Mục đích nghiên cứu
1 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hoạt động tín dụng tài trợ XNK
1 Tìn hiểu về thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNo&PTNT chi nhánh Hải Châu
1 Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiểu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK
Hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại NHNo&PTNT chi nhánh Hải Châu
Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hải Châu
Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hải Châu
Kể từ khi ra đời và phát triển cho đến nay, quá trình hoạt động của NHNo & PTNT Hải Châu có thể được đánh giá qua một số cột mốc thời gian cụ như sau: Ngày 01/01/1988 thành lập Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và sau đó thành lập các chi nhánh ngân hàng thành phố, huyện, thị trực thuộc
Ngày 20/04/1991, NHNo&PTNT Việt Nam thành lập thêm Sở Giao dịch III NHNo&PTNT Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 66 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Ngày 19/10/1992 NHNN Việt Nam quyết định sáp nhập chi nhánh NHNo tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng vào Sở Giao dịch III-NHNo Việt Nam tại Đà Nẵng theo quyết định số 267/QĐ-HĐQT.
Ngày 16 tháng 12 năm 1996, Ngân hàng Nhà nước và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) đã ra Quyết định số 515/QĐ về việc tách Sở giao dịch III tại Đà Nẵng và Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.
Ngày 26/3/1999 NHNo&PTNT Việt Nam tách một chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu khỏi Sở giao dịch III và nâng cấp thành chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 208/QĐ/HĐQT.
Ngày 12/09/2007, chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định số 954/QĐ/HĐQT-TCCB “Mở chi nhánh NHNo&PTNT Hải Châu phụ thuộcNHNo&PTNT Việt Nam”
Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hải Châu18 1 Chức năng
2.1.2.1 Chức năng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hải Châu
Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của NHNo&PTNT
Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội nộ theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam.
Cân đối điều hòa vốn kinh doanh, phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo phân cấp ủy quyền của Ngân hàng nông nghiệp.
2.1.2.2 Nhiệm vụ của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hải Châu
NHNo&PTNT Hải Châu là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ khác Hoạt động thường xuyên của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng, hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay hộ sản xuất và hộ kinh doanh, cho vay các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán Bên cạnh những hoạt động trên
NH còn tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các công cụ thanh toán như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời nhằm góp phần điều hòa lưu thông tiền tệ, phát triển kinh tế địa phương.
2.1.3 Tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT chi nhánh Hải Châu
2.1.3.1 Cơ ấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Hải Châu
NHNo&PTNT Hải Châu là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam, có đội ngũ cán bộ nhân viên gồm 64 người Ban giám đốc gồm 3 người và có
6 phòng ban và 5 phòng giao dịch
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng Kinh doanh ngoại hối
Phòng Kiểm soát nội bộ
Phòng giao dich Nguyễn Tri Phương
Phòng giao dịch Nguyễn Văn Linh
Phòng giao dịch Thuận Phước
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban
- Chức năng và nhiệm vụ của Ban Giám Đốc
Giám đốc phụ trách chung và phụ trách công tác kế hoạch kinh doanh, kiểm tra kiểm toán nội bộ và tổ chức cán bộ, chỉ đạo các phòng ban và đôn đốc các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
Phó giám đốc phụ trách công tác tín dụng nội- ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Phó giám đốc phụ trách công tác kế toán.
- Chức năng và nhiệm vụ của các phòng
Phòng Kế hoạch – kinh doanh: lập kế hoạch cân đối nguồn vốn, theo dõi thực hiện các phương án kinh doanh.
Phòng Kiểm soát nội bộ: giám sát kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ của chi nhánh NHNo&PTNT Hải Châu.
Phòng Kế toán - Ngân quỹ đảm nhiệm trách nhiệm hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động kinh doanh và tài sản của ngân hàng Ngoài ra, phòng này còn quản lý quỹ nội tệ, ngoại tệ, vàng, bạc, kim loại quý Phòng Kế toán - Ngân quỹ cũng giữ vai trò bảo quản hồ sơ pháp lý của khách hàng, các giấy tờ có giá và các chứng từ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố Không chỉ vậy, phòng này còn thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, góp phần đảm bảo sự lưu thông tiền tệ và tài chính tại ngân hàng.
Phòng Tổ chức hành chính: quản lý công tác cán bộ, tham mưu cho lãnh đạo về công tác đào tạo, điều động bố trí cán bộ, thực hiện công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế theo qui định của nhà nước.
Phòng Kinh doanh ngoại hối: thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế như mở L/C, nhận L/C, mua bán ngoại tệ với khách hàng, chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị, huy động vốn bằng ngoại tệ, thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại, cho vay các thành phần kinh tế, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Phòng Dịch vụ và Marketing: tìm kiếm, mở rộng thị trường các dịch vụ, thực hiện các dịch vụ cho khách hàng như mở thẻ, mobile banking,
Các phòng giao dịch ngân hàng là đơn vị hoạt động trực thuộc chi nhánh, có chức năng chính là huy động vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính khác Phòng giao dịch được ủy quyền bởi giám đốc chi nhánh để huy động vốn thông qua nhiều hình thức, bao gồm tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hải Châu21 1 Môi trường kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Hải Châu
2.1.4.1 Môi trường kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hải Châu a) Các yếu tố vĩ mô và chính sách tiền tệ giai đoạn 2008-2010
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, bước sang năm 2009 nền kinh tế nước ta đã dần phục hồi Chính phủ và NHNN đã thực hiện một loạt các chính sách kinh tế, tiền tệ để thoát khỏi suy thoái kinh tế như các chính sách về hỗ trợ lãi suất, chính sách tỷ giá, các chính sách trên thị trường mở, các giải pháp kích cầu đầu tư, tăng cường huy động các nguồn vốn Kết quả đạt được là Tăng trưởng GDP trong 2 năm 2009 2010 lần lược là 5,31% và 6,78% Bên cạnh những điều đạt được đó thì trong giai đoạn này thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng, tỷ giá thay đổi tương đối phức tạp. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu và tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
Để thúc đẩy nền kinh tế trong giai đoạn đầu năm 2009, NHNN đã nới lỏng chính sách tiền tệ (CSTT) Tuy nhiên, lạm phát gia tăng về cuối năm nên CSTT được thắt chặt Sang năm 2010, NHNN duy trì chính sách chủ động, thận trọng, đồng thời chỉ đạo các TCTD tập trung cho vay xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khắc phục thiên tai và ổn định thị trường ngoại tệ Nhờ sự phối hợp đồng bộ, hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục hoạt động ổn định.
Mặc dù hoạt động của ngành ngân hàng đã có những thuận lợi, nhưng vẫn còn không ít khó khăn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động Do đó để tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ, hiệu quả kinh doanh, cần phải có những giải pháp linh hoạt và hợp lý Trong 2 năm qua, chi nhánh đã có những nỗ lực và những giải pháp đúng đắn để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao b)Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tại Đà Nẵng giai đoan 2008-2010
Trong năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của thành phố giảm so với năm 2008,giảm 60,2 triệu USD và tỷ lệ giảm là 10,8%, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố như dệt may, giày dép cũng giảm Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhu cầu tại các nước là những thị trường xuất khẩu lớn Bước sang năm 2010, dù còn khá chật vật trước sự biến động của thị trường thế giới, song hoạt động xuất khẩu của thành phố đã từng bước phục hồi và đang trên đà tăng trưởng Kết thúc năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố đạt 631,9 triệu USD, tăng 24,14%
Còn kim ngạch nhập khẩu trong những tháng đầu năm cũng giảm, trong 9 tháng đầu năm 2009 kim ngạch nhập khẩu đạt 370,6 triệu USD giảm 16,8% so với cùng kỳ Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu trong tháng 8 và tháng 9 năm 2009 bắt đầu tăng trưởng trở lại do hoạt động sản xuất trong nước bắt đầu phục hồi và giá cả nguyên vật liệu trên thế giới lại có dấu hiệu tăng, các doanh nghiệp trong nước tranh thủ nhập khẩu hàng để dự trữ cho sản xuất Đến cuối năm 2009 kim ngạch nhập khẩu của thành phố đạt 651,7 triệu USD tăng 105,4 triệu USD Trong năm 2010 hoạt động nhập khẩu cũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ, đã đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước Kim ngạch nhập khẩu 753,55 triệu USD, tăng 15,62% so cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có quan hệ tín dụng với chi nhánh khoản trên 10 đơn vị Các mặt hàng xuất của các khách hàng tại chi nhánh chủ yếu là các mặt hàng thủy sản của công ty Hải Hà,công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng, các mặt hàng nông sản như sắn lát, ngô, gạo của công ty Tân Lộc Xanh và các mặt hàng khác như dây và cáp điện của công ty Tân Cường Thành Còn hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu công nghiệ như là Công ty TNHH Thành Lợi là đơn vị nhập sắt thép và phế liệu, công ty Nhựa ABC thì hạt nhựa, công ty Lắp máy Miền Nam nhập máy móc xây dựng.
2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hải Châu a) Hoạt động huy động vốn
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh trong 3 năm ĐVT(triệu đồng)
Tỷ lệ(%) Tổng nguồn vốn (quy triệu VNĐ) 810,601 1,266,745 1,502,106 456,144 56 235,361 19
-Nguồn vốn huy động tại địa phương 399,492 391,303 497,296 -8,189 -2 105,993 27
-Nguồn vốn huy động tại địa phương 1,145 1,228 2,055 83 7 827 67
(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010) Để tăng trưởng huy động vốn tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng, giảm áp lực nguồn vốn từ TW chi nhánh đã có nhiều nỗ lực và giải pháp kết quả là nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng Đặc biệt là năm 2010 chi nhánh đã phát huy được thế mạnh của hệ thống các phòng giao dịch để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, đây là năm thành công trong huy động vốn của tất cả các phòng giao dịch Nguồn vốn của tất cả các phòng giao dịch tăng trưởng mạnh và vượt kế hoạch giao đầu năm
Về tình hình huy động nội tệ thì nguồn vốn nội tệ huy động tại địa phương đến 31/12/2009 đạt 39,303 triêu đồng giảm 8,198 triệu đồng Nhưng trong năm 2010 tinh hình hoạt đông huy động vốn tại chi nhánh đã có nhiều khả quan, Tổng nguồn vốn nội tệ huy động tại địa phương của chi nhánh đạt 497,296 triệu, tăng 105,993 triệu, tỷ lệ tăng là 27%,
Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nguồn vốn huy động từ trung ương tăng dần kể từ năm 2009 do hậu quả của các gói kích cầu hỗ trợ lãi suất và sự phục hồi kinh tế hậu khủng hoảng tài chính Điều này khiến nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao, trong khi chi nhánh không đáp ứng đủ nên phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ trung ương, dẫn đến tình trạng thiếu chủ động cho vay tại chi nhánh.
7 khách hàng vay vốn mà ngoài những nguyên nhân là khách hàng không đủ điều
Hình 1: Huy động vốn bằng nội tệ
-Nội tệ huy động -Nguồn vốn huy động tại địa phương -Nguồn vốn huy động từ TW kiện để vay vốn thì còn có nguyên nhân là do chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng của chi nhánh.
Còn hoạt động huy động ngoại tề thì năm 2009 nguồn vốn ngoại tệ huy động tại địa phương đạt 1228 ngàn USD, tăng 83 ngàn USD, tỷ lệ tăng là 7% Năm 2010 đạt 2055 nghìn USD, tăng 827 ngàn USD, tỷ lệ tăng là 67% Như vậy qua các năm nguồn ngoại tệ huy động tại địa phương của chi nhánh đều tăng Tuy nhiên nhìn vào biểu đồ dưới đây ta có thể thấy nguồn ngoại tệ huy động từ trung ương luôn chiếm một tỷ lệ rất cao Đây là khó khăn của chi nhánh trong việc huy động ngoại tệ trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, tỷ giá biến động mạnh như hiện nay, điều đó sẽ làm ảnh hưởng mạnh đến hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu của chi nhánh. b) Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính cho chi nhánh Dư nợ của chi nhánh tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương Trong đó, công ty TNHH và công ty cổ phần chiếm tỷ trọng dư nợ lớn, dư nợ hộ cá nhân sản xuất kinh doanh, tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ Trong ba năm qua, dư nợ cho vay tại chi nhánh đã tăng trưởng mạnh, một phần là vồn đầu tư cho các dự án mở rộng sản xuất của các khách hàng truyền thống, phần khác là đa dạng hóa đối tượng cho vay, cho vay các doanh nghiệp trong các ngành mới.
Hình 2: Huy động vốn bằng ngoại tệ
- Ngoại tệ huy động -Nguồn vốn huy động tại địa phương -Nguồn vốn từ TW
Bảng 2: Tình hình cho vay tại chi nhánh 3 năm qua ĐVT( Triệu đồng )
Dư nợ kinh doanh nội địa 512,961 795,956 807,857 282,995 55 11,901 1
(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)
Từ năm 2009 trở đi, khi nền kinh tế hồi phục sau khủng hoảng tài chính nhờ các gói kích cầu và hỗ trợ lãi suất, nhu cầu vay vốn ngân hàng đã tăng mạnh mẽ Dư nợ cho vay cuối năm 2009 đạt hơn 1.244 tỷ đồng, tăng 442,09 tỷ so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ tăng là 55% Trong đó, dư nợ vay xuất nhập khẩu chiếm 36% với hơn 446 tỷ đồng, trong khi dư nợ kinh doanh nội địa chiếm 64% với gần 796 tỷ đồng Tới năm 2010, tổng dư nợ tiếp tục tăng lên gần 1.434 tỷ đồng, tăng thêm gần 192 tỷ đồng so với năm trước.
Hình 3: Tình hình cho vay
Dư nợ kinh doanh nội địa so với đầu năm (tỷ lệ tăng là 15%) Trong đó dư nợ xuất nhập khẩu là 626 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 42%, dư nợ kinh doanh nội địa là 895 tỷ, chiếm tỷ trọng 58
Bảng 3: Tình hình cho vay xuất nhập khẩu tại chi nhánh 3 năm qua ĐVT( triệu đồng )
(Nguồn: Trích từ báo hoạt động phòng kinh doanh ngoại hối năm 2008-2010)
Như vậy qua 3 năm thì dư nợ cho vay xuất nhập khẩu đều tăng, năm 2009 tăng hơn 159 tỷ, tỷ lệ tăng là 55%, năm 2010 tăng gần 180 tỷ, tỷ lệ tăng là 40% và Qua các năm dư nợ XNK chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều trong tổng dư nợ tại chi nhánh, năm 2008 , 2009 chiếm 36 %, đến năm 2010 tăng lên 42% Để đạt được kết quả như vậy thứ nhất là do điều kiện khách quan như Đà Nẵng có nhiều thuận lợi trong việc xuất nhập khẩu thông qua đường biển, đường hàng không như Đà Nẵng là cửa ngõ xuất nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á, có cảng biển và cảng hàng không quốc tế nên trên địa bàn thành phố có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như thủy sản, nông sản, may mặt, giày da ,và nhiều mặt hàng nhập khẩu như thép, nguyên liệu.
Thứ hai là do CSTT nới lỏng theo tinh thần chủ trương của chính phủ.
Thực trạng hoạt động tài trợ XNK tại NHNo & PTNN Việt Nam chi nhánh Hải Châu giai đoạn 2008-2010
2.2.1.Tình hình hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNo & PTNN Việt Nam chi nhánh Hải Châu
2.2.1.1 Quy trình các nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh
Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
Bước 3: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh / dự án đầu tư (PASXKD/DAĐT)
Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tin
Bước 6 : Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
Bước 7: Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
Bước 8: Phân tích, thẩm định PASXKD / DAĐT
Bước 9: Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay
Bước10: Kiểm tra mức độ đáp ứng một số điều kiện về tài chính
Bước 11: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Bước 12: Lập báo cáo thẩm định cho vay
Bước 13: Tái thẩm định khoản vay
Bước 14: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay
Bước 15: Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của Ngân hàng Bước 16:Phê duyệt khoản vay: gồm các bước
Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay theo mẫu kèm hồ sơ vay vốn trình TPTD
Trên cơ sở tờ trình của CBTD và hồ sơ vay vốn đi kèm, TPTD sẽ thẩm định, kiểm tra và đưa ý kiến vào Tờ trình Sau đó, TPTD sẽ trình bày Tờ trình cùng ý kiến lên Lãnh đạo để xem xét, quyết định.
Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định.
Sau đó trình lại TPTD để kiểm tra lại nội dung, TPTD có ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình lãnh đạo quyết định.
Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/ tái thẩm định và TPTD, khoản vay sẽ được ban lãnh đạo NHCV phê duyệt.
Bước 17: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSBĐ
Bước 18:Tuân thủ thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay
Bước 20: Kiểm tra, giám sát khoản vay
Bước 21:Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh
Bước 22: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Bước 23: Giải chấp tài sản bảo đảm b) Quy trình nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ
* Các quy định chung về chiết khấu bộ chứng từ
+ Điều kiện để ngân hàng nông nghiệp chiết khẩu miễn truy đòi
- L/C đã được ngân hàng Nông nghiệp xác nhận
- Chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiên và điều khoản của L/C
+ Điều kiện để được ngân hàng nông nghiệp chiết khấu có truy đòi
Ngân hàng phát hành là ngân hàng có uy tín
Thị trường truyền thống, mặt hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam
Khách hàng có tài khoản và giao dịch thường xuyên vói ngân hàng, vay trả sằng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt, thị trường tài chính lành mạnh.
+ Thời hạn chiết khấu Đối với L/C trả ngay tối đa là 60 ngày Đối với L/C trả chậm tối đa bằng thời hạn trả chậm cộng thêm 10 ngày
Bước 1: Người sở hữa chứng từ có giá tiến hành thủ tục xin chiếc khấu
Hồ sơ xin chiết khấu gồm :
- Thư yêu cầu đòi tiền theo L/C và đơn xin chiết khấu có chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng (nếu có)
- Bảng kê các chứng từ xin chiết khấu( theo mẫu của ngân hàng)
- Kèm theo các bản gốc của chứng từ xin chiết
-Bảng kê lập thành 2 bảng kèm theo các bảng gốc của các chứng từ xin chiết khấu
Sau khi kiểm tra số lượng chứng từ ký nhận vào bảng kê, rồi trả lại một liên bảng kê cho khách hàng
Bước 2: Thẩm định và kiểm tra chứng từ
Thanh toán viên khi tiếp nhân hồ sơ xin chiết khấu của khách hàng phải kiểm tra các điều kiện quy định về chiết khấu trên Đồng thời phải kiểm tra các nội dung sau của chứng tư :
Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ.
Kiểm tra các yếu tố trên chứng từ có bị cọ sửa, tấy xóa, số tiền bằng số, chữ có khớp nhau không.
Thời hạn còn lại của chứng từ
Khả năng thanh toán của chứng từ
Thẩm định mối quan hệ của các đối tượng liên quan
Căn cứ điều kiện chiết khấu và tình trạng của bộ chứng từ, thanh toán viên đề xuất ý kiến và nêu rõ lý do chấp nhận hay không chấp nhận hiết khấu Phụ trách phòng thanh toán quốc tế xem xét, ghi ý kiến trình lãnh đạo và đề nghị lãi suất chiết khấu.
Dựa trên hạn mức tín dụng của khách hàng, phòng tín dụng đề xuất tỷ lệ chiết khấu tối đa là 95% giá trị bộ chứng từ, sau đó trình lên lãnh đạo chi nhánh phê duyệt.
Bước 3: Chuyển giao chứng từ và thanh toán
Bước 4:Xử lý chứng từ khi đến hạn thanh toán
Khi đến hạn thanh toán NH sẽ gởi toàn bộ các chứng từ cho ngân hàng nước ngoài kèm theo thư yêu cầu thanh toán để được thanh toán toàn bộ trị giá chứng từ. c) Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh
Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh và kết thúc khi hết hạn và chấm dứt cam kết bảo lãnh, được tiến hành theo thứ tự các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh
Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết theo quy định của NH
Bước 2: Thẩm định các điều kiện bảo lãnh a) Kiểm tra hồ sơ và nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh: Kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của các loại hồ sơ và đề nghị được bảo lãnh. a) Thu thập và xác minh thông tin a) Phân tích, thẩm định khách hàng d) Phân tích ngành (áp dụng đối với bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh thanh toán) d) Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu đề nghị bảo lãnh được phê duyệt f) Phân tích thẩm định phương án/ dự án đầu tư f) Phân tích thẩm định biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh f) Xác định mức tiền, thời hạn và phí bảo lãnh
Bước 3: Lập tờ trình thẩm định bảo lãnh
Trên cơ sở các ý kiến phân tích đánh giá nêu trên, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định, nêu rõ nhận xét về mức độ đáp ứng các điều kiện (về tình hình tài chính, tính khả thi của phương án/ dự án, tài sản bảo đảm,…) và đề xuất cấp bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh
Bước 4: Trình duyệt khoản bảo lãnh
Cán bộ tín dụng trình tờ trình thẩm định/ tái thẩm định (nếu có) cùng toàn bộ hồ sơ cho Trưởng phòng tín dụng (hoặc người được ủy quyền)
Giám đốc ngân hàng cho vay sẽ ra quyết định phê duyệt hoặc không phê duyệt khoản bảo lãnh dựa trên kết quả kiểm tra hồ sơ và báo cáo thẩm định của Trưởng phòng tín dụng Báo cáo thẩm định sẽ trình bày chi tiết về tình hình tài chính, khả năng thanh toán và các yếu tố liên quan khác của doanh nghiệp để đảm bảo khoản bảo lãnh được sử dụng hợp lý và không gây rủi ro cho ngân hàng.
Bước 5: Ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, giao nhận tài sản bảo đảm và giấy tờ liên quan tới tài sản bảo đảm
Bước 6: Phát hành cam kết bảo lãnh
Cán bộ tín dụng soạn thảo cam kết bảo lãnh
Trưởng phòng tín dụng (hoặc người được ủy quyền) thực hiện kiểm tra và đánh giá nội dung cam kết bảo lãnh, đảm bảo tính hợp lệ và tuân thủ quy định Sau khi thẩm định, nội dung cam kết bảo lãnh được trình lên Giám đốc ngân hàng cho vay (hoặc người được ủy quyền) để phê duyệt và ký kết, tuân thủ phạm vi ủy quyền được cấp.
Sau khi cam kết bảo lãnh được phát hành, cán bộ tín dụng tổ chức lưu hồ sơ và chuyển các hồ sơ, giấy tờ liên quan cho các phòng nghiệp vụ để xử lý theo quy định.
Bước 7: Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh
Bước 8: Định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng
Bước 9: Gia hạn bảo lãnh (Bước này chỉ thực hiện khi phát sinh nhu cầu từ phía khách hàng)
Bước 10: Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Khi ngân hàng nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của người hưởng lợi, cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra lại cam kết bảo lãnh và đề xuất tổ chức cuộc họp ba bên giữa ngân hàng, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Tại buổi họp này, các bên sẽ bàn bạc về các biện pháp thanh toán cụ thể và xác định rõ nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng cho vay Trường hợp ba bên không đạt được thỏa thuận, việc xử lý sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Bước 11: Giải tỏa bảo lãnh và thanh lý hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm
2.2.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh a Hoạt động cho vay
Đánh giá dư nợ xuất khẩu theo mặt hàng : Bảng 6 : Dư nợ xuất khẩu theo mặt hàng ĐVT : triệu đồng
Do khủng hoảng tài chính, nhiều doanh nghiệp bị ngân hàng hạn chế tín dụng, không thể nhập khẩu khiến kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng, chất lượng sản phẩm thấp và nhu cầu tiêu dùng của nước ngoài giảm dẫn đến tình trạng khó khăn hơn Mặc dù chính phủ và NHNN đã hỗ trợ nhưng dư nợ và kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn giảm Đơn cử, dư nợ mặt hàng thủy sản giảm 25,702 triệu (20%), dây và cáp điện giảm 2,502 triệu (6%), chỉ có mặt hàng nông sản tăng 3,628 triệu.
Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh
3.1.1 Phương hướng phát triển chung trong thời gian tới Để có được kết quả kinh doanh tốt hơn trong năm 2011, chi nhánh sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển theo các định hướng sau:
Chi nhánh sẽ tiếp tiếp tục bám sát định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đẩy mạnh huy động vốn thông qua nhiều hình thức, tăng cường công tác huy động vốn từ dân cư và các thành phần kinh tế trong nền kinh tế, đặt biệt là nguồn vốn giá rẻ là nguồn vốn thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân
Chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng nguồn vốn huy động nhưng đồng thời hạn chế tốc độ tăng trưởng dư nợ, từ đó tạo sự cân đối giữa huy động và cho vay để giảm áp lực sử dụng vốn trung ương Tập trung xử lý nợ quá hạn, hạn chế tối đa rủi ro trong kinh doanh, giải quyết tốt viêc mua bán ngoại tệ, đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách hàng theo đúng hướng hoạt động và sản xuất kinh doanh trong nước. Tiếp tục tăng cường quản lý nâng cao chất lượng tín dụng từ khâu thẩm định đến khâu giải ngân và theo dõi quản lý dòng tiền của khách hàng để thu hồi nợ gốc và thu lãi đầy đủ, tăng tỷ lệ thu lãi Đối với những khách hàng có dư nợ cao ảnh hưởng phần lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cán bộ tín dụng phải có những biện pháp quản lý dư nợ, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo của khánh hàng nhằm có những biện pháp phòng ngừa từ xa, tham mưu kịp thời với Ban giám đốc để hướng xử lý.
Phát triển cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình và cá nhân, từ đó gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ.Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng tín dụng, phòng giao dịch với phòng dịch vụ Maketting để cung ứng các sản phẩm dịch vụ kết hợp với tăng trưởng tín dụng, Tiếp tục nâng cao chất lượng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt;phát triển và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở rộng thị phần của chi nhánh trên địa bàn
3.1.2 Định hướng trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Đinh hướng hoạt động nhằm hoàn thiện và mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu chi nhánh trong thời gian tới gồm các định hướng như sau : Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh phải phù hợp với chủ trương, chính sách pháp luật của chính phủ và NHNN, trong đó có việc tuân thủ các quy định về trợ cấp và không phân biệt thành phần kinh tế Đối tượng được tài trợ xuất nhập khẩu cần phải được rà soát chặt chẽ, phù hợp với khả năng nguồn lực của đất nước, của thành phố trong từng giai đoạn, bảo đảm những mặt hàng, sản phẩm thực sự cần.
Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ tiếp tục tiếp cận các nguồn vốn vay tài trợ thương mại thông qua ngân hàng nước ngoài để chi nhánh có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại mà cụ thể là hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Cần có cơ chế giải quyết kịp thời trong hoạt động điều hòa ngoại tệ mặt, đáp ứng kịp thời ngoại tệ mặt để chi trả kiều hối và tiết kiệm ngoại tệ Tránh tình trạng khách hàng của NHNo chuyển sang giao dịch tại các NHTM khác do không đáp ứng ngoại tệ kịp thời như thời gian qua Đa dạng các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu, tuy nhiên phải căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp và điều kiện thực hiện để có các bước triển khai phù hợp và khả thi Lãi suất cho vay tài trợ phải hướng tới thị trường Đẩy mạnh đầu tư cho nhóm khách hàng chiến lược, mở rộng tìm kiếm các dự án có hiệu quả, phục vụ kinh doanh XNK và kinh tế đối ngoại của thành phố Tiến tới đa dạng hoá các loại hình tính dụng tài trợ XNK nhằm khai thác tối ưu nguồn vốn hiện có
- Khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện thời gian qua, cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại vào hoạt động tin dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tăng cường kiểm soát tín dụng và rủi ro tín dụng, cán bộ phải được tuyển chọn kỹ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, được đào tạo bài bản,nâng cao khả năng làm việc và phục vụ khách hàng của các cán bộ nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại NHNo&PTNT Việt Nam
Trên cở sở định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng và cụ thể là định hướng cho hoạt động tín dụng XNK, sau đây là một số biện pháp nhằm khắc phuc những tồn tạị và nâng cao hiệu quả hoạt tín dụng tài trợ XNK tại chi nhánh
3.2.1 Nhóm giải pháp về công tác huy động vốn
Chi nhánh phải tiếp tục mở rộng khai thác các nguồn vốn theo nhiều hướng. Tăng cường công tác huy động vốn từ dân cư và các thành phần kinh tế trong nền kinh tế, đặt biệt là nguồn vốn giá rẻ như nguồn vốn thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên cơ sở công nghệ hiện đại, cung cấp các giải pháp thanh toán nhanh chóng, chính xác, đồng thời có chính sách phí hợp lý nhằm thu hút các khách hàng có nguồn tiền gửi thanh toán, sử dụng dịch vụ thanh toán thường xuyên, từ đó đa dạng hoá các nguồn tiền gửi tránh phụ thuộc vào một số ít tổ chức lớn, đồng thời hạ thấp chi phí huy động vốn đầu vào
Tiếp tục khuyến khích huy động vốn từ dân cư qua kênh chi nhánh Đối với khách hàng truyền thống, ngân hàng cần có chính sách ưu đãi, phần thưởng hấp dẫn Đồng thời, chi nhánh phải vận dụng uy tín của mình để chủ động tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước dành cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nâng cao nhận thức cán bộ nhân viên về tầm quan trọng của phát triển sản phẩm dịch vụ, triển khai hiệu quả công tác marketing, tư vấn dịch vụ ngân hàng Qua đó, hỗ trợ hoạt động huy động, cho vay của các bộ phận chuyên môn, nâng cao hình ảnh của chi nhánh và Ngân hàng Nông nghiệp nói chung Các phòng chuyên đề cần chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng cường quảng bá sản phẩm, dịch vụ để mở rộng thị phần.
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế dựa trên cơ sở công nghệ hiện đại, cung cấp các giải pháp thanh toán nhanh chóng, chính xác, đồng thời có chính sách phí hợp lý nhằm thu hút các khách hàng có nguồn tiền gửi thanh toán Việc phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế còn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK và huy động vốn ngoại tệ của chi nhánh
3.2.2 Giải pháp về công tác thẩm định tín dụng tài trợ XNK Định hướng tín dụng XNK của chi nhánh phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước và nằm trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng.Tiếp tục tăng cường quản lý nâng cao chất lượng tín dụng từ khâu thẩm định đến khâu giải ngân và theo dõi quản lý dòng tiền của khách hàng để thu hồi nợ gốc là thu lãi đầy đủ, tăng tỷ lệ thu lãi Cụ thể chi nhánh cần phải :
Thứ nhất là trong công tác thẩm định, đầu tiên cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin có hiệu quả như nguồn thông tin từ phỏng vấn người vay, từ sổ sách ngân hàng để được thấy quan hệ vay trả của khách hàng, thông tin qua các phương tiện thông tin, phối hợp với trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, bạn bè, internet Ngoài các kênh thông tin trên, cán bộ tín dụng cần phải chủ động đi khảo sát tình hình tại cơ sở của doanh nghiệp Qua đó, ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin về khả năng sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, năng lực quản lý, nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng một cách khách quan.
Qua thông tin thu thập được, cán bộ tín dụng cần phân tích kỹ các chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực tài chính và các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thể đối với từng khách hàng, từng loại cho vay để đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi đúng hạn, phương án, dự án vay vốn phải có hiệu quả và tính khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng Thông qua việc phân tích tình hình thực trạng của khách hàng cán bộ tín dụng phải đưa ra được đánh giá chung về thực trạng kinh doanh, tính hợp lý của nhu cầu vay vốn, đánh giá khả năng hoàn trả, tính khả thi của phương án vay vốn.
Thứ hai là trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng ngân hàng cần tăng cường kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay, từ đó thu hồi nợ gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn, kịp thời đưa ra những giải pháp hỗ trợ, tư vấn kịp thời khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sử dụng vốn Trong thời gian tới công tác này sẽ có sự thay đổi lớn về chất, cách thức thực hiện Thay đổi từ việc tư vấn các giải pháp vay vốn thích hợp với quy mô, đặc điểm và mục đích sử dụng vốn của từng khách hàng; tư vấn, tác động nhằm thay đổi nhận thức không phù hợp của khách hàng về vay vốn, sử dụng vốn vay, quản lý dòng tiền, trả nợ đúng hạn… đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ; áp dụng các phương pháp quản lý khoản vay, quản lý dòng tiền chặt chẽ Đồng thời thay đổi cơ bản nhận thức của cán bộ nhân viên, thay đổi những nhận thức, cách làm không còn phù hợp, minh bạch trong phân loại nợ, áp dụng phân loại nợ theo định tính theo quyết định của TW Đối với những khách hàng có dư nợ cao ảnh hưởng phần lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cán bộ tín dụng phải có những biện pháp quản lý dư nợ, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo của khánh hàng nhằm có những biện pháp phòng ngừa từ xa, tham mưu kịp thời với Ban giám đốc để hướng xử lý.
Kiểm toán nội bộ và bộ phận hậu kiểm của ngân hàng đóng vai trò thiết yếu trong việc giám sát và kiểm soát hoạt động kinh doanh, bao gồm cả hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu (XNK) Họ có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn các sai sót kịp thời, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng Các đơn vị này cần hoàn thiện bộ máy kiểm toán và hậu kiểm, đồng thời biên soạn các đề cương kiểm tra chuyên đề có chất lượng, đúng thời hạn theo quy định.
Thứ tư là về quản lý tài sản thế chấp cầm cố chi nhánh cần xây dựng hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn quản lý vật tự, hàng hoá dùng làm tài sản thế chấp, bảo hiểm tài sản, hàng hoá để phòng ngừa rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn, tài sản do ngân hàng quản lý cần được bảo hiểm nước buộc người vay phải mua bảo hiểm cho hàng hoá thế chấp cầm cố với ngân hàng.
Thứ năm là để ổn định tình hình thanh khoản, tạo điều kiện bình ổn trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp nói chung và tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh hoạch định các chiến lược và kinh doanh đạt hiệu quả Trụ sở chính cân đối và điều hòa vốn linh động giữa các chi nhánh, và trụ sở chính nên thông báo trước cho chi nhánh khi trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống căng thẳng để chi nhánh kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng trả nợ vay ngoại tệ, tránh tình trạng chuyển nhóm nợ do không có ngoại tệ trả nợ vay
3.2.3 Nhóm giải pháp để da dạng hoá khách hàng và các hình thức tín dụng tài trợ XNK Đối với tài sản thể chấp thì từ thực tế và lý luận đã chứng minh được rằng điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay không phải là tài sản thế chấp mà chính là ở tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Điều đó cho phép chúng ta có thể tìm giải pháp khắc phục tình trạng thiếu tài sản thế chấp vay vốn từ việc nâng cao năng lực thẩm định dự án, phương án vay vốn của ngân hàng, bên cạnh việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi của nhà nước. Đối với doanh nghiệp được cho vay nhưng tài sản thế chấp chỉ đủ đảm bảo cho một phần của khoản vay thì yêu cầu dùng tài sản hình thành từ vốn vay tiếp tục đảm bảo cho nợ vay còn lại và chi nhánh phải chú ý hơn trong thẩm định dự án, phương pháp vay vốn, thông qua hội đồng tín dụng, trong đó có các chuyên gia tư vấn có chuyên môn, để quyết định đầu tư hay không và mức là bao nhiêu Với quan điểm như vây chi nhánh có thể đa dạng hóa khách hàng cho vay, để các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thiết thực sẽ được đáp ứng
Ngân hàng có thể mở rộng các hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp, tư vấn không chỉ dừng lại ở mức độ giải thích các quy định và thể lệ cho khách hàng mà là cùng với họ xem xét tính hiệu quả của phương án sản xuất trên cơ sở đó giúp họ lập phương án sản xuất kinh doanh Bởi vì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, khả năng tiếp thị, tìm kiếm đối tác còn hạn chế; khi ký hợp đồng xuất nhập khẩu thường thiếu thông tin, bị ép giá hoặc xuất khẩu qua đối tác trung gian nên giá thường không cao, dẫn đến khó được ngân hàng tài trợ Ngân hàng nên tổ chức một mạng lưới thông tin để giúp đỡ các doanh nghiệp do ngân hàng có mối quan hệ với nhiều khách hàng với mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, có những chuyên gia thu thập và phân tích thông tin nên có thể đáp ứng nhu cầu thông tin còn thiếu cho doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí, tránh được những rủi ro
Trong điều kiện hiện nay nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị để mở rộng sản xuất ngày càng nhiều chi nhánh nên chuyển hướng tài trợ từ cho vay thương vụ có tính chất riêng lẻ sang cho vay theo dự án khép kín chu trình lưu thông hàng hoá từ sản xuất đến tiêu thụ, khi đó việc lựa chọn và thẩm định dự án đầu tư trở thành nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự thành công của ngân hàng Đối với dự án có giá trị lớn vượt giới hạn tỷ lệ vốn có của doanh nghiệp và ngân hàng, nên sử dụng hình thức cho vay đồng tài trợ thay bằng việc cho vay doanh nghiệp có dư nợ tại ngân hàng như hiện nay, sử dụng phương thức cho vay này một mặt sẽ giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng do có nhiều thành viên cùng tham gia thẩm định tín dụng, vận dụng các kỹ thuật và kinh nghiệm khác nhau trong cho vay, mặt khác cũng giúp cho khách hàng có đủ vốn trong trường hợp dự án cần vốn lớn vượt ngoài khả năng cũng như quy định trong cho vay của ngân hàng Đối với các doanh nghiệp nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài, thời gian sử dụng khá lâu nên nhu cầu vay vốn trung và dài hạn lớn Để giúp cho các doanh nghiệp này chi nhánh cấp tín dụng cho họ theo đó các doanh nghiệp này được phép trả dần theo số tiền vay theo định kỳ. Để có thể phục vụ tốt cho nhu cầu bảo lãnh của khách hàng thì ngân hàng cần phải đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, hoàn thiện và đổi mới nghiệp vụ bảo lãnh truyền thống cho phù hợp với nhu cầu và xu thế thị trường Không chỉ những khách hàng truyền thống mới có thể tiếp cận được dịch vụ này của ngân hàng, Trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được phát triển và mở rộng thì ngân hàng không chỉ chú trọng đến các dịch vụ bảo lãnh trong nước mà cũng cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu và dự thảo trước về loại hình bảo lãnh quốc tế Tiềm năng của ngân hàng nông nghiệp hay của chi nhánh vẫn còn rất lớn, với uy tín về quy mô và khả năng tài chính, Ngân hàng Nông nghiệp rất được khách hàng tín nhiệm trong nghiệp vụ bảo lãnh, đặc biệt là các dự án lớn, các chủ đầu tư nước ngoài, thường chỉ chấp nhận một số ít ngân hàng lớn của Việt nam thực hiện bảo lãnh Do đó vị thế và khả năng cạnh tranh của chi nhánh trong lĩnh vực này là rất lớn và cần phải được phát huy hơn nữa.
3.2.4 .Nhóm giải pháp về công nghệ ngân hàng