nhiều khó khăn Mặc dù vậy, năm 2020 du lịch Hà Giang đã có bước đột phá, kết quả thu hút 1,5 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2019 và đạt 98% kế hoạch đề ra Trong đó, lượng du khách quốc tế đến Hà Giang lên tới 42.000 lượt khách Đặc biệt, Lễ hội Hoa Tam giác mạch tiếp tục được đổi mới về cách thức tổ chức thu hút số lượng lớn du khách đến với Hà Giang với các chuỗi sự kiện như: Liên hoan văn hóa ẩm thực các tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2020; Trình diễn, thi đấu xe ô tô, mô tô, xe đạp “Tinh thần đá” tỉnh Hà Giang lần thứ II; Giải quần vợt “Cúp Cao nguyên đá Hà Giang mở rộng” lần thứ II; giải bóng bàn các câu lạc bộ tỉnh Hà Giang; Giải đua thuyền Kayak và Sup ; đồng thời, đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa giới thiệu, quảng bá du lịch và các sản phẩm đặc thù của tỉnh như: Cuộc thi ảnh đẹp du lịch Hà Giang năm 2020; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm du lịch, ấn phẩm du lịch tại Bảo tàng tỉnh và Quảng trường 26/3 chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 Doanh thu du lịch ước đạt trên 2.475 tỷ đồng, tăng 9,1 % so với năm 2010 Năm 2011, Hà Giang đã hoàn thành quy hoạch tổng thể Cao nguyên đá Đồng Văn-Công viên địa chất toàn cầu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Hà Giang đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể là yếu tố quan trọng cho phát triển du lịch.Nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc được phục dựng và phát huy như Lễ hội Gàu tào,Nhảy lửa, Cúng thần rừng, Cầu Trăng, Cầu mưa, Cấp sắc Từ đó, không chỉ có ý nghĩa xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc mà còn có ý nghĩa như một thông điệp mời chào gửi đến với mỗi du khách khi đến với Hà Giang Các di tích lịch sử, di tích khảo cổ tiếp tục được đầu tư, bảo tồn, Hà Giang đang khẳng định là một vùng đất giàu giá trị văn hoá, bản sắc Đáp ứng với sự phát triển và nhu cầu của hoạt động du lịch, chúng ta đã quan tâm đến việc thúc đẩy hợp tác liên vùng trong nước và quốc tế Hà Giang đã tiến hành ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 4 tỉnh gồm Hà Giang - Tuyên Quang - Cao Bằng - Bắc Cạn; ký kết hợp tác với các tỉnh có chung Quốc lộ 2; hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh khu vực Tây Bắc mở rộng và hợp tác phát triển du lịch vùng Chiến khu Việt Bắc gồm 6 tỉnh

Hà Giang cũng đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế với việc ký kết hợp tác phát triển du lịch với Cục Du lịch châu Văn Sơn, Cục du lịch Vân Nam của Trung Quốc Từ đó, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch nối giữa Hà Giang với các địa phương có nhiều tiềm năng trong và ngoài nước

Từ năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn được gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, nơi đây không chỉ giữ nguyên được giá trị to lớn mà tạo hóa đã ban tặng mà còn có bước chuyển mình mạnh mẽ, tạo cơ hội mới cho phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh Hà Giang Cuối năm 2020, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm Cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu của UNESCO và khai mạc Lễ hội Hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ VI-2020 Đem hình ảnh về du lịch Hà Giang với vẻ đẹp tiềm ẩn, hoang sơ được duy trì và củng cố, đây là lợi thế khi mà những địa điểm du lịch như Lào Cai, Đà Lạt, Quảng Ninh , đã dần quá quen thuộc với du khách.

2.5.1.2 Số lượng và thành phần du khách

Trong những năm trước đây, do các nguyên nhân khác nhau như giao thông khó khăn, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được với nhu cầu, du lịch tự nhiên chưa trở thành nhu cầu lớn, công tác quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế nên số khách đến Hà Giang hầu như không đáng kể Những năm gần đây, du lịch Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, đạt được những thành tựu quan, lượng khách du lịch đến với Hà Giang ngày một tăng

Bảng 2.1: Lượng khách và doanh thu du lịch Hà Giang 2016 - 2021

2 Khách du 853.746 1.023.65 1.100.00 1.400.00 1.500.00 908.00 lịch (lượt khách)

(Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội tỉnh Hà Giang 2016-2021)

Từ năm 2016 đến năm 2020, số lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng liên tục và khá nhanh Trong đó khách nội địa có tốc độ tăng nhanh hơn Năm 2016, khách nội địa là 677.000 lượt khách, đến năm 2020 tăng lên 1.458.000 lượt khách, tăng hơn gấp đôi so với năm 2016 Nguyên nhân của việc tăng số lượng khách du lịch đến Hà Giang là do trong những năm gần đây, việc quảng bá về hình ảnh du lịch Hà Giang đã được quan tâm, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở vật chất phục vụ du lịch được cải thiện tạo sự thu hút đối với khách du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng Nhưng đến năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid, số ca mắc của toàn tỉnh nói riêng và toàn quốc nói chung tăng lên nhanh chóng, đồng thời việc ngưng các hoạt động xuất nhập cảnh cũng tác động đến tổng lượng khách du lịch đến tỉnh năm 2021 Theo Báo cáo kinh tế- xã hội tỉnh Hà Giang năm 2021, tổng lượt khách là 908.000 lượt người, con số này gần như bằng số lượng khách năm 2016 và giảm tới 1,6 lần so với năm 2020

Thực trạng phát triển kinh tế du lịch tại tỉnh Hà Giang

Hà Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch Thực tế, ngành du lịch Hà Giang đã được quan tâm đầu tư, phát triển, đã thu được những kết quả đáng kể về mặt kinh tế - xã hội Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng các quan điểm nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn, dưới sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và sự nỗ lực của bản thân, đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định:

- Nhận định được khái quát tiềm năng du lịch của tỉnh Hà Giang.

- Tìm hiểu hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang.

- Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển bền vững du lịch Hà Giang.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, bản thân chúng tôi nhận thấy đề tài còn một số tồn tại như sau:

Ngày đăng: 26/09/2023, 20:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang - 1855290053- Lê Thiên Hạnh Trang- Đề Cư.docx
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang (Trang 22)
Bảng 2.1: Lượng khách và doanh thu du lịch Hà Giang 2016 - 2021 - 1855290053- Lê Thiên Hạnh Trang- Đề Cư.docx
Bảng 2.1 Lượng khách và doanh thu du lịch Hà Giang 2016 - 2021 (Trang 54)
Bảng 2.2: Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2016 - 2021  Năm - 1855290053- Lê Thiên Hạnh Trang- Đề Cư.docx
Bảng 2.2 Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn 2016 - 2021 Năm (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w