CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Thủy lợi: Là những biện pháp khai thác tài nguyên nước mang lại lợi ích cho con người, cụ thể hơn là cho sản xuất nông nghiệp.
Công trình thuỷ lợi: Là cơ sở kinh tế kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác nguồn lợi của nước; phòng, chống tác hại của nước và bảo vệ mơi trường sinh thái như hồ đập, trạm bơm điện, kênh mương…
Hệ thống thủy lợi: Bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu nhất định.
Quản lý: Là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với điều kiện của quy luật nhằm đạt được mục đích và ý chí của người quản lý (VIM, 2008)
Theo Suranat, 1993, quản lý là một quá trình nhằm để đạt được các mục đích của một tổ chức thông qua việc thực hiện chức năng cơ bản là kế hoạch hóa, tổ chức, điều hành và kiểm tra đánh giá.
2.1.2 Vai trò của thuỷ lợi và đặc điểm của công trình thuỷ lợi
Thủy lợi có vai trò đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó còn góp phần phát triển công nghiệp và các ngành nghề khác Các công trình thủy lợi là công sản của cộng đồng gắn kết với các thành viên của cộng đồng lại vì mục tiêu sử dụng đầy đủ, có hiệu quả nguồn nước Thủy lợi là tiền đề, biện pháp hàng đầu để nâng cao năng suất cây trồng và sử dụng các nguồn lực khác.
Hệ thống công trình thủy lợi nói chung, kênh tưới, trạm bơm, cống ngầm nói riêng là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng Đối với sản xuất nông nghiệp hệ thống công trình thủy lợi vừa là phương tiện sản xuất, vừa là điều kiện phục vụ tạo tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật liên hoàn khác phát huy hiệu quả Trong sản xuất nông nghiệp, việc đảm bảo nước tưới là yếu tố vô cùng quan trọng để thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Công trình thủy lợi không chỉ gắn liền với các hoạt động sản xuất mà còn liên quan đến các hoạt động đời sống như giao thông, điều hòa khí hậu, môi trường sinh thái ở các vùng nông thôn Công trình thủy lợi góp phần làm cho nông thôn phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Các công trình thủy lợi còn có tác dụng ngăn nước, giữ nước, điều tiết dòng chảy theo ý đồ của con người và đã tạo nên những khả năng to lớn của con người trong việc khai thác và sử dụng, chế ngự, điều tiết tự nhiên cho phát triển kinh tế và đời sống Ngoài ra các công trình thủy lợi còn có tác dụng trong việc bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái và mở ra những điều kiện phát triển một số ngành kinh tế mới như du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thong Như vậy, có thể thấy vai trò thủy lợi là hết sức to lớn đối với sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác mà con người khó có thể tính toán một cách cụ thể hiệu quả của các công trình thủy lợi mang lại.
2.1.2.2 Đặc điểm của công trình thuỷ lợi
Công trình thủy lợi nhằm cải tạo thiên nhiên, khai thác các mặt lợi và khắc phục các mặt hại để phục vụ cho nhu cầu của con người
Các công trình thủy lợi phải thường xuyên đối mặt trực tiếp với sự tàn phá của thiên nhiên, trong đó có sự phá hoại thường xuyên và sự phá hoại bất thường.
Công trình thủy lợi là kết quả tổng hợp và có mối quan hệ mật thiết hữu cơ về lao động của rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực, bao gồm từ các công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thiết kế, chế tạo, thi công, đến quản lý khai thác.
Chứa đựng rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác nhau.Ngoài công tác quản lý và sử dụng, các công trình thủy lợi còn mang tính chất quần chúng Đơn vị quản lý phải dựa vào dân, vào chính quyền địa phương để làm tốt việc điều hành tưới, tiêu, thu thủy lợi phí, tu sửa bảo dưỡng công trình và bảo vệ công trình Do đó, đơn vị quản lý khai thác các công trình thủy lợi không những phải làm tốt công tác chuyên môn mà còn phải làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia khai thác và bảo vệ công trình trong hệ thống.
Vốn đầu tư thường là rất lớn theo điều kiện cụ thể của từng vùng, để có công trình khép kín trên địa bàn mỗi ha được tưới thì bình quân phải đầu tư thấp nhất 30 – 50 triệu đồng, cao là 100 – 200 triệu đồng.
Các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, trong đó tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất, môi trường sinh thái.
Công trình thủy lợi muốn phát huy hiệu quả phải được xây dựng kênh mương đồng bộ khép kín từ đầu mối đến tận ruộng.
Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một vùng nhất định theo thiết kế không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ, phải đều có một tổ chức Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sử dụng.
Nhiều nông dân được hưởng lợi từ một công trình thủy lợi hay nói cách khác một công trình thủy lợi phục vụ cho nhiều người dân trong cùng một khoảng thời gian.
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới
Kinh nghiệm của một số nước về chính sách thủy lợi phí: Đối với hệ thống tưới tiêu cụ thể, việc xác lập mức thu thủy lợi phí đối với sản xuất nông nghiệp phải dựa vào điều kiện thực tiễn của từng quốc gia, đặc biệt là điều kiện kinh tế xã hội và mức sống của người dân để quyết định Hầu hết các nước trên thế giới việc thu thủy lợi phí nhằm để trang trải chi phí vận hành và bảo dưỡng công trình Tuy nhiên, thực tế các nước cho thấy thủy lợi phí chỉ bù đắp được khoảng 20 – 70% cho chi phí vận hành và bảo dưỡng, có một số nước như Ấn độ và Pakistan chỉ bù đắp được 20 - 39% Hiện nay, một số nước như Australia và Brazin đang tính toán và điều chỉnh chính sách về phí sử dụng nước Ở một số nước đã bắt đầu thu lại ít nhất một phần kinh phí ban đầu từ người sử dụng công trình thủy lợi
Tại lưu vực miền Nam Murray – Darling, năm 1992 thu thủy lợi phí đáp ứng được 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng nhưng đến năm 1996 thu thủy lợi phí đã đáp ứng được 100% chi phí vận hành và bảo dưỡng công trình.Giá cả cũng khác nhau giữa các vùng Ở bang Victoria mức thu gần đảm bảo chi phí vận hành và bảo dưỡng Ở bang New South Wen trong nội bang chỉ thu 0,92 USD/1000 m 3 (năm 1995), trong khi đó nếu nước được đưa sang bang Victoria thì giá nước tăng gấp 3,6 lần.
Mỹ là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú Trước kia mức thu thủy lợi phí dựa trên cơ sở chi phí vận hành và bảo dưỡng công trình cho các vùng đất canh tác khác nhau Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Nhà nước đã xây dựng luật theo đó thủy lợi phí bao hàm cả việc bảo vệ tài nguyên nước Thủy lợi phí đã được thu tăng lên đáng kể Năm 1998 thủy nông huyện Broadview đã tăng mức thu từ 40 USD/ha lên 100 USD/ha
* Kinh nghiệm của Ấn Độ
Mức thu dao động từ 6 – 1000Rs/ha Mức thu thủy lợi phí cũng tính theo diện tích và loại cây trồng Cũng trong thời gian từ 1979 – 1990, mức thu đối với lúa nước từ 40 – 220 Rs/ha tùy theo vùng lãnh thổ, mức thu đối với lúa mỳ từ 29 – 143 Rs/ha và mức thu đối với mía từ 62 – 830Rs/ha.
* Kinh nghiệm của Trung Quốc
Chính phủ ban hành chính sách về giá nước mang tính nguyên tắc giao cho địa phương trực tiếp quản lý công trình thủy lợi, quy định cụ thể cho phù hợp trên cơ sở lợi ích kinh tế và mức chi phí thực tế đã sử dụng, mức chi phí tính toán và ý kiến tham gia của người dân.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy từ khi bắt đầu thu thủy lợi phí việc sử dụng nước được tiết kiệm hơn Đặc biệt là khi thủy lợi phí được tính bằng khối lượng nước thực tế sử dụng, nhưng điều này cũng là một thách thức đối với các đơn vị quản lý vận hành, đòi hỏi các đơn vị quản lý công trình thủy lợi phải có các biện pháp để quản lý tốt, giảm các tổn thất để có nhiều nước bán cho nông dân theo yêu cầu của họ và giảm thiểu chi phí Giá nước tưới có chính sách riêng, được quy định phù hợp với điều kiện cụ thể,mang tính công ích và căn cứ vào chi phí thực tế Nhà nước có chính sách hỗ trợ các trường hợp sau: Vùng khó khăn, mức sống thấp; Khi công trình hư hỏng nặng cần phải sữa chữa; Hỗ trợ chi phí cho diện tích tiêu phi canh tác;
Hỗ trợ chi phí tiền điện tưới tiêu. Ở Trung Quốc tồn tại 2 hình thức quản lý các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp:
- Quản lý tập trung: Các công trình thủy lợi đều do Chính phủ quản lý, các đơn vị quản lý do Chính phủ thành lập, nước được cung cấp miễn phí, các chi phí vận hành bão dưỡng công trình thủy lợi cũng như lương cho nhân viên, cán bộ lấy từ doanh thu công cộng với cách quản lý này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuống cấp công trình thủy lợi vào giữa thập kỷ 70 và lên đỉnh điểm vào đầu thế kỷ 80
- Quản lý phân quyền: Quản lý theo hợp đồng theo nguyên tắc phân tích quyền quản lý và quyền sở hữu Trong thời gian này đối tượng tiêu dùng và các dịch vụ thủy nông cũng được chuyển đổi từ hinh thức HTX sang cho hàng nghìn, hàng triệu hộ cá thể Các dịch vụ cung cấp nước đã phải được trả tiền thay vì có thể được trả tiền như trước đây Cũng từ đây, trách nhiệm và nghĩa vụ của Trung ương cũng như địa phương được phân ra để quản lý công trình thủy lợi một cách rõ ràng.
2.2.2 Thực tiễn quản lý và khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình phát triển thủy lợi của nước ta từ năm 1986 đến nay
Sau khi thống nhất đất nước và tiến hành công cuộc xây dựng CNXH,Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn trong phạm vi cả nước Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã nhấn mạnh “Tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn và đưa nông nghiệp nông thôn một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” Trong nghị quyết của Đảng từ đại hội VI đến Đại hội IX, vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn đều được khẳng định là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước Trong các kỳ đại hội đã được nhấn mạnh để nông nghiệp phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước luôn luôn chú trọng đầu tư để phát triển thủy lợi Chính vì vậy trên cả nước đã có nhiều công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, sự kết hợp giữa thủy điện và thủy lợi, phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch đã tạo ra sự chuyển đổi quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều địa phương và thực sự cho phép khai thác triệt để nguồn tiềm năng để phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường sinh thái Điển hình như các công trình thủy lợi hồ Kẻ Gỗ tại Hà Tĩnh, đập dâng nước Nam Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị Công tác quản lý trong giai đoạn này cũng được sắp xếp lại theo hướng thành lập các Công ty khai thác công trình thủy lợi Các tỉnh trao quyền tự chủ hoạt động cho các công ty khai thác công trình thủy lợi Nhiều công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng và đã có tác dụng đảm bảo nước tưới, hạn chế lũ lụt, khắc phục tình trạng ngăn mặn, chu phèn cho nhiều vùng Các công trình thủy lợi còn giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho hàng triệu hộ dân, cải tạo môi trường sinh thái theo hướng phát triển bền vững, phát triển thủy du lịch, đồng thời tạo ra những điều kiện quan trọng cho quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ của từng vùng lãnh thổ và trên cả nước
2.2.2.2 Một số chính sách về thủy lợi phí của Nhà nước Việt Nam a Phương án về thủy lợi phí
Miễn toàn bộ thủy lợi phí cho các vùng biên giới, hải đảo, các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, các vùng khác chỉ áp dụng mức thu thủy lợi phí thấp nhất hoặc giảm 30% theo mức thu nhập thấp nhất theo quy định của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về mức thu thủy lợi phí nội đồng do tổ chức hợp tác của nông dân tự nguyện như quy định hiện nay
Trên cơ sở phân cấp, chuyển giao hợp lý các công trình thủy lợi cho các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý, thực hiện miễn thủy lợi phí tại các hệ thống công trình thủy lợi do các doanh nghiệp quản lý, các tổ chức hợp tác dùng nước tự chủ về tài chính, tự thỏa thuận với người dân mức thu thủy lợi phí để đảm bảo cho công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi đã được chuyển giao, phân cấp.
Giữ nguyên chính sách thủy lợi phí theo các quy định hiện hành, củng cố các tổ chức, đơn vị khai thác công trình thủy lợi, thực thi đầy đủ các chính sách đối với các hoạt động quản lý khai thác các công trình thủy lợi. b Miễn thủy lợi phí theo Nghị định 154
Nghị định 154 về miễn thủy lợi phí bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2008. Việc triển khai NĐ 154/2007/NĐ-CP của Chính phủ nhằm giảm bớt các khoản đóng góp cho người dân nông thôn là việc làm cần thiết, phù hợp Cuối năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 154 về việc miễn thủy lợi phí đối với các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối Theo đó, toàn bộ chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ do ngân sách Nhà nước cấp cho các công ty khai thác công trình thủy lợi, thủy nông.
Nghị định 154/NĐ-CP vừa được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của “Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi”.
Nghị định 154/NĐ-CP quy định cụ thể và sát thực hơn về đối tượng, phạm vi, diện tích miễn đóng góp thủy lợi phí Theo đó Nhà nước miễn thủy lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối và đất do Nhà nước giao, đất quyền sử dụng do được cho, tặng, thừa kế nhận chuyển nhượng sử dụng hợp pháp, bao gồm cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản lý, các hộ gia đình cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội huyện Can lộc
Can Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh; Phía Bắc giáp các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ và Thị xã Hồng Lĩnh; Phía Nam giáp huyện Thạch Hà; Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp các huyện Vũ Quang và Hương Khê
Huyện Can Lộc có đường quốc lộ 1A đi qua với chiều dài hơn 11 km, phía Bắc cách thành phố Vinh 30 km, phía Nam cách thị xã Hà Tĩnh 20 km. Can Lộc có vị trí thuận lợi về giao thông, có điều kiện giao lưu kinh tế, kỹ thuật, hàng hoá với môi trường bên ngoài nhằm phát triển kinh tế Chiều dài ranh giới hành chính khoảng 126,6 km.
* Địa hình Địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, phía Bắc là dãy núi cao, kế tiếp là đồi thoải đến dải đồng bằng nhỏ hẹp và cuối cùng là dải đồng bằng ven biển phía Đông Can Lộc là huyện có tổng diện tích đất tự nhiên 30.128 ha, dân số năm 2009 hơn 135 ngàn người, phân bố trên 22 xã và 1 thị trấn, trong đó địa hình thấp trũng, xung quanh bao bọc bởi hệ thống đồi núi.
Can Lộc thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam – Bắc, trong năm có hai mùa rõ rệt Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, đây là mùa có nhiệt độ trung bình 36 0 C, có gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh, có độ ẩm trên 80%, mưa ít, chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa cả năm Do đó Can Lộc dễ hạn vào thời gian này, đặc biệt nghiêm trọng từ tháng 5 đến tháng 8 nên ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp nhất là vụ lúa hè thu.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau Đây là thời gian có mưa nhiều, nhiệt độ có thể giảm xuống đến 7 0 C, có gió mùa Đông Bắc, mưa nhiều và tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, mùa này thường có những trận mưa lớn từ 200 đến 300 mm gây ra lũ lụt trên diện rộng.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Can Lộc khắc nhiệt nên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống của người dân.
* Đất đai Đất đai là một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp Đất vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất.
Can Lộc là một huyện có diện tích đất tự nhiên khá lớn với 30.128,33 ha, cơ cấu được phân bố như ở bảng 1 Trong đó đất dùng cho sản xuất nông nghiệp là 12.498,83 ha chiếm 41,46 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu vẫn là đất trồng lúa nên hiệu quả vẫn còn chưa cao Tuy nhiên nhìn vào bảng 1 ta thấy diện tích đất nông nghiệp qua các năm đều giảm, điều này cũng dễ hiểu vì huyện đang trên đường thực hiện CNH – HĐH nên phải chuyển đất nông nghiệp cho các mục đích sử dụng khác. Đất lâm nghiệp có xu hướng tăng đều qua các năm Cụ thể năm 2007 đất lâm nghiệp chiếm 20,48% diện tích tự nhiên đến năm 2009 đã tăng lên chiếm 22,04 %, đây là một dấu hiệu tốt trong việc thực hiện tốt chủ trương phủ xanh diện tích đất trống đồi trọc và trồng rừng của huyện
Diện tích đất chuyên dùng liên tục tăng trong giai đoạn 2007-2009, năm
2009 diện tích đất chuyên dùng chiếm 11,58% diện tích đất tự nhiên của huyện.Trong đất chuyên dùng đất giao thông và thuỷ lợi vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể đất giao thông chiếm 27,30% và đất thuỷ lợi chiếm 35,57% diện tích đất chuyên dùng Đất xây dựng có xu hướng tăng dần lên trong những năm gần đây(trung bình mỗi năm tăng 2,9%) cùng với việc xuất hiện các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhưng diện tích đất chỉ chiếm 6,6% diện tích đất chuyên dùng của toàn huyện Đất thổ cư, đất đô thị của huyện là 825,41 ha chiếm 2,74% diện tích đất chuyên dùng của huyện, qua các năm đất thổ cư có tăng nhẹ do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thấp. Đất chưa sử dụng còn 6.683,26 ha chiếm 22,19% diện tích đất tự nhiên chứng tỏ đất bỏ hoang của huyện còn rất nhiều Đây là tiềm năng đáng kể đòi hỏi các cấp chính quyền của huyện Can Lộc phải tìm mọi biện pháp để đưa vào khai thác, sử dụng trong thời gian tới.
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Can Lộc
Nguồn: Phòng thống kê huyện Can Lộc
3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - Xã hội
Dân số lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Nó vừa là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất đồng thời vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm cho xã hội
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy dân số của huyện năm 2009 là 184.822 người, trong đó nữ chiếm 50,83% Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2007-2009 là 0,90%/năm, mật độ dân số khoảng 480 người/km 2 Có khoảng 43.039 hộ dân với 337 thôn xóm.
Nhờ làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo, nâng dần mức sống hộ nông dân nên tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 16,8% năm 2004 xuống còn 8,05% năm 2009 theo chuẩn nghèo mới của Bộ Lao động-Thương binh xã hội.
Năm 2009 tổng số lao động của huyện là 83.644, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 76.810 người, chiếm 42% tổng số dân Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 64.004 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 84,42% Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần trong giai đoạn 2007-2009, trong khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng lên.
Số lao động có việc làm của huyện qua các năm đều tăng, so với năm 2007 năm 2008 tăng 1,3% Số lượng lao động thất nghiệp giảm qua các năm từ 5,6% năm 2007 xuống còn 5,28% năm 2009 Trong khi lao động thuần nông nghiệp đang có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối thì lao động chuyển đổi sang mô hình kết hợp có xu hướng ngày càng tăng lên.
Nhìn chung, cơ cấu lao động của huyện có sự biến đổi theo xu hướng tốt, thể hiện trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thay đổi cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 3 2 Tình hình dân số và lao động của huyện 2007-2009
- Trong độ tuổi lao động 75.735 90,34 76.401 91,56 76.810 100 100,88 100,54 100,71
- Ngoài độ tuổi lao động 8.098 9,66 7.049 8,44 6.834 8,17 87,05 96,95 91,87
- Trong đó: Có việc làm 63.177 75,36 63.584 76,20 64.004 76,52 100,64 100,66 100,65
- Đi học và nội trợ 15.961 19,04 15.303 18,34 15.223 18,20 95,88 99,48 97,66
Nguồn: Phòng thống kê huyện Can Lộc
Cơ cấu kinh tế của huyện Can Lộc được chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ Tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trung bình khoảng 10,7%/năm Tổng giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 8.740.000 đồng/năm Nhìn vào bảng 3 ta thấy mặc dù lao động nông nghiệp rất cao trong cơ cấu dân số nhưng giá trị do ngành nông nghiệp đem lại không cao, trung bình là 43,45% Mặc dù trong những năm qua giá trị của ngành nông nghiệp liên tục tăng nhưng cơ cấu ngày càng giảm so với công nghiệp và dịch vụ Đây là xu thế tất yếu trên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của huyện và cũng là tín hiệu đáng mừng.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn địa điểm nghiên cứu
Dựa vào các yếu tố đặc điểm cụ thể chọn 3 xã phù hợp với 3 vùng kinh tế là vùng Thượng, vùng Giữa và vùng ven Hồng Lĩnh, đó là 3 xã Song Lộc,
Vượng Lộc và Trung Lộc Trên cơ sở đó đề xuất định hướng quản lý và khai thác tốt các công trình thủy lợi cho thời gian tới.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đề tài nghiên cứu trên các sách, báo, tạp chí, các báo cáo khoa học đã được công bố, luận văn tốt nghiệp và trên mạng internet… Các tài liệu thu thập là tài liệu liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi.
* Thu thập tài liệu sơ cấp
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngoài tài liệu có sẵn, chúng tôi phải thu thập thêm tài liệu sơ cấp thông qua điều tra thực tế Chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ, các hộ nông dân liên quan theo bảng hỏi có sẵn.
Việc thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành ở 3 xã, mỗi xã điều tra hộ nông dân sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành điều tra phỏng vấn các cán bộ thủy lợi quản lý và vận hành công trình.
* Phương pháp thống kê mô tả Được sử dụng để mô tả hệ thống các công trình thủy lợi, mô tả các hoạt động sản xuất, thực trạng quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi cũng như hành vi thích ứng, ý thức cộng đồng trong công tác quản lý và sử dụng công trình thủy lợi.
* Phương pháp so sánh Đánh giá kết quả và hiệu quả bằng việc so sánh số tương đối và số tuyệt đối để xác định kết quả và hiệu quả trước và sau khi có công trình thủy lợi cũng như trước và sau khi thực hiện cứng hóa hệ thống kênh mương.
* Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân
Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến người dân và cán bộ lãnh đạo các xã cũng như cán bộ quản lý công trình thủy lợi Sử dụng công cụ thảo luận nhóm (Forcus group discusion – FGD) chúng tôi tổ chức các buổi họp và thảo luận với các bộ phận liên quan và cộng đồng dân cư hưởng lợi từ các công trình thủy lợi Ý kiến đánh giá của người dân giúp chúng tôi có cơ sở thực tế đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn huyện.
- Hiệu quả quản lý công trình thủy lợi: Thực trạng các mặt hệ thống trước khi xây dựng hệ thống làm chuẩn để so sánh tương ứng với các mặt sau khi xây dựng hệ thống, cụ thể chi tiết như việc kiên cố hóa kênh mương Lấy hiệu quả thiết kế trong văn bản duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật làm chuẩn, sau đó từ hiệu quả công trình mang lại thực tế sau khi xây dựng để so sánh và đánh giá
- Hiệu quả sử dụng công trình thủy lợi:
+ Mức tăng diện tích tưới = Tổng diện tích sau khi có công trình – Diện tích tưới trước khi có công trình
+ Mức tăng năng suất cây trồng, vật nuôi do thủy lợi mang lại
+ Diện tích tăng vụ do tưới tiêu mang lại
+ Mức độ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, trước và sau khi có công trình+ Một số chỉ tiêu khác về môi trường sinh thái, về thu nhập, diện tích tăng thêm…
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện
4.1.1 Thực trạng quản lý các công trình thuỷ lợi
4.1.1.1 Tình hình quản lý các công trình thủy lợi của huyện a Cơ cấu bộ máy tổ chức
* Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty thủy lợi Can Lộc
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ quản lý trực tiếp
Sơ đồ 4.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty thủy lợi huyện Can Lộc
Qua sơ đồ 4.1 ta thấy, thực trạng quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện 100% là do Công ty thủy lợi và các trạm thủy nông các xã quản lý, cần tăng cường hơn nữa vai trò của cộng đồng hưởng lợi trong quá trình tham gia quản lý và vận hành. b Tình hình quản lý
Các trạm thủy nông cơ sở
Sau khi xây dựng hoàn thành, công trình đã được bàn giao cụ thể cho địa phương quản lý và sử dụng.
Sơ đồ 4.2 Mô hình quản lý các công trình thủy lợi huyện c Nội dung quản lý
* Vấn đề quản lý tài sản và phân cấp quản lý
Trạm thủy nông huyện Can Lộc
Cụm thủy nông Cụm thủy nông Cụm thủy nông Cụm thủy nông
Những cộng đồng sử dụng nước
Tài sản công trình thuỷ lợi bao gồm: Công trình cac hồ đâp, trạm bơm đầu mối, trạm bơm trên kênh, các cống lấy nước, cống trên kênh, hệ thống kênh mương từ cấp I cho đến cấp III, IV Hiện nay hệ thống công trình thuỷ lợi được phân cấp quản lý như sau: Các trạm bơm đầu mối, kênh cấp 1, kênh cấp 2 được giao cho Công ty thuỷ lợi huyện quản lý, các trạm bơm nội đồng, các kênh, mương cấp III, cấp IV, các cống thuộc các kênh, mương này được giao cho các xã quản lý khai thác sử dụng.
Công tác kế hoạch về thuỷ lợi được huyện nhà rất chú trọng Căn cứ vào biên chế, định mức lao động được duyệt, yêu cầu của công tác tưới tiêu, nhu cầu duy tu bảo dưỡng máy móc, thiết bị, sự hư hỏng xói lỡ, bồi lắm của hệ thống kênh mương mà đề xuất kế hoạch cho năm sau Kế hoạch của Công ty được phòng thuỷ lợi tập hợp, thống nhất phòng với kế hoạch của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra theo các quy định, sau đó được thông qua các ngành liên quan như kế hoạch - đầu tư, tài chính.
Tuy vậy, kế hoạch đầu tư cho nội đồng rất đang còn rất hạn hẹp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các xã, các địa phương Nhiều công trình thuỷ lợi nội đồng xuống cấp không được đầu tư nâng cấp, do không biết lấy nguồn ở đâu Cấp tỉnh thì lập kế hoạch không rõ ràng, còn cấp cơ sở thì người dân không đủ sức đảm nhận, do đó có những nơi công trình thuỷ lợi phục vụ chưa được tốt cho sản xuất nông nghiệp.
* Quản lý công trình, quản lý tưới tiêu
Nhiệm vụ quản lý công trình, quản lý tưới, tiêu là công việc quan trọng nhất của UBND huyện và của Công ty thuỷ lợi Can Lộc Quản lý công trình,quản lý tưới tiêu theo hệ thống đồng bộ và theo ngành dọc: Phòng NN&PTNT huyện Can Lộc quản lý các hoạt động tưới, tiêu trên địa bàn toàn huyện.Phòng NN&PTNT căn cứ tình hình thời tiết, mực nước sông mà tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo về tình hình bơm nước, trữ nước, chống hạn, chống úng Công ty thuỷ lợi Can Lộc trực thuộc căn cứ vào tình hình nhu cầu sản xuất của địa phương mà bơm nước phục vụ
Nhận xét về công tác tưới tiêu: Chưa có phương thức tốt để quản lý tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi, kinh phí thường trông chờ vào Nhà nước nên nhiều khi cấp không kịp thời hoặc không đủ, do đó công trình xuống cấp, vận hành và sử dụng không tốt dẫn đến không đáp ứng được với yêu cầu của các hộ dùng nước, cung cấp nước tưới chưa được công bằng Vấn đề tiêu nước chưa được giao cụ thể và tính toán đầy đủ cho Công ty thuỷ lợi Can Lộc Công tác quản lý tưới, tiêu cùng cần phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
* Quản lý công trình, quản lý về duy tu, bảo dưỡng công trình
Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình thuỷ lợi của các Công ty khai thác công trình thủy lợi, được thực hiện theo quyết định số 211/1998/QĐ- BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các công trình do xã, thôn quản lý gồm các trạm bơm, cống nhỏ, các kênh mương cấp III, nội đồng thì do HTX, các hộ dùng nước bỏ kinh phí, hoặc huy động ngày công lao động của người dân được hưởng lợi tham gia tu bổ, nạo vét kênh mương để bảo đảm công trình phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp nhưng kinh phí của người dân đóng góp ít nên công trình thường được ít duy tu, bảo dưỡng.
Quản lý tài chính thực hiện trên hai lĩnh vực: Quản lý nguồn thu và quản lý chi Công ty thuỷ lợi huyện Can Lộc là đơn vị hoạt động mang tính công ích nên nguồn thu của Công ty bao gồm cả nguồn được Nhà nước cấp và nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh Những năm gần đây nhờ biết vận dụng và phát huy được các nguồn lực, nên doanh thu của Công ty thuỷ lợi huyện
Can Lộc không ngừng tăng lên Công ty đã thực hiện tốt nguyên tắc và kế hoạch tài chính năm, kế hoạch phát triển nguồn thu, từng bước đảm bảo thu chi ngân sách, đã chú trọng cho việc đầu tư phát triển, công tác tài chính đi vào nề nếp, hạn chế được những sai sót vi phạm.
4.1.1.2 Thực trạng quản lý các công trình thủy lợi ở các xã nghiên cứu Để các công trình thủy lợi thực sự phát huy hiệu quả thì khâu quản lý công trình có có vai trò rất quan trọng Quản lý công trình thủy lợi là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý và sử dụng công trình, ý nghĩa của công tác quản lý công trình thủy lợi được thể hiện như sau:
- Là biện pháp kỹ thuật quan trọng để phát huy năng lực thiết kế của công trình, đảm bảo cho công trình phục vụ được trong mọi trường hợp.
- Quản lý công trình tốt sẽ kéo dài thêm thời gian phục vụ của công trình, nâng cao hiệu ích sử dụng công trình và sử dụng nước.
- Kiểm tra mức độ chính xác trong các khâu quy hoạch, khảo sát, thiết kế và thi công trước đây.
- Phát hiện, sửa chữa sai sót để nâng cao trình độ thiết kế công trình khác.
- Làm cơ sở khoa học cho việc hiện đại hóa hệ thống.
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy các công trình thủy lợi trên địa bàn ba xã nghiên cứu đều do Công ty khai thác công trình thủy lợi huyện Can Lộc quản lý Quá trình quản lý được phân cấp rất cụ thể từ Công ty thủy lợi Can Lộc xuống tận các địa phương là các xã, và cuối cùng là giao cho các trạm thủy nông quản lý Tuy nhiên các trạm thủy nông chỉ quản lý các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ (kênh mương cấp III, cấp IV và các trạm bơm có công suất nhỏ…), còn các trạm bơm có công suất vừa và lớn vẫn do Công ty khai thác thủy lợi Can Lộc quản lý và điều hành, mặc dù các công trình thủy lợi này nằm trên địa bàn địa giới xã Cụ thể tình hình quản lý các công trình thủy lợi ở các xã nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.1.
Số liệu bảng 4.1 cho thấy, việc quản lý các công trình thủy lợi của 3 xã nghiên cứu chủ yếu là các kênh mương cấp III, cấp IV, cống điếu tiết nước và các trạm bơm có công suất nhỏ phục vụ trong phạm vu thôn xóm Điều này cho ta thấy mức độ phân cấp quản lý các công trình thủy lợi của huyện là rất rõ ràng, chính vì vậy hiệu quả trong quản lý các công trình thủy lợi được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, mức độ quản lý chỉ dừng lại ở HTX dịch vụ nông nghiệp chưa có sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi, phần nào đã làm cho công trình của 3 xã nghiên cứu nói riêng và huyện nói chung còn xẩy ra nhiều bất cập như trộm cắp, đập phá do chính các cá nhân cộng đồng địa phương. Đây là vấn đề trong công tác quản lý chưa thực sự sát sao, mặc dù việc quản lý công trình thủy lợi do địa phương đảm nhiệm Như vậy, cần có sự phân cấp trong quản lý các công trình thủy lợi xuống tận thôn xóm, nhân dân hưởng lợi trực tiếp quản lý dưới sự điều hành của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Có như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả các công trình thủy lợi mang lại.
Bảng 4.1 Thực trạng các công trình thủy lợi ở 3 xã nghiên cứu
1 Kênh cấp III 26 37,81 682,60 21 28,36 457,24 21 28,36 473,82 a Đã cứng hóa 9 7,65 7 7,06 8 7,56 b Kênh đất 17 25,52 14 21,30 13 20,80
1 Kênh cấp III 84 103,67 111,45 65 72,26 295,45 69 74,66 295,45 a Đã cứng hóa 4 2,18 3 1,80 3 1,80 b Kênh đất 80 90,26 62 70,46 66 72,86
1 Kênh cấp III 18 14,50 587,45 18 14,50 654,47 18 14,50 564,67 a Đã cứng hóa 3 2,70 5 3,60 5 3,60 b Kênh đất 15 11,80 13 10,90 13 10,90
1 Kênh cấp III 46 46,70 1102,50 50 49,90 1102,5 52 51,10 1102,5 a Đã cứng hóa 0 0 1 0,60 1 0,60 b Kênh đất 46 46,7 49 49,30 51 50,50
I Kênh mương a Đã cứng hóa 8 3,50 8 3,50 10 5,50 b Kênh đất 15 12,30 16 13,80 14 11,80
1 Kênh cấp III 51 47,40 127,60 56 50,50 127,60 57 51,20 127,60 a Đã cứng hóa 1 0,75 1 0,75 1 0,75 b Kênh đất 50 46,65 55 49,75 56 50,54
Nguồn: Ban giao thông thủy lợi 3 xã nghiên cứu
Số liệu bảng 4.1 cũng cho thấy mức độ quản lý các công tình thủy lợi ở
3 xã nghiên cứu rất khác nhau, điều này thể hiện phạm vi về địa lý cũng như không gian đặc thù của từng xã, cụ thể:
- Xã Trung Lộc quản lý hệ thống kênh mương cấp III và cấp IV với tổng chiều dài là 100,42 (đã cứng hóa 6,45 km), quản lý 3 trạm bơm và 28 cống điều tiết nước (năm 2007) Nhưng do hệ thống này chưa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của cây trồng nên đến năm 2009 địa phương đầu tư nâng cấp và làm mới hệ thống kênh mương cũng như cống điều tiết nước Cụ thể đã làm mới được 6 kênh mương cấp IV với chiều dài 2,6 km, nâng cấp kênh mương cấp III từ kênh đất thành kênh xây cứng được 7,56 km và tăng thêm 3 cống điều tiết nước.
- Năm 2007 hệ thống kênh mương của xã Song Lộc có chiều dài là 61,2 km (đã cứng hóa được 2,7 km), có 13 trạm bơm và 19 cống điều tiết nước. Đến năm 2009 hệ thống kênh mương của xã đã tăng lên 65,6 km (đã cứng hóa được 4,2 km) và có 25 cống điều tiết nước Ngoài ra xã Song Lộc còn quản lý hàng trăm cống tháo nước nhỏ và hệ thống kẹp ruộng, phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu hàng nghìn ha đất canh tác.
- Năm 2007 xã Vượng Lộc quản lý hệ thống kênh mương với tổng chiều dài 63,2 km (đã cứng hóa 4,25 km), 4 trạm bơm và 24 cống điều tiết nước Đến năm 2009 hệ thống kênh mương tăng lên 68,5 km (đã cứng hóa 6,25 km) và cống điều tiết nước tăng thêm 2 nâng tổng số thành 26 cái.
4.1.2 Thực trạng khai thác công trình thủy lợi
4.1.2.1 Tình hình khai thác các công trình thủy lợi của huyện
Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi
Từ thực trạng và một số nguyên nhân hạn chế kết quả và hiệu quả sử dụng công trình thủy lợi như đã phân tích ở trên tôi đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Can Lộc - Hà Tĩnh trong thời gian tới Những giải pháp này tập trung vào bồi dưỡng nângc ao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý khai thác công trình, huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc quản lý và khai thác công trình thủy lợi, từng bước chuyển giao quyền quản lý khai thác công trình cho các địa phương và cộng đồng dân cư, tăng cường đầu tư để duy tu bảo dưỡng công trình.
4.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi
Trong điều kiện mới như hiện nay đặc biệt là chính sách miễn thuỷ lợi phí Nhà nước cho nông dân được thực hiện Đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có đức, có tài và tâm huyết với công việc mới đảm đương được nhiệm vụ, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện cũng như ở các xã Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ có trình độ tư duy, năng lực quản lý còn hạn chế, trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng đào tạo lại cho các cán bộ quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện cũng như cán bộ thuỷ nông cơ sở và trưởng các ban tự quản công trình Việc phân cấp quản lý các công trình thuỷ lợi và đang được một số xã trong huyện triển khai thực hiện, nên đi đối với công tác hậu kiểm thì cần thiết phải tăng cường quán triệt việc thực thi luật khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi cũng như đào tạo, bồi dưỡng năng lực Vấn đề này cần tiếp tục triển khai, đảm bảo có kiến thức pháp luật đến được tận đơn vị cơ sở và những người trực tiếp thực hiện quản lý và sử dụng công trình.
4.2.2 Huy động tối đa cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi
Lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý thuỷ lợi nói riêng phải coi trọng cả hai yếu tố là nội dung và phương pháp Nội dung quản lý thuỷ lợi được coi là chất liệu tạo nên sự bền vững về mặt vật chất, còn phương pháp để thực hiện các nội dung được coi như công nghệ tạo nên sản phẩm đó Trong quản lý công trình thuỷ lợi, để tổ chức quản lý tốt thì sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi là một yếu tố tạo nên sự bền vững và hiệu quả của tổ chức đó. Chính vì vậy để huy động cộng đồng hưởng lợi tham gia một cách tích cực và đầy đủ vào công tác quản lý và sử dụng cần thực hiện đảm bảo các yếu tố sau:
Một là, người nông dân được giao quyền quản lý một phần hoặc toàn bộ hệ thống tưới việc giao quyền quản lý và sử dụng một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào quy mô công trình cũng như năng lực của tổ chức dùng nước.
Bước đầu có thể quản lý một kênh nào đó, khi đã có kinh nghiệm, trình độ tổ chức quản lý được nâng cao thì tổ chức dùng nước có thể đảm nhận quản lý toàn bộ hệ thống công trình.
Hai là, cộng đồng hưởng lợi được tham gia vào quá trình hình thành và ra quyết định có liên quan đến các hoạt động quản lý công trình Đây là điều khác biệt và được coi là then chốt chi phối phương pháp áp dụng trong quá trình vận động cộng đồng hưởng lợi, nó thúc đẩy họ tham gia một cách tự nguyện vào quản lý công trình thuỷ lợi Như vậy cũng là tham gia, nhưng nếu ta thay đổi phương pháp như trên sẽ làm cho các công trình thuỷ lợi phục vụ có hiệu quả và tạo nên sự bền vững.
Ba là, cộng động sử dụng nước phải được đào tạo kỹ năng chuyên môn
(quản lý thuỷ nông) để quản lý hệ thống tưới nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Hiện nay, ở Công ty thuỷ nông huyện và các trạm thuỷ nông huyện chuyên môn có trình độ được đào tạo cơ bản đang còn hạn chế, chưa nói đến cán bộ thuỷ nông cấp cơ sở không có tài liệu, không được dào tạo và hướng dẫn thì không thể quản lý một cách có hiệu quả được.
Bốn là, người sử dụng nước giám sát việc thực hiện các công việc đã đề ra Giám sát và đánh giá là khâu quan trọng trong chu trình quản lý và sử dụng Giám sát bảo đảm cho các hoạt động theo đúng kế họach, phương pháp đề ra để tiến tới đạt được các mục tiêu, đồng thời đảm bảo tính dân chủ và công bằng trong hoạt động của các tổ chức dùng nước Đánh giá nhằm điều chỉnh các hoạt động, các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện.
Năm là, hoạt động của tổ chức, cộng đồng hưởng lợi phù hợp với luật pháp và chính sách, cơ sở của nó là “Quy chế dân chủ ở cơ sở” đã được ban hành và thực hiện rộng rãi, Luật tài nguyên nước, Luật HTX cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Để đảm bảo cho việc huy động tối đa của sự tham gia cộng đồng vào quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi Chúng tôi xin đưa ra phương pháp hướng dẫn gồm các giai đoạn sau:
- Hướng dẫn về quản lý tài chính.
- Hướng dẫn lập kế hoạch phân phối nước có áp dụng kỹ thuật về tưới tiêu, vận hành, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình khi gặp sự cố xảy ra.
- Hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp
- Hướng dẫn lập kế hoạch hoạt động của tổ chức dùng nước.
- Hướng dẫn nội dung và phương pháp giám sát các hoạt động của tổ chức dùng nước.
4.2.3 Đẩy mạnh công tác chuyển giao quyền quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi
Các công trình thuỷ lợi nói chung và các công trình thuỷ nông nói riêng là những công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong nông thôn Hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình này gắn với công tác quản lý và cộng đồng hưởng lợi Thực tế kinh nghiệm ở nhiều địa phương ở Thanh Hoá, Nghệ An cho thấy các công trình thuỷ lợi càng gắn với cộng đồng hưởng lợi bao nhiêu thì hiệu quả công trình càng cao bấy nhiêu, không ai bảo vệ công trình tốt bằng chính cộng đồng hưởng lợi, bởi các công trình này là do chính họ trực tiếp sử dụng Vì vậy cần phải đẩy nhanh công tác chuyển giao quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi Thuy nhiên, để ban hành cơ chế chuyển giao quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi cần thực hiện đồng bộ và nhất quán một số vấn đề sau:
- Tập trung chỉ đạo phát triển đa dạng các mô hình quản lý và sử dụng(HTX dịch vụ nông nghiệp, tổ tự quản, các hiệp hội) phù hợp với thực tế của địa phương.
- Đối với các công trình nhỏ phát huy tác dụng trong phạm vi thôn xóm nên thành lập tổ tự quản và tổ dùng nước.
- Bên cạnh đó, cần tăng cường mở rộng các mô hình quản lý tư nhân nhận thầu công trình.
- Thành lập ra ban kỹ thuật chuyên môn giao trách nhiệm quản lý, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn đào tạo kiến thức quản lý khai tác, sử dụng và bảo vệ công trình thuỷ lợi cho các thành viên trong ban quản lý, cộng đồng hưởng lợi, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công trình để nâng cao năng lực quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi, đảm bảo cho công trình hoạt động an toàn hiệu quả.
- Thực hiện tốt các văn bản pháp quy của Nhà nước và của tỉnh về công tác quản lý và bảo vệ công trình.
- Xây dựng cơ chế chính sách phải phù hợp với điều kiện thực tế về hiện trạng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện và khả năng tham gia của người dân, đồng thời phải tôn trọng ý kiến cơ sở.
- Cần có sự chỉ đạo tham gia phối hợp giữa các cấp, ngành trong việc chuyển giao và tổ chức quản lý sử dụng và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Kết luận
Hệ thống công trình thủy lợi của huyện tuy đã được nâng cấp sữa chữa hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp Đặc biệt là hệ thống kênh mương, do các công ty thủy lợi quản lý xây dựng đã lâu từ các chương trình dự án nên xuống cấp nghiêm trọng. Việc bảo vệ, sửa chữa công trình còn nhiều bất cập Dẫn đến hiệu quả sử dụng khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn chưa cao, lãng phí nguồn nước, một số vùng chưa đảm bảo được việc tưới tiêu.
Việc phân cấp cụ thể cho các tổ chức, đơn vị và hộ dùng nước là một việc làm cần thiết để tăng cường việc khai thác, sử dụng tốt các công trình thủy lợi Cũng từ đó đặt ra yêu cầu huy động nguồn lực tại chỗ để sữa chữa, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Để nâng cao hiệu quả việc quản lý và khai thác các công trình thủy lợi có hiệu quả trên địa bàn huyện cần giải quyết đồng bộ các giải pháp về quản lý công trình gắn với sử dụng một cách hợp lý.
Kiến nghị
1 Trên cơ sở pháp lệnh quản lý và khai thác các công trình thủy lợi, các địa phương cần có các quy định cụ thể vào thực tế của các xã để chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn các đối tượng để đạt được hiệu quả cao nhất.
2 Bổ sung chính sách miễn giảm thủy lợi phí phù hợp, nhằm gắn với lợi ích và trách nhiệm trong công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi
3 Hình thành hợp tác xã, hội dùng nước để gắn trách nhiệm cũng như nâng cao ý thức bảo vệ các công trình thủy lợi của cộng đồng và địa phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phan Sỹ Khánh (1997), Sơ thảo lịch sử thủy lợi Việt Nam 1945 – 1995, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
2 Phan Sỹ Kỳ (2009), Sự cố một số công trình thủy lợi ở Việt Nam và các biện pháp phòng tránh NXB nông nghiệp, Hà Nội.
3 Lê Văn Nghị (1998), Nghiên cứu phân cấp quản lý công trình thủy nông ở thành phố Hải Phòng, Luận án Tiến sỹ, trường ĐHNN I, Hà Nội.
4 Hoàng Mạnh Quân (2009), Giáo trình lập và quản lý dự án phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
5 Nguyễn Bá Tuyn (1998), Quản lý khai thác công trình thủy lợi, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
6 Ủy ban thường vụ quốc hội (2001), Số 32/2001/ PL – UBVTQH 10, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, ngày 4 tháng 4 năm 2001.
7 Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 154/2008/NĐ – CP của Chính Phủ về việc miễn thủy lợi phí cho nông dân,
Hà Nội ngày 1 tháng 1 năm 2008.
8 Bộ kế hoạch và đầu tư (2009), Quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội Phần
V quy hoạch phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng – quy hoạch phát triển thủy lợi,
Hà nội ngày 14 tháng 10 năm 2009.
9 http://www.nghean.gov.vn Lê cường (2009), làm tốt công tác thủy lợi để phát triển sản xuất, bảo vệ công trình.
10 http://www.vncold.vn Cục thủy lợi, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Vấn đề thủy lợi phí, quá trình thực hiện ở nước ta, kinh nghiệm một số nước khác và kiến nghị giải pháp, Hà Nội.
11 http://www.vncold.vn (2009) Ba phương án về thủy lợi phí, cục thủy lợi,
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
12 Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Can Lộc lần thứ 33, nhiệm kỳ 2005-2010.
13 Báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Can Lộc giai đoạn 2010-2015.
14 Niên giám thống huyện Can Lộc năm 2008, 2009
15 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khai thác thủy lợi Can Lộc.
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN
I Thông tin về chủ hộ
1 Tên chủ hộ: ……….tuổi……… giới tính
3 Trình độ văn hóa:………Trình độ chuyên môn………
4 Nghề nghiệp chủ hộ: a Thuần nông: [ ] b Kiêm ngành nghề: [ ] c Dịch vụ, thương mại: [ ]
II Thông tin về gia đình
1 Số nhân khẩu trong gia đình:……… a Tổng số nhân khẩu nông nghiệp:……… b Tổng số nhân khẩu phi nông nghiệp: ………
2 Tổng số lao động của gia đình: ……… a Tổng số lao động nông nghiệp:……… b Tổng số lao động phi nông nghiệp:………
3 Thông tin về tình hình sử dụng đất đai của hộ: a Đất nông nghiệp: ………
- Đất canh tác……… + Đất hai lúa……… + Đất hai lúa một màu……… + Đất chuyên dùng………
- Đất trồng cây lâu năm………
- Đất nuôi trồng thủy sản……… b Đất thổ cư:………
III Kết quả sản xuất nông nghiệp
1 Năng suất cây trồng: a Cây lúa:………. b Cây ngô……… c Cây rau màu……….
2 Thu nhập bình quân/đầu người/năm……… a Thu nhập từ nông nghiệp……… b Thu nhập từ thương mại – dịch vụ……… c Thu nhập khác………
3 Tổng số đầu gia súc………
4 Tổng số đầu gia cầm………
6 Mức độ tích lũy của hộ/năm………
IV Thông tin về thủy lợi
1 Tổng diện tích gieo trồng:
Mùa vụ ĐVT Trước cứng hóa Sau cứng hóa
2.Cây trồng gì mới được sản xuất sau khi có cứng hóa kênh mương?
Tên cây trồng Vụ chiêm Vụ mùa Vụ Đông Khác
3 Năng suất cây trồng chính của hộ:
Diễn giải Trước cứng hóa Sau cứng hóa Không cứng hóa
4 Xin ông bà cho biết tác dụng của việc kiên cố hóa kênh mương?
- Tăng năng suất cây trồng [ ]
- Giảm thời gian dẫn nước [ ]
- Tăng diện tích tưới chủ động [ ]
- Đa dạng hóa cây trồng [ ]
- Tăng số đầu gia súc, gia cầm [ ]
- Tăng hệ số sử dụng đất [ ]
- Tăng thu nhập của hộ [ ]
- Tăng sản lượng/ha canh tác [ ]
- Tăng diện tích sản xuất các giống mới [ ]
- Giảm thiểu úng lụt trong mùa mưa [ ]
- Giảm thiếu được hạn hán trong mùa khô [ ]
5 Lệ phí kiên cố hóa kênh mương
- Mức đóng tiền kiên cố hóa kênh mương……….đ/sào Mức như vậy xin ông (bà) cho biết:
Nếu cao theo ông (bà) bao nhiêu là hợp lý……… Nếu thấp theo ông (bà) bao nhiêu là hợp lý………
6 Gia đình có sẵn sàng tham gia một số công lao động để thực hiện việc kiên cố hóa kênh mương?
Nếu có thì gia đình đề nghị và yêu cầu gì………
7 Theo ông (bà) có cần thành lập ban tự quản và nhóm sử dụng nước không?
8 Gia đình có muốn tham gia vào các ban tự quản và nhóm sử dụng nước?
Có [ ] Không [ ] Nếu có hoặc không gia đình có đề nghị gì?
9 Gia đình đánh giá thế nào về cách quản lý điều hành công tác thủy lợi của địa phương……… Theo ông (bà) thì quản lý và sử dụng như thế nào là hiệu quả nhất…………
……… Ý kiến miễn thủy lệ phí
11 Ý kiến về quản lý và sử dụng công trình thủy lợi
Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!
PHIẾU ĐIỀU TRA UBND XÃ
I Thông tin về UBND xã
2 Tổng diện tích đất tự nhiên:……… a Đất nông nghiệp………
- Đất canh tác……… + Đất hai lúa………
+ Đất màu……… + Đất vườn ở……… + Đất trồng cây lâu năm……… + Đất nuôi trồng thủy sản……… b Đất chuyên dùng……… c Đất thổ cư……… d Đất chưa sử dụng………
3 Tổng số nhân khẩu……… a Tổng số khẩu nông nghiệp……… b Tổng số khẩu phi nông nghiệp………
4 Tổng số lao động……… a Tổng số lao động nông nghiệp……… b Tổng số lao động phi nông nghiệp………
5 Tổng số hộ……… a Tổng số hộ nông nghiệp……… b Tổng số hộ phi nông nghiệp………
II Thông tin về công trình thủy lợi
1 Tổng số công trình thủy lợi trên địa bàn:……… a Trạm bơm:……… ……… b Số km kênh mương: ………
2 Tổng số lao động của gia đình: ………
- Kênh cấp I……… + Kênh bê tông và gia cố……… + Kênh đất………
- Kênh cấp II……… + Kênh bê tông và gia cố……… + Kênh đất………
- Kênh cấp III……… + Kênh bê tông và gia cố……… + Kênh đất………
- Kênh cấp IV……… + Kênh bê tông và gia cố……… + Kênh đất……… c Số cống điều tiết nước………
2 Số công trình còn hoạt động………
3 Số công trình không hoạt động do hư hỏng………
4 Số công trình thủy lợi do địa phương quản lý và sử dụng……… ……… ……… ………
5 Số công trình do trạm thủy nông huyện quản lý………
6 Tổng số vốn đầu tư kiên cố hóa kênh mương………
4.Vốn hỗ trợ từ dự án
5 Huy động từ các nguồn khác
7 Mức thu kiên cố hóa kênh mương………1000 đ/sào/năm a Vụ chiêm xuân……… 1000 đ/sào/vụ b Vụ mùa……… 1000 đ/sào/vụ
8 Nhu cầu kiên cố hóa kênh mương: ĐVT: km
9 Kết quả thực hiện kiên cố hóa kênh mương ĐVT: km
III Kết quả sản xuất nông nghiệp
1 Năng suất cây trồng a Cây lúa……… b Cây ngô……… c Cây đậu tương……… d Cây rau màu………
2 Thu nhập bình quân/đầu người… ………
3 Tổng số đầu gia súc………
IV Ý kiến về miễn thủy lợi phí